1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đội tàu biển của công ty cổ phần vận tải biển việt nam

98 449 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 3,29 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Quản lý tài chính QLTC là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xáctình trạng TC của một doanh nghiệp để phân tích các điểm yếu điểm mạnh của nó và lập các

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kếtquả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳcông trình nào khác

Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõnguồn gốc

Tác giả

Trương Thị Thùy Anh

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Tôi xin chân thành cảm ơn TS Nguyễn Hữu Hùng đã tận tình hướng dẫn tôihoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các cán

bộ Viện Đào tạo sau đại học Xin cảm ơn ban lãnh đạo và tập thể nhân viên Công

ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) đã cung cấp các số liệu thực tế và kinh nghiệmquý báu giúp tôi hoàn thành bài luận văn này

Mặc dù bài luận văn đã được hoàn thành và đạt mục đích đề ra của đề tài,tuy nhiên do hiểu biết của bản thân về lý luận và thực tế còn giới hạn, tài liệu thamkhảo còn ít và thời gian dành cho nghiên cứu chưa được nhiều nên bản luận vănnày không tránh khỏi những chỗ còn thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đónggóp ý kiến từ các thầy, cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn

Hải Phòng, ngày tháng năm 2016

Tác giả

Trương Thị Thùy Anh

Trang 3

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU v

DANH MỤC CÁC BẢNG vi

DANH MỤC CÁC HÌNH vii

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN 3

1.1 Khái quát chung về tài chính doanh nghiệp 3

1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp 3

1.1.2 Bản chất tài chính doanh nghiệp 3

1.1.3 Chức năng của tài chính doanh nghiệp 4

1.2 Quản lý tài chính 4

1.2.1 Khái niệm quản lý tài chính (QLTCDN) 4

1.2.2 Nội dung cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp 5

1.2.3 Mục tiêu và vai trò quản lý tài chính doanh nghiệp 5

1.2.4 Các nội dung cơ bản của quản lý tài chính doanh nghiệp 7

1.3 Quản lý tài chính đội tàu biển 13

1.3.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đội tàu biển 13

1.3.2 Bộ máy quản lý tài chính chủ tàu 14

1.3.3 Kiểm tra tài chính đội tàu 15

1.3.4 Quản lý doanh thu của đội tàu biển 15

1.3.5 Quản lý về chi phí và giá thành hoạt động kinh doanh đội tàu biển 16

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỘI TÀU BIỂN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2012 – 2015 .18

Trang 4

2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam

(VOSCO) 18

2.1.1 Vài nét về công ty trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị hạch toán phụ thuộc của VOSCO 18

2.1.2 Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh của VOSCO 19

2.1.3.Cơ cấu tổ chức của VOSCO 19

2.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam 23

2.2 Thực trạng hoạt động tài chính tại Công ty cổ phần Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam giai đoạn 2012- 2015 27

2.2.1.Những kết quả đạt được trong năm 2012-2014 27

2.2.2.Thuận lợi, khó khăn của Công ty trong quản lý tài chính 28

2.3 Thực trạng của quản lý tài chính đội tàu biển Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam từ 2012-2015 30

2.3.1 Đánh giá công tác quản lý dòng tiền vào của Vosco năm 2012-2015 30

2.3.2 Đánh giá công tác quản lý dòng tiền ra của đội tàu Vosco từ 2012 đến 2015 51

2.4 Kết quả đạt được và những tồn tại 56

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỘI TÀU BIỂN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM 60

3.1 Những yêu cầu của Công ty CP Vận tải biển Việt Nam cần phải đặc biệt chú trọng trong công tác quản lý tài chính đội tàu biển Việt Nam 60

3.2 Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý tài chính đội tàu biển Công ty 62

3.2.1 Giải pháp về huy động vốn 62

3.2.2 Quản lý tốt các khoản phải thu 65

3.2.3 Quản lý tốt về chi phí, giá thành đội tàu biển Công ty 70

3.2.4 Các biện pháp tiết kiệm chi phí 76

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 80

Trang 5

TÀI LIỆU THAM KHẢO 85 PHỤ LỤC 1/PL

Trang 6

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

SXKD Sản xuất kinh doanh

TCDN Tài chính doanh nghiệp

TNDN Thu nhập doanh nghiệp

2.2 Danh sách đội tàu hàng rời của VOSCO năm 2015 25

Trang 7

2.3 Danh sách đội tàu hàng rời của VOSCO năm 2015 262.4 Danh sách đội tàu hàng rời của VOSCO năm 2015 272.5 Một số chỉ tiêu kinh doanh năm 2012-2015 27

2.7 Tình hình lập kế hoạch cho kế hoạch vay tại các ngân hàng ở

2.8 Tình hình tăng TSCĐ tại Công ty cổ phần vận tải biển Việt

2.9

Tổng hợp kết quả thực hiện hợp đồng vận chuyển của đội tàu

hàng khô Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO)

giai đoạn 2012-2015

36

2.10 Kết quả kinh doanh đội tàu hàng khô giai đoạn 2012-2015 382.11 Kết quả kinh doanh đội tàu dầu giai đoạn 2012-2015 402.12 Kết quả kinh doanh đội tàu container giai đoạn 2012-2015 412.13 Tình hình thực hiện khối lượng và doanh thu các tàu Công ty

cổ phần vận tải biển Việt Nam (VOSCO) giai đoạn 2012-2015 432.14 Báo cáo kết quả hoạt động vận tải biển về doanh thu năm

Trang 8

DANH MỤC CÁC HÌNH

2.6 Biểu đồ kết quả kinh doanh đội tàu hàng khô giai đoạn

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Quản lý tài chính (QLTC) là việc sử dụng các thông tin phản ánh chính xáctình trạng TC của một doanh nghiệp để phân tích các điểm yếu điểm mạnh của nó

và lập các kế hoạch kinh doanh.Việc QLTC bao gồm việc lập các kế hoạch tàichính (TC) dài hạn và ngắn hạn, quản lý có hiệu quả vốn hoạt động thực của công

ty Đây là công việc rất quan trọng đối với tất cả các doanh nghiệp bởi vì nó ảnhhưởng đến cách thức và phương thức mà nhà quản lý thu hút vốn đầu tư để thànhlập, duy trì và mở rộng công việc kinh doanh “Việc quản lý tài chính không hiệuquả đó là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến thất bại của các công ty, không kể công tyvừa và nhỏ hay các tập đoàn công ty lớn” Lập kế hoạch TC sẽ cho phép quyếtđịnh lượng nguyên liệu thô DN có thể mua, sản phẩm công ty có thể sản xuất vàkhả năng công ty có thể tiếp thị, quảng cáo để bán sản phẩm ra thị trường Khi có

kế hoạch tài chính, bạn cũng có thể xác được nguồn nhân lực DN cần.Vì vậy, việcQLTC được đặt lên hàng đầu

Thấy được tính tất yếu đó trên thực tế và lý thuyết, bằng những kiến thức đãhọc và thời gian làm việc tại Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO), nêntôi muốn tìm hiểu sâu hơn về quản lý tài chính của công ty đặc biệt về đội tàu biển

nên đã chọn đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác quản lý tài chính đội tàu biển của công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam”.

2 Mục đích nghiên cứu

Làm sáng tỏ một số vấn đề cơ bản về cơ sở lý luận trong việc QLTC củadoanh nghiệp

Phân tích QLTC của Công ty, từ đó đưa ra những kết quả đạt được

Đề xuất biện pháp nhằm nâng cao công tác quản lý tài chính của Công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung vào QLTC đội tàu biển Công tychủ tàu trong phạm vi lập dự toán và kiểm soát thực hiện các nguồn tài chính củacông ty

Trang 10

Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2012 - 2015 tại Công

ty cổ phần vận tải biển Việt Nam

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng những phương pháp:

- Phương pháp thu thập số liệu

- Phương pháp phân tích số liệu:

+ Phương pháp so sánh: So sánh số liệu qua các năm, các thời kỳ

+ Phương pháp thống kê tổng hợp số liệu

+ Phương pháp phân tích tỷ trọng, số tuyệt đối, số tương đối

- Phương pháp định tính

5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

Ý nghĩa khoa học: Việc nghiên cứu đề tài làm cơ sở hệ thống hóa lý luận vềcông tác quản lý tài chính đội tàu biển công ty mang tính chất đặc thù riêng Hệthống hóa cơ sở lý luận và các bước hoàn thiện công tác QLTC của doanh nghiệp

Ý nghĩa thực tiễn: Nguyên nhân để quản lý tài chính không hiệu quả, đề xuấtcác kế hoạch thu chi hiện tại đã sát chưa, từ đó đưa ra biện pháp nâng cao hiệu quảquản lý tài chính của công ty

6 Nội dung nghiên cứu

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dungchính của luận văn được kết cấu thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về tài chính của doanh nghiệp và quản lý tài chính

của doanh nghiệp vận tải biển

Chương 2: Thực trạng quản lý tài chính đội tàu biển tại công ty cổ phần vận

tải biển Việt Nam giai đoạn 2012–2015

Chương 3: Những giải pháp kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài

chính đội tàu biển của Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam

Trang 11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VẬN TẢI BIỂN

1.1 Khái quát chung về tài chính doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp (TCDN) là một bộ phận trong hệ thống tài chính, tại

đây nguồn tài chính xuất hiện và đồng thời cũng là nơi thu hút trở lại phần quantrọng các nguồn TCDN TCDN có ảnh hưởng lớn đến đời sống xã hội, đến sự pháttriển hay suy thoái của nền sản xuất

TCDN là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị phát sinh trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm phục vụ qua trình tái sản xuất trong mỗi DN và góp phần tích lũy vốn cho Nhà nước [5].

Các quan hệ tài chính của một DN bao gồm:

 Quan hệ giữa doanh nghiệp và Nhà nước:

Doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình có nghĩa vụnộp thuế cho Nhà nước theo luật định Bên cạnh đó còn là mối quan hệ giữaDNNN với chủ sở hữu Nhà nước.[1]

 Quan hệ giữa doanh nghiệp và thị trường tài chính:

Doanh nghiệp có thể tham gia vào thị trường tài chính vừa với tư cách lànhà đầu tư tài chính, vừa với tư cách là người huy động vốn.[5]

 Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác:

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, một doanh nghiệp sẽ có mối quan hệvới rất nhiều doanh nghiệp khác, một bên ở thị trường các yếu tố đầu vào, một bên

ở thị trường sản phẩm đầu ra.[5]

 Quan hệ tài chính nội bộ doanh nghiệp:

Mối quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp được thể hiện ở quan hệhạch toán nội bộ và quan hệ phân phối kết quả kinh doanh.[5]

1.1.2 Bản chất tài chính doanh nghiệp

Về bản TCDN là các mối quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị gắn liềnvới việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp trong quá trình kinh

Trang 12

doanh Xét về hình thức tài chính doanh nghiệp phản ánh sự vận động và chuyểnhoá của các nguồn lực tài chính trong qúa trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụngcác quỹ tiền tệ của DN hợp thành các quan hệ tài chính của doanh nghiệp [1]

Vì vậy các hoạt động gắn liền với việc phân phối để tạo lập và sử dụng cácquỹ tiền tệ thuộc hoạt động tài chính của doanh nghiệp.[1]

1.1.3 Chức năng của tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp có ba chức năng chính:

Chức năng tạo vốn đảm bảo vốn cho quá trình sản xuất kinh doanh: Vốn là

yếu tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp Thông quaTCDN các nhà quản lý sẽ giải quyết các vấn đề về vốn như tổ chức huy động vốn,lựa chọn nguồn vốn, cơ cấu vốn, sử dụng nguồn vốn có hiệu quả mang lại lợi íchcao nhất cho doanh nghiệp [5]

Chức năng phân phối thu nhập bằng tiền: Thu nhập bằng tiền của doanh

nghiệp trước hết sẽ được dành để bù đắp các chi phí sản xuất kinh doanh (tiền muanguyên nhiên vật liệu, hao mòn máy móc, tiền lương, thực hiện nghĩa vụ đối vớiNhà nước…), sau đó đến để hình thành nên các quỹ của DN, để trả lợi tức cổ phần.[5]

Chức năng kiểm tra bằng tiền đối với hoạt động sản xuất kinh doanh: Căn

cứ vào tình hình thu chi, các chỉ tiêu tài chính để thấy được tình hình sản xuất kinhdoanh, hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Trên cơ sở đó, nhà quản lý có thểđánh giá việc điều hành, hiệu quả của công tác quản lý để có thể đưa ra nhữngquyết định cần thiết.[5]

1.2 Quản lý tài chính

1.2.1 Khái niệm quản lý tài chính (QLTCDN)

QLTCDN là sự tác động của nhà quản lý tới các hoạt động tài chính của DN.

Nó được thực hiện thông qua một cơ chế, đó là cơ chế quản lý tài chính doanhnghiệp Cơ chế QLTCDN được hiểu là một tổng thể các phương pháp, các hìnhthức và công cụ được vận dụng để quản lý các hoạt động tài chính của doanhnghiệp trong những điều kiện cụ thể nhằm đạt được những mục tiêu nhất định

Trang 13

QLTC có vị trí quan trọng trong hoạt động quản lý nói chung của doanhnghiệp Đầu tiên phải kể đến đó là việc QLTC tốt sẽ đảm bảo cho nhu cầu về vốnhoạt động của doanh nghiệp, hơn nữa việc lựa chọn nguồn vốn phù hợp cũng gópphần giúp doanh nghiệp không phải đối mặt với những khó khăn về thanh toán

Một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhaunhưng bao trùm nhất vẫn là mục tiêu tối đa hóa lợi ích của chủ sở hữu Bởi doanhnghiệp nào cũng phải thuộc về các chủ sở hữu nhất định Đối với DNNN, Nhànước làm đại diện chủ sở hữu và lợi ích của chủ sở hữu là lợi ích của toàn bộ nềnkinh tế quốc dân Đối với các công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứngkhoán th́ đó là tối đa hóa giá trị thị trường của các cổ phiếu

1.2.2 Nội dung cơ bản về quản lý tài chính doanh nghiệp

“Các quan hệ TCDN được thể hiện trong cả quá trình SXKD của doanh nghiệp” Để tiến hành SXKD, nhà doanh nghiệp phải xử lý các quan hệ tài chính

thông qua phương thức giải quyết 03 vấn đề quan trọng sau đây:

- Nên đầu tư dài hạn vào đâu và bao nhiêu cho phù hợp với loại hình SXKDlựa chọn Đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn của doanh nghiệp và là cơ sở để

dự toán vốn đầu tư

- Nguồn vốn đầu tư mà nhà doanh nghiệp có thể khai thác là nguồn nào?

- Nhà doanh nghiệp sẽ quản lý hoạt động tài chính hàng ngày như thế nào?Đây là các quyết định tài chính ngắn hạn và chúng liên quan chặt chẽ tới quản lýtài sản lưu động của doanh nghiệp.”

03 vấn đề trên không phải là tất cả mọi vấn đề về tài chính doanh nghiệp,nhưng đó là ba vấn đề lớn nhất và quan trọng nhất Nghiên cứu TCDN thực chất lànghiên cứu cách thức giải quyết ba vấn đề đó

1.2.3 Mục tiêu và vai trò quản lý tài chính doanh nghiệp

1.2.3.1 Mục tiêu

“Một doanh nghiệp tồn tài và phát triển vì nhiều mục tiêu khác nhau như tối

đa hóa lợi nhuận, tối đa hóa doanh thu trong ràng buộc tối đa hóa lợi nhuận, tối

đa hóa hoạt động hữu ích của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp , song các mục

Trang 14

tiêu cụ thể đó đều nhằm mục tiêu bao trùm nhất là tối đa hóa giá trị tài sản cho các chủ sở hữu.”

1.2.3.2 Vai trò quản lý tài chính

Quản lý tài chính luôn giữ một vị trí quan trọng nhất trong hoạt động quản

lý của doanh nghiệp, nó quyết định tính độc lập, sự thành bại của DN trong quátrình kinh doanh

QLTC là sự tác động của nhà quản lý tới các hoạt động tài chính của doanhnghiệp Nó được thực hiện thông qua cơ chế quản lý TCDN

QLTC là một hoạt động có mối liên hệ chặt chẽ với mọi hoạt động khác củadoanh nghiệp QLTC tốt có thể khắc phục được những khiếm khuyết trong các lĩnhvực khác

1.2.3.3 Nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp

Tôn trọng nguyên tắc hạch toán kinh doanh: Hạch toán kinh doanh là

nguyên tắc hoàn toàn phù hợp với hoạt động của nền kinh tế thị trường Việc thựchiện nguyên tắc này cũng hướng DN vào một loạt các biện pháp như: chủ động tậndụng khai thác bảo toàn nguồn vốn và phát huy hiệu quả đồng vốn, đầu tư tuân thủtheo những nguyên tắc của thị trường [2]

Nguyên tắc an toàn và hiệu quả: Nguyên tắc này cần được quán triệt

trong mọi khâu của quá trình QLTC Khi đưa ra một quyết định TC cần phải xemxét nhiều phương án và cần cân nhắc trên nhiều góc độ để đưa ra một phương ánvững chắc cho hoạt động của DN.[2]

Giữ chữ “tín” trong hoạt động tài chính: Đây không chỉ là nguyên tắc

mà còn là tiêu chuẩn đạo đức cả trong hoạt động TC lẫn hoạt động kinh doanh.Giữ chữ tín thể hiện hướng đến làm ăn lâu dài Tuy giữ chọn chữ tín nhưng cầntỉnh táo đề phòng đối phương bội tín.[2]

Tôn trọng luật pháp: Đây là nguyên tắc đầu tiên vì môi trýờng mà DN

tham gia vào sự có mặt của luật pháp DN dù muốn hay không muốn vẫn phải tôntrọng luật pháp Nếu không cho dù tạm thời chưa gây nguy hại gì cho DN nhưnggây bất lợi cho tương lai phát triển của DN.[2]

Trang 15

1.2.4 Các nội dung cơ bản của quản lý tài chính doanh nghiệp

Nội dung của QLTC là việc thực hiện các chức năng của quản lý tài chính,được thể hiện ở việc đảm bảo đủ nguồn TC cho hoạt động SXKD của DN, đảmbảo khả năng thanh toán, khả năng huy động và sử dụng vốn tiết kiệm, hiệu quả

1.2.4.1 Phân tích tài chính

Để đương đầu với những thách thức trong kinh doanh, các hoạt động củadoanh nghiệp phải được đặt trên cơ sở nền tảng của công tác hoạch định Việchoạch định thường có hai mức: cấp chiến lược và cấp chiến thuật Phân tích tàichính là trọng tâm của cả hoạch định chiến lược và hoạch định chiến thuật Khôngchỉ có thế, phân tích tài chính còn là công việc mà bất cứ đối tượng nào quan tâmđến doanh nghiệp đều không thể bỏ qua Phân tích tài chính là một quá trình mànhà QLTC sử dụngcác công cụ cho phép xử lý, các phương pháp, các thông tin kếtoán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình TC, tiềm lực, khảnăng của một tổ chức, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt độngcủa DN.[3]

Để tiến hành phân tích TC, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồnthông tin: Từ thông tin nội bộ cho đến những thông tin ngoài doanh nghiệp, từthông tin số lượng đến thông tin giá trị, từ thông tin chung cho đến những thông tin

về ngành kinh tế,… Tuy nhiên, thường được sử dụng rộng rãi và cũng có thể đánhgiá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp là các thông tin kế toántrong nội bộ doanh nghiệp [3]

Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng

cách dựa trên việc so sánh với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc) Để áp dụngphương pháp này cần phải bảo đảm các điều kiện có thể so sánh được của các chỉtiêu tài chính (về thời gian,đơn vị tính toán, không gian,…) và xác định gốc sosánh thích hợp tùy theo mục đích phân tích.Người ta có thể so sánh kỳ này với kỳtrước để thấy được xu hướng thay đổi về TC của DN; so sánh với mức trung bìnhcủa ngành trong cùng kỳ để thấy hiện trạng TCDN so với các DN khác; có thể sosánh chiều dọc để thấy được tỷ trọng của từng loại trong tổng thể; có thể so sánh

Trang 16

chiều ngang để thấy được sự biến đổi cả về số tương đối,số tuyệt đối của mộtkhoản mục nào đó qua các kỳ kế toán liên tiếp.[3]

Phương pháp phân tích tỷ lệ: Phương pháp này xem xét các mối quan hệ tỷ

lệ giữa các chỉ tiêu tài chính Đòi hỏi phải xác định được các ngưỡng, các tỷ sốtham chiếu; dựa vào việc so sánh các tỷ số tài chính của DN với các tỷ số thamchiếu để đánh giá tình trạng TC của DN Nhà phân tích có thể sánh theo thời gian(so sánh kỳ này với kỳ trước) để nhận biết xu hướng thay đổi trong tình hìnhTCDN, có thể so sánh theo không gian (so sánh với mức trung bình của ngành) đểđánh giá vị thế của DN trong ngành.[3]

Nội dung phân tích tài chính:

Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn: Dựa vào Bảng cân đối kế toán cóthể cho ta thấy được tình hình tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp Tình hìnhnguồn vốn và tài sản của DN được đánh giá trên các khía cạnh: Ðánh giá khái quát

sự tãng giảm tổng tài sản, tổng nguồn vốn; mối quan hệ cân đối giữa tài sản vànguồn vốn của doanh nghiệp; phân tích kết cấu tài sản và kết cấu nguồn vốn củadoanh nghiệp.[3]

Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Các khoản mục chủ yếucần tiến hành phân tích bao gồm: Doanh thu, giá vốn hàng bán, lãi gộp, chi phí bánhàng, chi phí quản lý kinh doanh, chi phí tài chính, lợi nhuận từ hoạt động kinhdoanh, tổng lợi nhuận trước và sau thuế.[3]

Phân tích các tỷ số tài chính: Có bốn nhóm tỷ số tài chính cần phân tích:

 Tỷ số về khả năng thanh toán: Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng đểđánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

- Khả năng thanh toán hiện thời = Tài sản lưu động/Nợ ngắn hạn

 Tỷ số về khả năng cân đối vốn:

Trang 17

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu/Tổng tài sản

 Tỷ số về khả năng sinh lãi:

- Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu ROE (Doanh lợi vốn chủ sởhữu): ROE = Thu nhập sau thuế/Vốn chủ sở hữu

- Tỷ số thu nhập sau thuế trên tài sản ROA (Doanh lợi tài sản):

ROA = Thu nhập sau thuế/Tổng tài sản

1.2.4.2 Hoạch định tài chính (HĐTC)

Lập kế hoạch là công việc có ý nghĩa quyết định tới toàn bộ quá trình quản

lý Tương tự như thế, đối với quản lý tài chính, HĐTC hay thực chất là lập kếhoạch tài chính là khâu có ý nghĩa quyết định tới toàn bộ hoạt động quản lý tàichính của doanh nghiệp [5]

Lập kế hoạch tài chính là việc dự toán các khoản thu-chi của ngân sách, trên

cơ sở đó lựa chọn các phương án hoạt động tài chính cho tương lai của tổ chức và

ấn định sự kiểm soát đối với các bộ phận trong tổ chức [5]

HĐTC là chìa khóa thành công quan trọng trong QLTC Bất cứ doanhnghiệp nào bước vào hoạt động cũng có một mục tiêu nhất định và HĐTC là nhằm

cụ thể hóa các mục tiêu đó bằng các kế hoạch tài chính Việc HĐTC sẽ giúp chocác nguồn tài chính được sử dụng một cách hiệu quả, góp phần đảm bảo tiến độcho các kế hoạch khác của DN Ngoài ra, việc hoạch định tài chính sẽ giúp DN chủđộng hơn trước những biến động của thị trường [5]

Từ việc phân tích TCDN cùng với các yếu tố khác thuộc môi trường bêntrong và bên ngoài, kết hợp với việc dự báo các xu hướng tài chính, các mục tiêutài chính cho từng giai đoạn sẽ được thiết lập Từ đây, các phương án kế hoạchđược thiết lập để chọn ra phương án kế hoạch tối ưu Các mục tiêu tài chính có mốiliên hệ chặt chẽ với các mục tiêu chung và kế hoạch tài chính có quan hệ mật thiếttới các kế hoạch của DN Một khi phương án kế hoạch đã được lựa chọn thì bướctiếp theo sẽ là việc thể chế hóa kế hoạch, phổ biến việc thực hiện kế hoạch tới từngđơn vị liên quan.[5]

Trang 18

Một kế hoạch tài chính tốt phải là một kế hoạch mà doanh nghiệp có khảnăng thực hiện được, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn lực tài chính của doanhnghiệp, có khả năng đương đầu với sự biến động trong kinh doanh Tuy nhiên thịtrường luôn có những biến động không ngừng và một kế hoạch không tránh khỏinguy cơ bị lạc hậu, đặc biệt là các kế hoạch trong dài hạn Vì vậy cần phải có sựtheo dõi sát sao việc thực hiện các kế hoạch để đưa ra những điều chỉnh kịp thời và

có thể là phải xây dựng một kế hoạch mới nếu cần thiết.[5]

1.2.4.3 Quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp

Quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp

Vốn là điều kiện không thể thiếu trong hoạt động của doanh nghiệp Vốn làbiểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của DN được đầu tư vào kinh doanh nhằmmục đích sinh lời DN có thể sử dụng phương thức tự tài trợ từ vốn góp của chủ sởhữu, từ lợi nhuận không chia hoặc phát hành cổ phiếu Doanh nghiệp cũng có thể

sử dụng phương thức nợ từ nguồn vốn tín dụng thương mại, tín dụng ngân hànghoặc phát hành trái phiếu Mỗi loại vốn lại có một chi phí nhất định để doanhnghiệp có thể sử dụng vì thế DN cần phải cân nhắc tính toán thật kỹ chi phí cơ hộikhi sử dụng mỗi loại vốn Đồng thời doanh nghiệp phải xây dựng một cơ cấu vốn(tỷ trọng của mỗi nguồn trong tổng nguồn) thích hợp góp phần đảm bảo một cơchế tài chính lành mạnh.[5]

Quản lý vốn hoạt động của doanh nghiệp

Vốn kinh doanh là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản của doanh nghiệpđược đầu tư nhằm mục đích sinh lời Như vậy việc quản lý vốn của doanh nghiệpgắn liền với việc quản lý tài sản của doanh nghiệp.[5]

Hoạt động quản lý tài sản trong doanh nghiệp bao gồm những nội dung cơbản: Quản lý tài sản lưu động, quản lý quỹ khấu hao và quản lý tài sản cố định

- Quản lý tài sản lưu động

TSLĐ là những tài sản ngắn hạn và thường xuyên luân chuyển trong quátrình kinh doanh Trong Bảng cân đối kế toán của DN, tài sản lưu động được thểhiện ở các bộ phận tiền mặt, các chứng khoán thanh khoản cao, khoản phải thu và

dự trữ tồn kho.[5]

Trang 19

Quản lý tiền mặt và các chứng khoán thanh khoản cao: Tiền trong ngân quỹ của doanh nghiệp không sinh lời tuy nhiên trong hoạt động kinh doanh hàng ngày doanh nghiệp vẫn phải duy trì một lượng tiền mặt nhất định để có thể chớp được những cơ hội trong kinh doanh hoặc đối phó với những biến động không lường trước [5].

Quản lý khoản phải thu: Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng thương mại

là không thể thiếu Tín dụng thương mại có thể làm cho doanh nghiệp đứng vững trên thị trường nhưng cũng có thể đem đến những rủi ro Để đảm bảo khả năng thu hồi vốn, việc phân tích khả năng tín dụng của khách hàng là công việc cần được tiến hành cẩn thận và kỹ lưỡng, doanh nghiệp cần có các tiêu chuẩn tín dụng thích hợp Ngoài ra, chữ “tín” cũng là một yếu tố hết sức quan trọng.[5]

Quản lý dự trữ tồn kho: Hàng hóa dự trữ tồn kho là bước đệm cần thiết cho quá trình hoạt động bình thường của doanh nghiệp Hàng hóa dự trữ tồn kho có

ba loại: Nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm Lượng tồn kho cần được tính toán ở mức độ thích hợp để phục vụ kịp thời cho khâu sản xuất kinh doanh, đồng thời tốn kém chi phí ở mức độ vừa phải, tránh gây ứ đọng vốn; cần thường xuyên phân tích tình hình, có kế hoạch kiểm tra giám sát, sử dụng thích hợp tránh gây thất thoát lãng phí.[5]

- Quản lý tài sản cố định

Việc quản lý TSCĐ bao gồm quản lý TSCĐ và quản lý quỹ khấu hao củadoanh nghiệp Do TSCĐ có giá trị lớn, không thể chuyển hết giá trị một lần vàochi phí sản xuất, hơn nữa lại bị hao mòn nên trong mỗi chu kỳ người ta tính chuyểnmột lượng giá trị tương đương lượng hao mòn vào giá thành sản phẩm Nhà QLTCcần tính mức khấu hao sao cho phù hợp với thực trạng kinh doanh của doanhnghiệp để không ảnh hưởng nhiều đến giá thành sản phẩm, lại bảo đảm việc thuhồi vốn cho doanh nghiệp.[5]

Quản lý đầu tư của doanh nghiệp

Đầu tư là hoạt động bỏ vốn dài hạn nhằm hình thành và bổ sung những tàisản cần thiết để thực hiện những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp Hoạtđộng này được thể hiện tập trung thông qua việc thực hiện các dự án đầu tư.[5]

Trang 20

Đầu tư là hoạt động quyết định sự phát triển và khả năng tăng trưởng củadoanh nghiệp Vì thế để đáp ứng được tối đa hóa giá trị tài sản của chủ sở hữu,hoạt động đầu tư cần được tiến hành một cách bài bản, có chiến lược trong việc tìmkiếm, sự kiểm soát chặt chẽ và lựa chọn trong việc thực hiện các dự án đầu tư Nếukhông dễ dẫn đến tình trạng đầu tư lãng phí gây tổn hại đến nguồn lực của doanhnghiệp và lợi ích của nhà đầu tư.[5]

Có nhiều cách phân loại đầu tư tùy theo mục đích khác nhau Theo cơ cấutài sản đầu tư, có thể phân loại đầu tư của doanh nghiệp thành:

- Đầu tư tài sản cố định: Đây là hoạt động đầu tư nhằm mua sắm, cải tạo,

mở rộng tài sản cố định của DN Loại đầu tư này thường chiếm tỷ trọng lớn trongtổng đầu tư của DN.[5]

- Đầu tư tài sản lưu động: Đây là khoản đầu tư nhằm hình thành các tài sản

lưu động cần thiết để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Nhu cầu đầu tư loại này phụ thuộc vào đặc điểm hoạt động SXKDvà nhu cầu tăngtrưởng của DN.[5]

- Đầu tư tài sản tài chính: Đây là khoản đầu tư vào các tài sản tài chính như

cổ phiếu, trái phiếu hoặc tham gia góp vốn liên doanh với DN khác Đầu tư tàichính ngày càng có tỷ trọng cao và mang lại nhiều lợi ích cho các DN.[5]

1.2.4.4 Hệ thống thông tin quản lý tài chính các chủ tàu

Để có thể đưa ra những quyết định phù hợp và kịp thời, nhà quản lý tàichính cần có thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời Do vậy, việc tổ chức thu thập,phân loại và tích lũy thông tin là hết sức cần thiết cho hoạt động QLTC.[6]

Thông tin kế toán là tiền đề cho thông tin tài chính Thông tin kế toán là cácthông tin được phòng kế toán ghi nhận sau mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Để đảm bảo hệ thống thông tin tài chính luôn được cập nhật một cách kịpthời góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, điều quan trọng là sự phối hợp giữa các

bộ phận trong doanh nghiệp.[6]

Trang 21

Hệ thống thông tin kế toán

Bảng cân đối tài sảnBáo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Tình hình thanh khoảnTình hình hoạt động

Đầu tưTài trợQuản lý

Các báo cáo tài chính

Các tỷ số tài chính

Phân tích tài chính

Thông tin tài chính

Quyết định tài chính

1.3 Quản lý tài chính đội tàu biển

1.3.1 Đặc điểm hoạt động kinh doanh của đội tàu biển

Hoạt động kinh doanh của đội tàu biển chiếm vị trí hết sức quan trọng trongthương mại quốc tế Loại hình vận tải này đảm nhiệm chuyên chở gần 80% tổnglượng hàng hoá buôn bán quốc tế Vận tải biển có được vai trò đó là do những ưuthế nổi bật của ngành [6]

Trang 22

Đó là kết quả của việc chuyên chở hầu như tất cả các loại hàng hoá Phươngthức này đặc biệt phù hợp với các hàng hoá chuyên chở trên cự ly dài với khốilượng lớn Từ các loại hàng rời, hàng khô đóng bao đến hàng bách hoá, hàng lỏngđều có thể sử dụng tàu biển để chuyên chở Các tuyến vận tải trên biển hầu hết lànhững tuyến đường giao thông tự nhiên, nên không cần phải đầu tư nhiều tiền vốn,nguyên vật liệu, sức lao động để xây dựng và bảo quản Lợi thế này làm cho giáthành của vận tải cũng như chuyên chở của đội tàu biển thấp hơn so với cácphương thức vận tải khác [6].

Năng lực chuyên chở của vận tải biển rất lớn Các công cụ vận tải đườngbiển (tàu biển) nhìn chung không bị hạn chế về khả năng chuyên chở như trongvận tải đường bộ hay đường sắt Trên cùng một tuyến đường biển có thể tổ chứcchạy nhiều chuyến tàu trong cùng một thời điểm cho cả hai chiều.Ưu điểm nổi bậtcủa kinh doanh đội tàu biển là giá thành thấp, chỉ bằng 1/10 so với vận tải hàngkhông, chỉ cao hơn giá thành vận tải đường ống Đó là nhờ trọng tải tàu biển lớn,

cự ly chuyên chở trung bình dài và năng suất lao động cao.[6]

Tuy vậy, kinh doanh đội tàu biển cũng không tránh khỏi một số hạn chế.Loại hình vận tải này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, một yếu tốrất khó kiểm soát Môi trường hoạt động, thời tiết, điều kiện thuỷ văn trên mặt biểnluôn ảnh hưởng đến quá trình chuyên chở Những rủi ro do thiên tai, tai nạn bấtngờ trên biển thường gây ra những tổn thất rất lớn cho tàu, cho hàng hoá và sinhmạng con người trên tàu.[6]

Tốc độ của tàu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác tàu biển chỉ cógiới hạn nhất định Tốc độ của một tàu chở hàng bình thường là 16-20 hải lý/giờ,tàu có kỹ thuật hiện đại nhất cũng chỉ chạy được 35 hải lý/giờ Thời gian giao hàngtrong vận tải biển vì thế thường chậm Phương thức này không thích hợp đểchuyên chở các hàng hoá xuất nhập khẩu đòi hỏi thời gian giao hàng nhanh.[6]

1.3.2 Bộ máy quản lý tài chính chủ tàu

Cùng với sự phát triển của các hoạt động tài chính nói chung và hoạt độngtài chính doanh nghiệp nói riêng thì vai trò của bộ máy quản lý tài chính đọi tàu

Trang 23

ngày càng được chú trọng Trong các doanh nghiệp lớn, các quyết định về tài chínhthường do một ủy ban tài chính đưa ra Trong các doanh nghiệp đội tàu thì chínhchủ tàu sẽ chịu trách nhiệm về các quyết định tài chính Bộ máy QLTC sẽ bao gồmchế độ tự quản lý hay thuê ngoài để quản lý sao cho hiệu quả [2]

Bên dưới Giám đốc tài chính là cả một bộ máy Phòng ban, đối với một công

ty lớn đó chính là phòng tài chính kế toán cũng là một cánh tay phải đắc lực duy trì

bộ máy quản lý.[2]

1.3.3 Kiểm tra tài chính đội tàu

Kiểm tra hoạt động quản lý đội tàu là quá trình xem xét hoạt động đầu tư tàu(lập dự án đầu tư các con tàu của chủ tàu) và xem xét quá trình khai thác con tàu

đó (việc thực hiện, vốn lưu động, các khoản chi hoạt động tài chính) Từ đó sosánh số kế hoạch và số thực hiện nếuphát hiện những sai sót, lệch lạc để có biệnpháp khắc phục, bảo đảm cho hoạt động thực hiện đúng hướng [5]

Kiểm tra tài chính đội tàu là một hoạt động quan trọng trong quản lý Kiểm

tra tài chính cần có sự quan tâm đặc biệt quan trọng trong toàn bộ hệ thống sao chođảm bảo hệ thống được trôi chảy Kiểm tra tài chính mang tính chất tổng hợp vàthường xuyên trong mọi hoạt động sử dụng tiền tệ gắn liền với việc tạo lập, sửdụng các quỹ tiền tệ Tổ chức kiểm tra TC một cách khoa học sẽ giúp cho nhà quản

lý nắm chính xác, toàn diện về tình hình tài chính để điều hành và kiểm soát cácmặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời phát hiện kịp thờinhững tồn tại và nhanh chóng đưa ra những quyết định điều chỉnh phù hợp [5]

Kiểm tra tài chính là công tác thường xuyên, diễn ra trong mọi hoạt động

của doanh nghiệp Có thể kiểm tra toàn diện tổ chức và việc thực hiện kế hoạch tàichính; có thể kiểm tra chuyên đề (kiểm tra trọng điểm) chỉ tập trung vào một vàinghiệp vụ tài chính nhất định cần quan tâm hoặc một bộ phận quan trọng nào đó;

có thể kiểm tra điển hình (kiểm tra chọn mẫu) lựa chọn một số đơn vị hoặc nghiệp

vụ tài chính đặc trưng làm điển hình để kiểm tra; có thể kiểm tra qua chứng từ(kiểm tra gián tiếp) dựa vào các chứng từ, sổ sách, báo biểu, báo cáo… của đơn vị

Trang 24

được kiểm tra; cũng có thể kiểm tra thực tế (kiểm tra trực tiếp) tại nơi diễn ra cáchoạt động kinh tế tài chính của đơn vị chịu sự kiểm tra [5]

1.3.4 Quản lý doanh thu của đội tàu biển

Doanh thu của Công ty bao gồm doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh,doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác được hạch toán riêng rẽ cho từnghoạt động sản xuất kinh doanh, cho từng đơn vị nhằm đánh giá đúng hiệu quả sảnxuất kinh doanh của từng hoạt động, của từng đơn vị và làm căn cứ để giao kếhoạch doanh thu cho các đơn vị

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ số tiền phải thu phát sinh

trong kỳ từ việc bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ của công ty trên thịtrường (chưa có thuế VAT ) sau khi trừ đi các khoản chiết khấu bán hàng, giảm giáhàng bán, hàng bán bị trả lại ( nếu có chứng từ hợp lệ );

Doanh thu từ hoạt động tài chính gồm các khoản thu từ tiền lãi cho vay, lãi

tiền gửi Ngân hàng, lãi bán hàng trả chậm, trả góp, lãi đầu tư trái phiếu, tín phiếu,chiết khấu thanh toán được hưởng do mua hàng hoá, dịch vụ, cổ tức, lợi nhuậnđược chia, thu nhập về hoạt động đầu tư mua, bán chứng khoán dài hạn, ngắn hạn,thu hồi hoặc thanh lý các khoản vốn góp liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết,đầu tư vào công ty con, đầu tư vốn khác, chênh lệch lãi do bán ngoại tệ, lãi tỷ giáhối đoái, chênh lệch lãi chuyển nhượng vốn và các khoản doanh thu hoạt động tàichính khác;

Thu nhập khác gồm các khoản thu từ việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố

định, chênh lệch lãi do đánh giá lại vật tư, hàng hoá, tài sản cố định đưa đi góp vốnliên doanh, đầu tư dài hạn khác, thu nhập từ nghiệp vụ bán và cho thuê lại tài sản,thu tiền phạt do khách hàng vi phạm hợp đồng, thu tiền bảo hiểm được bồi thường,

nợ đã xoá nay thu hồi được, thu do hoàn nhập các khoản dự phòng đã trích nămtrước nhưng không sử dụng và các khoản thu khác

1.3.5 Quản lý về chi phí và giá thành hoạt động kinh doanh đội tàu biển

Chi phí hoạt động kinh doanh của Công ty là các khoản chi phí phát sinhliên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm tài chính gồm:

Trang 25

Chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, (gọi tắt là vật tư ) được sửdụng vào sản xuất kinh doanh dịch vụ trong kỳ được tính theo tiêu hao vật tư thực

tế và giá thực tế xuất kho (việc tính giá thực tế nhập, xuất kho của vật tư được thựchiện theo chuẩn mực kế toán số 02 /2001/BTC ngày 31 tháng 12 năm 2007 của Bộtài chính)

Khấu hao TSCĐ: Tất cả TSCĐ hiện có của công ty đều phải trích khấu hao,gồm cả tài sản cố định không cần dùng, chờ thanh lý TSCĐ đã khấu hao hết giá trịnhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì không phải tríchkhấu hao nữa

Chi phí tiền lương, tiền công, tiền ăn ca, các khoản mang tính chất tiềnlương, tiền công

Chi phí tiền lương bao gồm các khoản tiền lương tiền công và các khoản phụcấp có tính chất lương cho người lao động tham gia vào hoạt động kinh doanh củaCông ty theo quy chế trả lương đã được xây dựng

Chi phí tiền ăn giữa ca, tiền ăn định lượng cho người lao động theo qui địnhhiện hành của Nhà nước và Công ty

Trích nộp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn cho người laođộng được tính theo các chế độ hiện hành của Nhà nước

Chi phí cho công tác Đảng, Đoàn thể lấy từ nguồn kinh phí của các tổ chứcnày, nếu thiếu được hạch toán vào chi phí kinh doanh

Chi phí dịch vụ mua ngoài: Là các khoản chi phục vụ cho hoạt động SXKDcủa Công ty và được quản lý theo các nghị định, thông tư qui định hiện hành của

Bộ tài chính

Chi trả tiền vay vốn kinh doanh theo lãi suất thực tế khi ký hợp đồng vaynhưng tối đa không quá lãi suất cho vay cao nhất của các ngân hàng thương mạitrên địa bàn tại thời điểm sử dụng tiền vay ( nhận tiền vay) theo hợp đồng vay

Trích các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng công nợ khóđòi, dự phòng giảm giá chứng khoán tại Công ty theo hướng dẫn của Bộ tài chính

Trợ cấp thôi việc cho người lao động theo chế độ hiện hành

Trang 26

Chi về tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ bao gồm: Chi phí bảo quản, chi bao gói, vậnchuyển bốc xếp, thuê kho bãi, bảo hành sản phẩm hàng hoá.

Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giaodịch đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi phí hội nghị và các loại chi phí khácphải có chứng từ theo quy định của Bộ tài chính, theo qui chế nội bộ của Công ty

và gắn liền với kết quả kinh doanh mang lại lợi ích cho Công ty

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH ĐỘI TÀU BIỂN TẠI

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 2012 – 2015

2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOSCO)

2.1.1 Vài nét về công ty trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị hạch toán phụ thuộc của VOSCO

CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM, tên tiếng Anh làVIETNAM OCEAN SHIPPING JOINT STOCK COMPANY (VOSCO).[7]

Công ty có trụ sở chính tại: số 215, phố Lạch Tray, phường Đằng Giang, quậnNgô Quyền, Hải Pḥòng; Tel: (84 – 31) 3731090; Fax: (84 – 31) 3731007; Email:pid@vosco.vn; drycargo@vosco.vn; Website: www.vosco.vn.[7]

Hình 2.1 Trụ sở chính công ty VOSCO

Trang 27

Công ty có 9 chi nhánh tại các tỉnh: Quảng Ninh, Hà Nội, Đà Nẵng, QuảngNgãi, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Hồ Chí Minh, Cần Thơ Ngoài ra, Công

ty còn có 6 đơn vị hạch toán phụ thuộc là: xí nghiệp đại lý sơn, xí nghiệp đại lýdầu nhờn, đại lý giao nhận vận tải đa phương thức, trung tâm thuyền viên, Trungtâm Huấn luyện thuyền viên và xí nghiệp sửa chữa cơ khí Công ty cũng có 1 vănphòng đại diện tại Bangkok – Thailand Bên cạnh đó, Công ty còn tham gia gópvốn vào các tổ chức: công ty cổ phần chứng khoán Hải Phòng, ngân hàng thươngmại cổ phần Hàng hải Việt Nam và công ty cổ phần Hàng hải Hà Nội.[7]

2.1.2 Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh của VOSCO

2.1.2.1 Mục tiêu hoạt động của VOSCO

Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam được thành lập để huy động có hiệuquả các nguồn vốn cho hoạt động đầu tư, kinh doanh các dịch vụ hàng hải và cáclĩnh vực khác nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa hợp pháp; tạo công ăn việc làm

ổn định cho người lao động; tăng cổ tức cho các cổ đông; đóng góp cho ngân sáchNhà nước và phát triển Công ty ngày càng lớn mạnh.[7]

2.1.2.2 Ngành nghề kinh doanh của VOSCO

- Kinh doanh vận tải biển: Hàng khô, hàng container, dầu thô, dầu sản phẩm,khí ga, hoá chất; và vận tải đa phương thức;

- Dịch vụ bốc, dỡ hàng hoá tại cảng biển, khai thác kho, bãi và dịch vụ giaonhận, kho vận;

- Kinh doanh tài chính và kinh doanh bất động sản;

- Dịch vụ đại lý tàu biển; dịch vụ đại lý vận tải; dịch vụ môi giới hàng hải;

- Dịch vụ cung ứng tàu biển; dịch vụ sửa chữa tàu biển, sửa chữa container;

- Đại lý phụ tùng, thiết bị chuyên ngành hàng hải; đại lý mua bán, ký gửi hànghoá;

- Đại lý bán vé máy bay;

- Dịch vụ cung ứng và xuất khẩu lao động; đào tạo và huấn luyện thuyền viên;

- Dịch vụ vui chơi giải trí; kinh doanh khách sạn, nhà hàng, cho thuê văn phòng;

Trang 28

Kinh doanh vận tải đường biển; Dịch vụ, đại lý và môi giới vận tải đườngbiển; Xuất nhập khẩu và đại lý vật tư thiết bị, phụ tùng, dầu mỡ, hóa chất, sơn cácloại cho tàu biển;

2.1.3.Cơ cấu tổ chức của VOSCO

Hoạt động theo mô hình công ty cổ phần nên cơ cấu tổ chức của VOSCOcũng mang đặc điểm này

Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty.ĐHĐCĐ thường niên được tổ chức mỗi năm một lần ĐHĐCĐ phải họp thườngniên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính

Hội đồng quản trị: ĐHĐCĐ sẽ bầu các thành viên Hội đồng quản trị Sau đó,các thành viên HĐQT sẽ tiến hành bầu Chủ tịch và Phó chủ tịch Hội đồng quản trị.Hiện nay, các thành viên trong Hội đồng quản trị của VOSCO như sau: ông VũHữu Chinh là Chủ tịch Hội đồng quản trị; ông Bùi Việt Hoài là Phó Chủ tịch Hộiđồng quản trị kiêm Tổng giám đốc điều hành; ông Đặng Thanh Quang là Ủy viênHội đồng quản trị; ông Lê Việt Tiến là Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Phó tổnggiám đốc phụ trách khai thác; ông Nguyễn Hoàng Dũng là Ủy viên Hội đồng quảntrị - Giám đốc Chi nhánh VOSCO tại TP.Hồ Chí Minh; ông Trần Trọng Phúc là

Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc điều hành của Tổng công ty Bảohiểm Bảo Việt

Ban kiểm soát: Đại hội cổ đông cũng tiến hành bầu ra các thành viên BanKiểm soát nhằm giúp các cổ đông kiểm soát hoạt động quản trị và quản lý điềuhành tại Công ty Sau đó, các thành viên Ban Kiểm soát sẽ bầu Trưởng ban Hiệnnay, các thành viên Ban Kiểm soát Công ty gồm có: ông Châu Quang Khải làTrưởng Ban kiểm soát kiêm Chủ tịch Công đoàn Công ty; ông Đặng Hồng Trường

là Thành viên Ban kiểm soát kiêm Trưởng phòng Kế hoạch và Đầu tư; ôngNguyễn Trung Kiên là thành viên Ban kiểm soát, Kế toán trưởng Công ty cổ phầnNhựa Thiếu niên Tiền phong

Ban điều hành: Hội đồng quản trị sẽ tiến hành lựa chọn Ban điều hành Hiệnnay, Ban điều hành Công ty gồm: ông Bùi Việt Hoài là Tổng Giám đốc điều hành;

Trang 29

ông Lê Việt Tiến là Phó tổng Giám đốc phụ trách khai thác; ông Lâm Phúc Tú Phótổng Giám đốc phụ trách kỹ thuật; ông Nguyễn Quang Minh Phó tổng Giám đốc

Các phòng ban chức năng: Hiện nay, VOSCO có 14 phòng ban chức nănglà: Phòng Khai thác – Thương vụ; Phòng Vận tải dầu khí; Phòng Vận tảiContainer; Phòng Kỹ thuật; Phòng Kỹ thuật tàu dầu; Phòng Vật tư; Phòng Hànghải; Phòng Tài chính kế toán; Phòng Kế hoạch – Đầu tư; Phòng Tổ chức – Tiềnlương; Ban Quản lý an toàn và chất lượng; Phòng Hành chính; Phòng Thanh tra –Bảo vệ quân sự; Ban đóng mới, mua bán tàu biển

Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tôi xin trình bày vai trò và chứcnăng của phòng Tài chính kế toán Phòng giữ vị trí quan trọng trong việc quản lýtài chính của Công ty, đề ra các biện pháp tài chính góp phần giúp hoạt động củaCông ty trôi chảy, đảm bảo tiền không bị ứ đọng trong khâu sản xuất Phòng gồm

14 nhân viên, mỗi người phụ trách một phần hành, vừa thực hiện các công việchạch toán kế toán, vừa lên các báo cáo tài chính, báo cáo quản trị, phân tích báocáo tài chính để đề ra các biện pháp khắc phục kịp thời những khiếm khuyết tronghoạt động của doanh nghiệp

Các chi nhánh: Hiện nay, Công ty có 09 chi nhánh tại các tỉnh: Quảng Ninh,

Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang, Vũng Tàu, Hồ Chí Minh,Cần Thơ Công ty còn có ba đơn vị hạch toán phụ thuộc là: Trung tâm thuyền viên,Trung tâm Huấn luyện thuyền viên và Đại lý tàu biển và Dịch vụ Hàng hải Có 04Công ty con là: Công ty cổ phần Thương mại và Dịch vụ Vosco (VTSC), Công tyTNHH MTV Đại lý tàu biển và Logistics Vosco (VOSAL), Công ty TNHH MTVSửa chữa và Dịch vụ tàu biển Vosco (VORAS) và Công ty TNHH MTV Dịch vụHàng hải VOSCO Ngoài ra, Công ty còn tham gia góp vốn vào các tổ chức: Ngânhàng thương mại cổ phần Hàng hải Việt Nam, Công ty SSV và Trường Cao đẳngnghề Hàng hải Vinalines

Cơ cấu công ty được phản ánh theo sơ đồ sau:

Trang 30

Hình 2.2 Bộ máy tổ chức Công ty

Công ty có 1.354 nhân viên đang làm việc (cuối năm 2013 là 1.425 nhânviên) Công ty hoạt động theo mô hình công ty cổ phần với cơ quan quyền lực caonhất là Hội đồng quản trị Dưới Hội đồng quản trị là Tổng Giám đốc, các PhóTổng Giám đốc và các phòng ban chịu trách nhiệm về các hoạt động cụ thể Bankiểm soát có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồngquản trị, Ban Điều hành và các phòng ban

Trang 31

2.1.4 Cơ sở vật chất kỹ thuật của Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam

Công ty VOSCO có trụ sở làm việc khang trang được trang bị đầy đủ thiết bịvăn phòng cần thiết, có một đội tàu viễn dương lớn nhất cả nước, có các xưởng,các xí nghiệp sửa chữa lớn nhỏ phục vụ cho đội tàu của Công ty

Cơ sở vật chất kỹ thuật hiện nay của Công ty bao gồm:

- Nhà cửa, vật kiến trúc;

- Máy móc thiết bị phục vụ quá trình làm việc;

- Các chi nhánh, các đại lý, các xí nghiệp sửa chữa tàu;

- Đội tàu gồm 19 chiếc;

- Đội ca nô đưa đón người ra tàu, từ tàu vào bờ, chuyên trực bến phục vụ tàu;

- Đội ca nô chuyên cung cấp nước ngọt và dịch vụ cho tàu;

- Một số phương tiện vận tải phục vụ cho công tác hành chính

Công ty có tài khoản tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng hải (MSB) với

số tài khoản: VND: 43.234.456.028 USD: 5.345.567.089

Tại thời điểm năm 2012, tổng tŕi sản của Công ty là 4.900 tỷ đồng, vốn chủ

sở hữu là 1.400 tỷ đồng.Tài sản cố định của Công ty của công ty năm 2012 được

chỉ ra ở bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1: Tình hình TSCĐ của VOSCO năm 2012

STT Tài sản cố định Nguyên giá (đồng) Giá trị còn lại (đồng)

Lực lượng lao động và trình độ lao động:

- Tổng số lao động hiện tại là 1677 người gồm có 1585 nam và 92 nữ , nữđược bố trí làm việc trên 28 tàu, 16 chi nhánh và 13 phòng ban nghiệp vụ

- Về độ tuổi lao động

+ Từ 18- 29 tuổi: 548 người

+ Từ 30 - 44 tuổi: 651 người

+ Từ 45- 60 tuổi: 478 người

Trang 32

+ Từ 60 tuổi trở nên: 0 người

- Về bố trí lao động

+ Lao động khối phòng ban: 221 người

+ Lao động khối Chi nhánh: 191 người

+ Lao động khối tàu ( thuyền viên): 1210 người

+ Lao động phổ thông: 0 người

Đội tàu của Công ty:

Đội tàu của Công ty hiện nay là đội tàu lớn nhất nước Tính đến năm 2015,đội tàu của Công ty gồm 19 con tàu, trong đó số lượng tàu hàng khô là 15 tàu, tàudầu là 2 và tàu container là 2 tàu Đa số các con tàu được đóng ở Nhật Bản (21tàu), ngoài ra được đóng ở Hàn Quốc (2 tàu) và Việt Nam (5 tàu).[12]

Đội tàu của Công ty có:

Tổng trọng tải: 546.237 DWT

Tuổi tàu bình quân: 15,17 tuổi

Hình 2.3 Tàu hàng khô BTS Bảng 2.2: Danh sách đội tàu hàng rời của VOSCO năm 2015

Trang 33

TT Tên tàu Quốc tịch Năm đóng đóng Nơi Đăng kiểm DWT GRT NRT

01 SÔNG

NGÂN

Việt Nam 1999

Nhật

02 VĨNH THUẬN NamViệt 2000 NamViệt NK-VR 6500 4143 2504

03 VĨNH AN NamViệt 2001 NamViệt NK-VR 6500 4089 2448

04 VĨNH HƯNG NamViệt 2002 NamViệt NK-VR 6500 4089 2448

05 TIÊN YÊN NamViệt 1989 NhậtBản VR 7060 4565 2829

06 VĨNH PHƯỚC NamViệt 1988 NhậtBản VR 12300 7166 3322

07 LAN HẠ NamViệt 2006 NamViệt NK-VR 13316 8216 5295

08 VOSCO SUNRISE NamViệt 2013 NamViệt VR 56200 31696 18819

09 VEGA STAR NamViệt 1994 NhậtBản NK-VR 22035 13713 7721

10 LUCKY STAR NamViệt 2009 NamViệt NK-VR 22777 14851 7158

11 BLUE STAR NamViệt 2010 NamViệt NK-VR 22704 14851 7158

12 NEPTUNE

STAR

Việt Nam 1996

Nhật Bản NK-VR 25398 15073 8964

13 VOSCO STAR NamViệt 1999 NhậtBản NK-VR 46671 27003 15619

14 VOSCO SKY NamViệt 2001 NhậtBản NK-VR 52520 29367 17651

UNITY

Việt Nam 2004

Nhật Bản LR-VR 53552 29963 18486

Đội tàu dầu sản phẩm

Đội tàu dầu sản phẩm gồm 02 chiếc tàu hiện đại, hai vỏ thế hệ mới với trọngtải 47.000 DWT mỗi chiếc, chủ yếu vận chuyển các loại dầu sản phẩm và hiệnđang trong giai đoạn tiếp tục đầu tư mở rộng.[12]

Trang 34

Hình 2.4 Tàu dầu DNA

Bảng 2.3: Danh sách đội tàu hàng rời của VOSCO năm 2015

T

Quốc tịch

Năm đóng Nơi đóng

Đăng

CBM (M 3 )

16 ĐẠI NAM

Việt Nam 2000 Nhật Bản ABS-VR 47102 53617,5

17 ĐẠI MINH

Việt

Đội tàu container

Vận chuyển container theo lịch trình 2 chuyến một tuần (tuyến vận tải liner)nối liền Hải Phòng và TP Hồ Chí Minh được thực hiện bởi 2 chiếc tàu hiện đại cónăng lực vận chuyển 560 TEUs/chiếc.[12]

Trang 35

Hình 2.5 Tàu container FNA Bảng 2.4: Danh sách đội tàu hàng rời của VOSCO năm 2015

đóng Nơi đóng

Đăng kiểm DWT Sức chở

2.2.1 Những kết quả đạt được trong năm 2012-2015

Trong năm 2012, dù ngành vận tải biển gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ sựtập trung cũng như năng lực của Lãnh đạo Công ty; sự nỗ lực của tất cả cán bộcông nhân viên, sự ủng hộ của các cổ đông, Công ty cổ phần Vận tải biển ViệtNam đã vượt qua được những khó khăn, hoàn thành được những chỉ tiêu cơ bản

mà ĐHĐCĐ đã đề ra Kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu kinh doanh năm 2012-2015

ST

T Chỉ tiêu Đơn vị

Thực hiện 2012

Thực hiện 2013

Thực hiện 2014

Thực hiện 2015

Trang 36

Bảng 2.6: Một số chỉ tiêu chủ yếu năm 2012-2015

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2012 Năm 2015 So sánh (%)

5 Lợi nhuận trước thuế Tỷ đồng 337,37 63,95 18,96

6 Lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 289,12 52,58 18,19

Về thực hiện đầu tư tàu.

Thực hiện kế hoạch phát triển trẻ hóa đội tàu năm 2013, Công ty đã bán 04con tàu hàng khô cũ là: Tàu Polar Star ngày 05/12/2013, Morning Star 09/08/2013,Ocean Star 31/07/2013, Gold Star 12/06/2013

Kèm theo đó đến 30/06/2014 tàu Vĩnh Hòa bị mắc cạn gây khó khăn chotình hình đội tàu nhưng sau đó cũng bán, Silver Star bán ngày 30/09/2014 và cuốicùng là Diamond Star bán ngày 30/12/2014

2.2.2.Thuận lợi, khó khăn của Công ty trong quản lý tài chính

Trang 37

Đội tàu của VOSCO là đội tàu biển lớn nhất Việt Nam với ba đội tàu hàngkhô, tà dầu và tàu container hoạt động rộng rãi trên các tuyến nội địa và quốc tế, độtuổi trung bình của đội tàu khá trẻ so với các đội tàu khác trong nước.

Là doanh nghiệp hàng đầu về vận tải biển của Việt Nam, VOSCO luôn đượcchính quyền thành phố và Nhà nước quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho doanhnghiệp phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

Quản lý tài chính luôn được Công ty đề cao trong việc lập kế hoạch hàngtuần hàng tháng và hàng quý để luôn đảm bảo tính thanh khoản của toàn bộ công

ty nói chung và đội tàu nói riêng

2.2.2.2 Khó khăn

Hoạt động vận tải biển chịu rất nhiều tác động từ môi trường kinh tế vĩ mô

và các biến động chính trị trên thế giới Điển hình là giai đoạn 2008 - 2013 vừa quavới xuất phát điểm từ cuộc khủng hoảng tài chính dẫn đến suy thoái kinh tế toàncầu, đến khủng hoảng nợ công nghiêm trọng tại khu vực đồng tiền chung Châu Âu(Eurozone) Bên cạnh đó là các tác động tiêu cực từ chính trị thế giới diễn biến rấtphức tạp càng làm cho nền kinh tế thế giới suy thoái Điều này đã ảnh hưởng lớntới quan hệ thương mại giữa các quốc gia, các khu vực và toàn cầu, làm giảm sảnlượng xuất khẩu hàng hóa toàn thế giới, làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngànhvận tải biển

Ngoài ra, biến động về tỷ giá hối đoái năm 2013-2015 đã làm cho việc dựtính các khoản chi phí tăng lên, doanh thu giảm đi do tình hình kinh tế khó khăn

Giá nhiên liệu liên tục giảm khiến làm giảm hiệu quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của công ty

Theo đánh giá của các chuyên gia thì việc dư thừa nguồn cung trọng tải vẫn

là yếu tố cơ bản làm suy yếu thị trường cước Thị trường sắt thép giảm gây tácđộng làm giảm giá tàu phá dỡ Giá tàu phá dỡ giảm mạnh không khuyến khích cácchủ tàu bán giải bán các tàu cũ, làm chậm lại quá trình giảm nguồn cung trọng tảicủa đội tàu hàng khô trên thế giới Từ cuối năm 2014 đến nay diễn biến thấp của giánhiên liệu là yếu tố tích cực tạo điều kiện cho các chủ tàu giảm chi phí khai thác

Trang 38

Việc áp dụng và thực thi nhiều công ước quốc tế mới về hàng hải dẫn tớiyêu cầu về quản lý, về tình trạng kỹ thuật tàu, về chất lượng sỹ quan thuyền viên,

về quyền lợi người lao động đều phải nâng cao làm tăng chi phí trong hoạt độngkinh doanh

Nguồn hàng khan hiếm làm cho việc tìm nguồn hàng của công ty trở lên khókhăn khiến hoạt động vận tải của công ty diễn ra không liên tục

Trong khi giá dầu liên tục tăng thì giá cước vận tải trên thị trường lại giảmmạnh do cung vượt quá cầu, điều này khiến cho doanh thu từ vận tải của doanhnghiệp thường không bù đắp được hết chi phí bỏ cho thấy Công ty chưa điều tiếtchưa được hiệu quả đặc biệt là việc lên kế hoạch chưa sát với tình hình thực tế

2.3 Thực trạng của quản lý tài chính đội tàu biển Công ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam từ 2012-2015

Để đánh giá thực trạng cong tác quản lý tài chính đội tàu của công ty Công

ty cổ phần Vận tải biển Việt Nam, ta đi xét những mặt được và chưa được giữa

kế hoạch và thực hiện của các tàu theo nhóm loại tàu và toàn bộ đội tàu của công

ty trong thời gian qua

2.3.1 Đánh giá công tác quản lý dòng tiền vào của Vosco năm 2012-2015

2.3.1.1 Dòng đi vay từ năm 2012-2015

Theo như bảng 2.7 ta thấy được tình hình lập kế hoạch cho kế hoạch vay tạicác ngân hàng để chi trả qua các năm được lập khá sát năm 2012 đến năm 2013vẫn giữ ở mức xấp xỉ 162 tỷ VNĐ nhưng đến năm 2014 dự định vay vốn ngắn hạncủa công ty được giảm đi đáng kể chỉ còn 78 tỷ VNĐ Chênh lệch so với số kếhoạch khá ít nhưng cũng cần phải lưu ý rằng hai năm 2013,2014 việc lập dự toáncũng khá ảnh hưởng do biến động tỷ giá hối đoái khiến cho việc lập dự toán cũngkhó khăn Từ kế hoạch 78 tỷ VNĐ năm 2014 Trong khi đó thực tế nhiều hơn dựkiến 88 tỷ VNĐ Điều này đã ảnh hưởng đến việc điều tiết dòng tiền trong lúc chitrả đối với toàn bộ Công ty

Trang 39

Bảng 2.7: Tình hình lập kế hoạch cho kế hoạch vay tại các ngân hàng ở Hải Phòng từ năm 2012-2015

1 Bảng báo cáo vay và nợ ngắn hạn năm kế hoạch từ 2012-2015

Kế hoạch Năm 2012

Kế hoạch Năm 2013

Kế hoạch Năm 2014

Kế hoạch Năm 2015

Vay ngân hàng 162.732.423.000 162.451.950.000 78.686.238.000 7.326.789.534

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh

Ngân hàng TMCP Đại Dương - Chi nhánh Hải Phòng 135.942.850.000 162.471.950.000 62.593.475.000

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh

Thực hiện Năm 2013

Thực hiện Năm 2014

Thực hiện Năm 2015

Vay ngân hàng 141.118.920.000 164.042.396.088 88.346.279.000 7.216.040.870

Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam - Chi nhánh

Ngân hàng TMCP Đại Dương - Chi nhánh Hải Phòng 105.735.120.000 154.771.240.000 60.058.130.000

Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Chi nhánh

Trang 40

3 Bảng báo cáo vay và nợ dài hạn năm kế hoạch từ 2012-2015 [12]

Năm 2012

Kế hoạch Năm 2013

Kế hoạch Năm 2014

Kế hoạch Năm 2015

Vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi

nhánh Hải Phòng (i) 607.019.223.490 856.973.425.668 846.242.000.000 845.392.000.000Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam -

Chi nhánh Hải Phòng (ii) 1.654.382.953.786 1.507.482.683.500 1.470.537.982.000 1.391.960.147.760Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

- Chi nhánh Hải Phòng (iii) 65.127.006.000

Ngân hàng TMCP Bảo Việt (iv) 189.983.567.432 130.000.000.000 140.000.000.000 118.150.000.000Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (v) 315.485.675.982 286.789.547.932 286.793.483.567 244.463.572.080

4 Bảng báo cáo vay và nợ dài hạn năm thực hiện từ 2012-2015 [12]

Năm 2012

Thực hiện Năm 2013

Thực hiện Năm 2014

Thực hiện Năm 2015

Vay Ngân hàng Phát triển Việt Nam - Chi

nhánh Hải Phòng (i) 607.019.223.490 855.842.000.000 846.242.000.000 845.392.000.000Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam -

Chi nhánh Hải Phòng (ii) 1.708.829.400.000 1.517.159.524.010 1.471.543.873.800 1.391.960.147.760Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

- Chi nhánh Hải Phòng (iii) 65.127.006.000

Ngân hàng TMCP Bảo Việt (iv) 191.845.000.000 174.000.000.000 132.000.000.000 118.150.000.000Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (v) 334.896.947.790 294.111.913.888 278.879.349.584 244.463.572.080

Ngày đăng: 08/03/2018, 13:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
2476. 4. TS Trần Văn Nghiệp (2007). Chuyên đề Dịch vụ vận tải biển và vai trò của nó trong phát triển kinh tế, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề Dịch vụ vận tải biển vàvai trò của nó trong phát triển kinh tế
Tác giả: 4. TS Trần Văn Nghiệp
Năm: 2007
2477. 5. Trần Thị Lan Phương. Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần xây dựng số 1 – Vinaconex. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Hàng Hải Việt Nam, Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tạiCông ty cổ phần xây dựng số 1 – Vinaconex
2478. 6. Đào Ngọc Thành (2015). Biện pháp nâng cao hiệu quả tài chính của Công ty CP Cảng Hải Phòng. Luận văn thạc sỹ kinh tế, Trường Hàng Hải Việt Nam, Hải Phòng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Biện pháp nâng cao hiệu quả tàichính của Công ty CP Cảng Hải Phòng
Tác giả: 6. Đào Ngọc Thành
Năm: 2015
2479. 7. www.vosco.vn (các bài viết về Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam) Khác
2480. 8. Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (2012). Báo cáo tài chính năm 2011, Hải Phòng Khác
2481. 9. Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (2013). Báo cáo tài chính năm 2012, Hải Phòng Khác
2482. 10. Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (2014). Báo cáo tài chính năm 2013, Hải Phòng Khác
2483. 11. Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam (2015). Báo cáo tài chính năm 2014, Hải Phòng Khác
2484. 12. Công ty cổ phần vận tải biển Việt Nam, Số liệu thống kê nhân sự - Phòng tổng hợp tiền lương, khai thác, tài chính kế toán, kế hoạch đầu tư các năm 2012, 2013, 2014, 2015 Hải Phòng Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w