1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)

130 434 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình (Luận văn thạc sĩ)

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ THANH CƯỜNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH,

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ …………/………… ……/……

HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA

LÊ THANH CƯỜNG

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG

TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH,

TỈNH QUẢNG BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG

Chuyên ngành: Quản lý công

Mã số: 60 34 04 03

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS LƯƠNG MINH VIỆT

THỪA THIÊN HUẾ, NĂM 2017

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, với sự hướng dẫn khoa học của TS Lương Minh Việt.Các số liệu, trích dẫn trong Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng

Thừa Thiên Huế, ngày 25 tháng 5 năm 2017

Học viên

Lê Thanh Cường

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Kết thúc quá trình được đào tạo hệ Cao học tại Học viện Hành chính, tôi đã lựa chọn đề tài “Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” cho Luận văn tốt nghiệp của mình Để hoàn thành được Luận văn, tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ, động viên của quý Thầy giáo, Cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình

Tôi xin trân trọng cảm ơn Lãnh đạo và quý Thầy giáo, Cô giáo Học viện Hành chínhQuốc gia Đồng thời, tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn chân thành tới Lãnh đạo UBND huyện Quảng Ninh, Sở Lao động Thương binh và Xã hội, lãnh đạo, cán bộ công chức Phòng Lao động - TB&XH, Phòng Tài chính - Kế hoạch, Chi cục thống

kế huyện Quảng Ninh, UBND các xã, thị trấn trong huyện Quảng Ninh đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thiện Luận văn

Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS.Lương Minh Việt, Q.Trưởng khoa Quản lý nhà nước về Kinh tế, Học viện Hành chínhQuốc gia, đã tận tình hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận văn này

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH 6

1.1 Tổng quan quản lý nhà nước về xóa đói giảm nghèo 6

1.1.1 Xóa đói, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững 6

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách về giảm nghèo bền vững 10 1.1.3 Khái niệm chính sách và thực hiện chính sách về giảm nghèo bền vững 15

1.1.4 Chủ thể thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững 16

1.2 Nội dung thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững 17

1.2.1 Chính sách của nhà nước 17

1.2.2 Chiến lược lập quy hoạch, kế hoạch để thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững 18

1.2.3 Tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững 23

1.2.4 Các văn bản để thực hiện các chính sách về giảm nghèo nghèo bền vững 24 1.2.5 Thanh tra, kiểm tra đối với công tác giảm nghèo 25

1.2.6 Bộ máy để thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững 26

1.3 Kinh nghiệm để thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững một số địa phương 27

1.3.1 Kinh nghiệm của Hà Tĩnh về xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo 27

1.3.2 Kinh nghiệm của Nghệ An trong thực hiện xóa đói giảm nghèo 29

1.3.3 Kinh nghiệm rút ra cho hoạt động thực hiện giảm nghèo ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 31

Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH 34

2.1 Tổng quan về huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình 34

2.1.1 Điều kiện tự nhiên 34

2.1.2 Điều kiện xã hội 36

2.1.3 Điều kiện kinh tế 37

2.2 Thực trạng thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững tại huyện Quảng Ninh 40

2.2.1 Thực trạng xây dựng chiến lược, lập quy hoạch, kế hoạch giảm nghèo bền vững 40

Trang 6

2.2.2 Thực trạng xây dựng, ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực thi các văn bản về

công tác giảm nghèo bền vững 43

2.2.3 Thực trạng tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện 45

2.2.4 Thực trạng thanh tra, kiểm tra, giám sát và kết qủa thực hiện các tiêu chí chính sách giảm nghèo bền vững 66

2.3 Đánh giá hoạt động thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Quảng Ninh trong thời gian qua 69

2.3.1 Ưu điểm 70

2.3.2 Hạn chế 72

2.3.3 Nguyên nhân chủ quan 75

2.3.4 Nguyên nhân khách quan 76

Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢTHỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH 79

3.1 Định hướng 79Error! Bookmark not defined 3.1.1 Quan điểm về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện 79

3.1.2 Mục tiêu giảm nghèo bền vững ở huyện Quảng Ninh 81

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả để thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quảng Ninh 83

3.2.1 Hoàn thiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch về giảm nghèo bền vững 83

3.2.2 Ban hành, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật 83

3.2.3 Tổ chức bộ máy để thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững 87

3.2.4 Đào tạo và bồi dưỡng nhân lực để thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững88 3.2.5 Chính sách của Nhà nước về giảm nghèo bền vững 89

3.2.6 Xã hội hóa hoạt động giảm nghèo bền vững 106

3.2.7 Thanh tra, kiểm tra, giám sát về giảm nghèo bền vững 108

3.3 Kiến nghị, đề xuất 109

3.3.1 Đối với Quốc hội 110

3.3.2 Đối với Chính phủ 110

3.3.3 Đối với Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể 114

KẾT LUẬN 114 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 7

DANH MỤC BẢNG VIẾT TẮT CNH-HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa

LĐ-TB&XH : Lao động - Thương binh và Xã hội

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Dân số và lao động huyện Quảng Ninh qua các

Bảng 2.8 Kết quả đầu tư cơ sở hạ tầng qua các năm 60 Bảng 2.9 Thực trạng đói nghèo ở huyện Quảng Ninh 69

Trang 9

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức Ban chỉ đạo XĐGN – GQVL

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngày nay, đói nghèo là một vấn đề mang tính toàn cầu, loại trừ tình trạng bần cùng và thiếu ăn là một trong tám mục tiêu thiên niên kỷ mà 189 quốc gia thành viên đang phấn đấu để đạt được trong thời gian tới Giải quyết tình trạng nghèo đói không những nâng cao đời sống kinh tế, mà nó còn cải thiện những vấn đề xã hội, đặc biệt là sự bình đẳng của các tầng lớp cư dân, nhất là cư dân nông thôn so với thành thị

Đảng và Nhà nước ta luôn coi công tác xóa đói giảm nghèo là một chủ trương lớn, nhiệm vụ chính trị quan trong hàng đầu; là nhiệm vụ kinh tế xã hội quan trọng

và cấp thiết nhằm thực hiện mục tiêu tăng trưởng bền vững gắn với đảm bảo công bằng xã hội Việt Nam đã đạt được thành tựu to lớn về xóađói giảm nghèo, được các tổ chức quốc tế và các nước đánh giá cao vềsự quyết tâm chống đói nghèo của Chính phủ Tuy nhiên, thực tế hiện nay số hộ nghèo vẫn còn nhiều, tình trạng tái nghèo thường xuyên diễnra, khoảng cách giàu nghèo ngày càng giãn rộng, chênh lệch giàu nghèo giữa các khu vực, giữa các dân tộc còn cao…Tất cả đã và đang trở thành thách thức lớn cho công tác giảm nghèo của Việt Nam nói chung và của từng địa phương nói riêng trong những năm tới

Thực trạng đói nghèo ở huyện Quảng Ninh đang là một vấn đề bức xúc, cần được quan tâm giải quyết Quảng Ninh là một huyện nghèo, thuần nông, nằm cách trung tâm thành phố Đồng Hới 7km về phía Nam, địa hình có đầy đủ ba vùng cơ bản là vùng ven biển, vùng đồng bằng và vùng miền núi Trong những năm qua, đã

có nhiều chủ trương, chính sách và phương pháp để giảm nghèo, giai đoạn (2011- 2015) huyện đã đưa tỷ lệ hộ nghèo từ 24,12% năm 2011 giảm xuống còn 9,1% năm

2015, bình quân mỗi năm tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%, tuy nhiên trên thực tế vẫn còn nhiều hạn chế, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn ở mức cao, đời sống về vật chất và tinh thần của người dân còn nhiều khó khăn, thiếu thốn Theo điều tra hộ nghèo theo phương pháp tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020 thì hộ nghèo lại tăng lên 13,7% Đó là vấn đề cấp bách, nhất là ở hai xã miền núi đặc biệt khó khăn(ĐBKK),

Trang 11

có đồng bào dân tộc Vân Kiều sinh sống là xã Trường Sơn và Trường Xuân là thách thức lớn đối với Đảng bộ và chính quyền huyện Quảng Ninh trong mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và những năm tới

Sau khi học xong chương trình cao học, tôi chọn đề tài “Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn tốt nghiệp nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để đề xuất các giải pháp với mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống, thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững của huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình - nơi tôi tham gia công tác và sinh sống

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận văn

Nghèo đói là vấn đề xã hội bao hàm nghĩa rộng, đa chiều gắn liền với tăng trưởng kinh tế, thực hiện công bằng xã hội, trong quan hệ phân phối của cải vật chất, mở rộng an sinh xã hội và các cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội cho mọi người, đặc biệt ưu tiên cho phụ nữ và trẻ em, nhóm người yếu thế và dễ bị tổn thương, thực hiện đầy đủ quyền con người nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người nghèo, thu hẹp khoảng cách và trình độ phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư Đảng và Nhà nước ta xác định xóa đói giảm nghèo là nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước hiện nay, rất phức tạp và khó khăn cả về nhận thức, cũng như chỉ đạo thực tiễn Nhưng trước hết

là về nhận thức, cần phải làm cho các cấp, các ngành và mọi người có nhận thức đúng về vấn đề xóa đói giảm nghèo trong điều kiện và bối cảnh của Việt Nam Trong thời gian vừa qua cũng có khá nhiều công trình nghiên cứu công phu liên quan đến vấn đề xóa đói giảm nghèo và hoạt động quản lý nhà nước về giảm nghèo bền vững ở nước ta như “Giảm nghèo ở Việt Nam, thành tựu và thách thức” của nhóm nghiên cứu Viện Khoa học xã hội và nhân văn (2011);“Vai trò của vốn con người trong giảm nghèo bền vững ở Việt Nam”của tác giả Thái Phúc Thành (2014); Chính sách xóa đói giảm nghèo, thực trạng và giải pháp của tác giả Lê Quốc Lý, Nxb Chính trị Quốc gia, 2012; Thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo

ở các tỉnh duyên hải miền Trung trong những năm qua và những giải pháp cho thời gian tới (chuyên đề sách kinh tế - xã hội các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên những

Trang 12

năm đầu thế kỷ XXI - Thực trạng và xu hướng phát triển, PGS,TS Phạm Hảo chủ biên) của Trần Thị Bích Hạnh…

Các công trình trên đề cập các góc độ khác nhau về thực trạng, nguyên nhân gây ra nghèo và các kinh nghiệm tổng kết về hoạt động giảm nghèo ở các địa phương trong cả nước Đềxuất một số giải pháp nhằm giảm nghèo ở nước ta Nhiều giải pháp có tính khả thi, có giá trị cao trong thực tiễn

Đến nay,tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác giảm nghèo, nhưng

ở huyện Quảng Ninh ít có một công trình nào tập trung nghiên cứu một cách cụ thể

và sâu sắc thực tế hoạt động thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững Điều này, đòi hỏi phải có có cách nhìn cụ thể, đúng thực trạng để có giải pháp nâng cao thực hiện chính sách về giảm nghèo bền vững ở huyện Quảng Ninh

3 Mục đích và nhiệm vụ của Luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn và nghiên cứu đánh giá thực trạng những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân, từ đó đề xuất những giải pháp chủ yếu góp phần giải quyết vấn đề giảm nghèo của huyện trong giai đoạn hiện nay và có thể nhân rộng thực hiện cho một số địa phương

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Hệ thống hóa, làm rõ cơ sở lý luận việc thực hiện chính sáchgiảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quảng Ninh

- Phân tích, đánh giá thực trạng thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững hiện nay ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

- Đưa ra một số giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu đó là việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững với các hộ nghèo, người nghèo ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Trang 13

- Về không gian: các hoạt động nghiên cứu được triển khai trong phạm vi trên địa bàn huyện Quảng Ninh

- Về thời gian: từ năm 2011 đến năm 2016

- Về nội dung: tập trung nghiên cứu việc thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận

Việc nghiên cứu luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về giảm nghèo

5.2 Phương pháp nghiên cứu

- Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp

- Sử dụng phương pháp điều tra: phân tích số liệu để đưa ra những nhận định, đánh giá và đề xuất giải pháp cho thời gian tới

- Phương pháp nghiên cứu sơ cấp: thu thập và tìm kiếm thông tin từ một số sách báo, công trình nghiên cứu khác và từ mạng Internet

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của Luận văn

6.1 Ý nghĩa khoa học

Luận văn nghiên cứu góp phần làm rõ cơ sở khoa học của công tác thực hiện

về giảm nghèo bền vững Vận dụng vào công tác thực hiện về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình Đánh giá thực trạng công tác thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững của huyện, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao hiệu quả hoạt động thực hiện về giảm nghèo bền vững của huyện Quảng Ninh

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Luận văn cung cấp một tài liệu thiết thực, ý nghĩa cho đội ngũ cán bộ, công chức hoạt động trong lĩnh vực giảm nghèo nói chung và các nhà hoạch định chính sách giảm nghèo bền vững của huyện Quảng Ninh nói riêng, từ đó có thể góp phần

Trang 14

nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện

- Luận văn cũng có thể là một tài liệu tham khảo có giá trị cho những ai quan tâm nghiên cứu vấn đề thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

7 Kết cấu của Luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận văn gồm 03 chương:

Chương 1: Cơ sở khoa học về thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Chương 2: Thực trạng thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Chương 3: Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiệnchính sách giảm nghèo bền vững ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Trang 15

Chương 1:

CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN QUẢNG NINH, TỈNH QUẢNG BÌNH 1.1 Tổng quan về xóa đói giảm nghèo

1.1.1 Xóa đói, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững

Thực trạng đói nghèo trên thế giới đang diễn ra theo chiều hướng rất đáng báo động, là một trong những nguyên nhân đang trực tiếp đe dọa đến sự tồn vong và phát triển của loài người Do đó, Giảm đói nghèo là một trong những vấn đề quan tâm của toàn cầu trong nhiều thập kỷ qua cũng như trong nhiều năm tới và cũng là một mục tiêu Thiên niên kỷ

Nghèo đói là tình trạng một bộ phận dân cư không có khả năng thoả mãn những nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục, tập quán của từng vùng và những phong tục ấy được xã hội thừa nhận

Ở nước ta, đói và nghèo thường được chia ra thành hai khái niệm riêng biệt: Đói: Là tình trạng một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức tối thiểu

và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì sự sống[50] Sự nghèo khổ, sự bần cùng được biểu hiện là đói, là tình trạng con người không có cái ăn, ăn không đủ dinh dưỡng tối thiểu cần thiết để duy trì sự sống hằng ngày và không đủ sức để tái sản xuất sức lao động Về mặt năng lượng, nếu trong một ngày, con người chỉ được thõa mãn mức 1500 cal/ngày thì đó là thiếu đói, dưới mức đó là gay gắt Nghèo: Là tình trạng một bộ phận dân cư chỉ có điều kiện thõa mãn một phần những nhu cầu tối thiểu cơ bản của cuộc sống và có mức sống thấp hơn trung bình của cộng đồng xét trên mọi phương diện [50] Trong hoàn cảnh nghèo thì người nghèo và hộ nghèo cũng chỉ vật lộn với mưu sinh hằng ngày và kinh tế vật chất, biểu hiện trực tiếp nhất ở bữa ăn Họ không thể vươn tới các nhu cầu về văn hóa – tinh thần hoặc những nhu cầu này phải cắt giảm tới mức tối thiểu gần nhất, gần như không có Điều này đặc biệt rõ ở nông thôn với hiện tượng trẻ em bỏ học, thất học, các hộ nông dân nghèo không có khả năng để hưởng thụ văn hóa, chữa bệnh khi ốm

Trang 16

đau, không đủ hoặc không thể mua sắm thêm quần áo cho nhu cầu mặc, sửa chửa nhà của cho nhu cầu ở Nghèo là khái niệm chỉ tình trạng thu nhập thực tế của người dân chỉ dành hầu như toàn bộ cho nhu cầu ăn, thậm chí không đủ chi cho ăn, phần tích lũy hầu như không có

Xóa đói là làm cho bộ phận dân cư nghèo sống dưới mức tối thiểu và thu nhập không đủ đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì mức sống, từng bước nâng cao mức sống đến mức tối thiểu và có thu nhập đủ để đảm bảo nhu cầu về vật chất để duy trì cuộc sống [50]

Giảm nghèo hay chính là làm cho bộ phận dân cư nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo Biểu hiện ở tỷ lệ phần trăm và số lượng người nghèo giảm xuống Nói một cách khác, giảm nghèo là một quá trình chuyển một bộ phận dân cư nghèo lên một mức sống cao hơn[50]

Giảm nghèo bền vững là kiên quyết không để tái nghèo, là phải duy trì các nguồn lực, các nguồn đầu tư và các biện pháp chỉ đạo thực hiện triển khai liên tục

có hướng đích, có mục tiêu để không cho đói nghèo quay trở lại chính nơi chúng ta đang tích cực thực hiện xoá đói, nơi chúng ta đang thực hiện quyết tâm giảm nghèo Giảm nghèo không đơn thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trưởng kinh tế đối với các đối tượng có nhiều khó khăn mà còn là nhân tố quan trọng tạo ra một mặt bằng tương đối đồng đều cho phát triển, tạo thêm lực lượng sản xuất dồi dào và bảo đảm sự ổn định cho giai đoạn sau tăng trưởng nhanh hơn, mạnh hơn

Theo tác giả, giảm nghèo bền vững được hiểu là tình trạng dân cư đạt được mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản hay mức thu nhập cao hơn chuẩn nghèo và duy trì được mức độ thỏa mãn những nhu cầu cơ bản hay mức thu nhập trên chuẩn nghèo đó ngay cả khi gặp các cú sốc hay rủi ro[23], trong đó tập trung vào các hoạt động hỗ trợ, tạo điều kiện cho người nghèo, hộ nghèo có tư liệu và phương tiện để sản xuất, dịch vụ, bảo đảm an ninh lương thực ở cấp hộ gia đình, nâng cao thu nhập

để tự vượt qua nghèo đói; tạo cơ hội để người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, đặc biệt là tiếp cận dịch vụ giáo dục, y tế, nước sạch; giảm thiểu rủi ro do thiên

Trang 17

tai, bão lụt và tác động tiêu cực của quá trình cải cách kinh tế, bảo đảm thoát nghèo bền vững hay không tái nghèo

Về cơ bản, giải quyết đói nghèo nói chung trước hết cần đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng Số lượng giảm nghèo sẽ tuyệt đối hộ nghèo giảm được trong một thời gian (thông thường theo từng giai đoạn từ 1 đến 5 năm) Chất lượng giảm nghèo là khái niệm chỉ thực chất của kết quả giảm nghèo, mà vấn đề cần đạt được

là đời sống người nghèo được nâng lên sau khi có tác động hỗ trợ, thu hẹp khoảng cách thu nhập với các nhóm dân cư khác về mặt tốc độ, khi gặp rủi ro, bất trắc sẽ không bị rơi lại vào tình trạng nghèo đói Hay nói cách khác, chất lượng giảm nghèo suy cho cùng là phản ánh tính bền vững của quá trình giảm nghèo

Theo các nhà nghiên cứu, chuyên gia về kinh tế - xã hội, lao động - việc làm:

để giảm nghèo bền vững cần hỗ trợ phát triển kinh tế hạ tầng, hỗ trợ đào tạo nghề cũng như các điều kiện tiếp cận cơ hội phát triển kinh tế mà dựa vào các nguồn lực của địa phương, dựa vào điều kiện sẵn có của cộng đồng để người nghèo, hộ nghèo

có thể dựa vào đó để tự vươn lên thoát nghèo mà không phải phụ thuộc vào những điều kiện, nguồn lực khác

Theo PGS, TS Trần Đình Thiên“không thể giúp người nghèo bằng cách tặng nhà, tặng phương tiện sống Đây là cách giảm nghèo, xóa nghèo nhanh nhưng chỉ tức thời, không bền vững Muốn giảm nghèo, xóa nghèo bền vững thì Nhà nước, cơ quan chức năng cần phải cấp cho người nghèo một phương thức phát triển mới mà

tự họ không thể tiếp cận và duy trì Bên cạnh đó là sự hỗ trợ, ngăn ngừa, loại trừ các yếu tố gây rủi ro chứ không chỉ là sự nỗ lực khắc phục hậu quả sau rủi ro Đặc biệt,

sự hỗ trợ giảm nghèo này phải được xác lập trên nguyên tắc ưu tiên cho các vùng có khả năng, điều kiện thoát nghèo nhanh và có thể lan tỏa sang các vùng lân cận” Khái niệm trên có nghĩa rằng, thay vì tặng “con cá”, chúng ta tặng “cần câu” và tạo ra động lực thúc đẩy để người dân người dân chủ động trong việc thoát nghèo bằng chính năng lực của mình chứ không chỉ trông chờ vào sự hỗ trợ của các nhà hảo tâm, cộng đồng Bên cạnh đó, việc xây dựng các chính sách hỗ trợ, xây dựng các biện pháp để phòng ngừa các rủi ro không mong muốn từ các yếu tố con người, xã hội, tự

Trang 18

nhiên mang lại Điều này đóng vai trò cực kì quan trọng để giúp cho người nghèo có thể chuyển đổi phương thức sản xuất khi phương thức cũ không còn phù hợp, có thể tìm được việc làm mới, tạo ra được nguồn thu nhập bổ sung muốn vậy, người dân cần được tiếp cận và duy trì với các dịch vụ giáo dục, y tế, văn hóa, pháp lý Ngoài

ra, những chương trình giảm nghèo đặc thù cho những đối tượng cụ thể, một số vùng nhằm tạo sức lan tỏa là hết sức cần thiết trong điều kiện nguồn lực hạn chế nhu của chúng ta hiện nay Do vậy, quan điểm giảm nghèo bền vững ở nước ta chính là cần nắm bắt các xu hướng và đặc điểm vận động của các nhân tố tác động đến chất lượng của giảm nghèo và giải quyết đồng thời tất cả những bài toán, bất cập nêu trên Chính sách xóa đói giảm nghèo là sự cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng bằng những quyết định, quy định của nhà nước nhằm giải quyết các vấn đề về đói nghèo Nó phản ánh lợi ích và trách nhiệm của cộng đồng, của các nhóm xã hội nhằm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến bộ phận dân cư nghèo đói, đảm bảo quyền con người và an toàn xã hội cho người nghèo, tạo sự phát triển bình thường cho người nghèo cũng như cho toàn xã hội Chính sách XĐGN được thiết kết theo một cấu trúc cụ thể, bao gồm các bộ phận cơ bản sau: Phạm vi và đối tượng của chính sách; mục tiêu của chính sách; giải pháp của chính sách; nguyên tắc chỉ đạo thực hiện chính sách; nguồn vốn thực hiện chính sách, cơ quan quản lý và thực hiện chính sách; thời gian triển khai chính sách

Ở nước ta hiện nay, việc xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo được căn cứ theo Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg,ngày 19-11-2015 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020 Theo

đó, chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo như sau:

Tiêu chí về thu nhập chuẩn nghèo nông thôn:

- TNBQ đầu người/tháng từ đủ 700.000 đồng trở xuống;

- TNBQ đầu người/tháng trên 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng và thiếu hụt

từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên Tiêu chí về thu nhập chuẩn nghèo thành thị:

- TNBQ đầu người/tháng từ đủ 900.000 đồng trở xuống;

Trang 19

- TNBQ đầu người/tháng trên 900.000 đồng đến 1.300.000 đồng và thiếu hụt

từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản trở lên 1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính sách về giảm nghèo bền vững

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững, cả về tích cực và tiêu cực;trong đó có cả những nhân tố thuộc về nhà nước, nhân tố thuộc về chính các đối tượng của chính sách và những nhân tố kinh tế, xã hội khác

Thứ nhất, về nhận thức: Đầu tiên phải kể đến quan điểm, nhận thức của các

cơ quan cũng như của các địa phương trong việc đề xuất, xây dựng các chính sách, chương trình thích hợp cũng như việc thực hiện các chính sách, chương trình đó Chỉ

có nhận thức đúng đắn, thống nhất của các chủ thể hoạch định và thực thi chính sách mới tạo cơ sở cho việc thực hiện có hiệu quả chính sách trong thực tiễn Nhận thức về giảm nghèo bền vữngkhác nhau dẫn đến cơ chế thực hiện khác nhau, mức độ quan tâm, ưu tiên khác nhau như:có những cơ quan quản lý nhà nước cho rằng, tập trung

ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng ở các vùng nghèo là điều kiện để giảm nghèo bền vững mà không hiểu rằng đó là trách nhiệm của nhà nước nên đã biến cơ chế đầu tư

cơ sở hạ tầng theo kiểu ban phát, xin - cho dẫn đến thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả

Có những địa phương với những kinh nghiệm chủ quan đã đầu tư, sử dụng các nguồn lực một cách bất hợp lý gây thiệt hại, thậm chí làm giảm đi khả năng của người nghèo

ở địa phương mình Do đó, quan niệm giảm nghèo bền vững cần phải chỉ ra rõ ràng, cần phải bám sát những nội dung, tư tưởng của giảm nghèo bền vững cho dù ở các địa phương, vùng miền có thể có những cách làm khác nhau

Thứ hai, về nguồn lực đảm bảo thực hiện chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo: Ở nước ta, kinh phí để thực hiện giảm nghèo được cân đối chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước đóng vai trò chủ đạo Đồng thời huy động các nguồn khác từ các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ và sự đóng góp của các quỹ

từ thiện của quốc tế và cũng như các cá nhân trong nước.Tốc độ phát triển kinh tế

có vai trò quan trọng đối với nguồn lực giảm nghèo, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao

Trang 20

và ổn định, thu ngân sách tăng là một trong những yếu tố tài chính đảm bảo cung cấp cho giảm nghèo Nếu chi tiêu cho giáo dục, y tế, dạy nghề, các chính sách đầu

tư phát triển KT-XH của Nhà nước chưa cân đối giữa các cấp hành chính, giữa các vùng miền, giữa các ngành kinh tế thì tính bền vững của giảm nghèo sẽ bị hạn chế Việc đầu tư và dành tỷ lệ đầu tư lớn cho nông nghiệp và khu vực nông thôn có tác động tích cực đến giảm nghèo Ngoài việc tập trung đầu tư cho thủy lợi, các trục công nghiệp chính, chính sách đầu tư nếu chú trọng vào các ngành công nghiệp thu hút nhiều lao động gắn với khuyến khích kịp thời phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa sẽ tạo động lực tốt cho giảm nghèo Đối với các chính sách như tín dụng, trợ giá, trợ cước nếu chưa đủ mạnh và không đúng đối tượng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến

sự hành thình thị trường nông thôn, thị trường ở những vùng sâu, vùng xa Cùng với

đó, việc tập trung đầu tư vào phát triển giao thông, đường sá đến các vùng sâu, vùng

xa, vùng đói nghèo sẽ có tác động ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển kinh tế hàng hóa ở các địa phương, vùng miền

Hội nhập kinh tế quốc tế mở rộng cơ hội thu hút nguồn lực cho giảm nghèo song cũng làm trầm trọng thêm tình trạng nghèo đói Quá trình hội nhập quốc tế và khu vực một mặt đem lại những sự trợ giúp về tài chính trong XĐGN từ các thiết chế tài chính, tính dụng và chính phủ, các tổ chức phi chính phủ Những nguồn lực này cùng với các chương trình mang tính trợ giúp kỹ thuật, điều kiện kết cấu hạ tầng, nâng cao dân trí nếu được sử dụng tốt sẽ có vai trò hỗ trợ tích cực đối với giảm nghèo bền vững

Nguồn nhân lực là một yếu tố rất quan trọng đối với công tác giảm nghèo Để thực hiện đồng bộ, hiệu quả hệ thống các chương trình giảm nghèo rất cần có đội ngũ cán bộ có chuyên môn phù hợp, có tinh thần trách nhiệm cao, công việc phải được phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch tư trung ương tới cơ sở

Thứ ba, về công tác tổ chức triển khai thực hiện và kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các chương trình giảm nghèo: Thực tế cho thấy để giảm nghèo bền vững, cần tác động tới người nghèo bằng một hệ thống chính sách, chương trình đồng bộ có tính lồng ghép cao, như: Chương trình 135, Nghị quyết 30a của Chính

Trang 21

phủ có đã tác động tích cực, nhanh chóng đến những huyện nghèo, xã nghèo, hộ nghèo trong một khoảng thời gian ngắn, tạo tiền đề trong công cuộc giảm nghèo của các địa phương nói riêng cũng như cả nước nói chung Việc thực hiện đồng bộ các chính sách, chương trình, dự án giảmnghèo, tránh sự chồng chéo và việc thiết lập hệ thống chỉ tiêu, phương pháp đánh giá phù hợp cũng rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của công tác giảm nghèo Nhà nước với vai trò quản lý

vĩ mô, hoàn toàn có thể kiểm soát và đưa ra những chính sách tác động nhiều chiều đến giảm nghèo Tuy nhiên, cần có một hệ thống chính sách, chương trình, dự án vừa khuyến khích, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế gắn liền với giảm nghèo bền vững, hạn chế tối đa tình trạng tái nghèo vừa bảo đảm cho người nghèo và nhóm có thu nhập thấp được hưởng lợi nhiều hơn từ thành quả phát triển kinh tế Ngoài ra, còn có các yếu tố đặc thù địa phương ảnh hưởng đến quá trình giảm nghèo bền vững như:

Điều kiện tự nhiên:

- Vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp lên các nguồn lực của phát triển, như tín dụng, khoa học kỹ thuật và công nghệ, thị trường, lựa chọn địa điểm xây dựng cơ sở

hạ tầng cũng như phân bố các ngành và các hình thức tổ chức các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, ảnh hưởng sâu sắc tới sự hình thành, phát triển và phân bố các loại hình giao thông vận tải, đặc biệt phục vụ an ninh quốc phòng

- Đất đai: Theo các kết quả điều tra, thì thiếu đất canh tác hay đất đai khó làm

ăn cũng là nguyên nhân đáng kể dẫn đến cảnh túng thiếu của người dân.Vấn đề thiếu đất sản xuất lương thực (đặc biệt là đất lúa) ngày càng mang tính trầm trọng đồng thời dân số tăng nhanh trong khi đất nông nghiệp thì ngày càng bị thu hẹp làm cho rất nhiều hộ nông dân không đủ tiềm lực để phát triển Ở vùng biển không có đất trồng lúa, đây là nhân tố tác động trực tiếp đến các hộ nghèo, có thể được coi là một trong những yếu tố cơ bản làm cho những hộ này triền miên bị nghèo, đặc biệt

là sau sự cố môi trường biển

- Khí hậu và thời tiết: Điều kiện thiên nhiên ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân, đặc biệt ở những địa phương có khí hậu khắc nghiệt, thiên

Trang 22

tai (bão, lụt, hạn hán…) thường xuyên xảy ra Tác hại của thiên tai rất lớn, nó luôn

là kẻ thù đồng hành nghèo đói, dịch bệnh…nó có thể cướp đi tài sản, tính mạngcon người và hậu quả để lại là rất lớn không thể khôi phục lại được trong chốc lát mà phải trải qua nhiều năm

Điều kiện xã hội:

Dân số, mật độ dân số: Việc gia tăng dân số tự nhiên quá nhanh, quy mô dân

số lớn, tăng nhanh sẽ tạo sức ép lên nhiều mặt của đời sống xã hội, việc làm và chính sách hoạt động XĐGN Ngoài ra, khi các chi phí cho giáo dục, phúc lợi xã hội, y tế tăng lên sẽcản trở đến quá trình phát triển

- Lao động: Người lao động là lực lượng cơ bản của nền sản xuất xã hội Do

đó, sự phân bố dân cư và phân bố nguồn lao động nói riêng có ảnh hưởng rất lớn tới việc phát triển và phân bố sản xuất Họ còn là lực lượng chủ yếu tiêu thụ sản phẩm sản xuất ra của xã hội Việc cải thiện đời sống của nhân dân nâng cao sức mua của dân cư trong vùng cũng là nhân tố kích thích sự phát triển của các ngành sản xuất

- Văn hóa: có chức năng định hình các giá trị, chuẩn mực trong đời sống xã hội, chi phối các hành vi của mỗi người và toàn xã hội Với trình độ văn hoá thấp,

sẽ là rào cản đối với công cuộc giảm nghèo.Đói nghèo luôn là nỗi ám ảnh tư tưởng con người,từ đó sẽ nảy sinh các vấn đề xã hội, làm thay đổi nhân cách con người đi vào lối sống buông thả, tự ti, sùng bái những tư tưởng lạc hậu, mông lung dẫn đến đẩy lùi văn minh xã hội, văn hoá và nhân cách con người

- Tôn giáo, tín ngưỡngđã tồn tại từ lâu đời trong đời sống người dân Ảnh hưởng tích cực của các tôn giáo là ngoài việc truyền đạo đã đặc biệt chú trọng hơn đến việc hỗ trợ, giúp đỡ các tín đồ làm ăn phát triển kinh tế, thường xuyên có những hoạt động từ thiện hỗ trợ, giúp đỡ đồng bào trong những lúc hoạn nạn khó khăn, thiên tai lũ lụt…ít nhiều cũng góp phần cùng với chính quyền địa phương giải quyết những khó khăn cấp bách trước mắt về kinh tế cho đồng bào Bên cạnh đó, sự xuất hiện và xâm nhập của một số tôn giáo, đặc biệt là các tôn giáo xuất phát từ phương Tây vốn có những nét khác biệt với nền văn hoá, nét sinh hoạt tín ngưỡng truyền thống, dẫn đến hệ lụy là phá vỡ trật tự cộng đồng; nghiêm trọng hơn có thể gây chia

Trang 23

rẽ, phân hoá sâu sắc trong nội bộ nhân dân giữa người theo đạo với người không theo đạo Nếu như Tôn giáo bị lợi dụng thì sẽ làm ảnh hưởng xấu đến đời sống cũng như việc thực hiện các chính sách giảm nghèo của nhà nước, cũng như tiềm ẩn các nguy cơ đối với cộng đồng xã hội

- Dân tộc: Giảm nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn là nhiệm vụ quan trọng trong công cuộc xóa đói giảm nghèo

Với các thói quen, tập quán sản xuất cũ; những quan niệm lệch lạc, cùng với tư tưởng bảo thủ, cổ hủ, không chịu tiếp thu kiến thức, kinh nghiệm làm ăn mới cũng

là một trong những nguyên nhân khiến người nghèo, đồng bào dân tộc không thể vươn lên trong phát triển sản xuất, kinh doanh và thoát nghèo đồng thời tác động, ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự xã hội và làm kìm hãm tốc độ phát triển kinh tế - xã hội

Điều kiện kinh tế: Môi trường kinh tế không thuận lợi, cơ sở hạ tầng thấp kém nhưng không có thị trường, thị trường hoạt động yếu ớt hay thị trường không đầy đủ cũng ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng đói nghèo của các hộ gia đình Ngoài

ra, trong sản xuất trồng trọt, hệ thống kênh mương, cống đập, hệ thống tưới tiêu còn hạn chế (tạm bợ, xuống cấp…) tác động trực tiếp đến sản lượng năng suất cây trồng Cơ sở hạ tầng (như đường giao thông, điện, trường học, trạm y tế, bệnh viện, bưu điện, chợ huyện ), thị trường (lao động, vốn, hàng hoá) cũng là của sự chậm phát triển Đặc biệt là các nhóm dân tộc thiểu số càng có ít cơ hội tiếp cận với những dịch vụ trên ngân hàng Điều này có thể thấy rõ ở các vùng không có đường giao thông hoặc giao thông đi lại khó khăn thì hầu như chưa có thị trường

Trình độ học vấn và ý thức của người nghèo:

- Trình độ học vấn: Trình độ học vấn thấp ảnh hưởng đến quá trình nhận thức của một bộ phận người nghèo và làm hạn chế khả năng kiếm việc làm trong các khu vực khác, trong các ngành phi nông nghiệp, những công việc mang lại thu nhập cao

và ổn định Các khu công nghiệp, khu chế xuất và khu đô thị mới ngày càng phát triển ở khu vực ngoại thành là cơ hội cho người dân sống nơi đây nhưng đồng thời đây cũng là thách thức lớn đối với người nghèo, bởi lẽ do trình độ học vấn thấp họ

Trang 24

khó có thể tìm được việc làm tốt hơn Nếu tìm được chỗ làm cũng chỉ là lao động phổ thông, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động giảm nghèo bền vững

- Ý thức của một bộ phận người nghèo chưa cao, vẫn còn tư tưởng trông chờ,

ỷ lại vào Nhà nước và cấp trên nên việc thực hiện các chủ trương của Đảng, Nhà nước còn hạn chế; việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở còn mang tính hình thức, chưa phát huy nội lực trong nhân dân

Sự phát triển của khoa học và công nghệ: Khoa học và công nghệ nó trực tiếp tác động nâng cao năng suất lao động, giảm nhẹ cường độ lao động, giảm chi phí, giá thành sản xuất, giảm rõ rệt tỷ lệ tiêu hao vật chất, tăng tỷ lệ chất xám trong cấu tạosản phẩm… Khoa học và công nghệ luôn là lực lượng sản xuất số một, là động lực quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH

1.1.3 Khái niệm chính sách và thực hiện chinh sách về giảm nghèo bền vững

Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hóa, mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển của một hệ thống xã hội” (hệ thống xã hội được hiểu theo một ý nghĩa khái quát) Đó có thể là một quốc gia, một khu vực hành chính, một doanh nghiệp, một nhà trường

Cũng có một định nghĩa khác, “chính sách là chuỗi những hoạt động mà chính quyền chọn làm hay không làm với tính toán và chủ đích rõ ràng, có tác động đến người dân”

Như vậy, phân tích khái niệm “chính sách” thì thấy:

- Chính sách là do một chủ thể quyền lực hoặc chủ thể quản lý đưa ra;

- Chính sách được ban hành căn cứ vào đường lối chính trị chung và tình hình thực tế;

- Chính sách được ban hành bao giờ cũng nhắm đến một mục đích nhất định; nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó; chính sách được ban hành đều có sự tính toán và chủ đích rõ ràng

Trang 25

Thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững là sự tác động có tổ chức

và bằng quyền lực nhà nước tới các hoạt động giảm nghèo, như hoạt động ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về giảm nghèo; hoạch định và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án giảm nghèo; huy động mọi nguồn lực tài chính để đầu tư cho các chương trình dự án giảm nghèo; hoạt động thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo; tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Qua đó, góp phần giúp người nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát khỏi tình trạng nghèo và vươn lên thoát nghèo bền vững 1.1.4 Chủ thể thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững

Chủ thể để thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững là cơ quan nhà nước, được chia thành bốn cấp, thống nhất quản lý từ Trung ương đến địa phương, cụ thể:

- Cấp Trung ương: Chính phủ thống nhất quản lý chung, Bộ LĐ,TB&XH là cơ quan chủ trì thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững quốc gia, đồng thời phối hợp với các bộ ngành liên quan trong việc tổ chức, điều hành và thực hiện QLNN đối với hoạt động giảm nghèo bền vững

- UBND cấp tỉnh: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững tại địa phương; lập kế hoạch và lồng ghép các hoạt động giảm nghèo, phê duyệt các kế hoạch, dự án giảm nghèo thuộc thẩm quyền; huy động và quản lý kinh phí, điều phối và chỉ đạo thực hiện các hoạt động giảm nghèo tại địa phương với sự hỗ trợ, tham mưu của Sở LĐTB&XH, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban Dân tộc và các sở ban, ngành liên quan; chỉ đạo xây dựng và phê duyệt kế hoạch giảm nghèo hàng năm của huyện nghèo; hàng năm tổ chức giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo Chính phủ

- UBND cấp huyện: Chủ trì và phối hợp với Sở LĐ,TB&XH, căn cứ vào những văn bản của Chính phủ và UBND tỉnh để rà soát chính xác số hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm trên địa bàn; đánh giá đúng thực trạng đói nghèo của địa phương, phân tích rõ nguyên nhân nghèo đói của từng xã, thôn, từng hộ gia đình để

có giải pháp hỗ trợ hiệu quả; căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, cơ chế chính sách,

Trang 26

định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước để xây dựng đề án hỗ trợ giảm nghèo bền vững trên địa bàn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng bản đồ thông tin nghèo của địa phương để phân tích diễn biến nghèo, xác định những xã có tỉ lệ nghèo cao, những địa bàn trọng điểm nhằm tập trung nguồn lực đầu tư có hiệu quả; cùng với nguồn vốn của Trung ương, ngân sách tỉnh, các huyện, thành phố (trực thuộc tỉnh), thị xã cần tổ chức huy động các nguồn lực, vận động sự tham gia của các doanh nghiệp trên địa bàn để tổ chức thực hiện tốt hoạt động giảm nghèo bền vững

- UBND cấp xã: Là đầu mối thực hiện các kế hoạch, dự án giảm nghèo; huy động sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở vào việc thực hiện giảm nghèo; hàng năm, tiến hành rà soát, bình xét hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn, báo cáo cấp trên về thực trạng nghèo đói tại địa bàn

1.2 Nội dung thực hiện các chính sách về giảm nghèo bền vững

1.2.1 Chính sách của nhà nước

Chính sách của Nhà nước là định hướng hành động được nhà nước lựa chọn, phù hợp với đường lối chính trị để giải quyết những vấn đề chung của xã hội trong một thời kỳ nhất định Chính sách có vai trò to lớn trong hoạt động quản lý xã hội của nhà nước về tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội

Nếu chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương có tác dụng thúc đẩy sự phát triển KT-XHgóp phần thúc đẩy hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, làm giảm tỷ lệ hộ nghèo Ngược lại, sẽ phản tác dụng, tạo ra cản trở sự phát triển KT-

XH của địa phương, gây lãng phí nhân lực, tiền của cũng như làm cho người nghèo

đã khó khăn lại càng khó khăn hơn

Năng lực tổ chức, quản lý của chính quyền địa phương trong hoạt động giảm nghèo bền vững: thường bị bỏ qua và chậm đổi mới, thể hiện ở các mặt sau: Thứ nhất, tính chất và mức độ “hành chính quan liêu” trong các cấp đã ảnh hưởng đến giải quyết vấn đề đói nghèo, thực hiện những chủ trương, chính sách xóa đói, giảm nghèo trong thời gian qua biểu hiện ở các hoạt động:

- Cứu trợ dân nghèo trong các đợt thiên tai bão lụt ở một số nơi rất chậm trễ, làm diện đói nghèo kéo dài và lan rộng

Trang 27

- Việc xác định diện hộ nghèo theo quy định có những lệch lạc, dựa vào quan

hệ thân quen đưa vào diện nghèo những hộ không nằm trong tiêu chí nghèo, thậm chí bớt xén tiền bạc mà đáng lẽ hộ nghèo được hưởng (thường ở cấp chính quyền cơ

sở và huyện)

- Chất lượng xây dựng các luật kinh tế, xã hội còn thấp so với thực tiễn, nên

“dễ thông qua nhưng khó thi hành” ở cấp vĩ mô Quy trình làm luật hiện nay chỉ coi trọng mặt chính sách, giải trình nội dung chính sách hay luật mà không đòi hỏi giải trình về mặt kỹ thuật tổ chức thực hiện, nhất là về mặt thanh tra, kiểm soát Vì vậy

đã có những trường hợp bất khả thi, hoặc dễ “lách luật” và lạm dụng Đây là hạn chế của cấp vĩ mô

Thứ hai, tình trạng lãng phí ngày càng tăng trong quá trình triển khai các dự án kinh tế - xã hội, do chất lượng thấp trong xây dựng và thực hiện dự án, nên các dự

án không có khả năng hoàn vốn, rủi ro cao, thời gian thực hiện kéo dài

Tính chất hành chính quan liêu trong quản lý vĩ mô gây lãng phí ở tầm quốc gia còn do nôn nóng muốn làm tất cả, không có ưu tiên và bước đi phù hợp Cách làm nặng về số lượng không chỉ gây lãng phí lớn, mà còn để lại nhiều vấn nạn cả về kinh tế và xã hội

Thứ ba, tình trạng tham nhũng tác động không chỉ đến chất lượng và hiệu quả phát triển, mà còn trực tiếp đến đời sống nhân dân Hiện tượng tham nhũng xuất hiện cả trong lĩnh vực giáo dục, lĩnh vực y tế, thậm chí cả trong dự án xóa đói, giảm nghèo, cùng với những tác động tiêu cực của các dự án xây dựng, nhất là các dự án

sử dụng nhiều đất đai, làm cho vấn đề đói nghèo và ổn định xã hội khó giải quyết Trong thời gian qua, thực hiện Chương trình 135 cũng như hỗ trợ giải quyết đói nghèo đã góp phần giảm tỷ lệ nghèo, nhưng con số nghèo ở nông thôn và đô thị vẫn còn cao Nếu về mặt tổ chức, quản lý nhà nước không khắc phục tình trạng hành chính quan liêu, lãng phí, tham nhũng thì các mục tiêu giảm nghèo giai đoạn

2011 - 2020 khó có triển vọng

1.2.2 Chiến lược lập quy hoạch, kế hoạch để thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững

Trang 28

Xuất phát từ điều kiện thực tế nước ta hiện nay, xoá đói giảm nghèo về kinh tế

là điều kiện tiên quyết để xoá đói giảm nghèo về văn hóa, xã hội Vì vậy, phải tiến hànhthực hiện xoá đói giảm nghèo cho các hộ nông dân sinh sống ở vùng cao, vùng sâu, hải đảo và những vùng căn cứ kháng chiến cách mạng cũ, nhằm phá vỡ thế sản xuất tự cung, tự cấp, độc canh, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông nghiệp trên toàn quốc theo hướng sản xuất hàng hoá, phát triển công nghiệp nông thôn, mở rộng thị trường nông thôn, tạo việc làm tại chỗ, thu hút lao động ở nông thôn vào sản xuát tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp và dịch vụ là con đường cơ bản để xoá đói giảm nghèo ở nông thôn

Tiếp tục đổi mới nền kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá trên cơ sở nền kinh

tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước Đó là con đường để cho mọi người vượt qua đói nghèo, để nhà nước có thêm tiềm lực về kinh tế để chủ động xoá đói giảm nghèo Đây là sự thể hiện tư tưởng kinh tế của Hồ chủ tịch:"Giúp đỡ người vươn lên khá, ai khá vươn lên giàu, ai giàu thì vươn lên giàu thêm".Thực hiện thành công chương trình xoá đói giảm nghèo không chỉ đem lại ý nghĩa về mặt kinh tế là tạo thêm thu nhập chính đáng cho người nông dân ổn định cuộc sống lâu dài, là cơ sở

để cho sự tăng trưởng và phát triển một nền kinh tế bền vững, góp phần vào sự nghiệp đổi mới đất nước Ngoài ra còn có ý nghĩa to lớn về mặt chính trị xã hộilà nâng cao trình độ dân trí, chăm sóc tốt sức khoẻ nhân dân, từ đó giúp họ có thể tự mình vươn lên trong cuộc sống, hoà nhập hơn trong cuộc sống cộng đồng, xây dựng được các mối quan hệ xã hội lành mạnh, làm giảm khoảng cách giàu nghèo, ổn định tinh thần, có niềm tin vào bản thân, có lòng tin hơn nữa vào đường lối và chủ trương chính quyền địa phương Đồng thời hạn chế và xoá bỏ được các tệ nạn xã hội khác, bảo vệ môi trường sinh thái

Nếu như, không giải quyết thành công các nhiệm vụ và yêu cầu xoá đói giảm nghèo thì sẽ không chủ động giải quyết được xu hướng gia tăng phân hoá giàu nghèo, có nguy cơ đẩy tới phân hoá giai cấp với hậu quả là sự bần cùng hoá từ đó

đe doạ tình hình ổn định chính trị và xã hội làm chệch hướng XHCN của sự phát triển kinh tế - xã hội Không giải quyết thành công các chương trình xoá đói giảm

Trang 29

nghèo sẽ không thể thực hiện được công bằng và lành mạnh xã hội vànhư thế mục tiêu phát triển và phát triển bền vững sẽ không thể thực hiện được Không tập trung

nỗ lực, khả năng và điều kiện để xoá đói giảm nghèo sẽ không thể tạo được tiền đề

để khai thác và phát triển nguồn lực con người phục vụ cho sự nghiệp CNH-HĐH đất nước nhằm đưa nước ta đạt tới trình độ phát triển tương đương với quốc tế và khu vực, thoát khỏi nguy cơ lạc hậu và tụt hậu

Để giảm nghèo không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực, phấn đấu vươn lên của người nghèo, mà cả sự phối hợp giúp đỡ của toàn xã hội, bên cạnh đó cần sự định hướng,

hỗ trợ và đầu tư nguồn lực rất lớn của nhà nướcthông qua việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách, hỗ trợ về y tế, giáo dục, vốn… nhằm tác động để thúc đẩy sự vươn lên của các hộ nghèo, tạo điều kiện cho các hộ nghèo có thể tự sản xuất, phát triển kinh tế để thoát nghèo bền vững Nhà nước đóng vai trò là chủ thể của các chiến lược, chính sách, chương trình, dự án, kế hoạch, mục tiêu…thực hiện giảm nghèo bền vững Nhà nước tạo thuận lợi để người nghèo và cộng đồng nghèo tiếp cận được các cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh và hưởng thụ được từ thành quả tăng trưởng một cách nhanh nhất và ổn định lâu dài Như vậy, cho thấy sự cần thiết phải thực hiện các chính sách để giảm nghèo bền vững Trong giai đoạn 2011-2015, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam,

sự chỉ đạo thường xuyên, sát sao của Quốc hội, Chính phủ, với sự nỗ lực liên tục, không ngừng của các cấp, các ngành và toàn xã hội, mục tiêu giảm nghèo của Việt Nam đã thu được những kết quả quan trọng, tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 14,2% (năm 2010), xuống còn 4,25% (năm 2015); cơ sở hạ tầng thiết yếu ở các huyện nghèo, xã nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số được tăng cường, đời sống người dân không ngừng được cải thiện cả về sinh kế và tiếp cận các dịch vụ xã hội; thành tựu giảm nghèo của Việt Nam đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận

Tuy nhiên, công tác giảm nghèo còn nhiều khó khăn, thách thức, vẫn còn nhiều nơi tỷ lệ nghèo ở mức cao, lên tới 50%, cá biệt trên 60-70%; nghèo đói ở nước ta phân bố không đồng đều giữa các vùng miền và đối tượng; xu hướng rõ rệt tập trung ở vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng bãi ngang ven biển

Trang 30

và hải đảo và đối tượng là người dân tộc thiểu số (tỷ trọng hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm gần 50% tổng số hộ nghèo trong cả nước) Chính sách giảm nghèo còn chồng chéo, phân tán, thiếu tính hệ thống, nhiều chính sách chưa khuyến khích người nghèo tích cực vươn lên thoát nghèo; cơ chế phối hợp, chỉ đạo, điều hành ở các cấp còn nhiều hạn chế; chưa phát huy được vai trò tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc tham gia tổ chức các hoạt động giảm nghèo ở cơ sở; chưa khơi dậy được tiềm năng thế mạnh của địa phương, sự tham gia chủ động, tích cực, sáng tạo của người dân, của cộng đồng cùng nhau vươn lên thoát nghèo

Để khắc phục những hạn chế, tồn tại trên, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện và

tổ chức thực hiện hệ thống chính sách, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 Trên cơ sở đó nhằm tiếp tục đẩy mạnh thực hiện các chính sách, giải pháp giảm nghèo, phấn đấu hoàn thành trước thời hạn mục tiêu về giảm tỷ lệ hộ nghèo theo đúng Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII đã đề ra

1 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền và trong tầng lớp nhân dân về tiêu chí tiếp cận nghèo đa chiều, mục tiêu giảm nghèo bền vững, góp phần tạo được sự đồng thuận và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự đồng tâm, hiệp lực của toàn xã hội trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020; khơi dậy ý chí chủ động, vươn lên của người nghèo, tiếp nhận và sử dụng có hiệu quả chính sách và nguồn lực hỗ trợ của nhà nước, của cộng đồng để thoát nghèo, vươn lên khá giả; phát động phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”

2 Tăng cường và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp xã, huyện, đặc biệt là các xã nghèo, các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số Gắn kết thực hiện Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững với thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tăng cường phân cấp tạo cho cơ sở chủ động trong quá trình lập kế hoạch, điều hành quản lý các hoạt động của Chương trình

Trang 31

3 Tiếp tục đẩy nhanh rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách giảm nghèo, tích hợp chính sách thuộc các lĩnh vực bảo đảm đồng bộ, hiệu quả, dễ theo dõi, dễ thực hiện; trong đó tập trung vào 3 nhóm chính sách: Hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho hộ nghèo; hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo tiếp cận các dịch vụ xã hội

cơ bản, ưu tiên cho các dịch vụ gắn với tiêu chí nghèo đa chiều như y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin; phát triển hạ tầng các vùng khó khăn, vùng

có tỷ lệ hộ nghèo cao

4 Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, ưu tiên người nghèo vùng đồng bào dân tộc thiểu số thông qua hệ thống chính sách giảm nghèo hiện hành và Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững nhằm cải thiện việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng giai đoạn 2016-2020; từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch trong việc hưởng thụ dịch vụ công và phúc lợi xã hội, trong thu nhập và đời sống giữa thành thị và nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa

5 Đẩy mạnh hoạt động tín dụng ưu đãi và tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách tín dụng đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và các đối tượng chính sách khác gắn với chính sách khuyến công, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, chuyển giao KHKT và nhân rộng mô hình giảm nghèo một cách có hiệu quả

6 Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu tại các huyện nghèo, xã nghèo (xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, xã ĐBKK, xã biên giới, xã an toàn khu) và thôn, bản ĐBKK vùng dân tộc thiểu số và miền núi; áp dụng cơ chế đặc thù rút gọn đối với một số dựán đầu tư có quy mô nhỏ, kỹ thuật không phức tạp, Nhà nước chỉ hỗ trợ đầu tư một phần kinh phí, phần còn lại do nhân dân đóng góp, có sự tham gia giám sát của nhân dân; thực hiện cơ chế hỗ trợ trọn gói về tài chính, phân cấp, trao quyền cho địa phương, cơ sở, tăng cường sự tham gia của người dân trong suốt quá trình xây dựng và thực hiện chương trình Khuyến khích và mở rộng hoạt động tạo việc làm công cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và người dân trên địa bàn thông qua các dự án xây dựng cơ sở hạ

Trang 32

tầng, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo trên địa bàn; phát triển sản xuất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại các xã nghèo, xã ĐBKK vùng đồng bào dân tộc miền núi, xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, vùng nghèo;

7 Thực hiện đa dạng hóa nguồn vốn huy động để triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020, bảo đảm huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu đã được quy định; tăng cường huy động vốn

từ ngân sách địa phương và các nguồn huy động đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp và vận động tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng

8 Mở rộng hợp tác trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 với các tổ chức quốc tế, cả đa phương, song phương và các tổ chức phi chính phủ để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, đồng thời tranh thủ sự trợ giúp về kỹ thuật và nguồn lực để thực hiện thành công mục tiêu của Chương trình

9 Tăng cường công tác kiểm tra và giám sát, đánh giá và định kỳ báo cáo sơ kết, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình: các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; có cơ chế tạo điều kiện để các tổ chức đoàn thể nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện

1.2.3 Tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững

Tổ chức thực hiện chính sách về giảm nghèo bền vững mang những đặc điểm chung của hoạt động quản lý nhà nước như: đối tượng quản lý, chủ thể quản lý, khách thể quản lý, cơ chế của nhà nước tác động và mục tiêu quản lý, đó là:

- Thực hiện một chuổi các hoạt động giúp cho bộ phận dân cư thoát nghèo bền vững mà thực chất là các chủ thể tham gia vào các hoạt động đó như đội ngũ cán bộ công chức làm hoạt động giảm nghèo ở các cấp, bao gồm việc ban hành các chính sách, chương trình dự án giảm nghèo và tổ chức thực hiện các chính sách, chương trình dự án đó, tổ chức thanh tra kiểm tra và giám sát việc thực hiện các chương trình dự án giảm nghèo, các hoạt động xã hội hóa công cuộc giảm nghèo bền vững

Trang 33

- Tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo là các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương Ở cấp huyện, cơ quan thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững chính là:

Hội đồng nhân dân: HĐND huyện là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, Hội đồng nhân dân quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước

UBND huyện: Chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của

cơ quan nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp nhằm bảo đảm thực hiện chủ trương, biện pháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn

Về nguyên tắc, thực hiện các hoạt động giảm nghèo bền vững cần hướng đến tất cả các hoạt động mang lại lợi ích thiết thực cho người nghèo, góp phần nâng cao năng lực XĐGN để họ vươn lên thoát nghèo bền vững

Về phương pháp, nhà nước điều chỉnh các hoạt động giúp bộ phận dân cư giảm nghèo bền vững dựa trên các nhóm phương pháp cơ bản như: phương pháp tổ chức - hành chính, phương pháp tâm lý - giáo dục, phương pháp kinh tế (với các đòn bẩy như lãi suất, thu nhập…)

Về công cụ, sử dụng công cụ chủ yếu là pháp luật hay chính là bằng cơ chế chính sách, bằng hoạt động của hệ thống tổ chức bộ máy quản lý từ trung ương đến địa phương

- Mục tiêu chung của việc thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững là giúp cho người nghèo nâng cao mức sống, từng bước thoát nghèo bền vững, từ đó thu hẹp khoảng cách về trình đội phát triển giữa các vùng, địa bàn và giữa các dân tộc, nhóm dân cư, góp phần ổn định và phát triển kinh tế, xã hội đất nước

1.2.4.Các văn bản để thực hiện các chính sách giảm nghèo nghèo bền vững

Để thực hiện mục tiêu giảm nghèo, đặc biệt là những vùng có điều kiện kinh tế

- xã hội ĐBKK, tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận thuận lợi các dịch vụ sản

Trang 34

xuất, y tế, giáo dục, nhà ở , Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách, pháp luật về giảm nghèo, ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, bố trí ngân sách, các chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, y tế, giáo dục, dạy nghề, nhà ở trong Luật Giáo dục, Luật Bảo hiểm y

tế, Luật Khám bệnh - Chữa bệnh, Luật Việc làm, Luật Đất đai, Luật Ngân sách, Luật Trợ giúp pháp lý nhằm tác động đa chiều mọi mặt đời sống của người nghèo Nhà nước đã bản hành các văn bản, như: Quyết định số 59/2015/QĐ-CP ngày 19/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều

áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 100/2015/QH13 ngày 12/11/2015 của Quốc hội phê duyệt Chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016-2020; Thông tư 17/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28/6/2016 của Bộ LĐ,TB&XH về hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hàng năm theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; Nghị quyết số 661/NQ-UBTVQH13 ngày 04/9/2013 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện kế hoạch giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo giai đoạn 2005-2012; Chỉ thị số 04/2008/CT-TTg ngày 25/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ

về việc tăng cường các chương trình giảm nghèo; Nghị quyết 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020…

1.2.5 Thanh tra, kiểm tra đối với công tác giảm nghèo

Một số nội dung liên quan đến hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo gồm:

+ Xây dựng khung và hệ thống chỉ tiêu giám sát, đánh giá chính sách giảm nghèo; tài liệu hướng dẫn và tổ chức tập huấn về thiết lập, cập nhật, khai thác thông tin theo dõi, giám sát giảm nghèo cho cán bộ quản lý các cấp;

+ Tổ chức theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo hằng năm ở các cấp; đánh giá giữa kỳ Chương trình;

+ Thiết lập cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu về giảm nghèo ở cấp trung ương, tỉnh và huyện; nâng cao năng lực vận hành hệ thống giám sát, đánh giá

và cập nhật thông tin về giảm nghèo

Trang 35

Mục đích của hoạt động kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện chiến lược, dự

án chính sách giảm nghèo bao gồm 4 nội dung chính, gồm: việc chấp hành chính sách, pháp luật về giảm nghèo; công tác chỉ đạo, điều hành, quản lý, huy động và sử dụng nguồn vốn; việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo, tác động của các chính sách giảm nghèo đối với đời sống của người nghèo và sự phát triển kinh tế - xã hội; nhìn nhận các hạn chế, bất cập trong các chính sách giảm nghèo để kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời

1.2.6 Bộ máy quản lý để thực hiện giảm nghèo bền vững

Trong định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 - 2020, Chính phủ đã quy định và hướng dẫn thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp; phân công, phân cấp QLNN về giảm nghèo

Bộ máy riêng chuyên trách làm công tác giảm nghèo không có bộ phận chuyên trách mà là của cả hệ thống chính trị cùng phối hợp thực hiện, trong đó ngành Lao động - Thương binh và Xã hộiđược giao là cơ quan thường trực về giảm nghèo làm nhiệm vụ điều phối, tham mưu cho Ban chỉ đạo các cấp, tổ chức hoạt động về truyền thông, nâng cao năng lực, đặc biệt là rà soát đánh giá hiệu quả của chương trình

Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo được quản lý và vận hành theo Quyết định số 42/2002/QĐ-TTg ngày 19/3/2002 của TTCP về quản lý và điều hành các chương trình MTQG; Quyết định số 135/2009/QĐ-TTg ngày 04/11/2009 của TTgCP về quy chế quản lý, điều hành thực hiện các chương trình MTQG; Nghị quyết 80/NQ-CP ngày 19/5/2001 của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đếm năm 2020, cụ thể:

Ban chỉ đạo Trung ương về Chương trình giảm nghèo do một Phó thủ tướng làm Trưởng ban, Phó Trưởng ban Thường trực là Bộ trưởng Bộ LĐ,TB&XH, thành viên là lãnh đạo các bộ, ngành trung ương có liên quan.Bộ LĐ,TB&XH vừa là cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo chương trình giảm nghèo, giúp Thủ tướng chính phủ thống nhất chỉ đạo công tác giảm nghèo; vừa phải thực hiện một số chính sách

Trang 36

đối với người nghèo theo lĩnh vực Bộ đảm nhiệm (dạy nghề, tạo việc làm, xuất khẩu lao động)

Thành lập Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo để giúp việc cho Ban chỉ đạo, đặt tại Bộ LĐ,TB&XH Các Bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Giao thông - Vận tải, Y tế, Nội vụ, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tư pháp, Xây dựng, Bộ Quốc phòng, Ủy ban Dân tộc và Ngân hàng Nhà nước và các Bộ, ngành có liên quan khác có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng, trình ban hành các cơ chế, chính sách theo chức năng, nhiệm vụ quản lý của mình để hỗ trợ giảm nghèo

Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam và các tổ chức thành viên có vai trò tổ chức, động viên các đoàn viên, hội viên tích cực tham gia thực hiện và giám sát các nội dung của chương trình giảm nghèo

UBND cấp tỉnh và cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành, tổ chức triển khai thực hiện chính sách giảm nghèo tại địa phương; thành lập Ban chỉ đạo giảm nghèo cấp tỉnh, cấp huyện tham mưu cho UBND cùng cấp thực thi nhiệm vụ QLNN

về giảm nghèo tại địa phương Các ngành có liên quan:Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn… có trách nhiệm phối hợp thực hiện QLNN về giảm nghèo tại địa phương

Tương tự ở trung ương, MTTQ cấp tỉnh/huyện/xã và các tổ chức thành viên có vai trò vận động làm chuyển biến nhận thức, hành động đến từng hội viên và nhân dân; huy động nguồn lực, chuyển giao khoa học công nghệ; hướng dẫn cách làm ăn cho người nghèo, bảo lãnh vay vốn, trao đổi kinh nghiệm làm ăn, giám sát các nội dung của chương trình giảm nghèo trên địa bàn

1.3 Kinh nghiệm thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững một số địa phương

1.3.1 Kinh nghiệm của Hà Tĩnh về xây dựng mô hình xóa đói giảm nghèo

Hà Tĩnh - nằm ở khu vực Bắc Trung Bộ - là một tỉnh nghèo Để thực hiện công tác XĐGN, tỉnh cho xây dựng các mô hình, chỉ đạo điểm ở cấp xã để rút kinh

Trang 37

nghiệ triển khai cho các huyện và toàn tỉnh Trước hết, Hà Tĩnh đã phân chia và đi sâu nghiên cứu đặc điểm của từng vùng sinh thái khác nhau, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp XĐGN phù hợp Ví dụ, huyện Thạch Hà với 44 ngàn ha đất tự nhiên nhưng được chia làm 5 vùng kinh tế, sinh thái

Các xã vùng 1 (vùng biển bãi ngang): Cứ 10 xã thì 5 xã nghèo, đông dân nhưng ít đất, hầu như không có công trình thủy lợi,

Các xã vùng Bắc Hà: Thủy lợi khó khăn, đất đai khô cằn, ngành nghề, dịch vụ chưa phát triển Đây là vùng rất khó khăn cho hộ nghèo vươn lên

Các xã vùng cửa biển: Tuy không có công thủy lợi, dân dông, đất cát, đất bạc màu nhưng làm nghề biển và phát triển được các ngành nghề dịch vụ nên kinh tế và mức sống khá hơn hai vùng đã nêu trên

Các xã vùng núi phía Tây huyện: Đất nông nghiệp nhiều nhưng là những xã mới hình thành nên thiếu thốn về kết cấu KT-XH Tỷ lệ nghèo cao, cứ 2 xã tỷ lệ nghèo đói chiếm trên 40% số hộ

Các xã vùng trung tâm huyện: Có truyền thống thâm canh lúa nước, thuận tiện

về giao thông, thủy lợi nhưng bình quân đất nông nghiệp cho một nhân khẩu thấp lại độc canh nên cũng gặp không ít khó khăn trong XĐGN

Như vậy, với mỗi một vùng sinh thái khác nhau thì nghèo đói vừa có điểm chung, vừa có tính đặc thù riêng của từng địa bàn cụ thể Do đó, các giải pháp XĐGN áp dụng cho từng vùng vừa có điểm giống nhau vừa có điểm khác biệt Một

mô hình XĐGN có hiệu quả ở xã Kỳ Thọlà một ví dụ minh chứng Xã Kỳ Thọ, huyện Kỳ Anh là xã nghèo của tỉnh Hà Tĩnh Đây là xã thuần nông nhưng đất đai bị nhiễm mặn nên đời sống nhân dân rất khó khăn Để XĐGN, xã tập trung đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng như: Xây dựng đê ngăn mặn, xây dựng trạm biến thế điện

200 KVA, nâng cấp hệ thống kênh mương thủy lợi, làm đường trục chính…Đồng thời các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng dân cư cùng nhau chung sức giúp các hộ nghèo vươn lên Nhờ đó, chỉ trong 2 năm (1997-1999) lương thực bình quân đầu người từ 408 kg đên 477 kg, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 43% xuống còn 22,2%, số

Trang 38

hộ khá, hộ giàu từ 129 hộ tăng lên 242 hộ…Mô hình XĐGN ở xã Kỳ Thọ thành công là bài học quý báu cho các xã, huyện và tỉnh, thành khác

1.3.2 Kinh nghiệm của Nghệ An trong thực hiện xóa đói giảm nghèo Với diện tích 16.490,25 km2, lớn nhất cả nước, dân số hơn 3,1 triệu người, tỉnh Nghệ An có 89 xã thuộc diện ĐBKK ở 10 huyện miền núi Thành tựu của Nghệ

An là đã giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 37,35% năm 2006 còn 26,78% năm 2012; sau đó bình quân giảm hàng năm (2012-2015) từ 2,5 - 3%; các huyện, các xã nghèo giảm bình quân từ 4 - 5%/năm Từ năm 2009 đến nay, tỉnh Nghệ An đã thực hiện một số

mô hình giảm nghèo như: Năm 2009, thực hiện mô hình chăn nuôi bò cái lai Sind cho 135 hộ ở 6 huyện với mức đầu tư của nhà nước là 860 triệu đồng Dự án nhân rộng mô hình trồng chè Tuyết Shan tại huyện Kỳ Sơn với diện tích 10 ha/24 hộ, với tổng mức hỗ trợ của nhà nước là 90 triệu đồng Năm 2010, tiếp tục thực hiện nhân rộng mô hình chăn nuôi bò cái laisind với tổng mức đầu tư hỗ trợ của nhà nước là

600 triệu đồng, năm 2012: 1,3 tỷ đồng Năm 2014, dự án nhân rộng mô hình chăn nuôi gà ác được triển khai mức đầu tư của nhà nước là 400 triệu đồng Năm 2015, tiếp tục dự án nhân rộng mô hình chăn nuôi bò laisind sinh sản với mức đầu tư gần

500 triệu đồng

Về cách tổ chức thực hiện: Nghệ An đã lồng ghép các chương trình, dự án của trung ương với địa phương một cách linh hoạt Đó là việc triển khai các Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững; Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng; Chương trình 135 giai đoạn

II về các chương trình mục tiêu quốc gia, các dự án xóa đói giảm nghèo trên các địa bàn… Sở LĐ,TB&XH tỉnh Nghệ An phối hợp với Chi cục Phát triển nông thôn và các ngành chức năng của tỉnh thành lập đoàn kiểm tra khảo sát địa điểm đầu tư xây dựng mô hình, phân bổ kinh phí, lập dự toán trình Sở LĐ,TB&XH thẩm định Xác định số lượng các hộ tham gia dự án, địa phương tham gia dự án; tiến hành bình xét công khai Thôn, bản lập danh sách hộ nghèo, có xác nhận của UBND xã và xác nhận hộ nghèo của các cấp có thẩm quyền Triển khai tập huấn kỹ thuật chăn nuôi

và các biện pháp phòng trừ dịch bệnh Hướng dẫn các hộ từng bước thực hiện dự

Trang 39

án, tổ chức kiểm tra, nghiệm thu, tổng kết đánh giá kết quả xây dựng mô hình Hiệu quả thành công mô hình chăn nuôi bò laisind và bò địa phương sinh sản ở Nghệ An

đã tạo điều kiện cho các hộ nghèo tăng thu nhập, tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật làm thay đổi dần từ tập quán chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi tập trung, sản xuất có tính chất hàng hóa rõ rệt Số hộ nghèo và tỷ lệ hộ nghèo ở miền Tây Nghệ

An đã giảm đi đáng kể Năm 2006, toàn miền có 84.705 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 37,35%, đến cuối năm 2012 còn 73.068 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 26,78% [2] Tuy nhiên, số hộ nghèo, tỷ lệ đói nghèo và tái nghèo ở miền Tây Nghệ An còn cao so với các huyện khác trong tỉnh Mỗi năm, miền Tây Nghệ An có trên 20.000 hộ tái nghèo Điển hình các huyện có số hộ nghèo và tỷ lệ hộ đói nghèo còn cao như Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương, Kỳ Sơn… Các hộ nghèo đa số ở vùng sâu, vùng

xa, vùng dân tộc thiểu số nên trình độ thấp, tập quán sản xuất, chăn nuôi tự do từ lâu đời… nên rất hạn chế trong sản xuất, chăn nuôi đúng kỹ thuật Ngoài ra, do thị trường trượt giá nên khi lập kế hoạch, dự toán và thực hiện thường có việc tăng giá phátsinh

Từ thực tiễn trên, mộtsố kinh nghiệm rút ra trong thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo của Nghệ An là:

- Một là, việc xóa đói, giảm nghèo cần được sự quan tâm, chỉ đạo sátsao của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị như Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh, Hội nông dân ở các cấp, sự đồng thuận của nhân dân, nhất là các hộ nghèo tham gia thực hiện và triển khai các chương trình,

dự án

- Hai là, trong quá trình thực hiện các mô hình tại các địa phương cần khảo sát, lấy ý kiến của nhân dân trong vùng về việc lựa chọn các phương án, các mô hình cây, con giống, kỹ thuật…phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế của các hộ nghèo

- Ba là, chú ý khi lựa chọn các hộ nghèo tham gia dự án phải là các hộ nghèo,

có lao động, có các điều kiện về đất đai, kinh tế phù hợp với việc sản xuất, nuôi trồng cây, con giống Các đoàn thể và tổ chức liên quan cần có sự kiểm tra trong

Trang 40

việc đảm bảo kỹ thuật chăn nuôi; kịp thời giúp đỡ, giải quyết những vướng mắc của người dân

- Bốn là, có sự phối hợp giữa chính quyền địa phương và đối tượng tham gia

dự án bằng quy chế trách nhiệm Chính quyền xã quản lý, giám sát chặt chẽ, bình xét chính xác, công khai đảm bảo giảm nghèo bền vững, nhất là các sở ngành liên quan.(Nguồn báo lý luận và truyền thông - số tháng 6-2016)

1.3.3 Kinh nghiệm rút ra cho hoạt động thực hiện giảm nghèo ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình

Qua phân tích một số kinh nghiệm nói trên, có thể rút ra cho Quảng Ninh những bài học sau:

Giảm nghèo bền vững phải luôn được coi là mục tiêu xuyên suốt trong chiến lược phát triển, là một bộ phận quan trọng trong kế hoạch kinh tế - xã hội hàng năm,

5 năm của tỉnh Chính quyền địa phương, ngoài nhiệm vụ đầu tư phát triển chung, còn có trách nhiệm tích cực hỗ trợ đầu tư giảm hộ nghèo Điều này đòi hỏi phải đề

ra cơ chế, chính sách giảm nghèo một cách rõ ràng, cụ thể và có tính khả thi đối với từng vùng, phù hợp với các nhóm đối tượng nghèo

Phải tiến hành điều tra chính xác để xây dựng được một cơ sở dữ liệu đầy đủ, chính xác, với những phân tích có căn cứ khoa học, thực tiễn của những vùng có

hộ nghèo khác nhau Từ đó có kết luận chính xác về quy mô, tính chất, mức độ nghèo nguyên nhân nghèo của từng vùng Đây là cơ sở đề ra những chính sách, biện pháp khắc phục cụ thể, vừa là thước “đo đếm” đánh giá kết quả đạt được, định ra phương hướng, giải pháp hành động tiến trình thực hiện giảm nghèo Phải thấy rõ vấn đề giảm nghèo là một nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và lâu dài của cấp ủy, chính quyền huyện Nó liên quan đến nhiều mục tiêu về kinh tế, chính trị, xã hội, liên quan đến hoạt động các ngành và các cấp Vì vậy, để đạt được hiệu quả giảm nghèo ở huyện phải có sự phối hợp tích cực và đồng bộ của các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức hội, đoàn thể quần chúng; đồng thời phải có sự lồng ghép tất cả các hoạt động, các chương trình, dự án đầu tư với mục tiêu giảm nghèo

Ngày đăng: 07/03/2018, 21:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w