1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

NGHIÊN CỨU VỀ CÂY XẠ CAN ĐỒ ÁN PBL VỀ DƯỢC LIỆU

26 1,5K 13

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 1,2 MB

Nội dung

Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết n-hexane rễ cây rẻ quạt 20... Sau nhiều năm sử dụng, một số thuốc có nguồn gốc tổng hợp đã bộc lộ nhiều nhược điểm như gây tai biến

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN

ĐỒ ÁN PBL VỀ DƯỢC LIỆU

NGHIÊN CỨU VỀ CÂY XẠ CAN

(Belamcanda chinensis (L) DC.)

Trang 2

MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC BẢNG, HÌNH

ĐẶT VẤN ĐỀ 6

1 TỔNG QUAN 7

1.1 Về thực vật 7

1.1.1 Mô tả đặc điểm thực vật .7

1.1.2 Đặc điểm phân bố 8

1.2 Bộ phận dùng và thành phần hóa học 8

1.3 Tác dụng và công dụng 8

2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9

2.1 Đối tượng nghiên cứu 9

2.2 Địa điểm thu hái 9

2.3 Phương pháp nghiên cứu 9

2.3.1 Nghiên cứu về thực vật 9

2.3.2 Nghiên cứu thành phần hóa học .11

2.4 Phương pháp thử tác dụng sinh học .13

3 KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT 13

3.1 Nghiên Cứu về thực vật 13

3.1.1 Đặc điểm hình thái của cây 13

3.1.2 Đặc điểm dược liệu 17

3.2 Nghiên cứu thành phần hóa học .17

3.3 Tác dụng dược lý 20

4 DỰ KIẾN DẠNG BÀO CHẾ ( Mô tả quy trình sản xuất) 21

4.1 Dược liệu sấy khô

5 DỰ KIẾN BAO BÌ ĐÓNG GÓI .21

(Có mẫu thiết kế bao bì ) 6 XÂY DỰNG CÁC CHIẾN LƯỢC ĐỂ BÁN SẢN PHẨM 22

Trang 3

KẾT LUẬN

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Ghi chú:

- Nộp bản word trước khi báo cáo bằng slide

- Thời gian: 20-30 phút cho một bài báo cáo( khuyến khích nhiều thành viêntrong nhóm cùng báo cáo )

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

GC – MS: Sắc ký khí ghép khối phổ

LD50: Liều lượng chất độc gây chết cho một nửa (50%) số cá thể dùng trong nghiên cứu

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Tổng quan về cây xạ can 7 Hình 1.2 Thân rể cây xạ can 8 Hình 2.1 Cây xạ can 10 Hình 2.2 Bộ chiết Soxhlet 12 Hình 3.1 Vi phẫn thân rể bẹ 14 Hình 3.2 Vi phẫu biểu bì lá 14 Hình 3.3 Vi phẫu phiến lá 14

Hình 3.5 Vi phẫu hạt phấn 15 Hình 3.6 Vi phẫu bầu nhụy 15 Hình 3.7 Hoa đồ của hoa xạ can 16 Hình 3.8 Vi phẫu thân rể 16 Hình 3.9 Thân rể cây xạ can 17 Hình 4.1 Dược liệu thân rể Xạ Can 21

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của thời gian chiết đến khối

lượng sản phẩm chiết đối với dung môi n-hexane

19

Bảng 3.2 Kết quả định danh thành phần hóa học trong dịch chiết

n-hexane rễ cây rẻ quạt

20

Trang 6

ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong những năm gần đây, xu hướng ở Việt Nam cũng như trên thế giới, con người ngày càng thích những thuốc có nguồn gốc từ thiên nhiên Sau nhiều năm sử dụng, một số thuốc có nguồn gốc tổng hợp đã bộc lộ nhiều nhược điểm như gây tai biến cho người sử dụng, để lại nhiều tác dụng phụ, Thế nhưng với những thuốc nguồn gốc thiên nhiên lại hạn chế được những nhược điểm này và nhiều thuốc có hoạt tính sinh học cao được ứng dụng làm thuốc chữa bệnh được các nhà khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu

Việt Nam là đất nước khí hậu nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao, là điều kiện thuận lợi để phát triển nhiều hệ thực vật mà quan trọng hơn cả là các cây thuốc chữa bệnh Một trong số đó là cây rẻ quạt Cây rẻ quạt có lẽ là một loại cây quen thuộc, rải rác ở nhiều tỉnh thành Việt Nam như Lào Cai, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Hà Nội,Hòa Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế,TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ

Nếu như những nhóm thuốc có nguồn gốc tổng hợp thường dùng để trị ho long đờm là codein, dextromethorphan, bromhexin, lại gây ra nhiều tác dụng phụ như gây nghiện, buồn nôn, loét dạ dày tá tràng , và phải sử dụng phối hợp với nhau Thì ngược lại để trị ho long đờm, kháng viêm, người ta có thể dùng cây rẻ quạt và những chất chiết xuất từ cây rẻ quạt Trong Y học Cổ Truyền Việt Nam, ngoài công dụng trị ho, long đờm, kháng viêm, thì thân rễ của cây rẻ quạt còn được dùng

để trị viêm họng, sưng đau trong tai, sưng amydal,sưng vú, tắc tia sữa, đau bụng kinh, đắp, vết thương và trị đau răng

Tercoridin là hoạt chất được chiết từ cây rẻ quạt được nghiên cứu cho thấy có nhiều hoạt tính: kháng viêm mạnh, chống oxy hóa tốt,ức chế phát triển của u ác tính và tác dụng estrogen

Từ những công dụng đáng quý của cây rẻ quạt lại gần gũi và dễ tìm với con người thì trong bài nghiên cứu này, nhóm em xin được trình bày những kiến thức

và nghiên cứu mà chúng em tìm hiểu, thu thập được về cây Rẻ quạt ở phần dưới dây

Trang 7

Chi: Chi Belamcanda

Tên khác: Cây rẻ quạt, Lưỡi đồng

Tên khoa học: Belamcanda chinensis (L.) DC

Cây thảo sống dai Thân rể mọc bò Thân nhỏ mang lá mọc thẳng đứng, dài tới 1m Lá hình ngọn giáo dài, hơi có bẹ, mọc xen kẽ thành 2 vòng (lá xếp 2 dãy); gân

lá song song Cụm hoa có cuống dài 20-40cm Hoa có cuốn, bao hoa có 6 mảnh màu vàng da cam có đốm tía Quả nang hình trứng, chứa nhiều hạt nhỏ hình cầu, màu xanh đen, bóng [1]

Hình 1.1 Tổng quan về cây xạ can

Trang 8

1.2 Bộ phận dùng và thành phần hóa học

Bộ phận dùng: Thân rể - Rhizoma belamcanda chinensis

Thành phần hóa học: belamcandin, tectoridin, iridin, shekanin.[1]

Hình 1.2 Thân rể cây xạ can

1.3 Tác dụng và công dụng

Cây rẻ quạt thường được gây trồng để làm cảnh và làm thuốc

Theo tài liệu cổ, xạ can có vị đắng, tính hàn, hơi độc, vào hai kinh can và phế

Có tác dụng thanh hỏa, giải độc, tán huyết, tiêu đờm Dùng chữa yết hầu sưng đau, đờm nghẽn ở cổ họng Phàm người tỳ vị hư hàn không dùng được

Xạ can còn là một vị thuốc dùng trong phạm vi nhân dân

Chủ yếu làm thuốc chữa viêm cổ họng, vùng amiđan bị sưng mủ, đau cổ Nói chung xạ can được coi là một vị thuốc quý chữa mọi bệnh về cổ họng

Ngoài ra còn là một vị thuốc chữa sốt, đại tiểu tiện không thông, sưng vú tắc tia sữa, chữa kinh nguyệt đau đớn, thuốc lọc máu Có nơi còn dùng chữa rắn cắn: Nhai nuốt lấy nước, bã đắp lên nơi rắn cắn [2]

Trang 9

Nhuận tràng lợi tiêu hóa Vì vậy thường dùng rẻ quạt để trị viêm họng sưng đau, ho nhiều đờm rãi, kết đàm hạch; trong tai đau nhức, sưng amidan, sưng vú, tắc sữa; đại tiện không thông; đau bụng khi thấy kinh Dùng ngoài trị vết thương trẹo chân, rắn cắn, đắp vết thương và trị đau răng.[1]

Trong thí nghiệm in vitro, cao cồn thân rễ có tác dụng ức chế các chủng vi khuẩn: liên cầu tan máu, trực khuẩn ho gà, Bacillus subtilis và có tác dụng yếu đối với tụ cầu vàng, Shigella dysenteriae Thanh nhiệt giải độc, hoá đàm bình suyễn Theo Đông Y có vị đắng, tính hàn, thanh nhiệt giải độc, tán kết tiêu viêm, chỉ khái hóa đàm

2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Rể cây Xạ can hay Rẻ quạt - belamcanda chinensis (L) DC thuộc họ La dơn -

Iridaceae

2.2 Địa điểm thu hái

Vườn thuốc Nam của trường Đại Học Duy Tân tại Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu, Tp Đà Nẵng

Thời gian thu hái: 9h00 ngày 9 tháng 1 năm 2018

Thời gian nghiên cứu: 45 ngày

2.3 Phương pháp nghiên cứu

2.3.1 Nghiên cứu về thực vật

- Phương pháp hình thái (Morphology)

Là phương pháp dựa vào đặc điểm bên ngoài của cơ quan dinh dưỡng và sinh sản của thực vật Trong phân loại, nghiên cứu cơ quan sinh sản là không thể thiếu vì đặc điểm của nó liên quan chặt chẽ với bộ mã di truyền và ít biến đổi theo điều kiện môi trường sống Việc so sánh các đặc điểm, hình thái trong phân loại gọi là

so sánh hình thái [3]

Trang 10

Hình 2.1 Cây xạ can

- Phương pháp giải phẫu (Anatomy)

Là phương pháp dựa vào các đặc điểm cấu tạo bên trong của tế bào, mô và các cơ quan của cây cỏ Việc nghiên cứu các đặc điểm giải phẫu có thể xác lập được mối

quan hệ họ hàng gần gũi giữa các họ như họ Trám (Burseraceae), họ Cam (Rutaceae), họ Thanh thất (Simaroubaceae) và họ Xoan (Meliaceae), hay bậc phân

loại thấp hơn như xác lập các tiêu chuẩn phân loại cho các chi, loài trong một họ Việc so sánh các đặc điểm giải phẫu trong phân loại gọi là So sánh giải phẫu Phương pháp này cần có sự hỗ trợ đắc lực của các dụng cụ quang học như kính lúp, kính hiển vi, kính hiển vi điện tử.[3]

Tiến hành làm tiêu bản bẹ lá và phiến lá:

 chọn lá còn nguyên vẹn, chọn những lá không già quá nhưng cũng không non quá

Trang 11

 Cắt tiêu bản: dùng lưỡi dao cạo cắt thành những lát mỏng Các lát cắt sau đó được ngâm ngay vào đĩa petri đã có sẵn nước cất

 Tẩy mẫu bằng dung dịch Cloramin B trong thời gian ít nhất là 30 phút Rửa sạch Cloramin 3 lần bằng nước cất Ngâm mẫu trong acid acetic trong 15 phút Rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất

 Nhuộm màu xanh bằng dung dịch xanh Methylen Thời gian từ 5-30 giây Rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất Nhuộm màu đỏ bằng cách ngâm mẫu vào dung dịch đỏ Carmin khoảng 30 phút Rửa sạch mẫu 3 lần bằng nước cất

 Lên tiêu bản: Nhỏ vào giữa phiến kính 1 giọt nước là môi trường quan sát, dùng kim mũi mác đặt vi phẫu cần quan sát vào giọt chất lỏng Đậy lá kính lại (chú ý không để lẫn bọt khí dưới lá kính)

 Quan sát bằng kính hiển vi

Làm vi phẫu hạt phấn: lấy 1 lam kính nhỏ 1 giọt nước làm dung môi, dùng mũi mác lấy hạt phấn ( chọn hạt phấn đậm màu), rồi lấy lamen nhẹ nhàng nghiêng góc

45 độ đậy lên lam kính Dùng kính hiển vi quan sát

Quan sát bầu nhụy: dùng dao cắt ngang bầu nhụy và quan sát

Phân bố, sinh học và sinh thái: Cây ưa sáng và có khả năng chịu hạn tốt, sinh trưởng và phát triển mạnh trong mùa mưa ẩm (ở miền Nam) và mùa xuân hè (ở các tỉnh phía Bắc) Cây trồng trên 1 năm tuổi mới có khả năng ra hoa quả Xạ can có sức sống dai, tái sinh dinh dưỡng khỏe từ các phần của thân rễ và từ hạt

2.3.2 Nghiên cứu thành phần hóa học

2.3.2.1 Phương pháp chiết tách các thành phần hóa học từ rể cây rẻ quạt với các dung môi n-Hexan bằng phương pháp Soxhlet

Phương pháp chiết soxhlet: dược liệu được cho vào một ống giấy lọc rồi đặt vào ngăn chiết dung môi mới được cho vào bình cầu và đun hồi lưu Dung môi bóc hơi lên được ngưng tụ xuống ngăn chiết và khi tràn sẽ chảy qua ống xi phông xuống bình cầu bên dưới, mang theo các chất hòa tan từ dược liệu ở bình cất, chất tan được giữ lại, dung môi bốc hơi lên được ngưng tụ xuống bình chiết

và đi qua lớp dược liệu để hòa tan các chất tan còn lại cứ như vậy cho đến khi dược liệu được chiết kiệt

Trang 12

Hình 2.2 Bộ chiết Soxhlet Khảo sát thời gian chiết tốt nhất đối với bột rễ cây rẻ quạt:

Sử dụng phương pháp chiết soxhlet với lượng bột rễ cây rẻ quạt khoảng 10g, với dung môi ở nhiệt độ sôi của dung môi Tiến hành chiết 5 mẫu với thời gian khác nhau, lần lượt là 4, 6, 8, 10, 12 giờ Thu dịch chiết, hút 10ml mỗi dịch chiết, cân, xác định khối lượng riêng dịch chiết, từ đó tính được phần trăm khối lượng chiết

ra [4]

2.3.2.2 Xác định thành phần hóa học có trong các dịch chiết rễ cây Rẻ quạt

Sử dụng phương pháp chiết Soxhlet với lượng bột rễ cây rẻ quạt chính xác khoảng 10g với các dung môi, ở nhiệt độ sôi của các dung môi, trong khoảng thời gian chiết tốt nhất đã khảo sát Thu dịch chiết, cô đuổi dung môi trên bếp cách thủy ở 800C đến cắn, gửi cắn đến “Trung tâm đo lường chất lượng kỹ thuật, số 2 Ngô Quyền, Thành phố Đà Nẵng”để xác định thành phần hóa học [4] 2.3.3 Định tính

Lấy 5g bột dược liệu, thêm 40ml ethanol, đun hồi lưu cách thủy trong 30 phút Lọc, cô dịch lọc còn khoảng 10ml

Trang 13

Nhỏ dịch chiết lên giấy lọc thành 2 vết riêng biệt, nhỏ tiếp lên 1 vệt dịch chiết 1 giọt dung dịch natri hydroxyd 10%, để khô, soi dưới ánh sáng từ ngoại ở bước sóng 365nm Vết dịch khoong có natri hydroxyd cho huỳnh quang vàng cam nhạt, vết dịch có natry hydroxyd cho màu vàng sáng

Lấy 2ml dịch chiết cho vào ống nghiệm, thêm 1 ít bột magie và 2-3 giọt acid hydroclrid Dung dịch có màu đỏ cam

Lấy 2ml dịch chiết cho vào ống nghiệm, thêm 2ml clorofrom và 2ml dung dịch natri hydroxyd 10%, lắc mạnh Đun trên cách thủy 2 phút Lắc đều, lớp nước kiềm có màu đỏ

2.4 Phương pháp thử tác dụng sinh học

Sử dụng phương pháp đánh giá hoạt tính kháng viêm

3 KẾT QUẢ VÀ NHẬN XÉT

3.1 Nghiên Cứu về thực vật

3.1.1 Đặc điểm hình thái của cây

Cây thảo, thân nhỏ mang lá mọc thẳng đứng, có màu xanh gần gần về thân thì

có màu nhạt dần và trắng cây cao 1m

Lá hình gươm, xếp thành 2 dãy, hai mặt nhẵn, gần như cùng màu, dài khoảng

30 cm, rộng 1,5-2 cm, có bẹ ôm lấy thân, tiền khai cưỡi, gân lá song song Các lá xếp trên một mặt phẳng và xòe ra như cái quạt Cụm hoa là tán đơn mang 5-7 hoa, nhiều tán hợp lại thành cụm hoa phức tạp ở ngọn thân, trục cụm hoa dài 20-40 cm, tổng bao lá bắc khô xác, lá bắc con dựa trục có hình dạng giống lá bắc nhưng kích thước nhỏ hơn

Bẹ lá: hình chữ V Phiến lá: Không phân biệt rõ vùng gân giữa và thịt lá, hơi lồi lên ở những chỗ có bó mạch

Vi phẫu bẹ lá: tế bào biểu bì dưới hình chữ nhật đứng hoặc hơi nghiêng, có nhiều lỗ khí, tế bào biểu bì trên hình chữ nhật nằm ngang, bề mặt hơi lồi, không thấy lỗ khí Mô mềm vỏ khuyết, tế bào hình đa giác, các tế bào mô mềm gần biểu

bì trên tại phần gấp lại của bẹ bị ép dẹp nên uốn lượn, xếp sát nhau và vách dày hơn Nhiều bó libe gỗ xếp thành một hàng, gỗ ở trên, libe ở dưới Mô mềm bên dưới libe bị hóa mô cứng Nhiều tinh thể calci oxalat hình kim lớn rải rác trong vùng mô mềm

Trang 14

Vi phẫu phiến lá: Tế bào biểu bì trên và dưới hình chữ nhật, xếp đều đặn, 2 mặt đều có lỗ khí Mô mềm khuyết, hình bầu dục, số lớp tế bào ít hơn hẳn so với phần

bẹ lá Các bó libe gỗ xếp thành 2 hàng sát 2 lớp biểu bì; libe chồng lên gỗ và hướng về phía biểu bì, quanh libe có mô cứng phát triển Nhiều tinh thể calci oxalat hình kim nhỏ họp lại bó trong mô mềm

Biểu bì lá: Biểu bì trên giống biểu bì dưới, hình thoi hay hình chữ nhật, lỗ khí nhiều ở cả 2 mặt và đặc trưng kiểu lớp 1 lá mầm

Hình 3.1 Vi phẫn thân rể bẹ Hình 3.2 Vi phẫu biểu bì lá

Hình 3.3 Vi phẫu phiến lá Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 3, cuống dài 2-3 cm Bao hoa gồm 6 phiến dạng cánh màu vàng cam có đốm đỏ, hợp ở gốc thành ống rất ngắn, 3 lá đài ở vòng ngoài xoắn lại sau khi nở và to hơn 3 cánh hoa ở vòng trong Lá đài tiền khai vặn ngược chiều kim đồng hồ, cánh hoa vặn theo chiều ngược lại

Trang 15

Hình 3.4 Hoa xạ can Nhị 3, rời, đính ở đáy ống bao hoa và xen kẽ cánh hoa Chỉ nhị dạng sợi màu hồng, bao phấn 2 ô, thuôn dài, màu cam, thẳng khi vẫn còn nằm trong nụ, uốn cong khi hoa nở; nứt dọc, hướng ngoài Hạt phấn hình bầu dục hai đầu nhọn, có rãnh dọc to và vân mạng lưới, kích thước 105-115x55-65 μm Lá noãn 3, bầu dưới, hình trứng, 3 ô, mỗi ô nhiều noãn, đính noãn trung trụ

Hình 3.5 Vi phẫu hạt phấn Hình 3.6 Vi phẫu bầu nhụy Vòi nhụy màu đỏ to dần về phía đỉnh, đầu nhụy chẻ 3 Quả nang, hình trứng ngược dài 2,5 cm, rộng 2 cm, ở đỉnh mang bao hoa đã khô và xoắn lại; hạt màu đen bóng, hình cầu, đường kính 3 mm, có sọc ngang

Hoa thức và Hoa đồ:

Trang 16

Hình 3.7 Hoa đồ của hoa xạ can Thân rễ màu vàng nâu nhạt đến nâu, có những gân ngang vết tích của nơi đính

lá, còn sót lại những rễ ngắn, nhiều nốt sần nhỏ là vết tích của rễ con, dài 3-10 cm, đường kính 1-2 cm, hay những phiến có dạng hình trái xoan hay tròn, dài 1-5 cm, rộng 1-2 cm, dày 0,3-1 cm, mép lồi lõm không đều, màu vàng nâu nhạt đến vàng nâu Mặt cắt ngang nhẵn, màu trắng ngà hay vàng nhạt, nhìn rõ hai phần: phần ngoài màu sẫm, phía trong nhạt hơn, có nhiều điểm nhỏ của các bó libe-gỗ Phiến cắt dọc có vỏ ngoài màu nâu sẫm, mặt cắt có những sợi dọc Mùi thơm nhẹ, vị đắng, hơi cay

Vi phẫu thân rể: Lớp bần dày, gồm những tế bào hình chữ nhật xếp đều đặn

Mô mềm vỏ cấu tạo bởi những tế bào thành mỏng, chứa nhiều hạt tinh bột và tinh thể calci oxalat hình lăng trụ, rải rác có thể có các bó libe-gỗ là vết tích bó mạch của lá Nội bì gồm một lớp tế bào nhỏ bao quanh phần trụ giữa Các bó libe-gỗ đồng tâm (gỗ bao bọc libe) tập trung ở vùng sát nội bì, thưa hơn ở phần trung tâm

Mô mềm ruột gồm những tế bào thành mỏng có chứa hạt tinh bột và tinh thể calci oxalat hình lăng trụ

Hình 3.8 Vi phẫu thân rể

Ngày đăng: 07/03/2018, 20:40

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w