1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Biện pháp nâng cao hiệu quả SXKD của công ty TNHH một thành viên xi măng vicem hoàng thạch

94 159 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 94
Dung lượng 3,51 MB

Nội dung

Vì vậy, Công ty luôn nỗ lực nghiên cứu điềuchỉnh phương hướng hoạt động của mình, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, sử dụnghiệu quả các yếu tố sản xuất, nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng cũng

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi thực hiện Các kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Hải Phòng, ngày 12 tháng 9 năm 2015

Tác giả luận văn

Lê Văn Tùng

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu cùng với sự nỗ lực và nghiêm túc, tôi đã hoàn

thành đề tài luận văn cao học: “Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty

TNHH một thành viên Xi măng Vicem Hoàng Thạch”.

Tôi xin trân trọng cảm ơn Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình làm luận văn cao học.

Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy PGS.TS Nguyễn Hoàng Tiệm đã tận tình hướng dẫn, tư vấn và giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.

Trong quá trình tìm hiểu nghiên cứu viết bài do kiến thức và năng lực bản thân cũng như những khía cạnh được đề cập đến trong quá trình phân tích chưa thực sự phản ánh hết mọi khía cạnh, luận văn của em không tránh khỏi những khiếm khuyết Em mong nhận được sự đóng góp

ý kiến của các thầy cô giáo để luận văn của em được hoàn thiện hơn.

Em xin trân trọng cảm ơn!

Hải Phòng, ngày 12 tháng 9 năm 2015

Tác giả luận văn

Lê Văn Tùng

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

2.6 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty qua 5 năm 2010- 2014 47 2.7 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty qua 5 năm (2010- 2014) 50 2.8 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty qua 5 năm (2010- 2014) 54

2.10 Hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 5 năm (2010 - 2014) 63 3.1 Mục tiêu sản xuất, kinh doanh của Công ty trong giai đoạn

2016- 2020

71

Trang 5

DANH MỤC CÁC HÌNH BIỂU ĐỒ

Số

2.1 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty qua 5 năm 2010- 2014 34

2.6 Tình hình biến động tổng doanh thu, chi phí và lợi nhuận sau thuế của

Công ty qua 5 năm 2010 - 2014

48 2.7 Tổng doanh thu, lợi nhuận sau thuế, vốn lưu động của Công ty qua 5

năm (2010- 2014)

55

2.10 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty qua 5 năm (2010- 2014) 56 2.11 Hiệu qủa sử dụng lao động của Công ty qua 5 năm (2010- 2014) 60 2.12 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 5

năm (2010- 2014)

64

Trang 6

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC CÁC HÌNH BIỂU ĐỒ vi

MỞ ĐẦU 1

1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2.Mục tiêu nghiên cứu

2 3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2 4 Phương pháp nghiên cứu 3

5.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

6.Bố cục đề tài 3

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 4

1.1.Khái niệm và bản chất của hiệu quả SXKD 4

1.1.1.Khái niệm 4

1.1.2.Bản chất hiệu quả SXKD 5

1.1.3.Phân biệt giữa kết quả và hiệu quả SXKD 6

1.1.4.Nâng cao hiệu quả SXKD là một tất yếu khách quan 7

1.1.5.Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả SXKD……… ……….… 8

1.2.Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động SXKD 9

1.2.1.Nhóm chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh kết quả hoạt động SXKD 9

1.2.2.Nhóm chỉ tiêu tương đối phản ánh hiệu quả SXKD 10

1.2.2.1.Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn 10

1.2.2.2.Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động 11

1.2.2.3.Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả SXKD khác 12

1.3.Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD 13

1.3.1.Theo tính tất yếu của nhân tố 13

Trang 7

1.3.2.Theo tính chất của nhân tố 14

1.3.3.Theo xu hướng tác động của các nhân tố 14

1.3.4.Các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh 14

1.4.Nội dung và phương pháp phân tích 15

1.4.1.Nội dung phân tích 15

1.4.2.Phương pháp phân tích 17

CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SXKD CỦA CÔNG TY XI MĂNG VICEM HOÀNG THẠCH GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010-2014 22

2.1.Khái quát về tình hình Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch 22

2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 22

2.1.1.1.Giới thiệu về công ty 22

2.1.1.2.Lịch sử hình thành và phát triển 22

2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty 24

2.1.3.Đặc điểm hoạt động SXKD của công ty 25

2.1.3.1.Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu 25

2.1.3.2.Giai đoạn nghiền liệu và đồng nhất 25

2.1.3.3.Giai đoạn nung Clinker 26

2.1.3.4.Giai đoạn nghiền xi măng 26

2.1.3.5.Giai đoạn xuất xi măng 27

2.1.4.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động SXKD 29

2.2.Đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch giai đoạn năm 2010-2014 32

2.2.1.Tình hình sản lượng tiêu thụ của công ty qua 5 năm(2010-2014 32

2.2.2.Kết quả hoạt động SXKD của công ty 35

2.2.2.1.Phân tích doanh thu 35

2.2.2.2.Doanh thu theo khu vực thị trường 37

2.2.2.3.Doanh thu theo thời gian 40

2.2.3.Phân tích tình hình chi phí của công ty 42

2.2.4.Phân tích kết quả hoạt động hoạt động SXKD của công ty 46

2.2.5.Phân tích hiệu quả SXKD của công ty 50

2.2.5.1.Hiệu quả sử dụng vốn cố định 49

2.2.5.2.Hiệu quả sử dụng vốn lưu động 53

2.2.5.3.Phân tích hiệu quả sử dụng lao động 57

2.2.6.Phân tích chỉ tiêu phản ánh hiệu quả SXKD 61

Trang 8

2.2.6.1.Chỉ tiêu lợi nhuận trên chi phí 61

2.2.6.2.Chỉ tiêu lợi nhuận trên doanh thu 64

2.2.6.3.Khả năng thanh toán hiện thời 64

2.2.6.4.Khả năng thanh toán nhanh 65

CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SXKD TẠI CÔNG TY XI MĂNG VICEM HOÀNG THẠCH 67

3.1.Phương hướng phát triển của công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch những năm tới giai đoạn 2015-2020 69

3.1.1.Mục tiêu tổng quát 69

3.1.2.Mục tiêu sản xuất kinh doanh các năm 70

3.1.3.Mục tiêu và giải pháp thực hiện trong từng lĩnh vực 71

3.2.Một số giải pháp nâng cao hiệu quả SXKD của công ty 72

3.2.1.Các biện pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại công ty 72

3.2.1.1.Các biện pháp tăng danh thu ……… ….73

3.2.1.2.Các biện pháp giảm chi phí 74

3.2.2.Biện pháp về trang thiết bị 75

3.2.3.Nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực lao động 76

3.2.4.Tăng cường quản lý vốn và nâng cao hiệu quả nguồn vốn kinh doanh 77

3.2.5.Sử dụng tiết kiệm chi phí 78

3.2.6.Thành lập bộ phận chuyên trách công tác Marketing 78

3.2.7.Biện pháp về bảo vệ môi trường 79

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81

1.Kết luận 81

2.Kiến nghị 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đã và đang phát triển nền kinh tế thị trường, với các chính sách kinh

tế mở và chiến lược tham gia hội nhập kinh tế quốc tế Phát triển kinh tế thị trường đã,đang và sẽ đặt nền kinh tế nước ta nói chung và các doanh nghiệp nói riêng đối diệnvới những thách thức, khó khăn trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt mang tínhquốc tế nhằm giành giật khách hàng và mở rộng thị trường ngay trong nước cũng nhưthế giới Trong nền kinh tế thị trường, một khi không còn sự bảo hộ của nhà nước, cácdoanh nghiệp trong nước phải tự điều hành quản lý các hoạt động SXKD một cách cóhiệu quả để có thể đứng vững trên thị trường và ngày càng phát triển Mặt khác mụctiêu quan trọng nhất mà tất cả các doanh nghiệp đều hướng tới là nâng cao hiệu quảSXKD Bởi nâng cao hiệu quả SXKD là điều kiện sống còn của doanh nghiệp, đồngthời nó tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sử dụng nguồn lực hợp lý cũng như thúcđẩy việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại vào quá trìnhSXKD

Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vàsản xuất vật liệu xây dựng trong điều kiện kinh tế thị trường có nhiều biến đổi phảithể hiện được vai trò tiên phong của mình trong quá trình hội nhập vào nền kinh tếkhu vực và thế giới

Là một doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu và cung ứng các sản phẩm xi măng,clinker Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch đang đứng trước những cơ hội vàthách thức to lớn trên thị trường Mặc dù vậy, qua 34 năm hoạt động sản xuất, kinhdoanh, Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch đã đạt được những kết quả đángkhích lệ như: sản xuất được gần 49 triệu tấn clinker, cung cấp cho thị trườngkhoảng 64 triệu tấn xi măng các loại và trên 7 triệu tấn clinker, nộp ngân sách choNhà nước trên 4.760 tỷ đồng và tổng lợi nhuân đạt được là 6.070 tỷ đồng

Đương đầu với những khó khăn và thách thức to lớn thì vấn đề nâng caohiệu quả SXKD có ý nghĩa vô cùng thiết thực và quan trọng, luôn được tập thể cán

Trang 10

bộ công nhân viên trong Công ty đặt lên hàng đầu, là mục tiêu quan trọng đối với

sự tồn tại và phát triển của Công ty Vì vậy, Công ty luôn nỗ lực nghiên cứu điềuchỉnh phương hướng hoạt động của mình, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm, sử dụnghiệu quả các yếu tố sản xuất, nắm bắt được các nhân tố ảnh hưởng cũng như mức

độ và xu hướng tác động của từng yếu tố đến kết quả và hiệu quả SXKD để từ đó

có các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả SXKD của Công ty

Nhận thức được tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả của hoạt động

SXKD đối với mỗi doanh nghiệp, tôi đã chọn “Biện pháp nâng cao hiệu quả

SXKD của Công ty TNHH một thành viên xi măng Vicem Hoàng Thạch” là đề

tài luận văn của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của đề tài là trên cơ sở hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệuquả SXKD của doanh nghiệp, phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả SXKD củaCông ty giai đoạn 2010- 2014 từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệuquả SXKD của Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch trong thời gian tới

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: là các vấn đề liên quan đến hiệu quả SXKD của

Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch như: cơ sở vật chất kỹ thuật, các nguồn lực,

cơ chế, chính sách quản lý của Công ty, v.v

Phạm vi nghiên cứu:

+ Về nội dung: Phân tích hoạt động SXKD, yếu tố quản lý vĩ mô - vi mô,

điểm mạnh - điểm yếu, những cơ hội và đe doạ hoạt động kinh doanh của Công ty.Qua đó, đánh giá hiệu quả SXKD của Công ty;

+ Về không gian: luận văn nghiên cứu tình hình SXKD tại Công ty xi măng

Vicem Hoàng Thạch;

+ Về thời gian: Đánh giá hiệu quả kinh doanh của Công ty xi măng Vicem

Hoàng Thạch trong khoảng thời gian từ 2010 đến 2014, định hướng và xây dựnggiải pháp đề xuất cho các năm 2015- 2020

Trang 11

4 Phương pháp nghiên cứu

Để đạt được các mục tiêu trên, trong quá trình thực hiện, luận văn đã sử dụngcác phương pháp nghiên cứu chủ yếu như: phương pháp phân tích, tổng hợp, toánthống kê, so sánh,phương pháp chuyên gia, v.v

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Về mặt khoa học: Đề tài nghiên cứu đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu

quả kinh doanh và đặc biệt đi từ lý luận vào thực trạng của Công ty

Về mặt thực tiễn: Đề tài luận văn đã đi sâu đánh giá các yếu tố ảnh hưởng

đến kinh doanh và hiệu quả SXKD của Công ty Đồng thời phân tích, đánh giá thựctrạng hiệu quả SXKD của Công ty giai đoạn 2010- 2014, từ đó đề xuất những biệnpháp phù hợp và hữu ích để nâng cao hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty trongnhững năm sắp tới

Trang 12

CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ

SẢN XUẤT KINH DOANH

1.1 Khái niệm và bản chất của hiệu quả SXKD

1.1.1 Khái niệm

Hiệu quả SXKD là phạm trù kinh tế, gắn với cơ chế thị trường có quan hệ vớitất cả các yếu tố trong quá trình SXKD như: lao động, vốn, máy móc, nguyên vậtliệu nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bảncủa quá trình kinh doanh có hiệu quả Khi đề cập đến hiệu quả kinh doanh nhà kinh tếdựa vào từng góc độ xem xét để đưa ra các định nghĩa khác nhau

Đối với các doanh nghiệp để đạt được mục tiêu SXKD cần phải trú trọng đếnđiều kiện nội tại, phát huy năng lực hiệu quả của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọichi phí Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả SXKD là phải sử dụng các yếu tố đầuvào hợp lý nhằm đạt được kết quả tối đa và chi phí tối thiểu Tuy nhiên để hiểu rõ bảnchất của hiệu quả cũng cần phân biệt khái niệm hiệu quả và kết quả hoạt động SXKD

Ta có thể rút ra khái niệm về hiệu quả như sau: “ Hiệu quả là sự so sánh kết quảđầu ra và yếu tố nguồn lực đầu vào”, sự so sánh đó có thể là sự so sánh tương đối và

so sánh tuyệt đối

Yếu tố nguồn lực đầu vào là lao động, chi phí, tài sản và nguồn vốn

Bên cạnh đó người ta cũng cho rằng “Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tếtheo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí nguồnlực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh” Hiệu quảSXKD ngày nay càng trở lên quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơbản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ

Hiệu quả tuyệt đối được xác định như sau:

A = K - C (1.1)

Trang 13

Chỉ tiêu hiệu quả tương đối được xác định như sau:

K là kết quả kinh doanh;

C là nguồn lực đầu vào (bao gồm: Lao động, chi phí, vốn, thiết bị, v.v.)

1.1.2 Bản chất hiệu quả SXKD

Theo nghĩa tổng quát thì hiệu quả kinh tế là phạm trù phản ánh trình độ quản

lý, đảm bảo thực hiện có kết quả cao về nhiệm vụ kinh tế xã hội đặt ra với chi phí nhỏnhất

Thực chất của hiệu quả SXKD của doanh nghiệp là nâng cao hiệu quả sửdụng các nguồn lực vào SXKD và tiết kiệm chi phí các nguồn lực đó để đạt đượcmục đích SXKD Đó là hai mặt của vấn đề đánh giá hiệu quả Do vậy, có thể hiểuhiệu quả SXKD của doanh nghiệp là đạt được kết quả kinh tế tối đa với chi phínhất định

Nói cách khác, bản chất của hiệu quả SXKD là nâng cao năng suất lao động

xã hội và tiết kiệm lao động xã hội, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệpnói riêng và của xã hội nói chung Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn

đề hiệu quả SXKD gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội làquy luật năng suất lao động và quy luật tiết kiệm thời gian Chính việc khan hiếmnguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầungày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiếtkiệm các nguồn lực Để đạt được mục tiêu kinh doanh buộc phải chú trọng cácđiều kiện nội tại phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệmchi phí

Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa vớichi phí tối thiểu Nói một cách tổng quát, hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản

Trang 14

ánh trình độ và năng lực quản lý, đảm bảo thực hịên có kết quả cao những nhiệm

vụ kinh tế - xã hội đặt ra với chi phí thấp nhất

1.1.3 Phân biệt giữa kết quả và hiệu quả SXKD

Từ những khái niệm trên ta có thể hiểu hiệu quả SXKD là một phạm trù kinh tếphản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, thiết bị máy móc, nguyên nhiênliệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu, mong muốn mà doanh nghiệp đề ra

Hiệu quả SXKD là phản ánh trình độ tổ chức và được xác định bằng tỷ số giữakết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó Nó là thước đo ngày càngquan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiệnmục tiêu SXKD của doanh nghiệp trong từng thời kỳ Hiệu quả SXKD càng cao càng

có điều kiện mở mang và phát triển đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, nâng cao đờisống cho người lao động, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước

Ngoài ra chúng ta cần phân biệt sự khác nhau và mối quan hệ giữa hiệu quảkinh doanh và kết quả kinh doanh

Kết quả hoạt động SXKD là số tuyệt đối phản ánh quy mô đầu ra của hoạtđộng SXKD của doanh nghiệp sau mỗi kỳ kinh doanh Trong quá trình SXKD thì kếtquả cần đạt được bao giờ cũng là mục tiêu cần thiết của doanh nghiệp Kết quả bằngchỉ tiêu định lượng như số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận, v.v và cũng

có thể phản ánh bằng chỉ tiêu định tính như uy tín, chất lượng sản phẩm

Xét về bản chất hiệu quả và kết quả khác hẳn nhau Kết quả phản ánh quy môcòn hiệu quả phản ánh sự so sánh giữa các khoản bỏ ra và các khoản thu về Kết quảchỉ cho ta thấy quy mô đạt được là lớn hay nhỏ và không phản ánh chất lượng hoạtđộng SXKD Có kết quả mới tính đến hiệu quả Kết quả dùng để tính toán và phântích hiệu quả trong từng kỳ kinh doanh Do đó kết quả và hiệu quả là hai khái niệmkhác hẳn nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau

Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung thì kết quả và hiệu quả SXKD củadoanh nghiệp là đồng nhất với nhau Vì doanh nghiệp chỉ tập trung hoàn thành chỉtiêu cấp trên giao, nếu hoàn thành vượt chỉ tiêu thì doanh nghiệp được đánh giá làhoạt động có hiệu quả Cách đánh giá này chỉ cho ta thấy được mức độ chênh lệch

Trang 15

giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất, chưa phản ánh các yếu tố nguồn lựcđược sử dụng như thế nào.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, chúng ta không chỉ quan tâm đến kếtquả SXKD mà còn quan tâm đến hiệu quả SXKD Vì chỉ tiêu kết quả chưa nói lênđược doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, ta phải biết để đạt được kết quả đó thìdoanh nghiệp đã phải bỏ ra bao nhiêu chi phí, hiệu quả sử dụng các nguồn lựcSXKD và tiết kiệm được chi phí đầu vào như thế nào thì mới đánh giá được doanhnghiệp làm ăn có hiệu quả Hiệu quả SXKD là thước đo chất lượng hoạt độngSXKD, phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất và là vấn đề sống còn đối vớitất cả các doanh nghiệp

Hiệu quả SXKD không chỉ đánh giá trình độ sử dụng tổng hợp các nguồnlực đầu vào trong phạm vi doanh nghiệp mà còn nói lên trình độ sử dụng từngnguồn lực trong từng bộ phận cấu thành của doanh nghiệp, kết quả càng cao và chiphí bỏ ra càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao

Giữa kết quả và hiệu quả có mối quan hệ mật thiết với nhau Kết quả thu đượcphải là kết quả tốt, có ích, nó có thể là một đại lượng vật chất được tạo ra do có chiphí hay mức độ thoả mãn của nhu cầu và có phạm vi xác định Hiệu quả SXKD trướchết là một đại lượng so sánh giữa đầu ra và đầu vào, so sánh giữa chi phí kinh doanhvới kết quả thu được Như vậy, kết quả và chi phí là hai giai đoạn của một quá trìnhSXKD của doanh nghiệp, chi phí là tiền đề để thực hiện kết quả đặt ra

1.1.4 Nâng cao hiệu quả SXKD là một tất yếu khách quan

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nâng cao hiệu quả SXKD là một vấn

đề quan trọng, là một tất yếu khách quan đối với mọi doanh nghiệp, đồng thời nócũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nền sản xuất xã hội Và xét về phươngdiện mỗi quốc gia thì hiệu quả SXKD là cơ sở để phát triển, để đưa đất nước thoátkhỏi nghèo nàn lạc hậu Vì vậy nó không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của cácdoanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của toàn xã hội, bởi vì các lý do sau:

- Xuất phát từ sự khan hiếm các nguồn lực làm cho điều kiện phát triển sảnxuất theo chiều rộng bị hạn chế, do đó phát triển theo chiều sâu là một tất yếu

Trang 16

khách quan Nâng cao hiệu quả SXKD là một hướng phát triển kinh tế theo chiềusâu nhằm sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và có hiệu quả;

- Để có thể thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng, hoạt động kinh doanhcủa các doanh nghiệp phải đảm bảo thu được kết quả đủ bù đắp chi phí và có lợinhuận Đối với các doanh nghiệp thì hiệu quả SXKD xét về số tuyệt đối chính làlợi nhuận, do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở để giảm chi phí, tănglợi nhuận;

- Thị trường càng phát triển thì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngàycàng khốc liệt, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh như vậybuộc các doanh nghiệp phải tìm mọi cách nâng cao hiệu quả SXKD nhằm chiếmđược ưu thế trong cạnh tranh trên thị trường;

- Trong điều kiện nền kinh tế nước ta đang trên đường hội nhập với các nướctrong khu vực và thế giới, sự yếu kém của các doanh nghiệp Việt Nam đang buộc

họ đứng trước những sức ép to lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài Nâng cao hiệuquả SXKD hiện nay gắn liền với sự sống còn của các doanh nghiệp;

- Nâng cao hiệu quả SXKD là cơ sở để nâng cao thu nhập cho chủ sở hữu vàcho người lao động trong doanh nghiệp, trên cơ sở đó góp phần nâng cao mứcsống của người dân nói chung

Như vậy, nâng cao hiệu quả SXKD vừa là điều kiện sống còn của doanhnghiệp, vừa có ý nghĩa thiết thực đối với nền kinh tế, là tiền đề cho sự phát triểnđất nước trong công cuộc đổi mới hiện nay, là một tất yếu khách quan vì lợi íchcủa doanh nghiệp và của toàn xã hội

1.1.5 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả SXKD

Đối với nền kinh tế quốc dân thì hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế quantrọng, phản ánh yêu cầu quy luật tiết kiệm thời gian phản án trình độ sử dụng cácnguồn lực, trình độ sản xuất và mức độ hoàn thiện của quan hệ sản xuất trong cơ chếthị trường Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ngày càng cao, quan hệ sản xuấtcàng hoàn thiện, càng nâng cao hiệu quả Tóm lại hiệu quả SXKD đem lại cho quốc

Trang 17

gia sử dụng các nguồn lực ngày càng hợp lý và đem lại hiệu quả cao cho doanhnghiệp.

Đối với doanh nghiệp thì hiệu quả kinh doanh xét về mặt tuyệt đối chính là lợinhuận thu được Nó là cơ sở để tái sản xuất mở rộng, cải thiện đời sống cán bộ côngnhân viên Đối với mỗi doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong cơchế thị trường thì việc nâng cao hiệu quả SXKD đóng vai trò quan trọng trong sự tồntại và sự phát triển của doanh nghiệp Ngoài ra nó còn giúp doanh nghiệp cạnh tranhtrên thị trường, đầu tư, mở rộng, cải tạo, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụcho việc SXKD

Đối với người lao động thì hiệu quả SXKD là động lực thúc đẩy kích thíchngười lao động hăng say sản xuất, luôn quan tâm đến kết quả lao động của mình.Nâng cao hiệu quả SXKD đồng nghĩa với việc nâng cao đời sống lao động thúc đẩytăng năng suất lao động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh

1.2 Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả hoạt động SXKD

1.2.1 Nhóm chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh kết quả hoạt động SXKD

Tổng doanh thu (TR)

TR = ΣQi x Pi (1.3)

Trong đó: TR là doanh thu bán hàng;

Qi là khối lượng sản phẩm i bán ra;

VC là chi phí biến đổi

Chỉ tiêu này phản ánh toàn bộ chi phí phát sinh liên quan đến sự tồn tại vàhoạt động của doanh nghiệp

Lợi nhuận (LN)

Trang 18

Tổng lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí

Π = TR - TC (1.5)

Là sự chênh lệch giữa doanh thu và chi phí, phản ánh kết quả kinh tế củamọi hoạt động SXKD của doanh nghiệp và là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu đánhgiá hiệu quả SXKD

1.2.2 Nhóm chỉ tiêu tương đối phản ánh hiệu quả SXKD

1.2.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn

Để phản ánh một cách chung nhất hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệpthường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định

Π là lợi nhuận thu được trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh khi đầu tư vào SXKD một đợn vị vốn cố định thì thuđược bao nhiêu đơn vị lợi nhuận

Trang 19

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Trong đó: l là số vòng quay vốn lưu động.

Chỉ tiêu này biểu hiện mỗi đơn vị vốn lưu động đầu tư vào kinh doanh có thểmang lại bao nhiêu đơn vị doanh thu

Trong đó: M VLĐ là mức đảm nhiệm vốn lưu động

Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị doanh thu thì cần chi phí bao nhiêuđơn vị vốn lưu động

+ Mức doanh lợi vốn lưu động:

r VLĐ = VLĐΠ (1.11)

Trong đó: r VLĐ là mức doanh lợi vốn lưu động

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị vốn lưu động đầu tư vào kinh doanh có thểmang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận

+ Độ dài vòng quay vốn lưu động (D):

D =

N

l

(1.12)

Trong đó: N là độ dài kỳ nghiên cứu (N= 360 ngày)

Độ dài vòng quay vốn lưu động phụ thuộc vào tốc độ chu chuyển vốn lưuđộng, số vòng quay càng nhiều thì độ dài của mỗi vòng quay càng rút ngắn vàngược lại

1.2.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng lao động

+ Năng suất lao động:

Trang 20

Trong đó: r LĐ là lợi nhuận bình quân một lao động.

Chỉ tiêu cho biết một lao động tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh

có thể mang lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận

+ Doanh thu/ chi phí tiền lương:

I TR QL = QL TR (1.15)

Trong đó: I TR QL là doanh thu/ chi phí tiền lương;

QL là tổng quỹ lương của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tiền lương sẽ tạo ra bao nhiêu đơn vịdoanh thu trong quá trình SXKD

+ Lợi nhuận/ chi phí tiền lương:

r TL = QLΠ (1.16)

Trong đó: r TL là lợi nhuận/ chi phí tiền lương

Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận thu được khi đầu tư một đơn vị tiền lươngvào SXKD

1.2.2.3 Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả SXKD khác

+ Chỉ tiêu lợi nhuận/ chi phí:

IΠTC =

TC

Π

(1.17)

Trong đó: IΠTC là lợi nhuận/ chi phí

Chỉ tiêu cho biết khi bỏ ra một đồng chi phí thì thu được bao nhiêu đồng lợinhuận

+ Tỷ lệ lợi nhuận/ doanh thu:

Trang 21

IΠTR =

TR

Π

(1.18)

Trong đó: IΠTR là lợi nhuận /doanh thu

Chỉ tiêu này phản ánh trong một đồng doanh thu thu được sẽ có bao nhiêuđồng lợi nhuận

+ Khả năng thanh toán hiện thời(K H):

1.3 Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD

Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD của doanh nghiệp làviệc nhận thức vạch ra một cách đúng đắn những yếu tố tác động đến kết quả nhấtđịnh trong việc phân tích kinh doanh

Như vậy việc xác định ảnh hưởng của các nhân tố không những cần phải chínhxác mà còn cần phải kịp thời, không những chỉ xác định các nhân tố đối tượng vớihiện tượng kinh tế mà còn phải xác định sự tác động qua lại giữa các nhân tố đó

Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả SXKD ta có thể phân loại theo 4 cách khácnhau là theo tính tất yếu của nhân tố, theo tính chất của nhân tố, theo xu hướng tácđộng của nhân tố và các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh

1.3.1 Theo tính tất yếu của nhân tố

Nhân tố chủ quan như giá thành, mức phí lao động, thời gian lao động là nhân

tố tuỳ thuộc nội lực của doanh nghiệp

Trang 22

Nhân tố khách quan như giá cả thị trường, thuế suất, mức lương tối thiểu hoặctrung bình, v.v tác động từ ngoài vào người kinh doanh.

Phân tích hiệu quả kinh doanh theo các yếu tố chủ quan và khách quan nhằmđánh giá nỗ lực của bản thân và tìm ra biện pháp tăng hiệu quả kinh doanh

1.3.2 Theo tính chất của nhân tố

Nhân tố số lượng là phản ánh quy mô sản xuất như số lao động, số lượng vật

tư, khối lượng sản phẩm, doanh thu bán hàng

Nhân tố chất lượng là phản ánh hiệu suất kinh doanh như giá thành đơn vị sảnphẩm, lãi suất, mức doanh lợi, hiệu quả sử dụng vốn

Phân tích kết quả kinh doanh theo các nhân tố chất lượng và số lượng vừa giúpcho việc đánh giá phương hướng kinh doanh, chất lượng kinh doanh, vừa giúp choviệc xác định các trình tự sắp xếp và thay thế các nhân tố khi tính toán mức độ ảnhhưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh

1.3.3 Theo xu hướng tác động của nhân tố

Nhân tố tích cực thì có tác dụng làm tăng quy mô kết quả kinh doanh

Nhân tố tiêu cực thì có tác dụng xấu đến kết quả kinh doanh

Trong phân tích cần xác định xu hướng và bù trừ độ lớn của các nhân tố tíchcực để xác định ảnh hưởng tổng hợp các loại nhân tố

Tuy nhiên, việc phân loại nhân tố phải tuỳ thuộc vào mối quan hệ của nhân tốvới chỉ tiêu phân tích

Ví dụ: Số ngày làm việc của nhân tố số lượng trong chỉ tiêu mức lao độngsống Song lại là chỉ tiêu chất lượng trong khi nghiên cứu ảnh hưởng của số lao động,

sử dụng thời gian lao động “Tổng sản lượng”

1.3.4 Các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh

Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh là các yếu tố khách quan mà doanhnghiệp không thể kiểm soát được Nhân tố môi trường kinh doanh bao gồm nhiềunhân tố như là đối thủ cạnh tranh, thị trường, cơ cấu ngành, tập quán, mức thu nhậpbình quân của dân cư, v.v

Trang 23

Đối thủ cạnh tranh bao gồm các đối thủ cạnh tranh sơ cấp (Cùng tiêu thụ cácsản phẩm đồng nhất) và các đối thủ cạnh tranh thứ cấp (Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

có khả năng thay thế) Nếu doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nângcao hiệu quả kinh doanh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều Bởi vì doanh nghiệp lúcnày chỉ có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng, giảm giáthành sản phẩm để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng vòng quay của vốn,yêu cầu doanh nghiệp phải tổ chức lại bộ máy hoạt động phù hợp tối ưu hơn, hiệu quảhơn để tạo cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chủng loại,mẫu mã, v.v Như vậy đối thủ cạnh trạnh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệuquả kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời tạo ra sự tiến bộ trong kinh doanh,tạo ra động lực phát triển doanh nghiệp Việc xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranhthì việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ càng khó khăn và sẽ bịgiảm một cách cân đối

Nhân tố thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu racủa doanh nghiệp Nó là yếu tố quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng của doanhnghiệp

Đối với thị trường đầu vào thì cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất nhưnguyên vật liệu, máy móc thiết bị, v.v Cho nên nó có tác động trực tiếp đến giá thànhsản phẩm, tính liên tục và hiệu quả của quá trình sản xuất

Thị trường đầu ra quyết định doanh thu của doanh nghiệp trên cơ sở chấp nhậnhàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp, thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêuthụ, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ đó tác động đến hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp

Nhân tố vị trí địa lý là nhân tố không chỉ tác động đến công tác nâng cao hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp mà còn tác động đến các mặt khác trong hoạt độngSXKD của doanh nghiệp như giao dịch, vận chuyển, sản xuất, v.v Các nhân tố nàytác động đến hiệu quả kinh doanh thông qua sự tác động lên các chi phí tương ứng

1.4 Nội dung và phương pháp phân tích

1.4.1 Nội dung phân tích

Trang 24

Nội dung nghiên cứu của phân tích hoạt động SXKD là các hiện tượng kinh tế,quá trình kinh tế đã hoặc sẽ xảy ra trong một đơn vị hoạch toán kinh tế độc lập dưới

sự tác động của nhiều nhân tố chủ quan và khách quan khác nhau Các hiện tượng vàquá trình này được biểu hiện dưới một kết quả SXKD cụ thể được biểu hiện bằng cácchỉ tiêu kinh tế

Kết quả SXKD có thể là kết quả của từng khâu riêng biệt như kết quả muahàng, kết quả sản xuất, kết quả bán hàng, v.v hay có thể là kết quả tổng hợp của quátrình kinh doanh; kết quả tài chính Khi phân tích kết quả kinh doanh người ta hướngvào kết quả thực hiện các định hướng, mục tiêu kế hoạnh, phương án đặt ra

Trong phân tích, kết quả kinh doanh được biểu hiện bằng các chỉ tiêu kinh tế

Đó là sự xác định về nội dung và phạm vi của kết quả kinh doanh Nội dung chủ yếucủa phân tích là các chỉ tiêu kết quả kinh doanh như doanh thu bán hàng, giá trị sảnxuất, giá thành, lợi nhuận, v.v Tuy nhiên các chỉ tiêu kết quả kinh doanh luôn luônđược phân tích trong mối quan hệ với các điều kiện (yếu tố) của quá trình kinh doanhnhư lao động, tiền vốn, vật tư, v.v Khi phân tích cần hiểu rõ chỉ tiêu số lượng và chỉtiêu chất lượng Chỉ tiêu số lượng phản ánh lên quy mô kết quả hay điều kiện kinhdoanh như doanh thu, lao động, vốn, diện tích, v.v Ngược lại chỉ tiêu chất lượng phảnánh lên hiệu suất kinh doanh hay hiệu suất sử dụng các yếu tố kinh doanh như giáthành đơn vị, tỷ suất chi phí, doanh lợi, năng suất lao động, v.v

Việc xây dựng tương đối hoàn chỉnh hệ thống các chỉ tiêu với phân hệ chỉ tiêukhác nhau, việc phân loại các nhân tố ảnh hưởng theo góc độ khác nhau, không nhữnggiúp cho doanh nghiệp đánh giá một cách đầy đủ kết quả kinh doanh, sự nỗ lực củabản thân doanh nghiệp mà còn tìm ra được nguyên nhân của mặt mạnh, mặt yếu để cóbiện pháp tăng hiệu quả kinh doanh

Khi phân tích, kết quả kinh doanh được biểu hiện thành các chỉ tiêu kinh tếdưới sự tác động của các nhân tố mới là quá trình “định tính”, cần phải lượng hoá cácchỉ tiêu và các nhân tố ở những trị số xác định với độ biến động xác định Để thựchiện được các công việc cụ thể đó, cần nghiên cứu khái quát các phương pháp phântích kinh doanh

Trang 25

1.4.2 Phương pháp phân tích

Cùng với sự phát triển của nhận thức các hiện tượng kinh tế, cũng như sự pháttriển của các môn khoa học kinh tế và toán học ứng dụng, hình thành nên các phươngpháp tính toán kỹ thuật được sử dụng trong khoa học phân tích kinh tế Để đạt đượcmục đích của mỗi phương pháp đều có thế mạnh và hạn chế của nó, đòi hỏi phải cótrình độ vận dụng một cách thành thạo mới đạt được mục đích đề ra Sau đây là cácphương pháp tính toán kỹ thuật thường dùng trong phân tích hoạt động kinh doanh

* Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp lâu đời nhất và áp dụng rộng rãi nhất

So sánh trong phần kinh tế là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã đượclượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự nhau

Phương pháp so sánh có nhiều dạng:

- So sánh các số liệu thực hiện với các số liệu định mức hay kế hoạch;

- So sánh số liệu thực tế giữa các kỳ, các năm;

- So sánh số liệu thực hiện với các thông số kỹ thuật – kinh tế trung bình hoặctiên tiến;

- So sánh số liệu của xí nghiệp mình với các số liệu của các xí nghiệp tương ứnghoặc với các đối thủ cạnh tranh;

- So sánh các thông số kỹ thuật – kinh tế của các phương án kinh tế khác

Ưu điểm lớn nhất của phương pháp so sánh là cho phép tách ra được những nétchung, nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được cácmặt phát triển, hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra giải phápquản lý tốt nhất và tối ưu nhất trong mỗi trường hợp cụ thể

Đòi hỏi có tính nguyên tắc khi áp dụng phương pháp so sánh là các chỉ tiêu haycác kết quả tính toán phải tương đương nhau về nội dung phản ánh và cách xácđịnh.Trong phân tích so sánh có thể so sánh tuyệt đối, số tương đối và số bình quân

Số tuyệt đối là số tập hợp trực tiếp từ các yếu tố cấu thành hiện tượng kinh tế đượcphản ánh

Ví dụ: Tổng sản lượng, tổng chi phí lưu thông, tổng lợi nhuận, v.v

Trang 26

Phân tích bằng số tuyệt đối cho thấy khối lượng và quy mô của hiện tượng kinh

tế Các số tuyệt đối được so sánh phải có cùng một nội dung phản ánh, cách tính toánxác định, phạm vi, kết cấu và đơn vị do lường của hiện tượng Vì thế dung lượng ứngdụng tuyệt đối trong phân tích so sánh nằm trong một khuôn khổ nhất định

Số tương đối là số biểu thị dưới dạng số phần trăm tỉ lệ hoặc hệ số Sử dụng sốtương đối có thể đánh giá được sự thay đổi kết cấu các hiện tượng kinh tế đặc biệt chophép liên kết các chỉ tiêu không tương đương để phân tích so sánh Chẳng hạn thiếtlập mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu khối lượng hàng hoá tiêu thụ và lợi nhuận để suydiễn, nếu tăng khối lượng hàng hoá lên 1% thì có thể tăng tổng lợi nhuận lên 1% Tuynhiên số tương đối không phản ánh được chất lượng bên trong cũng như quy mô củahiện tượng kinh tế Bởi vậy trong nhiều trương hợp, khi so sánh cần kết hợp đồng thời

cả số tuyệt đối lẫn số tương đối

Số bình quân là số phản ánh mặt trung nhất của hiện tượng, bỏ qua sự pháttriển không đồng đều của các bộ phận cấu thành hiện tượng kinh tế Số bình quân cóthể biểu thị dưới dạng số tuyệt đối (năng suất lao động bình quân, vốn lưu động bìnhquân, v.v.) Cũng có thể biểu thị dưới dạng số tương đối (tỷ suất phí bình quân, tỷ suấtdoanh lợi, v.v.) Sử dụng số bình quân cho phép nhận định tổng quát về hoạt độngkinh tế của doanh nghiệp, xây dựng các định mức kinh tế - kỹ thuật, v.v

Tuy nhiên vẫn lưu ý rằng số lượng mã số bình quân phản ánh không tồn tạitrong thực tế Bởi vậy khi sử dụng nó cần tính tới cả các khoảng dao động tối đa

* Phương pháp thay thế liên hoàn

Thay thế liên hoàn là thay thế lần lượt số liệu gốc hoặc số liệu kế hoạch bằng

số liệu thực tế của nhân tố ảnh hưởng tới một chỉ tiêu kinh tế được phân tích theođúng logic quan hệ giữa các nhân tố Phương pháp thay thế liên hoàn có thể áp dụngđược khi mối quan hệ giữa các chỉ tiêu và giữa các nhân tố, các hiện tượng kinh tế cóthể biểu thị bằng một hàm số Thay thế liên hoàn thường được sử dụng để tính toánmức ảnh hưởng của các nhân tố tác động cùng một chỉ tiêu được phân tích Trongphương pháp này, nhân tố thay thế là nhân tố được tính mức ảnh hưởng, còn các nhân

Trang 27

tố khác giữ nguyên, lúc đó so sánh mức chênh lệch hàm số giữa cái trước nó và cái đãđược thay thế sẽ tính được mức ảnh hưởng của nhân tố được thay thế.

Giả sử chỉ tiêu A có mối quan hệ với 2 nhân tố, và mối quan hệ đó có thể biểuthị dưới dạng hàm số :

A = f (X, Y) (1.21)

và Ao = f (Xo, Yo) (1.21.1)

A1 = f (X1, Y1) (1.21.2)

Để tính toán ảnh hưởng của các nhân tố X và Y, tới chỉ tiêu A Thay thế lần lượt

X, Y Lúc đó, giả sử thay thế nhân tố X trước Y ta có :

- Mức ảnh hưởng của nhân tố X đến chỉ tiêu A :

∆ x = f (X1, Yo) - f (Xo, Yo) (1.22)

- Mức ảnh hưởng của nhân tố Y đến chỉ tiêu A :

∆ y = F (X1, Y1) - f (X1, Yo) (1.23)

Có thể nhận thấy, bằng cách tương tự trên, nếu ta thay thế nhân tố Y trước,nhân tố X sau, ta có :

- Mức ảnh hưởng của nhân tố Y đến chỉ tiêu A :

∆ y = f (Xo, Y1) - f (Xo, Yo) (1.24)

- Mức ảnh hưởng của nhân tố X đến chỉ tiêu A :

∆ x = f (X1, Y1) - f (Xo, Y1) (1.25)

Như vậy, khi trình tự thay thế khác nhau, có thể thu được các kết quả khác nhau

về mức ảnh hưởng của cùng một nhân tố tới cùng một chỉ tiêu Đây là nhược điểm nổibật của phương pháp này

Xác định trình tự thay thế liên hoàn hợp lý là một yêu cầu khi sử dụng phươngpháp này Trật tự thay thế liên hoàn trong các tài liệu thường được quy định như sau :

- Nhân tố khối lượng thay thế trước, nhân tố trọng lượng thay thế sau;

- Nhân tố ban đầu thay thế trước, nhân tố thứ phát thay thế sau

Khi có thể phân biệt rõ ràng các nhân tố ảnh hưởng thì vận dụng nguyên tắc trêntrong thay thế liên hoàn là khá thuận tiện Trong trường hợp, cùng một lúc có nhiềunhân tố chất lượng, khối lượng, v.v., tức nhiều nhân tố có cùng tính chất như nhau,

Trang 28

việc xác định trật tự thay thế trở nên khó khăn, một số tài liệu đã được phương pháptoán tích phân, vi phân thay cho phương pháp này

Với ví dụ nêu trên ta có : A = f (X, Y) (1.26)

d A = f x d x + f y d y (1.26.1)

và ∆ A x = f x d x (1.26.2) ∆ A y = f y d y (1.26.3)Khi chỉ tiêu thực tế so với chỉ tiêu gốc (A1 so với Ao) chênh lệch không quá 5 -10% thì kết quả tính toán được trong bất kỳ trình tự thay thế nào cũng xấp xỉ bằngnhau Một sự biến dạng nữa của phương pháp này là phương pháp số chênh lệch.Trong phương pháp này để xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố, người ta sửdụng số chênh lệch so sánh của từng nhân tố để tính toán

Cũng với ví dụ trên, ta có : A = f (x, y) (1.27)

với trật tự thay thế x trước, y sau :

∆ A x = f (∆ x yo) với ∆ X = X1 – Xo (1.27.1)

∆ Ay = f (X1 ∆y) với ∆ Y = Y1 – Yo (1.27.2)Phương pháp số chênh lệch ngắn gọn, đơn giản Tuy nhiên, khi sử dụng cầnchú ý dấu ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu được phân tích trùng với dấu của sốchênh lệch nhân tố đó nếu trong hàm số biểu thị mối liên hệ của nhân tố với chỉ tiêu làdấu nhân (x) hoặc dấu cộng (+); dấu ảnh hưởng của các nhân tố tới chỉ tiêu được phântích ngược với dấu của số chênh lệch nhân tố đó nếu trong hàm số biểu thị mối liên hệcủa nhân tố với chỉ tiêu là dấu chia (:) hoặc dấu trừ (-)

* Phương pháp liên hệ cân đối

Đây là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế khi giữa chúngtồn tại mối quan hệ cân bằng hoặc cần phải tồn tại sự cân bằng Phương pháp liên hệcân đối được sử dụng rộng rãi trong phân tích tài chính; phân tích sự vận động củahàng hoá, vật tư nhiên liệu; xác định điểm hoà vốn; phân tích cán cân thương mại

* Phương pháp đồ thị

Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế dưới dạng khácnhau của đồ thị như biểu đồ tròn, các đường cong của đồ thị,v.v

Trang 29

Ưu điểm của phương pháp này là có tính khái quát cao Phương pháp đồ thịđặc biệt có tác dụng khi mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế tổng quát, trừutượng

Ví dụ : Phân tích bằng đồ thị quan hệ cung cầu hàng hoá, quan hệ giữa chi phí

và quy mô SXKD, v.v., khi các mối quan hệ giữa các hiện tượng kinh tế được biểu thịbằng một hàm số (hoặc một hệ phương trình) cụ thể, phương pháp đồ thị cho phépxác định các độ lớn của đối tượng phân tích cũng như sự tác động của các nhân tố ảnhhưởng

* Phương pháp phân tổ

Là một phương pháp thống kê và được áp dụng rộng rãi trong phân tích kinh

tế, đặc biệt trong phân tích kinh tế vĩ mô Phân tổ là sự phân chia các bộ phận, cấuthành của hiện tượng được nghiên cứu theo các dấu hiệu cơ bản của hiện tượng đó.Phương pháp phân tổ cho phép nghiên cứu các hiện tượng trong mối liên kết tươngquan hoặc phụ thuộc, tách ra từ những tác dụng ảnh hưởng tới chỉ tiêu được phân tíchnhững nhân tố xác định hơn, tìm ra những quy luật và xu hướng đặc trưng cho cáchiện tượng kinh tế và diễn biến kinh tế Phương pháp này còn dùng để thăm dò nghiêncứu thị trường hàng hoá, phân nhóm bạn hàng, khách hàng, v.v

* Phương pháp so sánh tương quan

Đây là một phương pháp thống kê dùng để nghiên cứu các mối liên hệ tươngquan phi tuyến giữa các hiện tượng kinh tế So sánh tương quan thường được sử dụng

để định dạng các mối quan hệ kinh tế và lượng hoá chúng qua thực nghiệm thống kêtrên số lớn, tìm hiểu xu thế phát triển cũng như tính quy luật trong sự phát triển và liên

hệ của các hiện tượng kinh tế khác nhau

* Các phương pháp toán học ứng dụng khác

Hiện nay, trong phân tích kinh tế áp dụng rất nhiều các phương pháp toán họcứng dụng, số lượng các phương pháp toán học ứng dụng trong phân tích kinh tế ngàycàng tăng Phổ biến là các phương pháp toán qui hoạch tuyến tính, lý thuyết trò chơi,

lý thuyết phục vụ đám đông

Trang 30

CHƯƠNG II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY XI MĂNG VICEM HOÀNG THẠCH

GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2010 - 2014

2.1 Khái quát về tình hình Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty

2.1.1.1 Giới thiệu về Công ty

Tên doanh nghiệp: Công ty Xi măng Vicem Hoàng Thạch

Địa chỉ: Khu 2 Bích Nhôi, thị trấn Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh HảiDương, Việt Nam

Loại hình doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhà nước

Người đại diện pháp lý: Ông Lê Thành Long - Tổng Giám đốc Công ty

Các sản phẩm kinh doanh chính:

+ Sản xuất và cung ứng xi măng;

+ Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gạch chịu lửa;

+ Xây dựng và lặp đặt các loại lò công nghiệp;

+ Sản xuất, kinh doanh bao bì phục vụ sản xuất xi măng công nghiệp vàdân dụng

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 15/12/1976, Phó Thủ tướng Chính phủ Đỗ Mười ký quyết định474/TTg “phê chuẩn nhiệm vụ thiết kế nhà máy Xi măng Hoàng Thạch” (cho phépxây dựng nhà máy) với tên gọi: Nhà máy Xi măng Hoàng Thạch Địa điểm xây

Trang 31

dựng tại thôn Hoàng Thạch (xã Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương) vàthôn Vĩnh Tuy (xã Vĩnh Khê, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh).

Hơn 3 năm, kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ ra quyết định phê chuẩn nhiệm

vụ thiết kế, xây dựng Nhà máy Xi măng Hoàng Thạch Các đơn vị tham gia thicông nhà máy đã xây dựng các hạng mục công trình được Thủ Tướng Chính Phủgiao Để có bộ máy lãnh đạo, thực hiện nhiệm vụ từng bước tiếp các hạng mụccông trình , tiến tới tiếp nhận toàn bộ nhà máy Ngày 04/04/1980, Bộ trưởng Bộxây dựng Đồng Sỹ Nguyên ký quyết định số 333/BXD-TCCB về việc thành lậpnhà máy Xi măng Hoàng Thạch Nhà máy xi măng Hoàng Thạch đặt trụ sở tại thônHoàng Thạch, xã Minh Tân, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương Nhà máy là đơn vịSXKD có tư cách pháp nhân, kinh doanh theo chế độ hạch toán kinh tế, với cácnhiệm vụ tổ chức sản xuất các loại xi măng theo kế hoạch của Liên Hiệp các xínghiệp xi măng (nay là Tổng Công ty Xi măng Việt Nam), bảo đảm kỹ thuật, chấtlượng sản phẩm và an toàn lao động

Cùng với tiến trình đổi mới và đi lên của đất nước, nhà máy xi măng HoàngThạch ngày càng trưởng thành và phát triển Từ khi bước vào sản xuất, nhà máyluôn hoàn thành kế hoạch, sản lượng năm sau cao hơn năm trước, giữ được tínnhiệm của thị trường Để đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước, ngày24/09/1992, chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt ký quyết định số 353/CTphê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật: mở rộng Nhà máy xi măng Hoàng Thạchtrên mặt bằng nhà máy hiện có, với diện tích dây chuyền II là 10ha

Ngày 28/12/1993, nhà máy đã khởi công xây dựng dây chuyền II với côngsuất thiết kế 1,2 triệu tấn xi măng/năm, đưa công suất của nhà máy từ 1,1 triệu tấn

xi măng/năm lên 2,3 triệu tấn xi măng/năm Như vậy, nhà máy xi măng HoàngThạch trở thành một cơ sở sản xuất xi măng lớn nhất cả nước

Sau 10 năm đi vào SXKD, nhà máy ngày càng lớn mạnh, đòi hỏi phải có sựthay đổi trong quy mô sản xuất Ngày 12/08/1993, Bộ trưởng Bộ xây dựng raquyết định số 363/QĐ-BXD thành lập “Công ty xi măng Hoàng Thạch” trên cơ sởhợp nhất Công ty kinh doanh Xi măng số 3 Hoàng Thạch với Nhà máy xi măng

Trang 32

Hoàng Thạch Nhiệm vụ của Công ty xi măng Hoàng Thạch lúc này không chỉ đơnthuần là sản xuất xi măng mà còn có nhiệm vụ tổ chức kinh doanh tiêu thụ sảnphẩm trên địa bàn 6 tỉnh phía Bắc và thủ đô Hà Nội.

Đi đôi với việc triển khai thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao, Đảng bộ

và Ban lãnh đạo Công ty còn triển khai thực hiện chỉ thị số 227/XMVN-ĐMQLDNcủa tổng Công ty Xi măng Việt Nam ngày 02/04/1999 về việc cổ phần hoá xưởngmay bao Ngày 08/01/1999, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số04/1999/QĐ-TTg về việc chuyển xưởng May Bao thuộc Công ty xi măng HoàngThạch thành Công ty Cổ phần bao bì Hoàng Thạch, theo đề nghị của Hội đồngquản trị Tổng Công ty xi măng Việt Nam Với tổng số vốn điều lệ là 6 tỷ đồng,trong đó cổ phần Nhà nước là 1,21 tỷ đồng

Sau khi tiến hành cổ phần hoá xưởng may bao thuộc Công ty Xi măng HoàngThạch thành Công ty cổ phần bao bì Hoàng Thạch, được sự chỉ đạo trực tiếp cuảTổng Công ty xi măng Việt Nam, Công ty xi măng Hoàng Thạch tiếp tục cổ phầnhoá Đoàn vận tải thuỷ thành Công ty cổ phần thương mại-dịch vụ-vận tải với tổng

số vốn điều lệ trên 6 tỷ đồng trong đó cổ phần Nhà nước 3,354 tỷ đồng

Căn cứ Nghị quyết số 29/NQ-ĐU, ngày 18/02/2002 của Đảng uỷ Công ty ximăng Hoàng Thạch về công tác tổ chức Công ty cổ phần thương mại-dịch vụ-vậntải chính thức được thành lập và đi vào hoạt động

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Công ty được quy định rõ như sau:

- Tổ chức sản xuất các chủng loại xi măng theo kế hoạch của liên hiệp, bảođảm kỹ thuật, chất lượng sản phẩm và an toàn trong lao động;

- Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý kỹ thuật của Nhà nước, áp dụngkhoa học, kĩ thuật vào sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm vànăng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm;

- Quản lý và sử dụng tốt mọi tài sản, vật tư, máy móc thiết bị lao động, tiềnvốn; chống lãng phí, tham ô tài sản Nhà nước;

Trang 33

- Phối hợp với các đoàn thể quần chúng tổ chức các các phong trào thi đua.Coi trọng việc bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ cho cán

bộ công nhân viên;

- Được quyền ký kết hợp đồng kinh tế Được khen thưởng và kỷ luật cán bộcông nhân viên theo sự phân cấp của doanh nghiệp;

- Phối hợp với Tổng Công ty xi măng Việt Nam làm tốt công tác bình ổn giá

xi măng trên thị trường cả nước

2.1.3 Đặc điểm hoạt động SXKD của Công ty

Hoàng Thạch là một trong những nhà máy xi măng lớn và hiện đại nhất ViệtNam, có tầm cỡ quốc tế

Công ty xi măng Hoàng Thạch có lò nung Clinker kiểu quay, sản xuất theophương pháp khô, theo một chu trình khép kín với 5 giai đoạn

2.1.3.1 Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu

Các nguyên liệu chính để sản xuất xi măng là đá vôi và đất sét được khai thác

ở các mỏ gần Công ty, ngoài ra còn sử dụng nguyên liệu điều chỉnh là quặng sắt vàquặng bô xít, lượng quặng sắt và quặng bô xít cho vào nhiều hay ít tuỳ thuộc vàothành phần hoá học có trong đá vôi và đất sét như: SiO2; CaO; Fe2O3; Al2O3, v.v

Đá vôi được khai thác bằng phương pháp khoan nổ cắt tầng theo quy trình vàquy hoạch khai thác, đảm bảo chất lượng ổn định Sau đó được vận chuyển tớitrạm đập nghiền và đưa vào kho chứa đồng nhất

Quặng sắt và quặng bô xít được mua ngoài, vận chuyển bằng đường sông, tậpkết vào kho

2.1.3.2 Giai đoạn nghiền liệu và đồng nhất

Đá vôi, đất sét cùng các nguyên liệu điều chỉnh được đưa vào máy nghiền liệuqua hệ thống cân cấp liệu tự động theo tỷ lệ kỹ thuật cho phép Bột liệu sau khinghiền mịn được đưa tới hệ thống silô, các silô này vừa có tác dụng để chứa đồngthời còn để đồng nhất bột liệu

Trang 34

2.1.3.3 Giai đoạn nung Clinker:

Nhiên liệu để nung Clinker là dầu FO và than cám 3B Phần than nguyên khai

có chất bốc cao được đưa vào máy sấy khô và chuyển về máy nghiền, nghiền thànhbột than mịn sau đó bằng hệ thống bơm khí nén về các đường ống dẫn chuyền vềkét chứa ở lò nung, nó được phun vào lò dưới dạng bột khí linh động nhiều hay íttuỳ theo yêu cầu kỹ thuật của từng giờ Dầu FO chỉ dùng để đốt sấy lò khi lò mớitrở lại hoạt động sau một thời gian dừng sửa chữa bảo dưỡng, còn sau khi lò hoạtđộng ổn định người ta chỉ dùng than cho rẻ

Bột liệu từ các silô chứa trước khi cho vào lò được đưa qua hệ thống sấy nóngđến nhiệt độ 500-600oC mới đưa vào lò nung luyện vừa để tiết kiệm thời gian, vừatiết kiệm được than dầu Khí nóng dùng để sấy bột liệu được tận dụng từ khí thảitrong lò ra của quá trình nung luyện trước đó Bột liệu được nung đến vê viên nhờcác vòng quay của lò và được vận chuyển, làm lạnh, rồi đưa tới silô chứa Clinker.Silô này vừa có tác dụng chứa, vừa có tác dụng ủ cho clinker đạt được các khoángquy định, vừa làm nguội clinker

2.1.3.4 Giai đoạn nghiền xi măng

Ở giai đoạn này có thêm nguyên liệu để nghiền clinker thành xi măng là thạchcao với tỷ lệ 5% để điều chỉnh quá trình liên kết của xi măng trong thi công, cònthêm một số phụ gia pha vào xi măng như sỉ than, đá silíc, đá đen, v.v., vừa có tácdụng làm cho xi măng có màu đẹp, vừa thêm một số tính năng tác dụng khác nhưchịu kiềm, chịu axít, v.v và đặc biệt là pha thêm để hạ giá thành sản phẩm ximăng Các loại thạch cao và phụ gia kể trên đều được mua ngoài qua phương tiệnđường thuỷ và vận chuyển tập kết vào kho

Clinker từ silô chứa, thạch cao, phụ gia được tập kết vào các két chứa trướccác máy nghiền Các nguyên, vật liệu này được đưa vào nghiền qua các cân tựđộng theo tỷ lệ kỹ thuật quy định Hỗn hợp này được nghiền mịn thành xi măng ởnhiệt độ 120-150oC Xi măng ra khỏi máy nghiền được vận chuyển tới hệ thốngsilô chứa xi măng, vừa để chứa, vừa làm nguội và để ủ xi măng và chờ đóng baoxuất xưởng

Trang 35

2.1.3.5 Giai đoạn xuất xi măng

Xi măng bột từ các silô chứa được đưa tới 8 máy đóng bao (nếu xuất xi măngbao), hoặc xuất thẳng nếu xuất xi măng rời Xi măng sau đóng bao được đưa thẳngtới các phương tiện vận tải đường bộ, thuỷ, sắt để xuất xưởng

Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch sản xuất xi măng theo phương phápkhô, tiên tiến hơn phương pháp ướt truyền thống mà các nhà máy xi măng đươngthời đang sử dụng, vì phải đồng nhất phối liệu trong môi trường nước rồi mới sấykhô Do vậy, phương pháp khô tiết kiệm được nước, nhiên liệu, thời gian

Toàn bộ dây chuyền sản xuất từ khâu cấp nguyên liệu đến công đoạn nghiền,đóng bao và xuất xi măng được điều khiển tự động hoàn toàn từ phòng điều khiểntrung tâm của Công ty thông qua hệ thống các máy tính điện tử và thiết bị vi xử lý.Kết quả thành phẩm nguyên liệu được phân tích quang phổ bằng tia Rơnghen, xácđịnh mỗi một giờ một lần, trên cơ sở đó máy tính điện tử sẽ phân tích tính toán vàđiều chỉnh tỷ lệ phối liệu cho giờ tiếp theo

Gần 300 thông số công nghệ như nhiệt độ, áp suất, lưu lượng, vòng quay, tỷ lệcác thành phần nguyên liệu, dòng điện, điện áp, v.v.,được liên tục chỉ báo và ghichép một cách tự động tại phòng điều khiển nhờ hệ thống các đồng hồ tự ghi, giúpngười vận hành theo dõi, kiểm tra và xử lý khi cần thiết Ngoài ra tại đây còn có hệthống các sơ đồ công nghệ được gắn đèn tín hiệu thể hiện tình trạng hoạt động củatừng thiết bị cùng với hệ thống Camera và truyền hình công nghiệp quan sát đượctrên 10 vị trí trọng yếu của dây chuyền sản xuất giúp người vận hành phát hiện các

sự cố và phối hợp xử lý kịp thời

Trang 36

SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT XI MĂNG

GIAI ĐOẠN 1: SẢN XUẤT BỘT LIỆU

Sấy nghiền liệu

Silô chứa Clinker Sấy dầu

Cấp liệu vào lò

Lò nung Clinker Silô đồng nhất

Sà lan

dầu FO

Bể dầu FO Cảng

nhập

Trang 37

GIAI ĐOẠN 3: SẢN XUẤT XI MĂNG

2.1.4 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý hoạt động SXKD

Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch là một doanh nghiệp nhà nước có quy

mô tài chính lớn ở Việt nam hiện nay, vấn đề quản lý vốn, kinh doanh sao cho cóhiệu quả tốt nhất đòi hỏi phải có một bộ máy quản lý tổ chức lãnh đạo giỏi, vừachuyên sâu từ các vấn đề tài chính, cung cấp vật tư, nguyên, nhiên, vật liệu cho sảnxuất đến kế hoạch sản xuất và tiêu thụ

Hiện tại để đáp ứng được yêu cầu đó, bộ máy tổ chức quản lý của Công ty ximăng Vicem Hoàng Thạch sử dụng phương thức tổ chức quản lý theo hình ô; tức là

Kho

-Phụ gia

-Thạch cao

Két thạch cao

Két phụ gia

Silô chứa clinker

xuất bao ôtô xuất bao đường

thủy

xuất bao đường sắt

Xuất xi măng rời

silô xi măng

Nghiền xi măng

máy đóng bao cảng nhập

Trang 38

có sự phân quyền lãnh đạo, các cấp lãnh đạo không tập trung hết quyền lực trongtay mà giao một phần cho các bộ phần chức năng Mô hình này sẽ giúp Công ty cótính chất linh hoạt cao, phản ứng nhanh với sự thay đổi của thị trường.

Đứng đầu bộ máy quản lý là Giám đốc Công ty, giúp việc Giám đốc trongcông tác quản lý là các phó giám đốc phụ trách theo lĩnh vực công tác được phâncông bao gồm: Phó giám đốc khai thác mỏ; Phó giám đốc cơ điện; Phó giám đốcsản xuất; Phó giám đốc kinh doanh-hành chính Các phó giám đốc giúp việc giámđốc theo sự phân công hoặc uỷ quyền của giám đốc, chịu trách nhiệm trước giámđốc và pháp luật về nhiệm vụ được giám đốc phân công hoặc uỷ quyền

Kế toán trưởng giúp việc giám đốc Công ty chỉ đạo, tổ chức thực hiện côngtác kế toán, thống kê, tài chính của Công ty và có nhiệm vụ quyền hạn theo quyđịnh của pháp luật

Sau đó là đến các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng, nhiệm vụtham mưu giúp việc cho Giám đốc bao gồm: Phòng kỹ thuật sản xuất; Phòng kỹthuật cơ-điện; Phòng Kỹ thuật mỏ; Phòng tổ chức lao động; Phòng kế hoạch;Phòng vật tư; Phòng hành chính quản trị; Phòng kế toán; Phòng đời sống; Phòng ytế; Phòng điều khiển trung tâm; Phòng thí nghiệm-KCS; Phòng kinh doanh; Phòngbảo vệ quân sự; Ban kỹ thuật an toàn; Tổng kho; Tổ thẩm định; Ban quản lý dự ándây chuyền 3; Xưởng điện-điện tử; Xưởng cơ khí; Xưởng nước; Xưởng đóng bao,

Xi măng, lò nung, nguyên liệu; Xưởng khai thác; Xưởng xe máy

Tất cả các phòng ban chức năng trong bộ máy quản lý của Công ty đều có thểtham gia, tư vấn, góp ý kiến cho ban giám đốc về các lĩnh vực thuộc phạm vi đơn

vị mình quản lý, phụ trách; sao cho ban giám đốc ra được các quyết định chính

xác, hợp lý phục vụ cho công tác SXKD của Công ty đạt hiệu quả cao nhất.

Trang 39

Trung tâm tiêu thụ SP xi măng Phòng Đời sống Phòng Y tế Văn phòng Công ty Xưởng Xe máy Xưởng Khai thác

Phòng Kỹ thuật Mỏ Phòng Thẩm định

Phòng Bảo vê - Quân sự Phòng Kế toán thống kê tài chính

Phòng Vật tư Phòng Kế hoạch

Phòng Tổ chức lao động Xưởng Nước Tổng Kho

Trung tâm tiêu thụ SP xi măng Phòng Đời sống Phòng Y tế Văn phòng Công ty Xưởng Xe máy Xưởng Khai thác

Phòng Kỹ thuật Mỏ Phòng Thẩm định

Phòng Bảo vê - Quân sự Phòng Kế toán thống kê tài chính

Phòng Vật tư Phòng Kế hoạch

Phòng Tổ chức lao động Xưởng Nước Tổng Kho

Trang 40

(Nguồn: Hoàng Thạch 34 năm xây dựng và trưởng thành)

2.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của Công ty xi măng Vicem Hoàng Thạch giai đoạn 2010- 2014

2.2.1 Tình hình sản lượng tiêu thụ của Công ty qua 5 năm (2010- 2014)

Với chính sách chất lượng nhất quán, sản phẩm xi măng với nhãn hiệu “Sưtử” của Công ty đã và đang có uy tín với người tiêu dùng trên thị trường 34 nămqua Như vậy, sản lượng sản phẩm tiêu thụ của Công ty luôn giữ được ổn định,giành được vị thế vững chắc trên thị trường

Ngày đăng: 07/03/2018, 15:44

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w