1. Trang chủ
  2. » Kinh Doanh - Tiếp Thị

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN ĐẮK MIL, TỈNH ĐẮK NÔNG

87 366 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 615,94 KB

Nội dung

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tình Hình Sản Xuất Cà Phê Trên Địa Bàn Huyện Đắk Mil,

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

***************

ĐÀO THỊ TRÚC ĐÀO

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN ĐẮK MIL, TỈNH ĐẮK NÔNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 6/2012

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HỒ CHÍ MINH

***************

ĐÀO THỊ TRÚC ĐÀO

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN

HUYỆN ĐẮK MIL, TỈNH ĐẮK NÔNG

Ngành: Kinh Tế Nông Lâm

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: Th.S TRANG THỊ HUY NHẤT

Thành phố Hồ Chí Minh Tháng 6/2012

Trang 3

Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học, Khoa Kinh Tế, trường

Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tình Hình Sản

Xuất Cà Phê Trên Địa Bàn Huyện Đắk Mil, Tỉnh Đắk Nông” do Đào Thị Trúc

Đào, sinh viên khóa 34, chuyên ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _

Giảng viên hướng dẫn Th.S Trang Thị Huy Nhất

Trang 4

Xin chân thành cảm tạ và biết ơn sâu sắc tới cô Trang Thi Huy Nhất và thầy Võ Phước Hậu, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp

Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị thuộc phòng nông nghiệp, phòng thống kê huyện Đắk Mil đã tạo điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn này

Xin chân thành cảm ơn bà con nông dân 3 xã Đắk Lao, Thuận An, và Đức Minh đã cung cấp cho tôi những thông tin quý báu để thực hiện đề tài này

Xin chân thành cảm ơn tất cả những người bạn đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường

Xin chân thành cảm ơn

TP.HCM, tháng 6 năm 2012 Sinh viên

Đào Thị Trúc Đào

Trang 5

NỘI DUNG TÓM TẮT

Đào Thị Trúc Đào Tháng 6 năm 2012 “Tình Hình Sản Xuất Cà Phê Trên

Địa Bàn Huyện Đắk Mil, Tỉnh Đắk Nông”

Dao Thi Truc Dao June 2012 “Situation of coffee production in Đak Mil

District, Dak Nong Province”

Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình sản xuất của nông dân trồng cà phê tại huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông, trên cơ sở số liệu được thu thập từ phòng nông nghiệp, phòng thống kê huyện và 60 hộ nông dân tại địa phương Điểm chính của nghiên cứu này là nắm bắt được tiềm năng phát triển và những khó khăn mà người trồng cà phê gặp phải; đánh giá hiệu quả sản xuất của cây cà phê qua đó có những định hướng và giải pháp phát triển một cách phù hợp với tiềm năng sản có của địa phương, đồng thời tìm hiểu tình hình tiêu thụ cà phê trên thị trường huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

Hiệu quả sản xuất hàng năm: bỏ ra 01 đồng chi phí sẽ tạo ra 1,97 đồng doanh thu, bỏ ra 01 đồng chi phí sẽ tạo ra 0,97 đồng lợi nhuận

Hiệu quả sản xuất dài hạn: 01 đồng chi phí bỏ ra thu được 1,32 đồng doanh thu,

01 đồng chi phí bỏ ra thu được 0,32 đồng lợi nhuận

Kết quả nghiên cứu là cơ sở để đưa ra định hướng phát triển chung cho ngành trồng cà phê tại địa phương, đồng thời đề ra những giải pháp khắc phục các khó khăn

mà người nông dân trồng cà phê gặp phải nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cho các nông hộ

Trang 6

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix

DANH MỤC CÁC BẢNG x

DANH MỤC CÁC HÌNH xii

DANH MỤC PHỤ LỤC xiii

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1 Phạm vi nội dung 2

1.3.2 Phạm vi không gian 2

1.3.3 Phạm vi đối tượng 2

1.3.4 Phạm vi thời gian 3

1.4 Cấu trúc luận văn 3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN 4

2.1 Điều kiện tự nhiên huyện Đắk Mil 4

2.1.1 Vị trí địa lý 4

2.1.2 Điều kiện tự nhiên khác 5

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil 7

2.2.1 Dân số và lao động 7

2.2.2 Tăng trưởng kinh tế 8

2.2.3 Hiện trạng phát triển ngành nông nghiệp 9

2.2.4 Cơ sở hạ tầng 10

2.3 Tình hình cà phê thế giới 11

2.3.1 Tình hình sản xuất cà phê thế giới 11

2.3.2 Tình hình xuất khẩu cà phê thế giới 12

2.3.3 Tình hình các nước nhập khẩu cà phê trên thế giới 13

2.4 Tình hình sản xuất cà phê Việt Nam 13

Trang 7

2.4.1 Diện tích, sản lượng cà phê của Việt Nam (1995 – 2011) 13

2.4.2 Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam (1995 – I/2011) 14

2.4.3 Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam 16

2.5 Tình hình sản xuất cà phê tại huyện Đắk Mil 17

2.5.1 Diện tích và sản lượng cà phê tại huyện Đắk Mil 17

2.5.2 Diện tích và sản lượng cà phê theo xã/ thị trấn trong năm 2010 18

2.5.3 Giá cà phê tại Đắk Mil (1996 – 2011) 18

2.6 Tổng quan tài liệu 19

CHƯƠNG 3 CỞ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21

3.1 Khái niệm kinh tế nông hộ 21

3.2 Một số chỉ tiêu xác định kết quả - hiệu quả sản xuất 22

3.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất hàng năm 23

3.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất dài hạn 23

3.3 Khái niện về thị trường và giá cả 25

3.3.1 Thị trường 25

3.3.2 Giá cả 25

3.4 Phương pháp nghiên cứu 26

3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả 26

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu lịch sử 26

3.4.3 Phương pháp thu thập số liệu 26

3.4.4 Phương pháp sử lý số liệu 27

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 28

4.1 Mô tả mẫu điều tra 28

4.1.1 Đặc điểm của chủ hộ 28

4.1.2 Độ tuổi, trình độ học vấn, và số năm kinh nghiệm của chủ hộ 28

4.1.3 Quy mô nhân khẩu và quy mô lao động 29

4.1.4 Tình hình sử dụng giống 30

4.1.5 Kiểu trồng và mật độ trồng 32

4.1.6 Quy mô vườn và tuổi của cây cà phê 33

4.1.7 Tình hình sâu bệnh và phòng trị sâu bệnh của nông hộ 34

4.1.8 Tình hình thu hoạch chế biến và bảo quản 35

4.1.9 Tình hình tiêu thụ cà phê tại nông hộ 37

4.1.10 Tình hình tham gia hội thảo và hội nông dân của nông hộ 38

4.1.11 Tình hình tín dụng 40

4.2 Chi phí sản xuất bình quân 01 ha 40

4.2.1 Chi phí trong thời kỳ kiến thiết cơ bản 40

Trang 8

4.2.2 Chi phí trong thời kỳ sản xuất kinh doanh 41

4.3 Doanh thu trong cả vòng đời của cây cà phê 43

4.4 Giá thành bình quân 01 tấn cà phê nhân 44

4.5 Đánh giá hiệu quả sản xuất cây cà phê 44

4.5.1 Đánh giá hiệu quả sản xuất hàng năm 44

4.5.2 Đánh giá hiệu quả sản xuất dài hạn 45

4.5.3 Giá bán thay đổi ảnh hưởng đến NPV, IRR, BCR, và RR 48

4.5.4 Suất chiết khấu thay đổi ảnh hưởng đến NPV, BCR, và RR 49

4.6 Tình hình tiêu thụ cà phê tại huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông 49

4.6.1 Giá bán 49

4.6.2 Thị trường tiêu thụ 50

4.7 Những khó khăn hiện nay của nông hộ trồng cây cà phê 51

4.7.1 Những khó khăn 52

4.7.2 Đề xuất ý kiến nhằm phát triển ngành trồng cà phê 55

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 58

5.1 Kết luận 58

5.2 Kiến nghị 59

5.2.1 Đối với nhà nước 59

5.2.2 Đối với chính quyền địa phương 59

5.2.3 Đối với doanh nghiệp thu mua 60

5.2.4 Đối với người trồng cà phê 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO xiv

PHỤ LỤC xv

Trang 9

EU European Union (Liên minh Châu Âu)

FOB Free On Board

GDP Gross domestic product (Tổng sản phẩm quốc nội) IRR Internal Rate Return (Tỉ suất nội hoàn)

KHKTNLTN Khoa học kỹ thuật nông lâm tây nguyên

KH MMTB Khấu hao máy móc thiếp bị

LN Lợi nhuận

NPV Net Present Value (Hiện giá thuần)

PB CP Phân bổ chi phí

PP Pay-Back Period (Thời gian hoàn vốn)

RR Rate Of Return (Lợi nhuận trên một đồng chi phí) STT Số thứ tự

TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1 Hiện Trạng Sử Dụng Đất Năm 2010 6

Bảng 2.2 Diện Tích, Dân Số, Mật Độ Dân Số Năm 2011 7

Bảng 2.3 Cân Đối Lao Động Xã Hội (2005- 2010) 8

Bảng 2.4 Tổng Giá Trị (GDP) Huyện Đắk Mil (2009-2010) 9

Bảng 2.5 Diện Tích và Sản Lượng Cây Lâu Năm trên Địa Bàn Huyện (09-10) 9

Bảng 2.6 Sản Lượng Cà Phê của 7 Nước Hàng Đầu Thế Giới (2000 – 2010) 11

Bảng 2.7 Xuất Khẩu Cà Phê I/2011 của Thế Giới 12

Bảng 2.8 Sản Lượng Cà Phê Nhập Khẩu của Các Nước trên Thế Giới I/2011 13

Bảng 2.9 Diện tích và Sản Lượng Cà Phê Việt Nam (1995 – 2011) 13

Bảng 2.10 Sản Lượng Xuất Khẩu, Giá, Kim Ngạch Xuất Khẩu Cà Phê Việt Nam (1995 – I/2011) 15

Bảng 2.11 Thị Trường Xuất Khẩu Cà Phê Việt Nam (2009-2010) 16

Bảng 2.12 Diện Tích và Sản Lượng Cà Phê tại Huyện Đắk Mil (2000 – 2010) 17

Bảng 2.13 Diện Tích và Sản Lượng Cà Phê theo Xã/Thị Trấn Năm 2010 18

Bảng 2.14 Bảng Giá Cà Phê Nhân tại Huyện Đắk Mil (1996 – 2011) 19

Bảng 4.1 Giới Tính của Chủ Hộ 28

Bảng 4.2 Độ Tuổi, Trình Độ Học Vấn và Số Năm Kinh Nghiệm của Chủ Hộ Ảnh Hưởng đến Năng Suất Cây Cà Phê 29

Bảng 4.3 Quy Mô Nhân Khẩu của Nông Hộ 29

Bảng 4.4 Quy Mô Lao Động của Nông Hộ 30

Bảng 4.5 Nguồn Gốc Giống của Nông Hộ 31

Bảng 4.6 Tình Hình Sử Dụng Loại Cây của Nông Hộ 31

Bảng 4.7 Phương Pháp Canh Tác của Nông Hộ 32

Bảng 4.8 Mật Độ Trồng 33

Bảng 4.9 Quy Mô Diện Tích Trồng Cà Phê của Nông Hộ 33

Bảng 4.10 Tuổi Cà Phê của Nông Hộ 34

Bảng 4.11 Các Loại Sâu Bệnh trên Vườn Cà Phê của Nông Hộ 34

Bảng 4.12 Số Hộ Biết Cách Khắc Phục Sâu Bệnh 35

Trang 11

Bảng 4.13 Hình Thức Thu Hoạch và Sơ Chế Cà Phê tại Nông Hộ 36

Bảng 4.14 Tình Hình Tiêu Thụ Cà Phê của Nông Hộ 37

Bảng 4.15 Tham Gia Hội Thảo về Cây Cà Phê 38

Bảng 4.17 Tình Hình Thông Tin Mà Các Hộ đã Tiếp Cận Được từ Các Hội Thảo 39

Bảng 4.18 Tình Hình Nông Hộ Tham Gia Hội Nông Dân 39

Bảng 4.19 Tình Hình Vay Vốn của Nông Hộ 40

Bảng 4.20 Chi Phí Thời Kỳ Kiến Thiết Cơ Bản (1.000 đồng) 41

Bảng 2.21 Chi Phí Thời Kì Sản Xuất Kinh Doanh (1000 đồng) 42

Bảng 4.22 Doanh Thu trên 1 Ha trong Cả Vòng Đời của Cây Cà Phê 43

Bảng 4.23 Giá Thành Bình Quân 01 Tấn Cà Phê Nhân 44

Bảng 4.24 Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất 01 Tấn Cà Phê Nhân 44

Bảng 4.25 Ngân Lưu Qua các Năm trên 1ha (1000 đồng) 46

Giai đoạn từ năm 1 đến năm 10 46

Giai đoạn từ năm 11 đến năm 21 47

Bảng 4.26 Kết Quả và Hiệu Quả Cả Vòng Đời của Cây Cà Phê trên 1 Ha 48

Bảng 4.27 Giá Bán Thay Đổi Ảnh Hưởng đến NPV, IRR, BCR, và RR 48

Bảng 4.28 Suất Chiết Khấu Thay Đổi Ảnh Hưởng đến NPV, BCR, và RR 49

Bảng 4.29 Ý Kiến của Các Nông Hộ về Khó Khăn trong Sản Xuất Cây Cà Phê

54

Bảng 4.30 Ý Kiến của Các Nông Hộ về Khó Khăn trong Khâu Tiêu Thụ Sản Phẩm 54

Trang 12

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1 Bảng Đồ Huyện Đắk-Mil 4 Hình 4.1 Sơ Đồ Thể Hiện Việc Tiêu Thụ Cà Phê trên Thị Trường Huyện 51

Trang 13

DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1 Khấu Hao Máy Móc Thiếp Bị (đồng) xv

Phụ lục 2 Chi Phí Lao Động Thời Kỳ Kiến Thiết Cơ Bản (1.000 đồng) xv

Phụ lục 3 Chi Phí Lao Động Thời Kỳ Sản Xuất Kinh Doanh (1.000 đồng) xvi

Phụ lục 4 Bảng Câu Hỏi xvii

Phụ lục 5 Danh Sách Nông Hộ Trồng Cà Phê Được Phỏng Vấn xxv

Trang 14

Trong những năm gần đây, cà phê Việt Nam nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường thế giới về sản lượng và tổng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam đứng vị trí số 1 về xuất khẩu cà phê robusta Cà phê Việt Nam đã được xuất khẩu sang hơn 80 nước và vùng lãnh thổ Theo hiệp hội cà phê Việt Nam (2011), trong quý I năm 2011 Việt Nam xuất khẩu 520.000 tấn cà phê, trị giá 1.081.600.000 USD Tuy nhiên, cho đến nay việc phát triển diện tích cây cà phê chưa theo quy hoạch, sản xuất còn manh mún nên năng suất, chất lượng chưa cao, bên cạnh đó giá cà phê còn bấp bênh (phụ thuộc vào giá cà phê thế giới)

Với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi mà thiên nhiên ban tặng, huyện Đắk Mil hiện nay được xem là địa phương có điều kiện lý tưởng trong việc phát triển

cà phê Được chính quyền địa phương chú trọng quan tâm thông qua các chính sánh hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ kỹ thuật Với mục tiêu phát triển hiệu quả và lâu dài cây cà phê tại huyện Đắk Mil, tôi tìm hiểu thực trạng sản xuất, hiệu quả sản xuất, những thuận lợi và khó khăn của các hộ nông dân tại địa phương Được sự đồng ý của khoa kinh tế và sự hướng dẫn của cô Trang Thị Huy Nhất và thầy Võ Phước Hậu, tôi tiến hành nghiên

cứu đề tài: “Tình hình sản xuất cà phê trên địa bàn huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông”

Trang 15

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Định hướng cho các nông hộ trong việc sản xuất cà phê và đưa ra những đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất của các nông hộ

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Mô tả thực trạng sản xuất cà phê ở huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

- Phân tích hiệu quả sản xuất cà phê ở các nông hộ điều tra

- Phân tích thuận lợi và khó khăn mà người nông dân gặp phải trong sản xuất cà phê của mình

- Đề xuất một số giải pháp nhằm giúp cho hộ nông dân sản xuất có hiệu quả hơn

1.3 Phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Phạm vi nội dung

Phân tích tình hình trồng cà phê, cũng như đánh giá hiệu quả sản xuất cây cà phê của các nông hộ trên địa bàn huyện Đắk Mil, và đề xuất hướng giải quyết những khó khăn (vướngmắc) để từ đó hộ nông dân có kế hoạch sản xuất cho vườn cây của mình một cách có hiệu quả hơn

Trang 16

1.3.4 Phạm vi thời gian

Nghiên cứu được thực hiện từ tháng 03/2012 – 06/2012

1.4 Cấu trúc luận văn

Chương 1 Mở đầu

Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục đích, nội dung, phạm vi, cấu trúc của luận văn

Chương 2: Tổng quan

Tổng quan về các tài liệu có liên quan tới đề tài

Khái quát chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện, những điều kiện thuận lợi, khó khăn của huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông nhằm có những đánh giá chung ảnh hưởng đến việc sản xuất cây cà phê tại địa phương

Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê của các nước trên thế giới

Tình hình sản xuất và xuất khẩu cà phê Việt Nam

Tình hình sản xuất cà phê tại huyện Đắk Mil

Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Nêu ra những nội dung có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu nhằm làm cơ sở cho việc xác định hiệu quả sản xuất của các nông hộ trồng

cà phê trên địa bàn huyện Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông

Chương 4: Kết quả thảo luận

Đây là phần trọng tâm của khóa luận, nêu lên kết quả đạt được trong quá trình thực hiện và phân tích các kết quả về thực tiển lý luận Mô tả về nông hộ, tính toán hiệu quả sản xuất, cuối cùng là xem xét những khó khăn chung và nêu ra những đề xuất nhằm tháo gỡ những vấn đề thắc mắc

Chương 5: kết luận và kiến nghị

Rút ra kết luận chính đạt được và đề xuất các kiến nghị có liên quan, các giải pháp cần thực hiện

Trang 17

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Điều kiện tự nhiên huyện Đắk Mil

2.1.1 Vị trí địa lý

Đắk Mil là huyện nằm về phía Đông Bắc của tỉnh Đắk Nông với diện tích tự nhiên 682,99 km2, cách thị xã Gia Nghĩa 60 km theo đường quốc lộ 14 phía Bắc giáp huyện Cư Jút, phía Đông giáp huyện Krông Nô, phía Nam giáp huyện Đắk Song, phía Tây giáp tỉnh Moldulkiri của vương quốc Campuchia

Đắk Mil có 10 đơn vị hành chính cấp xã bao gồm: Đắk Sắk, Đức Minh, Long Sơn, Đắk Lao, Đắk R’La, Đức Mạnh, Đắk N’Drot, Đắk Gần, Thuận An và thị trấn Đắk Mil

Hình 2.1 Bảng Đồ Huyện Đắk Mil

Nguồn:http://www.ugo.cn, 2012

Trang 18

2.1.2 Điều kiện tự nhiên khác

a) Địa hình

Địa hình Đắk Mil có độ cao trung bình 500m so với mặt nước biển, vùng phía Bắc huyện từ 400 – 600m và phía Nam huyện từ 700 – 900m, phần lớn địa hình có dạng đồi lượn sóng nối liền nhau, bị chia cắt bởi nhiều sông suối nhỏ và các hợp thủy,

xen kẻ là các thung lũng nhỏ, bằng, thấp Có hai dạng chính: địa hình dốc lượn sóng

nhẹ: có độ dốc từ 0 – 150, phân bố chủ yếu ở phía Đông và khu vực trung tâm của huyện, chiếm khoảng 74,6% diện tích tự nhiên, và địa hình dốc chia cắt mạnh: có độ dốc > 150, phân bố ở phía Tây Nam của huyện chiếm khoảng 25,4% diện tích tự nhiên

b) Khí hậu – thời tiết

Đắk Mil là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Đắk Lắk và Đắk Nông, chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, mỗi năm có hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể Nhiệt độ trung bình là 22,30C, ẩm độ không khí bình quân năm là 85%, lượng mưa bình quân 2.513mm

- Chế độ nhiệt: tổng nhiệt độ < 80000C Nhiệt độ cao nhất trong năm: 34,90C Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 19,30C Nhiệt độ trung bình hàng năm: 22,30C

- Chế độ mưa: lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700-1.800mm lượng mưa cao nhất (tháng 9): 2.972mm Lượng mưa thấp nhất (tháng 1): 100mm, số ngày mưa bình quân hàng năm: 170 ngày

- Chế độ ẩm: độ ẩm bình quân hàng năm: 85% Độ bốc hơi: mùa mưa chỉ số độ

ẩm k=1,0 – 1,5, mùa khô k=0,5

- Chế độ gió: hướng gió thịnh theo hai hướng gió chính: gió Tây Nam xuất hiện vào các tháng mùa mưa, tốc độ trung bình 1,97m/s Gió Đông Bắc xuất hiện vào các tháng mùa khô, tốc độ trung bình 2,4m/s

Trang 19

c) Tài nguyên đất

Huyện Đắk Mil có một diện tích đất khá phong phú và màu mở, chủ yếu là đất bazan, thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao Đất dùng cho sản xuất nông nghiệp chiếm diện tích lớn nhất (42.479 ha)

Bảng 2.1 Hiện Trạng Sử Dụng Đất Năm 2010 (ĐVT: ha)

Tổng số Nông nghiệp Lâm nghiệp Chưa sử dụng

hệ thống sông Sêrêpôk chiếm 75% lưu vực trên lãnh thổ huyện Khu vực phía Bắc và Đông Bắc nguồn nước khá khan hiếm, khu vực này mật độ sông suối thấp, hệ thống hồ đập ít vì vậy thường thiếu nước mùa khô làm ảnh hưởng đến cây trồng Nguồn nước ngầm: nước ngầm trên địa bàn huyện Đắk Mil tương đối phong phú, nhưng chủ yếu vận động tàng trữ trong tạo thành phun trào basalt, được coi là đơn vị chứa nước có triển vọng hơn cả Tuy nhiên do mức độ đất đồng nhất theo diện tích và chiều sâu khá

Trang 20

lớn nên cần lưu ý khi giải quyết những vấn đề cụ thể Đặc biệt ở khu vực này có hiện tượng mất nước (nước tầng trên chảy xuống tầng dưới) nên khi khai thác cần phải nghiên cứu cụ thể để đề xuất các chỉ tiêu hợp lý nhằm khống chế mức thấp nhất việc làm ô nhiễm nguồn nước ngầm

2.2 Điều kiện kinh tế - xã hội huyện Đắk Mil

2.2.1 Dân số và lao động

a) Dân số

Dân số trung bình năm 2011 là: 91.856 người, mật độ dân số: 134,49 người/km2

Bảng 2.2 Diện Tích, Dân Số, Mật Độ Dân Số Năm 2011

Diện tích (km)

Dân số trung bình (người)

Mật độ dân số (người/km)

Trang 21

Cơ cấu toàn huyện gồm: 09 xã và 1 thị trấn Mật độ dân số cao nhất là thị trấn

Đắk Mil với 2.075,20 người/km2 Do thị trấn Đắk Mil là trung tâm buôn bán của

huyện, điều kiện sinh hoạt, văn hóa, y tế, giáo dục có nhiều thuận lợi nên dân cư tập

trung tại đây nhiều hơn các xã Kế đến là các Xã Đắk Sắk, Đức Minh, Đức Mạnh, đây

là các xã hình thành sớm, có điều kiện sinh sống và phát triển kinh tế có nhiều thuận

lợi Các xã còn lại như xã Đắk Lao, Long Sơn… có mật độ dân số thấp, nguyên nhân

do, đây là vùng xa xôi hẻo lánh, giao thông, điều kiện sinh hoạt còn gặp nhiều khó

khăn và đa số diện tích đất được sử dụng làm đất nông nghiêp, lâm nghiệp

b) Lao động

Bảng 2.1 cho thấy tổng lao động toàn huyện năm 2010 là: 51.408 người (chiếm

55,97% dân số của huyện)

Bảng 2.3 Cân Đối Lao Động Xã Hội (2005- 2010) (ĐVT: Người)

2005 2006 2007 2008 2009 2010

Nguồn lao động (số người) 42.869 45.893 47.490 49.218 50.370 51.408

1 Trong độ tuổi lao động 42.078 45.062 46.652 48.352 49.389 50.380

Có khả năng 41.266 44.243 45.836 47.529 48.557 49.535

2 Ngoài độ tuổi mà vẫn tham gia 1.603 1.650 1.654 1.689 1.813 1.873

Trên độ tuổi lao động 985 1.023 1.007 1.035 1.095 1.143

Dưới độ tuổi lao động 618 627 647 654 718 730

Nguồn: Phòng thống kê huyện Đắk Mil Việc thu hút lao động nông nghiệp vào công nghiệp và các lĩnh vực y tế, giáo

dục gặp nhiều khó khăn, vì đại đa số lao động còn hạn chế về trình độ khoa học kỹ

thuật Trong tương lai việc phát triển kinh tế theo hướng hiện đại hóa thì vấn đề đào

tạo kỹ thuật sẽ là yếu tố quyết định Vì vậy, sớm quan tâm đến công tác phát triển giáo

dục phổ thông, tạo nguồn cho đào tạo lực lượng lao động kỹ thuật

2.2.2 Tăng trưởng kinh tế

Giá trị sản xuất (giá cố định 1994) năm 2009 là: 1.538 tỷ đồng; năm 2010 là:

1.729 tỷ đồng, tăng 12,42% so với năm 2009

Trang 22

Bảng 2.4 Tổng Giá Trị (GDP) Huyện Đắk Mil (2009-2010)

Hạng mục Năm 2009 Năm 2010

Giá trị Tỷ lệ (%) Giá trị Tỷ lệ (%)

Tổng giá trị (GDP) 1.538 100 1.729 100

(Tính theo giá cố định 1994- ĐVT: tỷ đồng) Nguồn: Phòng thống kê huyện Đắk Mil

2.2.3 Hiện trạng phát triển ngành nông nghiệp

a) Trồng trọt

Trồng trọt luôn giữ vai trò chính trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, giá trị sản

xuất ngành trồng trọt năm 2010 (tính theo giá cố định 1994) là: 701 tỷ đồng chiếm

99,96% tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp

Bảng 2.5 Diện Tích và Sản Lượng Cây Lâu Năm trên Địa Bàn Huyện (09-10)

Tổng số

Năm 2009 Năm 2010

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

Diện tích (ha)

Sản lượng (tấn)

II Cây ăn quả các loại 558 3.900 562 4.320

Nguồn: Phòng thống kê huyện Đắk Mil Cây công nghiệp lâu năm chiếm tỷ trọng lớn cả về diện tích (năm 2010 là

23.797 ha), đặc biệt, cây cà phê chiếm diện tích cao nhất (năm 2010 là 19.003 ha)

Trang 23

b) Chăn nuôi

Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2010 (tính theo giá cố định 1994) là: 22

tỷ đồng Nhìn chung, huyện Đắk Mil có ngành chăn nuôi ít phát triển, số lượng gia súc gia cầm tương đối ít, do ảnh hưởng của các đợt dịch bệnh, là vùng không có nhiều đồng cỏ nên không thuận lợi cho việc chăn thả Đàn gia súc năm 2009 tổng số đàn trâu, bò có 2.240 con, heo có 11.800 con, gia cầm các loại có 82.000 con

c) Thị trường nông sản

Ở huyện Đắk Mil, thị trường nông sản luôn bấp bênh, đa số người nông dân có nông sản bán cho các đại lý thu mua, và từ đó đưa đi nơi khác hoặc chế biến tại chổ Các đại lý thu mua ở Đắk Mil không nhiều, quy mô kinh doanh nhỏ, chủ yếu là thu mua theo thời vụ Mặt khác, các ngành chức năng quản lý nhà nước ở lĩnh vực thương mại không thường xuyên kiểm tra hoạt động thu mua nông sản của các đại lý Do vậy, tình trạng gian lận thương mại thường xuyên xảy ra, trên địa bàn chưa có doanh nghiệp nào đứng ra ký kết bao tiêu sản phẩm cho các nông hộ nên dẫn đến nông dân bị

tư thương ép giá

2.2.4 Cơ sở hạ tầng

a) Điện

Mười xã và thị trấn đều đã có điện lưới quốc gia, đáp ứng nhu cầu dùng điện sinh hoạt và bước đầu đảm bảo điện lưới cho một số lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ Tuy nhiên, ở một số xóm, làng của mười xã do các hộ dân cư phân tán, khoảng cách giữa các hộ còn khá xa, hầu hết ở trong rẩy, vườn, nơi xa xôi hẻo lánh đều chưa có điện để sử dụng, các hộ này chiếm khoảng 3% so với tổng số hộ trên địa bàn huyện Đắk Mil Tồn tại này là một hạn chế khá lớn đối với sản xuất nông nghiệp nói riêng và kinh tế- xã hội nói chung

b) Giao thông

Quốc lộ 14 đi ngang qua huyện Đắk Mil đã tạo điều kiện thuận lợi để giao thương với các huyện khác trong tỉnh cũng như ngoài tỉnh Ngoài ra, các tuyến đường liên xã đã được trải nhựa và nâng cấp tu bổ Bên cạnh đó,các tuyến đường liên thôn của từng xã cũng được nâng cấp hàng năm

Trang 24

2.3.1 Tình hình sản xuất cà phê thế giới

Bảng 2.6 Sản Lượng Cà Phê của 7 Nước Hàng Đầu Thế Giới (2000 – 2010)

Trang 25

2.3.2 Tình hình xuất khẩu cà phê thế giới

Cơ cấu sản phẩm xuất khẩu cà phê rất khác nhau phụ thuộc vào trình độ phát triển ngành cà phê, khả năng đầu tư công nghệ chế biến cũng như tập quán kinh doanh Nếu như cà phê Brasil, Colombia, Indian và Indonesia đã có công nghiệp sản xuất cà phê hòa tan khá phát triển, thì hầu hết các nước xuất khẩu cà phê còn lại chủ yếu xuất khẩu dưới dạng nhân xô

Năm 1996 tổng lượng cà phê xuất khẩu là 4.652.940 triệu tấn trong đó cà phê Robusta 1.488.960 tấn chiếm tỷ lệ 32%, đến năm 2005 tổng lượng cà phê xuất khẩu 5.187.000 tấn trong đó cà phê Robusta 1.818.044 tấn chiếm tỷ lệ 35,05% Việc tăng lượng xuất nhập khẩu cà phê Robusta sẽ tạo điều kiện tốt cho Việt Nam tăng hiệu quả sản xuất và xuất khẩu Những nước xuất khẩu cà phê chủ yếu là Brazil, Việt Nam, Colombia chiếm trên 55% tổng sản lượng cà phê xuất khẩu trên thế giới Ba nước này cùng với Honduras, Indian, Indonesia, Guatemala tổng số tám nước chiếm trên70% sản lượng cà phê xuất khẩu của thế giới

Bảng 2.7 Xuất Khẩu Cà Phê I/2011 của Thế Giới (ĐVT: bao 60kg) Nước xuất khẩu Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 Tháng 4

Brazil 2.792.855 2.714.295 2.726.690 2.702.857 Việt Nam 1.700.000 1.400.000 2.300.000 2.400.000

Trang 26

2.3.3 Tình hình các nước nhập khẩu cà phê trên thế giới

Bảng 2.8 Sản Lượng Cà Phê Nhập Khẩu của Các Nước trên Thế Giới I/2011

trong I/2011 lượng nhập khẩu cà phê của Hoa Kỳ chiếm hơn 24% tổng lượng cà phê

nhập khẩu thế giới, kế đến là Đức chiếm trên 22% và Nhật trên 7,5% lượng cà phê

nhập khẩu toàn cầu

2.4 Tình hình sản xuất cà phê Việt Nam

2.4.1 Diện tích, sản lượng cà phê của Việt Nam (1995 – 2011)

Cây cà phê được đưa vào Việt Nam vào năm 1875 nhưng mãi đến thế kỷ 20

mới được phát triển trồng ở một số đồn điền của Pháp Năm 1925, lần đầu tiên được

trồng ở Tây Nguyên, nhờ sự ủng hộ vốn từ quốc tế, cây cà phê dần được chú trọng,

đến năm 1980 diện tích cà phê đạt 23.000 ha, xuất khẩu trên 6.000 tấn Năm 2000,

Việt Nam có khoảng 560 nghìn ha cà phê, tổng sản lượng đạt 800 nghìn tấn Nếu so

với năm 1980, diện tích cà phê của Việt Nam năm 2000 đã tăng gấp 23 lần và sản

lượng tăng gấp 83 lần

Bảng 2.9 Diện Tích và Sản Lượng Cà Phê Việt Nam (1995 – 2011)

Trang 27

Năm Diện tích

(ha)

Tăng trưởng (%)

Sản lượng ( tấn)

Tăng trưởng (%)

khẩu và là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới với hai tỉnh có diện tích

canh tác lớn nhất là Đắk Lắk và Gia Lai góp phần ổn định kinh tế xã hội ở những

vùng xa xôi hẻo lánh, dân tộc ít người,…

2.4.2 Tình hình xuất khẩu cà phê Việt Nam (1995 – I/2011)

Tăng trưởng ngành cà phê hơn 15 năm qua đã có những chuyển biến mạnh

Một trong những nguyên nhân việc tăng trưởng nhanh do đột biến giá cà phê thị

trường thế giới tăng kéo theo giá cà phê trong nước tăng, kích thích người trồng cà phê

đầu tư thâm canh tăng năng xuất

Trang 28

Cà phê Việt Nam chủ yếu là xuất khẩu, chiếm 95% sản lượng cà phê sản xuất

cả nước Hiện nay Việt Nam đứng đầu về xuất khẩu cà phê vối, đứng thứ hai sau brazil

về xuất khẩu cà phê

Bảng 2.10 Sản Lượng Xuất Khẩu, Giá, Kim Ngạch Xuất Khẩu Cà Phê Việt Nam

(1995 – I/2011)

Năm

Sản lượng xuất khẩu Giá

FOB Kim ngạch xuất khẩu

Sản lượng (tấn)

Tăng trưởng(%)

USD/

Tấn

Trị giá (1000USD)

Tăng trưởng(%)

năm 2001, trừ năm 1998 có giảm không đáng kể 2,5% Kim ngạch xuất khẩu tăng

mạnh vào giai đoạn 2003 - 2010 Trong năm 2006 nước ta đã xuất khẩu được 980.870

tấn cà phê với kim ngạch đạt 1,21 tỷ USD, tăng 9,92% về lượng và tăng 65,54% về trị

giá so với năm 2005 Chuẩn loại cà phê xuất khẩu chính là cà phê robusta, xuất khẩu

cà phê arabica và cà phê hòa tan chiếm lượng rất nhỏ và không đáng kể

Trang 29

2.4.3 Thị trường xuất khẩu cà phê Việt Nam

Bảng 2.11 Thị Trường Xuất Khẩu Cà Phê Việt Nam (2009-2010)

Thị trường

Năm 2009 Năm 2010 So sánh 09/10(%)

Lượng (tấn)

Trị giá USD

Lượng (tấn)

Trị giá USD

Lượng (tấn)

Trị giá USD Hoa Kỳ 128.052 196.675.679 153.035 250.132.128 19,51 27,18 Đức 136.254 201.761.924 151.378 233.014.846 11,1 15,49 Tây Ban Nha 81.619 118.015.182 80.909 118.534.449 -0,87 0,44 Italia 96.193 142.368.212 76.002 115.033.515 -20,99 -19,2

Bỉ 132.296 190.489.355 58.647 87.739.397 -55,67 -53,94 Nhật Bản 57.453 90.315.840 53.052 85.456.848 -7,66 -5,38 Hàn Quốc 31.685 46.400.622 33.551 51.490.770 5,89 10,97 Philippine 21.547 29.850.466 29.670 43.041.387 37,7 44,19

Nga 15.561 22.004.279 27.974 40.228.223 79,77 82,82 Trung Quốc 17.396 24.885.743 26.499 39.361.779 52,33 58,17

Hà Lan 32.608 46.794.368 24.205 39.143.489 -25,77 -16,35 Malaysia 19.245 28.571.926 24.006 35.494.903 24,74 24,23 Thụy Sỹ 28.477 41.015.740 21.964 32.570.599 -22,87 -20,59

Mê Hy Cô 9.266 12.724.705 18.216 28.051.612 96,59 120,45 Pháp 25.888 37.829.865 17.689 26.038.296 -31,67 -31,17

Ấn Độ 16.438 22.506.181 17.557 24.029.849 6,81 6,77 Singapore 13.467 19.769.418 15.362 23.488.046 14,07 18,81 Autralia 11.281 16.423.740 15.615 22.512.020 38,42 37,07 Balan 10.965 15 535.434 10.748 15.886.535 -1,98 2,26 Indonesia 12.430 17.190.551 10.950 15.801.554 -11,91 -8,08 Nam Phi 8.976 12.844.228 13.636 15.773.996 51,92 22,81 Thái Lan 3.002 4.445.420 9.921 14.830.809 230,48 233,62

Bồ Đào Nha 6.190 9.465.187 7.556 11.702.757 22,07 23,64

Ai Cập 6.924 9.744.190 5.344 7.535.182 -22,82 -22,67

Hy Lạp 3.125 4.589.953 3.361 5.061.341 7,55 10,27 Canada 3.292 4.596.110 2.885 4.392.043 -12,36 -4,44 Đam Mạch 1.426 2.051.309 1.893 2.714.292 32,75 32,32 Khác 221.574 317.538.692 277.892 420.530.520 25,42 32,43

Tổng giá trị 1.183.545 1.730.564.378 1.217.868 1.851.357.772 2,9 6,98

Nguồn: http://www.vinanet.com.vn, 2010

Trang 30

Cà phê Việt Nam được xuất khẩu sang 87 thị trường Trong đó, xuất khẩu chủ yếu là vào thị trường Hoa Kỳ và các các nước EU Trong năm 2010 Hoa Kỳ đã vượt qua Đức trở thành thị trường xuất khẩu cà phê lớn nhất của nước ta đạt 153035 tấn, với kim ngạch hơn 250 triệu USD, tăng 19,51% về lượng và tăng 27,18% về trị giá so với năm 2009 Hai thị trường tiếp theo là Đức đạt 151378 tấn, trị giá khoảng 233 triệu USD và Tây Ban Nha đạt 80909 tấn, trị giá gần 119 triệu USD Trong năm 2010, một

số thị trường có mức tăng trưởng mạnh về lượng và giá trị so với năm 2009 như Thái Lan, Mê Hi Cô, Nga,

2.5 Tình hình sản xuất cà phê tại huyện Đắk Mil

2.5.1 Diện tích và sản lượng cà phê tại huyện Đắk Mil

Bảng 2.12 Diện Tích và Sản Lượng Cà Phê tại Huyện Đắk Mil (2000 – 2010)

Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tấn/ha)

Trang 31

chủ yếu do năng suất cà phê tăng Điều này gợi lên cho thấy khi giá cà phê tăng người

dân sẽ đầu tư tăng thêm chi phí phân bón, tưới nưới, chăm sóc… để tăng năng suất

Đến năm 2010, tổng diện tích cà phê huyện Đắk Mil là 19.003 ha với sản lượng là

42.930 tấn

2.5.2 Diện tích và sản lượng cà phê theo xã/ thị trấn trong năm 2010

Ba xã trong huyện Đắk Mil gồm: xã Thuận An, Đắk Lao, Đức Mạnh có diện

tích trồng cà phê lần lược là 4302 ha, 3206 ha, 2549 ha, có sản lượng lần lược là 9808

tấn, 7480 tấn, 5945 tấn

Bảng 2.13 Diện Tích và Sản Lượng Cà Phê theo Xã/Thị Trấn Năm 2010

Xã/ Thị trấn Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Năng suất (tấn/ha)

năm 2009 chỉ đạt 2,14 tấn/ha Thị trấn Đắk Mil, xã Đắk Lao, và xã Đức Mạnh có năng

suất cà phê cao nhất huyện lần lượt là: 2,37 tấn/ha, 2.33 tấn/ha, 2.33 tấn/ha

2.5.3 Giá cà phê tại Đắk Mil (1996 – 2011)

Bảng 2.14 cho thấy giá bán cà phê tại huyện Đắk Mil xuống thấp nhất là năm

2001 chỉ có giá là 4.900 đồng/kg, giá cà phê hồi phục dần vào năm 2005 với giá là

Trang 32

14.300 đồng/kg Các năm sau đó giá cà phê liên tục tăng từ 19.100 đồng/kg vào năm

2006 lên 37.500 đồng/kg năm 2011

Bảng 2.14 Bảng Giá Cà Phê Nhân tại Huyện Đắk Mil (1996 – 2011)

Năm Đơn giá (đồng/kg) Tốc độ tăng (%)

Nguồn: Phòng thống kê huyện Đắk Mil, 2012

2.6 Tổng quan tài liệu

Số liệu sơ cấp bằng cách điều tra trực tiếp từ 60 hộ nông dân, cũng như các số liệu thứ cấp từ các văn bản, niên giám thống kê, sách… của các phòng ban liên quan trong huyện và luận văn, luận án của các anh chị khóa trước để học hỏi cách viết, lập luận nhằm hoàn thành tốt khóa luận của mình

Trần Vĩnh Phúc (2007), thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất cà phê tỉnh Đắk Lắk

Trang 33

Đỗ Thị Kim Hường (2010), đánh giá hiệu quả trong sản xuất cây cà phê tại xã Đức Hạnh, huyện Phước Long, tỉnh Bình Phước

K’ Bếp (2009), tìm hiểu thực trạng sản xuất cà phê của hộ dân tộc K’ho tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng

Các nghiên cứu trên đã phân tích đặc điểm của hộ nông dân, chi phí đầu tư, các yếu tố ảnh hưởng đến doanh thu… Tuy nhiên, các số liệu về chi phí chưa đầy đủ, xây dựng bảng ngân lưu chưa hợp lý Nhìn chung các nghiên cứu trên đã có đóng góp nhất định về phương diện lý thuyết cũng như thực tế để nâng cao hiệu quả sản xuất của cây

cà phê

Trang 34

CHƯƠNG 3

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Khái niệm kinh tế nông hộ

Nông hộ là các hộ gia đình làm nông nghiệp có quyền kiếm kế sinh nhai trên những mảnh đất đai, sử dụng chủ yếu lao động của gia đình để sản xuất, thường là nằm trong một hệ thống kinh tế lớn hơn, nhưng chủ yếu đặc trưng bởi sự tham gia cục

bộ vào các thị trường có xu hướng không hoàn toàn cao

Vai trò của nông hộ:

- Nông hộ (hộ gia đình nông dân) là tế bào kinh tế xã hội, là hình thức tổ chức

cơ sở của nông nghiệp và nông thôn đã tồn tại từ lâu ở các nước nông nghiệp Nông hộ chủ yếu bao gồm cha mẹ con cái Các thành viên nông hộ gắn bó chặt chẽ trước tiên trên quan hệ hôn nhân huyết thống

- Về kinh tế các thành viên trong nông hộ gắn bó với nhau trên các mặt quan hệ

sở hữu về tư liệu sản xuất, quan hệ phân phối sản phẩm và quản lý các thành viên trong nông hộ cùng chung mục đích và lợi ích thoát khỏi đói nghèo phát triển kinh tế càng giàu có

- Do thống nhất về lợi ích nên các thành viên trong nông hộ dễ thống nhất về hành động, đều sẵn sàng làm việc có thu nhập cao cho gia đình cũng là lợi ích của mỗi người Các thành viên trong nông hộ từ gia đến trẻ đều có thể tham gia lao động và tham gia mà không kể tuổi tác Người yếu làm việc nhẹ, người khỏe làm việc nặng Do

đó, việc phân công và hợp tác lao động trong nông hộ có nhiều ưu điểm mà các cơ sở

Trang 35

khác không có được là: tính tự nguyện, tự giác cao, tận dụng tối đa khả năng trong lao động sản xuất

- Nông thôn – nông hộ đóng vai trò quan trọng trong nhu cầu giải quyết lương thực, thực phẩm cho quốc gia, cho dự trữ và xuất khẩu Mặc khác, nông thôn còn là thị trường tiêu thụ lương thực, thực phẩm lớn trong nền kinh tế Hơn thế nữa nông thôn còn là nơi cung cấp nguồn lao động, nguyên liệu dồi dào để phát triển tất cả các ngành nghề trong nền kinh tế

3.2 Một số chỉ tiêu xác định kết quả - hiệu quả sản xuất

Kết quả sản xuất là một phạm trù quan trọng, nó thể hiện kết quả thu được sau những đầu tư về vật chất, lao động và các khoản chi khác vào quá trình sản xuất kinh doanh Kết quả sản xuất phản ánh khái quát được quá trình đầu tư đầu vào như là chi phí và đầu ra là doanh thu cũng như phản ánh được thu nhập sau một quá trình sản xuất kinh doanh (Thái Anh Hòa, 2005)

Chi phí sản xuất (CPSX): chi phí là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ các khoản chi phí

bỏ ra đầu tư vào quá trình sản xuất kể cả chi phí vật chất để dành từ chu kì trước (giống, phân bón,…) và phần lao động gia đình

CPSX = CPVC + CPLĐ

Trong đó:

- CPVC: chi phí vật chất (giống, phân, thuốc,…)

- CPLĐ: chi phí lao động (lao động nhà và lao động thuê)

Doanh thu (DT): được xác định bằng tổng sản lượng thu nhân với đơn giá của một đơn vị sản phẩm

Doanh thu (DT) = Sản lượng bán * Đơn giá

- Lợi nhuận (LN): Là khoản chênh lệch giữa doanh thu và toàn bộ chi phí trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

LN = DT – Tổng CPSX

Trang 36

3.2.1 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất hàng năm

- Tỷ suất lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): chỉ tiêu này chỉ ra rằng cứ một đồng chí phí sản xuất bỏ ra trong quá trình sản xuất sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

Tỷ suất LN/CP = Lợi nhuận

3.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất dài hạn

a) Hiện giá thuần

Hiện giá thuần là hiệu số của tổng hiện giá doanh thu tính cho cả thời hạn đầu

tư trừ đi tổng hiện giá chi phí đầu tư, tức là tổng hiện giá tiền lời, công thức tính như sau:

- Rt: thu hồi trong năm t

- Ct: chi phí trong năm t

- N: thời hạn đầu tư( năm)

- i: lãi suất chiết khấu( %/năm)

Trang 37

Nếu NPV>0 thì việc đầu tư có hiệu quả và ngược lại nếu NPV<0 thi đầu tư không có hiệu quả

b) Tỷ xuất nội hoàn (IRR)

Tỷ suất nội hoàn là mức lãi suất mà nếu sử dụng lãi suất đó để chiết khấu thì hiện giá thu hồi thuần sẽ bằng không

Suất nội hoàn là mức lãi suất i% mà nếu ta dùng lãi suất này để chiết khấu dự

án thì sau thời hạn đầu tư dự án tự nó hoàn vốn mà không lời, không lỗ Tức là mức lãi suất tại đó NPV bằng không Công thức tính như sau:

c) Thời gian hoàn vốn (PP)

Thời gian hoàn vốn là thời gian cần thiết ( năm, tháng) để giá trị dong tiền thu nhập hàng năm đã chiết khấu, vừa đủ bù đắp cho giá trị của dòng tiền chi ra đầu tư đã chiết khấu

Gọi PV là giá trị hiện tại, ta có:

Trang 38

- BCR>1 cho thấy đầu tư có lời

- BCR<1 cho thấy đầu tư bị lỗ

e) Lợi nhuận trên một đồng chí phí (RR)

Lợi nhuận trên một đồng chi phí phản ánh cứ một đơn vị chi phí đầu tư sẽ cho bao nhiêu đơn vị lợi nhuận, còn được gọi là tỷ suất lợi nhuận( rate of return) Nó được tính bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận thu được( qui về hiện tai) và chi phí( qui về hiện tại) đầu

tư trong quá trình sản xuất

3.3 Khái niện về thị trường và giá cả

3.3.1 Thị trường

Thị trường là toàn bộ những quan hệ kinh tế hình thành trong lĩnh vực lưu thông, trao đổi, tiêu thụ, là quá trình chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa hay thỏa mãn dịch vụ Điều kiện để hình thành thị trường: (1) có sản phẩm mà thị trường cần; (2) khách hàng có nhu cầu; (3) khách hàng có khả năng thỏa mãn nhu cầu đó

3.3.2 Giá cả

Theo wikipedia, giá cả là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, nghĩa là số lượng tiền phải trả cho hàng hóa đó Về nghĩa rộng đó là số tiền phải trả cho một hàng hóa, một dịch vụ, hay một tài sản nào đó Giá cả của hàng hóa nói chung là đại lượng thay đổi xoay quanh giá trị

Giá cả là thuộc tính căn bản của một sản phẩm

Thông tin về giá cả luôn giữ vị trí hàng đầu trong việc làm quyết định kinh doanh Đối với nông dân thì giá cả nông sản là một yếu tố quan trọng trong sản xuất và tác động trực tiếp đến quyết định tiếp tục sản xuất hay ngừng sản xuất của nông sản này để chuyển sang hướng sản xuất nông sản khác

Trang 39

3.4 Phương pháp nghiên cứu

3.4.1 Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả là phương pháp dựa trên việc thu thập thông tin,

số liệu thực tế nhằm đánh giá tổng quát đặc trưng về một mặt nào đó của tổng thể cần nghiên cứu Trong phạm vi đề tài, phương pháp này được dùng để xác định, đánh giá thực trạng hiện nay về sản xuất cà phê tại huyện Đắk Mil – tỉnh Đắk Nông Đánh giá, tổng hợp các vấn đề của ngành sản xuất cà phê qua các mặt tự nhiên, kinh tế xã hội, phong tục tập quán, kết quả và hiệu quả hoạt động… Trên cơ sở đó, đánh giá, phân tích và nhận thức đúng đắn về phát triển ngành

3.4.2 Phương pháp nghiên cứu lịch sử

Phương pháp nghiên cứu lịch sử là thu thập có hệ thống và đánh giá khách quan các số liệu của những hiện tượng xảy ra trước đó, nhằm mục đích kiểm tra những giả thiết liên quan đến các nguyên nhân, có ảnh hưởng hay tác động đến xu hướng phát triển của các sự vật, hiện tượng trong quá khứ, làm cơ sở vững chắc cho việc dự báo

xu hướng phát triển trong tương lai

Sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử trong phạm vi đề tài nhằm đánh giá một cách đúng đắn nhất thực trạng của ngành cà phê đã diễn ra như thế nào trong quá khứ Từ đó tìm hiểu nguyên nhân một cách xác đáng, làm cơ sở tin cậy cho việc đưa ra những dự báo cho tương lai phát triển ngành cà phê

3.4.3 Phương pháp thu thập số liệu

- Số liệu thứ cấp:

Được thu thập từ phòng nông nghiệp huyện Đắk Mil, phòng thống kê huyện Đắk Mil và các phòng ban khác có các số liệu thứ cấp liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, cơ cấu ngành và tình hình sản xuất kinh tế, tài liệu, sách báo có liên quan đến ngành và hoạt động sản xuất, dịch vụ có liên quan đầu tư sản xuất cà phê, internet, phương tiện thông tin đại chúng và các đề tài có liên quan

Trang 40

- Số liệu sơ cấp:

Thực hiện điều tra trưc tiếp nông hộ bằng phương pháp chọn mẫu phân tổ, lựa chọn ba xã (xã Đắk Lao, xã Thuận An, và xã Đức Mạnh) là những xã có diện tích trồng cà phê lớn, đại diện cho sản xuất cà phê toàn huyện (chiếm 53,93% diện tích sản xuất cà phê toàn huyện) Phỏng vấn bằng bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên khảo sát thực tế và các nội dung nghiên cứu Số mẫu điều tra là 60 mẫu, chia đều cho ba xã

3.4.4 Phương pháp sử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý trên phần mềm Exel, Word

Ngày đăng: 05/03/2018, 11:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w