Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 350 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
350
Dung lượng
2,93 MB
Nội dung
LÊ NGUYÊN CẩN TIểU THUYếT PHƯƠNG TÂY THế Kỉ XIX NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU 5 Chương KHÁI LƯỢC VỀ TIỂU THUYẾT PHƯƠNG TÂY THẾ KỈ XIX . 7 I Chủ nghĩa lãng mạn II Chủ nghĩa thực 27 Chương hai TIỂU THUYẾT LÃNG MẠN VICTOR HUGO 56 Chương ba ĐẠI TỰ SỰ Ở BALZAC 136 Chương bốn TIỂU THUYẾT CỦA CHARLES DICKENS 195 Chương năm CÁC TIỂU THUYẾT CỦA G DE MAUPASSANT VÀ A.DAUDET 235 G.de Maupassant 235 Al Daudet 271 PHỤ LỤC…………… 299 Thể loại tiểu thuyết dòng sơng (roman fleuve) văn học Pháp kỷ XX 301 Các loại nhân vật sáng tạo W.Faulkner 315 Tính thời gian tính khơng gian văn văn học 323 TÀI LIỆU THAM KHẢO 346 LỜI NÓI ĐẦU Thế kỉ XIX là một thế kỉ vĩ đại trong lịch sử tiểu thuyết phương Tây. Từ bờ bên này của Đại Tây dương cho đến bờ bên kia của Đại Tây dương, từ khắp mọi miền đất khác nhau của Cựu lục địa lẫn Tân lục địa, đều đã nổi lên một loạt các tài năng văn chương sáng giá cùng với hàng loạt các tiểu thuyết có quy mơ đồ sộ, có chất lượng và số lượng đáng nể phục. Việc nghiên cứu tiểu thuyết thế kỉ XIX ở phương Tây là một thách thức khơng nhỏ bởi tính chất đa dạng và phong phú cực kì của nền tiểu thuyết này. Chun luận Tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XIX, có mục tiêu khiêm tốn. Một mặt, nó làm nhiệm vụ tiếp nối chun luận Tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XVIII; mặt khác cố gắng mở rộng việc tiếp cận sang một thế kỉ văn chương mới. Tuy nhiên chun luận cũng chỉ khn lại trong một phạm vi hẹp với các kiến giải lí thuyết chung gắn với tiểu thuyết của thế kỉ này (chương một) và các kiến giải làm sâu sắc thêm sự hiểu biết về các đại diện tiêu biểu gắn với chương trình Ngữ Văn nước ngồi bậc Đại học và Cao đẳng Sư phạm (các chương 2, 3, 4, 5) mà khơng đề cập đến tồn bộ các tiểu thuyết gia của thế kỉ này. Như vậy, qua cách thức tiếp cận mới, chủ yếu từ bình diện thi pháp học và cấu trúc ngữ nghĩa, các kiến giải được đưa vào trong chun luận này sẽ góp phần mở rộng nhận thức về lí thuyết tiểu thuyết lẫn nhận thức về hiện thực của một thế kỉ sơi động mà khơng có thế kỉ văn chương này sẽ khơng có sự vượt trội về mặt kĩ thuật và đa dạng hóa hình thức thể loại ở thế kỉ XX. Tiểu thuyết thế kỉ XIX đạt tới sự kết tinh mang tính chất cổ điển mà đóng góp của nó là vơ giá trong lịch sử văn chương nhân loại, gắn với sự trưởng thành của nhân loại trên các cấp độ: nhận thức lí tính, tư duy khoa học và bản lĩnh con người, vốn là ba đại tự sự có tính huyền thoại của văn chương châu Âu. Hy vọng chuyên luận sẽ mang lại nhiều điều bổ ích và lí thú. Chúng tơi chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Nhà xuất bản Đại học Quốc gia đã tạo điều kiện cho chuyên luận được ra mắt độc giả. Mọi ý kiến đóng góp chân thành nhằm làm cho chun luận hồn thiện hơn là điều mong mỏi của chúng tơi. Xin được trân trọng cảm ơn. Tác giả Chương KHÁI LƯỢC VỀ TIỂU THUYẾT PHƯƠNG TÂY THẾ KỈ XIX Trước hết, thế kỉ XIX là thế kỉ của những biến đổi lớn lao. Cuộc Cách mạng tư sản Pháp 1789 mở ra thế kỉ XIX, mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử phát triển của nhân loại: kỉ nguyên phát triển tư bản chủ nghĩa trên phạm vi tồn cầu. Cuộc cách mạng này còn là tiếng sét kinh hồng làm chấn động châu Âu phong kiến, xé tan đám mây mù ảm đạm bao phủ khu vực này. Trật tự xã hội mới được thiết lập, củng cố và cùng với cái trật tự mới ấy là một quan hệ sản xuất mới: quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa. Cơ chế của quan hệ này là cơ chế trả tiền ngay, là sự tính tốn lạnh lùng, khơng tình nghĩa. Ánh hào quang của thế kỉ Ánh sáng cùng với ảo tưởng của các vị vua sáng suốt, anh minh kiểu Zadig của Voltaire đã lùi vào dĩ vãng. Giai cấp tư sản tách khỏi đẳng cấp thứ ba, trở thành người thống trị và điều hành xã hội mới. Nếu nền cộng hoà I do giai cấp tư sản sáng lập dựa vào thanh kiếm của Napoléon Bonaparte để tồn tại thì cũng chính viên tướng này đã tiến hành cuộc chính biến ʺNgày 18 tháng Sương mùʺ (tức ngày 9/11/1799) để lập ra chế độ Tổng tài. Năm 1804, Napoléon Bonaparte trở thành Hồng đế của Đế chế I và tiến hành thiết lập sự bất bình đẳng ở các xứ sở khác. Tiếng ngựa hí và tiếng đại bác của qn đội Napoléon Bonaparte đã làm rung chuyển, lung lay, rạn vỡ hệ thống thành trì phong kiến châu Âu. Năm 1806, quân đội Napoléon đại thắng ở Auxteclit, trận đánh được giới sử học gọi là “trận đánh ba hồng đế”. Năm 1812, nhân dân Nga đón tiếp qn đội Pháp bằng trận Bơrơđinơ lịch sử. Đến năm 1815, Napoléon Bonaparte kết thúc sự nghiệp lừng lẫy của mình bằng thảm bại ở Oateclơ. Dòng họ Bourbons giành lại vương miện đã bị mất từ Cách mạng tư sản 1789, nhưng trật tự tư sản đã được xác lập vững chắc, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đã bén rễ sâu vào đời sống xã hội. Do đó, trên nền tảng một xã hội đầy rẫy bất bình như vậy, các mâu thuẫn lớn của xã hội bộc lộ và tác động vào văn đàn, được giới văn nhân tiếp nhận với một thái độ bất mãn, với những phản ứng khác nhau. Chủ nghĩa lãng mạn trở thành phản ứng đầu tiên của tầng lớp trí thức đương thời khi nhìn nhận và đánh giá trật tự tư sản mới được thiết lập. Nhưng lịch sử vẫn khơng ngừng diễn ra những cuộc thay đổi lớn. Năm 1830, quần chúng Paris tiến hành một cuộc cách mạng lớn lật đổ vương triều Bourbons và cũng như trước đây, giai cấp tư sản nhanh tay gặt hái thành quả của cách mạng. Nền Qn chủ tháng Bảy được xác lập và Louis Phillipe, ơng vua của các chủ ngân hàng lên trị vì, mở ra thời đại mọi người đổ xơ chạy theo khẩu hiệu ʺHãy làm giàuʺ; thời đại ʺvàng thay kiếmʺ điều hành xã hội. Các cuộc cách mạng xảy ra vào năm 1848 đánh dấu một bước chuyển biến mới: giai cấp vô sản bước lên vũ đài chính trị và trở thành một lực lượng chính trị quan trọng của xã hội mới. Năm 1851, Louis Napoléon, cháu của Napoléon Bonaparte, lật đổ nền cộng hoà II và lập nền Đế chế II. Chính sách thực dân trở thành quốc sách, giai cấp tư sản Pháp vươn bàn tay tới các miền thuộc địa để vơ vét, làm giàu. Năm 1870, nền đế chế này bị lật đổ và năm 1871, giai cấp vơ sản tiến hành cuộc tổng diễn tập đầu tiên của nó với khí thế ʺxơng lên đoạt trờiʺ bằng Cơng xã Pari kéo dài một trăm ngày. Sau Cơng xã Pari, nước Pháp bước vào nền cộng hồ III và thế kỉ XIX khép lại bức tranh đầy những biến đổi lớn lao phức tạp trên bình diện chính trị xã hội tư sản nói cái chết của văn hào Victor Hugo ‐ 1885 ‐ để bước vào thế kỉ XX. Trên bối cảnh phức tạp của thế kỉ ấy là sự phát triển đa dạng và cũng khơng kém phần phức tạp của nhiều khuynh hướng văn học khác nhau với nhiều đại diện ưu tú, nhiều tác phẩm văn học lãng mạn và văn học hiện thực kiệt xuất dường như song song tồn tại và phát triển. Đây là thế kỉ của những tên tuổi như: Chateaubriand, Lamartine, Musset, Vigny, G.Sand, Stendhal, Balzac, Flaubert, Maupassant, Mérimée…trong văn học Pháp. Vào cuối thế kỉ còn có các tên tuổi như Baudelaire, Verlaine, Rimbaud, và E.Zola, đại diện của chủ nghĩa tự nhiên trong văn học. Thế kỉ này cũng được đánh dấu bằng nhiều sự kiện văn học, bằng nhiều tun ngơn văn học với những quan điểm văn học mới mẻ, đầy tính cách mạng và sáng tạo. Đó là quan điểm của Stendhal trong tiểu luận ʺRacine và Shakespeareʺ, ở đó ơng nhấn mạnh ʺtính quy định lịch sử của lý tưởng thẩm mỹ, tính tương đối của cái đẹp, chống quan niệm duy tâm về một cái đẹp tuyệt đối cho mọi nơi, mọi thời đạiʺ. Các vấn đề liên quan đến chủ nghĩa hiện thực cũng được Balzac đề cập đến trong bài Tựa Tấn trò đời nổi tiếng ‐ viết vào năm 1942. Tun ngơn của chủ nghĩa lãng mạn là bài Tựa Cromwell của V. Hugo, được cơng bố năm 1827. Nước Anh,với sự xác lập vững chắc của chủ nghĩa tư bản cũng vươn tới đỉnh cao văn học, tiêu biểu là nền văn học Hiến chương và thời đại Victoria, với các đại diện như S.Dickens, W.Thackeray, W,Scott, G.Byron, P.B Shelley…Nước Mỹ cũng vươn mình dậy, khẳng định vai trò của Tân lục địa với các tên tuổi như W.Irving, J.F.Cooper, E.A.Poe, H, B.Stowe, Mark Twain… Còn nước Nga cất tiếng nói khẳng định mình qua các đại diện bậc thầy như L.Tolstoi, F.Dostoievski, A.Sekhov; A.Puskin…. Cả châu Âu lẫn châu Mỹ đều dâng hiến cho văn học thế kỉ này những tài năng kiệt xuất, những nghệ sĩ kể chuyện bậc thầy. Chúng ta sẽ điểm qua các trường phái văn chương chủ yếu của thế kỉ này. I Chủ nghĩa lãng mạn Các quan điểm mỹ học mới mẻ và cách mạng được mang tới từ các bản tuyên ngôn văn học cùng với các thành tựu trên lĩnh vực sáng tác, sự đa dạng phong phú trong hình thức biểu hiện đã khiến thế kỷ phồn thịnh của văn học, khơng phải chỉ ở Pháp mà còn cả ở Anh, Đức, Nga, Mỹ. Ở Pháp, chủ nghĩa lãng mạn đánh dấu một mốc son chói lọi trong lịch sử văn học. Với tư cách là thế giới quan của thời đại mới, chủ nghĩa lãng mạn trước hết là chủ nghĩa lãng mạn Pháp biểu hiện sự phản ứng dữ dội trên bình diện văn hố tinh thần chống lại giai cấp tư sản và chống lại trật tự tư sản vừa được xác lập. Bởi vì, sau khi Cách mạng 1789 thắng lợi, giai cấp tư sản đã biến những lời hứa tốt đẹp của các nhà Ánh sáng về một xã hội mới, ở đó chỉ có ʺTự do ‐ Bình đẳng ‐ Bác áiʺ thành ra một bức tranh châm biếm, giễu cợt. Giai cấp tư sản đã thay thế nhà nước lý tưởng với những vị ʺminh qnʺ mà các nhà Ánh sáng xây dựng và đem thay vào đó một xã hội tàn bạo mà đồng tiền là chủ nhân thực sự, là ʺkẻ cầm cân nảy mực điều hành xã hội, là kẻ cân đong đo đếm các quan hệ xã hộiʺ. Ách thống trị tư sản được qng vào cổ nhân dân đúng vào chỗ ách thống trị phong kiến vừa được cởi bỏ. Xã hội lý tưởng dường như đã bị xã hội thực dụng thay thế hồn tồn. Giấc mộng gắn liền với xứ sở Eldorado, nơi chỉ có trường học mà khơng có nhà tù, nơi “đất bùn là vàng cám, đá sỏi là kim cương” mà dân xứ đó khơng ai thèm nhìn tới, nơi mọi người ra sức học tập, phát minh, đã biến thành mây khói; con người giờ đây bị đặt trước một thực tế tàn nhẫn. Thất vọng, vỡ mộng do đổ vỡ lý tưởng trở thành tâm lý chung của một thời. ʺCon người chưa bao giờ cảm thấy mình bị ruồng bỏ đến thế, trong khi anh ta đi tìm một cách vơ vọng, sự đích thực của bản thân mình, giữa một xã hội cơ khí, ở đấy những mệnh lệnh thực sự hoặc ngụ ý thắt chặt lấy anh ta, bó buộc anh ta, làm cho anh ta què cụt và trở thành đồng lỗ với một sự phi nhân tính cùng nghĩa với sự tàn ác ʺ. Con người lý tưởng, con người với các khát vọng lớn lao đối lập gay gắt với thực tại tư sản, tàn nhẫn, ở đó cái gì cũng phải trả tiền ngay, khơng tình nghĩa. Con người lý tưởng của thời đại khao khát vượt ra ngồi cái xã hội tàn nhẫn đó, muốn bứt tung nó ra, muốn phá bỏ nó đi. Khơng thể xây dựng được một xã hội vật chất lý tưởng khác để đối lập với cái xã hội vật chất ‐ tư sản hèn kém kia, các nhà lãng mạn đi tìm giải pháp giải thốt cho cuộc đời bằng những giấc mơ. Họ đi tìm lối thốt tinh thần bằng cách xây dựng các thế giới lý tưởng đã từng ʺvang bóng một thờiʺ; họ đi tìm các xã hội tốt đẹp vốn chỉ tồn tại trong truyền thuyết hoặc đã lùi xa vào trong dĩ vãng. Họ tìm tới cuộc sống của các bộ lạc da đỏ hay của phương Đơng huyền bí, có lẽ ở đó bàn tay tư bản chưa với tới. Hoặc táo bạo hơn, họ xây dựng các mơ hình xã hội lý tưởng kiểu ʺxã hội Montreuil ʺ của V. Hugo. Nói chung, các nhà lãng mạn đoạn tuyệt khơng muốn sống chung với thực tại mất nhân tính mà chun chính tư sản tạo ra bằng đồng tiền quyền uy của nó. Mâu thuẫn giữa cá nhân tư sản và xã hội tư sản là gay gắt, khơng thể dung hồ. Cá nhân nổi lên chống lại xã hội nhưng bất lực, do đó tâm trạng tuyệt vọng là phổ biến. Đây chính là điểm xuất phát của sự tạo 10 G.Poulet: Étude sur le temps humain). M.Bakhtine đưa vào thuật ngữ “cronotop” (mượn từ tốn học) để nhấn mạnh “sự liên kết mang tính bản chất của các quan hệ thời gian và khơng gian có giá trị trong văn học”. Đối với Bakhtine, cronotop, theo cách thức này, là một phạm trù của nội dung và của hình thức, với một “ý nghĩa tượng hình” và ơng cũng chỉ ra như vậy với hành động và nhân vật, cũng như về hệ thống ẩn dụ và tượng trưng của văn bản. Cronotop đưa ra “sự liên kết (hòa trộn) các chỉ dẫn về thời gian và khơng gian thành một tập hợp dễ hiểu và cụ thể”. Mặc dù từ lâu ít được chủ ý, nhưng thời gian gần đây, các nghiên cứu về không gian trong tác phẩm văn học xuất hiện nhiều hơn. Có thể kể ra: Gilbert Durand, Victor Brombert, Michel Butor, A.J. Greimas, G.Genette, R.Bourney, Michael Issacharoff, Philippe Hamon, và mới hơn là Denis Bertrand, Henri Lefebre, Henri Mitterand, các cơng trình này đều làm nổi bật hoặc về phần nhân loại học của sự tưởng tượng hoặc phương pháp kí hiệu học, trần thuật học, chủ đề (chủ tố), xã hội học. Các cơng trình này mang lại cái nhìn với nhiều cấp độ đọc thống trị khơng gian: cấp độ hình ảnh (figuratif= hình thể, hình thái) – diện mạo của tiểu thuyết‐ mang đến dạng thái đồng quy – như một dạng thái trừu tượng hơn – khoa học về diện mạo của nó (topologie) – thường cho thấy dạng thái của văn bản. Các cấp độ này đưa ra một thi pháp về tính chất đọc văn bản tác phẩm (ss: Henri Mitterand: Le Discours du roman, Paris, PUF, 1980). Trong số các bậc tiền bối cần trích dẫn thêm Gaston Bachelard. Bản thuyết giải‐ phân tích (topo‐analyse) của ơng, được định nghĩa trong Thi pháp khơng gian (La ptique de l’espace, Paris, PUF, 1978, tr. 27)” là một khảo cứu của một hệ thống mang tính chất hệ thống về các phong cảnh của đời sống nội tâm chúng ta”, làm sáng tỏ sự tồn tại của một hệ thống mang tính chất diện mạo của tiểu thuyết của các khơng gian ưu trội trong tác phẩm của một số nhà văn. 336 Việc nghiên cứu tính thời gian – rất mạnh từ 1950 đến 1975 – khơng còn sản sinh ra trong những năm sau này những đầu sách đáng nhớ. Nhưng đặc biệt, có thể ghi nhận các nhận xét của Georges Gusdorf về khơng – thời gian thần thoại (từ tập Huyền thoại và siêu hình học‐ Mythe et métaphysique, 1984)‐ theo đường hướng phân tích của Mircea Eliade và Roger Caillois – hay cuốn sách của Michel Picard: Lire le temps‐1989. Cuốn sách này đề cập đến những mối quan hệ mới: thời gian – sự đọc (temps‐lecture), thời gian chủ quan (subjectif) ‐ thời gian tập thể (collectif) đưa ra những giá trị và vai trò của vơ thức từ kinh nghiệm về vấn đề này của độc giả. Trong vấn đề về tính thời gian tự sự, cuốn sách của G. Genette: Nouveau discours du récit‐1983 góp thêm vài màu sắc so với cuốn Figures III‐1972. Trong chương La littérature et l’espace – Văn học và không gian (Figures III, 1969) nhà phê bình này nhận thấy sự phân tích khơng gian là ngay từ cái nhìn đầu tiên, mang tính nghịch lí, mơ thức tồn tại của một văn bản “chủ yếu mang tính thời gian”. Chính hành động đọc được tạo ra từ sự liên tục các thời điểm, là sự ghi nhận về độ dài thời gian. Sự quan tâm đến việc mới hóa trong nghiên cứu khơng gian ở Pháp được đánh dấu bổ sung bằng việc xuất bản (trong tạp chí Thi pháp‐Poétique) một bài viết của nhà thơ Mỹ Joseph Frank, nói về khơng gian trong văn học hiện đại. Bài viết này chỉ ra đặc trưng qua việc trật khớp của tính niên biểu của “sự tiến triển hành động theo tuyến tính” và qua “sự biến mất của chiều sâu lịch sử”. Văn bản khơng còn được hiểu như là “sự tiếp nối liên tục của thời gian” mà như “một đơn vị mang nghĩa” “siêu thời gian”, được định vị trong khơng gian. Có thể ghi nhận một cảm giác mới của tác giả ngày nay về kích thước này của tác phẩm nghệ thuật. “Tiểu thuyết là mang tính khơng gian hơn là tính triết học của nó, cả trong hình thức của nó” (M.Zéraffa: Sự phát triển của tiểu thuyết, Paris, UGE, 1972, tr. 49), M.Zéraffa đã khẳng định như vậy. Các nhà văn đầu tiên thực sự đã khai thác kích thước này là những nhà văn của thế kỉ XIX: Balzac, Stendhal, Flaubert, Zola và họ đều mang lại trong các tác phẩm của 337 mình một khơng gian tính tích cực (khơng gian hoạt động ‐ G.Genette). Cũng như trong trường hợp của tính thời gian, tồn tại một vấn đề rộng lớn về tính khơng gian. Từ các vấn đề được tranh luận hay chỉ được thơng báo trong các cơng trình nghiên cứu đầu tiên này, chúng ta ghi nhận: sự xây dựng một hệ hình khơng gian trong các thời kì lịch sử khác nhau, diện mạo tổng qt của hành động và ý nghĩa đa dạng của chúng, kiểu thức (cách thức) mà không gian được miêu tả trong văn bản và được chèn vào trong khơng gian mang tính vật chất, sự tồn tại bên cạnh một khơng gian cụ thể của một khơng gian tinh thần, mối quan hệ tương hỗ khơng gian‐nhân vật và khơng gian‐triển vọng (của nhân vật người kể chuyện hay nhân vật). Nếu có thể nói tới một thời gian tâm lí thì cũng có thể gợi ra một không gian của kinh nghiệm sống. Đây là điểm xuất phát cho sự xuất hiện một số suy tư mới mang tính đạo đức và triết học về hai thực thể này. Đối với Gabriel Marcel, “một cá thể khơng thể bị tách ra khỏi vị trí, (địa điểm) mà nó được đặt vào, nó được hòa lẫn vào ngay trong địa điểm đó”. Từ cách thức này, người ta quan tâm tới các phạm trù của khơng gian văn học, cách thức mà các phạm trù khơng gian này được đưa vào trong văn bản, ý nghĩa triết học của bối cảnh, sự hiện diện của các đối tượng và các giá trị của chúng mang tính tượng trưng và tính tư tưởng hay “tính trần thuật của địa điểm” (theo cách nói của P.Hamon và H.Mitterand). Một thành tố cơ bản của tính khơng gian là trần thuật miêu tả, với ghi nhận đặc biệt cho các chân dung (người ấy phải gắn với cảnh ấy). Trở thành một kĩ thuật ưa thích của các nhà văn thế kỉ XIX, miêu tả nhìn nhận các phong cảnh, nhân vật, trạng thái, tình huống là “đồng thời” với nhau (đồng hiện). “Trải ra trong khơng gian” của câu chuyện được kể ‐ theo cách nói của G.Genette – sự miêu tả có quyền tạo ra hệ quả về một sự bất ngờ trong “dòng thời gian”. Rất nhiều nghiên cứu 338 đủ loại: phong cách học, tu từ học, và mới hơn là tự sự học và thực chứng, đều tìm cách xây dựng một thứ ngữ pháp về miêu tả, qua sự đối đầu nó với việc kể (tự sự) “hai kiểu cấu trúc trong tương quan phối hợp luân phiên”. Cũng không bất ngờ khi chuẩn mực của miêu tả tạo ra – bắt đầu từ những nhận xét của Goethe và Lessing về chủ nghĩa hiện thực – vấn đề cơ bản cho hình thức diễn ngơn này. “Trong cương lĩnh của chủ nghĩa hiện thực, thế giới là có khả năng miêu tả, sự định danh thế giới là chấp nhận được”. Đối với P.Hamon, nhà lí thuyết đương đại được nhiều người biết đến trong lĩnh vực này, sự miêu tả khơng chỉ tạo ra địa hình bề mặt (diện mạo) ưu trội mà còn là chủ đề của cuộc đối thoại nước đơi, nhập nhằng, tạo ra “đối cực xung quanh nó giữa cái khơng tin, nghi ngờ và thái độ ngập ngừng với những điều khơng nói ra”. Từ các quan điểm của Lukacs về văn học thế kỉ XIX, hiện tượng Balzac là dẫn chứng tiêu biểu được đưa ra trong luận đề phản chứng giữa chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa tự nhiên. G.Lukacs đã khơng nhận ra trong miêu tả “võ đốn và sơ đồ hóa” từ văn bản của chủ nghĩa tự nhiên như một “sự thay thế mang tính văn học của ý nghĩa anh hùng ca bị đánh mất”, của “trật tự mang động lực lớn của cuộc sống”. Chúng ta tìm ra một cách hình dung khác, ở Lukacs, sự đối lập giữa truyện kể / không – truyện kể (truyện‐phi truyện) và phân tích chúng theo hai kiểu tự sự (thơng báo). “Truyện kể thì cấu trúc (tạo ra cấu trúc) còn miêu tả thì san phẳng nó” (G.Lukacs: Problèmes du réalisme, Paris, l’Arche, 1975, tr. 147, bài Kể hay tả‐Raconter ou décrire?). Tầm quan trọng của miêu tả ở Balzac được thừa nhận như là phương tiện hiện đại để biểu tượng thực tế (hiện thực), miêu tả cung cấp cho nhà tiểu thuyết khả năng pha trộn hình thức kịch tính vào trong việc cấu trúc tác phẩm của nhà văn này. G.Lukacs nhận thấy ở nhiều nhà văn hiện thực, đặc biệt là các nhà tự nhiên chủ nghĩa, việc lạm dụng miêu tả và thay 339 đổi tính triển vọng của trần thuật, thường dẫn tới sự phá hủy tính trong sáng và chất thơ của văn bản. Miêu tả là một thành tố tạo sinh ở nhiều nhà văn trẻ xuất hiện trong khoảng 1950‐1960. Miêu tả ở đây thể hiện một mơ thức kể chuyện, mang tính mục đích trần thuật. Tương tự, miêu tả đã được phát hiện trong trung tâm chú ý của các nhà nghiên cứu về sự đọc và về tính thơng báo của văn học. Trong một bài viết từ 1968, R.Barthes đã đưa ra định thức về hiệu quả của cái thực (effet du réel), “nền tảng của cái thực được che đậy” rất thường gặp trong “mỹ học của mọi tác phẩm trong dòng chảy của tính hiện đại”. Nhà phê bình xác định sự đối lập giữa miêu tả truyền thống, qua những biểu hiện cuối cùng đã tìm ra trong văn học hiện thực – một sự miêu tả ít hoặc nhiều mang tính ngun nhân (được nêu lí do) và được xét đốn (thẩm định), chúng tiếp thu một mục đích mỹ học và cho phép có được một trạng thái đầy đủ (trọn vẹn) mang tính đồng quy (la plénitude reférentielle) ‐ và sự ghi nhận khơng mang nghĩa chỉ mang lại một ảo tưởng đồng quy (illusion reférentielle). Nhiều nhà nghiên cứu khác nhau khi thì nhấn mạnh vấn đề mô phỏng, sức mạnh của sự tái hiện trong diễn ngơn hiện thực, khi thì nhấn mạnh tính biểu tượng của thực tiễn trong các tác phẩm nghệ thuật, trên “ảo tưởng hiện thực” (illusion réaliste) (M.Zéraffa: Tính hệ thống của thể loại miêu tả, 1972) vốn trước tiên thuộc về độc giả. Trong các nghiên cứu gần đây về miêu tả, các vấn đề này tạo ra cơ sở cho sự suy tư lí thuyết: các chức năng kể chuyện (diégétique) của miêu tả ‐ điều được G.Genette quan tâm đầu tiên, với cách thức khái qt hóa “tồn bộ văn bản” trong việc “tiết kiệm tổng qt của câu chuyện được kể” (ss: P.Hamon: Miêu tả là gì ?) ‐ khó khăn trong việc định nghĩa miêu tả như là một đơn vị đặc thù được giải thích qua sự vắng mặt của nhiều tiêu chuẩn ngữ nghĩa và hình thức cụ thể, 340 của một loại hình học và các mơ thức miêu tả. Mặt khác, người ta cho rằng còn có sự giao thoa của nó với các kiểu diễn ngơn khác nhau. Miêu tả khơng chỉ là một thời điểm tĩnh tại, một thành tố có giá trị trang sức để làm gián đoạn trần thuật hay hãm chậm nhịp điệu kể. Miêu tả có vai trò chỉ ra, thơng báo và đặc biệt hơn là tạo ý nghĩa, khi khái qt hóa, trong mơ thức diễn tiến, những ý nghĩa mới. Jean Ricardou (Những vấn đề của tiểu thuyết mới) nhận thấy trong dạng thức này: một tiêu chuẩn lựa chọn”(mang tính lựa chọn) và làm sáng tỏ sự khác biệt giữa miêu tả truyền thống mà trong đó ý nghĩa ln ln xuất hiện một cách minh hiển ‐ trước hoặc sau bức tranh được miêu tả ‐ và sự miêu tả mà tiểu thuyết mới sáng tạo trong đó “các đồ vật đều được sắp xếp”, đều có vị trí của nó, phù hợp với một “định hướng mang tính hình thức”. Ở đây người ta đặt ra miêu tả “trên bình diện của kích thước đồng quy của đối tượng được miêu tả”. Tương tự, có một sự tương đồng giữa miêu tả và tính triển vọng của trần thuật (kết hợp hay chuyển dời các điểm nhìn, đặc biệt, khẳng định trong trường hợp của chủ nghĩa hiện thực chủ quan. Ở đó có thể nói tới một động lực được miêu tả), giữa miêu tả và hiệu quả ‐ nhân vật, giữa miêu tả và sự nhận thức trước đó hoặc kí ức của tác giả. Sau hình thức cặp đôi “narrateur‐narratire‐ người kể chuyện‐ người đọc chuyện”, có thể đưa ra quan hệ descripteur‐descriptaire – người miêu tả ‐người cảm nhận được cái miêu tả. Trong diễn giải của P. Hamon, miêu tả đưa ra một “thời điểm mang tính vị trí” – sự miêu tả, chỉ là một sự “chuyển động tồn bộ”‐ của chủ âm trần thuật. Trong bối cảnh của mỹ học hiện thực chủ nghĩa của tính đồng chủng và tính dễ đọc (omogenitate‐lizibilitate), miêu tả tạo thành “sự giao cắt các chuẩn mực”, một “thủ thuật giọng điệu”, chỉ đạo sự đọc. Được đặc trưng hóa bằng một sự cố kết ngữ nghĩa, sự tích lũy các khái niệm và sự thống kê các đặc điểm biến đổi, nó làm thay đổi thường xuyên quá trình chờ đợi của độc giả (của người đọc, người cảm nhận được cái miêu tả‐ descriptaire) và rút ra 341 từ đây các thao tác đặc thù: chọn lựa, tính tơn ti, sự xếp hạng, sự cắt rời, và sự ước lượng được. Nhờ có tính đa trị của hiện tượng thuật ngữ miêu tả (descrier) được sử dụng nhiều cách gọi hệ thống miêu tả (le système descriptif). Phù hợp với ý kiến của G.Genette, trong văn học có thể phân biệt nhiều hình thức mang tính khơng gian. Nhà phê bình chỉ ra, trước tiên, một khơng gian cơ bản, được tạo ra bởi các từ, có thể biểu hiện nhiều sự liên kết mang tính khơng gian khác nhau, nhưng cón cả tính khơng gian của cuốn sách và của các trang viết nữa. Các thành tố đồng văn bản: tiêu đề, các lời đề từ, đề tặng, mở đầu (incipit), đầu chương và cuối chương, bằng các chất liệu và các dạng thức chỉ hiệu (iconique) hay biểu cảm, bằng thị giác của văn bản (chắc là hình thức in ấn) là những ví dụ của kiểu khơng gian này. Mặt khác, nó được giải mã về tính thời gian ngữ nghĩa của diễn ngơn văn học – nó phản ánh cấp độ của sự viết – và cuối cùng, một tính khơng gian mang tới “văn học tính tồn vẹn của nó”, như là một sự sản sinh to lớn phi thời gian và khuyết danh (vơ danh). Tương tự cần nhấn mạnh tính bổ sung giữa khơng gian văn bản và khơng gian địa lí, qua sự đồng quy: khơng gian của văn bản sẽ tạo ra “cấu trúc mang tính không gian của thế giới (vũ trụ)”, “một thế giới của các đối tượng (đồ vật)” và chịu ảnh hưởng của “một hình thức tư tưởng theo một kiểu văn hóa”. Văn bản văn học là một “hệ thống” được hình thành từ các dấu hiệu khơng gian, có một tính chất mạnh mẽ, một khơng gian số nhiều, được tạo ra từ một mạng lưới các mối liên kết, từ một trò chơi các quan hệ giữa các thành tố khác biệt của nó, tạo ra tính chất liên kết nội văn bản. Với J.Kristeva, không gian văn bản của một tiểu thuyết được định hình qua một khối vng và xác lập các quan hệ từ tác giả ‐ người diễn trò sắm vai ‐ người tiếp nhận (autor‐actor‐destinatar). Khơng gian này được kiểm sốt từ duy nhất một điểm nhìn của tác giả, là người làm chủ diễn ngôn, nhưng tác giả cũng được thường xuyên mở hướng về độc giả. 342 Không gian tưởng tượng của thế giới tiểu thuyết là một chiều, đơn tuyến (unidimensionnelle) và chỉ được truyền đạt bằng con đường ngôn từ. Ở đây xuất hiện sự can thiệp của không gian đọc, biến đổi, làm biến dạng kinh nghiệm cơng chúng tiếp nhận. Tồn tại một khơng gian cảm giác, có cấu trúc bề ngồi của một văn bản trần thuật, hình thái nắm giữ vấn đề chung của sự mơ phỏng trong nghệ thuật. Khơng gian mang tính tượng trưng, huyền thoại, mẫu gốc, chỉ đạo mọi sự tưởng tượng sáng tạo của nhà văn mang tới cho cấu trúc một chiều sâu và tái hiện một “chiều kích của vũ trụ và tư duy”. Trong sân khấu, tất cả các quan hệ này còn phức tạp hơn nhiều, đặc trưng quan trọng nhất của tính khơng gian, ở đây, theo Anne Uberfield là bản chất lưỡng tính của nó. Khơng gian sân khấu, nơi “sản sinh mọi sự mô phỏng bắt chước”, tồn tại thường xun dưới dấu hiệu hai mặt của một ditohtomiei: sân khấu – sàn diễn, nơi đó ta gặp “vùng suy tư” (zona mediatizată) của cơng chúng. Sự nhận thức của cơng chúng vừa bằng con đường âm thanh (thính giác) vừa bằng con đường thị giác, khơng gian sân khấu là một hình ảnh được mã hóa, một “sự phủ nhận” (âm bản) của các khơng gian xã hội hay đồng quy. Khơng gian sân khấu tạo thành “vị trí”, ở đó diễn ra các quan hệ vật lí giữa các nhân vật”, và với các trò diễn của diễn viên hóa thân vào vai diễn khi thực hiện tương tự “sự phát ngơn từ văn bản và sự diễn xuất”. Tương tự, tồn tại một không gian ngồi sân khấu (extra‐scenic) rất quan trọng trong kịch cổ điển, hiện diện trong diễn ngơn của nhân vật. Sự tương hỗ khơng gian góp phần mở ra thơng điệp trần thuật hay tính kịch. Khơng gian biểu hiện các ý đồ chủ đạo của tác giả khi khơng gian này hoạt động trên các đơn vị văn bản khác. Bên cạnh tính thời gian, việc định vị hóa tạo ra tính trung thực cho văn bản, cho phép tính trung thực được “khẳng định như là một khả biến”, nó xác định câu chuyện được kể, phục vụ trực tiếp như là “dấu hiệu của biến cố” (ss. Ch.Grivel). Việc đặt vào trong khơng gian và cả khả năng xóa 343 đi dấu vết của các chi tiết được miêu tả đảm bảo chắc chắn cho sự hoạt động có tính đồng quy của văn bản. Ngồi khả năng trần thuật vị trí, H.Mitterand ghi nhận một thành tố khác của cơ chế trần thuật – “sự trần thuật vị trí” (la narraticité du lieu) – được xác định như là “tập hợp các đặc trưng tạo ra sự ghi nhận vị trí cần thiết cho ảo tưởng hiện thực chủ nghĩa”. Ưu thế thị giác trong văn học hiện đại hay “bản chất quang học của đối tượng” (R.Barthes), vai trò của cái nhìn trong sự cảm nhận của bối cảnh (xem các văn bản hiện thực/ tự nhiên chủ nghĩa và các sáng tạo của các nhà tiểu thuyết mới), được gọi là “trường phái của cái nhìn” (l’école du regarde) đưa vào mối liên hệ ưu trội mang tính khơng gian –tiêu cự (spatilitate‐focalizare) và khẳng định sự tồn tại của các viễn cảnh khác nhau về cùng các đồ vật này. “Bất cứ mơt vị trí nào cũng là tiêu cự của một phạm vi các vị trí khác, là xuất phát điểm của một chuỗi các lối đi có thể (trên đường chân trời), đi qua nhiều vùng khác nhau, ít hay nhiều được xác định”. Một trong những chức năng cơ bản của tính khơng gian là chức năng biểu hiện giá trị của các nhân vật, các quan hệ cá nhân với thế giới, nhưng trong sân khấu là các xung đột kịch, và sự đa dạng của các sơ đồ biểu diễn. Đây là vấn đề không gian bên trong (nội tâm) phản ánh một hệ thống các giá trị đạo đức và triết học của tác giả và độc giả, cả cách ứng xử (khí chất) và suy nghĩ của các nhân vật hay khả năng siêu hình của chúng. Khơng gian bên trong được lưỡng hóa bởi một khơng gian bên ngồi bao gồm nhiều dấu hiệu đặc thù, từ trật tự địa lí‐xã hội‐lịch sử, các quan hệ khơng gian vốn xác định nhân vật và các cuộc phiêu lưu mà nhân vật người kể chuyện sẽ đặt ra, như M.Butor nhấn mạnh, bao hàm một khoảng cách của độc giả đối với vị trí cụ thể, tại đó, độc giả được đặt vào. Các sở hữu khác nhau của khơng gian thực hay khơng gian sống được nắm bắt: sự trải rộng, sự cố kết, gần hay xa, định hướng, chuyển động, sức mạnh, có thể tạo ra phẩm chất hay hồn 344 cảnh cho nhân vật. “Bất kì một sự tưởng tượng, hư cấu nào cũng được ghi lại trong không gian của chúng ta như một cuộc du ngoạn”. Từ đây, tầm quan trọng, trong mọi nền văn học, của thuật ngữ du ngoạn và quả quyết của nhà phê bình khi thực hiện, thơng qua việc đọc, một sự tổ chức văn bản, để giải mã “tài năng của vị trí” mà ơng gợi mở cho độc giả. 345 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. F.Ănghen: Chủ nghĩa xã hội phát triển từ không tưởng tới khoa học, NXB Sự thật, Hà Nội. 1956. 2. Đặng Thị Hạnh: Tiểu thuyết Huygô.‐ NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, H. 1987. 3. Đặng Thị Hạnh‐Lê Hồng Sâm: Văn học lãng mạn và văn học hiện thực phương Tây thế kỉ XIX. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1985. 4. Lịch sử văn học Pháp thế kỉ XVIII. NXB Ngoại văn, Hà Nội, 1991. 5. Phùng Văn Tửu‐ Đỗ Ngoạn, Văn học phương Tây thế kỷ XVIII, Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1983. 6. Tập thể: Lịch sử văn học Pháp thế kỷ XX, NXB Thế giới, Hà Nội, 1992. 7. Từ điển Văn học, bộ mới, NXB Thế giới, Hà Nội, 2004. 8. Lộc Phương Thuỷ (chủ biên), Lí luận phê bình văn học thế giới thế kỉ XX. NXB Giáo dục, 2007. 9. A.Anixt: Lịch sử văn học Anh (Istoria literaturii engleze). Bản tiếng Rumani. Ed.Ştiințifică, Bucureşti, 1965. 10. Al. Đô‐đê: Lời nói đầu của Nhà xuất bản J’ai lu ‐ dẫn theo Thiện xạ Tartarin, bản dịch của Đỗ Long Vân, NXB Trẻ, TP HCM, 1998. 11. A. Kibédi Varga: Tiểu thuyết là một phản tiểu thuyết, Littérature, 8/1982. 12. C. Mác Ăngghen: Về văn học nghệ thuật. Sự thật, Hà Nội 1958. 13. C. Mác Ăngghen, Tồn tập, Hệ tư tưởng Đức, NXB. Sự thật, Hà Nội, 1963, t 4. 346 14. Dan Grigorescu‐Sorin Alexandrescu: Romanul realist ỵn secolul al XIX‐ lea (Tiểu thuyết hiện thực thế kỉ XIX). Ed. Enciclopedică română. Bucureşti, 1971. 15. Dicƫionar al Literaturii franceze. Ed. Ştiintƫifică. Bucureşti, 1972. 16. Dorothy Brewster và John Burell: Tiểu thuyết hiện đại, NXB Lao động. Hà Nội, 2003. 17. E.M.Forster, Những phương diện của tiểu thuyết.‐ dẫn theo Sylvan Barnet và : Nhập mơn văn học, Hồng Ngọc Hiến dịch và giới thiệu, Trường viết văn Nguyễn Du,Hà Nội, 1992. 18. F.Ănghen: Chủ nghĩa xã hội phát triển từ khơng tưởng tới khoa học, NXB Sự thật, Hà Nội. 1956. 19. F.Engels: Chống Đuyrinh, Sự thật, Hà Nội, 1971. 20. Florian Bratu: Chủ nghĩa hiện thực Pháp‐ Tiểu luận về Balzac và Stendhal (Le réalisme francais‐ Essai sur Balzac et Stendhal), Junimea‐ Iaşsi, 1998. 21. Guy Besse: Từ Rousseau đến Chủ nghĩa cộng sản, Tạp chí Europe, Nov.‐ Déc. 1961. 22. G.K.Chesterton: Charles Dickens, Ed.Univers, Bucuresti. 1970. Bản tiếng Rumani. 23. Goethe: Nỗi đau của chàng Vecte. Bản dịch của Quang Chiến. NXB Văn học, Hà Nội, 1999. 24. Henri Coulet, Lịch sử tiểu thuyết (từ đầu) cho tới (thời kì) Cách mạng (Histoire du roman jusqu’à la Révolution). Colin, Paris, 1970, Vol.I. 25. Henri Coulet, Gián cách trong tiểu thuyết và truyện triết học (La distanciation dans le roman et le conte philosophiques) trong Tiểu thuyết và các nhà Ánh sáng (Roman et lumières au XVIII‐ème siècle), Colin, Paris, 1970, Vol.I. 26. Henry Finđinh: Tôm Jôn – đứa trẻ vô thừa nhận. tp. Bn dch ca TrnKiờm.Vnhc,HNi,1984. 347 27.H.Lefebre,irụ,hụmquavhụmnay(Diderot.Hieretaujourdhui), Paris,1919. 28.H.Lemaitre:DictionnaireBordasdelittératurefranỗaiseBordas.Paris. 1994. 29. H. de Balzac: Tấn trò đời. Tập 2, Bản dịch tiếng Việt, Người dịch Lê Huy. NXB Thế giới, Hà Nội, 1999 30. H.de Balzac: Đi tìm tuyệt đối – in trong Tấn trò đời ‐ tập 16; bản dịch của Lê Hồng Sâm, NXB Thế giới, Hà Nội, 2001. 31. J.J. Rousseau:Khế ước xã hội, Bản tiếng Pháp, Ed.Sociales, P. 1955. 32. Jean‐Francois Lyotard, Điều kiện hậu hiện đại: báo cáo về tình hình tri thức (La condition postmoderne: rapport sur le savoir), Edition Minuit, Paris‐1979. 33. J.J.Rousseau: Julie ou La Nouvelle Héloїse, Garnier‐Flammarion, Paris, 1967. 34. J.J.Rousseau: Julie hay Nàng Héloїse mới, Bản dịch của Hướng Minh, Văn học, Hà Nội, 1981, t.2. 35. J.Demougin: Từ điển hc Phỏp v cỏc nc khỏc (Dictionnnaire des littộraturesfranỗaiseetộtrangốres).Larousse,Paris,1992. 36. Lagarde et Michard: XXe siÌcle.‐Bordas.‐ Paris.‐ 1968. 37. Maurice Edgar Coindreau: Lời nói đầu bản dịch Âm thanh và cuồng nộ sang tiếng Pháp Maurice Edgar Coindreau, Princeton University, 1937. 38. Michel Zéraffa: Con người và nhân vật. Tính tiểu thuyết của những năm 1920 đên 1950 (Personne et personnage.Le Romanesque des années 1920 aux annnées 1950), Klinksieck, Paris, 1969. 39. Michel Foucault: Khảo cổ học về tri thức (L’Archéologie du savoir). Paris, 1969. 348 40. Nicole Gueurnier: Để có một định nghĩa về truyện kể (Pour unes définition du conte) trong Tiểu thuyết và các nhà Ánh sáng (Roman et lumières au XVIII‐ème siècle), Colin, Paris, 1970, Vol.I. 41. P.Barbéris, Balzac‐một huyền thoại hiện thực (Balzac‐une mythologie réaliste), Larousse, Paris, 1971. 42. R.M.Albérès: Lịch sử tiểu thuyết hiện đại (Istoria romanului modern). Bản tiếng Rumani, E.L.U.Bucureşti, 1968. 43. R.M. Albérès: Cuộc phiêu lưu tư tưởng văn học châu Âu thế kỷ XX (1900‐1959), NXB Lao động, Hà Nội 2003. 44. Sorin Alexandrescu,William Faulkner, E.LU,Bucureşti, 1969. 45. R.Wellek: Concepts of criticism, New Haven, Yale University Press, 1963. 46. Saclơ Dickenx: Ôlivơ Tuýt (hai tập)‐ bản dịch của Phan Ngọc. NXB Văn học Hà Nội, 1986. 47. T.Todorov: Các phạm trù trần thuật của truyện kể văn chương (Les catégeries du récit littéraire) in trong Communication (Éd.du Seuil‐Paris‐ 8/1966). 48. Tudor Olteanu: Hình thái học tiểu thuyết châu Âu thế kỉ XVIII (Morfologia romanului European ỵn secolului al XVIII‐lea), Bản tiếng Rumani, Ed. Univers, Bucureşti, 1974. 349 350 ... KHÁI LƯỢC VỀ TIỂU THUYẾT PHƯƠNG TÂY THẾ KỈ XIX Trước hết, thế kỉ XIX là thế kỉ của những biến đổi lớn lao. Cuộc Cách mạng tư sản Pháp 1789 mở ra thế kỉ XIX, mở ra một kỉ nguyên mới ... thức khơng nhỏ bởi tính chất đa dạng và phong phú cực kì của nền tiểu thuyết này. Chun luận Tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XIX, có mục tiêu khiêm tốn. Một mặt, nó làm nhiệm vụ tiếp nối chun luận Tiểu thuyết phương Tây thế kỉ XVIII; mặt khác cố gắng mở rộng việc tiếp cận sang một thế kỉ ... 346 LỜI NÓI ĐẦU Thế kỉ XIX là một thế kỉ vĩ đại trong lịch sử tiểu thuyết phương Tây. Từ bờ bên này của Đại Tây dương cho đến bờ bên kia của Đại Tây dương, từ khắp mọi miền đất khác nhau của Cựu lục địa lẫn Tân lục địa,