cấu trúc phân tử của tế bào hồng cầu.Cấu trúc vi mô: Hai thành phần chính và được nghiên cứu tới nhiều nhất đó là màng hồng cầu và Hemoglobin. Đây cũng là 2 thành phần quan trọng nhất của hồng cầu. Màng hồng cầu là yếu tố mang nhiều kháng nguyên nhóm máu. Hemoglobin là thành phần có tác dụng trong việc vận chuyển oxi và CO2 trong máu. Thành phần cụ thể của hồng cầu bao gồm: 6367% là nước , chất khô chiếm 3337% trong đó: Protein là 28%; các chất khác bao gồm có nitơ 0,2%, ure 0,02%, glucid 0,075%, lipid và lecithin, cholesterol 0,3%. Hemoglobin trong hồng cầu (Hb) là thành phần chính, chiếm 34% trọng lượng của hồng cầu (nồng độ 34gdl).
Trang 1Nguồn:
https://maukhodong.net/hong-cau-la-gi-cau-tao-va-chuc-nang-hong-cau/
https://xetnghiemmau.com/threads/cau-tao-chuc-nang-cua-hong-cau.2249/
https://en.m.wikipedia.org/wiki/Red_blood_cell
https://www.slideshare.net/SotheaBo/mo-phoi
1 Cấu trúc vi mô
Hai thành phần chính và được nghiên cứu tới nhiều nhất đó là màng hồng cầu và Hemoglobin Đây cũng là 2 thành phần quan trọng nhất của hồng cầu Màng hồng cầu là yếu tố mang nhiều kháng nguyên nhóm máu Hemoglobin là thành phần có tác dụng trong việc vận chuyển oxi và CO2 trong máu Thành phần cụ thể của hồng cầu bao gồm: 63-67% là nước , chất khô chiếm 33-37% trong đó: Protein là 28%; các chất khác bao gồm có nitơ 0,2%, ure 0,02%, glucid 0,075%, lipid và lecithin, cholesterol 0,3% Hemoglobin trong hồng cầu (Hb) là thành phần chính, chiếm 34% trọng lượng của hồng cầu (nồng độ 34g/dl)
1.1 Nhân
Các tế bào hồng cầu của động vật có xương sống có nhân Trong khi đó, các tế bào hồng cầu ở động vật có vú thì không có nhân Ngoại trừ loài kỳ nhông của chi Batrachoseps, cá của chi Maurolicus và những loài có quan hệ họ hàng gần với hai loài
này
Trang 2Các tế bào hồng cầu của động vật có xương sống không có nhân có thể giải thích như sau: khí được vận chuyển bởi các tế bào hồng cầu và phải đi qua các mao mạch rất hẹp nên kích thước của các tế bào hồng cầu phải đủ nhỏ để có thể đi qua các mao mạch;
do đó trong trường hợp không loại bỏ nhân, sự tổng hợp DNA sẽ bị hạn chế, các tế bào không phân chia dẫn đến việc thiếu máu
Các tế bào hồng cầu có nhân ở động vật có vú tồn tại ở hai hình thức: normoblasts, tiền chất của erythropoietin phát triển thành tế bào hồng cầu bình thường; và megaloblasts, tiền chất bất thường, có trong trường hợp thiếu máu cầu khổng lồ
1.2 Thành phần màng
Các tế bào hồng cầu là biến dạng, linh hoạt, có thể dính vào các tế bào khác, và có thể tương tác với các tế bào miễn dịch Màng tế bào đóng nhiều vai trò trong việc này Các chức năng này phụ thuộc rất nhiều vào cấu tạo của màng Màng tế bào hồng cầu bao gồm 3 lớp Một nửa khối lượng màng các tế bào hồng của con người và hầu hết cầu động vật có vú là các protein Nửa còn lại là chất béo, cụ thể là phospholipid và cholesterol
Bề dày của màng hồng cầu vào khoảng 10nm
1.2.1 Lớp ngoài của màng tế bào hồng cầu
Có 3 thành phần chính của lớp ngoài hồng cầu là glycoprotein, glycolipid và acid sialic, lớp này có nhiều lỗ nhỏ có đường kính khoảng 3 – 4 Å Trong trường hợp số lỗ ở màng hồng cầu tăng (hồng cầu hình liềm) thì dẫn tới việc trao đổi chất tăng mạnh, làm mất nhiều năng lượng nên lúc này hồng cầu dễ bị vỡ Màng hồng cầu có tác dụng đưa các phân tử acid sialic tích điện âm ra ngoài để giúp cho các hồng cầu không bị dính vào nhau Trong một số trường hợp, người mắc một số bệnh lý về cấu tạo màng, hoặc do dùng một số thuốc có khả năng kết hợp với acid sialic, làm mất điện tích âm của một số hồng cầu nên hồng cầu dính vào nhau làm thay đổi tốc độ lắng máu ở người bệnh
1.2.2 Lớp ở giữa của màng tế bào hồng cầu
Trang 31.2.2.1 Protein
Protein xuyên màng (protein mặt ngoài màng) có thành phần chính là bank 3 và glycophorin Protein bank 3 chiếm 25% protein màng, có quan hệ chặt chẽ với các protein bào tương (rìa trong) như spectrin, actin, ankyrin, Hb… Glycophorin là protein xuyên màng chiếm khoảng 2% tổng số protein màng bản chất là syalic acid giàu glycoprotein Các protein mặt trong của hồng cầu (các protein lát bề mặt phía trong hồng cầu) gồm có: Spectrin, Actin và Ankyrin
1.2.2.2 Lipid
Thành phần của lớp này bao gồm 65% Phospholipid, 25% là Cholesterol và 10% còn lại là Glycolipid Lớp lipid trên màng hồng cầu giúp giữ nguyên hình dạng của hồng cầu Màng tế bào tế bào hồng cầu bao gồm một lớp lipid kép điển hình, tương tự các tế bào khác của con người Lớp lipid kép gồm cholesterol và phospholipid có tỷ lệ ngang nhau tính theo trọng lượng Thành phần lipid rất quan trọng vì nó quyết định nhiều tính chất vật lý như tính thấm của màng tế bào Thêm vào đó, hoạt động của nhiều protein xuyên màng được quy định bởi sự tương tác với lipid trong màng
1.2.2.3 Yếu tố khác trên màng tế bào hồng cầu
Ngoài ra, trên màng hồng cầu còn có các phân tử Glucose – 6 – Phosphat Dehydrogenaza (G6PD), Anhydrase Carbonic và Glutation Reductaza có vai trò đảm bảo tính bền vững, tính thẩm thấu và sự trao đổi của các chất qua màng hồng cầu Màng của
tế bào hồng cầu là một màng bán thấm đặc biệt, đó là màng Lipoprotein có khả năng thấm chọn lọc Nó không cho các chất keo thẩm thấu qua (như là các Protein, Lipid) Các khí Oxy, khí CO2, nước, Glucose, Ure, và các Ion âm có thể thấm qua được màng hồng cầu Đối với các Ion muối khoáng, tính thấm của màng hồng cầu cũng có sự khác nhau
và không đồng đều: các ion bao gồm H+, OH–, HCO3– và một số ion hữu cơ khác có thể
dễ dàng thấm qua màng hồng cầu; ngược lại các ion K+, Na+ thấm qua rất ít và chậm, hoặc không thấm qua được ( như Ca2+, Mg2+) Màng hồng cầu có vai trò sinh lý trong việc quyết định các nhóm máu ở người do trên màng hồng cầu có nhiều loại kháng
Trang 4nguyên Các kháng nguyên nhóm máu trên màng hồng cầu phần lớn thuộc nhóm Carbohydrat, tuy nhiên có thể chia làm 3 nhóm nhỏ: Các kháng nguyên nhóm máu trên màng hồng cầu thuộc Carbohydrat (nhóm máu hệ ABO, hệ Lewis, p, I); các kháng nguyên nhóm máu trên màng hồng cầu thuộc Protein (Rh, MNS, Kell, Kidd, Lutheran, Duffy, Gerbich, Gromr, Xg…); và các kháng nguyên nhóm máu trên màng hồng cầu chưa
rõ nguồn gốc (Dieg, Colton, Er)
1.2.3 Lớp trong cùng của màng tế bào hồng cầu
Lớp này bao gồm những sợi vi thể, những ống vi thể và những phân tử Calmodulin (Protein gắn Hemoglobin) Các phân tử Calmodulin ở trong lớp này có tác dụng điều hoà hoạt động của các Enzyme ở màng
1.3 Hemoglobin (Hb)
Trang 5Hemoglobin là một trong hai thành phần chính cấu tạo nên màng hồng cầu, nó còn được gọi dưới cái tên là huyết sắc tố Cấu trúc của Hemoglobin là Chromoprôtêin gồm
hai thành phần chính là nhân Heme và Globin Mỗi phân tử Hb có 4 heme và 1 globin
Heme là một sắc tố đỏ Mỗi Heme gồm một vòng Porphyrin và một ion Fe2+ chính giữa Vòng Porphyrin rất phổ biến trong thế giới sinh vật Porphyrin kết hợp với Mg2+ tạo thành chất diệp lục của thực vật Một phân tử Hemoglobin có bốn nhân Heme, chiếm 5% Heme có thể kết hợp với nhiều chất khác nhau Nếu Heme kết hợp với Globin thì tạo thành Hemoglobin Nếu kết hợp với Albumin, NH3, Pyridin, Nicotin… tạo nên chất gọi là Hemochromogen Heme phản ứng với NaCl trong môi trường Acid tạo ra Cloruahem (Hemin) Trong pháp y thì phản ứng này được ứng dụng rất nhiều và thường xuyên
Trang 6Globin là một Protein gồm 4 chuỗi Polypeptid giống nhau từng đôi một Hemoglobin ở người bình thường là Hemoglobin A gồm hai chuỗi α và hai chuỗi β Hemoglobin ở phụ nữ có thai và đang trong thời kỳ bào thai là Hemoglobin F gồm hai chuỗi α và hai chuỗi γ Sự bất thường của các chuỗi Globin sẽ làm thay đổi đặc điểm sinh
lý của phân tử Hemoglobin Ví dụ, trong bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm, Acid Amin Valin thay thế cho Glutamic tại một vị trí trong mỗi chuỗi β làm Hemoglobin A trở thành Hemoglobin S
Nồng độ Hemoglobin trong máu của người bình thường ở nam là 13,5-18 g/100ml (g%), ở nữ là 12-16 g/100ml (g%) và ở trẻ em là 14-20 g/100ml (g%) Ở một số loài động vật hàm lượng Hemoglobin như sau: lợn 10,6 g%; bò cái 11,0 g%; ngựa 13,6 g% Ở động vật Hemoglobin chứa sắt giống nhau khoảng 0,33% Cứ 1 gam nguyên tử sắt kết hợp được tối đa 1 gam phân tử O2 Lượng O2 này đủ cho nhu cầu hoạt động bình thường của cơ thể