Chương 6: Nguyên nhân và cơ chế tiến hoá 1. Theo nội dung của định luật Hacđi Vanbec, yếu tố nào sau đây có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác? A. Tần số tương đối của các kiểu gen trong quần thể. B. Tần số tương đối của các alen ở mỗi gen. C. Tần số tương đối của các kiểu hình trong quần thể. D. Tần số tương đối của các gen trong quần thể. 2. Trong một quần thể ngẫu phối, một gen có 3 alen sẽ tạo ra số loại kiểu gen trong các cá thể lưỡng bội của quần thể là A. 3 loại kiểu gen. B. 4 loại kiểu gen. C. 5 loại kiểu gen. D. 6 loại kiểu gen. 3. Trong một quần thể ngẫu phối, nhờ định luật Hacđi Vanbec, khi biết tần số tương đối của các alen ta có thể dự đoán được A. tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể. B. khả năng biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. C. khả năng biến đổi thành phần kiểu hình của quần thể. D. Khả năng xuất hiện một loại đột biến mới trong tương lai. 4. Trong một quần thể ngẫu phối, xét 1 gen có 2 alen A và a. Gọi p tần số tương đối của alen A, q là tần số của alen a. Thành phần kiểu gen của quần thể này là A. pAA : pqAa : qaa. B. p2AA : pqAa : q2 aa. C. p2AA : 2pqAa : q2 aa. D. pAA : (p+q)Aa : qaa. 5. Cuống lá dài của cây thuốc lá là do một gen lặn đặc trưng quy định. Nếu trong một quần thể tự nhiên có 49% các cây thuốc lá cuống dài, khi lai phân tích các cây thuốc lá cuống ngắn của quần thể này thì sác xuất có con lai đồng nhất ở FB là A. 51%. B. 30%. C. 17,7%. D. 42%. Website : luyenthithukhoa.vn 77 6. Trong một quần thể cân bằng di truyền có các alen T và t. 51% các cá thể là kiểu hình trội. Đột nhiên điều kiện sống thay đổi làm chết tất cả các cá thể có kiểu hình lặn trước khi trưởng thành; sau đó, điều kiện sống lại trở lại như cũ. Tần số của alen t sau một thế hệ ngẫu phối là A. 0,41. B. 0,3 C. 0,7 D. 0,58. 7. Nội dung nào dưới đây không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi Van bec? A. Không xảy ra quá trình đột biến. B. Không có áp lực của CLTN. C. Không có hiện tượng di nhập gen. D. Tần số tương đối của các alen không thay đổi qua các thế hệ ngẫu phối. 8. Cho biết các quần thể đều ở trạng thái cân bằng di truyền. Quần thể nào dưới đây có tỉ lệ kiểu gen dị hợp(Aa) lớn nhất? A. Quần thể 1: A = 0,8; a = 0,2. B. Quần thể 2: A = 0,7; a = 0,3. C. Quần thể 3: A = 0,6; a = 0,4. D. Quần thể 4: A = 0,5; a = 0,5. 9. Quá trình nào dưới đây không làm thay đổi tần số tương đối của các alen của mỗi gen trong quần thể? A. Quá trình đột biến. B. Quá trình ngẫu phối. C. Quá trình CLTN. D. Sự di nhập gen. 10. Trong các quần thể dưới đây, quần thể nào đã đạt trạng thái cân bằng di truyền? A. 0,3 AA : 0,4 Aa : 0,3 aa B. 0,49 AA : 0,35 Aa : 0,16 aa C. 0,01 AA : 0,18 Aa : 0,81 aa D. 0,36 AA : 0,46 Aa : 0,18 aa 11. Trong điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi Vanbec, quần thể có thành phần kiểu gen nào sau đây sẽ không thay đổi cấu trúc di truyền khi thực hiện ngẫu phối? A. 0,2 AA : 0,6 Aa : 0,2 aa. B. 0,09 AA : 0,55 Aa : 0,36 aa. C. 0,04 AA : 0,32 Aa : 0,64 aa. D. 0,36 AA : 0,38 Aa : 0,36 aa. 12. Xét một quần thể sinh vật ở trạng thái cân bằng di truyền có tỉ lệ giao tử mang alen A bằng 23 tỉ lệ giao tử mang alen a, thành phần kiểu gen của quần thể đó là: A. 0,25 AA : 0,5 Aa ; 0,25 aa. B. 0,16 AA : 0,48 Aa : 0, 36 aa. C. 0,4 AA ; 0,51 Aa : 0,09 aa. D. 0,04 AA : 0,87 Aa : 0,09 aa. 13. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Xét một quần thể ruồi giấm ở trạng thái cân bằng Hacđi Vanbec có tỉ lệ kiểu hình thân xám chiếm 64%, tần số tương đối của Aa trong quần thể là: Website : luyenthithukhoa.vn 78 A. 0,64 0,36. B. 0,4 0,6. C. 0,6 0,4. D. 0,36 0,64. 14. Giả sử tần số tương đối của Aa trong một quần thể ruồi giấm là 0,70,3, thành phần kiểu gen của quần thể sau một thế hệ ngẫu phối là: A. 0,14 AA : 0,26 Aa : 0,6 aa. B. 0,49AA : 0,21 Aa : 0,09 aa. C. 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa. D. 0,09 AA : 0,21 Aa : 0,49 aa. 15. Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do 1 gen gồm 2 alen A và a quy định. Xét 1 quần thể có tần số tương đối Aa là 0,80,2, tỉ lệ kiểu hình của quần thể sau 1 thế hệ ngẫu phối có thể là: A. 3 : 1. B. 4 : 1. C. 24 : 1. D. 1 : 2 : 1. 16. Ở 1 loài thực vật, màu sắc hoa do 1 gen có 2 alen A và a quy định. Xét 1 quần thể có tần số tương đối Aa là 0,6 0,4, tỉ lệ kiểu hình của quần thể sau 1 thế hệ ngẫu phối là: A. 3 : 1. B. 3 : 2. C. 1 : 2 : 1. D. 9 : 12 : 4. 17. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Xét 1 quần thể ruồi giấm có tần số tương đối Aa bằng 0,70,3 và có kiểu hình thân đen chiếm 16%, thành phần kiểu gen của quần thể đó là: A. 0,56 AA : 0,28 Aa : 0,16 aa. B. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. C. 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa. D. 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 a a. 18. Xét 1 quần thể côn trùng có thành phần kiểu gen là 0,45 AA : 0,3 Aa : 0,25 aa. Sau một thế hệ ngẫu phối, thành phần kiểu gen của quần thể sẽ là: A. 0,45 AA : 0,3 Aa ; 0,25 aa. B. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. C. 0,25 AA : 0,5 Aa : 0, 25 aa. D. 0,525 AA : 0,15 Aa : 0,325 aa. 19. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Một quần thể ruồi giấm ở trạng thái cân bằng di truyền có tổng số 20.000 cá thể trong đó có 1.800 cá thể có kiểu hình thân đen. Tần số tương đối của alen Aa trong quần thể là: A. 0,9 : 0,1. B. 0,8 : 0,2 C. 0,7 : 0,3. D. 0,6 : 0,4. 20. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Một quần thể ruồi giấm có cấu trúc di truyền là 0,2 AA : 0,3 Aa : 0,5 aa. Nếu loại bỏ các cá thể có kiểu hình thân đen thì quần thể còn lại có tần số tương đối của alen Aa là: Website : luyenthithukhoa.vn 79 A. 0,3 0,7. B. 0,4 0,6 C. 0,7 0,3. D. 0,85 0,15. 21. Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen. Một quần thể ruồi giấm có cấu trúc di truyền là 0,1 AA : 0,4 Aa : 0,5 aa. Loại bỏ các cá thể có kiểu hình thân đen rồi cho các cá thể còn lại thực hiện ngẫu phối thì thành phần kiểu gen của quần thể sau ngẫu phối là: A. 0,09 AA : 0,12 Aa : 0,04 aa. B. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa. C. 0,09 AA : 0,87 Aa : 0,04 aa. D. 0,2 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa. 22. Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đácuyn là: A. Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế dị truyền các biến dị B. Chưa giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi C. Chưa đi sâu vào cơ chế quá trình hình thành loài mới D. Chưa quan niệm đúng về nguyên nhân sự đấu tranh sinh tồn E. Chưa hiểu rõ cơ chế tác dụng của ngoại cảnh thay đổi. 23. Luận điểm nào sau đây không đúng với học thuyết tiến hoá của Lamac? A. Mọi biến đổi trên cơ thể sinh vật đều được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ. B. Trong lịch sử phát triển của sinh vật không có loài nào bị đào thải. C. Các dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá hữu cơ là sự đa dạng phong phú của sinh vật, dấu hiệu nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể từ đơn giản đến phức tạp. D. Tiến hoá không đơn thuần là sự biến đổi mà là sự phát triển có kế thừa lịch sử. 24. Theo Lamac, nguyên nhân khiến hươu cao cổ có cái cổ dài là do A. kết quả của quá trình chọn lọc tự nhiên. B. ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh. C. ảnh hưởng của tập quán hoạt động: vươn cổ để lấy thức ăn. D. ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng. 25. Tác giả của tác phẩm nổi tiếng “Nguồn gốc các loài” (1859) là A. Lamac. B. ĐacUyn. C. Men Đen. D. Kimura. 26. Nhà tự nhiên học được đánh giá là người đầu tiên đặt nền móng vững chắc cho học thuyết tiến hoá là A. Lamac. B. Kimura. Website : luyenthithukhoa.vn 80 C. Đac Uyn. D. Ăng Ghen. 27. Theo quan niệm của ĐacUyn, “ biến dị cá thể” được hiểu là A. những biến đổi đồng loạt của của sinh vật theo một hướng xác định. B. biến dị không xác định. C. biến dị di truyền. D. biến dị đột biến. 28. Theo ĐacUyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu của chọn giống và tiến hoá là A. những biến đổi đồng loạt của sinh vật theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. B. biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản của từng cá thể riêng lẻ và theo những hướng không xác định. C. biến dị di truyền. D. biến dị đột biến. 29. Đacuyn đánh giá tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh hay của tập quán hoạt động của động vật dẫn đến kết quả A. chỉ gây ra những biến đổi đồng loạt của sinh vật theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. B. làm xuất hiện những biến dị ở từng cá thể riêng lẻ và theo những hướng không xác định. C. làm xuất hiện những biến dị di truyền. D. chỉ làm xuất hiện những biến dị không di truyền. 30. Theo ĐacUyn, những biến đổi đồng loạt của sinh vật theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh A. là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá. B. là nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chọn giống và tiến hoá. C. ít có ý nghĩa trong chọn giống và trong tiến hoá. D. không có ý nghĩa đối với chọn giống và tiến hoá. 31. Theo ĐacUyn, đối tượng của chọn lọc nhân tạo là A. quần thể vật nuôi hay cây trồng. B. quần thể sinh vật nói chung. C. những cá thể vật nuôi hay cây trồng. D. cá thể sinh vật nói chung. 32. Theo ĐacUyn, nguyên nhân dẫn đến chọn lọc nhân tạo là do Website : luyenthithukhoa.vn 81 A. nhu cầu thị hiếu của con người rất đa dạng và rất phức tạp. B. vật nuôi, cây trồng luôn luôn xuất hiện biến dị theo nhiều hướng. C. con người đã tạo ra nhiều giống vật nuôi cây trồng. D. vật nuôi, cây trồng luôn luôn xuất hiện biến dị theo nhiều hướng, có hướng phù hợp với nhu cầu thị hiếu của con người. 33. Theo ĐacUyn, nội dung của chọn lọc nhân tạo là A. chọn và giữ lại những cá thể mang những đặc đặc điểm phù hợp với lợi ích con người. B. loại bỏ những cá thể mang những đặc điểm không phù hợp với lợi ích con người. C. gồm 2 mặt song song: vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích luỹ những biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất của con người. D. con người chủ động đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích luỹ những biến dị có lợi cho bản thân sinh vật. 34. Động lực của chọn lọc nhân tạo là A. nguồn biến dị đa dạng, phong phú của sinh vật. B. nhu cầu thị hiếu phức tạp và luôn thay đổi của con người. C. lợi ích kinh tế do sinh vật đem lại. D. khả năng tạo giống mới của con người. 35. Kết quả của chọn lọc nhân tạo là A. vật nuôi, cây trồng phát triển theo hướng có lợi cho con người. B. vật nuôi cây trồng ngày càng đa dạng, phong phú. C. vật nuôi, cây trồng ngày càng thích nghi cao độ với điều kiện môi trường. D. vật nuôi, cây trồng có tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp. 36. Từ gà rừng, ngày nay xuất hiện nhiều giống gà khác nhau như gà trứng, gà thịt, gà trứng thịt, gà chọi, gà cảnh. Đây là kết quả của quá trình A. phân ly tính trạng trong chọn lọc nhân tạo ở gà. B. đột biến ở gà. C. tạp giao các giống gà. D. chọn lọc tự nhiên. 37. Theo ĐacUyn, thực chất của của chọn lọc nhiên là A. sự phân hoá khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài. B. sự phân hoá khả năng sống sót giữa các cá thể trong quần thể. C. sự phân hoá khả năng sinh sản giữa các cá thể trong quần thể. D. sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất. Website : luyenthithukhoa.vn 82 38. Động lực của chọn lọc tự nhiên là A. nguồn biến dị đa dạng, phong phú của sinh vật. B. sự đấu tranh sinh tồn của sinh vật. C. sự biến đổi của điều kiện ngoại cảnh. D. các tác nhân trong môi trường. 39. Theo ĐacUyn, kết quả của chọn lọc tự nhiên là A. sự phân hoá khả năng sống sót giữa các cá thể trong loài. B. sự phân hoá khả năng sinh sản giữa các cá thể trong quần thể. C. sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất. D. sự phát triển và sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi hơn. 40. Hoàn thành câu sau: “Trong thuyết tiến hóa tổng hợp, tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của ......( 1: cá thể, 2: quần thể ), bao gồm sự phát sinh ......( 3:biến dị, 4: đột biến ), sự phát tán và tổ hợp các đột biến qua giao phối, sự chọn lọc các đột biến và biến dị tổ hợp có lợi, sự cách ly ......( 5: địa lý, 6: sinh sản) giữa quần thể đã biến đổi với quần thể gốc, kết quả là sự hình thành loài mới.” Tổ hợp đáp án đúng là A. 1, 3, 5. B. 2, 4, 5. C. 1, 3, 6. D. 2, 4, 6. 41. Nội dung cơ bản của định luật Hác đi – Van béc là: A. trong quần thể giao phối tự do, tần số tương đối của các alen thuộc mỗi gen được duy trì ổn định qua các thế hệ B. tỉ lệ các loại kiểu gen trong quần thể được duy trì ổn định C. tỉ lệ các loại kiểu hình trong quần thể được duy trì ổn định D. tỉ lệ dị hợp tử giảm dần, tỉ lệ đồng hợp tử tăng dần 42. Nguyên nhân chủ yếu của sự tiến bộ sinh học là: A. sinh sản nhanh B. phân hoá đa dạng C. nhiều tiềm năng thích nghi với hoàn cảnh thay đổi D. phức tạp hoá tổ chức cơ thể 43. Sự song song tồn tại của các nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao được giải thích là do: A. nhịp điệu tiến hoá không đều giữa các nhóm B. tổ chức cơ thể có thể đơn giản hay phức tạp nếu thích nghi với hoàn cảnh sống đều được tồn tại C. cường độ chọn lọc tự nhiên là không giống nhau trong hoàn cảnh sống của mỗi nhóm D. không có giải thích nào đúng Website : luyenthithukhoa.vn 83 44. Dấu hiệu chủ yếu của quá trình tiến hoá sinh học là: A. phân hoá ngày càng đa dạng B. tổ chức cơ thể ngày càng phức tạp C. thích nghi ngày càng hợp lý D. phương thức sinh sản ngày càng hoàn thiện 45. Các cơ quan tương đồng có ý nghĩa tiến hoá là: A. phản ánh sự tiến hoá phân li B. phản ánh sự tiến hoá đồng quy C. phản ánh sự tiến hoá song hành D. phản ánh nguồn gốc chung 46. Các cơ quan tương tự có ý nghĩa tiến hoá là: A. phản ánh sự tiến hoá phân li B. phản ánh sự tiến hoá đồng quy C. phản ánh sự tiến hoá song hành D. phản ánh chức phận quy định cấu tạo 47. ĐacUyn đã giải thích tính thích nghi của sinh vật có được là do A. ngoại cảnh thay đổi chậm, sinh vật có khả năng phản ứng phù hợp. B. sinh vật có khả năng thay đổi tập quán hoạt động cho phù hợp với sự thay đổi của điều kiện ngoại cảnh. C. sự đào thải các biến dị bất lợi, sự tích luỹ các biến dị có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. D. sự đào thải các biến dị bất lợi, sự tích luỹ các biến dị có lợi dưới tác động của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo. 48. Theo ĐacUyn, A. loài mới được hình thành từ từ, qua nhiều dạng trung gian tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh. B. loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng từ một gốc. C. loài mới được hình thành từ dạng cũ được nâng cao dần trình độ tổ chức cơ thể theo hướng từ đơn giản đến phức tạp. D. hình thành loài mới là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể gốc theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới, cách ly sinh sản với quần thể gốc. 49. Chiều hướng tiến hóa của sinh giới là A. ngày càng đa dạng. B. tổ chức ngày càng cao. C. thích nghi ngày càng hợp lý. D. Cả 3 chiều hướng trên. 50. ĐacUyn giải thích sâu rau có màu xanh như lá rau là do A. tác động trực tiếp của môi trường. Website : luyenthithukhoa.vn 84 B. chúng ăn lá rau. C. chọn lọc tự nhiên đã giữ lại những sâu rau có màu xanh và đào thải những sâu rau có màu sắc khác. D. sâu rau thường xuyên phát sinh nhiều biến dị theo nhiều hướng, trong đó có biến dị cho màu xanh. 51. Do đâu mà nói qúa trình chọn lọc tự nhiên là tất yếu? A. Căn cứ vào phát hiện các hoá thạch. B. Môi trường không đồng nhất, sinh vật phát sinh nhiều biến dị khác nhau. C. Mọi sinh vật đều có ADN có thể phản ứng thích nghi với môi trường. D. Số cá thể sinh ra là nhiều hơn số cá thể sống được. E. Sự diệt vong làm suy giảm nguồn biến dị. 52. Quá trình của ..............và ..............phát sinh biến dị, và...........tạo ra đặc tính thích nghi với môi trường. A. tổ hợp lại.......chọn lọc tự nhiên.........đột biến B. đột biến........tổ hợp lại.........phiêu bạt gen C. phiêu bạt gen.........đột biến.........tổ hợp lại D. đột biến..........chọn lọc tự nhiên..........tổ hợp lại E. đột biến..........tổ hợp lại..........chọn lọc tự nhiên 53. Chọn lọc tự nhiên đôi khi còn mô tả như “sống sót của dạng thích nghi nhất”. Loại nào sau đây hầu hết được tích lũy bằng phương thức phù hợp nhất của sinh vật? A. Khi đấu tranh chống lại các cá thể cùng loài phải có sức mạnh ra sao? B. Như tỷ lệ đột biến. C. Có bao nhiêu loại con hữu thụ? D. Có khả năng trụ vững trước các thái cực của môi trường. E. Có bao nhiêu loại thức ăn nó có thể chế tạo hay hấp thụ? 54. Một nhà di truyền nghiên cứu một quần thể cỏ mọc trong một vùng có lượng mưa thất thường, thấy các cây có alen lặn qui định lá cuộn xoắn sinh sản tốt hơn trong những năm khô hạn và các cây có alen qui định lá dẹt sinh sản tốt hơn trong những năm ẩm ướt. Tình trạng này có thể dẫn tới: A. gây ra phiêu bạt gen trong quần thể cỏ B. bảo toàn tính biến dị trong quần thể cỏ C. dẫn đến chọn lọc định hướng trong quần thể cỏ D. dẫn đến tính đồng đều trong quần thể cỏ E. gây dòng chảy gen trong quần thể cỏ 55. Chim có sải cánh cỡ trung bình sống sót được qua bão tố khốc liệt hiệu quả hơn so với các cá thể cùng loài có sải cánh dài hơn hay ngắn hơn. Điều này minh họa: A. hiệu quả sáng lập B. chọn lọc kiên định C. chọn lọc nhân tạo D. dòng chảy gen E. chọn lọc phân hóa 56. Điều nào sau đây đúng là câu nói về Darwin? A. Ông là người đầu tiên phát hiện rằng vật thể sống có thể biến đổi hay tiến hóa. B. Ông dựa vào học thuyết của ông về sự di truyền các đặc tính tập nhiễm. Website : luyenthithukhoa.vn 85 C. Ông khám phá ra các định luật di truyền quần thể. D. Ông đề xuất chọn lọc tự nhiên là cơ chế của tiến hóa. E. Ông là người đầu tiên coi trái đất già hàng tỷ tuổi. 57. Các nhà sinh học đã phát hiện trên 500 loài ruồi quả tại các hòn đảo khác nhau trên quần đảo Ha oai, nhưng xét các tính trạng biểu hiện thì đều là hậu thế của cùng một dòng tổ tiên chung. Ví dụ này minh họa các nguyên nhân: A. Đa bội thể. B. Cách ly theo thời gian. C. Phát tỏa thích nghi (thích nghi phóng xạ). D. Lai phân tích. E. Giảm phân không hoàn tất. 58. Sách hướng dẫn về chim xếp hét xanh và hét Audubon là hai loài khác nhau. Nhưng các tư liệu mới chứng minh đó chỉ là hai nòi dưới loài – loài miền đông và loài miền tây của một loài duy nhất: hét đít vàng. Lí do là A. Sinh sống trong những khu vực như nhau. B. Giao phối lẫn nhau có kết quả (sinh con hữu thụ). C. Có biểu hiện vẻ ngoài gần như đồng nhất. D. Được hòa đồng thành một loài duy nhất. E. Sống tại những địa điểm khác nhau trong một khu vực. 59. Ví dụ nào sau đây đúng là hàng rào sinh sản sau hợp tử? A. Một cây bụi Ceanothus sống trên đất axit, một cây khác sống trên đất kiềm. B. Vịt trời mỏ dẹt Anas platyrhynchus và vịt trời mỏ nhọn Anas acuta có mùa giao phối khác nhau trong năm. C. Hai loài ếch đốm có tiếng kêu khác nhau khi giao phối. D. Cây lai giữa hai loài cà độc dược khác nhau bao giờ cũng bị chết. E. Phấn của loài thuốc lá này không thể thụ phấn cho loài thuốc lá khác. 60. Hai loài sam và gián rõ ràng đã tồn tại hàng triệu năm không biến đổi. Kiểu hình thành loài nào sau đây giải thích rõ trường hợp của các “hóa thạch sống” đó? A. Tiến hóa tuần tự. B. Đa bội thể. C. Cân bằng ngắt quãng. D. Hình thành loài trên cùng vùng ở với bố mẹ. E. Phát tỏa thích nghi. 61. Một quần thể cách ly nhỏ hình như dễ trải qua hình thành loài mới hơn một quần thể lớn vì: A. Chịu tác động của chọn lọc tự nhiên và phiêu bạt gen nhiều hơn. B. Dễ bị chảy dòng gen hơn. C. Chứa một lượng đa dạng di truyền nhiều hơn. D. Nhiều đối tượng nhầm lẫn hơn trong giảm phân. E. Dễ sống sót hơn trong môi trường mới. 62. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tuỳ thuộc vào A. đột biến đó là trội hay lặn. B. tổ hợp gen mang đột biến đó. C. cá thể mang đột biến đó là đực hay cái. D. thời điểm phát sinh đột biến. Website : luyenthithukhoa.vn 86 63. Nguyên liệu sơ cấp của quá trình tiến hoá là A. đột biến gen. B. đột biến nhiễm sắc thể. C. đột biến tự nhiên. D. đột biến nhân tạo. 64. Theo quan niệm hiện đại, nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là A. biến dị di truyền. B. biến dị đột biến. C. biến dị cá thể. D. thường biến, biến dị đột biến và biến dị tổ hợp. 65. Điền thuật ngữ cho phù hợp vào câu sau đây: “Lamac cho rằng ....(I)... thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng ... (II)... kịp thời và trong lịch sử không có loài nào ... (III)... . Lamac quan niệm sinh vật vốn có khả năng ... (IV)... phù hợp với sự thay đổi điều kiện môi trường và mọi cá thể đều nhất loạt phản ứng theo cách ... (V)... trước điều kiện ngoại cảnh mới.” a. ngoại cảnh b. điều kiện sống c. thích nghi d. phản ứng e. bị đào thải f. giống nhau g. khác nhau Tổ hợp đáp án chọn đúng là A. I a, II c, III e, IV d, V g B. I b, II d, III e, IV c, V f C. I b, II c, III e, IV d, V g D. I a, II c, III e, IV d, V f 66. Tồn tại của học thuyết Lamac là: A. Thừa nhận sinh vật vốn có khả năng phản ứng phù hợp với ngoại cảnh. B. Cho rằng cơ thể sinh vật vốn có khuynh hướng cố gắng vươn lên hoàn thiện về tổ chức. C. Chưa hiểu cơ chế tác dụng của ngoại cảnh, chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền. Website : luyenthithukhoa.vn 87 D. Cho rằng sinh vật có khả năng thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải. 67. Giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi nào sau đây theo quan điểm của Lamac là đúng: A. Hươu cao cổ có cái cổ dài là do tập quán ăn lá trên cao. B. Lá cây mao lương trong môi trường khác nhau thì có hình dạng khác nhau. C. Lá cây mũi mác trong môi trường khác nhau thì có hình dạng khác nhau. D. Tất cả các giải thích trên đều đúng. 68. Theo Lamac nguyên nhân hình thành các đặc điểm thích nghi là: A. Trên cơ sở biến dị, di truyền và chọn lọc, các dạng kém thích nghi bị đào thải, chỉ còn lại những dạng thích nghi nhất. B. Ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng biến đổi để thích nghi kịp thời do đó không có dạng nào bị đào thải. C. Đặc điểm cấu tạo biến đổi theo nguyên tắc cân bằng dưới ảnh hưởng của ngoại cảnh. D. Tích luỹ những biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại dưới ảnh tác động của chọn lọc tự nhiên. 69. Người đầu tiên đặt nền móng vững chắc cho học thuyết tiến hoá là: A. Menđen B. Kimura C. Lamac D. Đacuyn 70. Đacuyn nổi tiếng với tác phẩm: A. Nguồn gốc các loài. B. Nguồn gốc các chi. C. Nguồn gốc các bộ. D. Tất cả đều sai. 71. Theo Đacuyn nguyên liệu của tiến hoá là: A. Những biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. B. Những biến dị xuất hiện trong quá trình sinh sản ở từng cá thể riêng rẽ và theo những hướng không xác định. C. Những biến dị do sự biến đổi của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động của động vật gây lên. D. Tất cả các giải thích trên đều đúng. 72. Theo Đacuyn biến dị cá thể: Website : luyenthithukhoa.vn 88 A. Chỉ sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình sinh sản. B. Chỉ sự phát sinh những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài trong quá trình phát triển cá thể. C. Chỉ sự phát sinh những biến đổi đồng loạt theo một hướng xác định, tương ứng với điều kiện môi trường. D. Chỉ sự sai khác giữa những cá thể trong cùng một quần thể. 73. Điền thuật ngữ cho phù hợp vào câu sau đây: Đacuyn nhận xét rằng tác dụng trực tiếp của ngoại cảnh hay của tập quán hoạt động ở động vật chỉ gây ra những biến đổi đồng loạt theo một hướng... (I)..., ít có ý nghĩa trong chọn giống và tiến hoá. Biến dị xuất hiện trong quá trình ... (II)... ở từng cá thể riêng lẻ và theo những hướng .... (III)... mới là nguồn nguyên liệu của chọn giống và tiến hoá. a. xác định b. không xác định c. sinh sản d. giao phối Tổ hợp đáp án chọn đúng là A. I a, II b, III c B. I b, II c, III a C. I b, II d, III a D. I a, II c, III b 74. Hai mặt của chọn lọc nhân tạo là: A. Vừa tích luỹ những biến dị có lợi vừa đào thải những biến dị bất lợi cho sinh vật. B. Vừa đào thải những biến dị bất lợi, vừa tích luỹ những biến dị có lợi cho mục tiêu sản xuất. C. Vừa tích luỹ những biến dị bất lợi vừa đào thải những biến dị có lợi cho sinh vật. D. Không có phương án đúng. 75. Vai trò của chọn lọc nhân tạo là: A. Là nhân tố quy định chiều hướng biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng. B. Là nhân tố quy định tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi và cây trồng. C. Giải thích vì sao mỗi giống vật nuôi hay cây trồng đều thích nghi cao độ với một nhu cầu xác định của con người. D. Cả A, B và C đều đúng. 76. Phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo là: Website : luyenthithukhoa.vn 89 A. Quá trình khai thác đặc điểm có lợi ở vật nuôi, cây trồng giữ lại những dạng tốt nổi trội, loại bỏ những dạng trung gian. Kết quả là từ một dạng ban đầu đã dần dần phát sinh nhiều dạng khác nhau rõ rệt và khác xa với tổ tiên. B. Quá trình chọn lọc những biến dị có lợi và đào thải những biến dị bất lợi cho sinh vật. C. Quá trình duy trì những biến dị tốt phù hợp với mục tiêu sản xuất. D. Quá trình biến đổi của cá thể sinh vật dưới tác dụng của chọn lọc nhân tạo. 77. Đóng góp quan trọng nhất của học thuyết Đacuyn là: A. Giải thích được sự hình thành loài mới. B. Chứng minh được toàn bộ sinh giới ngày nay có cùng một nguồn gốc chung. C. Giải thích thành công sự hợp lí tương đối của các đặc điểm thích nghi. D. Phát hiện vai trò của chọn lọc tự nhiên và chọn lọc nhân tạo trong sự tiến hoá của sinh vật. 78. Tồn tại chính trong học thuyết Đacuyn là: A. Chưa giải thích được cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi. B. Chưa đánh giá đầy đủ vai trò của chọn lọc trong quá trình tiến hoá. C. Chưa giải thích được quá trình hình thành loài mới. D. Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền của các biến dị. 79. Theo Đacuyn nguyên nhân cơ bản của tiến hoá là: A. Sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính. B. Tác động trực tiếp của ngoại cảnh lên cơ thể sinh vật trong quá trình phát triển cá thể. C. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật. D. Tác động của sự thay đổi ngoại cảnh hoặc tập quán hoạt động ở động vật trong thời gian dài. 80. Luận điểm về nguồn gốc thống nhất của các loài chứng minh: A. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả quá trình tiến hoá từ một gốc chung. B. Toàn bộ sinh giới ngày nay có thể tiến hoá thành một loài. C. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả sáng tạo của thượng đế. D. Thượng đế là tổ tiên của tất cả các loài trong tự nhiên hiện nay. 81. Theo Đacuyn vai trò của chọn lọc tự nhiên là: A. Nhân tố quy đinh chiều hướng của tiến hoá. B. Nhân tố chính trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật. C. Nhân tố cơ bản của tiến hoá. Website : luyenthithukhoa.vn 90 D. Nguyên liệu chủ yếu của tiến hoá. 82. Theo quan điểm Đácuyn loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian: A. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường địa lý. B. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường sinh thái. C. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng. D. dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường lai xa và đa bội hoá. 83. Kết quả của phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo: A. Hình thành loài mới. B. Tạo ra giống vật nuôi và cây trồng từ một hoặc vài dạng tổ tiên hoang dại. C. Giữ lại những dạng trung gian. D. Tạo ra giống vật nuôi và cây trồng mới. 84. Tác nhân gây ra chọn lọc tự nhiên là: A. Điều kiện khí hậu, đất đai. B. Nguồn thức ăn. C. Kẻ thù tiêu diệt hoặc đối thủ cạnh tranh về thức ăn, chỗ ở. D. Tất cả đều đúng. 85. Theo Đácuyn, kết quả của chọn lọc tự nhiên là: A. Hình thành loài mới. B. Những sinh vật nào thích nghi với điều kiện sống thì sống sót và phát triển. C. Những sinh vật nào sinh sản được thì sống sót. D. Những kiểu gen thích nghi được chọn lọc. 86. Theo Đacuyn cơ chế của tiến hoá là: A. Sự di truyền các đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quan hoạt động của sinh vật. B. Sự tích luỹ những biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại dưới tác động của chọn lọc tự nhiên. C. Sự tích luỹ những biến dị xuất hiện trong sinh sản. D. Sự củng cố ngẫu những đột biến trung tính không liên quan đến chọn lọc tự nhiên. 87. Theo Lamac thì sự tiến hoá là: A. Sự biến đổi làm nảy sinh cái mới. B. Sự phát triển mang tính kế thừa lịch sử. Nâng cao dần trình độ tổ chức của cơ thể từ đơn giản đến phức tạp. C. Sự tích luỹ những biến dị có lợi và đào thải những biến dị có hại. Website : luyenthithukhoa.vn 91 D. Cả A, B và C đều đúng. 88. Theo Đacuyn hình thành đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là: A. Đào thải biến dị bất lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. B. Tích lũy biến dị có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. C. Vừa đào thải biến dị bất lợi, vừa tích lũy biến dị có lợi dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. D. Vừa đào thải biến dị bất lợi, vừa tích lũy biến dị có lợi dưới tác dụng của chọn lọc nhân tạo. 89. Theo Đacuyn các nhân tố tiến hóa: A. Biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng. B. Biến dị, di truyền, chọn lọc nhân tạo, phân li tính trạng. C. Đột biến gen, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng. D. Đột biến nhiễm sắc thể, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng. 90. Tồn tại chủ yếu của học thuyết Đacuyn là: A. Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền các biến dị B. Giải thích chưa thỏa đáng về quá trình hình thành loài mới C. Đánh giá sai về nguồn gốc các loài trong tự nhiên D. Đánh giá chưa đầy đủ về vai trò của chọn lọc trong quá trình tiến hóa. 91. Thuyết tiến hoá tổng hợp ra đời vào: A. Đầu thế kỉ XIX. B. Đầu thế kỉ XX. C. Giữa thế kỉ XX. D. Cuối thế kỉ XX. 92. Di truyền học lại trở thành cơ sở vững chắc của thuyết tiến hoá hiện đại, vì A. Di truyền học đã làm sáng tỏ cơ chế di truyền các biến dị. B. Di truyền học đã phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền được. C. Di truyền học đã làm sáng tỏ nguyên nhân và cơ chế phát sinh biến dị. D. Cả A, B và C đều đúng. 93. Theo quan niệm hiện đại, thành phần kiểu gen của một quần thể giao phối có thể bị biến đổi do những nhân tố chủ yếu A. quá trình đột biến và quá trình giao phối. B. quá trình đột biến, quá trình giao phối, các cơ chế cách ly. C. quá trình chọn lọc tự nhiên. D. quá trình đột biến, quá trình giao phối, quá trình chọn lọc tự nhiên và các cơ chế cách ly. 94. Thuyết tiến hoá tổng hợp là: A. thuyết do T. Đôpgianxki và E. Mayrơ đề xuất. Website : luyenthithukhoa.vn 92 B. thuyết do G.Ximsơn và E. Mayrơ đề xuất. C. thuyết do G.Ximsơn và J. Hơcxli đề xuất. D. Tất cả các tác giả trên. 95. Tiến hoá nhỏ là: A. Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể và kết quả là hình thành loài mới. B. Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của các quần thể và kết quả là hình thành các nhóm phân loại trên loài. C. Quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể và kết quả là hình thành các đặc điểm thích nghi. D. Cả A, B và C đều đúng. 96. Quá trình tiến hoá nhỏ bao gồm: A. Sự phát sinh đột biến và sự phát tán đột biến qua giao phối . B. Sự phát tán đột biến qua giao phối và sự chọn lọc các đột biến có lợi . C. Sự chọn lọc các đột biến có lợi và sự cách li sinh sản giữa quần thể đã biến đổi với quần thể gốc. D. Tất cả các quá trình trên. 97. Đặc điểm không phải của tiến hoá lớn là: A. Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài. B. Diễn ra trên quy mô rộng lớn. C. Qua thời gian địa chất dài. D. Có thể tiến hành thực nghiệm được. 98. Nhận định đúng là: A. Tiến hoá nhỏ diễn ra trước tiến hoá lớn. B. Tiến hoá lớn diễn ra trước tiến hoá nhỏ. C. Tiến hoá lớn là hệ quả của tiến hoá nhỏ. D. Cả hai diễn ra song song. 99. Để đề xuất thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính, M. Kimura dựa trên những nghiên cứu về: A. Cấu trúc các phân tử ADN. B. Cấu trúc các phân tử prôtêin. C. Cấu trúc của NST. D. Cả A, B và C đều đúng. 100. Nội dung thuyết Kimuara là: Website : luyenthithukhoa.vn 93 A. Sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến có lợi, liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên. B. Sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên những đột biến trung tính, không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên. C. Sự tiến hoá diễn ra bằng sự đào thải những đột biến có hại, liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên. D. Tất cả đều sai. 101. Ý nghĩa của thuyết tiến hoá bằng các đột biến trung tính là: A. Bác bỏ thuyết tiến hoá bằng con đường chọn lọc tự nhiên, đào thải các đột biến có hại. B. Không phủ nhận mà chỉ bổ sung thuyết tiến hoá bằng con đường chọn lọc tự nhiên, đào thải các đột biến có hại. C. Giải thích hiện tượng đa hình cân bằng trong quần thể giao phối. D. Củng cố học thuyết tiến hoá của Đacuyn về vai trò của chọn lọc tự nhiên trong sự hình thành các đặc điểm thích nghi hình thành loài mới 102.Tiến hóa lớn là quá trình hình thành A. các cá thể thích nghi hơn B. các cá thể thích nghi nhất C. các nhóm phân loại trên loài như chi, họ, bộ, lớp ngành D. các loài mới 103. Đóng góp chủ yếu của thuyết tiến hóa tổng hợp là: A. Giải thích được tính đa dạng và thích nghi của sinh giới B. Tổng hợp các bằng chứng tiến hóa từ nhiều lĩnh vực C. Làm sáng tỏ cơ chế tiến hóa nhỏ D. Xây dựng cơ sở lí thuyết tiến hóa lớn. 104. Phần lớn các đột biến tự nhiên là có hại cho cơ thể là vì A. chúng gây ra những biến đổi trong phân tử prôtêin, tạo ra phân tử prôtêin đột biến. B. chúng được biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể. C. chúng luôn tạo ra các thể đột biến có sức sống kém hoặc kém thích nghi hơn dạng gốc. D. chúng phá vỡ mối quan hệ hài hoà trong kiểu gen, trong nội bộ cơ thể, giữa cơ thể với môi trường, đã được hình thành qua chọn lọc tự nhiên lâu đời. 105. Giá trị thích nghi của thể đột biến có thể thay đổi khi A. môi trường thay đổi. B. thể đột biến tồn tại trong lòng quần thể. C. thể đột biến qua giao phối. D. tồn tại trong một thời gian dài. Website : luyenthithukhoa.vn 94 106. Giá trị thích nghi của một đột biến có thể thay đổi tuỳ thuộc vào A. đột biến đó là trội hay lặn. B. tổ hợp gen mang đột biến đó. C. cá thể mang đột biến đó là đực hay cái. D. thời điểm phát sinh đột biến. 107. Điều nào sau đây không thuộc vai trò của quá trình giao phối đối với tiến hoá? A. làm cho đột biến được phát tán trong quần thể. B. tạo ra vô số biến dị tổ hợp, là nguồn nguyên liệu tiến hoá thứ cấp. C. làm tăng tần số xuất hiện của đột biến tự nhiên. D. trung hoà tính có hại của đột biến, góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi. 108. Vai trò của du nhập gen: A. Làm thay đổi vốn gen của quần thể. B. Làm thay đổi dân số của quần thể. C. Làm thay đổi hình dạng của quần thể. D. Làm thay đổi tòan bộ gen của quần thể. 109. Tiến hóa nhỏ là quá trình biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành: A. Lòai mới B. Nòi mới. C. Bộ mới D. cá thể mới. 110. Vai trò của quá trình đột biến trong tiến hóa nhỏ: A. Tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa. B. Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa. C. Tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hóa. D. Tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa. 111. Vai trò của chọn lọc tự nhiên đối với tiến hoá : A. chọn lọc tự nhiên là nhân tố tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hoá. B. chọn lọc tự nhiên là nhân tố thúc đẩy quá trình tiến hoá diễn ra nhanh hơn. C. chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể. D. chọn lọc tự nhiên là nhân tố tiến hoá giữ vai trò thứ yếu. 112. Vai trò của quá trình giao phối: A. Tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho tiến hóa. B. Tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hóa. C. Tạo nguồn nguyên liệu chủ yếu cho tiến hóa. D. Tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hóa. Website : luyenthithukhoa.vn 95 113. Nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định là A. quá trình đột biến. B. quá trình giao phối. C. quá trình chọn lọc tự nhiên. D. quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên. 114. Nhận định không đúng khi nói về vai trò của chọn lọc tự nhiên: A. CLTN là nhân tố xác định chiều hướng và nhịp điệu tích luỹ biến dị. B. CLTN là nhân tố tạo nguồn nguyên liệu cho tiến hoá. C. CLTN là nhân tố có thể làm thay đổi tần số alen của mỗi gen trong quần thể theo một hướng xác định. D. CLTN là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất. 115. Nguyên nhân tiến hóa theo Đacuyn: A. Ngọai cảnh thay đổi và tập quán hoạt động của động vật. B. Ngọai cảnh thay đổi qua không gian và thời gian làm thay đổi tập quán hoạt động của động vật C. Chọn lọc tự nhiên theo nhu cầu kinh tế và thị hiếu của con người D. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua hai đặc tính là: biến dị và di truyền. 116. Du nhập gen là: A. Sự lan truyền gen từ quần thể này sang quần thể khác. B. Sự lan truyền nhiễm sắc thể từ quần thể này sang quần thể khác. C. Sự lan truyền tính trạng từ quần thể này sang quần thể khác. D. Sự lan truyền bào tử từ quần thể này sang quần thể khác 117. Thuyết Kimura đề cập tới nguyên lí cơ bản của sự tiến hóa ở cấp độ: A. nguyên tử B. Phân tử C. Cơ thể D. Quần thể. 118. Quần thể giao phối là: A. Một tập hợp các cá thể cùng loài cùng sống trong một khoảng không gian nhất định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh ra con cái. B. Một nhóm cá thể cùng loài trải qua nhiều thế hệ đã cùng chung sống trong một khoảng không gian xác định, trong đó các cá thể giao phối tự do với nhau và được cách li ở mức độ nhất định với các nhóm cá thể lân cận cũng thuộc loài đó. C. Một tập hợp các sinh vật cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định có khả năng giao phối để sinh ra con cái. D. Một tập hợp các sinh vật khác loài cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định có khả năng sinh ra con cái. Website : luyenthithukhoa.vn 96 119. Quần thể giao phối khác với quần thể tự phối: A. Ở quần thể giao phối thường nhiều cá thể hơn. B. Ở quần thể giao phối tần số các alen không thay đổi. C. Ở quần thể giao phối ngoài mối quan hệ về dinh dưỡng, nơi ở còn có mối quan hệ đực cái. D. Ở quần thể giao phối các cá thể khác nhau hơn. 120. Quần thể không phải quần thể giao phối là: A. Một khóm tre. B. Một ruộng lúa. C. Một đàn chim sẻ. D. Một đàn trâu rừng. 121. Quần thể giao phối được xem là đơn vị tổ chức, đơn vị sinh sản của loài trong tự nhiên vì: A. Trong quần thể giao phối, các cá thể giao phối tự do với nhau và được cách li ở mức độ nhất định với các nhóm cá thể lân cận cũng thuộc loài đó. B. Trong quần thể giao phối có thành phần kiểu gen đặc trưng và ổn định. C. Quần thể giao phối đa dạng thành phần kiểu gen hơn so với quần thể tự phối. D. Quần thể giao phối đa dạng về kiểu hình hơn so với quần thể tự phối. 122. Năm 1908 Hacđi và Vanbec đã đồng thời phát hiện ra quy luật: A. phân li độc lập và tổ hợp tự do. B. di truyền liên kết với giới tính. C. di truyền liên kết gen. D. phân bố các kiểu gen và kiểu hình trong quần thể giao phối. 123. Nội dung định luật Hacđi – Vanbec: A. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể tự phối tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. B. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng thay đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. C. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. D. Trong những điều kiện nhất định thì trong lòng một quần thể giao phối tần số tương đối của các gen có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác. Website : luyenthithukhoa.vn 97 124. Một quần thể giao phối ở thế hệ xuất phát có tỉ lệ thành phần kiểu gen: 0,25AA + 0,50Aa + 0,25aa = 1 Tần số tương đối của alen A (pA) và alen a (qa ) là: A. pA= qa = 0,5 B. pA= 0, 7; qa = 0,3 C. pA= 0,6; qa = 0,4 D. pA= 0,3; qa = 0,7 125. Trong quần thể giao phối nếu một gen có 3 alen thì sự giao phối tự do sẽ tạo ra: A. 3 loại kiểu gen B. 6 loại kiểu gen C. 8 loại kiểu gen D. 10 loại kiểu gen 126. Tần số tương đối của một alen được tính bằng: A. Tỉ lệ phần trăm số giao tử mang alen đó trong quần thể. B. Tỉ lệ phần trăm các cá thể mang kiểu gen đó trong quần thể. C. Tỉ lệ phần trăm các cá thể mang kiểu hình do alen đó quy định trong quần thể. D. Tổng số cá thể mang alen đó trong quần thể. 127. Ý nghĩa không phải của định luật Hacđi – Vanbec là: A. Giải thích được tại sao trong thiên nhiên có những quần thể đã duy trì ổn định trong thời gian dài. B. Từ tỉ lệ kiểu hình suy ra tỉ lệ các kiểu gen và tần số tương đối của các alen. C. Từ tần số tương đối của các alen đã biết có thể dự đoán tỉ lệ các loại kiểu gen và kiểu hình trong quần thể. D. Phản ánh trạng thái động của quần thể. 128. Hạn chế của định luật Hacđi – Vanbec do: A. Các kiểu gen có giá trị thích nghi như nhau. B. Các kiểu gen khác nhau có giá trị thích nghi khác nhau, quá trình đột biến và chọn lọc tự nhiên không ngừng xảy ra. C. Quá trình chọn lọc tự nhiên không tác động tới những đột biến trung tính. D. Tần số tương đối của kiểu gen được duy trì không đổi qua các thế hệ. 129. Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng phải thoả mãn điều kiện (p là tần số tương đối của alen A; q là tần số tương đối của alen a): A. p 2 AA + q2 aa = 2pqAa B. p 2 AA = q2 aa Website : luyenthithukhoa.vn 98 C. p 2 AA = q2 aa = 2pqAa D. p 2AA + 2pqAa + q2 aa = 1 130. Một quần thể giao phối có cấu trúc di truyền 0,64 AA : 0,32Aa : 0,04aa. Tần số tương đối của alen A và alen a là: A. A : a = 0,50 : 0,50 B. A : a = 0,60 : 0,40 C. A : a = 0,70 : 0,30 D. A : a = 0,80 : 0,20 131. Một quần thể ngẫu phối, có tần số tương đối của alen A là 0,6; tần số tương đối của aalen a là 0,4. Quần thể đó có cấu trúc di truyền ở trạng thái cân bằng là: A. 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa B. 0,34 AA : 0,48 Aa : 0,18 aa C. 0,32 AA : 0,48 Aa : 0,20 aa D. 0,38 AA : 0,48 Aa : 0,14 aa 132. Một quần thể gà có 410 con lông đen, 580 con lông đốm và 10 con lông trắng. Biết rằng gen A quy định màu lông đen trội không hoàn toàn so với gen a quy định màu lông trắng. Quần thể gà này có cấu trúc di truyền là: A. 0,58 AA : 0,41 Aa : 0,01 aa B. 0,41 AA : 0,58 Aa : 0,01 aa C. 0,01 AA : 0,41 Aa : 0,58 aa D. 0,01 AA : 0,58 Aa : 0,41 aa 133. Nhân tố nào dưới đây không phải là nhân tố tiến hoá? A. Chọn lọc tự nhiên B. Chọn lọc nhân tạo. C. Quá trình đột biến. D. Quá trình giao phối 134. Đối với từng gen riêng rẽ thì tần số đột biến trung bình là: A. 104 B. 106 C. 106 104 D. 102 135. Thực vật và động vật có tỉ lệ giao tử mang đột biến khá lớn vì: A. Số lượng gen trong tế bào thấp nên tỉ lệ gen đột biến lớn. Website : luyenthithukhoa.vn 99 B. Số lượng gen trong tế bào rất lớn nên số gen đột biến trong mỗi tế bào là không nhỏ. C. Số lượng giao tử tạo ra khá lớn nên có nhiều giao tử đột biến. D. Số lượng giao tử mang đột biến bao giờ cũng bằng số gen mang đột biến. 136. Vai trò cơ bản của đột biến trong tiến hoá: A. Là nguồn nguyên liệu của tiến hoá. B. Là nhân tố định hướng quá trình tiến hoá. C. Là nhân tố cơ bản của tiến hoá. D. Là nhân tố quy định chiều hướng của tiến hoá. 137. Phần lớn các đột biến tự nhiên là có hại cho cơ thể sinh vật vì: A. Đa số đều là các đột biến nhiễm sắc thể. B. Chúng phá vỡ mối quan hệ hài hoà trong kiểu gen, trong nội bộ cơ thể, giữa cơ thể với môi trường. C. Các đột biến gen trội do đó biểu hiện ngay ra kiểu hình. D. Đột biến làm thay đổi tần số tương đối của các alen trong quần thể. 138. Đột biến gen được xem là nguyên liệu chủ yếu của tiến hoá vì: A. Phổ biến hơn đột biến NST, ít ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sức sinh sản của sinh vật. B. Ít phổ biến hơn đột biến NST, không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sức sinh sản của sinh vật. C. Phổ biến hơn đột biến NST, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sống và sức sinh sản của sinh vật. D. Giá trị của đột biến gen không thay đổi. 139. Đột biến gen kháng thuốc DDT ở ruồi giấm là đột biến có lợi hay có hại cho ruồi giấm? A. Có lợi, trong điều kiện môi trường không có DDT. B. Có lợi, trong điều kiện môi trường có DDT. C. Không có lợi, trong điều kiện môi trường không có DDT. D. Không có lợi, trong điều kiện môi trường có DDT. E. Cả B và C đúng. 140. Giá trị thích nghi của đột biến thay đổi tuỳ thuộc vào: A. Tổ hợp gen và môi trường. B. Môi trường và loại đột biến C. Loại đột biến và tổ hợp gen. Website : luyenthithukhoa.vn 100 D. Tổ hợp gen và loại tác nhân gây đột biến. 141. Vai trò của quá trình giao phối trong tiến hoá: A. Làm phát tán đột biến trong quần thể. B. Trung hoà tính có hại của đột biến. C. Tạo nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên. D. Cả A, B và C đều đúng. 142. Nguồn nguyên liệu sơ cấp của chọn lọc tự nhiên là: A. Biến dị đột biến B. Thường biến. C. Biến dị tổ hợp. D. Đột biến gen. 143. Nguồn nguyên liệu thứ cấp của chọn lọc tự nhiên là: A. Biến dị đột biến B. Thường biến. C. Biến dị tổ hợp. D. Đột biến NST. 144. Mỗi quần thể giao phối là kho dự trữ biến dị vô cùng phong phú vì: A. Tính có hại của đột biến đã được trung hoà qua giao phối. B. Chọn lọc tự nhiên diễn ra theo nhiều hướng khác nhau. C. Số cặp gen dị hợp trong quần thể giao phối là khá lớn. D. Phần lớn các biến dị là di truyền được. 145. Theo quan điểm hiện đại thì nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên là: A. Biến dị cá thể qua sinh sản. B. Sự biến đổi cá thể dưới ảnh hưởng của tập quán hoạt động. C. Biến dị đột biến và biến dị tổ hợp. D. Thường biến. 146. Theo quan điểm của hiện đại đơn vị tác động của chọn lọc tự nhiên là: A. Cá thể. B. Cá thể và quần thể. C. Quần thể D. Hệ sinh thái. 147. Thực chất của chọn lọc tự nhiên theo quan điểm hiện đại là: A. Sự phân hoá khả năng sống sót của những cá thể trong quần thể. Website : luyenthithukhoa.vn 101 B. Sự phân hoá khả năng thích nghi của những cá thể trong quần thể. C. Sự phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. D. Sự phân hoá khả năng sinh trưởng và phát triển của những cá thể trong quần thể. 148. Kết quả của chọn lọc tự nhiên theo quan điểm hiện đại là: A. Sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất. B. Sự phát triển và sinh sản ưu thế của những kiểu gen thích nghi hơn. C. Sự sống sót của những cá thể sinh sản tốt nhất. D. Sự sống sót của những cá thể phát triển mạnh nhất. 149. Vai trò chủ yếu của chọn lọc tự nhiên trong tiến hoá là: A. Quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá. B. Làm cho tần số tương đối của các alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định. C. Phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen thích nghi nhất trong quần thể. D. Hình thành những đặc điểm thích nghi. 150. Điền thuật ngữ cho phù hợp vào câu sau đây: “Chọn lọc quần thể hình thành những ... (I)... tương quan giữa các ...(II)... về các mặt kiếm ăn, tự vệ, sinh sản đảm bảo sự tồn tại phát triển của những ...(III)... thích nghi nhất, quy định sự phân bố của chúng trong thiên nhiên; ... (IV)... làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi nhất trong nội bộ quần thể. Chọn lọc cá thể và ... (V)... song song diễn ra.” a. chọn lọc quần thể b. chọn lọc cá thể c. cá thể d. quần thể e. đặc điểm thích nghi f. thích nghi Tổ hợp đáp án chọn đúng là: A. I e, II d, III c, IV b, V a. B. I f, II c, III d, IV a, V b. C. I e, II c, III d, IV b, V a. D. I f, II d, III c, IV a, V b. 151. Điền thuật ngữ cho phù hợp vào câu sau đây: “Chọn lọc tự nhiên không tác động đối với ... (I)... mà tác động đối với ... (II)..., không chỉ tác động đối với từng ... (III)... riêng lẻ mà đối với cả... (IV)... . Chọn lọc tự Website : luyenthithukhoa.vn 102 nhiên là nhân tố ... (V)... và nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, là nhân tố ... (VI)... quá trình tiến hoá.” a. quần thể b. cá thể c. toàn bộ kiểu gen d. từng gen riêng rẽ e. quy định chiều hướng f. định hướng. Tổ hợp đáp án chọn đúng là: A. I c, II d, III b, IV a, V e, VI f. B. I d, II c, III a, IV b, V e, VI f. C. I c, II d, III b, IV a, V f, VI e. D. I d, II c, III b, IV a, V e, VI f. 152. Biến động di truyền là hiện tượng: A.Tần số tương đối của các alen trong một quần thể biến đổi một cách đột ngột khác xa với tần số của các alen đó ở quần thể gốc. B. Tần số tương đối của kiểu gen trong quần thể biến đổi khác xa với tần số tương đối của kiểu gen của quần thể gốc. C. Biến dị đột biến phát tán trong quần thể và tạo ra vô số những biến dị tổ hợp. D. Những quần thể có kiểu gen kém thích nghi bị thay thế bởi những quần thể có kiểu gen thích nghi hơn. 153. Biến động di truyền A. Làm cho thành phần kiểu gen trong quần thể thay đổi đột ngột. B. Làm cho tần số tương đối của các alen thay đổi theo một hướng xác định. C. Làm tăng nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên. D. Làm thúc đẩy quá trình hình thành loài mới diễn ra nhanh hơn. 154. Quá trình phân li tính trạng được thúc đẩy do: A. Quá trình phát sinh đột biến. B. Quá trình chọn lọc tự nhiên. C. Quá trình giao phối. D. Các cơ chế cách li. 155. Vai trò chủ yếu của các cơ chế cách li là: A. Ngăn ngừa sự giao phối tự do giữa các cá thể của quần thể mới với quần thể gốc. Website : luyenthithukhoa.vn 103 B. Thúc đẩy quá trình phân li tính trạng. C. Củng cố sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc. D. Ngăn ngừa sự giao phối tự do, do đó củng cố, tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể bị chia cắt. 156. Dạng cách li nào sau đây là điều kiện cần thiết để các nhóm cá thể đã phân hoá tích luỹ các đột biến mới theo hướng khác nhau dẫn đến sai khác ngày càng lớn trong kiểu gen: A. Cách li địa lý. B. Cách li sinh thái. C. Cách li sinh sản. D. Cách li di truyền. 157. Đột biến gen là có hại nhưng lại được xem là nguyên liệu chủ yếu của tiến hoá vì: A. Phần lớn gen đột biến là gen lặn, giá trị thích nghi của đột biến có thể thay đổi tuỳ loài, và tổ hợp gen. B. Gen đột biến thường ở trạng thái dị hợp, nên các gen đột biến lặn chưa được biểu hiện ngay. C. Đột biến gen xuất hiện với tần số thấp, nhưng số lượng gen trong mỗi tế bào lại không nhỏ, do đó số giao tử mang đột biến không phải là ít. D. Đột biến gen phổ biến hơn đột biến NST. E. Tất cả các lí do trên. 158. Theo quan niệm hiện đại, nhân tố qui định nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể, định hướng quá trình tiến hoá là A. quá trình chọn lọc tự nhiên. B. quá trình đột biến. C. quá trình giao phối. D. các cơ chế cách li. 159. Thích nghi sinh thái là: A. Sự phản ứng của cùng một kiểu gen thành những kiểu hình khác nhau trước sự thay đổi của các yếu tố môi trường. B. Sự hình thành những kiểu gen quy định những tính trạng và tính chất đặc trưng cho từng loài, từng nòi. C. Những đặc điểm thích nghi bẩm sinh đã được hình thành trong lịch sử của loài dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên. D. Những đặc điểm thích nghi bẩm sinh đã được hình thành trong lịch sử của loài dưới tác dụng của môi trường. 160. Ví dụ về đặc điểm thích nghi kiểu gen: Website : luyenthithukhoa.vn 104 A. Tắc kè hoa nhanh chóng thay đổi màu sắc theo nền môi trường. B. Một số cây nhiệt đới rụng lá về mùa hè. C. Con bọ que có thân và các chi giống cái que. D. Cây rau mác mọc trên cạn có lá hình mũi mác, mọc dưới nước có thêm loại lá hình bản. 161. Nhân tố chi phối sự hình thành các đặc điểm thích nghi ở cơ thể sinh vật là: A. Quá trình đột biến, quá trình giao phối và quá trình chọn lọc tự nhiên. B. Sự thay đổi của ngoại cảnh tác động trực tiếp lên cơ thể sinh vật. C. Sự thay đổi tập quán hoạt động của sinh vật. D.Các cơ chế cách li làm phân li tính trạng. 162. Sâu ăn lá thường có màu xanh lục của lá cây là do: A. Ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây. B. Kết quả của quá trình chọn lọc những biến dị có lợi cho sâu đã phát sinh ngẫu nhiên sẵn có trong quần thể. C. Kết quả của sự biến đổi của cơ thể sâu phù hợp với sự thay
Chương Nguyên nhân chế tiến hoá Theo nội dung định luật Hacđi - Vanbec, yếu tố sau có khuynh hướng trì khơng đổi từ hệ sang hệ khác? A Tần số tương đối kiểu gen quần thể B Tần số tương đối alen gen C Tần số tương đối kiểu hình quần thể D Tần số tương đối gen quần thể Trong quần thể ngẫu phối, gen có alen tạo số loại kiểu gen cá thể lưỡng bội quần thể A loại kiểu gen B loại kiểu gen C loại kiểu gen D loại kiểu gen Trong quần thể ngẫu phối, nhờ định luật Hacđi - Vanbec, biết tần số tương đối alen ta dự đoán A tỉ lệ loại kiểu gen kiểu hình quần thể B khả biến đổi thành phần kiểu gen quần thể C khả biến đổi thành phần kiểu hình quần thể D Khả xuất loại đột biến tương lai Trong quần thể ngẫu phối, xét gen có alen A a Gọi p tần số tương đối alen A, q tần số alen a Thành phần kiểu gen quần thể A pAA : pqAa : qaa B p2AA : pqAa : q2 aa C p2AA : 2pqAa : q2 aa D pAA : (p+q)Aa : qaa Cuống dài thuốc gen lặn đặc trưng quy định Nếu quần thể tự nhiên có 49% thuốc cuống dài, lai phân tích thuốc cuống ngắn quần thể sác xuất có lai đồng FB A 51% B 30% C 17,7% D 42% Website : luyenthithukhoa.vn 77 Trong quần thể cân di truyền có alen T t 51% cá thể kiểu hình trội Đột nhiên điều kiện sống thay đổi làm chết tất cá thể có kiểu hình lặn trước trưởng thành; sau đó, điều kiện sống lại trở lại cũ Tần số alen t sau hệ ngẫu phối A 0,41 B 0,3 C 0,7 D 0,58 Nội dung điều kiện nghiệm định luật Hacđi- Van bec? A Khơng xảy q trình đột biến B Khơng có áp lực CLTN C Khơng có tượng di nhập gen D Tần số tương đối alen không thay đổi qua hệ ngẫu phối Cho biết quần thể trạng thái cân di truyền Quần thể có tỉ lệ kiểu gen dị hợp(Aa) lớn nhất? A Quần thể 1: A = 0,8; a = 0,2 B Quần thể 2: A = 0,7; a = 0,3 C Quần thể 3: A = 0,6; a = 0,4 D Quần thể 4: A = 0,5; a = 0,5 Q trình khơng làm thay đổi tần số tương đối alen gen quần thể? A Quá trình đột biến B Quá trình ngẫu phối C Quá trình CLTN D Sự di nhập gen 10 Trong quần thể đây, quần thể đạt trạng thái cân di truyền? A 0,3 AA : 0,4 Aa : 0,3 aa B 0,49 AA : 0,35 Aa : 0,16 aa C 0,01 AA : 0,18 Aa : 0,81 aa D 0,36 AA : 0,46 Aa : 0,18 aa 11 Trong điều kiện nghiệm định luật Hacđi- Vanbec, quần thể có thành phần kiểu gen sau khơng thay đổi cấu trúc di truyền thực ngẫu phối? A 0,2 AA : 0,6 Aa : 0,2 aa B 0,09 AA : 0,55 Aa : 0,36 aa C 0,04 AA : 0,32 Aa : 0,64 aa D 0,36 AA : 0,38 Aa : 0,36 aa 12 Xét quần thể sinh vật trạng thái cân di truyền có tỉ lệ giao tử mang alen A 2/3 tỉ lệ giao tử mang alen a, thành phần kiểu gen quần thể là: A 0,25 AA : 0,5 Aa ; 0,25 aa B 0,16 AA : 0,48 Aa : 0, 36 aa C 0,4 AA ; 0,51 Aa : 0,09 aa D 0,04 AA : 0,87 Aa : 0,09 aa 13 Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen Xét quần thể ruồi giấm trạng thái cân Hacđi- Vanbec có tỉ lệ kiểu hình thân xám chiếm 64%, tần số tương đối A/a quần thể là: Website : luyenthithukhoa.vn 78 A 0,64/ 0,36 B 0,4/ 0,6 C 0,6/ 0,4 D 0,36/ 0,64 14 Giả sử tần số tương đối A/a quần thể ruồi giấm 0,7/0,3, thành phần kiểu gen quần thể sau hệ ngẫu phối là: A 0,14 AA : 0,26 Aa : 0,6 aa B 0,49AA : 0,21 Aa : 0,09 aa C 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 aa D 0,09 AA : 0,21 Aa : 0,49 aa 15 Ở loài thực vật, màu sắc hoa gen gồm alen A a quy định Xét quần thể có tần số tương đối A/a 0,8/0,2, tỉ lệ kiểu hình quần thể sau hệ ngẫu phối là: A : B : C 24 : D : : 16 Ở loài thực vật, màu sắc hoa gen có alen A a quy định Xét quần thể có tần số tương đối A/a 0,6/ 0,4, tỉ lệ kiểu hình quần thể sau hệ ngẫu phối là: A : B : C : : D : 12 : 17 Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen Xét quần thể ruồi giấm có tần số tương đối A/a 0,7/0,3 có kiểu hình thân đen chiếm 16%, thành phần kiểu gen quần thể là: A 0,56 AA : 0,28 Aa : 0,16 aa B 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa C 0,16 AA : 0,48 Aa : 0,36 aa D 0,49 AA : 0,42 Aa : 0,09 a a 18 Xét quần thể trùng có thành phần kiểu gen 0,45 AA : 0,3 Aa : 0,25 aa Sau hệ ngẫu phối, thành phần kiểu gen quần thể là: A 0,45 AA : 0,3 Aa ; 0,25 aa B 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa C 0,25 AA : 0,5 Aa : 0, 25 aa D 0,525 AA : 0,15 Aa : 0,325 aa 19 Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen Một quần thể ruồi giấm trạng thái cân di truyền có tổng số 20.000 cá thể có 1.800 cá thể có kiểu hình thân đen Tần số tương đối alen A/a quần thể là: A 0,9 : 0,1 B 0,8 : 0,2 C 0,7 : 0,3 D 0,6 : 0,4 20 Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen Một quần thể ruồi giấm có cấu trúc di truyền 0,2 AA : 0,3 Aa : 0,5 aa Nếu loại bỏ cá thể có kiểu hình thân đen quần thể lại có tần số tương đối alen A/a là: Website : luyenthithukhoa.vn 79 A 0,3/ 0,7 B 0,4/ 0,6 C 0,7/ 0,3 D 0,85/ 0,15 21 Ở ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội so với alen a quy định thân đen Một quần thể ruồi giấm có cấu trúc di truyền 0,1 AA : 0,4 Aa : 0,5 aa Loại bỏ cá thể có kiểu hình thân đen cho cá thể lại thực ngẫu phối thành phần kiểu gen quần thể sau ngẫu phối là: A 0,09 AA : 0,12 Aa : 0,04 aa B 0,36 AA : 0,48 Aa : 0,16 aa C 0,09 AA : 0,87 Aa : 0,04 aa D 0,2 AA : 0,2 Aa : 0,1 aa 22 Tồn chủ yếu học thuyết Đácuyn là: A Chưa hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị chế dị truyền biến dị B Chưa giải thích thành cơng chế hình thành đặc điểm thích nghi C Chưa sâu vào chế q trình hình thành lồi D Chưa quan niệm nguyên nhân đấu tranh sinh tồn E Chưa hiểu rõ chế tác dụng ngoại cảnh thay đổi 23 Luận điểm sau khơng với học thuyết tiến hố Lamac? A Mọi biến đổi thể sinh vật di truyền tích luỹ qua hệ B Trong lịch sử phát triển sinh vật khơng có lồi bị đào thải C Các dấu hiệu chủ yếu q trình tiến hố hữu đa dạng phong phú sinh vật, dấu hiệu nâng cao dần trình độ tổ chức thể từ đơn giản đến phức tạp D Tiến hố khơng đơn biến đổi mà phát triển có kế thừa lịch sử 24 Theo Lamac, nguyên nhân khiến hươu cao cổ có cổ dài A kết trình chọn lọc tự nhiên B ảnh hưởng điều kiện ngoại cảnh C ảnh hưởng tập quán hoạt động: vươn cổ để lấy thức ăn D ảnh hưởng chế độ dinh dưỡng 25 Tác giả tác phẩm tiếng “Nguồn gốc loài” (1859) A Lamac B ĐacUyn C Men Đen D Kimura 26 Nhà tự nhiên học đánh giá người đặt móng vững cho học thuyết tiến hoá A Lamac B Kimura Website : luyenthithukhoa.vn 80 C Đac Uyn D Ăng Ghen 27 Theo quan niệm ĐacUyn, “ biến dị cá thể” hiểu A biến đổi đồng loạt của sinh vật theo hướng xác định B biến dị không xác định C biến dị di truyền D biến dị đột biến 28 Theo ĐacUyn, nguồn nguyên liệu chủ yếu chọn giống tiến hoá A biến đổi đồng loạt sinh vật theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh B biến dị xuất trình sinh sản cá thể riêng lẻ theo hướng không xác định C biến dị di truyền D biến dị đột biến 29 Đacuyn đánh giá tác dụng trực tiếp ngoại cảnh hay tập quán hoạt động động vật dẫn đến kết A gây biến đổi đồng loạt sinh vật theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh B làm xuất biến dị cá thể riêng lẻ theo hướng không xác định C làm xuất biến dị di truyền D làm xuất biến dị không di truyền 30 Theo ĐacUyn, biến đổi đồng loạt sinh vật theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh A nguồn nguyên liệu chọn giống tiến hoá B nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chọn giống tiến hố C có ý nghĩa chọn giống tiến hố D khơng có ý nghĩa chọn giống tiến hoá 31 Theo ĐacUyn, đối tượng chọn lọc nhân tạo A quần thể vật nuôi hay trồng B quần thể sinh vật nói chung C cá thể vật ni hay trồng D cá thể sinh vật nói chung 32 Theo ĐacUyn, nguyên nhân dẫn đến chọn lọc nhân tạo Website : luyenthithukhoa.vn 81 A nhu cầu thị hiếu người đa dạng phức tạp B vật nuôi, trồng luôn xuất biến dị theo nhiều hướng C người tạo nhiều giống vật nuôi trồng D vật nuôi, trồng luôn xuất biến dị theo nhiều hướng, có hướng phù hợp với nhu cầu thị hiếu người 33 Theo ĐacUyn, nội dung chọn lọc nhân tạo A chọn giữ lại cá thể mang đặc đặc điểm phù hợp với lợi ích người B loại bỏ cá thể mang đặc điểm khơng phù hợp với lợi ích người C gồm mặt song song: vừa đào thải biến dị bất lợi, vừa tích luỹ biến dị có lợi phù hợp với mục tiêu sản xuất người D người chủ động đào thải biến dị bất lợi, vừa tích luỹ biến dị có lợi cho thân sinh vật 34 Động lực chọn lọc nhân tạo A nguồn biến dị đa dạng, phong phú sinh vật B nhu cầu thị hiếu phức tạp thay đổi người C lợi ích kinh tế sinh vật đem lại D khả tạo giống người 35 Kết chọn lọc nhân tạo A vật ni, trồng phát triển theo hướng có lợi cho người B vật nuôi trồng ngày đa dạng, phong phú C vật nuôi, trồng ngày thích nghi cao độ với điều kiện mơi trường D vật ni, trồng có tổ chức thể ngày phức tạp 36 Từ gà rừng, ngày xuất nhiều giống gà khác gà trứng, gà thịt, gà Website : luyenthithukhoa.vn 102 nhiên nhân tố (V) nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen quần thể, nhân tố (VI) q trình tiến hố.” a quần thể b cá thể c toàn kiểu gen d gen riêng rẽ e quy định chiều hướng f định hướng Tổ hợp đáp án chọn là: A I c, II d, III b, IV a, V e, VI f B I d, II c, III a, IV b, V e, VI f C I c, II d, III b, IV a, V f, VI e D I d, II c, III b, IV a, V e, VI f 152 Biến động di truyền tượng: A.Tần số tương đối alen quần thể biến đổi cách đột ngột khác xa với tần số alen quần thể gốc B Tần số tương đối kiểu gen quần thể biến đổi khác xa với tần số tương đối kiểu gen quần thể gốc C Biến dị đột biến phát tán quần thể tạo vô số biến dị tổ hợp D Những quần thể có kiểu gen thích nghi bị thay quần thể có kiểu gen thích nghi 153 Biến động di truyền A Làm cho thành phần kiểu gen quần thể thay đổi đột ngột B Làm cho tần số tương đối alen thay đổi theo hướng xác định C Làm tăng nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên D Làm thúc đẩy q trình hình thành lồi diễn nhanh 154 Q trình phân li tính trạng thúc đẩy do: A Quá trình phát sinh đột biến B Quá trình chọn lọc tự nhiên C Quá trình giao phối D Các chế cách li 155 Vai trò chủ yếu chế cách li là: A Ngăn ngừa giao phối tự cá thể quần thể với quần thể gốc Website : luyenthithukhoa.vn 103 B Thúc đẩy trình phân li tính trạng C Củng cố phân hố kiểu gen quần thể gốc D Ngăn ngừa giao phối tự do, củng cố, tăng cường phân hoá kiểu gen quần thể bị chia cắt 156 Dạng cách li sau điều kiện cần thiết để nhóm cá thể phân hố tích luỹ đột biến theo hướng khác dẫn đến sai khác ngày lớn kiểu gen: A Cách li địa lý B Cách li sinh thái C Cách li sinh sản D Cách li di truyền 157 Đột biến gen có hại lại xem ngun liệu chủ yếu tiến hố vì: A Phần lớn gen đột biến gen lặn, giá trị thích nghi đột biến thay đổi tuỳ loài, tổ hợp gen B Gen đột biến thường trạng thái dị hợp, nên gen đột biến lặn chưa biểu C Đột biến gen xuất với tần số thấp, số lượng gen tế bào lại khơng nhỏ, số giao tử mang đột biến khơng phải D Đột biến gen phổ biến đột biến NST E Tất lí 158 Theo quan niệm đại, nhân tố qui định nhịp điệu biến đổi thành phần kiểu gen quần thể, định hướng trình tiến hố A q trình chọn lọc tự nhiên B trình đột biến C trình giao phối D chế cách li 159 Thích nghi sinh thái là: A Sự phản ứng kiểu gen thành kiểu hình khác trước thay đổi yếu tố môi trường B Sự hình thành kiểu gen quy định tính trạng tính chất đặc trưng cho lồi, nòi C Những đặc điểm thích nghi bẩm sinh hình thành lịch sử lồi tác dụng chọn lọc tự nhiên D Những đặc điểm thích nghi bẩm sinh hình thành lịch sử lồi tác dụng mơi trường 160 Ví dụ đặc điểm thích nghi kiểu gen: Website : luyenthithukhoa.vn 104 A Tắc kè hoa nhanh chóng thay đổi màu sắc theo môi trường B Một số nhiệt đới rụng mùa hè C Con bọ que có thân chi giống que D Cây rau mác mọc cạn có hình mũi mác, mọc nước có thêm loại hình 161 Nhân tố chi phối hình thành đặc điểm thích nghi thể sinh vật là: A Quá trình đột biến, trình giao phối trình chọn lọc tự nhiên B Sự thay đổi ngoại cảnh tác động trực tiếp lên thể sinh vật C Sự thay đổi tập quán hoạt động sinh vật D.Các chế cách li làm phân li tính trạng 162 Sâu ăn thường có màu xanh lục do: A Ảnh hưởng trực tiếp thức ăn B Kết q trình chọn lọc biến dị có lợi cho sâu phát sinh ngẫu nhiên sẵn có quần thể C Kết biến đổi thể sâu phù hợp với thay đổi điều kiện thức ăn D Sâu phải biến đổi màu sắc để lẩn chốn chim ăn sâu 163 Quan niệm đại hình thành đặc điểm thích nghi không phủ nhận quan niệm Đacuyn mà: A.Củng cố tính vơ hướng chọn lọc tự nhiên B Củng cố vai trò sáng tạo chọn lọc tự nhiên C Bổ sung quan niệm Đácuyn tính đa hình quần thể giao phối, tác dụng phân hố tích luỹ chọn lọc tự nhiên D.Bổ sung quan niệm Đácuyn tính đa hình quần thể giao phối tác dụng trình đột biến q trình giao phối 164 Ý nghĩa tính đa hình kiểu gen quần thể giao phối là: A Đảm bảo trạng thái cân ổn định số loại kiểu hình quần thể B Giải thích thể dị hợp thường tỏ ưu so với thể đồng hợp C Giúp sinh vật có tiềm thích ứng điều kiện sống thay đổi D Giải thích vai trò q trình giao phối việc tạo vơ số biến dị tổ hợp dẫn đến đa dạng kiểu gen 165 Hiện tượng đa hình là: A.Trong quần thể song song tồn số loại kiểu hình ổn định, khơng dạng ưu trội để hoàn toàn thay dạng khác Website : luyenthithukhoa.vn 105 B Đa dạng kiểu gen kết trình giao phối ngẫu nhiên điều kiện sống ổn định C Biến dị tổ hợp đột biến liên tục phát sinh hoàn cảnh sống trì ổn định D Đa dạng kiểu hình sinh vật quần thể môi trường thay đổi 166 Nguyên nhân tượng đa hình cân do: A Quá trình chọn lọc tự nhiên diễn theo chiều hướng khác quần thể B Các quần thể trạng thái cân ổn định, không dạng có ưu trội hẳn để thay hồn tồn dạng khác C Khơng có thay hoàn toàn alen alen khác, thể dị hợp gen hay nhiều gen ưu tiên trì D Các biến dị đột biến biến dị tổ hợp xuất quần thể, chọn lọc tự nhiên không ngừng tác động 167 Màu sắc báo hiệu thường gặp loài sâu bọ: A Có nọc độc tiết mùi hăng B Có kích thước nhỏ C Có cánh D Cánh cứng 168 Dùng thuốc trừ sâu với liều cao mà khơng thể tiêu diệt tồn số sâu bọ lúc vì: A Quần thể sâu bọ có tính đa hình kiểu gen B Quần thể sâu bọ có số lượng cá thể lớn C Cơ thể sâu bọ có sức đề kháng cao D Các cá thể quần thể sâu bọ có khả hỗ trợ tốt 169 Các đặc điểm thích nghi mang tính hợp lí tương đối vì: A Chọn lọc tự nhiên đào thải biến dị bất lợi tích luỹ biến dị có lợi cho sinh vật B Đặc điểm thích nghi sản phẩn CLTN hoàn cảnh định Khi hồn cảnh thay đổi, đặc điểm vốn có lợi trở thành bất lợi bị thay đặc điểm khác thích nghi C Ngay hồn cảnh sống ổn định đột biến biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, CLTN khơng ngừng tác động nên đặc điểm thích nghi khơng ngừng hoàn thiện D Tất 170 Tiêu chuẩn dùng để phân biệt loài thân thuộc gần nhau: Website : luyenthithukhoa.vn 106 A Tiêu chuẩn hình thái B Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái C Tiêu chuẩn sinh lí – sinh hố D Tiêu chuẩn di truyền E Một số tiêu chuẩn tuỳ theo trường hợp 171 Tiêu chuẩn quan trọng để phân biệt lồi giao phối có quan hệ thân thuộc: A Tiêu chuẩn hình thái B Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái C Tiêu chuẩn sinh lí – sinh hố D Tiêu chuẩn di truyền 172 Để phân biệt hai loài sáo đen mỏ trắng sáo nâu người ta thường dùng tiêu chuẩn: A Tiêu chuẩn hình thái B Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái C Tiêu chuẩn sinh lí – hố sinh D Tiêu chuẩn di truyền 173 Điền thuật ngữ cho phù hợp vào câu sau đây: “Ở loài giao phối xem lồi nhóm (I) có (II) chung hình thái, (III) có khu phân bố xác định, (IV) có khả giao phối với cách li sinh sản với nhóm quần thể khác.” a quần thể b cá thể c tính trạng d dấu hiệu e sinh lí f sinh hoá Tổ hợp đáp án chọn là: A I a, II d, III f, IV b B I b, II c, III e, IV a C I b, II d, III f, IV a D I a, II c, III e, IV b 174 Mỗi loài giao phối tổ chức tự nhiên, có tính tồn vẹn do: A Sự cách li địa lí B Sự cách li sinh thái Website : luyenthithukhoa.vn 107 C Sự cách li sinh sản D Sự cách li di truyền 175 Đơn vị tổ chức sở loài thiên nhiên là: A Nòi địa lí B Nòi sinh thái C Quần xã D Quần thể 176 Nhóm quần thể kí sinh lồi vật chủ xác định phần khác thể vật chủ gọi là: A Nòi địa lí B Nòi sinh thái C Nòi sinh học D Thứ 177 Tổ chức lồi sinh vật sinh sản vơ tính, đơn tính sinh, tự phối thể tính tự nhiên tồn vẹn lồi giao phối vì: A Giữa cá thể khơng có mối quan hệ dinh dưỡng B Giữa cá thể khơng có mối quan hệ nơi C Giữa cá thể khơng có mối quan hệ ràng buộc mặt sinh sản D Giữa cá thể khơng có quan hệ mẹ 178 Các quần thể hay nhóm quần thể phân bố gián đoạn liên tục, tạo thành A nòi B thứ C chi D 179 Đối với vi khuẩn tiêu chuẩn hàng đầu để phân biệt loài thân thuộc là: A Tiêu chuẩn địa lí – sinh thái B Tiêu chuẩn hình thái C Tiêu chuẩn sinh lí - sinh hoá D Tiêu chuẩn di truyền 180 Điền thuật ngữ cho phù hợp vào câu sau đây: “Quá trình hình thành lồi q trình (I) , cải biến (II) quần thể ban đầu theo hướng (III) , tạo (IV) mới, cách li sinh sản với quần thể gốc.” a lịch sử Website : luyenthithukhoa.vn 108 b lâu dài c kiểu gen d thành phần kiểu gen e thích nghi f đa dạng Tổ hợp đáp án chọn là: A I a, II c, III f, IV d B I b, II c, III e, IV d C I a, II d, III e, IV c D I b, II d, III f, IV c 181 Lồi hình thành chủ yếu bằng: A Con đường địa lí đường sinh thái B Con đường sinh thái, đường sinh học đa bội hoá C Con đường đa bội hoá đường địa lí D Con đường địa lí, đường sinh thái, đường lai xa đa bội hố 182 Vai trò điều kiện địa lí q trình hình thành lồi đường địa lí là: A Nguyên nhân trực tiếp gây biến đổi tương ứng thể sinh vật B Nhân tố chọn lọc kiểu gen thích nghi theo hướng khác C Nhân tố chọn lọc kiểu hình thích nghi với điều kiện địa lí khác D Tác nhân gây cách li địa lí 183 Vai trò cách li địa lý q trình hình thành lồi đường địa lí là: A Nhân tố tạo điều kiện cho cách li sinh sản cách li di truyền B Nhân tố tác động trực tiếp gây biến đổi tương ứng thể sinh vật C Nhân tố chọn lọc kiểu gen thích nghi theo hướng khác D Nhân tố chọn lọc kiểu hình thích nghi với điều kiện địa lí khác 184 Vai trò chọn lọc tự nhiên q trình hình thành lồi đường địa lí là: A Tích luỹ biến dị có lợi đào thải biến dị có hại hình thành nòi B Tích luỹ đột biến biến dị tổ hợp theo hướng khác nhau, tạo thành nòi địa lí tới loài C Nhân tố gây phân ly tính trạng tạo nhiều nòi Website : luyenthithukhoa.vn 109 D Nhân tố gây biến đổi tương ứng thể sinh vật 185 Hình thành loài đường sinh thái thường gặp nhóm sinh vật: A Thực vật động vật di động xa B Thực vật động vật bậc cao C Thực vật động vật bậc thấp D Thực vật động vật di động xa 186 Hình thành lồi đường lai xa đa bội hố phương thức gặp động vật vì: A Cơ chế cách li sinh sản lồi phức tạp Ở nhóm có hệ thần kinh phát triển, đa bội hoá thường gây nên rối loạn giới tính B Động vật khơng thể lai xa đa bội hố số lượng NST tế bào lớn C Ở thể lai khả thích nghi D Cơ quan sinh sản hai lồi tương hợp 187 Thể song nhị bội thể có tế bào mang nhiễm sắc thể: A 2n B 4n C (2n1 + 2n2) D (n1 + n2) 188 Hình thành loài đường lai xa đa bội hoá phổ biến ở: A Thực vật B Động vật C Động vật kí sinh D Động vật bậc thấp 189 Điền thuật ngữ cho phù hợp vào câu sau đây: “Lồi khơng xuất với (I) mà thường có tích luỹ (II) , lồi khơng xuất với (III) mà phải (IV) hay (V) tồn phát triển khâu hệ sinh thái, đứng vững qua thời gian tác dụng chọn lọc tự nhiên.” a tổ hợp nhiều đột biến b đột biến c quần thể d nhóm quần thể e cá thể Tổ hợp đáp án chọn là: Website : luyenthithukhoa.vn 110 A I a, II b, III c, IV d, V e B I b, II a, III e, IV d, V c C I b, II a, III c, IV d, V e D I b, II a, III e, IV c, V d 190 Trong trình hình thành lồi điều kiện sinh thái có vai trò: A Là nhân tố chọn lọc kiểu gen thích nghi theo hướng khác B Thúc đẩy phân hoá quần thể C Thúc đẩy phân li quần thể gốc D Là nguyên nhân trực tiếp gây biến đổi tương ứng thể sinh vật 191 Nguồn gốc lồi cỏ chăn ni Spartina Anh với 120 NST xác định kết lai tự nhiên loài cỏ gốc Châu Âu loài cỏ gốc Mĩ nhập vào Anh có NST là: A 60 60 B 50 70 C 40 80 D 30 90 192 Đồng quy tính trạng là: A Các nòi sinh vật khác thuộc lồi có kiểu hình tương tự B Một số nhóm sinh vật có kiểu hình tương tự thuộc nguồn gốc khác nhau, thuộc nhóm phân loại khác C Một số nhóm sinh vật có kiểu hình giống thuộc nguồn gốc khác có kiểu gen giống D Một số nhóm sinh vật thuộc nguồn gốc khác nhau, nhóm phân loại khác có kiểu gen giống 193 Nguyên nhân tượng đồng quy tính trạng là: A Các lồi thuộc nhóm phân loại khác sống điều kiện giống chọn lọc theo hướng, tích luỹ đột biến tương tự B Các lồi thuộc nhóm phân loại khác có kiểu gen giống C Các lồi thuộc nhóm phân loại nên chúng có kiểu hình giống D Các lồi thuộc nhóm phân loại khác có chung tổ tiên 194 Q trình tiến hố diễn chủ yếu theo đường: A Phân li tính trạng B Đồng quy tính trạng C Địa lí - Sinh thái Website : luyenthithukhoa.vn 111 D Lai xa đa bội hoá 195 Chiều hướng tiến hoá sinh giới là: A Ngày đa dạng phong phú B Tổ chức ngày cao C Thích nghi ngày hợp lí D Cả A, B C 196 Ngày tồn nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh nhóm có tổ chức cao vì: A Hướng tiến hố sinh giới ngày đa dạng phong phú kiểu gen B Hướng tiến hoá sinh giới ngày đa dạng phong phú kiểu hình C Hướng tiến hố sinh giới tổ chức ngày cao D Hướng tiến hoá sinh giới thích nghi ngày hợp lí ... ánh tiến hoá phân li B phản ánh tiến hoá đồng quy C phản ánh tiến hoá song hành D phản ánh nguồn gốc chung 46 Các quan tương tự có ý nghĩa tiến hố là: A phản ánh tiến hoá phân li B phản ánh tiến. .. liệu chọn giống tiến hoá B nguồn nguyên liệu chủ yếu cho chọn giống tiến hoá C có ý nghĩa chọn giống tiến hố D khơng có ý nghĩa chọn giống tiến hoá 31 Theo ĐacUyn, đối tượng chọn lọc nhân tạo A quần... quy đinh chiều hướng tiến hoá B Nhân tố q trình hình thành đặc điểm thích nghi thể sinh vật C Nhân tố tiến hoá Website : luyenthithukhoa.vn 90 D Nguyên liệu chủ yếu tiến hoá 82 Theo quan điểm