Giới thiệu về luận án Luận án "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp CSR đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam", được tác giả nghiên cứu dựa trên nền tảng các
Trang 1- -PH¹M VIÖT TH¾NG
TR¸CH NHIÖM X· HéI CñA DOANH NGHIÖP (CSR)
§èI VíI NG¦êI LAO §éNG TRONG C¸C DOANH
NGHIÖP DÖT MAY T¹I VIÖT NAM
Chuyªn ngµnh:
Chuyªn ngµnh: QU¶N TRÞ KINH DOANHQU¶N TRÞ KINH DOANHQU¶N TRÞ KINH DOANH
M· sè:
M· sè: 62340102 62340102 62340102
Ng−êi h−íng dÉn khoa häc:
PGS.TS DƯƠNG THỊ LIỄU
Hµ Néi - 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Tôi cam kết bằng danh dự cá nhân rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật
XÁC NHẬN CỦA NGƯỜI HƯỚNG
DẤN KHOA HỌC
PGS.TS Dương Thị Liễu
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Phạm Việt Thắng
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn gia đình, những người thân yêu đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ và là điểm tựa tinh thần to lớn giúp tôi vượt qua những khó khăn trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án
Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS Dương Thị Liễu, đã luôn tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thu thập thông tin, tài liệu, nghiên cứu, phân tích dữ liệu, để tôi có thể hoàn thành luận án này
Xin trân trọng cảm ơn các thầy cô, bạn bè đã luôn quan tâm, chia sẻ, động viên
và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu
Xin trân trọng cảm ơn Đảng ủy, Ban Giám hiệu, các đồng nghiệp tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN đã tạo điều kiện và luôn hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện luận án
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Phạm Việt Thắng
Trang 4
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH viii
Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ LUẬN ÁN 1
1.1 Giới thiệu về luận án 1
1.2 Sự cần thiết của luận án 2
1.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 6
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu 6
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu 6
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
1.5 Khái quát về phương pháp nghiên cứu 7
1.6 Những đóng góp mới của luận án 8
1.7 Bố cục các nội dung chính của luận án 8
Chương 2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 9
2.1 Các nghiên cứu tổng quát về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 9
2.1.1 Các nghiên cứu về vai trò, lợi ích của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 9
2.1.2 Các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 10
2.2 Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động và ngành dệt may 12
2.2.1 Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động 12
2.2.2 Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với ngành dệt may 14
2.3 Khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án 15
Chương 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG 17
3.1 Lịch sử phát triển trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 17
3.1.1 Thời kỳ trước 1950 17
3.1.2 Thời kỳ từ 1950 đến 1969 18
3.1.3 Thời kỳ từ 1970 đến 1989 19
3.1.4 Thời kỳ từ 1990 đến 1999 20
3.1.5 Thời kỳ những năm đầu thế kỷ 21 đến nay 20
3.2 Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 22
3.2.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thời kỳ trước thế kỷ 21 22
3.2.2 Khái niệm trách nhiệm xã hội đương đại 24
Trang 53.3 Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động 30
3.3.1 Việc làm và phát triển quan hệ lao động 30
3.3.2 Chế độ đãi ngộ và bảo trợ xã hội 31
3.3.3 Đối thoại xã hội 31
3.3.4 Sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc 33
3.3.5 Đào tạo và phát triển nhân viên 33
3.4 Mức độ tin tưởng, hài lòng và cam kết của người động trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động 33
3.4.1 Mức độ tin tưởng của người lao động 33
3.4.2 Mức độ hài lòng trong công việc 35
3.4.3 Cam kết của người lao động 36
3.5 Mô hình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động 38
Chương 4 THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 42
4.1 Quy trình nghiên cứu 42
4.2 Thu thập và chọn mẫu nghiên cứu 45
4.2.1 Thu thập dữ liệu 45
4.2.2 Chọn mẫu nghiên cứu 45
4.3 Nghiên cứu định tính 47
4.3.1 Mục tiêu của nghiên cứu định tính 47
4.3.2 Nội dung nghiên cứu định tính 47
4.3.3 Kết quả nghiên cứu định tính 49
4.4 Mô hình nghiên cứu chính thức và xây dựng các giả thuyết nghiên cứu 55
4.4.1 Mô hình nghiên cứu 55
4.4.2 Các giả thuyết nghiên cứu 56
4.5 Thang đo và công cụ nghiên cứu 57
4.5.1 Thang đo 57
4.5.2 Công cụ nghiên cứu - phiếu khảo sát 63
4.6 Nghiên cứu định lượng 64
4.6.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ 65
4.6.2 Nghiên cứu định lượng chính thức 65
Chương 5 BỐI CẢNH VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY TẠI VIỆT NAM 69
5.1 Bối cảnh và định hướng phát triển ngành dệt may 69
5.1.1 Tổng quan ngành dệt may Việt Nam 69
5.1.2 Định hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam 72
5.1.3 Lao động ngành dệt may tại Việt Nam 73
Trang 65.1.4 Bối cảnh thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt
Nam 74
5.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ - nghiên cứu điển hình tại Công ty Cổ phần Tổng Công ty may Đáp Cầu 79
5.2.1 Khái quát chung về Công ty Cổ phần Tổng Công ty may Đáp Cầu 79
5.2.2 Kết quả nghiên cứu sơ bộ 79
5.3 Kết quả nghiên cứu chính thức 81
5.3.1 Thống kê mô tả mẫu 81
5.3.2 Kết quả nghiên cứu định lượng chính thức 84
Chương 6 BÌNH LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 105
6.1 Bình luận kết quả nghiên cứu 105
6.2 Kiến nghị 107
6.2.1 Kiến nghị chung 107
6.2.2 Kiến nghị từ kết quả nghiên cứu đối với các Doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam 107 6.2.3 Kiến nghị với Chính phủ, Bộ Công thương, Ngành dệt may 112
6.3 Hạn chế của nghiên cứu và định hướng cho nghiên cứu tiếp theo 115
6.3.1 Một số hạn chế của nghiên cứu 115
6.3.2 Định hướng cho các nghiên cứu tiếp theo 115
KẾT LUẬN 117
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 118
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 127
Trang 7DANH MỤC VIẾT TẮT
STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 BSR Doanh nghiệp vì trách nhiệm xã hội
2 CED Ủy ban Phát triển bền vững
3 CFA Confirmatory Factor Analysis/Phân tích nhân tố khẳng định
4 CMIN/df Chi-bình phương điều chỉnh theo bậc tự do
5 CMT Công thức gia công hàng xuất khẩu
6 CSR Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
7 CoC Quy tắc ứng xử
8 DMVN Dệt may Việt Nam
10 DNDM Doanh nghiệp dệt may
11 DNDMVN Doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam
12 DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
13 EC Liên minh Châu Âu
14 EFA Exploratory Factor Analysis/Phân tích nhân tố khám phá
15 FSC Chứng chỉ bảo vệ rừng bền vững
16 FOB Phương thức xuất khẩu
17 FTA Hiệp định Thương mại tự do
18 GRI Sáng kiến báo cáo toàn cầu
19 ILO Tổ chức lao động quốc tế
20 ISO Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế
23 NLĐ Người lao động
24 NGOs Tổ chức phi chính phủ
25 SA 8000 Tiêu chuẩn về Trách nhiệm xã hội
26 SEM Structural Equation Modeling/Mô hình cấu trúc tuyến tích
27 STAKEHOLDERS Những người hữu quan
29 TNXH Trách nhiệm xã hội
30 TPP Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
31 UNIDO Tổ chức phát triển Công nghiệp liên hợp quốc
32 VCCI Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam
33 WTO Tổ chức thương mại thế giới
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Chủ đề cốt lõi và các vấn đề về trách nhiệm xã hội 28
Bảng 3.2: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động 41
Bảng 4.1: Nội dung phỏng vấn chuyên gia, nhà quản lý 48
Bảng 4.2: Kết quả nghiên cứu định tính 53
Bảng 4.3: Các giả thuyết nghiên cứu CSR đối với người lao động 56
Bảng 4.4: Thang đo CSR đối với người lao động 58
Bảng 4.5: Thang đo mức độ hài lòng của người lao động 60
Bảng 4.6: Thang đo mức độ tin tưởng của người lao động 62
Bảng 4.7: Thang đo cam kết của người lao động đối với doanh nghiệp 63
Bảng 5.1: Các mục tiêu cụ thể của ngành dệt may đến năm 2030 73
Bảng 5.2: Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha sơ bộ của các thang đo 80
Bảng 5.3: Giới tính và độ tuổi của đối tượng khảo sát 81
Bảng 5.4: Thâm niên và vị trí công tác của đối tượng khảo sát 83
Bảng 5.5: Ma trận xoay lần cuối 86
Bảng 5.6: Hệ số hồi quy mô hình CFA 89
Bảng 5.7: Trọng số hồi quy chuẩn hóa 90
Bảng 5.8: Hệ số tương quan 93
Bảng 5.9: Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa 95
Bảng 5.10: Bảng trọng số hồi quy chuẩn hóa 95
Bảng 5.11: Mối liên hệ trong các giả thuyết 96
Bảng 5.12: Bảng hệ số hồi quy (Regression Weights): (Nhom NV - Default model) 99
Bảng 5.13: Bảng trọng số hồi quy (Nhom LD - Default model) 100
Bảng 5.14: Trọng số hồi quy chuẩn hóa (Regression Weights): (Nhom NV - Default model) 102
Bảng 5.15: Kết quả kiểm định sự khác nhau giữa các nhóm 103
Bảng 6.1: Kết quả kiểm định giả thuyết 106
Bảng 6.2: Thống kê mô tả nhân tố Vlam 108
Bảng 6.3: Thống kê mô tả nhân tố Dngo 109
Bảng 6.4: Thống kê mô tả nhân tố Dthoai 110
Bảng 6.5: Thống kê mô tả nhân tố sức khỏe an toàn (SKAT) 111
Bảng 6.6: Thống kê mô tả nhân tố đào tạo và phát triển 112
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Ba vòng trách nhiệm xã hội của CED 19
Hình 3.2: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động 30
Hình 3.3: Tin tưởng của người lao động 35
Hình 3.4: Hài lòng của người lao động 36
Hình 3.5: Cam kết của người lao động 38
Hình 3.6: Khung nghiên cứu CSR đối với người lao động 40
Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu 43
Hình 4.2: Mô hình nghiên cứu CSR đối với người lao động 56
Hình 5.1: Thống kê tình trạng hôn nhân của người lao động 82
Hình 5.2: Thống kê trình độ học vấn của người lao động 82
Hình 5.3: Thống kê thu nhập của người lao động 83
Hình 5.4: Mô hình phân tích nhân tố khẳng định CFA 88
Hình 5.5: Kết quả phân tích mô hình cấu trúc tuyến tính 94
Hình 5.6: Mô hình SEM khả biến nhóm người lao động 98
Hình 5.7: Mô hình SEM khả biến nhóm quản lý và nhân viên hành chính 99
Hình 5.8: Mô hình SEM bất biến nhóm người lao động 101
Hình 5.9: Mô hình SEM bất biến của quản lý và NV hành chính 102
Trang 10
Chương 1 GIỚI THIỆU VỀ LUẬN ÁN 1.1 Giới thiệu về luận án
Luận án "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam", được tác giả nghiên cứu dựa trên nền tảng các nghiên cứu trong nước và trên thế giới trước đây, đồng thời kết hợp từ khái niệm của Ngân hàng Thế giới với những nội dung nghiên cứu trên khía cạnh người lao động theo bộ tiêu chuẩn ISO 26000:2010 Ngoài lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục các từ viết tắt, danh mục hình vẽ, bảng, biểu, danh mục các công trình nghiên cứu khoa học tác giả đã công bố, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, nội dung luận án bao gồm 06 chương:
Chương 1: Giới thiệu về luận án, ở chương này tác giả giới thiệu khái quát về luận án và nêu lên tính cấp thiết của đề tài với mong muốn cung cấp những căn cứ về
lí luận cần thiết làm cơ sở cho việc làm sáng tỏ nhận thức thống nhất về CSR cũng như việc nghiên cứu, đánh giá, xây dựng các tiêu chí và phương pháp nghiên cứu về CSR đối với người lao động Đồng thời, trong chương 1, luận án đã đưa ra mục tiêu nghiên cứu, với các mục tiêu cụ thể và các câu hỏi nghiên cứu, xác định đối tượng, phạm vi nghiên cứu, khái quát phương pháp nghiên cứu và đưa ra những đóng góp mới của
luận án
Tiếp theo ở chương 2, tác giả tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động Với nội dung này tác giả tiến hành tổng quan các nghiên cứu trước đây về trách nhiệm xã hội nói chung và trách nhiệm xã hội đối với người lao động từ các tác giả trong nước và quốc tế từ đó rút ra khoảng trống để khẳng định nghiên cứu về CSR đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam là một nghiên cứu cần thiết, có điểm mới
Trong chương 3, tác giả nghiên cứu về cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may, được hình thành
từ lịch sử phát triển trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tổng hợp một số khái niệm
về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp để đề xuất khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động, làm khái niệm cơ bản để sử dụng trong luận
án Tiếp đó tác giả tổng hợp các nghiên cứu về lợi ích thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và các nghiên cứu về việc hình thành tiêu chí, giả thuyết, các mô hình nghiên cứu trước đây và tiến hành đề xuất mô hình nghiên cứu tổng quát sử dụng trong luận án
Trang 11Từ mô hình tổng quát đã đề xuất, trong chương 4, tác giả tiến hành thiết kế và lựa chọn phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa nghiên cứu định tính và định lượng Với phương pháp nghiên cứu định tính, tác giả tiến hành phỏng vấn đối tượng nghiên cứu về quan điểm thực hiện CSR; khái quát các hoạt động CSR; thực trạng (điểm tồn tại) trong thực hiện CSR; mối quan hệ giữa việc thực hiện CSR với mức độ hài lòng, tin tưởng và cam kết của người lao động tại doanh nghiệp; những nhân tố ảnh hưởng tới sự thực hiện CSR; đặc thù trong thực hiện CSR dệt may so với các doanh nghiệp khác; giải pháp của doanh nghiệp để góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện CSR; sự phù hợp của khung nghiên cứu và các thang đo sử dụng trong luận án
Với các kết quả thu được từ quá trình nghiên cứu định tính kết hợp với cơ sở lý luận và quá trình phân tích từ các nghiên cứu trước đó trong chương 2 và chương 3, đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu trong chương 4, tác giả tiến hành đề xuất mô hình nghiên cứu chính thức, xây dựng các giả thuyết nghiên cứu, công cụ nghiên cứu, xác định mẫu nghiên cứu để chuẩn bị cho quá trình nghiên cứu định lượng trong chương 5, bối cảnh và kết quả nghiên cứu về CSR đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam Trong chương 5, tác giả đã tiến hình nghiên cứu định lượng theo tiến trình từ nghiên cứu định lượng sơ bộ - nghiên cứu điển hình tại Công ty Cổ phần Tổng Công ty may Đáp Cầu và tiến hành nghiên cứu định lượng chính thức trên cơ sở dữ liệu điều tra thực tế tại 25 công ty dệt may tại 03 khu vực: Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam Sau khi thu thập đầy đủ dữ liệu, tác giả tiến hành phân tích và đưa ra các kết quả xác định mối quan hệ của việc thực hiện CSR đối với người lao động với mức độ hài lòng, tin tưởng và cam kết của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam
Trong chương 6 của luận án, xuất phát từ định hướng phát triển ngành dệt may Việt Nam và kết quả thu được trong chương 4 và chương 5, tác giả đã đưa ra một số kiến nghị, gợi ý cho các Doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam đồng thời mạnh dạn nêu lên một số kiến nghị với Ngành Dệt may, Bộ Công thương và Chính phủ trong việc hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện tốt CSR đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt
may tại Việt Nam
1.2 Sự cần thiết của luận án
Từ thập niên 80, CSR đã trở thành một chủ để được nhiều học giả tại các nước phát triển nghiên cứu Kết quả nghiên cứu của các tác giả đã chỉ ra rằng CSR có tác động tích cực đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp CSR từ đó được xem như chiến lược quan trọng của doanh nghiệp trong việc tạo ra lợi thế cạnh tranh tại các quốc gia phát triển (Matten và Moon, 2008) Ngày càng có nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp
Trang 12trong ngành dệt may đã nhận thức rằng, họ không thể chỉ đạt duy nhất mục đích tối đa hóa lợi nhuận mà còn phải thực hiện các trách nhiệm đối với xã hội, môi trường, người lao động, quản trị công ty minh bạch, sản xuất bền vững,… (Yperen, 2006; Thắng, 2015)
Ngành dệt may Việt Nam, với mục tiêu phát triển thành ngành mũi nhọn tập trung cho xuất khẩu; thỏa mãn ngày càng cao nhu cầu của thị trường nội địa; tạo thêm việc làm cho xã hội; tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập vững chắc vào thị trường thế giới và khu vực Ngành dệt may cũng đã xây dựng được nội quy, quy định của mình trong thực hiện CSR; đồng thời có những hoạt động đáp ứng các nội dung CSR hấp dẫn người lao động, quan hệ tốt với cộng đồng, khách hàng và người tiêu dùng như: chế độ lương, thưởng, các phúc lợi, trang bị thiết bị an toàn bảo hộ lao động, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường, xây dựng nhà văn hóa, nhà ăn ca, nhà ở cho công nhân ngoại tỉnh, Đặc biệt, có tổ chức công đoàn hoạt động tốt vừa giúp chủ sử dụng lao động trong hoạt động kinh tế vừa bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của người lao động (Bộ Công thương, 2014)
Việc thực hiện các tiêu chuẩn của CSR, như: trang bị đầy đủ bảo hộ lao động, tạo môi trường làm việc an toàn và đảm bảo sức khỏe, tiết kiệm năng lượng và các tài nguyên khác để bảo vệ môi trường, tạo ra lợi ích lâu dài cho chính nội bộ doanh nghiệp như cải thiện quan hệ trong công việc, giảm bớt tai nạn, giảm tỷ lệ nhân viên thôi việc, tăng năng suất lao động, giúp doanh nghiệp tiết kiệm các chi phí về chi trả tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chi phí điện, nước, vật tư Thậm chí, ngay cả yêu cầu thực hiện chính sách về lao động cũng giúp doanh nghiệp giảm được thiệt hại bất ngờ do công nhân đình công Việc thực hiện CSR đã đem đến nhiều thuận lợi, tạo thế chủ động cho doanh nghiệp Việc tạo dựng môi trường làm việc tốt, thực hiện đúng các chính sách
về lao động, có những hoạt động hỗ trợ cộng đồng trong công tác từ thiện - xã hội, giúp doanh nghiệp thu hút được lao động, xây dựng mối quan hệ tốt, gắn kết chặt chẽ với cộng đồng cải thiện hình ảnh của doanh nghiệp, nâng cao uy tín, thương hiệu trong quan hệ với khách hàng và các đối tác, tạo ra ưu thế trong cạnh tranh (Twose và Rao, 2003) Khi các doanh nghiệp dệt may Việt Nam xuất khẩu sản phẩm sang các nước châu
Âu, Mỹ thì việc doanh nghiệp đã thực hiện CSR rất có lợi, vì yêu cầu khắt khe của khách hàng tại các thị trường này đó là họ chỉ mua hàng từ các nhà cung cấp đáp ứng được các yêu cầu của CSR Doanh nghiệp nào thực hiện tốt các tiêu chuẩn CSR xem như có được "giấy thông hành" để vượt qua các rào cản kỹ thuật khi tham gia vào các thị trường tiêu thụ hàng đầu thế giới này (Hương, 2015) Thực tế cho thấy, dù nhận biết được những cơ hội và lợi ích mà việc thực hiện CSR có thể mang lại, nhưng các doanh nghiệp dệt may vẫn khó thể thực hiện khi còn vướng nhiều rào cản Để đáp ứng các tiêu
Trang 13chí của CSR, yêu cầu đầu tiên là doanh nghiệp phải đầu tư những khoản tiền không nhỏ cũng như thời gian, công sức, nhân lực thực hiện Đây là cái khó đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ, bởi các doanh nghiệp này thường hạn chế về vốn, nên vấn đề lợi nhuận thường được đặt lên hàng đầu và ưu tiên đáp ứng cho yêu cầu tái sản xuất Năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực làm thương mại xuất khẩu của các doanh nghiệp dệt may rất kém Các doanh nghiệp dệt may chưa đầu tư thời gian, công sức một cách thỏa đáng trong việc nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại và nâng cao chất lượng,…
để nâng cao uy tín trên trường quốc tế Đó là những hạn chế của các doanh nghiệp dệt may sau những năm gia nhập WTO gây cản trở sự phát triển của ngành dệt may nước nhà Năng lực sáng tạo trong việc thiết kế tạo thêm giá trị gia tăng cũng rất hạn chế, ngành công nghiệp phụ trợ chưa đáp ứng nhu cầu Hiện nay, các doanh nghiệp đang nặng về gia công, giá trị gia tăng thấp, do đó lợi nhuận thu được cũng rất thấp Cùng với
đó là ngành dệt hiện nay đang bị bỏ lửng, kém phát triển, đặc biệt là khâu nhuộm, hoàn tất; ngành công nghiệp phụ trợ chưa đáp ứng được nhu cầu làm hàng may xuất khẩu, do
đó nhiều phụ kiện phải nhập khẩu từ nước ngoài
Ngoài ra, một trong các tiêu chí ngặt nghèo của CSR là phải đảm bảo thời gian làm việc theo quy định đối với người lao động Nhưng với tình hình thực tế của ngành dệt may Việt Nam hiện nay, nếu không tăng ca thì vừa không thể đảm bảo tiến độ giao hàng, vừa không thể đáp ứng nhu cầu của công nhân xa quê muốn tăng thêm thu nhập Hiện nay các tiêu chí, tiêu chuẩn về CSR tại Việt Nam chưa có sự thống nhất chung, doanh nghiệp dệt may trong nước còn gặp nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn CSR, đôi khi lãng phí tiền bạc và công sức Sự xáo trộn và thiếu hụt lao động có tay nghề cũng đang là một rào cản đối với ngành dệt may Trong đó, lao động cấp trung và cao cấp trong lĩnh vực may mặc đang còn thiếu, vì thế công tác thu hút lao động của ngành dệt may đang vấp phải sự cạch tranh khốc liệt với các ngành nghề khác có thu nhập cao hơn, thậm chí giữa các doanh nghiệp dệt may với nhau (Hương, 2015)
Những đòi hỏi gắt gao của tiến trình hội nhập quốc tế, sự hiểu biết của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đối với các yêu cầu phức tạp của quy định quốc tế như: WTO, Hiệp định Thương mại tự do (FTA), TPP,… còn rất hạn chế Trong khi các nước nhập khẩu thường xuyên đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật, các vấn đề chống bán phá giá; các yêu cầu về CSR; sản xuất sạch hơn, xanh hơn,… tạo ra những rào cản khó khăn và rủi ro lớn cho các doanh nghiệp (Hương, 2015) Bên cạnh đó, việc nhận thức, hiểu biết về CSR vẫn chưa đầy đủ, chưa thấy rõ được cơ hội, lợi ích và tính ưu việt của CSR, nên trong quá trình thực hiện còn mang tính bị động và đối phó, thậm
Trang 14chí nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp dệt may đang có xu hướng tránh né việc thực hiện CSR đối với với người lao động Điều này dẫn đến những vụ xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong các doanh nghiệp tại Việt Nam ngày càng gia tăng Đã có nhiều vụ người lao động bị người sử dụng lao động đánh đập, nhục mạ, làm ảnh đến sức khỏe, tinh thần (tập trung tại các doanh nghiệp dệt may, da giày trong các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nước ngoài); nhiều vụ vi phạm an toàn lao động đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, tính mạng người lao động; rồi những vi phạm về lợi ích, lương, thưởng, chế
độ, chính sách đối với người lao động, hầu hết những vi phạm này chính là nguyên nhân gây ra những mâu thuẫn, bất đồng trong quan hệ giữa người lao động với người
sử dụng lao động, người lao động dần mất sự hài lòng, tin tưởng, cam kết đối với doanh nghiệp Như vậy, có thể thấy, để giải quyết những vướng mắc giữa người lao động và doanh nghiệp thì yếu tố quan trọng chính là việc thực hiện tốt CSR đối với người lao động và vấn đề được nhìn thấy một cách rõ ràng nhất chính là việc các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam phải đảm bảo thực hiện một số quy định trong các
bộ tiêu chuẩn quốc tế về CSR như: SA 8000, ISO 26000 hay một số bộ quy tắc ứng xử
về CSR, nhằm đảm bảo quyền của người lao động Thông qua việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn, bộ quy tắc ứng xử về CSR này, doanh nghiệp sẽ thực hiện được các nội dung
về CSR đối với người lao động thông qua các cam kết, chính sách CSR, các bộ quy tắc, giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn, Trong thực tế, việc áp dụng các bộ tiêu chuẩn, quy tắc này của các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam còn rất thụ động, chồng chéo hoặc mâu thuẫn với các bộ luật khác, đồng thời việc thực hiện các bộ tiêu chuẩn này còn mang tính hình thức, đối phó, chưa thực sự định hướng vào hiệu quả, chất lượng cũng như định hướng vào phát triển bền vững doanh nghiệp Mặt khác, xét
về khía cạnh cơ sở lí luận, hiện nay, đã có nhiều học giả trong nước và quốc tế nghiên cứu các vấn đề khác nhau của CSR trong các doanh nghiệp Việt Nam Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu chuyên sâu về CSR trong ngành dệt may, đặc biệt là các nghiên cứu về CSR đối với người lao động tại Việt Nam còn rất hạn chế
Với mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện cơ sở lí luận trong việc nghiên cứu mối quan hệ của việc thực hiện CSR với mức độ hài lòng, tin tưởng và cam kết của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam, nhằm giúp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tháo gỡ được những vướng mắc mấu chốt trong quá
trình thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động, NCS đã chọn đề tài: "Trách
nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam" để làm luận án Tiến sĩ
Trang 151.3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu về mối quan hệ của việc thực hiện CSR với mức độ hài lòng, tin tưởng và cam kết của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam và trên cơ sở đó đưa ra những khuyến nghị giúp cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam thực hiện tốt CSR đối với người lao động
1.3.2 Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, luận án tập trung vào các câu hỏi nghiên cứu chính yếu sau:
(1) Sử dụng mô hình nghiên cứu nào để đánh giá việc thực hiện CSR đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam?
(2) Mối quan hệ của việc thực hiện CSR đối với người lao động với mức độ hài lòng, tin tưởng và cam kết của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam như thế nào?
(3) Những gợi ý nào có thể giúp cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam thực hiện tốt CSR đối với người lao động?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là CSR đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung nghiên cứu: CSR có nhiều nội dung khác nhau như CSR với bảo
vệ môi trường, CSR với người tiêu dùng, CSR với xã hội dân sự, CSR với người lao động , trong phạm vi nghiên cứu của luận án này, tác giả tập trung vào nghiên cứu về CSR đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam trên 03 khía cạnh: mức độ tin tưởng, hài lòng, cam kết của người lao động
+ Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu về CSR đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam Việc thu thập dữ liệu để kiểm định các tiêu chí CSR đối với người lao động được tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên tại các doanh nghiệp dệt may khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam
+ Về thời gian: Luận án triển khai phân tích các dữ liệu có liên quan đến CSR đối với người lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam, dữ liệu thứ cấp được thu thập từ năm
Trang 162011 đến năm 2016, dữ liệu sơ cấp được thu thập trong năm 2015 và 2016 Khoảng thời gian này đảm bảo đủ thời gian cho việc thu thập, triển khai phân tích dữ liệu để thấy được tính xu hướng của trách nhiệm xã hội đối với người lao động trong tương lai
1.5 Khái quát về phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu và trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đã nêu, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định tính được sử dụng khi lấy ý kiến chuyên gia về trọng số các tiêu chí về CSR, các thang đo cần thiết về CSR đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may Các mối quan hệ giữa các thang đo về CSR Trên cơ sở bộ tiêu chuẩn và trọng số thu được, luận án tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu để tiến hành khảo sát, điều tra định lượng Mô hình nghiên cứu bao gồm: các biến CSR; niềm tin của người lao động đối với doanh nghiệp; sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp và sự cam kết của người lao động với doanh nghiệp Đồng thời mô hình nghiên cứu cũng chỉ ra được mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội với sự hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp; mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội với sự tin tưởng của người lao động đối với doanh nghiệp; mối quan hệ giữa sự hài lòng của người lao động với cam kết của người lao động đối với doanh nghiệp; mối quan hệ giữa sự tin tưởng của người lao động với cam kết của người lao động đối với doanh nghiệp
Nghiên cứu định lượng được sử dụng qua các giai đoạn: thiết kế phiếu khảo sát; thu thập thông tin từ phiếu khảo sát với đối tượng là người lao động tại các doanh nghiệp dệt may khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam; tác giả tiến hành phân tích dữ liệu với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 17.0 và AMOS 20.0
Bảng câu hỏi được thiết kế theo thang đo Likert 5 điểm với các biến khác nhau Các biến được lựa chọn dựa trên cơ sở kết quả của các nghiên cứu trước, các tiêu chí
về CSR, kinh nghiệm thực tiễn của các doanh nghiệp trên thế giới Số mẫu là 676 Sau khi thu được các câu trả lời, số liệu sẽ được mã hóa, làm sạch và xử lý bằng phần mềm thông qua các bước như: thống kê mô tả; phân tích độ tin cậy của dữ liệu sử dụng hệ
số tin cậy Cronbach Alpha nhằm loại bỏ các biến có hệ số tương quan giữa các biến và tổng nhỏ; sử dụng công cụ phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis - EFA) nhằm loại bỏ các biến có thông số nhỏ bằng cách kiểm tra hệ số tải nhân tố (Factor loading) và các phương sai trích được; phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis - CFA) giúp kiểm định các biến quan sát đại diện cho các nhân tố tốt đến mức nào và mô hình cấu trúc tuyến tính nhằm chỉ ra mối quan hệ giữa các biến tiềm ẩn với nhau cũng như kiểm định các giả thuyết của nghiên cứu
Trang 171.6 Những đóng góp mới của luận án
Qua việc nghiên cứu, phân tích các nội dung liên quan tới việc thực hiện CSR đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam, luận án sẽ trả lời được các câu hỏi nghiên cứu đồng thời đạt được những đóng góp mới, cụ thể như sau:
- Xác định được các cơ sở lý thuyết nghiên cứu phù hợp với điều kiện và thực tế về thực hiện CSR đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam
- Kế thừa và điều chỉnh các thang đo cho các mối quan hệ giữa việc thực hiện CSR với mức độ hài lòng, tin tưởng và cam kết của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam
- Xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu về CSR với mức độ hài lòng, tin tưởng và cam kết của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam
- Đưa ra những khuyến nghị ứng dụng kết quả nghiên cứu để các doanh nghiệp dệt may thực hiện tốt CSR đối với người lao động
Ngoài ra, từ kết quả nghiên cứu, dự kiến luận án sẽ đóng góp một số bài báo, bài tham luận hội thảo trong nước và quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu về CSR Đồng thời mở ra định hướng cho các nghiên cứu khác về việc thực hiện CSR tại Việt Nam như: CSR đối với việc bảo vệ môi trường, CSR đối với người tiêu dùng, CSR đối với phát triển cộng đồng, CSR đối với vấn đề nhân quyền, Mặt khác, các kết quả nghiên cứu của đề tài cũng có thể được dùng làm tư liệu bổ sung cho bài giảng của các môn học như Quản trị kinh doanh, Quản trị chiến lược, Văn hoá kinh doanh,…
1.7 Bố cục các nội dung chính của luận án
Nhằm thực hiện được mục tiêu của luận án và trả lời các câu hỏi nghiên cứu, luận án được chia bố cục là 06 chương, bao gồm các nội dung chính như sau:
Chương 1: Giới thiệu về luận án
Chương 2: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 3: Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may
Chương 4: Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
Chương 5: Bối cảnh và kết quả nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam
Chương 6: Bình luận kết quả nghiên cứu và một số kiến nghị
Trang 18Chương 2 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 2.1 Các nghiên cứu tổng quát về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Đã có nhiều học giả trong nước và quốc tế nghiên cứu các khía cạnh khác nhau của CSR (Bowen, 1953; Friedman, 1970; Sethi, 1975; Caroll, 1979; Kotler, 2004; Maignan và Ferrell, 2004; Lepoutre J và Heene A, 2006; Reinhardt và các cộng sự, 2008; Rana và các cộng sự, 2009; Chen X., 2009; Phạm Văn Đức, 2010; Nguyễn Đình Tài, 2010; Ali và các cộng sự, 2010; Stancu và các cộng sự, 2011; Anna và Zuzana, 2012; Bộ lao động Thương binh và Xã hội, 2013; Tài và các cộng sự, 2013; Dương Công Doanh và Nguyễn Ngọc Huyền, 2016; Mella và Gazzola, 2016; Nguyễn Thị Hồng, 2017, ) Các nghiên cứu này đã trình bày các khái niệm, vai trò, lợi ích của CSR, cũng như các yếu tố tác động tới việc thực hiện CSR của các doanh nghiệp và thực sự đã tạo ra được những lí luận căn bản về CSR
2.1.1 Các nghiên cứu về vai trò, lợi ích của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Năm 1970, Friedman M cho ra đời công trình“Trách nhiệm xã hội của doanh
nghiệp làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp” khẳng định vai trò to lớn của CSR
Theo Sethi (1975) “CSR hàm ý nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến”
Caroll (1979) đã khẳng định “CSR bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định”
Năm 2003, nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới đã đưa ra khái niệm CSR và đây là khái niệm được sử dụng rộng rãi trên thế giới “CSR là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”
Năm 2004, Philip Kotler, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về kinh doanh và đồng tác giả Nancy Lee trong tác phẩm “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: điều tốt nhất cho công ty của bạn” khẳng định sâu sắc lợi ích của CSR
Trang 19Rana và các cộng sự (2009), thông qua nghiên cứu CSR tại các công ty đa quốc gia trong ngành sản xuất và chế biến thực phẩm, nghiên cứu đã khẳng định CSR là công cụ và phương thức hướng đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp
Trong Báo cáo thường kỳ VNR 500, số 7, tác giả Nguyễn Đình Tài (2010), đã nghiên cứu về Tăng cường CSR đối với môi trường và người tiêu dùng Việt Nam và đưa ra được những lợi ích của CSR về khía cạnh môi trường và người tiêu dùng, đồng thời tác giả cũng đã đề cập sơ bộ về thực trạng việc thực hiện CSR đối với môi trường
và người tiêu dùng của các DN tại Việt Nam, đặc biệt nghiên cứu đã thống kê, so sánh
và cho thấy việc thực hiện CSR của các DNNN thực sự bài bản, khoa học và đạt hiệu quả cao hơn so với các DN trong nước
Phạm Văn Đức (2010), CSR ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách Trong nghiên cứu này, tác giả đã tập trung phân tích nội dung CSR, vai trò của việc thực hiện CSR và một số vấn đề đặt ra trong việc thực thi CSR ở Việt Nam Trên cơ sở làm rõ những lợi ích to lớn từ việc thực hiện CSR và đánh giá khái quát tình hình thực thi CSR ở Việt Nam hiện nay, tác giả đã đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao CSR
Lê Thị Thu Thủy (2013), trong bài viết: "Thực hiện trách nhiệm xã hội - Lợi ích đối với doanh nghiệp", bằng việc sử dụng phương pháp phân tích định tính để đánh giá thực trạng thực hiện CSR theo mô hình Carroll, tác giả đã làm rõ những thách thức đối với các DN Việt Nam khi thực hiện CSR và những lợi ích từ việc thực hiện CSR, từ đó đưa ra một số gợi ý các giải pháp cơ bản để nâng cao ý thức thực hiện CSR tại Việt Nam
2.1.2 Các nghiên cứu về các yếu tố tác động đến việc thực hiện trách nhiệm
xã hội của doanh nghiệp
Lepoutre J and Heene A (2006), đã tiến hành điều tra tác động của quy mô doanh nghiệp với CSR, tác giả đã tiến hành phân tích các quan điểm trên góc độ lý luận và các nghiên cứu thực tiễn về ảnh hưởng của quy mô doanh nghiệp đến việc thực thi CSR bao gồm: các đặc điểm về vấn đề (tình huống), các đặc điểm về cá nhân (giá trị, các năng lực và hành động của chủ sở hữu - nhà quản trị), các đặc điểm về tổ chức (các nguồn lực hữu hình và vô hình và cấu trúc tổ chức), các đặc điểm về bối cảnh (điều kiện kinh tế, xã hội bên ngoài)
Chen X (2009), với chủ đề, CSR ở Trung Quốc: Thách thức và ý thức, tác giả
đã thực hiện một cuộc khảo sát bằng phiếu điều tra tới 516 doanh nghiệp (bao gồm cả doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước) và 1200 cá nhân trong cộng đồng tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc để đánh giá mức độ nhận thức về CSR Kết quả của
Trang 20nghiên cứu cho thấy thực tiễn thực thi CSR tại Trung Quốc không chỉ bị tác động bởi trình độ phát triển của quốc gia này mà liên quan đến trách nhiệm của các cơ quan chính phủ Các tác giả cũng chỉ ra rằng để thúc đẩy CSR tại Trung Quốc thì cần phải cải thiện hệ thống pháp lý và chức năng cưỡng chế của chính phủ và tăng cường sự hiểu biết về CSR trong xã hội
Lê Thanh Hà (2009), trong cuốn sách CSR trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO và hội nhập kinh tế quốc tế, tác giả) đã đưa ra được những khái niệm, nguyên tắc thực hiện CSR, đáng kể đến là những nguyên tắc về đảm bảo quyền con người: (1) Các doanh nghiệp cần hỗ trợ và tôn trọng việc bảo vệ quyền con người đã được quốc tế công nhận; (2) Các doanh nghiệp cần đảm bảo không liên quan đến việc xâm phạm các quyền con người Các nguyên tắc về tiêu chuẩn lao động: (3) Doanh nghiệp tôn trọng quyền tự do hiệp hội và thừa nhận quyền thỏa ước lao động tập thể; (4) Loại bỏ tất cả các hình thức lao động cưỡng bức hay bắt buộc; (5) Loại bỏ một cách hiệu quả lao động trẻ em; (6) Loại bỏ việc phân biệt đối xử liên quan đến việc làm và nghề nghiệp
Nguyễn Văn Thắng (2009), đã chỉ từ các kết quả phỏng vấn với lãnh đạo doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước và tổ chức phi chính phủ về CSR cho thấy, sức ép cạnh tranh lớn, hệ thống giám sát cộng đồng còn yếu, cùng với nhận thức hạn chế của doanh nghiệp về lợi ích lâu dài đang là thách thức lớn của việc thực thi CSR tại Việt Nam
Hoàng Thị Thanh Hương, Đặng Thị Kim Thoa (2012), trong bài viết, "Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp - Công cụ tạo lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp", các tác giả đã tiến hành tổng quan các nghiên cứu về CSR theo cách tiếp cận chiến lược Theo đó, CSR được coi là công cụ để giúp DN tạo dựng lợi thế cạnh tranh bền vững Từ các nghiên cứu trước đây, các tác giả cũng đã đưa ra một số hàm ý lý thuyết đối với việc xây dựng chiến lược CSR trong bối cảnh Việt Nam hiện nay
Lê Chí Công (2016), tác giả đã nghiên cứu và tiến hành kiểm định mối quan hệ giữa niềm tin về niềm tin thực thi CSR trong giải thích cam kết và ý định sử dụng sản phẩm Yến Sào Sử dụng mẫu nghiên cứu thuận tiện với 259 khách hàng địa phương đã được thu thập Kết hợp lý thuyết CSR với lý thuyết hành vi và áp dụng mô hình phương trình cân bằng cấu trúc để đánh giá độ tin cậy, giá trị phân biệt, giá trị hội tụ của các thang đo cũng như kiểm định mối quan hệ giữa các khái niệm trong mô hình Kết quả chứng minh sự cần thiết phải xem xét mối quan hệ giữa niềm tin về thực thi CSR trong việc giải thích cam kết và ý định sử dụng sản phẩm Yến Sào Nghiên cứu cung cấp thông tin thực sự hữu ích cho doanh nghiệp nhằm thực thi tốt hơn CSR góp phần thúc đẩy ý định và cam kết sử dụng sản phẩm của khách hàng
Trang 212.2 Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động và ngành dệt may
2.2.1 Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động
Trinh Khanh Ly (2006), đã xác định vai trò của các hiệp hội thương mại Việt Nam trong việc bảo vệ quyền lợi của người lao động, đặc biệt là đối với những người đang làm việc trong khu vực tư nhân Nghiên cứu cũng đã phân tích quyền công đoàn của người lao động trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế Cuộc nghiên cứu đã sử dụng một phương pháp định tính của các phỏng vấn sâu của hai nhóm đối tượng: cán bộ công đoàn và công nhân, cùng với một số phân tích dữ liệu và phương pháp quan sát không có sự tham gia
Compa (2008), đã nhấn mạnh đến trách nhiệm của công đoàn đối với quyền lợi của người lao động đồng thời khẳng định quyền của các tổ chức công đoàn trong các doanh nghiệp Trung Quốc Tác giả đưa ra đề xuất: Chính phủ cần hỗ trợ cho các tổ chức công đoàn, hiệp phát huy hết tính tự chủ của mình cũng như cần tạo lập một không gian mới cho hoạt động công đoàn tạo quyền tự do dân chủ để các tổ chức công đoàn có thể phát huy tốt nhất chức năng bảo trợ quyền lợi của người lao động
Dương Thị Liễu (2008), tác giả đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của CSR trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp trong công tác quản trị nhân sự, đề cao lợi ích của CSR trong việc gián tiếp hỗ trợ nhân viên, khuyến khích nhân viên làm việc, tự chịu trách nhiệm trước công việc, tìm kiếm nơi làm việc lý tưởng Thông qua thành tựu từ việc thực hiện những công cụ, bộ nguyên tắc ứng xử của một số doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may Việt Nam: Dệt may Thành Công, Hanosimex, càng khẳng định việc thực hiện CSR sẽ cải thiện được mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các bên liên quan đặc biệt là đối với người lao động
Đặng Thị Hồng Hạnh (2009), trong đề tài cấp thành phố, Vận dụng tiêu chuẩn
SA 8000 vào sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, tác đã dựa trên 09 tiêu chí liên quan trong bộ tiêu chuẩn SA8000: (1) Lao động trẻ em; (2) Lao động cưỡng bức; (3) Sức khỏe và an toàn lao động; (4) Tự do hiệp hội và quyền thương lượng tập thể; (5) Sự phân biệt đối xử; (6) Áp dụng kỷ luật; (7) Giờ làm việc; (8) Tiền lương; (9) Hệ thống quản lý đánh giá thực trạng và khả năng ứng dụng tiêu chuẩn SA 8000 tại các doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh trong ngành dệt may trên địa bàn Hà Nội, nghiên cứu điển hình tại Tổng công ty Đức Giang Qua việc phân tích thực trạng, tác giả đánh giá được những lợi ích từ việc áp dụng tiêu chuẩn SA
Trang 228000, từ đó đề xuất các giải pháp nhân rộng việc ứng dụng tiêu chuẩn SA 8000 đối với doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh trong ngành dệt may tại Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
Gond và cộng sự (2010), đã làm rõ ảnh hưởng của việc thực hiện CSR đối với hành vi, thái độ của người lao động cũng như hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Harjanne (2010), đã phân tích tầm quan trọng của CSR đối với nhân viên tại
Mỹ, Anh, Đức và Phần Lan dựa trên mô hình lý thuyết của Donaldson and Preston
1995 (Stakeholder model of strategic management) và qua việc phân tích thực trạng CSR tại tập đoàn Bayer, IBM, KesKo và các liên minh hợp tác xã
Stawiski và cộng sự (2010), đã phân tích và chỉ ra được rằng việc nâng cao nhận thức của nhân viên qua quá trình đào tạo sẽ làm cải thiện kỹ năng, sáng kiến của nhân viên trong chiến lược phát triển doanh nghiệp, giúp cho hoạt động của nhân viên hiệu quả hơn, khoa học hơn Nghiên cứu cũng khẳng định việc đầu tư cho các sáng kiến CSR của nhân viên sẽ tác động tích cực vào sự sẵn lòng tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tăng năng suất, tăng doanh thu cho doanh nghiệp
Nguyễn Ngọc Thắng (2010) đã đề xuất quy trình hướng dẫn việc lồng ghép các chính sách quản lý nguồn nhân lực với CSR đối với người lao động nhằm mục đích thúc đẩy và tạo ra lợi ích cho cả doanh nghiệp và xã hội, thông qua bảy bước cụ thể: (1) Tầm nhìn về phát triển chiến lược CSR; (2) Xây dựng bảng quy tắc ứng xử nội bộ; (3) Lồng ghép kế hoạch và tuyển dụng nhân sự với CSR; (4) Định hướng và lồng ghép các chương trình đào tạo với CSR; (5) Lồng ghép chế độ lương và thưởng với CSR; (6) Lồng ghép quản trị sự thay đổi với CSR; (7) Đo lường và đánh giá các chương trình CSR
Lee Y K và cộng sự (2012), đã đi sâu vào nghiên cứu tác động của CSR về chất lượng mối quan hệ và kết quả mối quan hệ: Quan điểm của các nhân viên dịch vụ
Cụ thể hơn, nghiên cứu điều tra dựa trên vai trò của bốn tiêu chí của CSR đưới góc độ kinh tế, pháp luật, đạo đức và từ thiện Đây là những tiêu chí ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và nhân viên dịch vụ với hai chuẩn mực là sự tin tưởng của người sử dụng lao động và mức độ hài lòng về công việc của người lao động Kết quả cho thấy CSR có tác dụng rất lớn trong việc xây dựng và duy trì mối quan hệ giữa người sử dụng lao động với nhân viên
Lưu Trọng Tuấn và Lưu Thị Ngọc Bích (2013), đã khái quát thực trạng tranh chấp lao động tại Việt Nam và đưa ra một số giải pháp giải quyết tranh chấp Cũng trong nghiên cứu này dựa vào các yếu tố thành phần của bộ tiêu chuẩn BSCI, các tác
Trang 23giả nhấn mạnh việc thực hiện tốt các nội dung của BSCI sẽ làm tăng năng suất lao động, giúp giảm chi phí và cải thiện điều kiện làm việc, ổn định nhân sự Áp dụng BSCI, đồng thời tuân thủ Bộ Luật Lao động sẽ giúp hạn chế thấp nhất những tranh chấp về tiền công, giờ làm, điều kiện làm việc và giúp cho, cả người sử dụng lao động
và người lao động đều có lợi
2.2.2 Các nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với ngành dệt may
Twose và Rao (2003), trên cơ sở tổng kết tình hình thực hiện CSR trong ngành dệt may và da giầy của Việt Nam, tác giả đã chỉ ra rằng vai trò của chính phủ của các nước đang phát triển bao gồm cả Việt Nam rất quan trọng trong việc thúc đẩy thực hiện CSR trong các doanh nghiệp Tác giả cũng đưa ra khuyến nghị với chính phủ các quốc gia rằng: nên xem xét việc thực hiện CSR là một chiến lược để đạt được lợi thế cạnh tranh quốc gia trên thương trường thế giới
Yperen (2006), đã tổng quan các vấn đề liên quan đến CSR trong ngành công nghiệp dệt may như là lợi ích của CSR đối với ngành dệt may, các tiêu chuẩn liên quan tới CSR, CSR của các doanh nghiệp dệt may với môi trường, CSR của doanh nghiệp đối với đối với người lao động và các vấn đề liên quan tới người lao động như, chống phân biệt đối xử, cơ hội thăng tiến cho người lao động, vấn đề xử dụng lao động trẻ em, những ràng buộc trong các hợp đồng lao động, vấn đề làm quá giờ quy định, vấn
đề về an toàn sức khỏe của người lao động Nội dung của nghiên cứu này là cơ sở lý luận quan trọng cho việc nghiên cứu CSR đối với người lao động trong ngành dệt may
Đào Quang Vinh (2003), thông qua nghiên cứu 24 DN tại hai ngành dệt may và
da giầy, tác giả đã chỉ ra được nhờ việc thực hiện tốt CSR, doanh thu của các DN đã tăng lên 25%, NSLĐ tăng từ 34,2 lên 35,8 triệu đồng/ 1 lao động/ 1 năm, tỉ lệ hàng xuất khẩu đã tăng từ 94% lên 97% Ngoài lợi ích từ hiệu quả kinh tế, các DN còn có lợi từ việc tạo dựng hình ảnh, uy tín đối với khách hàng, sự gắn bó và hài lòng của người lao động, thu hút được lao động có năng lực chuyên môn cao
Gupta và Hodges (2012), đã điều tra nhận thức của người tiêu dùng về CSR trong ngành công nghiệp dệt may của Ấn Độ bằng phương pháp phỏng vấn sâu và khẳng định tầm quan trọng của CSR trong việc ra quyết định trong ngành công nghiệp dệt may của Ấn Độ
Hoàng Thị Thanh Hương và Lê Công Hoa (2013), đã cho thấy sức ép đối với
DN về thực hiện chiến lược CSR ngày càng tăng Trong ngành may, áp lực chủ yếu đến từ khách hàng trong đó có các tập đoàn đa quốc gia Điều này đòi hỏi các không
Trang 24chỉ doanh nghiệp lớn mà các DNVVN cũng phải cân nhắc đầu tư chiến lược CSR Các tác giả đã nghiên cứu, xem xét bối cảnh của chiến lược CSR của DNNVV ngành may Sau đó, nghiên cứu một số khó khăn trở ngại trong việc đầu tư chiến lược CSR của các
DN này và đưa ra một số kết luận và khuyến nghị chính sách
Nguyễn Phương Mai (2013), đã phân tích thực trạng thực hiện CSR tại công ty
Cổ phần May Đáp Cầu (Dagarco) trên 04 khía cạnh: các chính sách tại nơi làm việc, các chính sách về thị trường, các chính sách về môi trường, các chính sách đối với cộng đồng Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác giả đã đưa ra 03 đề xuất nhằm cải thiện mức độ thực hiện CSR tại Dagarco đó là: cần thành lập đội chuyên trách về CSR, lập
kế hoạch chiến lược về CSR cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của Dagarco, tạo điều kiện để người lao động tham gia nhiều hơn vào các hoạt động CSR
Hoàng Thị Thanh Hương (2015), đã nghiên cứu, phát triển các thang đo CSR của doanh nghiệp vừa và nhỏ trong bối cảnh ngành may Việt Nam Thang đo này bao gồm 5 nhóm nhân tố: trung tâm, cụ thể, chủ động, tự nguyện và công bố Kết quả phân tích cho thấy, yếu tố lãnh đạo doanh nghiệp, yếu tố môi trường nội bộ và môi trường bên ngoài có ảnh hưởng thuận chiều đến CSR của doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành may Nghiên cứu cũng cho rằng CSR của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành may đang ở mức ứng phó, thụ động hơn là chiến lược Ngoài ra, nghiên cứu đã đề xuất mô hình PDCA để áp dụng chiến lược CSR tại các DNNVV ngành may Việt Nam Mô hình này cho phép liên kết CSR vào các chủ đề chiến lược của doanh nghiệp và mang tính cải tiến liên tục
Shen và các cộng sự (2015), đã chỉ ra hạn chế về tài chính là rào cản chính đối với việc thực hiện CSR trong ngành công nghiệp dệt may của Ấn Độ, ngoài ra còn có những rào cản từ việc thiếu nhận thức của khách hàng, thiếu các quy định và tiêu chuẩn, thiếu cam kết của quản lý cấp và thiếu kiểm toán xã hội
Ngoài những nghiên cứu về CSR được công bố chính thức kể trên, có một số bài viết về CSR cũng được đăng tải trên các tạp chí điện tử, diễn đàn về CSR Các bài viết chủ yếu hướng đến việc làm rõ phạm trù CSR và chỉ ra những lợi ích của CSR đối với doanh nghiệp ở góc độ lý luận
2.3 Khoảng trống và hướng nghiên cứu của luận án
Tổng kết từ các nghiên cứu trên thế giới cho thấy, các nghiên cứu về CSR rất đa dạng, phong phú về nội dung và cách tiếp cận Các công trình nghiên cứu đều đã làm
rõ cơ sở lý thuyết cho việc thực thi CSR trong doanh nghiệp như một giải pháp chiến lược nhằm xây dựng lợi thế cạnh tranh bền vững của doanh nghiệp Cụ thể hơn nữa,
Trang 25một số nghiên cứu về tác động của CSR đến các mối quan hệ trong doanh nghiệp, về môi trường, xã hội, người lao động, người tiêu dùng, và cũng đã có những nội dung phân tích được nhu cầu của người lao động đối với CSR cũng như việc các doanh nghiệp giải quyết vấn đề CSR đối với người lao động, các nghiên cứu về sự ảnh hưởng của việc thực hiện CSR tới thái độ, hành vi của người lao động, Tuy nhiên, dường như không có nhiều các nghiên cứu lượng hoá mối quan hệ giữa CSR đối với người lao động và đặc biệt là chưa có nghiên cứu nào trong việc xây dựng những thang đo nhằm đánh giá, xem xét mối quan hệ giữa thực hiện CSR đối với sự hài lòng, tin tưởng
và cam kết của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam Đây cũng chính là "khoảng trống" trong các nghiên cứu Do vậy, đề tài mà tác giả lựa chọn chính là mảng nghiên cứu tiềm năng nhằm bổ sung thêm cơ sở lý luận cũng như thực tiễn về CSR đối với người lao động
Mặt khác, tại Việt Nam hiện nay, CSR vẫn là vấn đề còn khá mới mẻ và được hiểu theo nhiều cách khác nhau, chưa có sự thống nhất nên việc thực hiện trách nhiệm
xã hội trong các doanh nghiệp Việt Nam còn khá nhiều bất cập và lúng túng Các công trình nghiên cứu tại Việt Nam chủ yếu vẫn là các báo cáo, các bài viết tổng quan về lý thuyết, chưa thực sự có được nhiều nghiên cứu chuyên sâu riêng về CSR đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam Chính vì những lí do này, đề tài nghiên cứu dự kiến sẽ đóng góp thêm những cơ sở lý luận về CSR đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam và mang lại những giá trị thực tiễn giúp cho các doanh nghiệp Việt Nam tham khảo để nâng cao hiệu quả của việc thực hiện CSR đối với người lao động, cũng như trong quá trình hoạch định các chiến lược kinh doanh hướng đến mục tiêu phát triển bền vững Từ những khoảng trống trên
ta có thể rút ra kết luận:
(1) Đã có một số nghiên cứu về CSR nhưng tập trung về hướng nghiên cứu tổng quát, đi sâu vào lý thuyết về CSR
(2) Các công bố nghiên cứu CSR về góc độ người lao động còn hạn chế
(3) Chưa có khung phân tích, mô hình nghiên cứu cụ thể về CSR đối với người lao động tại Việt Nam cũng như cụ thể trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam
(4) Chưa có nghiên cứu nào trong việc xây dựng những thang đo nhằm đánh giá, xem xét mối quan hệ giữa thực hiện CSR đối với sự hài lòng, tin tưởng và cam kết của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam
Do đó, nghiên cứu về CSR đối với người lao động trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam là một nghiên cứu cần thiết, có điểm mới
Trang 26Từ thế kỷ thứ 17, người ta đã quan tâm đến sự phát triển quá lớn của Công ty Đông Ấn và những hệ lụy của sự phát triển đó đối với xã hội Chủ nghĩa tư bản nhân
ái cũng đã tồn tại ở Anh được hơn 150 năm Các tín đồ phái giáo hữu như Barclays và Cadbury, cũng như các nhà chủ nghĩa xã hội khác như Ăng-ghen và Morris đã tiến hành thực nghiệm với những hình thức kinh doanh có trách nhiệm xã hội và dựa trên giá trị Và hành động từ thiện của thời kỳ Victorian có thể được nhận định là có trách nhiệm với những khu nội đô của những trung tâm thành phố cổ ngày nay
Những bằng chứng về các hoạt động xã hội phản kháng lại những hành động của các tổ chức cũng đã trải dài qua nhiều thế kỷ, phản chiếu sự phát triển về mặt pháp
lý và thương mại của các công ty khi chúng tự tạo cho mình trở thành một lực lượng thúc đẩy các xã hội dựa trên thị trường Tiêu biểu có thể kể đến cuộc tẩy chay của người tiêu dùng đối với sản phẩm đường do những người nô lệ thu hoạch diễn ra ở nước Anh vào những năm 1790, được biết đến là cuộc tẩy chay quy mô lớn đầu tiên thế giới Trong vòng vài năm, hơn 300,000 người Anh đã tẩy chay sản phẩm đường này, sản phẩm chính của những trang trại người Anh có nô lệ người Tây Ấn Gần 400,000 lời thỉnh cầu có chữ ký đã được gửi đến Quốc hội yêu cầu chấm dứt tình trạng buôn bán nô lệ,… Vào năm 1792, Hạ viện trở thành cơ quan lập pháp quốc gia đầu tiên trên thế giới bỏ phiếu cho việc chấm dứt tình trạng buôn bán nô lệ
Trang 27Những ví dụ hiện nay về phong trào hoạt động xã hội nhằm phản đối tình trạng thiếu thực thi CSR của các tổ chức được đề cập đến rất nhiều trên báo chí, tin tức truyền hình và các trang mạng trên Internet Cho dù các hành động phản ứng là sự nổi loạn của công dân ở Seatle, Turin hay Cancun phản đối ảnh hưởng của các tập đoàn toàn cầu đối với các xã hội đang phát triển, những cuộc tẩy chay của người tiêu dùng đối với sản phẩm nguy hại đến sức khỏe hay những chiến dịch do các tổ chức phi chính phủ phát động để xóa bỏ tình trạng bóc lột sức lao động tại các nhà máy của những hãng thời trang có thương hiệu, CSR đang trở thành một chủ đề ngày càng được chú ý trong những thập kỷ gần đây trong các phòng họp của hội đồng quản trị, các lớp học ở trường kinh doanh và thậm chí trong cả phòng khách của các gia đình (Werther
và Chandler, 2012)
3.1.2 Thời kỳ từ 1950 đến 1969
Bắt đầu từ năm 1950, những nghiên cứu học thuật chính thức về CSR đầu tiên được công bố Thuật ngữ CSR xuất hiện chính thức lần đầu tiên năm 1953 trong cuốn
sách “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” (Social Responsibilities of the
Businessmen) của tác giả Howard Rothmann Bowen nhằm mục đích: "tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội"
Sau đó, nhiều quan điểm về CSR đã tạo ra những cuộc tranh luận rất sôi nổi về chủ đề này Theo Frederick (2006), khái niệm CSR được phát triển trong giai đoạn này gồm 3 ý tưởng chính Ý tưởng đầu tiên là những nhà quản trị doanh nghiệp nên coi họ chính là những người được ủy thác bảo vệ lợi ích chung của xã hội Ý tưởng thứ hai là những nhà quản trị phải cân bằng giữa những yêu cầu đối với doanh nghiệp và những nguồn lực của nó Ý tưởng cuối cùng là “cần chấp nhận lòng nhân đạo như là một sự biểu hiện của sự hỗ trợ của doanh nghiệp với xã hội”
Đây là giai đoạn mà sự tiến triển CSR chủ yếu là về “lời nói” hơn là “hành động” Trong giai đoạn này, các nhà quản trị doanh nghiệp mới bắt đầu làm quen với khái niệm CSR và dần thay đổi thái độ, nhưng chỉ có rất ít doanh nghiệp thực hiện những hoạt động như từ thiện (Carroll, 2008) Phải cho đến cuối những năm 1960, giới nghiên cứu mới bắt đầu có những nỗ lực để làm rõ và chính xác khái niệm CSR Những học giả tiêu biểu của giai đoạn này gồm Keith Davis (1960), William C Frederick (1960) và Clarence Walton (1967) Mỗi học giả trong số này đưa ra một
Trang 28định nghĩa riêng về CSR và nghiên cứu của họ đã có những đóng góp quan trọng cho
hệ thống cơ sở lý luận về CSR
3.1.3 Thời kỳ từ 1970 đến 1989
Những năm 1970 là thời kỳ quan trọng cho sự tiến triển khuôn khổ lý thuyết về CSR Carroll (2008) gọi thời kỳ này là thời kỳ tăng tốc của CSR Những tác giả tiêu biểu của thời kỳ này là Harold Johson (1971), George Steiner (1971), Richard Eels và Clarence Walton (1974) và rất nhiều các học giả khác
Trong thời kỳ này, một khái niệm về CSR có dấu ấn mạnh mẽ nhất đã được Ủy ban Phát triển bền vững (CED) đưa ra vào năm 1971 Tổ chức này xuất phát từ quan sát thực tế thấy rằng “doanh nghiệp vận hành theo một khế ước với xã hội và mục đích
cơ bản của nó là phục vụ những nhu cầu của xã hội - thỏa mãn xã hội” CED cũng chỉ
ra rằng bản hợp đồng xã hội giữa doanh nghiệp và xã hội đã đang thay đổi một cách cơ bản theo cách mà “doanh nghiệp bị yêu cầu phải nhận những trách nhiệm rộng lớn hơn với xã hội so với trước đây và phải phụng sự một loạt những giá trị nhân văn khác” Theo CED (1971), có 3 loại trách nhiệm xã hội cơ bản được mô hình hóa như trong hình sau:
Hình 3.1: Ba vòng trách nhiệm xã hội của CED
Trang 29Đặc điểm cơ bản của giai đoạn này cũng giống như giai đoạn trước là có nhiều
“lời nói” hơn “hành động” ở cấp độ doanh nghiệp Nhưng ít nhất thì cũng dần dần đã
có những sáng kiến pháp lý bắt đầu đề cập đến những khía cạnh nhất định của CSR Những sáng kiến này đã yêu cầu “các doanh nghiệp thiết lập những cơ chế trong tổ chức tuân thủ theo luật quốc gia và giải quyết được các vấn đề môi trường, sự an toàn sản phẩm, phân biệt đối xử với người lao động và an toàn nơi làm việc (Carroll, 2008) Thập kỷ 1980 tiếp theo đó củng cố vững chắc thêm khái niệm CSR Nhiều nhà nghiên cứu cố gắng hình thành những khái niệm mới Tuy nhiên, giai đoạn này được coi là thời kỳ mà các nghiên cứu lý thuyết về CSR phát triển mạnh mẽ hơn và đưa ra nhiều thuật ngữ liên quan gần gũi với thuật ngữ CSR Hơn nữa, chính trong giai đoạn này, người ta bắt đầu tìm hiểu về mối quan hệ giữa CSR và tính sinh lợi của doanh nghiệp Mối quan hệ giữa hai biến số này hiện vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu và còn gây nhiều tranh cãi
3.1.4 Thời kỳ từ 1990 đến 1999
Trong những năm 1990, xu hướng của giai đoạn trước đó vẫn tiếp tục vì khái niệm CSR vẫn thu hút rất nhiều sự chú ý của các chủ thể trong xã hội Xu hướng thực hiện CSR bằng cách làm từ thiện cũng khá phổ biến trong thời kỳ này Theo Carroll (2008), những tiến bộ lớn lao của CSR trong giai đoạn này xuất phát từ những hành động thực tế của khu vực doanh nghiệp mà cụ thể hơn là có sự xuất hiện của một tổ chức phi lợi nhuận gọi là “Doanh nghiệp vì trách nhiệm xã hội” (BSR) vào năm 1992 BSR là tổ chức đầu tiên được thành lập theo mô hình mà một nhóm các doanh nhân tạo ra nhằm giúp các công ty hành xử một cách có trách nhiệm hơn Những người sáng lập tổ chức này mong muốn một mặt tạo ra những doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội, mặt khác tạo ra những tổ chức thúc đẩy trách nhiệm xã hội (BSR, 2012)
3.1.5 Thời kỳ những năm đầu thế kỷ 21 đến nay
Trong thế kỷ 21, những nghiên cứu thực nghiệm về CSR bắt đầu hướng vào các chủ đề nhỏ trong lĩnh vực này thay vì nghiên cứu tổng quát hóa khái niệm Còn nếu xét từ quan điểm của doanh nghiệp thì đặc trưng của giai đoạn này là sự quan tâm ngày càng gia tăng đến các “hành động CSR thực tế” Trong một cuốn sách của Kotler
và Lee (2005), có 25 hành động thực tế được nêu ra và rất có giá trị tham khảo cho các doanh nghiệp đưa vào các chương trình CSR của họ Sự quan tâm ngày càng tăng của giới doanh nghiệp đến CSR xuất phát từ một số yếu tố Yếu tố đầu tiên là những vụ xì-căng-đan xảy ra như vụ Enron và Worldcom, dẫn đến sự suy giảm những hỗ trợ của xã hội cho doanh nghiệp Yếu tố thứ hai là những áp lực ngày càng tăng từ phía các tổ
Trang 30chức phi chính phủ (NGOs) và các nghiệp đoàn đòi hỏi các doanh nghiệp phải tôn trọng nhân quyền và áp dụng những thực hành tốt nhất Yếu tố cuối cùng là: “niềm tin rằng có cơ sở thực tiễn kinh doanh cho vấn đề CSR”
Bên cạnh những thất bại PR gây tổn hại đến doanh số và hình ảnh của công ty, ảnh hưởng tài chính trực tiếp của những thất bại về CSR trong xã hội không còn xa nữa Những thực tiễn rộng rãi, dài hạn trong ngành mà trước đây được xem là mang tính đạo đức hoặc từ thiện, thì nay có thể bị coi là bất hợp pháp hay xã hội không chấp nhận được dưới sự truy tố pháp lý hay hành động xã hội cụ thể Những vi phạm như vậy thường ít gặp ở các doanh nghiệp có cam kết mạnh mẽ về CSR Ví dụ, việc lật tẩy một hành động được thực hiện khá rộng rãi ở các công ty là tính lùi giá trị quyền mua
cổ phiếu của nhân viên lần đầu tiên đã được công bố rộng rãi bởi Tạp chí Phố Wall, cho thấy những nguy hiểm khi giả định rằng những thông lệ quản trị trước đây được chấp nhận thì ngày nay cũng sẽ được chấp nhận (Werther và Chandler, 2012) Các doanh nghiệp hành động trái với nền tảng về những gì được gọi là có trách nhiệm xã hội đang liên tục thay đổi CSR không phải là một khái niệm cố định Nó rất năng động và tiếp tục phát triển khi các kỳ vọng văn hóa thay đổi
Một mặt, những tiêu chuẩn và kỳ vọng liên tục thay đổi tạo nên sự phức tạp mà những người ra quyết định tại các công ty phải đối mặt Tệ hơn là những tiêu chuẩn này lại thay đổi từ xã hội này sang xã hội khác; thậm chí giữa các nền văn hóa trong cùng một xã hội Thậm chí tệ hơn nữa là chúng lại thay đổi theo thời gian Đối mặt với những tiêu chuẩn luôn biến đổi nhanh chóng này, những người ra quyết định tại các doanh nghiệp phải xem xét một loạt các nhân tố khi thực hiện
Ví dụ như trong lịch sử thời kỳ đầu của Hoa Kỳ, Đạo luật người nước ngoài yêu cầu bồi thường ngoài hợp đồng ban đầu nhằm bảo đảm với Châu Âu rằng nước Mỹ sẽ không chứa chấp những tên cướp biển hoặc sát thủ Luật này cho phép những người nước ngoài kiện ra toàn án Mỹ những vi phạm pháp luật của các quốc gia Ngày nay, đạo luật năm 1789 này được sử dụng để buộc các doanh nghiệp Mỹ có trách nhiệm về những hành vi của mình ở nước ngoài, cũng như hành vi của các đối tác của họ (cho
dù là những doanh nghiệp khác hay các chính phủ) Vì vậy, điều mà có thể là hợp pháp, hoặc thậm chí được khuyến khích ở nước này lại có thể mang đến hệ lụy pháp lý
ở quốc gia khác Và đây không chỉ là một trường hợp duy nhất Những doanh nghiệp như Citibank, Coca-cola, IBM, JCPenny, Levi Strauss, Pfizer, Gap, Limited, Texaco
và Unocal đã đều phải đối mặt với những vụ kiện tương tự như trong luật này, mà có thể mở rộng đến hàng trăm các doanh nghiệp trong nước hoặc quốc tế khác Phổ biến hơn là vụ Nike phản ứng lại với những chỉ trích của bên liên quan về việc bóc lột sức
Trang 31lao động trong các nhà máy của mình, bằng cách yêu cầu các nhà cung ứng cung cấp cho công nhân điều kiện lao động và trả lương cho họ theo những kỳ vọng của người tiêu dùng tại các xã hội phát triển, những người tiêu dùng sẵn sàng tẩy chay hàng của Nike nếu họ nhận biết được công ty đối xử không công bằng hay thiếu trách nhiệm Ngày nay, các phương tiện truyền thông và các nhà hoạt động phi chính phủ sẵn sàng chỉ trích hành vi đối xử tàn tệ với công nhân ở các nước đang phát triển bằng cách trói buộc các tập đoàn vào những tiêu chuẩn ở thị trường trong nước, đặc biệt là ở Mỹ và Liên minh Châu Âu Kết quả là sự phức tạp và rủi ro gia tăng sẽ gây thiệt hại đến kết quả kinh tế khi thiếu vắng CSR
Khi các xã hội suy nghĩ lại về sự cân bằng giữa nhu cầu xã hội và tiến bộ kinh
tế, tầm quan trọng và sự phức tạp của CSR sẽ tiếp tục còn tăng lên Do đó, sự nhận thức về những kỳ vọng luôn thay đổi sẽ đem lại tiềm năng cho lợi thế cạnh tranh gia tăng Những ví dụ trên cho thấy bối cảnh văn hóa rất quan trọng đối với sự nhận thức
và đánh giá về CSR
3.2 Khái niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
3.2.1 Khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thời kỳ trước thế kỷ 21
Thuật ngữ "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp" xuất hiện chính thức lần đầu
tiên năm 1953 trong cuốn sách “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” (Social
Responsibilities of the Businessmen) của tác giả Howard Rothmann Bowen nhằm mục đích: "tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền
và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội" Tuy nhiên, từ đó đến nay, thuật ngữ CSR đang được hiểu theo nhiều cách khác nhau
Năm 1970, Friedman M cho ra đời công trình“CSR làm tăng lợi nhuận cho
hội hàm ý nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến” Caroll (1979) đã chỉ ra rằng vai trò chủ yếu của mọi doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận bằng cách bán sản phẩm và dịch vụ cho xã hội khẳng định “CSR bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định” Hai tác giả Maignan và Ferrell cũng đưa ra một khái niệm súc tích về CSR: “Một doanh nghiệp có trách nhiệm
xã hội khi quyết định và hoạt động của nó nhằm tạo ra và cân bằng các lợi ích khác nhau của những cá nhân và tổ chức liên quan”
Trang 32Những năm 80, đa số các nhà nghiên cứu đều gắn trách nhiệm xã hội với đạo đức kinh doanh, rất nhiều tác phẩm về chủ đề này đã được xuất bản Năm 2004, Philip Kotler, một trong những nhà nghiên cứu hàng đầu thế giới về kinh doanh và đồng tác
giả Nancy Lee trong tác phẩm “CSR: điều tốt nhất cho công ty của bạn” khẳng định
sâu sắc lợi ích của trách nhiệm xã hội Nếu hiểu theo nghĩa đơn giản từ nghĩa của ba từ tiếng Anh là: "Corporate Social Responsibility" (viết tắt là CSR) được dịch ra tiếng việt và hình thành cụm từ: CSR Nhưng trên thực tế, CSR là một phạm trù rộng và tương đối phức tạp Mỗi một từ trong cụm từ này lại được diễn giải một cách khó khăn
và có phần khó hiểu Ở cấp độ quốc tế, mặc dù tiếng Anh là một ngôn ngữ quen thuộc, nhưng việc giải thích ba từ ngữ này cũng không được rõ ràng Ta có thể tìm hiểu thêm các khái niệm cho từng từ ngữ này cụ thể như sau:
Khái niệm "trách nhiệm": là một trong những khái niệm khó hiểu và thiếu nhất
quán nhất trong lĩnh vực triết học (Neuberg, 1997) Một cách chung nhất, "trách nhiệm" có thể được định nghĩa như là "điều kiện quy trách (imputabilite') những hành động cho một cá nhân nào đó" Về mặt từ nguyên, thuật ngữ này xuất phát từ tiếng Latin là respondere và có nghĩa là "chịu trách nhiệm về", "bảo đảm cho" Đây là cách hiểu được chấp nhận rộng rãi trong lĩnh vực pháp lý và chỉ được áp dụng cho các nhân thân (personnes): trách nhiệm được định nghĩa như là nghĩa vụ phải bồi thường một thiệt hại do hành vi của mình gây ra, điều này bao hàm một sự trừng phạt, một sự chế tài nào đó Như vậy, trách nhiệm có nghĩa là người ta có thể quy trách một hành vi (một hành vi gây tổn hại hoặc một nghĩa cử) cho một nhân thân nào đó
Theo Capron M (2009), khái niệm "xã hội": Trong tiếng Pháp, tính từ "social"
("mang tính xã hội") mang rất nhiều ý nghĩa khiến cho khái niệm "trách nhiệm xã hội" trở nên mơ hồ hơn Bởi vì khái niệm này được áp dụng cho các doanh nghiệp nên rất nhiều người đã giới hạn CSR vào các mối quan hệ giữa người sử dụng LĐ và NLĐ, đồng thời loại bỏ tất cả các khía cạnh khác liên quan đến sự phát triển bền vững Chính
vì thế mà người sử dụng tính từ "sociétal" ("trên quy mô xã hội") để phân biệt những
gì có liên quan tới xã hội theo nghĩa rộng với những gì chỉ liên quan tới các mối quan
hệ giữa người sử dụng LĐ và NLĐ, Hiện nay, việc sử dụng tính từ "xã hội" (trong ngữ cảnh CSR) đang ngày càng có xu hướng nghiêng theo cách hiểu Anh - Mỹ, tức tính xã hội phổ quát, bao trùm mọi khía cạnh của đời sống xã hội Cách hiểu này gần như đã được chấp nhận bởi vì một trong những ý nghĩa của tính từ xã hội trong tiếng Pháp là chỉ các mối quan hệ của con người trong xã hội hiểu theo nghĩa rộng
Capron M (2009) cũng đưa ra khái niệm "Doanh nghiệp": Trong ngôn ngữ Anh
- Mỹ, từ corporation (doanh nghiệp) thường được dùng để nói về các doanh nghiệp có
Trang 33quy mô lớn Nếu hiểu doanh nghiệp theo nghĩa hẹp như vậy thì không thể bao gồm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn có rất nhiều tại Châu Âu mà đặc biệt là tại Pháp Nhưng điều này vẫn không giải quyết được vấn đề ranh giới giữa các tổ chức và vấn đề phạm
vi của thực thể doanh nghiệp: nhóm, công ty, công ty gia công, mạng lưới công ty Đó
là chúng ta còn chưa nói đến việc đánh giá CSR ngày càng chú trọng vào các mạng lưới sản xuất, các chuỗi giá trị, các dự án lớn kết nối hàng chục doanh nghiệp với nhau, thậm chí là toàn bộ những ngành kinh tế Phạm vi trách nhiệm phụ thuộc phần lớn vào cách mà doanh nghiệp xem mình thuộc về lĩnh vực ảnh hưởng nào
Nhìn chung, có sự mơ hồ giữa các khái niệm trách nhiệm của doanh nghiệp (xét như một đơn vị cá thể) và trách nhiệm doanh nghiệp (tức doanh nghiệp nói chung) và trách nhiệm của các doanh nghiệp (xem xét một cách tổng thể) Trong trường hợp thứ nhất người ta coi doanh nghiệp như một đơn vị biệt lập vận động trên thị trường, xem doanh nghiệp như một cá nhân làm chủ số phận của mình và hoàn toàn chịu trách nhiệm về các hành vi của mình, mà không tính đến các quan hệ tương tác của doanh nghiệp với môi trường kinh tế và xã hội xung quanh
3.2.2 Khái niệm trách nhiệm xã hội đương đại
3.2.2.1 Khái niệm CSR của Ngân hàng thế giới
Năm 2003, nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới đưa ra định nghĩa về CSR:
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là sự cam kết của doanh nghiệp
đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung
Đây là định nghĩa về CSR đang được sử dụng nhiều nhất trên toàn thế giới bởi
vì đây là định nghĩa hoàn chỉnh, rõ ràng và dễ hiểu nhất Định nghĩa này đã đề cập đến CSR phải gắn liền với vấn đề phát triển bền vững - một yêu cầu khách quan, cấp thiết,
có tính toàn cầu của sự phát triển hiện nay Theo định nghĩa này, CSR là một cam kết của tổ chức để không chỉ góp phần vào phát triển kinh tế mà còn cải thiện tiêu chuẩn sống của xã hội, CSR không còn là những hành động thiện nguyện tự phát theo tiếng nói của lương tri hay những đóng góp theo phong trào nữa, mà nó đã là một phần chiến lược không thể tách rời của doanh nghiệp Khi cạnh tranh trên thương trường ngày càng khốc liệt, những yêu cầu, đòi hỏi từ khách hàng ngày càng cao và do vậy,
xã hội có cái nhìn ngày càng khắt khe hơn đối với doanh nghiệp về bổn phận, trách
Trang 34nhiệm trước cộng đồng, xã hội thì để phát triển bền vững, các doanh nghiệp phải luôn tuân thủ và đảm bảo những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, về thực hiện bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi về đào tạo và phát triển của NLĐ, góp phần phát triển cộng đồng, bao hàm cả các hoạt động thực hiện an sinh xã hội như nhân đạo, từ thiện mà không phải chỉ đảm bảo những chuẩn mực về sản xuất - kinh doanh có lợi nhuận, thậm chí siêu lợi nhuận,… Với những nội dung cụ thể như vậy về trách nhiệm xã hội, thì việc thực hiện CSR không chỉ giúp cho doanh nghiệp phát triển bền vững, mà còn góp phần vào sự phát triển bền vững chung của xã hội Ngày nay, các yếu tố quản trị, môi trường, xã hội giờ đã luôn gắn liền với CSR, nhiều doanh nghiệp đang nỗ lực đo lường, theo dõi và báo cáo về các hoạt động CSR của họ Có thể nói, với định nghĩa này, thì ngày nay, CSR đã đi một chặng đường dài từ trách nhiệm về từ thiện đến chuyển hóa thành phát triển bền vững của doanh nghiệp
CSR và phát triển bền vững (Sustainable Development) của doanh nghiệp ngày càng được các nhà đầu tư, khách hàng, cơ quan quản lý và các bên liên quan quan tâm Cùng với các thông tin liên quan đến quản trị hoạt động kinh doanh và quản trị tài chính doanh nghiệp thì những thông tin về các hoạt động hướng đến xã hội, môi trường cũng trở thành những vấn đề đòi hỏi các doanh nghiệp phải minh bạch và công khai để đánh giá hiệu quả và trách nhiệm trong hoạt động của mình Nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin về vấn đề này, thực hiện báo cáo “phát triển bền vững” (gọi tắt là báo cáo bền vững) đã trở thành một xu hướng công bố thông tin của các doanh nghiệp đang được khuyến khích thực hiện trên toàn thế giới
Định nghĩa này còn bao quát được khá đầy đủ các nội dung của CSR, nó chỉ ra rằng trách nhiệm xã hội gắn liền với việc tạo ra lợi ích cho nhiều đối tượng hữu quan: chủ sở hữu, cổ đông, nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp, các đối tượng kinh doanh, đại diện cơ quan chính phủ, người giám sát, cộng đồng Doanh nghiệp, không đơn thuần là một tổ chức chỉ luôn tập trung vào việc tìm kiếm lợi nhuận mà cần phải trở thành một phần của cộng đồng, xã hội, phải có trách nhiệm, quan tâm đến nhu cầu, nguyện vọng của các bên liên quan như: người lao động, người tiêu dùng, thậm chí cả cộng đồng địa phương, nơi mà doanh nghiệp đang phục vụ Định nghĩa này muốn nhấn mạnh rằng, CSR là phương tiện giải quyết những vấn đề quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng, nhà cung cấp, người lao động, cổ đông, cộng đồng và các bên liên quan khác cũng như với môi trường Tất cả đều nhằm mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp phát triển bền vững trong một xã hội bền vững Như vậy, nội hàm của CSR bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử của doanh nghiệp đối với các chủ thể và đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ người sản xuất,
Trang 35tiếp thị, tiêu thụ, tiêu dùng đến các nhà cung ứng nguyên liệu, vật liệu tại chỗ; từ đội ngũ cán bộ, nhân viên cho đến các cổ đông của doanh nghiệp
Ngoài định nghĩa của Ngân hàng thế giới, có thể nêu ra một số định nghĩa khá
sâu sắc như định nghĩa của Maignan và Ferrell, năm 2004: "Một doanh nghiệp có
trách nhiệm xã hội khi quyết định và hoạt động của nó nhằm tạo ra và cân bằng các
Lee, năm 2008, cho rằng "CSR là sự cam kết cải thiện phúc lợi cộng đồng thông qua
các hoạt động kinh doanh tự nguyện và sự đóng góp các nguồn lực của doanh
quá trình mà các công ty tích hợp các vấn đề xã hội, môi trường và đạo đức vào các hoạt động kinh doanh và chiến lược của họ trong sự tương tác chặt chẽ với các bên
Các định nghĩa về CSR ở trên cho thấy, dù hình thức thể hiện hay ngôn từ diễn đạt có khác nhau, song nội hàm của CSR về cơ bản đều có điểm thống nhất chung là: bên cạnh với việc phát triển lợi ích riêng, tìm kiếm lợi nhuận, phát triển danh tiếng, thì doanh nghiệp vẫn luôn gắn kết với sự phát triển bền vững chung của cộng đồng xã hội
3.2.2.2 Tiêu chuẩn ISO 26000:2010
ISO 26000:2010 là một bộ tiêu chuẩn quốc tế của Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) nhằm đưa ra những hướng dẫn về CSR Bộ tiêu chuẩn này được các chuyên gia đến từ các tổ chức xã hội viết và được ban hành vào cuối tháng 11 năm
2010, với 07 chủ đề cốt lõi: Quản trị tổ chức; Bảo vệ quyền con người; Người lao động; Bảo vệ môi trường; Hoạt động minh bạch; Hướng tới người tiêu dùng; Phát triển cộng đồng (Bảng 3.1: Chủ đề cốt lõi và các vấn đề về trách nhiệm xã hội)
Bộ tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn về các nguyên tắc cơ bản của CSR, thừa nhận CSR và sự gắn kết với các bên liên quan, các chủ đề cốt lõi và các vấn đề gắn với CSR cũng như cách thức tích hợp hành vi trách nhiệm xã hội vào tổ chức Tiêu chuẩn này nhấn mạnh tầm quan trọng của các kết quả và cải tiến hiệu quả hoạt động về CSR
Bộ tiêu chuẩn này hữu ích cho mọi loại hình tổ chức ở các khu vực tư nhân, khu vực công và phi lợi nhuận, quy mô lớn hay nhỏ, hoạt động ở các quốc gia phát triển hay đang phát triển cũng như các nền kinh tế chuyển đổi Bộ tiêu chuẩn này hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nỗ lực thực hiện CSR theo yêu cầu ngày càng cao của xã hội
Trong khi không phải tất cả các nội dung của tiêu chuẩn này sẽ được sử dụng như nhau cho mọi loại hình tổ chức thì tất cả các chủ đề cốt lõi đều có liên quan đến mỗi tổ chức Tất cả các chủ đề cốt lõi gồm một số vấn đề và mỗi tổ chức có trách
Trang 36nhiệm xác định vấn đề nào có liên quan và có ý nghĩa đối với tổ chức đó để giải quyết, thông qua những xem xét của bản thân tổ chức cũng như thông qua đối thoại với các bên liên quan Các tổ chức chính phủ, giống như bất kỳ tổ chức nào khác, có thể sử dụng bộ tiêu chuẩn này Tuy nhiên, bộ tiêu chuẩn này không nhằm thay thế, thay đổi hay sửa đổi các nghĩa vụ pháp lý của quốc gia Bộ tiêu chuẩn này cũng không cản trở việc xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia cụ thể hơn, đòi hỏi khắt khe hơn hay loại hình tài liệu nào khác
Đây là bộ tiêu chuẩn có thể giúp các doanh nghiệp quản lý tốt các vấn đề về CSR của mình Mỗi tổ chức cần trở nên có TNXH hơn bằng cách sử dụng bộ tiêu chuẩn này Bộ tiêu chuẩn này có thể sử dụng cho các tổ chức bắt đầu thực thi trách nhiệm xã hội cũng như các tổ chức đã có kinh nghiệm hơn trong việc này Những tổ chức mới bắt đầu có thể thấy hữu ích khi đọc và áp dụng bộ tiêu chuẩn này như một tài liệu hướng dẫn cơ bản về CSR, trong khi những tổ chức có kinh nghiệm có thể mong muốn sử dụng bộ tiêu chuẩn này để cải tiến các thực tiễn hiện có và tích hợp hơn nữa CSR vào tổ chức
Bộ tiêu chuẩn này nhằm hỗ trợ các tổ chức trong việc đóng góp vào sự phát triển bền vững Bộ tiêu chuẩn này khuyến khích các tổ chức không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ về pháp lý, dù rằng việc tuân thủ luật pháp là nền tảng cho tổ chức và là một phần thiết yếu của trách nhiệm xã hội của tổ chức Tiêu chuẩn này nhằm đẩy mạnh sự hiểu biết chung trong lĩnh vực trách nhiệm xã hội, bổ sung cho các công cụ và sáng kiến khác đối với trách nhiệm xã hội, nhưng không thay thế chúng
Bộ tiêu chuẩn này cung cấp hướng dẫn cho mọi loại hình tổ chức, không phân biệt quy mô hay địa điểm, về:
- Khái niệm, thuật ngữ và định nghĩa liên quan đến CSR;
- Nền tảng, xu hướng và đặc điểm của CSR;
- Nguyên tắc và thực tiễn liên quan đến CSR;
- Những chủ đề cốt lõi và các vấn đề về CSR;
- Việc tích hợp, thực thi và thúc đẩy hành vi CSR trong toàn bộ tổ chức và thông qua các chính sách và thực hành của tổ chức trong phạm vi ảnh hưởng của tổ chức;
- Việc nhận biết và sự gắn kết với các bên liên quan;
- Truyền đạt các cam kết, việc thực hiện và thông tin khác liên quan đến CSR
Trang 37Bảng 3.1: Chủ đề cốt lõi và các vấn đề về trách nhiệm xã hội
6.3.6 Vấn đề 4: Giải quyết khiếu nại
6.3.7 Vấn đề 5: Phân biệt đối xử và nhóm dễ bị tổn thương
6.3.8 Vấn đề 6: Quyền dân sự và chính trị
6.3.9 Vấn đề 7: Quyền kinh tế, xã hội và văn hóa
6.3.10 Vấn đề 8: Các nguyên tắc cơ bản và quyền tại nơi làm việc
6.4 Chủ đề cốt lõi: Người lao động
6.4.3 Vấn đề 1: Việc làm và phát triển quan hệ lao động
6.4.4 Vấn đề 2: Chế độ đãi ngộ và bảo trợ xã hội
6.4.5 Vấn đề 3: Đối thoại xã hội
6.4.6 Vấn đề 4: Sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc
6.4.7 Vấn đề 5: Đào tạo và phát triển năng lực nhân viên
6.5 Chủ đề cốt lõi: Bảo vệ môi trường
6.5.3 Vấn đề 1: Phòng ngừa ô nhiễm
6.5.4 Vấn đề 2: Sử dụng nguồn lực bền vững
6.5.5 Vấn đề 3: Giảm nhẹ và thích nghi với biến đổi khí hậu
6.5.6 Vấn đề 4: Bảo vệ môi trường, đa dạng sinh học và khôi phục môi
trường sống tự nhiên 6.6 Chủ đề cốt lõi: Hoạt động minh bạch
6.6.3 Vấn đề 1: Chống tham nhũng
6.6.4 Vấn đề 2: Tham gia chính trị có trách nhiệm
6.6.5 Vấn đề 3: Cạnh tranh bình đẳng
6.6.6 Vấn đề 4: Thúc đẩy trách nhiệm xã hội trong chuỗi giá trị
6.6.7 Vấn đề 5: Tôn trọng quyền sở hữu
6.7 Chủ đề cốt lõi: Hướng tới người tiêu dùng
6.7.3 Vấn đề 1: Thực hành marketing công bằng, thông tin xác thực, không
định kiến và thực hành hợp đồng công bằng 6.7.4 Vấn đề 2: Bảo vệ sức khỏe và an toàn của người tiêu dùng
Trang 38Điều mục Các chủ đề cốt lõi và các vấn đề
6.7.5 Vấn đề 3: Tiêu dùng bền vững
6.7.6 Vấn đề 4: Dịch vụ, hỗ trợ người tiêu dùng và giải quyết tranh chấp,
khiếu nại 6.7.7 Vấn đề 5: Bảo vệ dữ liệu và sự riêng tư của người tiêu dùng
6.7.8 Vấn đề 6: Tiếp cận các dịch vụ thiết yếu
6.7.9 Vấn đề 7: Giáo dục và nhận thức
6.8 Chủ đề cốt lõi: Phát triển cộng đồng
6.8.3 Vấn đề 1: Sự tham gia của cộng đồng
6.8.4 Vấn đề 2: Giáo dục và văn hóa
6.8.5 Vấn đề 3: Tạo việc làm và phát triển kỹ năng
6.8.6 Vấn đề 4: Phát triển và tiếp cận công nghệ
6.8.7 Vấn đề 5: Tạo của cải v à thu nhập
6.8.8 Vấn đề 6: Sức khỏe
6.8.9 Vấn đề 7: Đầu tư xã hội
Nguồn: Tiêu chuẩn ISO 26000:2010
Theo yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 26000, nội hàm CSR của doanh nghiệp đối với người lao động bao gồm các nội dung: (1) việc làm và phát triển quan hệ lao động; (2) chế độ đãi ngộ và bảo trợ xã hội; (3) đối thoại xã hội; (4) sức khỏe và an toàn nơi làm việc; (5) đào tạo và phát triển năng lực nhân viên được nêu chi tiết ở chủ đề cốt lõi
“Người lao động” - Điều mục 6.4 của bộ tiêu chuẩn Luận án sử dụng cách tiếp cận này của bộ ISO 26000 làm cơ sở phân tích, lý giải, xây dựng và kiểm định mô hình nghiên cứu về CSR đối với NLĐ trong các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam
Tổng hợp các khái niệm về CSR, trên nền tảng khái niệm về CSR do Nhóm phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng thế giới kết hợp với cách tiếp cận về CSR dưới góc độ người lao động theo tiêu chuẩn ISO 26000:2010, tác giả đề xuất khái niệm
về CSR đối với người lao động được sử dụng trong luận án, cụ thể như sau:
“Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đối với người lao động là sự cam
kết của doanh nghiệp đối với người lao động thông qua thực hiện tốt các hoạt động: Việc làm và quan hệ lao động, đãi ngộ và bảo trợ xã hội, đối thoại xã hội, sức khỏe và
an toàn, đào tạo và phát triển nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao
Trang 393.3 Nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động
Theo yêu cầu của bộ tiêu chuẩn ISO 26000, nội hàm CSR của doanh nghiệp đối với người lao động bao gồm các tiêu chí: (1) việc làm và phát triển quan hệ lao động; (2) chế độ đãi ngộ và bảo trợ xã hội; (3) đối thoại xã hội; (4) sức khỏe và an toàn nơi làm việc; (5) đào tạo và phát triển năng lực nhân viên và được thể hiện trong khung phân tích sau:
Hình 3.2: Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động
Nguồn: Tiêu chuẩn ISO 26000:2010
3.3.1 Việc làm và phát triển quan hệ lao động
Tầm quan trọng của việc làm đối với sự phát triển con người đã được thừa nhận rộng rãi Là chủ sử dụng lao động, một tổ chức đóng góp vào một trong các mục tiêu của xã hội, cụ thể là việc cải thiện tiêu chuẩn sống thông qua việc làm đầy đủ, an toàn
và việc làm bền vững Mọi quốc gia đều cung cấp một khuôn khổ pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động Mặc dù việc xác định tiêu chuẩn và tiêu chí để xem xét mối quan hệ lao động có thể khác nhau giữa các quốc gia, nhưng thực tế chứng minh rằng sức mạnh của các bên ký kết hợp đồng lao động không công bằng và rằng, người lao động cần được bảo vệ bổ sung hoặc trên cơ sở luật lao động Mối quan hệ lao động đề cập tới quyền và nghĩa vụ của cả người sử dụng lao động và người lao động vì lợi ích của tổ chức và xã hội
Không phải tất cả các công việc đều tồn tại mối quan hệ lao động Những công việc và dịch vụ mà người lao động tự làm chủ thì các bên được coi là độc lập với nhau
và chỉ có quan hệ thương mại Sự khác nhau giữa quan hệ việc làm và quan hệ thương mại không phải lúc nào cũng được phân biệt rõ ràng, đôi khi bị hiểu sai và hậu quả là công nhân không phải luôn luôn nhận được sự bảo vệ về quyền lợi mà lẽ ra họ được
Chế độ đãi ngộ và bảo trợ xã hội
Người lao động Đối thoại xã hội
Sức khỏe và an toàn nơi làm việc
Việc làm và phát triển quan hệ lao động lao động
Đào tạo và phát triển nhân viên
Trang 40nhận Điều quan trọng là cho cả xã hội và làm việc cá nhân thực hiện khuôn khổ pháp
lý và thể chế phù hợp được công nhận và áp dụng Cho dù công việc được thực hiện theo một hợp đồng lao động, tất cả các bên tham gia hợp đồng có quyền hiểu rõ quyền
và trách nhiệm của mình và tin tưởng thích hợp trong trường hợp các điều khoản của hợp đồng không được tôn trọng
Trong bối cảnh này, người lao động hiểu kết quả công việc sẽ tương xứng với thù lao mà họ được nhận và không bao gồm các hoạt động được thực hiện một cách tự nguyện Tuy nhiên, các tổ chức nên có chính sách và các biện pháp để giải quyết trách nhiệm pháp lý và tự nguyện
3.3.2 Chế độ đãi ngộ và bảo trợ xã hội
Điều kiện làm việc bao gồm lương và các hình thức khoản đãi khác, thời gian làm việc, thời gian nghỉ, nghỉ lễ, thủ tục kỷ luật và sa thải, bảo vệ phụ nữ mang thai và các vấn đề phúc lợi khác như nước uống an toàn, điều kiện vệ sinh, nhà ăn và tiếp cận các dịch vụ y tế Nhiều điều kiện làm việc được thiết lập bởi luật nhà nước hoặc bởi các thỏa thuận ràng buộc pháp lý giữa người sử dụng lao động và người lao động Người sử dụng lao động quyết định nhiều điều kiện làm việc Điều kiện làm việc có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của người lao động và gia đình người lao động cũng như sự phát triển kinh tế và xã hội Cần quan tâm hợp lý và công bằng tới chất lượng của các điều kiện làm việc của người lao động Bảo trợ xã hội có liên quan đến tất cả các bảo đảm về mặt pháp lý và các chính sách và thực hành của doanh nghiệp để giảm thiểu khả năng giảm hoặc mất thu nhập trong trường hợp bị thương tật,
ốm đau, thai sản, nuôi con, tuổi già, thất nghiệp, tàn tật hoặc khó khăn tài chính và để cung cấp chăm sóc ý tế và trợ cấp cho gia đình Bảo trợ xã hội có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ nhân phẩm và xây dựng ý thức công bằng xã hội Nhìn chung, trách nhiệm bảo trợ xã hội chủ yếu thuộc về nhà nước
3.3.3 Đối thoại xã hội
Đối thoại xã hội bao gồm tất cả các hình thức thương thảo, tư vấn hoặc trao đổi thông tin giữa đại diện chính phủ, chủ lao động và người lao động về các vấn đề lợi ích chung có liên quan đến các mối quan tâm về kinh tế và xã hội Đối thoại xã hội có thể diễn ra giữa đại diện của chủ lao động và người lao động về các vấn đề có ảnh hưởng đến lợi ích của các bên và cũng có thể có sự tham gia của chính phủ khi có liên quan đến các yếu tố rộng lớn hơn, ví dụ như quy định và chính sách xã hội Các bên độc lập được yêu cầu đối thoại xã hội Đại diện của người lao động phải được bầu cử
tự do bởi các thành viên công đoàn và người lao động có liên quan, tuân thủ luật, quy