1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Tư tưởng hồ chí minh về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của đảng cộng sản việt nam trong sự nghiệp đổi mới

132 439 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 541 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Từ sau cuộc khủng hoảng, đổ vỡ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội ra sức tấn công vào chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chế độ xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta, hòng làm cho Việt Nam phải xa rời con đường xã hội chủ nghĩa mà Hồ Chí Minh và Đảng ta, nhân dân ta đã lựa chọn. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng ta khẳng định rõ: Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh 17, tr. 56. Vì vậy, để thực hiện quyết tâm đó của toàn Đảng, toàn dân trong sự nghiệp đổi mới, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là nghiên cứu tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 5 khóa IX, Đảng ta nhấn mạnh: Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, tiếp tục làm sáng tỏ hơn lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta 16, tr. 134. Rõ ràng việc nghiên cứu để nắm vững tư tưởng Hồ Chí Minh về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một nhiệm vụ to lớn, là yêu cầu vừa cấp bách, vừa cơ bản. Do vậy, tác giả lựa chọn đề tài Tư tưởng Hồ Chí Minh về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới, nhằm góp phần làm sáng rõ tính đúng đắn của con đường Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn, đồng thời góp một phần nhỏ bé vào việc đi sâu, mở rộng nghiên cứu, giáo dục, tuyên truyền và đưa tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành hiện thực cuộc sống trên đất nước ta.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Từ sau cuộc khủng hoảng, đổ vỡ chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông

Âu, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội ra sức tấn công vào chủ nghĩa Mác

- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và chế độ xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta,hòng làm cho Việt Nam phải xa rời con đường xã hội chủ nghĩa mà Hồ ChíMinh và Đảng ta, nhân dân ta đã lựa chọn

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đảng ta khẳng định rõ: "Đảng

và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hộichủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh" [17,

tr 56]

Vì vậy, để thực hiện quyết tâm đó của toàn Đảng, toàn dân trong sựnghiệp đổi mới, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là nghiên cứu tưtưởng của Người về chủ nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xãhội ở Việt Nam là một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết

Tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 5 khóa IX, Đảng ta nhấnmạnh: "Đẩy mạnh tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, tiếp tục làm sáng tỏ hơn

lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta" [16,

tính đúng đắn của con đường Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn,đồng thời góp một phần nhỏ bé vào việc đi sâu, mở rộng nghiên cứu, giáo

Trang 2

dục, tuyên truyền và đưa tư tưởng Hồ Chí Minh trở thành hiện thực cuộc sốngtrên đất nước ta.

2 Tình hình nghiên cứu

Ở nước ta, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội vàcon đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một trong những vấn đềđược nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Có thể nhìn nhận lịch sử vấn đề nghiêncứu theo ba mảng chính sau đây:

Thứ nhất, các sách, giáo trình viết về tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ

nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam: Những vấn đề

lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

của Nguyễn Duy Quý chủ biên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; Tư

tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng Việt Nam, của Võ Nguyên

Giáp, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; Tư tưởng Hồ Chí Minh về độc

lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, của TS Hoàng Trang và

TS Phạm Ngọc Anh đồng chủ biên, Nxb Lao động, Hà Nội, 2000; Về định

hướng xã hội chủ nghĩa và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, của

GS.TS Nguyễn Phú Trọng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001; Tư tưởng

Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, của TS Vũ Viết Mỹ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002; Về một tư tưởng lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà Nội, 2003; Hồ Chí Minh - Nhà tư tưởng lỗi lạc,

của GS Song Thành, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005; Tư tưởng Hồ Chí

Minh về độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, của Nguyễn Bá Linh, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005; Giáo trình tư tưởng Hồ Chí Minh, của Hội

đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ môn khoa họcMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2003,v.v

Trang 3

Thứ hai, một số công trình, đề tài nghiên cứu về tư tưởng cách mạng

xã hội chủ nghĩa của Hồ Chí Minh: Đề tài KX02- 04, Tư tưởng Hồ Chí Minh

về cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, của TS Phạm Vũ Quyết Thắng

và ThS Vũ Viết Mỹ làm chủ nhiệm; Chương trình khoa học cấp Nhà nướcKX02: "Tư tưởng Hồ Chí Minh" (giai đoạn 1991 - 1995) trong đó có đề tài KX

- 02.01: Tư tưởng Hồ Chí Minh về con đường cách mạng Việt Nam, của Đại

tướng Võ Nguyên Giáp làm chủ nhiệm, v.v

Thứ ba, các bài viết của các nhà nghiên cứu được đăng trên các báo,

tạp chí khoa học: Tìm hiểu quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu của chủ

nghĩa xã hội, Tạp chí Thông tin lý luận, số 1-1995; Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, của

Nguyễn Đình Hòa, Tạp chí Triết học, số 4-1998; Tư tưởng Hồ Chí Minh về

chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 7-1999; Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, của Nguyễn Duy Quý, Tạp chí Triết học, số 3-2000; Đổi mới tư duy về chủ nghĩa xã hội ở nước ta - Lược khảo lịch sử, Tạp chí Triết học, số 5-2000; Những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cần nắm vững để nghiên cứu thời kỳ quá độ ở Việt Nam, của Nguyễn

Văn Trung, Tạp chí Triết học, số 1-2002; Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ

nghĩa xã hội và con đường quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, của

Nguyễn Thế Nghĩa, Tạp chí Triết học, số 8-2002; Nhận thức và thực tiễn về

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam theo tư tưởng của Hồ Chí Minh, của Đoàn Thế Hanh, Tạp chí Cộng sản, số 10-2006, v.v

Các công trình nghiên cứu trên phản ánh được nhiều khía cạnh của tưtưởng Hồ Chí Minh về cách mạng xã hội chủ nghĩa, góp phần làm sáng tỏnhiều vấn đề lý luận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường quá

độ lên chủ nghĩa xã hội Song, chưa có một công trình chuyên khảo nào tậptrung vào trình bày một cách có hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về những đặc

Trang 4

trưng chủ nghĩa xã hội Các công trình đó là những tài liệu quý, là cơ sở đểtác giả kế thừa, tiếp tục đi sâu nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về nhữngđặc trưng chủ nghĩa xã hội và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Namtrong sự nghiệp đổi mới.

3 Mục đích và nhiệm vụ của luận văn

+ Phân tích sự vận dụng tư tưởng đó của Đảng ta trong sự nghiệp đổi mới

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

* Đối tượng nghiên cứu

Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ ChíMinh và Đảng Cộng sản Việt Nam về đặc trưng chủ nghĩa xã hội

* Phạm vi nghiên cứu

Tư tưởng Hồ Chí Minh về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội và ĐảngCộng sản Việt Nam vận dụng tư tưởng của Người trong sự nghiệp đổi mới(1986 - 2006)

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

* Cơ sở lý luận

Trang 5

Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đườnglối của Đảng Cộng sản Việt Nam.

* Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HồChí Minh, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, đặc biệt chú

ý tới phương pháp hệ thống, lôgíc và lịch sử; phân tích và tổng hợp; phươngpháp so sánh, v.v

6 Những đóng góp mới về khoa học của luận văn

Từ xác định rõ khái niệm "đặc trưng chủ nghĩa xã hội", luận văn trìnhbày có hệ thống cơ sở lý luận, tư tưởng Hồ Chí Minh về những đặc trưng chủnghĩa xã hội ở Việt Nam và sự vận dụng sáng tạo tư tưởng đó của Đảng ta

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn gồm 3 chương, 6 tiết

Trang 6

Chương 1

MỘT SỐ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

VỀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

1.1 KHÁI NIỆM ĐẶC TRƯNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI

Theo Từ điển tiếng Việt năm 1994 của Nhà xuất bản Khoa học xã hội:

"đặc trưng là dấu hiệu đặc biệt"

Theo Đại Từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin năm 1998: danh từ, đặc trưng là nét riêng và tiêu biểu

nhờ đó để phân biệt các sự vật hiện tượng, ví dụ: đặc trưng các loại hình nghệ

thuật chèo Tính từ đặc trưng có tính chất riêng khác và tiêu biểu.

Từ điển tiếng Việt năm 2002, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin: danh

từ, đặc trưng là cái có khả năng nêu bật những đặc điểm khác biệt, ví dụ: đặc

trưng của nền văn hóa dân tộc Tính từ, có tính chất riêng biệt, tiêu biểu, làm

cho phân biệt với những sự vật khác

Từ lâu nay, khi nói về đặc trưng chủ nghĩa xã hội người ta vẫn coi chủnghĩa xã hội có 5 đặc trưng cơ bản: Chế độ công hữu, phân phối theo laođộng, kinh tế kế hoạch; chuyên chính vô sản và tư tưởng chỉ đạo là chủ nghĩaMác - Lênin; có khi còn thêm: năng suất lao động cao hơn xã hội tư bản chủnghĩa và văn minh tinh thần xã hội chủ nghĩa

Nhận thức đó là cố gắng đi từ lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất và

cả kiến trúc thượng tầng, để vạch rõ tính quy định đặc thù của chủ nghĩa xãhội Tuy nhiên, trước đây người ta không phân biệt chặt chẽ đâu là đặc trưng,đâu là bản chất, do đó, thường dùng khái niệm đặc trưng là bản chất không cótính chất quy phạm; nó có thể hiểu là bản chất, cũng có thể hiểu là đặc trưng

Trong triết học Mác - Lênin, chất là tính quy định tồn tại hiện hữu, là sựthống nhất của các thuộc tính; chất mang đặc điểm trực quan của nhận thức trực

Trang 7

tiếp "Chất" của sự vật lại được thể hiện trong quan hệ qua lại với các sự vậtkhác Cái "chất" được thể hiện đó, được gọi là thuộc tính Người ta có lúc cũngđơn giản gọi thuộc tính là đặc trưng Như vậy, thuộc tính hoặc đặc trưng là sựtồn tại đặc thù của một phương diện nào đó của chất, vì vậy, khi người ta nhậnthức sự vật, bao giờ cũng thông qua thuộc tính hoặc đặc trưng của sự vật đểnhận thức chất của sự vật, từ đó đại thể nhận biết sự vật là cái gì, không phải

là cái gì

Tuy nhiên, nhận thức lý tính không thể dừng lại ở chỗ thông qua thuộctính hoặc đặc trưng để đại thể nhận biết sự vật là cái gì Nhận thức lý tính còncần đi sâu vào mối liên hệ tất nhiên và căn cứ của những yếu tố nội tại chứng

tỏ sự vật đã sản sinh, tồn tại và phát triển như nó đã có; cũng có nghĩa phải đisâu vạch rõ bản chất của sự vật Vì vậy, cần phân biệt chặt chẽ chất và bản chất.Quá trình từ chỗ nhận thức sự biểu hiện về nhiều mặt của mối liên hệ giữachất và sự vật khác, kể cả thuộc tính và đặc trưng, cho đến chỗ đi sâu nhậnthức bản chất sự vật, đó là quá trình vận động ngày càng đi sâu của nhận thức

Trước đây, người ta thường dùng khái niệm đặc trưng đồng nghĩa vớibản chất để hiểu sai rằng, đặc trưng chủ nghĩa xã hội là bản chất của chủnghĩa xã hội Ngày nay người ta đã dựa trên cơ sở nhận thức của mọi ngườiđối với đặc trưng chủ nghĩa xã hội, để đi sâu hơn, khái quát bản chất của chủnghĩa xã hội Quá trình đó thực tế là quá trình tư duy từ cụ thể đến trừu tượng

Nó nói lên quá trình đi sâu nhận thức đối với chủ nghĩa xã hội trong lịch sửphát triển của chủ nghĩa Mác

Bản chất chủ nghĩa xã hội không đồng nghĩa với đặc trưng chủ nghĩa

xã hội Bản chất sâu sắc hơn, căn bản hơn đặc trưng Nó quyết định sự tồn tại,biến đổi và phát triển của đặc trưng chủ nghĩa xã hội Khái quát về bản chấtchủ nghĩa xã hội là sự trừu tượng đối với những biểu hiện cụ thể về chất củachủ nghĩa xã hội Nhưng bản thân bản chất chủ nghĩa xã hội không phải là cáitồn tại được trừu tượng mà là nằm ở trong đặc trưng chủ nghĩa xã hội, vàđược biểu hiện bằng đặc trưng chủ nghĩa xã hội Đặc trưng của chủ nghĩa xã

Trang 8

hội mang tính chất trực tiếp hơn, cụ thể hơn so với bản chất của chủ nghĩa xãhội, nó thể hiện cụ thể của bản chất chủ nghĩa xã hội trên các lĩnh vực; sự tồntại và thay đổi của đặc trưng xét đến cùng là tùy thuộc bản chất chủ nghĩa xãhội và phục vụ bản chất đó Từ góc độ nhận thức luận, có thể thấy quá trình từnhận thức đặc trưng trực quan của chủ nghĩa xã hội đến khái quát bản chấtchủ nghĩa xã hội, là quá trình "trừu tượng" của tư duy; còn quá trình từ kháiquát bản chất chủ nghĩa xã hội đến trở lại nhận thức đặc trưng hiện thực củachủ nghĩa xã hội, là quá trình đi lên của tư duy từ "trừu tượng" đến cụ thể.Một mặt, chúng ta dựa vào bản chất chủ nghĩa xã hội, tức dựa vào căn cứkhách quan và yêu cầu nội tại, phát triển của chủ nghĩa xã hội để xem xét lạinhững nhận thức trước đây đối với đặc trưng chủ nghĩa xã hội, kết hợp hiệnthực để hiểu sâu đặc trưng chủ nghĩa xã hội Mặt khác, trên cơ sở cố gắngthực hiện sự thống nhất một cách lịch sử cụ thể, bản chất và đặc trưng chủnghĩa xã hội, kết hợp việc giữ vững bản chất chủ nghĩa xã hội và hoàn thiệnđặc trưng chủ nghĩa xã hội, từ đó, làm cho đặc trưng chủ nghĩa xã hội có thểthể hiện tốt hơn bản chất chủ nghĩa xã hội.

Từ sự phân tích trên chúng tôi có thể đưa ra khái niệm đặc trưng chủ

nghĩa xã hội như sau: Đặc trưng chủ nghĩa xã hội là chỉ thuộc tính riêng, tiêu

biểu của chế độ xã hội chủ nghĩa mà nhờ đó có thể phân biệt chế độ xã hội chủ nghĩa với các chế độ xã hội trước đó.

1.2 NHỮNG ĐẶC TRƯNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI THEO QUAN ĐIỂM CHỦ NGHĨA MÁC - LÊNIN

Chủ nghĩa xã hội được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lêninxem xét với ba tư cách:

+ Chủ nghĩa xã hội (chủ nghĩa cộng sản) với tư cách là lý tưởng vềmột xã hội công bằng tốt đẹp

+ Chủ nghĩa xã hội với tư cách là một học thuyết khoa học

Trang 9

+ Chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ xã hội.

Trong luận văn chỉ đề cập đến một số quan điểm về chủ nghĩa xã hộivới tư cách là một chế độ xã hội Cũng xin nói thêm rằng, khi đề cập đến chủnghĩa xã hội, đôi chỗ C.Mác, Ph Ăngghen và V.I.Lênin dùng thuật ngữ "chủnghĩa cộng sản" để chỉ "chủ nghĩa xã hội"

Trước hết, để trả lời câu hỏi: "Chủ nghĩa xã hội là gì?", C.Mác viết:

"Đối với chúng ta, chủ nghĩa cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo Chúng

ta gọi chủ nghĩa cộng sản là một phong trào hiện thực, nó xóa bỏ trạng thái

hiện nay" [37, tr 51]

Chủ nghĩa xã hội này là lời tuyên bố cách mạng, không

ngừng, là chuyên chính giai cấp của giai cấp vô sản, coi đó là giai

đoạn quá độ tất yếu để đi đến xóa bỏ những sự khác biệt giai cấp

nói chung, xóa bỏ tất cả những quan hệ sản xuất làm cơ sở cho sự

khác biệt ấy, xóa bỏ tất cả những mối quan hệ thích ứng với nhữngquan hệ sản xuất đó, để đi đến cải biến tất cả những tư tưởng nẩysinh ra từ những quan hệ xã hội đó [39, tr 126]

Theo C.Mác, đó không phải là một xã hội cộng sản chủ nghĩa đã pháttriển trên những cơ sở của chính nó, mà trái lại là một xã hội cộng sản chủnghĩa vừa thoát thai từ xã hội tư bản chủ nghĩa, do đó là một xã hội, về mọiphương diện - kinh tế, đạo đức, tinh thần - còn mang những dấu vết của xãhội cũ mà nó lọt lòng ra

Từ quan điểm trên của C.Mác, có thể rút ra ba nhận xét:

- Chủ nghĩa xã hội là một xã hội hiện thực có đặc trưng là xóa bỏ sởhữu tư sản nhằm giải phóng con người

- Chủ nghĩa xã hội là giai đoạn quá độ tất yếu để đi đến xóa bỏ tìnhtrạng xã hội phân chia thành giai cấp

Trang 10

- Chủ nghĩa xã hội được sinh ra từ xã hội cũ, do đó bên cạnh tính ưuviệt của xã hội mới so với xã hội cũ (lực lượng sản xuất phát triển cao hơnchủ nghĩa tư bản, tư liệu sản xuất thuộc về toàn xã hội, không có tình trạngngười bóc lột người), nhưng vẫn còn tồn tại sự bất bình đẳng về của cải xãhội

Tiếp tục trả lời câu hỏi "chủ nghĩa xã hội là gì?", các nhà kinh điển

của chủ nghĩa Mác - Lênin cho rằng chủ nghĩa xã hội là một xã hội phát triển

cao hơn, tốt đẹp hơn chủ nghĩa tư bản, trước hết căn cứ vào trình độ và nhịp

độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội của chủ nghĩa xã hội hơn hẳn so với chủ nghĩa tư bản C.Mác đã khẳng định: "Sự phát triển ấy của những lực

lượng sản xuất…là tiền đề thực tiễn tuyệt đối cần thiết, vì không có nó thì tất

cả sẽ chỉ là sự nghèo nàn" [37, tr 49] Theo luận điểm này, nếu không có sựtăng trưởng cao hơn của lực lượng sản xuất (trong xã hội chủ nghĩa) thì khôngthể nói tới việc xây dựng chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản

Cách mạng tháng Mười Nga thành công (1917), nước Nga Xô viết bắttay vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, V.I.Lênin tiếp tục làm rõ thêm

"chủ nghĩa xã hội là gì?" Ông viết: "Chủ nghĩa xã hội không phải là kết quả củanhững sắc lệnh từ trên ban xuống Tính chất máy móc hành chính và quanliêu không dung hợp được với tinh thần của chủ nghĩa xã hội; Chủ nghĩa xã hộisinh động, sáng tạo, là sự nghiệp của bản thân quần chúng nhân dân" [30, tr

64]; Và theo ông, chủ nghĩa cộng sản (chúng ta hiểu là chủ nghĩa xã hội) là

chính quyền Xô viết cộng với điện khí hóa toàn quốc

Từ những luận điểm trên của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, chúngtôi có thể khái quát lên một số quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về đặctrưng chủ nghĩa xã hội

1.2.1 Chủ nghĩa xã hội xóa bỏ từng bước chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về những tư liệu sản xuất chủ yếu

Trang 11

C.Mác và Ph.Ăngnghen quan niệm rằng, mọi cuộc cách mạng xã hộinhằm lật đổ chế độ cũ và thiết lập chế độ mới bao giờ cũng phải "đưa vấn đềchế độ sở hữu lên hàng đầu, coi đó là vấn đề cơ bản của phong trào, không kể

là nó đã có thể phát triển đến trình độ nào" [38, tr 646] Các ông giải thíchrằng, thủ tiêu chế độ tư hữu là một cách nói vắn tắt nhất và tổng quát nhất vềviệc cải tạo toàn bộ chế độ xã hội Kết luận mà các ông đưa lại là: nhữngngười cộng sản hoàn toàn đúng khi đề ra việc thủ tiêu chế độ tư hữu thànhyêu cầu chủ yếu của mình; rằng những người cộng sản có thể tóm tắt lý luậncủa mình thành một luận điểm duy nhất là: xóa bỏ chế độ tư hữu

Tuy nhiên, C.Mác và Ph.Ăngghen còn nói rõ thêm: "Đặc trưng của chủnghĩa cộng sản không phải là xóa bỏ chế độ sở hữu nói chung, mà là xóa bỏ chế

độ sở hữu tư sản" [38, tr 615]; "Chủ nghĩa cộng sản không tước bỏ của ai cáikhả năng chiếm hữu những sản phẩm xã hội cả Chủ nghĩa cộng sản chỉ tước

bỏ quyền dùng sự chiếm hữu ấy để nô dịch lao động của người khác" [38, tr.618] Rõ ràng là, đặc trưng của chủ nghĩa cộng sản (bao hàm trong nó chủnghĩa xã hội) không phải là xóa bỏ chế độ sở hữu nói chung, mà là xóa bỏ chế

độ sở hữu tư bản chủ nghĩa Theo C.Mác và Ph.Ăngghen, xóa bỏ tư hữu làxóa bỏ tư hữu tư bản vì nó là nguồn gốc đẻ ra mọi áp bức bóc lột và bất bìnhđẳng Đấy là vấn đề nguyên tắc rút ra từ thực tiễn Tuy nhiên, các ông cũngkhông có tư tưởng cực đoan trong vấn đề này, trong "Nguyên lý chủ nghĩacộng sản" đã nêu lên tư tưởng, việc xóa bỏ chế độ tư hữu phải là một quátrình lâu dài, có từng bước từ thấp đến cao dưới nhiều hình thức nếu khôngmuốn đảo lộn sản xuất

Kế thừa những tư tưởng đó của C.Mác và Ph.Ăngghen, V.I.Lênin đãnhận thấy tầm quan trọng của việc xóa bỏ chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa vàkhẳng định: chủ nghĩa xã hội không hề xóa bỏ tất cả các quyền sở hữu củamọi công dân mà chỉ muốn xóa bỏ quyền sở hữu của các địa chủ và tư bản.Ông coi đó là điều cốt yếu Các nhà kinh điển từ C.Mác, Ph.Ăngghen và

Trang 12

V.I.Lênin đều khẳng định cuối cùng việc thiết lập chế độ công hữu về tư liệusản xuất là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Các ông đều quan niệm rằng, việcthiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất sẽ mang lại cho xã hội một loạt

hệ quả mà trước hết là tạo ra cho nó khả năng điều tiết một cách có kế hoạchnền sản xuất xã hội và tạo điều kiện để xoá bỏ sản xuất hàng hoá

Khi chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa với nền sản xuất đại cơ khí đã bịcông hữu hóa, do xã hội làm chủ thì sẽ không còn hiện tượng do chạy theo lợinhuận mà làm cho sản xuất rơi vào tự phát gây ra khủng hoảng kinh tế

Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kết cấu xã hội còn đan xennhiều giai cấp, tầng lớp xã hội; cơ sở kinh tế quá độ còn nhiều thành phần vậnhành theo cơ chế sản xuất hàng hóa, quan hệ thị trường, vẫn tồn tại nhữngquan hệ kinh tế cụ thể như thuê mướn lao động cá nhân người này vẫn cóthể bóc lột những cá nhân khác Đó chỉ là những quan hệ bóc lột cụ thể chứkhông phải xem xét trên cả một chế độ xã hội, giai cấp này bóc lột giai cấp,tầng lớp khác Chính V.I.Lênin và Đảng Bônsêvích sau một thời gian áp dụng

"Chính sách cộng sản thời chiến" (trưng thu lương thực do yêu cầu phục vụchiến tranh và bảo vệ Tổ quốc) đã bãi bỏ chính sách này khi nước Nga bướcvào thời kỳ quá độ, xây dựng chủ nghĩa xã hội Đó là thời kỳ thực hiện "chínhsách kinh tế mới" (NEP) với kinh tế hàng hóa 5 thành phần và tự do lưu thônghàng hóa trên thị trường nhiều loại sản phẩm Đó là một đặc trưng kinh tế củathời kỳ quá độ và cả của chủ nghĩa xã hội Việc xóa bỏ một cách nóng vộinhững đặc điểm trên, sa vào bệnh chủ quan duy ý chí trong mấy thập kỷ cuốithế kỷ XX của các nước xã hội chủ nghĩa là trái với quan điểm của V.I.Lênin

về nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội

1.2.2 Cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội là nền sản xuất công nghiệp hiện đại

Trang 13

Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, mỗi chế độ xã hộiđều có một cơ sở vật chất - kỹ thuật tương ứng, phản ánh trình độ phát triểnkinh tế - kỹ thuật của nó Đó là sự phản ánh trình độ phát triển của lực lượngsản xuất bao gồm một tổng hợp những sự biến đổi và phát triển của công cụ

và kỹ thuật sản xuất, của phân công lao động xã hội (chuyên môn hóa, xã hộihóa) và năng lực thực tiễn của con người trong quá trình lao động sản xuất.Theo đó, cơ sở vật chất của một chế độ xã hội được tạo lập từ sự phát triểnkhoa học, kỹ thuật và công nghệ cùng với sự phát triển con người của xã hội

do những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử xác định

Nếu công cụ thủ công là đặc trưng cho cơ sở vật chất - kỹ thuật củacác xã hội tiền tư bản chủ nghĩa thì nền đại công nghiệp cơ khí là cơ sở vậtchất kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản Cuộc cách mạng kỹ thuật mà giai cấp tưsản thực hiện ở thế kỷ XVIII đã chuyển nền sản xuất xã hội từ trình độ thủcông lên trình độ cơ khí, đánh dấu một bước nhảy vọt lớn của sản xuất xã hội,tạo ra cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa tư bản

Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội

là xã hội phát triển cao hơn chủ nghĩa tư bản Vào các thế kỷ XVIII - XIX,chủ nghĩa tư bản chiếm địa vị thống trị và chi phối ở nhiều nước, nó thâu tóm

cả nền tiểu sản xuất, làm phá sản nhiều tầng lớp dân cư, do đó quan hệ sảnxuất tư bản chủ nghĩa đã trở thành cái hình thức chật hẹp và trở thành xiềngxích đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất đã xã hội hóa rộng lớn Vìthế, xóa bỏ sở hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, xác lập sở hữu xã hội chủ nghĩa

để giải phóng và phát triển lực lượng sản xuất của xã hội trở thành một yêucầu khách quan Tính tất yếu lịch sử của chủ nghĩa xã hội và sự xuất hiện chế

độ xã hội chủ nghĩa bắt nguồn từ căn nguyên sâu xa đó của sự phát triển lựclượng sản xuất Xã hội chủ nghĩa và hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủnghĩa sinh thành với tính cách là sự phủ định biện chứng đối với chủ nghĩa tưbản Như vậy, cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội phải là nền đại công nghiệp

cơ khí phát triển và hoàn thiện trên một trình độ cao hơn

Trang 14

Cũng như C.Mác và Ph.Ăngghen, ngay sau Cách mạng tháng Mườithành công, dù nước Nga mới phát triển trung bình và còn là nhà tù của cácdân tộc, nhưng ý thức rất rõ vai trò cơ sở vật chất - kỹ thuật đối với sự pháttriển xã hội, V.I.Lênin đã sớm nhận thức chức năng nền tảng của nền đại côngnghiệp cơ khí đối với chủ nghĩa xã hội Ông đánh giá rất cao những thành tựucủa chủ nghĩa tư bản trong lĩnh vực công nghiệp, đặc biệt những thành tựucông nghiệp của Đức và Mỹ Trong đó, ông đặc biệt chú ý đến vai trò điệnlực đối với công cuộc xây dựng chế độ xã hội mới Ông coi điện lực là cơ sở

kỹ thuật mới cho công cuộc xây dựng kinh tế và phát triển văn hóa Chính vìvậy, V.I.Lênin đã đưa ra một luận điểm nổi tiếng: "Chủ nghĩa cộng sản làchính quyền Xôviết cộng với điện khí hóa toàn quốc" [32, tr 195]

Như vậy, ngoài yếu tố là chính quyền Xôviết, thì chủ nghĩa xã hộitheo V.I.Lênin phải thỏa mãn một điều kiện nữa: đó là điện khí hóa toàn quốc,

có nghĩa là thiết lập được nền đại công nghiệp cơ khí hiện đại Khẳng định vai tròcủa nền đại công nghiệp là cơ sở của bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội,V.I.Lênin nhấn mạnh rằng: "Cơ sở vật chất duy nhất của chủ nghĩa xã hội chỉ

có thể là nền đại công nghiệp một nền đại công nghiệp ở vào trình độ kỹ thuậthiện đại và có khả năng cải tạo nông nghiệp, đó là điện khí hóa cả nước" [34,

tr 11]

Vào thời V.I.Lênin, điện khí hóa toàn quốc là trình độ phát triển rấtcao của đại công nghiệp mà chưa có nước nào trên thế giới đạt tới Nhưngngày nay, thế giới đã có những biến chuyển to lớn và đã phát triển ở trình độcao hơn nhiều so với yêu cầu điện khí hóa toàn quốc như V.I.Lênin đã hìnhdung Đó là điều bình thường và cũng hợp với lẽ tự nhiên của tiến trình pháttriển Vấn đề là ở chỗ, tư tưởng nêu trên của các nhà kinh điển về cơ sở vậtchất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội vẫn tiếp tục soi sáng cho chúng ta đi tớiquan niệm đúng đắn rằng, chủ nghĩa xã hội nhất định phải là một xã hội pháttriển hiện đại với khoa học, kỹ thuật và công nghệ tiên tiến Chỉ có cơ sở vật

Trang 15

chất kỹ thuật như thế, chủ nghĩa xã hội mới có thể phát triển mạnh mẽ về kinh

tế và văn hóa, mới thể hiện được bản chất ưu việt của mình

1.2.3 Thực hiện sản xuất có kế hoạch, tiến tới xóa bỏ sản xuất hàng hóa

(Quan niệm này về sau đã được điều chỉnh với chính sách kinh tế mớicủa V.I.Lênin)

Theo quan niệm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa xã hội khoa họcthì việc thủ tiêu chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa thiết lập chế độ công hữu về

tư liệu sản xuất sẽ dẫn tới việc thủ tiêu, xoá bỏ sản xuất hàng hoá Tư tưởng

về thủ tiêu sản xuất hàng hóa đã được Ph.Ăngghen trình bày một cách rõ ràng

trong tác phẩm Chống Đuyrinh Ông giải thích rằng, do xóa bỏ chế độ tư hữu

tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, sản xuất được tiến hành theo một kếhoạch chung, không còn cơ sở để sản xuất hàng hóa, cho nên không tồn tạisản xuất hàng hóa Tư tưởng này được rút ra một cách hợp lôgíc đối với nềnsản xuất thuần túy tư bản chủ nghĩa được trừu tượng hóa cao độ

Trong "Dự thảo cương lĩnh của Đảng Cộng sản" Nga, tháng 2 năm 1919,V.I.Lênin cho rằng, nhà nước phải kiên quyết thay thế việc buôn bán bằng chế

độ phân phối sản phẩm một cách có kế hoạch và có tổ chức trên quy mô toànquốc, thực hiện những biện pháp triệt để nhằm chuẩn bị cho việc thủ tiêu tiềntệ, Quan điểm này của V.I.Lênin về tính phi hàng hóa của nền kinh tế, vềvai trò ngày càng giảm đi của tiền tệ trong chủ nghĩa xã hội một phần là do,như V.I.Lênin nói: "Cho đến nay, chúng ta vẫn phải sống trong những điềukiện chiến tranh ác liệt và gay go chưa từng thấy, đến nỗi cả trong lĩnh vựckinh tế, chúng ta không còn cách nào khác ngoài cách hành động theo lốiquân sự" [33, tr 76]

Sau khi tự phê phán một cách nghiêm khắc những sai lầm mắc phảitrong quá trình cải tạo nền kinh tế trong thời kỳ cộng sản thời chiến, V.I.Lênin

Trang 16

đã kiên quyết chuyển sang chính sách kinh tế mới (NEP) Tinh thần căn bản của(NEP) do chính V.I.Lênin khởi xướng là chú trọng giải phóng mọi tiềm năngcủa sản xuất xã hội, coi lợi ích kinh tế của người lao động là động lực và đòn bẩykích thích sản xuất phát triển, do đó, cần thiết phải thực hiện những biện pháp

mở rộng thị trường, khai thông những ách tắc trong lưu thông, phân phối, traođổi sản phẩm hàng hóa trên thị trường để khắc phục sự trì trệ, tạo ra sự năngđộng trong sản xuất, kinh doanh vì lợi ích của người sản xuất, người tiêu dùngcũng như lợi ích chung của xã hội Trong nội dung của NEP còn bao hàm cả tưtưởng sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước để kiến thiết chủ nghĩa xã hội, đixuyên qua chủ nghĩa tư bản nhà nước tới chủ nghĩa xã hội; đồng thời chủ nghĩa

xã hội là một xã hội của những người lao động hợp tác văn minh Đây là nhữngquan niệm lý luận mang ý nghĩa cách tân lớn về chủ nghĩa xã hội của V.I.Lênin

Tư duy về kinh tế hàng hóa, về giá trị, về thị trường và cạnh tranh nhằm tạo ra vàkhai thác các động lực bên trong (các nội lực) của chủ nghĩa xã hội làm cho chủnghĩa xã hội thực sự sống động trong đời sống thực tiễn, nhất là thực tiễn sảnxuất - kinh tế là nét chủ đạo của NEP và nó còn có giá trị và ý nghĩa cho tớingày nay

1.2.4 Chủ nghĩa xã hội tạo ra cách tổ chức lao động, kỷ luật lao động mới và thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động

Sau khi người lao động được thoát khỏi áp bức giai cấp và nô dịch dântộc, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin rất coi trọng công việc tổ chứclao động và kỷ luật lao động mới trong sự nghiệp kiến thiết chế độ mới xã hộichủ nghĩa, chống lại tàn dư của tình trạng lao động bị tha hóa trong xã hội cũ vàxây dựng thái độ lao động mới phù hợp với địa vị làm chủ của người laođộng

Các ông cho rằng, chỉ có tổ chức hết sức chặt chẽ và kỷ luật lao độngnghiêm ngặt mới dẫn chúng ta tới chủ nghĩa xã hội

Trang 17

Trong vấn đề này, các nhà kinh điển, nhất là V.I.Lênin đã nhấn mạnhcần phải tiếp thu những kinh nghiệm hay trong lao động và quản lý sản xuấtdưới chủ nghĩa tư bản Chẳng hạn, phương pháp Taylo ở Mỹ nhằm nâng caonăng suất và hiệu quả vì lợi ích của xã hội Như vậy, để có được cách thức tổchức quản lý mới, cần phải nghiên cứu và tiếp thu những tiến bộ mới nhất củachủ nghĩa tư bản V.I.Lênin khẳng định, điều bảo đảm cho thắng lợi hoàn toàncủa chủ nghĩa xã hội chính là ở chỗ, giai cấp vô sản đưa ra và thực hiện đượckiểu tổ chức lao động xã hội cao hơn so với chủ nghĩa tư bản Nếu kỷ luật củachế độ nô lệ và phong kiến là kỷ luật roi vọt, kỷ luật của chủ nghĩa tư bản là

kỷ luật đói, thì kỷ luật của chủ nghĩa xã hội là kỷ luật tự giác

Kỷ luật tự giác và tự nguyện trong lao động của đông đảo quần chúng

là nguồn sức mạnh, là điều kiện bảo đảm cho thắng lợi hoàn toàn của chủnghĩa xã hội Nó là sản phẩm tất yếu của việc thủ tiêu chế độ tư hữu tư bảnchủ nghĩa, thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất, của việc điều hànhnền sản xuất xã hội theo một kế hoạch chung, thống nhất lợi ích chung củatoàn xã hội Nó cũng đồng thời là kết quả của giáo dục, rèn luyện lâu dài,công phu trong thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Đảng cộng sản, Nhànước xã hội chủ nghĩa tiến hành đối với đông đảo quần chúng lao động đượcgiải phóng và trở thành người chủ xã hội mới Nhờ chất lượng của kỷ luật laođộng mới bắt nguồn từ lợi ích thiết thân của người lao động, chủ nghĩa xã hộimới có thể tạo ra được năng suất lao động xã hội cao hơn gấp bội so với chủnghĩa tư bản Lẽ dĩ nhiên, đạt tới mục tiêu đó là cả một quá trình lịch sử lâu dài,tiến lên từng bước, vừa dựa vào tiến bộ kỹ thuật, vừa dựa vào ý thức người laođộng, vừa dựa vào cơ chế quản lý và chính sách ngày càng hoàn thiện, qua đóvừa cải tạo triệt để xã hội cũ, vừa từng bước xây dựng và hoàn thiện chế độ xãhội mới

Khi bàn về phân phối, C.Mác vạch rõ: trong xã hội xã hội chủ nghĩa,mỗi người sản xuất sẽ được nhận trở lại từ xã hội một số lượng vật phẩm tiêudùng trị giá ngang với số lượng lao động mà anh ta đã cung cấp cho xã hội

Trang 18

Phân phối theo lao động không có nghĩa là được hưởng hết bấy nhiêu Tráilại, tổng sản phẩm do lao động xã hội tạo ra phải được đem phân phối cho cảtiêu dùng cá nhân, cho cả tích lũy tái sản xuất mở rộng và cả tiêu dùng côngcộng của xã hội Những phần không phân phối trực tiếp cho tiêu dùng cá nhâncủa người lao động thì vẫn thuộc về họ, vẫn nhằm bảo đảm lợi ích cơ bản, lâudài, chung cho mọi thành viên trong xã hội.

Nguyên tắc phân phối theo lao động buộc mọi người có sức lao độngphải lao động Nguyên tắc này thể hiện sự công bằng dưới chủ nghĩa xã hội.Tuy nhiên, sự phân phối công bằng đó chẳng những chưa loại trừ được, màvẫn còn chứa trong nó sự chấp nhận một tình trạng bất bình đẳng nhất địnhgiữa các thành viên trong xã hội Mặc dù vậy, đây vẫn là cách phân phối thíchhợp nhất Sở dĩ như vậy là vì, trong chủ nghĩa xã hội của cải làm ra chưa đạttới mức thật dồi dào, lao động còn là nghĩa vụ, chứ chưa trở thành nhu cầubậc nhất của đời sống như dưới chủ nghĩa cộng sản

1.2.5 Nhà nước xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân, với nền dân chủ vô sản, dân chủ kiểu mới, dân chủ với nhân dân lao động

Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin đã từng đề cập tới kháiniệm chuyên chính vô sản khi xác định bản chất, chức năng và nhiệm vụ của nhànước kiểu mới, nhà nước được xác lập trong thắng lợi của cuộc cách mạng xãhội giành chính quyền của giai cấp vô sản C.Mác và Ph.Ăngghen đã từng nói đếnnhà nước thực hiện chức năng của chuyên chính vô sản trong những điều kiện vàhoàn cảnh lịch sử xác định của thời kỳ quá độ từ xã hội tư bản tới xã hội cộngsản

Thực chất của chuyên chính vô sản là nhằm xác lập, bảo vệ và pháttriển nền dân chủ vô sản (hay nền dân chủ xã hội chủ nghĩa) để đem lại quyềnlực dân chủ, trước hết là dân chủ cho đông đảo quần chúng lao động Do đó,

nó tất yếu phải thực hiện trấn áp đối với các thế lực phản cách mạng đi ngượclại lợi ích của quần chúng lao động và của cả xã hội Nhà nước cách mạng ấy

Trang 19

còn là công cụ để quần chúng nhân dân thể hiện và thực hiện sức mạnh sángtạo của mình trong xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ đất nước.

V.I.Lênin làm sáng tỏ thêm nhiều phương diện cụ thể thuộc về bảnchất và chức năng của nhà nước đó Ông nhấn mạnh rằng, đó là nhà nướckiểu mới, nhà nước nửa nhà nước, nhà nước không còn hoàn toàn theo nghĩađen của nó nữa

Sự khác biệt về nguyên tắc, về bản chất của nhà nước xã hội chủ nghĩa

so với tất cả các nhà nước đã có trong lịch sử, kể cả nhà nước tư sản mà nótrực tiếp phủ định là ở chỗ, trấn áp bằng bạo lực tuy vẫn là một chức năng nhànước có tính phổ biến đối với nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhưng chức năngnày không còn là chủ yếu và cũng không phải là duy nhất Nó hướng chủ yếuvào lĩnh vực tổ chức và xây dựng xã hội mới, làm cho chủ nghĩa xã hội tỏ rõtính ưu việt của nó bởi tiềm lực kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội Đây mới

là mặt chủ yếu, là bản chất quan trọng nhất của nhà nước xã hội chủ nghĩa.Như vậy, theo V.I.Lênin, nhà nước xã hội chủ nghĩa trong khi thực hiện chứcnăng của chuyên chính vô sản nó hướng trọng tâm vào các lĩnh vực tổ chức,xây dựng chế độ xã hội mới

Chế độ nhà nước đó chính là chế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa, mộtnền dân chủ lần đầu tiên trong lịch sử hướng tới thực hiện và bảo vệ dân chủcho đa số, dân chủ cho đông đảo quần chúng lao động

1.2.6 Xã hội xã hội chủ nghĩa là chế độ đã giải phóng con người thoát khỏi áp bức, bóc lột, thực hiện công bằng, bình đẳng xã hội

Là những người sáng lập chủ nghĩa duy vật lịch sử, lần đầu tiên tronglịch sử loài người, C.Mác và Ph.Ăngghen đã đem lại lời giải đáp có cơ sở khoahọc về những đặc trưng cơ bản của xã hội tương lai Đề cập tới đặc trưng tiêubiểu nhất của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản, ngay từ năm 1844, C.Mác

đã viết:

Trang 20

Chủ nghĩa cộng sản với tính cách là sự xóa bỏ một cách tích cực chế độ tư hữu - sự tha hóa ấy của con người - và do đó với tính

cách là sự chiếm hữu một cách thực sự bản chất con người bởi con

người và vì con người, do đó với tính cách là việc con người hoàn

toàn quay trở lại chính mình với tính cách là con người xã hội,

nghĩa là có tính chất người [41, tr 167]

Tư tưởng xem mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, của chủ nghĩa cộng sản

là giải phóng con người được phát triển đầy đủ hơn, hoàn thiện hơn trong cáctác phẩm "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản" và về sau, trong một loạt tác phẩmkhác Trong "Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản", C.Mác và Ph.Ăngghen viết:

"Thay cho xã hội tư bản cũ, với những giai cấp và đối kháng giai cấp của nó,xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mọi người là điềukiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người" [38, tr 628]

Kế thừa và phát triển hơn nữa những dự đoán của C.Mác và Ph.Ăngghen

về đặc trưng cơ bản của xã hội tương lai, ngay từ năm 1895, trong những tácphẩm lý luận đầu tiên của mình, V.I.Lênin đã khẳng định rằng:

Cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân chống giai cấpnhững nhà tư bản là một cuộc đấu tranh chống tất cả các giai cấpsống bám vào lao động của người khác và chống mọi ách bóc lột.Cuộc đấu tranh này chỉ có thể chấm dứt, khi chính quyền chuyểnvào tay giai cấp công nhân, khi tất cả ruộng đất, công cụ lao động,công xưởng, máy móc và hầm mỏ đã được trao lại cho toàn thể xãhội để tổ chức nền sản xuất xã hội chủ nghĩa, là nền sản xuất trong

đó tất cả những gì do công nhân sản xuất ra và tất cả những sự cảitiến trong sản xuất đều phải làm lợi cho bản thân người lao động[29, tr 98]

Trang 21

Song, con đường đi tới giải phóng con người lại diễn ra một cách biệnchứng, nó trải qua nhiều bước quá độ khác nhau Trên con đường biện chứng đó,

ở một giai đoạn nhất định, trong những điều kiện nhất định, một bộ phận giaicấp công nhân và nhân dân lao động lại cần biết chấp nhận những bước vòngnhư là một điều kiện để rút ngắn khoảng cách tới đích, làm cho yêu cầu giảiphóng con người được thực hiện thuận lợi hơn Khi đề ra chính sách kinh tếmới, V.I.Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh tầm quan trọng của những bước vòngđó

Như vậy, với việc xóa bỏ chế độ tư hữu, thiết lập chế độ công hữu về

tư liệu sản xuất và với việc xóa bỏ đối kháng giai cấp, tiến tới một xã hộikhông còn giai cấp, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản sẽ xóa bỏ cái taihọa lớn nhất của loài người là tình trạng người bóc lột người Sự thay thếnhau của các xã hội trước chủ nghĩa xã hội chẳng qua chỉ là sự thay thế củahình thức áp bức, bóc lột này bằng hình thức áp bức, bóc lột khác Chỉ có chủnghĩa xã hội mới có khả năng giải phóng con người khỏi các hình thức áp bức

và bóc lột đó Việc xóa bỏ tình trạng người bóc lột người sẽ góp phần giảiphóng con người khỏi các tai họa khác như sự nô dịch, áp bức dân tộc; gópphần tạo ra sự bình đẳng, hữu nghị giữa các dân tộc

C.Mác và Ph.Ăngghen coi việc xây dựng xã hội công bằng và bìnhđẳng là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội Mục tiêu đó vừa phản ánh bản chất củachủ nghĩa xã hội, xu thế phát triển của lịch sử, vừa thể hiện được khát vọngbao đời của quần chúng lao động Khi đưa ra quan niệm của mình về chủnghĩa xã hội, các ông quan niệm rằng, công bằng và bình đẳng là những chângiá trị của xã hội chủ nghĩa và nó phải trở thành hiện thực trong cuộc sốngcủa nhân dân lao động, đem lại tự do và hạnh phúc cho người lao động

Các ông khẳng định rằng, bình đẳng là cơ sở, là căn cứ chính trị và làmột trong những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa cộng sản Tuy nhiên, với

Trang 22

cách nhìn duy vật biện chứng về sự phát triển của lịch sử, với quan điểm lịch

sử cụ thể áp dụng vào việc phân tích trình độ phát triển hiện thực của chủnghĩa xã hội, các ông đã làm sáng tỏ một nhận thức khoa học là, dưới chủnghĩa xã hội, bình đẳng không có nghĩa là ngang bằng nhau về mọi phươngdiện, vì con người trong xã hội không có điều kiện như nhau, thí dụ ngườikhỏe, người yếu, người trẻ, người già, người có ít con, người có đông con,người lao động chân tay, người lao động trí óc, v.v do đó đóng góp của mỗingười cho xã hội cũng khác nhau và nhu cầu của mỗi người cũng khác nhau.Nói cách khác, chủ nghĩa xã hội không thể thực hiện được sự bình đẳng vềmọi mặt, đặc biệt là sự bình đẳng về thể lực và trí lực của các cá nhân TheoV.I.Lênin, nói tới bình đẳng trong chủ nghĩa xã hội thì cần hiểu rằng, đó là sựbình đẳng xã hội, bình đẳng về địa vị xã hội của con người Chủ nghĩa xã hộichưa thể thực hiện được sự bình đẳng hoàn toàn về mọi phương diện, vì dướichủ nghĩa xã hội vẫn phải thực hiện nguyên tắc phân phối theo lao động, vẫncòn sự khác biệt giữa các giai cấp, giữa nông thôn và thành thị, giữa lao độngchân tay và lao động trí óc Những khác biệt đó cho thấy còn tồn tại nhữngbất bình đẳng trong chủ nghĩa xã hội Cho nên, trong chủ nghĩa xã hội do còn

sự phát triển chưa cao của lực lượng sản xuất và sự không đều về nhiều mặtgiữa con người nên bình đẳng ở đây chỉ là định hướng và thể hiện trong một

số mặt vẫn còn bất bình đẳng Những bất bình đẳng này sẽ dần dần được khắcphục trong sự phát triển của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Những đặc trưng cơ bản nói trên của chủ nghĩa xã hội là những phánđoán khoa học đã được C.Mác và Ph.Ăngghen nêu lên trên cơ sở phân tíchnhững điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội ở các nước tư bản chủ nghĩa Tây Âuphát triển nhất vào cuối thế kỷ XIX mà đặc trưng của nó là chủ nghĩa tư bản

tự do cạnh tranh Qua những nội dung cơ bản trên cho ta thấy, C.Mác và

Trang 23

Ph.Ăngghen mới chỉ vạch ra những phương hướng phát triển chủ yếu của chủnghĩa xã hội nhằm khẳng định tính ưu việt của nó so với chủ nghĩa tư bản.Với sự vận động của lịch sử, với thành tựu khoa học công nghệ của loàingười, với kinh nghiệm của thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội đã qua vàhiện nay, trong những luận điểm đó, có điểm ngày nay đã được nhận thức lạicho phù hợp với thực tế Chính C.Mác và Ph.Ăngghen, để tránh cho nhữngngười đi sau không rơi vào dập khuôn, giáo điều, ngay trong Tuyên ngôn củaĐảng Cộng sản, trước khi nêu lên 10 biện pháp xây dựng và cải tạo xã hộichủ nghĩa có thể áp dụng khá phổ biến ở các nước tiên tiến nhất, hai ông đãcăn dặn: "Trong những nước khác nhau, những biện pháp ấy dĩ nhiên sẽ khácnhau rất nhiều" [38, tr 627].

Đến V.I.Lênin, người đã phát triển về chủ nghĩa xã hội trong điều kiệnmới: chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đếquốc V.I.Lênin đã chỉ ra mâu thuẫn cơ bản bấy giờ: mâu thuẫn giữa giai cấp

vô sản với tư sản, xuất hiện mâu thuẫn mới ngày càng gay gắt giữa dân tộcthuộc địa với chủ nghĩa đế quốc thực dân Đồng thời, đã phát hiện ra quy luậtphát triển không đều của chủ nghĩa tư bản, khẳng định cách mạng có thểthắng lợi ở một số nước, thậm chí ở một nước V.I.Lênin là người trực tiếplãnh đạo Cách mạng tháng Mười và xúc tiến sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xãhội ở nước Nga Như vậy, đến V.I.Lênin, chủ nghĩa xã hội từ lý luận đã trởthành hiện thực Ông là người đóng góp vào việc bảo vệ và phát triển chủnghĩa Mác trong thời kỳ quá độ, về giai đoạn thấp và giai đoạn cao của chủnghĩa cộng sản, qua đó làm rõ thêm những đặc trưng chủ nghĩa xã hội

Những đặc trưng chủ nghĩa xã hội nêu trên của các nhà kinh điển Mác

- Lênin là bộ khung tư tưởng quan trọng về chủ nghĩa xã hội Nhiệm vụ củanhững người mácxít là trên cơ sở tư tưởng của các ông về những đặc trưngchủ nghĩa xã hội để bổ sung và phát triển nó trong những điều kiện lịch sửmới Những dân tộc đi theo con đường phát triển của chủ nghĩa xã hội cần

Trang 24

căn cứ vào sự phát triển của thực tiễn thế giới, trong nước để đổi mới, bổsung, phát triển, phù hợp với hiện thực khách quan Với sự nghiệp cách mạngcủa nước ta, học thuyết Mác - Lênin và lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học

sẽ trường tồn, vì nó là cái "cẩm nang" thần kỳ, là ngọn hải đăng soi đườngcho các dân tộc trên thế giới phá tan xiềng xích của chủ nghĩa thực dân, đếquốc, để đi đến độc lập, tự do và hạnh phúc Chủ nghĩa Mác - Lênin là nguồngốc lý luận quyết định bước phát triển về chất trong sự hình thành tư tưởng

Hồ Chí Minh về những vấn đề cơ bản trong đường lối cách mạng Việt Nam,

vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội

Trang 25

Chương 2

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG

CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

2.1 CÁCH TIẾP CẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI CỦA HỒ CHÍ MINH

2.1.1 Tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ giá trị tư tưởng, văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam

Truyền thống tư tưởng, văn hóa của dân tộc Việt Nam thấm vào HồChí Minh một cách tự nhiên và càng thấm sâu hơn, nhuần nhuyễn hơn, sinhđộng hơn khi Hồ Chí Minh tự giác, chủ động chọn lọc và tiếp thu các giá trịtruyền thống của dân tộc Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình,ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã chú ý đến các giá trị tư tưởng, văn hóatruyền thống của dân tộc, coi đó là nhân tố đặc biệt quan trọng làm nên sứcmạnh vô địch trong cuộc đấu tranh cách mạng nhằm lật đổ ách thống trị củachủ nghĩa thực dân, cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới Người nói:

Dân ta phải biết sử ta,Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam [47, tr 221]

"Sử ta" là lịch sử của dân tộc ta, là quá trình dân tộc ta hình thành vàphát triển, là các giá trị tư tưởng, văn hóa truyền thống kết tinh và củng cốtrong quá trình ấy

Trong các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, Hồ Chí Minh đặcbiệt chú ý đến chủ nghĩa yêu nước Người viết: "Dân ta có một lòng nồng nànyêu nước Đó là một truyền thống quý báu của ta Từ xưa đến nay, mỗi khi tổquốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vôcùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấnchìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước" [50, tr 171]

Trang 26

Trong lịch sử, chủ nghĩa yêu nước biểu hiện ra ở những vị anh hùngcủa dân tộc, ở ý chí kiên cường bất khuất của lớp lớp nhân dân sẵn sàng hysinh đến giọt máu cuối cùng để giành và giữ chủ quyền của dân tộc

Cùng với chủ nghĩa yêu nước là tinh thần đoàn kết Đoàn kết tạo nênlực lượng vật chất để phát huy cao độ chủ nghĩa yêu nước Trong tư tưởng và

sự nghiệp của Hồ Chí Minh, đại đoàn kết dân tộc là một chiến lược cáchmạng có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự tồn vong của dân tộc Người chỉrõ:

Lòng yêu nước và sự đoàn kết của nhân dân là một lựclượng vô cùng to lớn, không ai thắng nổi Nhờ lực lượng ấy mà tổ tiên

ta đã đánh thắng quân Nguyên, quân Minh, đã giữ vững quyền tự do,

tự chủ Nhờ lực lượng ấy mà chúng ta cách mạng thành công, giànhđược độc lập Nhờ lực lượng ấy mà sức kháng chiến của ta càng ngàycàng mạnh Nhờ lực lượng ấy mà quân và dân ta quyết chịu đựngmuôn nỗi khó khăn thiếu thốn, đói khổ, tang tóc, quyết một lòngđánh tan quân giặc cướp nước Nhờ lực lượng ấy mà với gậy tầmvông và súng hỏa mai lúc đầu, chúng ta đã liên tiếp thắng địch [50,

tr 281-282]

Theo Hồ Chí Minh, trong các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc

ta, ngoài chủ nghĩa yêu nước và tinh thần đoàn kết còn có chủ nghĩa nhânđạo Ba trụ cột giá trị ấy tạo thành bệ đỡ cho toàn bộ lịch sử dân tộc ta trongquá khứ cũng như hiện tại và tương lai Hồ Chí Minh đã nhiều lần nói đến chủnghĩa nhân đạo của người Việt Nam, Người nói: "Người Việt Nam có tiếng lànhân đạo Đối với người Pháp, chúng ta nên giữ một thái độ khoan hồng đểchia họ ra làm hai: Pháp thực dân và Pháp kiều Việc tuyên truyền của anh emnên chú ý ở chỗ ấy Cả với bọn Pháp thực dân là kẻ thù của ta, ta cũng đừngnên quá khe khắt" [48, tr 151]; hay:

Trang 27

Trăm năm trong cõi người taGiàu lòng bác ái, ấy là người Việt Nam! [54, tr 625]

Chủ nghĩa nhân đạo biểu hiện ra ở lối sống trọng tình trọng nghĩa, ởlòng khoan dung, nhân ái trong quan hệ giữa con người với con người

"Người kiên quyết cách mạng nhất lại là người đa tình, chí hiếu nhất" [51, tr.60] Sự nghiệp đấu tranh cách mạng của một chiến sĩ cộng sản quốc tế khiến

Hồ Chí Minh thấy rằng, nhân đạo là bản chất chung của loài người: "Conngười dù là xấu, tốt, văn minh hay dã man đều có tình" [51, tr 60]; "tuyphong tục mỗi dân mỗi khác, nhưng có một điều thì dân nào cũng giống nhau,

ấy là dân nào cũng yêu sự lành, ghét sự dữ" [48, tr 350]; và sức cảm hóa, sứcchinh phục lớn nhất của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với mọi người chính là chủnghĩa nhân đạo cách mạng của nó: "Hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin là phải sốngvới nhau có tình có nghĩa Nếu thuộc bao nhiêu sách mà sống không có tình

có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin được" [56, tr 554] Trongquan niệm của Hồ Chí Minh, chủ nghĩa nhân đạo gắn liền với sự tôn trọngquyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do của mọi người, mọi dân tộc

Khi nói đến các giá trị truyền thống dân tộc với tư cách là một trongnhững cách tiếp cận chủ nghĩa xã hội của Hồ Chí Minh thì cần phải nhấnmạnh đến thái độ ứng xử của Hồ Chí Minh đối với các giá trị truyền thống

Sự trình bày ở trên cho thấy Hồ Chí Minh đã ứng xử rất biện chứng đối vớicác giá trị truyền thống của dân tộc Không chỉ như vậy, Người còn nêu lênnguyên tắc ứng xử biện chứng đối với truyền thống Đó chính là nguyên tắc

phủ định biện chứng, được Hồ Chí Minh diễn đạt một cách giản dị: "Cái cũ

mà xấu, thì phải bỏ Cái gì cũ mà không xấu nhưng phiền phức thì phải sửa đổi lại cho hợp lý Cái gì cũ mà tốt, thì phải phát triển thêm Cái gì mới mà

hay, thì ta phải làm" [49, tr 94-95].

Trang 28

Như vậy, các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc không chỉ địnhhướng Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, chủ nghĩa xã hội và chủnghĩa cộng sản, mà còn là cơ sở góp phần hình thành nên tư tưởng Hồ ChíMinh về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội.

2.1.2 Tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ chủ nghĩa yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc

Nguyễn Sinh Cung - Nguyễn Tất Thành sinh ra từ một làng quê nghèo

ở Nghệ An, thiên nhiên khắc nghiệt, cường hào quan lại bóc lột dân chúngnặng nề Trong cảnh đất nước bị thực dân Pháp xâm lược biến thành thuộcđịa, đời sống nhân dân lao động bị khốn cùng, nhân phẩm con người bị chàđạp dưới nanh vuốt của bọn thực dân An-be Xa-rô tên toàn quyền ĐôngDương thời đó đã trịch thượng tuyên bố "Người thợ nặn muốn nặn ra hìnhngười, thì cần phải có đất sét, có đất rồi mới nặn thành người được Xã hội AnNam cũng ví như đất, còn người Pháp ví như người thợ nặn Cái tay ngườiPháp lấy cái đất nước Nam mà nặn ra người có nhân cách để giữ được quyềnlợi, vì đã có luật pháp cao hơn mà che chở cho" [73, tr 7] Đó là dã tâm xâmlược, bản chất tàn bạo của chủ nghĩa thực dân đối với xứ Đông Dương thuộcđịa

Lớn lên trong khung cảnh ấy, Nguyễn Sinh Cung được chứng kiến tội

ác của thực dân Pháp và nỗi thống khổ của nhân dân, đồng thời thừa hưởngđược truyền thống chống ngoại xâm oanh liệt, với bao di tích lịch sử hào hùngcủa quê hương, của dân tộc Nguyễn Tất Thành lo lắng, suy tư về vận mệnhchung của dân tộc Anh hiểu rất rõ thực tế Việt Nam cuối thế kỷ XIX và đầuthế kỷ XX Các phong trào yêu nước liên tiếp đã diễn ra rất đỗi anh dũng,nhưng đều lần lượt thất bại

Vậy đi theo con đường nào để đem lại độc lập cho dân tộc, hạnh phúccho nhân dân? Trong Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch,Trần Dân Tiên viết:

Trang 29

Khi chủ tịch Hồ Chí Minh còn là người thiếu niên mười lămtuổi, Người thiếu niên ấy đã sớm hiểu và rất đau xót trước nối thốngkhổ của đồng bào Lúc bấy giờ, Anh đã có chí đuổi thực dân Pháp,giải phóng đồng bào Anh khâm phục các cụ Phan Đình Phùng,Hoàng Hoa Thám, Phan Chu Chinh và Phan Bội Châu, nhưngkhông hoàn toàn tán thành cách làm của một người nào [22, tr 49].Như vậy, sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc, con đường pháttriển tương lai của dân tộc bắt đầu từ sự lựa chọn con đường của Nguyễn TấtThành Chúng ta hãy nghe Hồ Chí Minh nói về thời kỳ này: "Nhân dân ViệtNam - trong đó có ông cụ thân sinh ra tôi, lúc này thường tự hỏi nhau rằng ai

là người sẽ giúp mình thoát khỏi ách thống trị của Pháp Người này nghĩ làNhật Người khác nghĩ là Anh Có người khác nghĩ là Mỹ Tôi thì tôi thấyphải đi ra nước ngoài để xem cho rõ" [43] Đó là cách suy nghĩ độc lập, sángtạo của Nguyễn Tất Thành trong tình hình mà các bậc sĩ phu yêu nước hàngđầu đang đấu chọi nhau về con đường, làm li tán lực lượng, phân chia chíhướng, suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc và Anh quyết định ra đi tìm đườngcứu nước, để sau này trở về giúp đỡ đồng bào, thức tỉnh đồng bào, giải phóngquê hương

Bước đột phá có tính quyết định và định hướng đi của Nguyễn ÁiQuốc cho tiến trình cách mạng Việt Nam là từ khi Người bắt gặp chủ nghĩaMác - Lênin qua đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đềdân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin (đăng trên báo "Nhân đạo" tháng 7 năm1920) Có thể nói, Luận cương của V.I.Lênin đã trả lời được câu hỏi bức thiếtnhất của thời đại cũng là của nhân dân Việt Nam: đi theo học thuyết nào, chủnghĩa nào và bằng con đường nào để có thể giải phóng được dân tộc khỏi áchthực dân Hồ Chí Minh đã cụ thể hóa bằng hai luận điểm: "Bây giờ học thuyếtnhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất,cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin" [46, tr 268]; "muốn cứu nước và giải

Trang 30

phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản"[53, tr 314].

Như vậy, việc lựa chọn chủ nghĩa xã hội, đặt cách mạng Việt Namvào quĩ đạo của cách mạng vô sản, Nguyễn Ái Quốc đã chấm dứt cuộc khủnghoảng về hệ tư tưởng và sự bế tắc về đường lối cứu nước của các phong tràođấu tranh giải phóng dân tộc ở nước ta đầu thế kỷ XX Đúng như giáo sưĐặng Xuân Kỳ đã viết: "Nguyễn Tất Thành là người yêu nước Việt Nam đầutiên ở đầu thế kỷ này đã ra đi tìm đường cứu nước bằng con đường "vô sảnhóa"" [27, tr.14] và người thanh niên ấy đã "từ chủ nghĩa yêu nước đi đến chủnghĩa Lênin, để từ một người yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản Đây

là sự kết thúc của nhiều năm tháng gian khổ đi tìm đường cứu nước để cuốicùng Nguyễn Ái Quốc đã thấy được con đường ấy" [27, tr 33] - Con đườngđòi hỏi kết hợp nhuần nhuyễn đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp, giảiphóng dân tộc và từng bước giải phóng xã hội Kết hợp chặt chẽ mục tiêu độclập dân tộc và mục tiêu chủ nghĩa xã hội trong tiến trình cách mạng của nước

ta, cũng như trong từng giai đoạn của cách mạng

2.1.3 Tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ giá trị tư tưởng, văn hóa phương Đông

Nói đến các giá trị tư tưởng, văn hóa truyền thống phương Đông cóảnh hưởng đến Việt Nam, các nhà nghiên cứu Việt Nam thường nói đến tamgiáo Nho, Phật, Đạo Nhưng nói đến các giá trị tư tưởng, văn hóa truyềnthống phương Đông có ảnh hưởng đến Hồ Chí Minh, các nhà nghiên cứu ViệtNam thường nói đến Nho giáo và Phật giáo Trong khuôn khổ luận văn này,chúng tôi chỉ tập trung trình bày ảnh hưởng của các giá trị tư tưởng văn hóaKhổng giáo và Phật giáo đến cách tiếp cận chủ nghĩa xã hội đối với tư tưởng

Hồ Chí Minh

Trang 31

Trước hết là về Khổng giáo Trong các tác phẩm của Hồ Chí Minh,

Người chỉ sử dụng khái niệm "Khổng giáo" để chỉ các nhà tư tưởng và nộidung tư tưởng nho giáo thể hiện trong kinh sách thời Tiên Tần

Nội dung tư tưởng lớn nhất của Khổng giáo mà Hồ Chí Minh đã tiếpthu và từ đó ảnh hưởng lớn đến cách tiếp cận của Người về chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam, đó là quan niệm về xã hội lý tưởng Hồ Chí Minh nhiều lần nhắcđến quan niệm của Khổng giáo về "thế giới đại đồng" Chẳng hạn, khi trả lờiphỏng vấn của nhà báo Nga Ô Manđenxtam, Hồ Chí Minh đã nói: "Khổnggiáo không phải là tôn giáo mà là một thứ khoa học về kinh nghiệm đạo đức

và phép ứng xử Và trên cơ sở đó người ta đưa ra khái niệm về "thế giới đạiđồng"" [45, tr 477] Trong bài Phong trào cộng sản quốc tế - Đông Dương(5/1921), Hồ Chí Minh đã trình bày khá chi tiết quan niệm của Khổng giáo vềthế giới đại đồng:

Khổng tử vĩ đại (551 trước CN) khởi xướng thuyết đại đồng

và truyền bá sự bình đẳng về tài sản Ông từng nói: thiên hạ sẽ tháibình khi thế giới đại đồng Người ta không sợ thiếu, chỉ sợ khôngđều Bình đẳng sẽ xóa bỏ nghèo nàn, v.v

Học trò của Khổng tử là Mạnh tử, tiếp tục tư tưởng của thầy

và vạch ra một kế hoạch chi tiết để tổ chức sự sản xuất và tiêu thụ

Sự bảo vệ và phát triển lành mạnh của trẻ em, sự giáo dục và laođộng cưỡng bức đối với người lớn, sự lên án nghiêm khắc thói ănbám, sự nghỉ ngơi của người già, không có điều gì đề án của ôngkhông đề cập đến Việc thủ tiêu bất bình đẳng về hưởng thụ, hạnhphúc không phải cho một số đông mà cho tất cả mọi người, đấy làđường lối kinh tế của vị hiền triết

Trả lời một câu hỏi của vua, ông đã nói thẳng thắn: dân viquý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh [45, tr 35]

Trang 32

Không ít lần, Hồ Chí Minh đã sử dụng khái niệm "thế giới đại đồng"

để chỉ mục tiêu, lý tưởng của những người cộng sản Ngay trong Đường kách

mệnh, khi giới thiệu về Cách mạng tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh đã viết:

"Đảng cộng sản cầm quyền, tổ chức ra chính phủ công, nông, binh phát đấtruộng cho dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền, không bắt dân đi chếtcho tư bản và đế quốc chủ nghĩa nữa, ra sức tổ chức kinh tế mới, để thực hànhchủ nghĩa thế giới đại đồng" [46, tr 280] Có thể lý giải là Hồ Chí Minh đã sửdụng khái niệm "thế giới đại đồng" cũng như nhiều khái niệm vốn quen thuộckhác với nhân dân để trình bày những vấn đề lý luận phức tạp cho nhân dân

dễ hiểu, song cũng không thể phủ nhận được rằng Hồ Chí Minh thấy sự gầngũi của mô hình xã hội lý tưởng mà Khổng giáo đã khái quát nên từ khát vọngcủa quần chúng nhân dân với mô hình chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộngsản Không phải ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh giải thích mệnh đề của Khổngtử: "Bất hoạn quả nhi hoạn bất quân, bất hoạn bần nhi hoạn bất yên" là

"không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng; không sợ nghèo, chỉ sợ lòng dânkhông yên", mà công bằng vốn là một đặc trưng chủ nghĩa xã hội theo quanniệm của Hồ Chí Minh

Không chỉ đánh giá mô hình xã hội lý tưởng của Khổng giáo, Hồ Chí

Minh còn thấy rõ và đặc biệt coi trọng hạt nhân của mô hình xã hội ấy, cũng như của toàn bộ học thuyết Khổng giáo là đạo nhân Trong học thuyết Khổng

giáo, mô hình xã hội đại đồng là sự hiện thực hóa chữ "nhân" về phương diện

tổ chức xã hội "Nhân" của Khổng giáo bao hàm nhiều lớp nghĩa Nếu xét vềphương diện giá trị, "nhân" có nghĩa là "ái nhân" - "yêu thương con người",thì Hồ Chí Minh, "yêu thương con người", "giải phóng con người" là giá trịxuyên suốt và bao trùm toàn bộ tư tưởng và thực tiễn của Người

Hồ Chí Minh còn rất coi trọng quan niệm của Khổng Giáo về conđường đi tới mô hình xã hội lý tưởng Quan niệm của Khổng giáo về conđường đi tới xã hội lý tưởng thể hiện trong "bát điều mục": "Cách vật, chí tri,

Trang 33

thành ý, chính tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ" Nếu mô hình xãhội đại đồng là sự hiện thực hóa lực lượng bản chất Người là "nhân" thì xãhội ấy chỉ có thể có được dựa trên sự nỗ lực của những con người hiện thực,không phải con người bất kỳ, mà là những con người là hiện thân của đạo

"nhân" Bởi vậy, cải tạo con người là khởi đầu của cải tạo xã hội, và muốn cảitạo xã hội thì phải bắt đầu từ cải tạo con người Hồ Chí Minh nhiều lần sửdụng quan niệm về mối quan hệ giữa "tu thân" và "bình thiên hạ" của Khổnggiáo Đặc biệt trong thời kỳ xây dựng xã hội mới ở Việt Nam, quan niệm về

"tự cải tạo" để "cải tạo xã hội" đã trở thành một quan điểm biện chứng rất cơbản của Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam Chẳng hạn,trong bài nói tại lớp chỉnh Đảng năm 1953, Hồ Chí Minh đã nói:

Khổng tử nói: "Mình phải chính tâm tu thân" nghĩa là việc

gì cũng phải làm kiểu mẫu; có thế mới "trị quốc bình thiên hạ"được Trị quốc bình thiên hạ đây tức là ta kháng chiến đánh Pháp,kiến quốc xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ hòa bình thế giới.Muốn cải tạo xã hội thì lòng mình phải cải tạo Nếu lòng mìnhkhông cải tạo thì đừng nói đến cải tạo xã hội Lòng mình còn tham

ô, lãng phí, muốn cải tạo xã hội làm sao được [51, tr 72]

Gắn liền với quan niệm "tu, tề, trị, bình" là quan niệm coi trọng giáodục, coi trọng đạo đức, coi trọng "dĩ nhân vi giáo", v.v Ở Hồ Chí Minh, tathấy thể hiện rất rõ quan niệm tương tự

Thứ hai là về phật giáo Phật giáo vào Việt Nam từ rất sớm Ngay khi

Nho giáo đã trở thành quốc giáo, Phật giáo vẫn còn ảnh hưởng rất mạnh trongnhân dân, để lại nhiều dấu ấn trong văn hóa Việt Nam, từ tư tưởng, tình cảm, tínngưỡng đến phong tục tập quán, lối sống Nói Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởngcủa văn hóa truyền thống là đã bao hàm trong đó có ảnh hưởng của Phật giáo

Xét theo đạo Phật thì Hồ Chí Minh cũng giống như bao nhiêu conngười khác trên thế gian, không có gì đặc biệt cả, nghĩa là cũng có lục dục

Trang 34

(sáu loại dục vọng); lục cảnh (sáu loại cảnh giới: sắc, thanh, hương, vị, xúc,pháp); lục tình (sáu loại biểu lộ tình cảm: hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạc) Con người đi

tu, khi đã tu đắc đạo, chân tu, đã thành chính quả, thì trở thành người ungdung, tự tại, không bị bất cứ mọi cám dỗ nào từ bên ngoài lung lạc được cả

Đó là sự ngộ của người tu hành ở phương Đông, đạt đến trình độ giác ngộđược tám chính đạo (chính kiến; chính tư duy; chính ngữ; chính nghiệp; chínhmệnh; chính tinh tiến; chính niệm; chính định) Lúc đó, người tu hành sẽ đạttới chân lý tuyệt đối của đạo Phật

Hồ Chí Minh là người đi hoạt động cách mạng, tự làm chủ nhữnghành vi của bản thân mình, theo lý tưởng cộng sản chủ nghĩa, của một ngườigiác ngộ chính trị trên cơ sở của chính bản thân nền văn hóa của nhân loại vàcủa dân tộc Việt Nam, có cái gì đó không cùng chung bản chất nhưng hao haonhư là thoát khỏi lục tặc của Phật giáo vậy Do làm chủ được hành vi của bảnthân mình, cho nên Hồ Chí Minh sống một cuộc sống ung dung, thư thái, tựtại, lúc gặp muôn vàn khó khăn, kể cả đối mặt với cái chết, ông vẫn bình tĩnh;lúc ở vào cái cao trào của sự mừng vui của dân tộc và của cá nhân mình, ôngkhông lạc quan tếu, không chủ quan, không tự kiêu, tự mãn mà phóng tầmmắt xa hơn để biết những sự việc sẽ diễn ra đang chờ đợi bản thân mình vàdân tộc mình sắp tới Điều này đặc biệt rõ ở Hồ Chí Minh giai đoạn 1945 -

1946 khi chính quyền cách mạng Việt Nam đang non trẻ, đứng trước muônvàn thách đố của tình thế "ngàn cân treo sợi tóc" Hoặc ở vào thời điểm chiếndịch Điện Biên Phủ đã toàn thắng, khi mọi người trong đại bản doanh PhủChủ tịch ở Việt Bắc nhận được tin quân đội nhân dân Việt Nam đã bắt sốngtướng Đơ Cattơri và Bộ chỉ huy quân Pháp ở Điện Biên Phủ, đêm 7/5/1954cán bộ của cơ quan đốt đuốc reo hò vang trời kéo nhau đến nhà sàn của HồChí Minh ở Việt Bắc chung vui thì Hồ Chí Minh nói rằng: thắng lợi này mớichỉ là bước đầu, trước mắt dân tộc Việt Nam còn phải đương đầu với thế lực

đế quốc Mỹ

Trang 35

Hồ Chí Minh là con người chế định được cái "tôi" trong muôn sự biếnthiên của cuộc đời con người Hồ Chí Minh biết cái đủ và biết điểm dừng HồChí Minh thiền giữa cái bao la khôn cùng của vũ trụ Hồ Chí Minh thiềnnhưng hầu như biết tất cả những cái gì sẽ diễn ra để hướng vào giải quyết cho

kỳ được những điều cần đạt tới cho hợp lẽ phải, cho hợp lẽ trời Khác với vuathời Trần thế kỷ XVIII phải lên núi thiền tu, Hồ Chí Minh thiền ngay giữa dângian, giữa đất trời của dân chúng, giữa cái bao la đất trời ngổn ngang đại sự

Hồ Chí Minh thiền để ngộ Hồ Chí Minh ngộ để hành Hồ Chí Minh hành đểđáp ứng cái yêu cầu phát triển của đất nước, của nhân dân Việt Nam, củanhân loại cần lao

Như vậy, nhìn một cách tổng thể, những giá trị tư tưởng Khổng giáo

và phật giáo về xã hội lý tưởng đã được Hồ Chí Minh coi trọng, tiếp thu (cócải tạo) và những "tài liệu tư tưởng của quá khứ" ấy đã đóng vai trò quantrọng trong cách tiếp cận của tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam

2.1.4 Tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức

Theo Hồ Chí Minh, sức hấp dẫn của chủ nghĩa xã hội vừa ở mức sốngvật chất cao, vừa ở giá trị đạo đức xã hội, ở phẩm chất đạo đức của những ngườicộng sản ưu tú Việc giảm sút niềm tin của quần chúng vào tương lai của chủnghĩa xã hội, không phải ở những sai lầm và thất bại tạm thời mà chủ yếu là ở sự

sa sút, thoái hóa của những người được mệnh danh là "những chiến sĩ tiênphong" trước thuận lợi hay khó khăn của cách mạng Theo Hồ Chí Minh, phongtrào cộng sản quốc tế trở thành lực lượng quyết định vận mệnh loài người chẳngnhững là do chiến lược và sách lược thiên tài của cách mạng vô sản, mà còn donhững phẩm chất đạo đức cao quý làm cho chủ nghĩa cộng sản trở thành sứcmạnh vô địch Đạo đức chính là nhân tố quan trọng làm nên sức hấp dẫn củachủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản Người cổ vũ: "Có gì sung sướng vẻvang hơn là trau dồi đạo đức cách mạng để góp phần xứng đáng vào sự

Trang 36

nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và giải phóng loài người" [53, tr 293] Đốivới Hồ Chí Minh, đạo đức cao cả nhất là đạo đức cách mạng, đạo đức giảiphóng dân tộc, giải phóng loài người Chủ nghĩa xã hội vì vậy cũng là giai đoạnphát triển mới của đạo đức.

Chủ nghĩa xã hội là một chế độ xã hội được xây dựng dựa trên chế độcông hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, đảm bảo cho sự phát triển hài hòa giữa cánhân và xã hội Do đó, chủ nghĩa xã hội xa lạ và đối lập với chủ nghĩa cá nhân.Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Chủ nghĩa cá nhân là một trở ngại lớn cho việc

xây dựng chủ nghĩa xã hội Cho nên thắng lợi của chủ nghĩa xã hội không thể

tách rời thắng lợi của cuộc đấu tranh trừ bỏ chủ nghĩa cá nhân" [53, tr 291].

Người cho rằng, chủ nghĩa cá nhân là căn bệnh mẹ, đẻ ra trăm thứ bệnh nguyhiểm: quan liêu, mệnh lệnh, bè phái, công thần, địa vị, coi thường tập thể,kém kỷ luật, mất đoàn kết, tham ô, lãng phí… Người khẳng định: "Muốn giữgìn sự trong sáng chủ nghĩa Mác - Lênin thì trước hết tự mình phải trong

sáng Muốn đánh thắng kẻ thù là chủ nghĩa đế quốc, muốn xây dựng thắng lợi

chủ nghĩa xã hội, thì trước hết phải chiến thắng kè thù bên trong của mỗi

chúng ta là chủ nghĩa cá nhân" [55, tr 373], "Tư tưởng xã hội chủ nghĩa là

chống tư tưởng cá nhân chủ nghĩa" [53, tr 280] Tuy nhiên, "đấu tranh chốngchủ nghĩa cá nhân không phải là "giày xéo lên lợi ích cá nhân" Mỗi người đều

có tính cách riêng, sở trường riêng, đời sống riêng của bản thân và của gia đìnhmình Nếu những lợi ích cá nhân đó không trái với lợi ích của tập thể thì khôngphải là xấu" [53, tr 291]

Theo Hồ Chí Minh, cần phải chống chủ nghĩa cá nhân, thực hiện sựtôn trọng và đề cao nhân cách, bảo đảm cho mỗi cá nhân phát triển lành mạnhnhân cách của mình trong sự hài hòa giữa cá nhân và xã hội Xã hội tôn trọngmọi cá nhân, đồng thời cá nhân biết đề cao lợi ích xã hội, có thể hy sinh lợiích riêng vì lợi ích chung khi xã hội cần đến Người nói:

Trang 37

Lợi ích cá nhân là nằm trong lợi ích của tập thể, là một bộphận của lợi ích tập thể Lợi ích chung của tập thể được bảo đảm thìlợi ích riêng của cá nhân mới có điều kiện để được thỏa mãn… Nếulợi ích cá nhân mâu thuẫn với lợi ích tập thể, thì đạo đức cách mạngđòi hỏi lợi ích riêng của cá nhân phải phục tùng lợi ích chung củatập thể [53, tr 291-292].

Đây là trình độ phát triển cao của xã hội xã hội chủ nghĩa Bản chất đóthuộc về chủ nghĩa xã hội Nhìn nhận bản chất quan trọng này, Hồ Chí Minhđưa ra một quan niệm, chủ nghĩa xã hội là xã hội trong đó mình vì mọi người

và mọi người vì mình Do đó, một trong những nét nổi bật của con người mới

xã hội chủ nghĩa là phải đạt tới trình độ phát triển cao về đạo đức, về nhâncách, đủ sức chiến thắng chủ nghĩa cá nhân Xã hội xã hội chủ nghĩa vừa đòihỏi, vừa tạo ra những con người như thế, và chăm lo giáo dục, phát triển conngười là chiến lược quan trọng bậc nhất của chủ nghĩa xã hội

Đáng chú ý là, mặc dù rất chú trọng nhân tố đạo đức trong sự phát triểncủa chủ nghĩa xã hội và coi đạo đức xã hội chủ nghĩa là thuộc về bản chất ưuviệt của chủ nghĩa xã hội, song Hồ Chí Minh không bao giờ xem đạo đức là hiệntượng thuần túy tinh thần, ở bên ngoài các tác nhân khác, gây nên sự chia cắt,đối lập siêu hình giữa kinh tế với đạo đức Người đề cao sức mạnh tinh thần, đạođức nhưng không rơi vào duy ý chí, chủ quan hoặc chủ nghĩa đạo đức trừutượng Quan niệm Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội trong tính thống nhất biệnchứng giữa các nhân tố kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa và đạo đức càng chứng

tỏ Hồ Chí Minh nghiên cứu thấu đáo như thế nào về bản chất của chủ nghĩa

xã hội

2.1.5 Tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin

Chủ nghĩa Mác - Lênin là cơ sở lý luận quan trọng nhất để Hồ Chí Minhtiếp cận và hình thành tư tưởng của Người về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Trang 38

Tại sao chúng tôi lại khẳng định đây là cơ sở lý luận quan trọng nhất?

Vì, nhiều người có lý khi cho rằng sở dĩ có tư tưởng Hồ Chí Minh là bởi ở cơ

sở này Yêu nước nhiệt thành ư ? Không chỉ Hồ Chí Minh là người yêu nướcnhiệt thành Chí lớn ư ? Không chỉ Hồ Chí Minh thời ấy có chí lớn Thôngminh ư ? Cùng thời với Hồ Chí Minh còn rất nhiều người thông minh Đi ranước ngoài tìm đường cứu nước ư ? Thì đó, có cả phong trào Đông Du của

Cụ Phan Bội Châu sang Nhật Bản Có một số người cũng đã sống bên trời Âunặng lòng yêu nước và đầy tinh thần cách mạng, thậm chí có người còntruyền cả Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản của C.Mác và Ph.Ăngghen vềnước Hồi đó chỉ có Hồ Chí Minh là đến được với lý luận Mác - Lênin bằngcách của mình, bằng nghị lực và trí tuệ mẫn cảm của Mình

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đã tìm ra và chứng minh cả trên bìnhdiện lý luận và thực tiễn rằng chủ nghĩa Mác - Lênin có thể thâm nhập vàothực tiễn cách mạng Việt Nam và là ngọn hải đăng soi đường, là kim chỉ namđưa cách mạng Việt Nam đi tới mục tiêu giành và giữ vững quyền độc lập dântộc, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội Cũng chính Người đã thực hiệnthành công một công cuộc truyền bá sâu rộng lâu dài lý luận của chủ nghĩaMác - Lênin vào Việt Nam

Trong những năm 1920 - 1930, Hồ Chí Mình đã chỉ ra cái thiếu củacách mạng Việt Nam chính là chủ nghĩa Mác - Lênin và Người cũng chỉ rõmột khi chủ nghĩa Mác - Lênin được truyền bá sâu rộng vào trong các tầnglớp nhân dân Việt Nam, thức tỉnh họ và thông qua đảng cộng sản - một đảng

"vững bền", "bền gan", "hy sinh", "thống nhất", "theo chủ nghĩa Mã Khắc Tư

và Lênin" [46, tr 280] tổ chức họ, lãnh đạo họ, nhất định họ sẽ "gạt bỏ sự bóclột đê tiện của một bọn thực dân lòng tham không đáy, họ sẽ hình thành mộtlực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu một trong những điều kiện tồn tạicủa chủ nghĩa tư bản là chủ nghĩa đế quốc, họ có thể giúp đỡ những ngườianh em của mình ở phương Tây trong nhiệm vụ giải phóng hoàn toàn" [45, tr

Trang 39

36] Quan điểm tư tưởng ấy đã được Hồ Chí Minh nỗ lực hiện thực hóa vàcách mạng tháng tám năm 1945 đã chứng minh tính đúng đắn của nó.

Trong quá trình xây dựng chính quyền non trẻ và đặc biệt khi miền Bắcnước ta bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, một loạt những vấn đềhết sức mới mẻ và cũng vô cùng phức tạp đã đặt ra như: "chúng ta phải dùngnhững phương pháp gì, hình thức gì, đi theo tốc độ nào để tiến dần lên chủnghĩa xã hội?" [52, tr 494], để thực hiện thành công "cuộc biến đổi khó khănnhất, sâu sắc nhất Chúng ta phải xây dựng một xã hội hoàn toàn mới xưa naychưa từng có trong lịch sử dân tộc ta" [52, tr 493-494] Làm thế nào để "họctập kinh nghiệm của các nước anh em và áp dụng những kinh nghiệm ấy mộtcách sáng tạo" [52, tr 494], vừa chống chủ nghĩa giáo điều, vừa chống chủnghĩa xét lại; làm thế nào để "tổng kết kinh nghiệm" của Đảng ta, phân tíchnhững "đặc điểm của nước ta", tìm hiểu "quy luật phát triển của cách mạngViệt Nam", từ đó định ra những "đường lối, phương châm, bước đi cụ thể củacách mạng xã hội chủ nghĩa thích hợp với tình hình nước ta" [52, tr 494]; làmthế nào để thực hiện "trong thời kỳ cách mạng xã hội chủ nghĩa, Đảng cầnphải mạnh hơn bao giờ hết" [52, tr 494] Chính trong hoàn cảnh ấy, hơn lúcnào hết, Hồ Chí Minh lại càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đẩy mạnhnghiên cứu học tập lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin Người chỉ rõ, cách mạng

xã hội chủ nghĩa là "phong trào cách mạng lôi cuốn hàng ức hàng triệu người.Công việc cách mạng là nghìn điều muôn loại phức tạp, khó khăn Để cânnhắc mọi hoàn cảnh phức tạp, nhìn rõ các mâu thuẫn, để giải quyết đúng đắn

các vấn đề, thì chúng ta phải cố gắng học tập lý luận Mác - Lênin" [53, tr 292].

Đối với tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, vaitrò của chủ nghĩa Mác - Lênin càng thể hiện rõ nét Tiếp thu học thuyết hìnhthái kinh tế xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã nêu lên nhiềuquan điểm khẳng định tính tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộngsản của xã hội loài người; quan điểm về quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội;

Trang 40

quan điểm về nguyên tắc phân phối trong chủ nghĩa xã hội; quan niệm về vaitrò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong chủ nghĩa xã hội, v.v

Hồ Chí Minh không chỉ tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin về phương diện

lý luận, mà còn chú trọng tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin về mặt phương pháp.Thậm chí, Người đã khẳng định rằng, "phương pháp làm việc biện chứng" là

ưu điểm của chủ nghĩa Mác Chính phương pháp biện chứng duy vật là cơ sởrất quan trọng, xét về mặt phương pháp, hình thành nên biện chứng của tưtưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

Tóm lại, cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt

Nam được hình thành từ những cơ sở thực tiễn và lý luận phong phú, đa dạng,với các giá trị tư tưởng, văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam, củaphương Đông (và cả phương Tây) Trong đó cơ sở lý luận quan trọng nhất làchủ nghĩa Mác - Lênin, trên nền tảng hoạt động thực tiễn "giải phóng conNgười" của Hồ Chí Minh đã tạo nên cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủnghĩa xã hội, vừa trung thành với những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác -Lênin vừa bổ sung thêm những nét đặc sắc của tư tưởng phương Đông Tất cảnhững nét đặc trưng đó được biểu hiện sống động trong tư tưởng Hồ ChíMinh về những đặc trưng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

2.2 TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHỮNG ĐẶC TRƯNG CHỦ NGHĨA

XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

2.2.1 Khái niệm chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội được bắt đầu hình thành

từ khi Nguyễn Ái Quốc phát hiện ra đường lối giải phóng dân tộc, đặt cáchmạng Việt Nam vào quỹ đạo của cách mạng vô sản, kết hợp chủ nghĩa yêunước với chủ nghĩa xã hội Từ ngày ấy, từng bước một trong cuộc đấu tranh,vừa nghiên cứu lý luận Mác - Lênin, vừa làm công tác thực tế, nhận thức củaNgười về chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn Nghiên cứu tư tưởng HồChí Minh về chủ nghĩa xã hội có thể rút ra kết luận sau:

Ngày đăng: 05/02/2018, 17:50

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Hoàng Chí Bảo (1991), "Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam", Lịch sử Đảng, (7), tr. 39-47 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ởViệt Nam
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Năm: 1991
2. Hoàng Chí Bảo (1992), "Dân chủ và cơ chế thực hiện dân chủ", Thông tin lý luận, (176), tr.7-11 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân chủ và cơ chế thực hiện dân chủ
Tác giả: Hoàng Chí Bảo
Năm: 1992
3. Nguyễn Đức Bình (2003), Về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủnghĩa xã hội ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đức Bình
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
4. Nguyễn Trọng Chuẩn - Phạm Văn Đức - Hồ Sĩ Quý (đồng chủ biên) (1997), Những quan điểm cơ bản của Mác - Ăngghen - Lênin về chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những quan điểm cơ bản của Mác - Ăngghen - Lênin về chủ nghĩaxã hội và thời kỳ quá độ
Tác giả: Nguyễn Trọng Chuẩn - Phạm Văn Đức - Hồ Sĩ Quý (đồng chủ biên)
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
5. Chương trình KX.02 (1993), Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh, Tập 3, Viện Hồ Chí Minh xuất bản, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh
Tác giả: Chương trình KX.02
Năm: 1993
6. Đảng Cộng sản Việt Nam (1987), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VI
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1987
7. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cương lĩnh xây dựng đất nước trongthời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
9. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược ổn định và phát triển kinh tế -xã hội đến năm 2000
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1991
10.Đảng Cộng sản Việt Nam (1993), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấphành Trung ương khóa VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1993
11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị đại biểu toàn quốcgiữa nhiệm kỳ khóa VII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1994
12.Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1996
13.Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban Chấphành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1997
14.Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ năm BanChấp hành Trung ương khóa VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 1998
15.Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2001
16.Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấphành Trung ương khóa IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2002
17.Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bẩy Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ bẩy BanChấp hành Trung ương khóa IX
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2003
18.Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lầnthứ X
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2006
19.Phạm Văn Đồng (1991), Hồ Chí Minh, quá khứ, hiện tại, tương lai, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh, quá khứ, hiện tại, tương lai
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nxb Sựthật
Năm: 1991
20.Phạm Văn Đồng (1993), Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trên con đường dân giàu nước mạnh, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh và con người Việt Nam trên conđường dân giàu nước mạnh
Tác giả: Phạm Văn Đồng
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1993

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w