1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

An toàn lao động - Chương 11

7 689 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 321,88 KB

Nội dung

Cơ sở kỹ thuật bảo hộ lao động Bảo đảm an toàn lao động và bảo đảm sức khỏe của người lao động là yêu cầu quan trọng không những cần thiết đối với người lao đông.

Trang 1

Chương 11

KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN TRONG XÂY DỰNG

11.1 Các khái niệm chung

11.1.1 Điện trở của người

Cơ thể người là một vật dẫn điện, dòng điện di qua nhiều hay ít phụ thuộc vào điện trở của nó Điện trở của người thay đổi từ 600-400.000 Ôm, phụ thuộc vào các yếu tố sau

- Tình trạng sức khoẻ

- Các bộ phận trên cơ thể, đặc biệt là lớp da, nếu mất lớp trai sừng thì điện trở chỉ còn 600-800Ôm

- Tính trạng da khô hay ướt

- Điện tích và áp suất tiếp xúc càng lớn thì điện trở người tương ứng giảm đi - Thời gian tác dụng của dòng điện càng lâu thì điện trở càng giảm

- Điện áp đặt vào người tăng lên thì điện trở giảm

11.1.2 Tác dụng của dòng điện đối với cơ thể người

Dòng điện gây tác động kích thích tế bào làm co giật các cơ bắp

11.1.3 Hậu quả của dòng điện gây ra

Trang 2

Hình 11_ 1: Người chạm vào 2 pha khác nhau trong mạng điện

Là trường hợp nguy hiểm nhất (với cả mạng điện bất kỳ) dòng điện vào người.

Ud, Up là điện áp dây và điện áp pha Ing trị số dòng điện qua người

Trang 3

Hình 11_ 2: Người chạm vào 1 pha trong mạng ba pha với trung tính cách ly

Điện trở vào nguồn là:

R0- điện trở tính toán của cọc nối đất bằng 4Ω trong mạng, điện áp dưới 1000Ω

Trang 4

Bất kỳ 1 điểm nào đó của đất trong vùng điện rò sẽ xuất hiện điện áp, dòng điện sẽ truyền qua từ chân này sang chân kia

Vậy điện áp bước là hiệu số điện áp của các điểm trên mặt đất cách nhau một khoảng bằng bước chân người

- Trị số điện áp tại một điểm cách chỗ chạm đất 1 khoảng x là: Ux Ux = Ix δd

δd điện trở suất của đất

Tại điểm chạm đất đường điện lớn nhất, sau rò vào trong đất theo hướng nửa hình cầu bán kính x

- Điện tích S = 2πx2 - d điện 2

2 xI

Khi x ≥ 20m coi như không còn nguy hiểm

11.3 Nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa tai nạn điện

11.3.1 Nguyên nhân tai nạn điện

- Do tiếp xúc va chạm vào các bộ phận mang điện

+ Dây điện trần không có vỏ bọc, không đảm bảo khoảng cách an toàn + Do dây điện, dây cáp trên mặt đất, sàn nhà bị hư hỏng vỏ bọc cách điện + Sử dụng không đúng điện áp an toàn theo quy định ở những nơi nguy hiểm

+ Khi sửa chữa, lắp đặt điện không có biển báo nên điện đóng bất ngờ dẫn đến gây tai nạn

- Tiếp xúc với các bộ phận kim loại lúc bình thường không mang điện, nhưng dòng điện có thể xuất hiện bất ngờ dẫn đến gây tai nạn (do mát điện hoặc các chất cách điện bị hư hỏng…).

- Do điện áp bước: người đi vào vùng có đường điện rò trong đất, nước - Do bị phóng điện hồ quang khi đến gần mạng điện cao áp gây bị hỏng - Khi sửa chữa điện không cắt điện, không sử dụng dụng cụ cách điện - Không được huấn luyện an toàn về điện

- Không nắm vững được phương pháp cấp cứu tai nạn điện

11.3.2 Các biện pháp phòng ngừa

11.3.2.1 Đề phòng tiếp xúc va chạm vào các bộ phận mang điện

- Đảm bảo cách điện tốt: đối với các thiết bị điện và các đường dây điện

- Phải có bao che, ngăn cách các bộ phận mang điện tránh được người va chạm phải

Trang 5

- Không được đặt dây điện, dây cáp trên mặt đất sàn nhà

- Ở những nơi nguy hiểm về điện phải sử dụng điện áp theo quy định an toàn

- Phải đề phòng dẫn điện bất ngờ: cấm đóng điện khi người đang làm việc (sửa chữa, lắp đặt…)

11.3.2.2 Đề phòng tai nạn khi chạm vào các bộ phận, thiết bị có xuất hiện điện bất ngờ

- Nơi đất bảo vệ: áp dụng cho mạng điện 3 pha có trung tính cách ly nhằm giảm điện áp chạm

- Nơi không bảo vệ: áp dụng cho mạng 3 pha 4 dây với dây thứ 4 là dây trung tính nối đất, dùng dây dẫn nối thân kim loại của máy với dây trung tính

- Cắt điện bảo vệ: áp dụng cho cả mạng cách điện với đất và mang có dây trung tính nối đất, để đảm bảo an toàn khi thiết bị xảy ra sự cố

11.3.2.3 Đề phòng tai nạn do điện áp bước - Không được đến gần nơi có dây điện bị đứt - Phải có rào che chắn xung quanh bộ phận nối đất

- Dùng nhiều cọc nối đất được nối với nhau bằng thanh dẫn nhằm san bằng điện áp 11.3.2.4 Đề phòng bị phóng điện

Khi làm việc dưới đường dây điện cao áp phải tuân theo khoảng cách an toàn Điện áp (KV) 6 ÷ 15 15 ÷ 35 35 ÷ 110 110 ÷ 300

- Khẩn cấp đưa nạn nhân rời khỏi vật mang điện bằng cách cắt cầu dao, cầu chì Nếu không thể cắt điện được thì người cứu chỉ được túm vào quần áo khô, hoặc quấn vải vào chân, vào người nạn nhân để lôi ra

- Người cứu phải đứng trên ván gỗ, đi giầy cao su

- Nạn nhân được cứu đã bị ngừng thở, tim ngừng đập phải khẩn trương làm hô hấp nhân tạo

+ Xoa bóp bên ngoài lồng ngực: Để nạn nhân nằm ngửa người cứu quỳ bên cạnh để 1 tay lên phần tim, tay kia đặt chéo lên, dùng sức người ấn cho lồng ngực nén xuống rồi lại nới ra, làm như vật theo nhịp từ 60 ÷ 80 lần/phút

+ Hà hơi thổi ngạt: Đặt nạn nhân nằm ngửa đầu ra phía sau mở miệng nạn nhân, kéo lưới, móc đờm dãi ở mũi, mồm ra

Trang 6

- Người cứu hít hơi dài, tay bịt mũi nạn nhân và thổi mạnh qua mồm, hoặc bịt mồm thổi qua mũi với nhịp điệu từ 16 ÷ 20 lần/phút

11.4 Đề phòng tĩnh điện

11.4.1.Các trường hợp phát sinh tĩnh điện

- Sự va đập, ma sát của chất lỏng cách điện với thành bể

- Do vận chuyển các hỗn hợp bụi không khí trong đường ống, trong nhà xưởng tạo ra nhiều bụi

- Khi ma sát đai truyền động lên trục quay

Tóm lại: Tĩnh điện phát sinh do sự ma sát giữa các vật cách điện với nhau hoặc giữa vật cách điện với vật dẫn điện

11.4.2 Các biện pháp phòng ngừa

- Truyền điện tích tĩnh điện đi bằng cách nối đất cho các thiết bị sản xuất, bể chứa… - Tăng độ ẩm không khí ở trong các phòng có nguy hiểm tĩnh điện lên 70% hoặc làm ẩm các vật trong phòng

- Với dây curoa phải nối đất các phần kim loại

- Truyền tĩnh điện tích luỹ trên người như làm sàn dẫn điện, đi giầy dẫn điện, cấm mặc quần áo có khả năng nhiễm điện

11.5 Bảo vệ chống sét

11.5.1 Định nghĩa:

Do kết quả tác dụng của các hạt nước mang điện và các luồng khí sẽ có sự phân tích thành các hạt lớn mang điện (+), hạt nhỏ mang điện (-): theo định luật khí động Hạt nhỏ tạo thành đám mây mang điện (-), hạt lớn tạo thành đám mây mang điện (+) Khi đám mây mang điện (+) di chuyển do hiện tượng cảm ứng tĩnh điện trên bề mặt đất sẽ xuất hiện điện tích âm tạo thành tụ điện đặc biệt với lớp không khí ở giữa, các bề mặt tụ điện là đám mây và mặt đất

Sự tích điện đó tăng dần đạt đến cực hạn, sự phóng điện phát ra ánh sáng chói, tia chớp và âm thanh lớn là sét

11.5.2 Tác dụng và hậu quả của sét

11.5.2.1 Tác dụng sơ cấp (sét đánh trực tiếp)

- Tác dụng nhiệt: dòng sét có nhiệt độ lớn gây đám cháy

- Tác dụng cơ học: do nhiệt độ cao sẽ bị đốt nóng chớp nhoáng, dẫn nó mạnh, gây sóng xung, gây đổ cây, đổ các công trình

- Tác dụng về điện: Sét như một đường điện cao, khi sét đánh trực tiếp vào người sẽ bị chết ngay

11.5.2.2 Tác dụng thứ cấp - Cảm ứng tĩnh điện - Cảm ứng điện từ

11.5.3 Bảo vệ chống sét

115.3.1 Bảo vệ chống sét đánh trực tiếp vào công trình bằng thu lôi

Trang 7

+ Thu lôi gồm các phần: thu sét, dây dẫn sét và cực nối đất

- Thu sét bằng sắt dạng thanh, dây hoặc lưới đặt không trên đỉnh, trên mái công trình

- Dây dẫn sét bằng thanh hoặc dây có tiết diện ≥ 100 mm2 nối hàn với phần thu sét và cọc nối đất

- Cọc nối đất: bằng thép tròn, thép gai, hoặc thép ống có điện trở chung nối đất trên 4Ω

+ Vùng bảo vệ thu lôi

Là một hình nón, đường sinh là đường gẫy khúc, đáy là hình tròn, bán kính r = 1,5h (h chiều cao cột thu lôi)

Ngày đăng: 17/10/2012, 09:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN