Cơ sở kỹ thuật bảo hộ lao động Bảo đảm an toàn lao động và bảo đảm sức khỏe của người lao động là yêu cầu quan trọng không những cần thiết đối với người lao đông.
Trang 1Chương 15
KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG CÔNG TÁC BT VÀ BTCT
15.1 KTAT trong công tác ván khuôn
15.1.1 Yêu cầu đối với ván khuôn
Ván khuôn (VK) có thể làm bằng gỗ hoặc kim loại hoặc kết hợp cả 2 loại Khi sử dụng VK cần đảm bảo các yêu cầu sau:
15.1.1.1 Yêu cầu về gia công
- Khi dùng VK kim loại (thép) thì kim loại đó phải dễ nắn, dễ gò, liên kết các bộ phận phải chuẩn xác về vị trí lỗ Sử dụng VK kim loại phải có sự tính toán về kinh tế, kỹ thuật và phải được sự đồng ý của cán bộ chỉ huy thi công
15.1.2 An toàn trong công tác VK
- Tai nạn thường gặp trong công tác tháo lắp VK là ngã từ trên cao xuống hoặc do một bộ phận của giàn dáo, VK gãy, đổ, dụng cụ ở trên cao rơi xuống hoặc đinh đóng trên VK bị trồi ra
- Khi dựng lắp VK nhiều tầng thì tầng dưới phải cố định chắc chắn mới dựng tầng trên
- VK của kết cấu cao hơn 8m so với mặt đất thì phải có sàn làm việc, sàn phải có chiều rộng ≥0,7m và phải có lan can chắc chắn
Trang 2- VK treo dùng để đúc trần BTCT phải được cố định vào khung thép đã được liên kết chắc chắn
- Khi công trình có tường bằng BTCT thì cứ 1,8m chiều cao cần có một sàn làm việc
- Trước khi đổ BT phải kiểm tra cẩn thận các bộ phận, mối nối liên kết Chỉ được đặt vật liệu, dụng cụ và số người đứng trên VK theo thiết kế
15.1.2.3 Khi tháo dỡ VK
- Khi BT đảm bảo đủ thời gian, đủ cường độ mới được tháo dỡ VK
- Khi tháo dỡ đà giáo, VK của kết cấu phức tạp phải tuân theo một trình tự ngặt nghèo về thứ tự tháo dỡ, đảm bảo đúng kỹ thuật
- Đảm bảo an toàn đề phòng trường hợp có tấm ván rơi từ trên cao xuống gây tai nạn làm gãy dàn giáo, hỏng VK
- Người dỡ VK phải có thắt lưng BHLĐ, đứng trên dàn giáo có lan can chắc chắn - Các dụng cụ dùng để tháo dỡ VK phải để gọn gàng trên dàn giáo, không được ném, vứt từ trên cao xuống Tránh người không phận sự đi lại dưới vùng tháo dỡ VK
- VK tháo ra phải được cần cẩu đưa xuống hoặc dùng puly, tời, cáp đưa hạ dần dần, nhẹ nhàng xuống đất không ném hoặc trượt xuống, VK phải được xếp thành từng đống theo từng loại Chú ý sự an toàn khi làm việc dưới vùng hoạt động của cần trục
15.2 KTAT trong công tác cốt thép
15.2.1 An toàn khi cạo rỉ cốt thép
- Khi cạo rỉ cho cốt thép (CT) bằng thủ công hoặc khi kéo CT trên cát phải có găng tay, kính phòng hộ và khẩu trang
- Khi cạo rỉ bằng phương pháp phun cát phải che chắn kín, có rào bao và biển báo công nhân phải có quần áo, găng tay, giày kính
- Khi cạo rỉ bằng máy phải có thiết bị che chắn bộ phận truyền động, trước khi thao tác phải kiểm tra các bulông (về độ bền và khả năng cách điện)
15.2.2 An toàn khi cắt CT
15.2.2.1 Khi cắt bằng máy
- Trước khi cắt phải kiểm tra máy, vị trí của lưỡi dao, dầu mỡ - Khi cắt phải giữ chặt CT, khi lưỡi dao lùi ra mới được cho CT vào - Khi cắt các CT ngắn phải dùng kìm, kẹp để đưa CT vào
- Không được cắt CT có đặc tính cơ học vượt quá tính năng của máy - Sau khi cắt xong phải dùng bàn chải lông để quét vụn sắt
15.2.2.2 Khi cắt bằng tay
- Người giữ vạm và người đánh búa phải đứng dạng chân thật vững, tránh những người đứng xung quanh Búa dùng phải có cán tốt, tra chắc chắn, tránh đầu búa bị
Trang 315.2.3 An toàn khi uốn CT
- Nếu uốn thủ công thì khi thao tác phải đứng vững, giữ chặt vạm, dùng lực từ từ uốn theo góc độ bản vẽ thiết kế yêu cầu Không được uốn CT to ở trên cao hoặc trên dàn giáo
- Nếu uốn CT bằng máy thì trước khi thao tác phải kiểm tra các bộ phận của máy, phải cho chạy thử trước khi thao tác Trong quá trình cắt người điều khiển máy phải tuân thủ các quy tắc an toàn, tập trung chú ý quan sát, nắm vững tính năng kỹ thuật của máy, không sửa máy, thay dầu mỡ khi đang thao tác, đảm bảo an toàn điện, phải sử dụng các dụng cụ bảo hộ cá nhân
15.2.4 An toàn khi hàn CT
- Đảm bảo điện áp khi hàn là 60 ÷ 65V, các máy hàn không được dùng chung một cầu dao nguồn, nguồn điện và máy hàn cần được che chắn tốt Máy hàn cần phải có dây nối đất, trước khi hàn cần kiểm tra sự cách điện của dây và kìm hàn, các dụng cụ và dây điện phải bọc trong ống cao su
- Các thiết bị hàn không được nối trực tiếp với mạng điện, khi ngừng hoặc điều chỉnh dòng điện hàn phải cắt nguồn điện
- Khi hàn hồ quang phải chú ý chống tác hại của tia bức xạ hàn
- Nơi làm việc của thợ hàn nên bố trí riêng biệt, phải che chắn, sơn màu xanh để giảm ánh sáng phản xạ
- Buồng làm việc của máy hàn đối đầu phải làm bằng vật liệu chống cháy
- Khi đặt cốt thép phải đứng trên sàn công tác Khi điều chỉnh hay cố định phần đầu của khung cốt thép phải có các thanh chống tạm
- Khi buộc và hàn các kết cấu khung cột phải đứng ở ghế giáo riêng
- Không để cốt thép quá gần nơi có dây điện trần Nếu có dây điện đi qua chỗ đặt cốt thép phải đề phòng bị điện giật
- Không được đứng, đi lại trên hệ thống cốt thép khi đang dựng lắp hoặc đã dựng xong khi không được phép
- Khuân vác và vận chuyển cốt thép phải sử dụng các phương tiện bảo hộ
15.3 KTAT trong công tác vận chuyển, đổ, đầm và bảo dưỡng BT
Trang 4- Khi thao tác ban đêm hoặc tối trời cần có đủ ánh sáng đặc biệt ở chỗ cầu lên xuống và nơi đổ
- Đổ bêtông ở vị trí cao hơn 2m phải có giáo có tay vịn
- Làm ván chắc chắn cho người và phương tiện đi lại ở những chỗ cần thiết
15.3.2 An toàn khi sử dụng dụng cụ, vật liệu
- Các dụng cụ dùng để trộn và vận chuyển bêtông phải chắc chắn, được kiểm tra thường xuyên, sau khi đổ bêtông xong các dụng cụ phải được rửa sạch, để gọn gàng
- Các loại xẻng phải để nằm sấp hoặc dựng đứng Hố vôi hoặc các thùng vôi tôi phải đậy kín, che chắn kỹ
- Các bao ximăng, đống cốt thép và vật liệu phải xếp gọn gàng, không quá cao đảm bảo ổn định
15.3.3 An toàn khi vận chuyển bêtông
- Bêtông được vận chuyển bằng thủ công, bằng băng chuyền hoặc các thùng mở đáy được, tuyệt đối không được gánh bêtông lên cao Các loại dụng cụ dùng để chứa bêtông chuyển đi phải chắc chắn không bị rò rỉ, đảm bảo đóng mở dễ dàng, thuận tiện, an toàn
- Khi dùng cần trục để vận chuyển bêtông chứa trong các thùng có đáy đóng mở được lên cao cần chú ý sự an toàn khi làm việc với cần trục, khi đưa thùng bêtông lên cao phải để thùng ở tư thế ổn định hẳn mới được tháo đáy đổ bêtông ra, tránh để thùng va đập vào hệ thống cốt thép, dàn giáo
15.3.4 An toàn khi đổ, đầm bêtông
- Khi đổ bêtông theo các máng nghiêng hoặc theo các ống vòi voi cần phải kẹp chặt máy và thùng chứa vào ván khuôn, đà giáo hoặc cốt thép tránh chúng bị giật văng ra khi bêtông chuyển động
- Khi đổ bêtông ở độ cao trên 3m không có che chắn phải đeo dây an toàn, dây đó phải được thí nghiệm trước
- Không đổ bêtông trên dàn giáo ngoài trời khi có gió cấp 6 trở lên
- Thi công đổ bêtông ban đêm hoặc khi trời có sương mù phải dùng đèn chiếu có đủ độ chiếu sáng
- Công nhân đầm bêtông cần phải đi ủng cao su cách nước, cách điện, đeo găng, mặc quần áo bảo hộ lao động, áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn chống tác hại của rung động và đảm bảo an toàn điện
15.3.5 An toàn khi vận hành các loại máy phục vụ công tác bêtông
- Máy trộn bêtông phải được bố trí gần nơi đổ bêtông, nơi tập kết vật liệu, nơi lấy nước Máy được đặt tại vị trí ổn định, chắc chắn, không đặt cạnh các hố đào
- Công nhân khi làm việc xung quanh máy trộn phải mang đồ bảo hộ cá nhân
- Chỉ có người có chuyên môn mới được điều khiển máy, không được sửa chữa hoặc cho xẻng vào máy khi máy đang hoạt động
Trang 5- Người điều khiển máy đầm phải được kiểm tra sức khoẻ trước khi nhận việc và phải kiểm tra sức khoẻ định kỳ theo chế độ vệ sinh an toàn lao động
- Khi dịch chuyển máy đầm sang vị trí khác phải tắt máy, các đầu dây phải kẹp chặt, các dây dẫn phải cách điện Khi đầm xong hàng ngày phải làm sạch vữa và sửa chữa các bộ phận, chi tiết máy bị sai lệch
15.3.6 An toàn khi dưỡng hộ bêtông
- Công nhân tưới bêtông phải có đủ sức khoẻ, quen trèo cao, không để phụ nữ có thai và người thiếu máu làm công việc này Khi tưới bêtông trên cao không có dàn giáo thì phải đeo dây an toàn và mang đầy đủ các dụng cụ phòng hộ cá nhân
15.3.7 An toàn khi lắp dựng kết cấu bêtông
- Đặc điểm của bêtông là chịu nén tốt, chịu kéo kém, cho nên khi lắp đặt, vận chuyển, xếp dỡ phải chú ý đến gác cấu kiện trên các điểm đỡ, điểm treo hoặc bằng cốt thép để treo đã chôn sẵn trong cấu kiện đã được thiết kế tính toán sẵn
- Các cấu kiện dài như xà, dầm, cột thường được treo đỡ tại 2 điểm cách 2 đầu mút 0,207l (l: chiều dài cấu kiện), cấu kiện tấm được treo bằng 3, 4 điểm, 6 điểm, phải quan sát chiều dài dây treo buộc và cân chỉnh để chúng đồng thời chịu chịu lực như nhau Khi lắp ráp cấu kiện vào vị trí nếu có sai khác do chế tạo không chính xác thì ta phải hạ xuống đất để tu sửa lại đến khi được mới cẩu lắp vào vị trí Khi đưa kết cấu vào vị trí phải cố định tạm bằng các thanh giằng sắt, neo vào những cốt thép neo chôn sẵn trong cấu kiện Sau đó phải kiểm tra độ an toàn của sự cố định tạm đó rồi mới tháo dây treo từ cần trục ra