Cơ sở kỹ thuật bảo hộ lao động Bảo đảm an toàn lao động và bảo đảm sức khỏe của người lao động là yêu cầu quan trọng không những cần thiết đối với người lao đông.
Trang 1Chương 3
PHÂN TÍCH ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG, NGUYÊN NHÂN TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP TRONG XÂY DỰNG
3.1.Khái niệm về điều kiện lao động, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
3.1.1.Điều kiện lao động
Trong quá trình lao động để tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội, con người phải làm trong những điều kiện nhất định gọi là điều kiện lao động Được đánh giá trên 2 mặt:
- Quá trình lao động: là tính chất và chế độ lao động, tư thế của cơ thể con người khi làm việc, sự căng thẳng của các bộ phận cơ thể như chân, tay, mặt
- Tình trạng vệ sinh môi trường: Đặc trưng bởi điều kiện vi khí hậu, nhiệt độ, độ ẩm
và tốc độ lưu chuyển của không khí, mức độ tiếng ồn, rung động, độ chiếu sáng Tất cả các yếu tố đó ở trạng thái riêng lẻ hay kết hợp trong một điều kiện nhất định nếu vượt quá giới hạn đều gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
3.1.2.Tai nạn lao động
Tai nạn lao động là trường hợp làm chết người hoặc làm tổn thương bất kỳ bộ phận nào của cơ thể con người, dưới tác động đột ngột của các yếu tố bên ngoài, dưới dạng cơ
lý hoá, sinh học xảy ra trong quá trình lao động
3.1.3.Bệnh nghề nghiệp
Là bệnh phát sinh do tác động từ từ của các yếu tố độc hại tạo ra trong quá trình sản xuất lên cơ thể con người, có thể gây ra huỷ hoại sức khoẻ, hoặc gây chết người một cách
từ từ
3.2.Phân tích điều kiện lao động ngành xây dựng
Điều kiện lao động của ngành xây dựng có những đặc thù sau:
- Chỗ làm việc luôn thay đổi (nay đây mai đó) ngay trong phạm vi một công trình, phụ thuộc vào tiến trình xây dựng dẫn đến điều kiện lao động cũng thay đổi
- Trong ngành xây dựng có nhiều nghề, nhiều công việc nặng nhọc (thi công đất, đổ bêtông, vận chuyển vật liệu v.v…), mức cơ giới hoá thi công còn thấp, nên công nhân phải làm thủ công mất sức lao động, năng suất thấp
- Có nhiều công việc phải làm ở tư thế gò bó (người ngồi xổm ), nhiều công việc phải làm ở trên cao, những chỗ chênh vênh nguy hiểm (lắp ghép), có nhiều công việc làm sâu dưới đất, dưới nước, có nhiều nguy cơ tai nạn
- Nhiều công việc phải làm trong môi trường ô nhiễm bởi các yếu tố độc hại như bụi (khi thi công đất đá, vật liệu rời ), tiếng ồn, chấn động (đổ bêtông, đóng cọc ) hơi khí độc (sơn, trang trí…)
Qua đó ta thấy điều kiện lao động trong xây dựng có nhiều khó khăn phức tạp, nguy hiểm độc hại nên phải thường xuyên quan tâm cải thiện điều kiện lao động đảm bảo an toàn và vệ sinh lao động
Trang 23.3Các phương pháp phân tích nguyên nhân tai nạn lao động
3.3.1.Phương pháp phân tích thống kê
Dựa vào số liệu các tai nạn ghi trong sổ và các biên bản tai nạn lao động, tiến hành thống kê theo những quy ước nhất định: Theo nghề nghiệp, theo công việc, theo tuổi đời, tuổi nghề, theo giới tính và theo thời gian xảy ra tai nạn
Tiến hành phân tích các số liệu thống kê đó để xác định tai nạn lao động thường xuyên xảy ra ở trường hợp nào, trên cơ sở đó lập kế hoạch nghiên cứu phòng ngừa cho thích hợp
Nhược điểm của phương pháp này là phải mất nhiều thời gian để thu thập số liệu
3.3.2.Phương pháp địa hình
Trên mặt bằng công trường, công trình hay phân xưởng, phải đánh dấu những nơi xảy ra tai nạn, các dấu đó có tính chất quy ước song phải thực hiện đầy đủ, rõ ràng nguồn gốc tai nạn xảy ra có tính chất địa hình
3.3.3.Phương pháp chuyên khảo
Đi sâu phân tích điều kiện lao động cụ thể và nguyên nhân phát sinh ra tai nạn như tình trạng chỗ làm việc, máy móc thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu sử dụng, các yếu tố vi khí hậu, điều kiện môi trường, xác định những thiếu sót trong quá trình kỹ thuật, nghiên cứu phân tích nguyên nhân tai nạn đã xảy ra trước đó
Trình tự tiến hành:
- Nghiên cứu các nguyên nhân thuộc tổ chức và kỹ thuật theo các số liệu thống kê
- Phân tích sự phụ thuộc của các nguyên nhân đó vào các phương pháp hoàn thành quá trình thi công xây dựng, xác định đầy đủ các biện pháp an toàn đã thực hiện
- Nêu ra kết luận trên cơ sở phân tích
3.3.4.Phân nhóm nguyên nhân tai nạn
3.3.4.1 Nguyên nhân kỹ thuật
Do dụng cụ, thiết bị máy móc sử dụng không hoàn chỉnh:
- Hư hỏng: đứt cáp, đứt dây cu roa, tuột phanh, gẫy thang, cột chống, dàn giáo
- Thiếu các thiết bị an toàn như van an toàn, cầu chì, rơ le…
- Thiếu các thiết bị phòng ngừa: áp kế, hệ thống báo hiệu tín hiệu
Do vi phạm quy trình, quy phạm kỹ thuật an toàn
- Do đào hố sâu, khai thác vỉa theo kiểu hàm ếch
- Làm việc trên cao, nơi nguy hiểm không đeo dây an toàn
- Sử dụng các phương tiện chuyển vật liệu để chở người
- Sử dụng thiết bị điện không đúng điện áp, làm việc ở môi trường nguy hiểm về điện
Thao tác làm việc không đúng ( vi phạm quy tắc an toàn):
- Do hãm phanh đột ngột khi nâng hạ cần cẩu, vừa quay tay cần vừa nâng hạ vật cẩu khi vận hành cần trục
Trang 3- Do điều chỉnh kết cấu lắp ghép khi tháo móc
- Dùng que sắt khi cậy nắp thùng xăng
- Lấy tay làm cữ khi cưa cắt
3.3.4.2 Nguyên nhân tổ chức
Do bố trí mặt bằng không gian không hợp lý:
- Diện tích làm việc hẹp, cản trở các thao tác và việc đi lại
- Bố trí máy móc, thiết bị, vật liệu sai nguyên tắc
- Bố trí đường đi lại, giao thông vận chuyển không hợp lý
Do tuyển dụng, sử dụng công nhân không đáp ứng yêu cầu:
- Về tuổi tác, sức khoẻ, ngành nghề và trình độ chuyên môn
- Chưa được huấn luyện và kiểm tra về an toàn lao động
Do thiếu sự kiểm tra và giám sát thường xuyên để phát hiện và xử lý những vi phạm về an toàn lao động
Do thực hiện không nghiêm chỉnh các chế độ về bảo hộ lao động:
- Chế độ giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi
- Chế độ trang bị các phương tiện bảo hộ cá nhân
- Chế độ bồi dưỡng độc hại
- Chế độ lao động nữ
3.3.4.3 Nguyên nhân vệ sinh môi trường
- Do làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt
- Do làm việc trong điều kiện vi khí hậu không thích hợp
- Môi trường làm việc bị ô nhiễm, các yếu tố độc hại vượt quá tiêu chuẩn cho phép
- Do làm việc ở môi trường áp suất cao hoặc thấp
- Không phù hợp với các tiêu chuẩn acgonomi
- Tư thế làm việc gò bó
- Công việc đơn điệu buồn tẻ
- Nhịp điệu lao động quá khẩn trương, căng thẳng
- Máy móc, dụng cụ, vị trí làm việc không phù hợp với người lao động
- Thiếu các phương tiện phòng hộ cá nhân hoặc không bảo đảm yêu cầu về kỹ thuật
- Không đảm bảo yêu cầu vệ sinh cá nhân trong sản xuất như không cung cấp đủ nước uống về số lượng, chất lượng hay không có nơi tắm rửa, nhà vệ sinh
3.3.4.4 Nguyên nhân liên quan đến bản thân người lao động
-Do tuổi tác, sức khoẻ, giới tính, tâm lý không phù hợp với công việc
- Do trạng thái thần kinh, tâm lý không bình thường
Trang 4- Do vi phạm kỷ luật lao động, nội dung an toàn về các điều nghiêm cấm như đùa
nghịch trong khi làm việc, xâm phạm các vùng nguy hiểm, vi phạm quy tắc sử dụng
thiết bị máy móc, không dùng hoặc sử dụng không đúng cách các phương tiện bảo
hộ cá nhân
Tóm lại có rất nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn lao động, song cần phải đi sâu phân
tích, để xác định nguyên nhân nào là chủ yếu, từ đó mới tìm ra được biện pháp ngăn ngừa
các tai nạn xảy ra
3.4.Phương pháp đánh giá tình hình tai nạn lao động
Để đánh giá các tình trạng tai nạn lao động người ta đưa vào các hệ số sau:
Hệ số tần suất tai nạn K ts là tỷ số giữa số người bị tai nạn và số người làm việc
trong thời gian xác định:
1000
N
S
K ts =
(3.1) Trong đó:
S - Số người bị tai nạn
N - Số người làm việc bình quân hàng ngày
Kts - Số người bị tai nạn tính theo tỷ lệ phần nghìn
Hệ số nặng nhẹ: K n
Kn: là số ngày phải nghỉ việc trung bình tính cho mỗi người bị tai nạn
S
D
Trong đó:
D - Tổng số ngày nghỉ việc do tai nạn lao động gây ra trong thời gian xét
Hệ số này chỉ kể đến các trường hợp tai nạn nghỉ việc tạm thời
Hệ số tai nạn nói chung:
Hệ số này tính cho cả hai hệ số nói trên