An toàn lao động - Chương 17

3 652 9
An toàn lao động - Chương 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cơ sở kỹ thuật bảo hộ lao động Bảo đảm an toàn lao động và bảo đảm sức khỏe của người lao động là yêu cầu quan trọng không những cần thiết đối với người lao đông.

Chương 17.Một số biện pháp kỹ thuật an toàn trong ngành công trình thủy. 17-1 Chương 17. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG NGÀNH CÔNG TRÌNH THỦY. Nguyên nhân gây ra tai nạn. Ngoài các nguyên nhân chính trong ngành xây dựng đã nêu trên thì còn có một số nguyên nhân sau: - Do đi lại bị sa hố đào. - Do va vấp phải đinh, kẹp tay vào thiết bị, hoặc do một phần công trình bị sụp đổ. - Khi thi công dưới nước dễ gây chết người do nước chảy xiết. 17.1. Kỹ thuật an toàn trong công tác nạo vét và dọn dẹp lòng sông. 17.1.1. An toàn của đội tàu cuốc - Khi tàu cuốc làm việc phải tuyệt đối tuân thủ theo quy tắc an toàn. - Khung gầu và khung máy hút phải được đặt trên sàn tàu chắc chắn, luôn ở trong boong sàn, phải có xà ngang, thanh dọc để giữ, phải đặt cố định ở vị trí thuận tiện trong quá trình làm việc. - Các phương tiện nổi, phao bổ sung phải được chằng buộc chắc chắn vào tàu cuốc. - Trước khi bắt đầu làm việc phải kiểm tra sự điều chỉnh và độ tin cậy của các cọc nối, cọc hãm các bộ dẫn động tàu phía trên. - Khi dịch chuyển gầu ở phía trên phải đảm bảo sự làm việc đồng thời của các dây cáp. - Ngừng làm việc khi có gió ≥ cấp 6. - Chỉ được gạt chất bẩn trong gầu khi gầu ngừng hoạt động. 17.1.2. Kỹ thuật an toàn khi nạo vét. - Trước khi nạo vét cần phải nghiên cứu kỹ bình đồ cao độ lòng sông tại nơi làm việc. - Phải dọn dẹp sạch khu làm việc, thanh thải các chướng ngại vật, đưa ra ngoài khu vực làm việc. - Làm đường đi lại cho người từ nơi làm việc đến nơi an toàn. - Phải ưu tiên chọn trước đoạn sông để tạo đường đi lại cho thuyền bè. Nếu xét thấy nguy hiểm phải tạm đình chỉ. - Khi nạo vét phải tuân theo trình tự và biện pháp thi công trong thiết kế. - Nếu cần thiết có thợ lặn phải có các phương tiện đảm bảo an toàn cho thợ lặn (quần áo lặn, bình hơi, thông tin…). 17.2. Kỹ thuật an toàn trong công tác đóng cọc - Thiết bị, dụng cụ máy móc đóng cọc phải được chọn đúng theo thi công thiết kế. + Phải phù hợp về kích thước, trọng lượng, độ bền và địa lý địa chất tại nơi xây dựng… Chương 17.Một số biện pháp kỹ thuật an toàn trong ngành công trình thủy. 17-2 + Phải có lý lịch máy đầy đủ. - Trước khi khởi động buộc phải phát tín hiệu. + Bảo vệ công tác đóng cọc phải đặt lân cận ở xung quanh, không được đặt các vật lên đó, tránh gây tai nạn khi máy làm việc. + Tại chỗ treo búa đóng cọc cấm tuyệt đối tiến hành các công việc khác. - Cọc trước khi đóng phải kiểm tra lại sự cố định ống hơi nước trên búa để tránh trường hợp vỡ cọc làm công nhân bị thương. - Khi dựng cọc trên giá búa phải dùng dây luồn qua pu ly, dây phải đủ độ bền theo điều kiện an toàn. - Khi côngnhân làm việc trên đỉnh giá, bệ, phải có đai an toàn. - Phải có điều lệ kỹ thuật an toàn về công tác đóng cọc được công bố ngay tại nơi làm việc. - Công nhân đóng cọc phải được huấn luyện và sát hạch về kỹ thuật an toàn. - Khi di chuyển giá, búa đóng cọc và sau khi làm việc xong phải hạ máy đóng cọc xuống, sử dụng các bộ phận hãm để cố định búa đóng cọc ở trên đỉnh. - Trên máy đóng cọc và địa điểm cần ghi biển về kỹ thuật an toàn. 17.3. Kỹ thuật an toàn trong công tác lắp dựng cốt thép, ván khuôn, đổ bêtông, lắp ghép cấu kiện (dầm, cột, bản…) - Cấu kiện dầm, cột thường được treo đỡ bằng 2 điểm cách 2 đầu cấu kiện 0,207l. - Cấu kiện tấm thì treo bằng 4 điểm hoặc 6 điểm. Phải theo dõi điều chỉnh chiều dài các dây treo để chúng cùng tham gia chịu lực. - Khi lắp ráp cấu kiện vào vị trí nếu sai khác do chế tạo không chính xác thì phải cho hạ xuống đất để tu sửa lại đến khi được mới lắp vào vị trí. - Khi lắp vào vị trí phải có biện pháp neo giữ tạm thời, để cho cấu kiện được ổn định vào trị trí mới được tháo dây treo từ cần trục ra. 17.4. Kỹ thuật an toàn khi xây dựng các công trình kiểu trọng lực. Công trình trọng lực gồm các khối lớn được xếp lại liên kết với nhau để tạo thành tường chắn vững chắc để chịu lực và giữ ổn định cho công trình. Khi đưa khối bê tông phải dùng các tấm cốp pha, các bộ phận cốp pha, ván khuôn phải có kết cấu vững chắc, phải bố trí bằng phương pháp có gối, có giá vững chắc bằng kim loại. Khi công nhân cho dầu có chứa chất độc hại vào khuôn cốp pha đều phải được trang bị đầy đủ các phương tiện phòng hộ cá nhân (khẩu trang, kính, dầy dép, quần áo…) Khi cần thợ lặn để xử lý phần dưới nước thì không cho phép lặn trong điều kiện sau: - Khi tàu cuốc đang làm việc - Khi đang đóng cọc, đang đổ đá. - Hoặc đang nổ mình phá đá để san lấp. Chương 17.Một số biện pháp kỹ thuật an toàn trong ngành công trình thủy. 17-3 Khi đổ đá dăm xuống nước phải theo máng đổ có lòng thẳng đều, phải dùng các thiết bị định hướng đặc biệt. Khi có máy san ủi làm việc thì các bộ phận treo phải chú ý: - Gỡ tấm bê tông cốt thép ra khỏi xích của máy treo khi gỡ phải tiến hành ngắt mạch điện của máy. - Sau khi bố trí xong máy san, ngắt mạch các cơ cấu thì mới được kiểm tra các kết cấu chìm dưới nước. Việc cẩu hạ, lắp ráp các khối bê tông phải tuân theo trình tự kỹ thuật đã thiết kế và luôn theo kỹ thuật an toàn khi cẩu lắp các khối bê tông lớn (ở trên). Các dây cáp để treo các khối lớn đó phải được tính toán chính xác để đảm bảo điều kiện bền theo tiêu chuẩn an toàn lao động. . sau: - Khi tàu cuốc đang làm việc - Khi đang đóng cọc, đang đổ đá. - Hoặc đang nổ mình phá đá để san lấp. Chương 17. Một số biện pháp kỹ thuật an toàn. Chương 17. Một số biện pháp kỹ thuật an toàn trong ngành công trình thủy. 1 7-1 Chương 17. MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN TRONG NGÀNH

Ngày đăng: 17/10/2012, 09:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan