1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

báo cáo thực tập tổng hợp tại công ty Ô tô Toyota Việt Nam

20 1,2K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 119,99 KB

Nội dung

Kết quả của quá trình thực tập tại Công ty được trình bày trong bản “Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Ô tô Toyota Việt Nam” này sẽ giới thiệu một cách khái quát về sự ra đời, tồn tại và phát triển của Công ty, giới thiệu khái quát hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh của Công ty, đồng thời liên hệ tới thực trạng và đánh giá việc thi hành hệ thống pháp luật đó tại Công ty. Qua những đánh giá từ thực trạng, báo cáo cũng đề xuất các vấn đề cần giải quyết trong Công ty, để từ đó hình thành đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của cá nhân với mục đích nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam trong thời gian tới.

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC 1

LỜI MỞ ĐẦU 3

1 Phần thứ nhất: Giới thiệu chung về Công ty Ô tô Toyota Việt Nam 4

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 4

1.2 Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty 5

1.2.1 Chức năng của công ty 5

1.2.2 Nhiệm vụ chủ yếu của công ty 5

1.2.3 Ngành nghề kinh doanh 5

1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật 6

1.4 Mạng lưới hoạt động kinh doanh 6

1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy 6

1.5.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức 6

1.5.2 Chức năng cơ bản của bộ phận quản lý 7

2 Phần thứ hai: Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của công ty Ô tô Toyota Việt Nam 8

2.1 Luật doanh nghiệp năm 2014 8

2.2 Bộ luật Dân sự 2015 9

2.3 Luật Thương mại 2005 9

2.4 Bộ luật Lao động 2012 10

2.5 Các văn bản pháp luật khác 10

3 Phần thứ ba: Thực trạng thi hành và tác động của hệ thống quy phạm pháp luật thương mại đối với hoạt động, kinh doanh của công ty Ô tô Toyota Việt Nam 11 3.1 Thực trạng thi hành và tác động của Luật Doanh nghiệp 2014 11

3.2 Thực trạng thi hành và tác động của Bộ luật Dân sự và Luật Thương mại 12

3.3 Thực trạng thi hành và tác động Bộ luật Lao động 2012 13

3.4 Thực trạng thi hành và tác động các văn bản pháp luật khác 14

4 Phần thứ tư: Đánh giá chung về thực trạng thi hành và hệ thống pháp luật thương mại điều chỉnh hoạt động của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam 15

4.1 Đánh giá về việc thực trạng thi hành thương mại tại công ty 15

Trang 2

4.1.1 Ưu điểm 15

4.1.2 Hạn chế 16

4.2 Đánh giá hệ thống pháp luật thương mại điều chỉnh hoạt động công ty 16

5 Phần thứ năm: Những vấn đề đặt ra cần giải quyết 18

5.1 Những vấn đề đặt ra nhằm hoàn thiện pháp luật thương mại 18

5.2 Những vấn đề đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật 18

6 Phần thứ sáu: Đề xuất đề tài khóa luận và dự kiến bộ môn hướng dẫn 19

6.1 Đề xuất đề tài khóa luận 19

6.2 Dự kiến bộ môn hướng dẫn 19

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 20

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Tìm hiểu về môi trường pháp lý trong kinh doanh là một vấn đề hết sức quan trọng,

có ý nghĩa bảo đảm cho sự tồn tại, vận hành và phát triển không chỉ đối với các nhà làm luật mà còn đối với các nhà kinh doanh, các doanh nghiệp và tất cả những ai quan tâm đến sự thay đổi, phát triển của luật pháp Đối với các sinh viên chuyên ngành Luật Thương Mại, Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương Mại đi thực tập tại các doanh nghiệp tham gia hoạt động trong lĩnh vực thương mại hay các tổ chức trọng tài thương mại cũng nhằm những mục đích nhất định trên

Được Trường Đại học Thương Mại, Khoa Kinh tế - Luật, Công ty Ô tô Toyota Việt Nam và Thạc sĩ Trần Thị Nguyệt tạo điều kiện, giúp đỡ nên em đã có cơ hội tìm hiểu về hoạt động pháp lý của một công ty liên doanh ô tô có mặt đầu tiên tại thị trường Việt Nam trên thực tế, qua đó có cơ hội làm quen với môi trường pháp lý mà công ty đang hoạt động để vận dụng những hiểu biết đã được tích lũy trong quá trình đào tạo của Khoa và Nhà trường

Trong thời gian thực tập tại Công ty, với sự hướng dẫn giúp đỡ tận tình của đội ngũ quản lý và nhân viên trong công ty, em đã có dịp tìm hiểu các tài liệu, các loại hợp đồng, văn bản có liên quan đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, qua đó có cách nhìn nhận tổng quan về môi trường pháp lý và vai trò của pháp luật đối với hoạt động của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam

Kết quả của quá trình thực tập tại Công ty được trình bày trong bản “Báo cáo thực tập tổng hợp tại Công ty Ô tô Toyota Việt Nam” này sẽ giới thiệu một cách khái quát

về sự ra đời, tồn tại và phát triển của Công ty, giới thiệu khái quát hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh của Công ty, đồng thời liên hệ tới thực trạng và đánh giá việc thi hành hệ thống pháp luật đó tại Công ty Qua những đánh giá từ thực trạng, báo cáo cũng đề xuất các vấn đề cần giải quyết trong Công ty, để từ đó hình thành đề tài nghiên cứu cho khóa luận tốt nghiệp của cá nhân với mục đích nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam trong thời gian tới

Do những hạn chế về thời gian và kinh nghiệm, bản báo cáo thực tập tổng hợp của

em không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp và chỉnh sửa quý giá từ phía quý Công ty và các thầy cô trong Khoa Kinh tế - Luật, Trường Đại học Thương Mại

Em xin trân trọng cảm ơn!

Trang 4

1 Phần thứ nhất: Giới thiệu chung về Công ty Ô tô Toyota Việt Nam

Tên công ty: CÔNG TY Ô TÔ TOYOTA VIỆT NAM

Tên giao dịch: TOYOTA MOTOR VIETNAM CO.,LTD

Logo Công ty:

Địa chỉ: Phường Phúc Thắng, Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc

Website: http://www.toyotavn.com.vn/

Mã số thuế: 2500150335

Đại diện pháp luật: Maruta Yoshihisa

Ngày cấp phép: 05/9/1995

Ngày hoạt động: Tháng 10/1996

1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Cái tên Toyota được sửa đổi từ Toyoda, tên người sáng lập hãng ôtô lớn nhất Nhật Bản Toyota xuất hiện sớm tại Việt Nam đã trở thành cái tên sang trọng dành cho các quan chức cao cấp vào những năm 90 của thế kỷ trước, và cũng là một thương hiệu lớn có

uy tín trong ngành sản xuất ô tô Ngày 05 tháng 9 năm 1995, nhà máy của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam (TMV) chính thức được khởi công tại Mê Linh, Vĩnh Phú (nay là Phúc Yên-Vĩnh Phúc); là công ty liên doanh giữa ba đối tác lớn, với số vốn đầu tư ban đầu là 89.609.490 USD, trong đó từ Tập đoàn Toyota Nhật Bản góp 34.398.000 USD bằng tiền mặt chiếm 70% tổng vốn góp, từ Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam góp 9.828.000 USD bằng giá trị quyền sử dụng 21 ha đất trong 40 năm tại phường Phúc Thắng, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, chiếm 20% tổng vốn góp và Công ty TNHH KUO Singapore góp 4.914.000 USD bằng tiền mặt, chiếm 10% tổng vốn góp

Kể từ khi thành lập đến nay, TMV đã không ngừng lớn mạnh và liên tục phát triển không chỉ về quy mô sản xuất, mà cả doanh số bán hàng Hiện tại, TMV luôn giữ vị trí dẫn đầu trên thị trường ô tô Việt Nam với sản lượng nhà máy của công ty đạt trên 30.000 xe/năm (theo 2 ca làm việc) Doanh số bán cộng dồn của TMV đạt trên 305.799 chiếc, và các sản phẩm đều chiếm thị phần lớn trên thị trường Từ 11 nhân viên trong ngày đầu thành lập, tới nay số lượng cán bộ công nhân viên của công ty đã lên tới hơn 1.900 người

Trang 5

và hơn 6.000 nhân viên làm việc tại hệ thống 44 đại lý/chi nhánh đại lý và Trạm dịch vụ

ủy quyền Toyota phủ rộng khắp trên cả nước

Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, với sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ nhân viên TMV, đại lý, nhà cung cấp và đối tác, TMV đã đạt được nhiều thành tựu to lớn

và liên tục phát triển lớn mạnh, hoàn thành sứ mệnh đối với khách hàng, đóng góp đáng

kể cho nghành công nghiệp ô tô và xã hội Việt Nam Với những thành tích đạt được, TMV đã vinh dự được Chính phủ Việt Nam trao tặng Huân chương lao động hạng nhì và được coi là một trong những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động thành công nhất tại Việt Nam

1.2 Chức năng, nhiệm vụ chủ yếu của công ty

1.2.1 Chức năng của công ty

Sản phẩm của Công ty là các dòng xe ô tô sản xuất, lắp ráp hoàn chỉnh, cho nên chức năng quan trọng của Công ty là: dập, hoàn, san lắp ráp xe Ngoài ra, Công ty cũng

có các chức năng khác là thực hiện quyền nhập khẩu xe ô tô; nhập khẩu phụ tùng ô tô, các trang thiết bị, máy móc chuyên dụng theo tiêu chuẩn Toyota; sản xuất xe ô tô và phụ tùng

ô tô các loại như thõn xe, Bộ lọc gió, Bugi, dầu bôi trơn, Bộ giảm xóc; cung cấp dịch vụ

tư vấn liên quan đến thị trường ô tô, xe ô tô, phụ tùng ô tô, các mặt hàng phục vụ cho quá trình sản xuất, bảo hành, bảo dưỡng xe ô tô và xe có động cơ,… cùng với đó, là chức năng khai thác và mở rộng thị trường trong nước với một thị trường sản phẩm rộng lớn

1.2.2 Nhiệm vụ chủ yếu của công ty

Trong hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình công ty phải đảm nhận những nhiệm vụ sau:

- Tổ chức sản xuất và kinh doanh theo đúng ngành nghề, mục đích đã được thành lập

- Sản xuất, lắp ráp theo hợp đồng đã ký với khách hàng

- Bảo toàn và phát triển vốn, thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước về thuế đối với doanh nghiệp

- Đảm bảo thực hiện đúng quy định về lao động, bảo vệ môi trường và giữ gìn trật tự

an ninh xã hội

- Đảm bảo sản phẩm phải an toàn, chất lượng cho khách hàng

- Xây dựng các đường lối chiến lược phát triển, sản xuất kinh doanh phù hợp

1.2.3 Ngành nghề kinh doanh

Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của Công ty thì lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Công ty bao gồm:

Trang 6

- Lắp ráp, sản xuất xe ô tô và phụ tùng ô tô các loại;

- Cung cấp dịch vụ bảo hành, sửa chữa xe ô tô;

- Đặt hàng gia công và mua từ các nhà cung cấp Việt Nam, bao gồm cả các doanh nghiệp chế xuất, các loại phụ tùng ô tô để gia công, đóng gói, ghi nhãn và sản xuất;

- Thực hiện quyền nhập khẩu xe ô tô;

- Nhập khẩu phụ tùng ô tô và các trang thiết bị, máy móc chuyên dụng theo tiêu chuẩn Toyota;

- Xuất khẩu linh kiện, phụ tùng ô tô Toyota sản xuất tại Việt Nam và một số ngành nghề khác

1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Công ty Ô tô Toyota Việt Nam có trụ sở tại Phường Phúc Thắng, Thị xã Phúc Yên, Tỉnh Vĩnh Phúc đồng thời sở hữu nhà máy lắp ráp và sản xuất xe ô tô tại đây Nhà máy rộng nằm trên khu đất 21 hecta, với cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại bậc nhất Châu Á, đều được nhập khẩu từ nước ngoài chuyên cung cấp các sản phẩm chính trong nước, các sản phẩm chính thống cho thị trường Nhà máy lắp ráp và sản xuất xe ô tô của công ty có dây chuyến sản xuất máy móc công nghệ từ nước tiên tiến như Nhật Bản, cùng với đội ngũ cán bộ, công nhân viên chất lượng cao, giàu kinh nghiệm luôn đảm bảo được số lượng và chất lượng hàng hóa được giao

1.4 Mạng lưới hoạt động kinh doanh

Thị trường chính của Công ty Ô tô Toyota Việt Nam được đặt ra và định hướng ban đầu là nhà cung cấp sản phẩm ô tô đảm bảo an toàn, chất lượng và uy tín phủ rộng khắp trên cả nước cũng như có chất lượng xe xuất xưởng tốt nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương Khởi đầu với 2 Đại lý và 4 Trạm Dịch vụ ủy quyền trong năm đầu tiên hoạt động (1997), đến nay, hệ thống Đại lý/ Chi nhánh Đại lý và Trạm Dịch vụ ủy quyền đã lên tới con số 44, trải rộng khắp 21 tỉnh, thành phố trên cả nước Với tầm nhìn và sứ mệnh của Công ty đặt ra, Toyota Việt Nam nỗ lực hết sức để dẫn đầu xu hướng tiến tới một tương lai của sự chuyển động, và nâng tầm cuộc sống cho người dân Việt Nam

1.5 Cơ cấu tổ chức bộ máy

1.5.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức

Sơ đồ 1 Sơ đồ bộ máy hoạt động của công ty

Trang 7

1.5.2 Chức năng cơ bản của bộ phận quản lý

Hội đồng thành viên: Là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các thành viên của công ty HĐTV quyết định các vấn đề mang tính định hướng phát triển công ty và các vấn đề khác theo quy định của pháp luật, điều lệ công ty Tổng giám đốc: Là người điều hành hoạt động của công ty và là người đại diện theo pháp luật được điều lệ công ty quy định TGĐ quản lý và điều hành hoạt động của công ty theo định hướng và mục tiêu do HĐTV đề ra, chịu trách nhiệm trước HĐTV về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

Phó giám đốc: Nhận nhiệm vụ từ TGĐ công ty, tổ chức thực hiện những nhiệm vụ được TGĐ giao phó Phụ trách công việc chung của phòng kinh doanh và phòng hành chính Thay mặt tổng giám đốc xử lý các công việc nội vụ, đôn đốc công việc của các phòng ban trong Công ty

Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm nghiên cứu và khai thác thị trường mở rộng thị phần, tìm hiểu nhu cầu của thị trường và quảng bá sản phẩm,… xem xét ký kết hợp đồng bán hàng, giao dịch, liên hệ với khách hàng Qua đó, phòng kinh doanh lập báo cáo kế hoạch khai thác và chế biến để phòng kỹ thuật thực hiện

Hội đồng thành viên

Tổng giám đốc

Phó giám đốc

Phòng kinh

doanh Phòng hành chính Phòng kỹ thuật

Nhà máy lắp ráp và sản xuất

Phòng pháp chế

Trang 8

Phòng hành chính: Chịu trách nhiệm tiếp nhận xử lý các công việc nội bộ trong công

ty về: nhân sự, tài chính kế toán,…đồng thời chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề từ khách hàng gửi đến

Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm quản lý thiết bị, máy móc trong nhà máy đảm bảo quá trình lắp ráp và sản xuất đáp ứng kế hoạch được giao

Phòng pháp chế: Chịu trách nhiệm kiểm tra, tư vấn các loại hợp đồng, tư vấn giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động sản xuất, vận chuyển, tiếp thị; nghiên cứu cập nhật các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công

ty và thực hiện các nhiệm vụ được giao khác liên quan đến pháp lý công ty

2 Phần thứ hai: Hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động của công ty Ô tô Toyota Việt Nam

Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Ô tô Toyota Việt Nam được điều chỉnh bởi rất nhiều văn bản pháp luật khác nhau cả về chủ thể có thẩm quyền ban hành cho đến mức độ ưu tiên áp dụng Tuy nhiên trong phạm vi nghiên cứu, bài báo cáo sẽ đề cập tới một số văn bản pháp luật có tác động chủ yếu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, bao gồm:

2.1 Luật doanh nghiệp năm 2014

Luật Doanh nghiệp điều chỉnh việc thành lập, tổ chức quản lý và hoạt động của các loại hình doanh nghiệp nói chung, là đạo luật quan trọng phát huy quyền tự do kinh doanh của cá nhân và tổ chức Công ty TMV được thành lập và cấp giấy phép kinh doanh vào 05/9/1995 nên ngành nghề kinh doanh và cơ cấu tổ chức quản lý theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 1999 trước đây và là Luật doanh nghiệp năm 2014 bây giờ Luật doanh nghiệp 2014 được thông qua năm 2014 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2015 Luật doanh nghiệp quy định các quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, hình thành một khung pháp lý được áp dụng nhằm đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật của mọi thành phần kinh tế Là một đạo luật có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc thành lập doanh nghiệp và quyền tự do kinh doanh của công dân đã được Hiến pháp ghi nhận, Luật Doanh nghiệp 2014 quy định các quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp, hình thành một khung pháp lý được áp dụng nhằm đảm bảo sự bình đẳng trước pháp luật trong kinh doanh giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế

Công ty Ô tô Toyota Việt Nam là một doanh nghiệp liên doanh, được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn Như vậy, việc thành lập, đăng ký kinh doanh, cơ

Trang 9

cấu tổ chức quản lý, điều lệ công ty, góp vốn,… của Công ty phải tuân thủ các quy định của Luật Doanh nghiệp 2014

2.2 Bộ luật Dân sự 2015

Bộ luật Dân sự chứa đựng những quy định chung điều chỉnh mọi quan hệ dân sự Công ty Ô tô Toyota Việt Nam chuyên lắp ráp và sản xuất ô tô, phụ tùng ô tô các loại nên việc thường xuyên tiến hành các giao dịch dân sự, giao kết và ký hợp đồng là hoạt động không thể thiếu Những hoạt động này được điều chỉnh bởi Bộ luật Dân sự 1995 trước đây và hiện giờ là Bộ luật Dân sự 2015 Bộ luật Dân sự 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017 Những quy định của Bộ luật Dân sự 2015 tạo ra khung pháp lý chung cho các quan hệ dân sự giữa Công ty với các chủ thể không phải là thương nhân và hoạt động

đó không nhằm mục đích sinh lợi

Bộ luật Dân sự chứa đựng những quy định chung điều chỉnh mọi quan hệ dân sự phát sinh trong quá trình hoạt động của Công ty Với đặc thù kinh doanh của công ty, Bộ luật Dân sự điều chỉnh các nội dung như: các quy định về đề nghị giao kết hợp đồng, hình thức hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của các bên trong giao kết, thực hiện các hợp đồng dân

sự thông dụng như hợp đồng mua bán tài sản, hợp đồng cho thuê tài sản, hợp đồng dịch

vụ, hợp đồng vận chuyển ; quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài trong hoạt động liên doanh với các tổ chức kinh tế ngoài nước để phát triển sản xuất - kinh doanh của Công ty Bên cạnh đó, hoạt động thương mại mang tính chất đặc thù mà không được quy định trong Luật Thương mại thì áp dụng theo Bộ luật Dân sự (quy định tại khoản 3, điều

4, Luật Thương mại 2005) Vì vậy, Bộ luật Dân sự là văn bản quy phạm pháp luật rất quan trọng, tác động đến hoạt động của doanh nghiệp thường xuyên Bộ luật Dân sự điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tài sản, việc giao kết hợp đồng hay việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của Công ty

2.3 Luật Thương mại 2005

Luật Thương mại có chức năng điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa các thương nhân hay các hành vi thương mại do các chủ thể tiến hành hoạt động thương mại TMV chịu sự điều chỉnh của Luật thương mại 1997 trước đây và hiện giờ là Luật thương mại

2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006 Luật thương mại năm 2005 có chức năng điều chỉnh các hoạt động thương mại thực hiện trong và ngoài ngoài lãnh thổ Việt Nam, các quan hệ phát sinh giữa các thương nhân hay các hành vi thương mại do các chủ thể tiến hành nhằm mục đích sinh lợi bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư,

Trang 10

xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác Các hoạt động kinh doanh của Công ty là để sinh ra lợi nhuận, các hoạt động thương mại đều được điều chỉnh bởi luật này Luật thương mại bảo vệ quan hệ bình đẳng giữa các bên tham gia vào giao dịch thương mại

Đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung và với Công ty Ô tô Toyota Việt Nam nói riêng, Luật Thương mại là văn bản quy phạm pháp luật quan trọng nhất trong việc điều chỉnh các hoạt động thương mại của doanh nghiệp Luật Thương mại điều chỉnh những quan hệ phát sinh trong quá trình tổ chức, thực hiện các hoạt động thương mại của Công

ty, đặc biệt là trong mua bán hàng hóa, các quy định về hợp đồng mua bán hàng hóa, quyền và nghĩa vụ của các bên, các chế tài trong thương mại và cách thức giải quyết tranh chấp trong thương mại,…

Bên cạnh đó, vì lĩnh vực của Công ty bao gồm cả việc xuất nhập khẩu hàng hóa, các thiết bị, máy móc trong nhà máy Chính vì vậy, Công ty cũng phải chú trọng đến các nguyên tắc về mua bán hàng hóa quốc tế, xuất nhật khẩu hàng hóa, quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ Việt Nam được quy định trong Luật Thương mại

2.4 Bộ luật Lao động 2012

Bộ luật Lao động năm 2012 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18 tháng 6 năm 2012 thay thế Bộ luật Lao động cũ (đã qua 3 lần sửa đổi) và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 05 năm 2013, bao gồm 17 Chương và 242 Điều

Bộ luật Lao động quy định tiêu chuẩn lao động; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động, người sử dụng lao động, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động trong quan hệ lao động và các quan hệ khác liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động; quản lý nhà nước về lao động

Bộ luật Lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được dung hòa giữa lợi ích của các bên

TMV dựa vào các quy định của pháp luật về lao động, để từ đó áp dụng vào Công

ty Các vấn đề áp dụng như: hợp đồng lao động với các nhân viên, các quy định về làm việc tại Công ty,…

2.5 Các văn bản pháp luật khác

Bên cạnh các văn bản pháp luật kể trên, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty còn được điều chỉnh bởi một số văn bản pháp luật khác Chẳng hạn như trong việc thực

Ngày đăng: 04/02/2018, 17:15

w