Hiểu ý nghĩa sự sống, hiểu ý nghĩa nhân sinh, đạt được cái mục d9ihc1 của đời người, đắc được cái Đạo Dịch Lý hoặc Đạo Thánh Hiền và riêng trong Tử Vi, 12 cung đã được Trần Đoàn sắp xếp
Trang 1Khảo luận về Tử Vi
KHẢO LUẬN: NGUỒN GỐC KHOA TỬ - VI
* TRẦN-ÐOÀN CÓ PHẢI LÀ ÔNG TỔ TỬ-VI? HAY LÀ MỘT TIÊN ôNG?
* Có THẬT CÁC SAO TỬ-VI Là TINH-ÐẨU? HAY THẦN THÁNH?
* NHỮNG ÐIỀU TỬ-VI CẦN CHẤN-CHỈNH LẠI, SAU KHI XÉT ÐúNG NGUỒN GỐC TỬ-VI G.S Hoàng-Quân
A-Nguồn gốc khoa Tử-Vi
-Tranh luận về khoa Tử -Vi hiện nay, người ta có ba giả-thuyết về nguồn gốc của nó:
- Giả-thuyết thứ nhất: Nói rằng đời người có nhiều sự kiện Các sự kiện khi giao huy với nhau thành
ra sự kiện mới Trong khoa Tử-Vi, mỗi sao biểu tượng cho một sự kiện đó.
- Giả-thuyết thứ hai: Khoa Tử-Vi là một số sự kiện Nguyên lý của khoa Tử-Vi không giải-thích được Các ngôi sao chỉ giao huy với nhau trên một tờ giấy.
- Giả-thuyết thứ ba: lại cho rằng nguyên lý của khoa Tử-Vi là Dịch lý Hi-Di tiên-sinh đã căn cứ vào Dịch lý mà san định ra Tử-Vi Như đã trình bày ở trên: Các nhà nghiên cứu Tử-Vi ít để ý đến lịch-sử nguồn gốc của nó Nên diễn tiến lịch-sử bị bỏ quên Người đời nay muốn tìm, rất khó khăn, nên mới
có những giả-thuyết đặt ra theo trí thông minh sâu sắc mà suy diễn.
Trở lại với nguyên lý khoa Tử-Vi, ta hãy căn cứ vào đoạn đối đáp sau đây của Tống-Thái-Tổ với
Hi-Di tiên-sinh:
“ Quả nhân đã đọc Tử-Vi Tinh-Nghĩa kinh do tiên-sinh ban cho Tiên-sinh là Thần Tiên khác phàm, trên cảm cùng trời, dưới thông cùng nhân gian Tiên-sinh đã khải ngộ đặt ra từ bao giờ vậy? Ðáp :
- Không phải bần đạo đâu Không phải bần đạo đâu Khoa Tử-Vi uyên-nguyên từ đời Ðông-Tấn Qua đời Lục-Triều vẫn chưa có qui-tắc nhất định Ðời Ðường thịnh trị mấy trăm năm, không ai để tâm đến Vừa qua thiên-hạ đại loạn, thế sự thăng trầm, chết sống vô định, nên Tử-Vi được san định lại Bần đạo nhân học 6 khoa Thiên-Văn, Lịch-Phổ, Ngũ-Hành, Ngũ-Sự, Tạp-Chiêm và Hình-Tượng thấy cùng một gốc ở vũ-trụ biến dịch, nên tập lại vậy Xưa kia các vị Chúc-Quan đã tốn nhiều tâm lực nghiên-cứu ra đây (Triệu-thi Minh thuyết Tử-vi kinh, chương 1).
Như vậy, nguồn gốc khoa Tử-Vi rất xa, và nguyên-lý của nó ở 6 khoa và gốc ở vũ-trụ.
B–Sáu khoa tạo thành Tử-Vi
Uyên-nguyên khoa Tử-Vi là ở 6 khoa cổ trong thời kỳ văn-hóa sơ khai của Trung-Hoa Thời đại thượng cổ Trung-Hoa : Hoàng-Ðế, Hạ-Vũ, Tây-Châu, Xuân-Thu, tính ra khoảng 2502 năm ( Từ 2752 đến 250 trước Tây-lịch) nói về tư tưởng rất kính sợ trời Giữa trời và người có sự liên-hệ quan trọng, được biểu dương bằng câu :
Thiên nhân tượng dữ.
Nghĩa là giữa trời và người có cùng mối liên quan với nhau.
Kinh-Thư nói : Thiên sinh chúng dân.
Trang 2Kinh-Thư nói : Duy Thiên âm chất hạ dân.
Lễ-Ký nói: Vạn vật bản hồ Thiên - Trời có toàn quyền soi xÉt khắp nơi, trời có phÉp tắc trị muôn vật, làm khuôn phÉp cho mọi ngươì, tức là cái nền tảng đạo đức.
Kinh-Thi nói :
Thuợng đế lâm hạ hữu hách
Giám quan tứ phương.
Lại nói :
Thiên giám tại hạ.
Thiên sinh chúng dân.
a) Quan Chúc coi việc trời
Thời cổ chính trị tôn giáo vẫn chưa phân ra hai đường Cái chức quan coi việc Thần-quyền rất quan trọng Như tại Ai-Cập có chức Pháp-Lão, Do-Thái có chức Tế-Tự-Trưởng Ấn-Ðộ phân ra làm 4 tộc: Bà-la-môn, Sát-lị là giòng Ðế-vương Bà-la-môn chính là giòng Quan-Chúc Tây-Tạng có chức Lạt-Ma chuyên giữ đại chính trong nước Xưa kia Giáo-Hoàng La-mã còn có quyền trên cả vua chúa.
Chúc quan Trung-Hoa có hai loại :
* Một là quan Chúc coi việc cúng tế Ðại biểu tư-tưởng nhân dân mà tâu lên trời để cầu lấy phúc lành Sách Châu Quan trong thiên Xuân Quan Ðầu có nói về giòng dõi chi lưu chức quan Chúc ấy Trong sách Tả truyện có chÉp, khi Tào-Uế luận chiến sự với Lỗ-Hầu, có bàn về các lễ tế thần để thắng trận.
* Hai là Quan-Chúc coi việc làm lịch Chuyên giữ việc suy xÉt việc trời để ứng vào nguời Ðời Hoàng có sai quan Nam-Chính là Trọng coi việc trời để họp các thần Quan Bắc-Chính là Lê coi việc đất để họp dân Ðời vua Nghiêu có sai quan Hi-Hòa-Kính thuận việc Trời xÉt về trình độ Nhật- Nguyệt tinh thần mà làm ra lịch để bảo cho dân biết bốn mùa mà làm ăn Lại xÉt máy toàn cơ ngọc hành để so sánh 7 chính, tức mặt trời, mặt trăng, ngũ hành tinh: Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ Quan Chúc coi việc làm lịch có ba phần :
Tam Hiệp định ngày, tháng, 4 mùa làm ra lịch.
-Suy tính thủy chung năm đức để định mệnh trời Như thiên Nghiêu-Ðiển có viết: Lịch số trời đã thuộc về mình vua Ðời sau nói về các vua Tam Ðại chịu mệnh trời cũng gốc ở Lịch-Học Thiên- Hồng-Phạm có nói về Ngũ-Hành và những lời sấm vĩ đều phát nguyên từ đó.
-Xem xÉt tinh tượng, bói toán, định cát hung Ðến đời Xuân-Thu, bọn Tì-Táo, Tử-Thận đều là giòng
Trang 3Chúc Quan coi việc lịch.
Quan-Sử coi việc người
Quan Chúc, quan Sử quyền ngang nhau Sách Châu Lễ có kể đến quan Ðại-Sử, Tiểu-Sử, Tả-Sử, Hữu-Sử, Nội-Sử, Ngoại-Sử.
- Kinh-Thi, do quan Thái-Sử đi nhặt về mà có các bài thơ Lão-Ðam (Lão Tử) cũng là quan
Trụ-Hạ-Sử Trong Hán-Thư, phần Nghệ-Văn-Chí, sử-gia Ban-Cố cũng cho rằng phái Ðạo-Gia là do Sử-Quan
mà ra.
Tóm lại, tư-tưởng học thuật cổ Trung-Hoa, tư-tưởng “Thiên Nhân Tương Dữ” như sau :
Quan Chúc coi việc Trời (nguồn gốc Tử-Vi) :
Quan Chúc coi việc tế tự.
Quan Chúc coi việc làm lịch (Lịch tương gia tức Thiên-Văn học Lịch số học, tức âm Dương tinh-gia tức Phương-thuật).
Chiêm-Quan-Sử coi việc nguời :
Nhà Sử học về sự thực (Tổ Nho-gia).
Nhà Sử học về suy lý (Tổ Ðạo-gia)
Tất cả Thuật số đều phát xuất từ Chúc-Quan làm lịch.
c) Thuật số cổ Trung-Hoa
Trong bộ Hán-thư của Ban-Cố, phần Nghệ-Văn-Chí có đoạn :
“Thuật số do các sử gia Thần-thoại là Hi-Hòa trong nhà Minh-Ðường đã sưu tầm và duyệt lại Công việc ấy từ lâu bị hủy đi mà không dùng nữa Sách vở đến nay không còn đủ Tuy vậy, có phần sách thì còn, mà nguồn thì quá cố từ lâu Kinh Dịch có câu: Nếu người chính đáng mà không có thì đạo không thể thi hành được đầy đủ Ðời Xuân-Thu có Lỗ có Tân-Thuận, Trịnh có Lý Táo, Tần có Bốc Yểm, Tống có Tử-Vi Thời Chiến-Quốc, Sở có Cam-Công, Vệ có Thạch-Thông-Phủ Hán có Ðường-
Ðô Ðấy là những nhà thuật số giỏi”.
Các khoa thuật số Trung-Hoa là sáu khoa mà Hi-Di tiên-sinh bảo đó là các khoa có cùng nguyên-lý Tiên-sinh nhân học, rồi hiệp tinh-hoa thành khoa Tử-Vi Sách Tả truyện có nói nhiều đến các khoa này.
- Khoa Thiên-văn, trong bộ Sử-Ký 130 quyển của Tư-Mã-Thiên đã dành cả quyển 28 nói về Lịch, quyển 29 nói về Thiên-quan Trong bộ Hán-Thư, Nghệ-Văn-Chí, Ban-Cố để một chương chÉp về khoa Thiên-văn Theo Ban-Cố thì Thiên-Văn dùng để xếp đặt thứ tự, biến dịch của 28 sao 5 hành tinh Nhật, Nguyệt, nhờ đấy mà đoán ra tốt xấu Khoa Tử-Vi đặt căn bản là vận hành tinh tú ảnh hưởng đến con người, nguồn gốc của nó là Thiên-Văn Kinh Dịch rút từ nguyên-lý vũ-trụ tuần-hoàn, đồng nguồn gốc với Thiên-Văn, nên có câu:
Quan Thiên-Văn dĩ sát thời biến.
Nghĩa là ngắm tượng trời để xÉt sự thay đổi thời tiết.
(Chu Dịch, Quẻ Bí)
Nguyên-lý căn bản của Tử-Vi là Thiên-Văn Thiên-Văn và Dịch đều có nguyên-lý là Vũ-Trụ Chính vì
Trang 4vậy, có nhiều người lầm cho rằng nguyên-lý của Tử-Vi là Dịch lý cũng không lạ.
-Về Lịch-Phổ dùng vào việc đặt vị trí bốn mùa có thứ tự để tính thời tiết bốn mùa, đêm ngày, Hi-Di không mấy chú ý đến tính chất Ngũ-Hành của các sao tại 12 cung Mà chỉ để ý đến các cách thường kết hợp lại với nhau thành một cường lực nào đó.
-Ngoài ra, khoa Ngũ-Hành, Ngũ-Sự, Tạp-Chiêm, Hình-Tượng cũng đều có nguyên-lý Vũ-Trụ mà
Hi-Di tiên-sinh rút ra để đoán vận hạn, tính tình, sống chết, thành bại của con nguời.
Tóm lại, nguyên-lý khoa Tử-Vi có thể tóm lược như sau:
C-Khoa Tử-Vi và tiểu-thuyết thần thoại
Vì sự thiếu sót của Tử-Vi sử, nên hầu hết những nguời bình dân Việt-Nam đều lầm lẫn những nhân vật tiểu-thuyết Thần-kỳ chí-quái, ma trâu đầu rắn với các sao trong khoa Tử-Vi Ðể rồi khi lo vận hạn, bầy ra cúng sao, coi như đó là những ông Thần có thể ban phước, ban ơn cho người ta Thậm chí có nhiều nhà Tử-Vi thành danh mà cũng bị lầm lẫn, nguyên do chính vì không học sử Trung-Hoa
và bị tiểu thuyết ảnh huởng đến độ tưởng thật (1)
a) Trần-Ðoàn không phải là Tiên-ông Trần Hi-Di là một đạo-gia tu ở Hoa-Sơn, đời Tống-sơ Tất cả sách vở đều chÉp như vậy Nhưng đến đời Minh, phong trào chương hồi tiểu-thuyết ra đời Nhiều tiểu-thuyết gia biến Tiên-sinh thành Trần-Ðoàn lão-tổ, có phÉp tắc vô cùng huyền bí, hô phong hoán vũ Có tiểu-thuyết gia cho Tiên-sinh sống từ đời Bàn-Cổ Ðời Ðông-Chu, Tùy, Ðường đều có xuất hiện đấu phÉp thu học trò Tiên-sinh chỉ là Ðạo-gia, và trở thành Tiên trong sự tưởng tượng của người sau ông đến hơn 200 năm.
Các Sao trong Tử-Vi và nhân vật Thần-Thoại : Từ sự lầm lẫn Hi-Di tiên-sinh là một Tiên ông, người ta còn lầm lẫn trầm trọng thêm nữa là lầm các Sao trong Tử-Vi với các vị thần trong Tiểu- thuyết.
Rồi khẳng định rằng Hi-Di tiên-sinh căn cứ vào nhân vật Thần-thoại đời Thương-Chu chiến tranh mà đặt cho các ngôi sao Sự lầm lẫn tai hại này chứng tỏ không hiểu tí gì về Văn-Học-Sử và Sử Trung- Hoa Có ba điều chứng minh rằng Hi-Di tiên-sinh không hề căn cứ vào nhân vật đời Thương-Chu đặt tên cho các ngôi sao trong khoa Tử-Vi :
Thứ nhất: Các ngôi sao trong khoa Tử-Vi đều là những hành-tinh có thật trong Thiên-Văn Ðọc bộ Tinh-Kinh của Cam-Hũu-Vu, hoặc của Lưu-Biểu sẽ thấy rõ tính chất tuần hành của Thiên-Hà Tiểu- thuyết gia lấy các sao trong Thiên-Văn rồi đặt ra những nhân vật ấy là Thần của ngôi sao.
Ðáng buồn thay, có những nhà Tử-Vi khuyên người ta nên căn cứ vào nhân vật tiểu-thuyết để tìm hiểu tính chất các sao thì tránh sao khỏi sai lạc trầm trọng.
Thứ hai: Khoa Tử-Vi được phổ biến vào năm Càn-Ðức nguyên niên (963), vào đầu đời Tống Còn nhân vật tiểu-thuyết mãi đời Minh mới xuất hiện Không thể có việc người sống trước 2000 năm bắt chước người sau Trong bộ Trung-Quốc Văn-Học Sử của Dị-Quân-Tả Tự-Do thư xã ấn hành tại Hương-Cảng vào niên hiệu Trung-Hoa Dân-Quốc thứ 48, chương II, Minh Ðại văn-học, trang 397 có viết :
“ Minh-Sử, Nghệ-Văn-Chí chÉp có tới 127 bộ tiểu-thuyết được viết trong đời này, gồm 3307
Trang 5cuốn Nhưng xứng đáng được gọi là tiểu-thuyết có Trung-Quốc tứ đạo kỳ thư Mà Tứ-Ðại thư tiểu-thuyết đời Minh truyền đến nay còn thực nhiều Tiến cử ra đây một bộ đó là bộ Phong- Thần Diễn-Nghĩa hay còn gọi là Phong-Thần Bảng (2) “
kỳ-Ðoạn trích dẫn trên đầy đủ chứng minh rằng nhân vật Phong-Thần được bịa đặt ra sau Hi-Di sinh đến 200 năm.
tiên-Thứ ba: Tra cứu các bộ chính sử như Kinh Xuân-Thu, Tả truyện, Chiến-Quốc sách không hề thấy nói đến tên nhân vật thần-thoại trong Phong-Thần Bộ Sử-Ký của Tư-Mã-Thiên:
- Cuốn 4 nói về Thương Kỷ.
- Cuốn 5 nói về Chu Kỷ.
- Cuốn 33 nói về Lễ, Chu-Công thế-gia.
- Cuốn 32 nói Tề, Thái-Công thế-gia.
Chỉ thấy nói đến các nhân vật lịch-sử như : Trụ-Vương, Võ-Vương, Khương-Thượng .vân vân Không hề thấy nói đến Dương-Tiễn, Lý-Tĩnh, Lý-Na-Tra, Long-Kiết công chúa, Nguyên-Soái Trương- Quế-Phương v.v .
1 Một giáo sư tốt nghiệp đại học, vì mê tiểu thuyết kiếm hiệp Kim Dung, bị xe cán gẫy ống chân không đi nhà thương bó bột Nằm ở nhà tập vận nội công như Trương Vô Kỵ mong xương lành Rút cuộc chân thối phải cưa.
2 Người Nhật có một bản đề tên Trá trọng Tâm, in đời Minh, 120 hồi.
Tài liệu tham khảo:
SáCH CHỮ HáN:
-Tử vi tinh nghĩa: Trần Đoàn bản của cơ quan nghiên cứu Đông á Châu.
-Triệu thị minh thuyết Tử vi kinh: Triệu Thị bản của cơ quan nghiên cứu Đông á Châu
-Trung quốc Văn học sử: Dị quân Tả
-Ẩm băng Thất văn tập: Lương Khải Siêu
-Trung quốc Triết học sử: Phùng Hữu Lang
- Trung quốc cổ đại xã hội nghiên cứu: Quách mạt Nhược
SÁCH TÂY PHƯƠNG:
-Pensee Chinoise: M Granet.
-Naissance de la Chine: H.Glessner Greel.
KHHB số 74L1
Trang 6ý nghĩa 12 cung trong số Tử vi quả là tinh tế, huyền nhiệm nhưng cũng rất đơn giản, dễ hiểu vì
12 cung chỉ là 1 vòng tròn mà trên đó, số mệnh con người được ấn định Nếu hiểu được Đạo mà vòng tròn là biểu tượng thì cái ý nghĩa 12 cung nó hiển lộ ngay trên cuộc sống của mỗi người Vậy thì 12 cung, theo thứ tự, đã lần lượt chỉ cho ta thấy cuộc đời mỗi người Hiểu ý nghĩa sự sống, hiểu ý nghĩa nhân sinh, đạt được cái mục d9ihc1 của đời người, đắc được cái Đạo Dịch Lý hoặc Đạo Thánh Hiền và riêng trong Tử Vi, 12 cung đã được Trần Đoàn sắp xếp có tôn ti trật tự, thiết tưởng ý nghĩa đó không có gì là khó khăn, rắc rối, không có chi mà tăm tối, mông lung…
Dù sao, cũng kinh nghiệm, cũng đã từng 1 sống 2 chết, thiết tha với Tử Vi lắm lắm mới có thể cảgan dám phát biểu như trên Nhưng nói thì dễ, thực ra, qua mấy chục năm mà tôi vẫn chưa thấy Chân lý Tử Vi – đôi khi lại còn hoang mang, bực tức hoặc buồn phiền vì thấy những sự trái tai gai mắt trong làng tướng số hoang mang cũng phải, vì khi thì thấy ông thầy này “bịa” ra ngôi sao Bắc Đẩu; ông thầy kia “phịa” ra ngôi sao Nam Tào và cho là khám phá mới; hoặc có thầy thìlại tuyên xưng cho mình những danh hiệu hết sức li kỳ Cái long hoang mang của tôi không phải
là thiếu lòng tin vào chính mình, mà thật ra là để nghi ngờ đúng theo tinh thần Tử Vi vậy
Nếu người ta có cuốn Tự điển về tinh tú Tử Vi thì có lẽ ngày nay phải in thêm vào đó những ngôi sao mới cho kịp đà tiến hóa của khoa Thiên Văn Học
NẾU LÀ NHÀ TƯỚNG SỐ ĐẮC TRUYỀN
Nói cho vui vậy thôi, chứ chính lý ra mỗi lá số chỉ có khoảng 108 vị sao và vài trăm cách tốt xấu.Cho nên, khi là nhà Tướng Số đắc truyền, chỉ cần xét cá nhân ấy được tốt về những sao nào hay xấu về mấy sao Và nguyên tắc để minh chứng cho những điều khen hay chê, tốt hay dở về các sao đó đều phải băng vào quá khứ mấy ông thầy đoán đó
Ví dụ như thầy bói khen là :
“Phúc đức của ngài lớn lắm! Nhờ vào cung này nên ngài….thế này….lại được thế kia….”
Hoặc lại biết than chủ học cao, chức vụ lớn, tiền tài to tát, tuổi lớn thì ông thấy càng nói được những điều tốt lành, hoặc khuyên nhủ, hoặc chê bai…
Còn trường hợp ông thầy cứ khen nức nở, đoán rồi sẽ giàu sang phú quý…tòa những chuyện tương lai …thì ai đoán chả được hoặc những chuyện thường (??) lý thì ai nói cũng đặng
NóI BỪA TƯƠNG LAI
Có 1 điểm tệ hại là, thầy bói nào cứ căn cứ vào chuyện thị phi, lòng tham sân si của người cầu biết việc mai sau mà cứ dựa vào điểm đó để tha hồ nói nhăng nói cuội thì quả là 1 cái tội đáng bị…cụt lưỡi!
Nếu có người khách hỏi về con cái họ, tương lai của những trẻ mươi tuổi, thì phải căn cứ vào đâu
mà đoán và phải dựa vào đâu để tối thiểu những lời đoán có minh chứng, có mạch lạc sáng sủa
để người khách tin tưởng?
Xin trả lời là, trên căn bản của phép đoán, trước nhất phải xét đoán bậc cha mẹ, gia thế của người
đó thuộc loại nào, như về công danh hoặc tiền bạc Thứ đến là xét đoán về anh chị em đứa trẻ đó,nếu đứa trẻ đã mươi tuổi thì xét sức học của nó, tính tình và sức khỏe nó Sau cùng mới dung đếnphép luận đoán của tướng số mà nói về tương lai của đứa trẻ Cứ nói theo khả năng của mình và đừng sợ sai 10 câu đoán thì cũng phải 5 câu đúng Vả lại, mục đích khi luận giải về tương lai trẻ
là có ý để bố mẹ nó để ý đến việc giáo dục và đời sống nó, tức là chú tâm đến tương lai nó, dù tương lai đó sẽ tốt đẹp hoặc kém cỏi
VàI PHéP ĐOáN
Tôi chỉ xin bàn sơ về phép đoán, về nguyên tắc căn bản của Tử Vi Mỗi lá số, dù chỉ được 1 hoặc
Trang 72 cách cũng đủ “cuộc đời lên hương” Chỉ đắc 1 hay 2 cách thôi cũng ví như “1 viên kim cương nằm trong 1 nắm cát”, đủ làm cho cả lá số trở nên tốt đẹp Trái lại, nếu xé vào cách xấu thì cả lá
số đó cũng hư tuốt, cũng ví như 1 viên kim cương nằm trong nắm cát, viên kim cương đó bị nứt,
bị sứt mẻ hoặc màu sắc loạn thì cũng vô giá trị
Tuy nhiên, số mạng còn cần có 1 yếu tố khác nữa là : gặp vận tốt hoặc hạn xấu hay không Sự may rủi có đến đúng lúc, hợp thời thì mới ích lợi, chẳng hạn như giữa mùa hạn hán gặp 1 trận mưa rào đổ xuống còn quý hơn gấp vạn lần l;à mưa vàng, mưa bạc hơn nữa, 1 bát nước đôi khi còn quý hơn 1 lạng vàng Bởi vậy, 1 nhà Tướng số phải thấu triệt nhựng điểm căn bản đó, phải vượt qua những thành kiến của chính nghề mình và những thành kiến của khách thì những lời giải đoán của mình mới có thể tiến gần tới chân lý được
12 CUNG SỐ
Bây giờ xin trở lại 12 cung số
Theo ngu ý của tôi, có lẽ Trần Đoàn đã ngầm gởi lại cái ý nghĩa của sự “tiếp nối” của con người, như ta có thể thấy trong 1 lá số Tử Vi:
Cung Phụ Mẫu ở ngay sau cung Mệnh, tức hàm 1 ý nghĩa là con người phải chịu 1 nguyên tắc cốđịnh là do cha mẹ sinh ra Nếu tính thuận thì cung Phụ Mẫu là vòng chính (thuận) Tại sao từ cung Mệnh trở đi lại theo vòng nghịch, cha mẹ sinh ra mình
Rồi sau cung Mệnh, chúng ta thấy cung Huynh đệ Điều này cho ta nhận rõ là khi con người còn thơ ấu đã có lien hệ mật thiết với an hem ruột thịt cho tới lúc thành nhân và cho cả tới chết
Kế đến, khoảng thời gian từ 20-30 tuổi gặp ảnh hưởng cảu cung Phu/Thê, tức là thời kỳ hôn nhân Đã thành vợ chồng rồi ắt là phải có con, và chúng ta thấy cung Tử tức nằm kề bên
Đã đeo mang vợ con gia đình thì phải tìm cách sống, phải thỏa mãn mọi nhu cầu Cho nên khoảng 30-40 tuổi ta thấy cung Tài, tức cung tiền bạc Cung này thật quan trọng, nó cho thấy người ta phải bon chen 1 cách lẹ làng, khôn ngoan…để có tiền
Thời gian ở cung Tài là thời hoạt động xông xáo, nắng mưa, cực nhọc và phiền não cho nên rất
dễ đưa tới bệnh tật, đau ốm, bởi vậy ta thấy cung ách nó đi theo sát ngay sau
Và cũng bởi cần thỏa mãn như cầu của gia đình về tiền bạc và sức khỏe….để bảo toàn hạnh phúc, không phải chỉ ngồi 1 xó trong nhà mà có tiền, trái lại phải đi nơi này, chạy nơi khác, hết phố này đến đường kia, cho nên đã có ngay cung Di cho ta thấy đi đây đi đó như thế nào
Kế tiếp cung Thiên Di là cung Nô, cung bạn bè Vì khi ra đời, đi đây đi đó, va chạm với mọi người thì phải lựa người mà chơi, kén bạn chọn bè Có câu :”Giàu về bạn” thật chí lý
Nếu Thân ta giàu, công danh lớn, làm quan tướng hoặc nói theo ngày nay là làm tổng này tổng
nọ thì bạn bè ta ắt cũng thuộc ngang như ta Cho nên kế cung nô là cung Quan vậy
Khi đã công danh, quan tước là lúc có tiền bạc, sẽ tới việc mua nhà, tậu ruộng, lập vườn mở đất đai cho phì nhiêu phong phú Vậy kế cung Quan là cung Điền
Nhà cửa, tiền tài, danh vọng đã có, tức là nền tảng đã chắc thì trong giai đoạn cuối này mới nói đến phúc đức Lúc này đây mới biết rõ ai là người ngay chính, ai là kẻ gian tà, vì nếu trong giai đoạn này, nếu ai bị tán gia bại sản, con cháu lao đao lận đận thì có lẽ đó là cái quả phải
chịu….Còn nếu an cư tuổi già 1 cách thanh tịnh, điềm đạm, con cháu hòa thuận, học hành tiến triển thì đó là cái quả được hưởng của cả 1 đời xây dựng, hoặc được con cháu tận tụy, dưỡng nuôi hiếu thuận
Dù sao cũng nên hiểu tất cả các cung điều chỉ là tương đối và đều ảnh hưởng vào nhau Không
có lá số nào là hoàn hảo, vô phúc hoặc đại phúc Có thì chỉ là họa hoãn và đại phúc thì khó giữ được bền lâu
Trang 8Có trời đất thì cũng có ta Con người tuy nhỏ bé nhưng định mệnh dù đã được an bày, con người vẫn mãi mãi tồn tại trên Trái Đất trong sự tiếp nối vô tận Định mệnh không hủy diệt được con người, chỉ con người mới tiêu diệt được đồng loại thôi
Và nên nhớ, 1 lá số đã được viết cho 1 người, mệnh kẻ đó đã được định thì đó là 1 đại phúc chứ không phải 1 tai họa Nhất là giữa thời buổi tăm tối hiện nay, người ta không còn tin vào chính mình nữa nên mới tìm đến lý số thì cũng nên chờ đợi 1 hài nhi sang láng nào đó xuất hiện trên đời, thắp sang cây đuốc dẫn mọi người thoát khỏi si mê…
CáC NÉT TƯỚNG TRONG CƠ THỂ
LƯNG, NGỰC, BỤNG, MÔNG & TAY CHÂN PHẢI THẾ NÀO MỚI TỐT?
TƯỚNG VÚ CỦA ĐÀN ôNG & TƯỚNG RỐN CỦA ĐÀN BÀ
QUÝ TƯỚNG CỦA ĐỔNG TRÁC, TỀ HOÀN CÔNG & LƯU BỊ
HOÀNG SINH
-Các phần trong cơ thể, trừ đầu và cổ ra thường được y phục bao bọc kín đáo, vừa gặp 1 người chỉ1-2 lần, chÚng ta ít khi biết được Người ta gọi đó là ẩn tướng Nhưng thật ra nó chỉ ẩn với cặp mắt phàm nhÂn thôi, còn đối với các tướng thuật gia thì không nhiều thì ít, nó vẫn hiện ra như thường Và từ đó, người ta có thể đoán được thịnh, suy, họa, phÚc Nếu tục ngũ có cÂu nói :”Cái
áo không làm nên thầy tu” thì ta cũng có thể nói :”Y phục không thể che dấu hay sửa đổi cốt cách của con người” Bởi vì:
“Dục xuyên quý nhÂn y
Tu sinh quý nhÂn thế”
Nghĩa là:
“Muốn mặc áo của người sang
Phải có 1 hình tướng quý”
TƯỚNG NGỰC & LƯNG:
Ai đọc TÂy Hán Chí đều nhớ có đoạn Khoái Thông nói với Hàn Tín rằng:
“Tướng mặt của Ngài bất quá được phong Hầu nhưng tướng lưng của Ngài quý không thể nói hết được”
Khoái Thông muốn dung tướng lý để xui hàn Tín làm phản
Thật ra, lưng không có được 1 giá trị quan trọng như lời Khoái Thông nói Lưng và ngực là phầnthem hay bớt chÚt đỉnh vào phần tướng mặt mà chÚng ta đã biết để xem điều đó chắc chắn hơn
mà thôi Lưng và ngực luôn đi liền nhau Lưng phía sau thuộc Âm, ngực phía trước thuộc
Dương Lưng không nên lõm xuống, có rãnh ở giữa vì đó là Âm hữu dư, người suốt đời vất vả Ngực không nên gồ lên cao vì đó là Dương hữu dư, người tính nóng nảy, hay gÂy sự với chòm xóm láng giềng
PhÚ viết :”Ấp bối nga hung, ngã tử hà nan”
Có nghĩa là: “ lưng lõm như lưng vịt, ngực gồ như ngực ngỗng khó tránh được cảnh chết đói”Những người có cuộc đời vất vả, nếu lưng không cong lõm xuống thì ngực cũng ưỡn ra là vì lẽ
ấy Lưng của ai nghiêng lệch còn hiếm con nữa Điều này xÉt về phương diện y học rất đÚng: lưng nghiêng lệch là vì xương sống không thẳng, có bệnh Mà xương sống có chứa những đườngthần kinh lien quan đến cơ quan sinh dục Do đó, ai muốn kÉn chọn vợ chồng, không thể không
Trang 9để ý đến điều này.
1 cái lưng tốt không những phải trò dày mà còn phải chắc chắn, rộng rãi nữa, không được mỏng manh, yếu đuối và nhất là bẹt như tấm ván Người ta thường dung chữ “vai hùm lưng gấu” để chỉnhững vị tu7o7ng1manh5 mẽ trong truyện Tàu thời xưa Lưng của con gấu có bao giờ mỏng manh và phẳng bẹt đÂu
1 cái ngực tốt cũng phải rộng rãi đầy đặn, tăm sa (chỗ cuối xương mỏ ác) không được lõm xuốngsÂu Tăm sa lõm xuống sÂu cũng như lưng có rãnh, con người không thể sung sướng được Những người nhiều tuổi, mập mạp, thịt ở trên ngực chảy sệ xuống trông như vÚ của đàn bà Đó
là quý tướng hay phÚ tướng thì đÚng hơn:
“Tam nhũ là tướng công hầu
Tứ nhũ là báu, đã giàu lại sang”
Nghĩa là những bắp thịt rũ xuống trông như càng có nhiều vÚ càng tốt sang thì không nghiệm lắm, nhưng giàu là điều chắc chắn ta cứ nhìn mấy ông Tàu chủ tiệm, bất cứ tiệm gì, lÚc ở trần thì rõ: suốt ngày họ chỉ có mỗi 1 việc là đếm tiền Đối với đàn bà, vÚ cần lớn và chắc, đầu vÚ màu đỏ và hướng lên cao là tốt hơn cả “Nhũ đầu chi địa” là tiện tướng của đàn bà Ai đã xuống xóm chị em nhiều sẽ thấy điều này ứng nghiệm ngay
TƯỚNG BỤNG
Đối với cổ nhÂn, bụng là chỗ thay cho khối óc để suy nghĩ Người ta thường nói :”Suy bụng ta,
ra bụng người” hay là :”Tôi nghĩ bụng rằng…” Đối với nhà nho, bụng còn là chỗ chứa đựng sự khôn ngoan nữa “Binh giáp tàng hung trung” (đồ đánh giặc chứa sẵn trong bụng) – ai mà quên được cÂu nói đó của Nguyễn Công Trứ
Thật ra, bụng chỉ là chỗ để chứa đựng và tiêu hóa đồ ăn nuôi sống cơ thể Như vậy, bụng là nguồn gốc của sự sống, phía dưới bụng có huyệt đan điền cách rốn chừng 4 cm Đó là chỗ tích tụkhí lực của con người Các đạo gia khuyên chÚng ta muốn trường thọ và vô bệnh hãy thở bằng bụng chứ đừng thở bằng ngực (xin có 1 bài nói về đề tài này sau)
Như vậy, bụng nên lớn để chứa đồ ăn được nhiều Đàn ông con trai bụng cần tròn, to chắc và nhất là xệ suống mới quý Dáng đi khin đó sẽ trở thành oai nghi, bệ vệ Danh sư hứa Phụ dạy rằng:
“ Đại phÚc thủy hạ danh mãn thiên hạ
“Đầu đại vô giốc (góc cạnh) – phÚc đại vô thác (lớn sồ sề) bất thị nông phu, thị đổ bác”
BàN VỀ EO CỦA ĐÀN ÔNG & ĐÀN Bà
Ngoài bụng có rÚn RÚn là cuống của nhau, nguồn gốc của sự sống từ lÚc còn nằm trong bụng
mẹ Từ đó ta thấy rÚn nên sÂu mới có phước lộc – gốc cÂy mà rễ cạn thì làm sao hÚt được màucho tươi tốt được? RÚn nằm cao là người khôn ngoan, càng thấp xuống dưới càng kÉm hiểu
Trang 10biết Đàn bà rÚn lại càng cần sÂu hơn nữa vì con cái sẽ nhờn vào đó, càng sÂu càng đông con, nếu có long lại càng tốt, sẽ sinh quý tử.
Trẻ con lÚc mới sinh ra, nếu rÚm lồi quá, nên nhờ mấy người ăn mày cầm cái gậy giả bộ chọc vào, dần dần nó sẽ xẹp xuống, dễ coin gay Quý bà nếu có con, gặp trường hợp như vậy xin cứ thử xem, linh nghiệm phi thường biết đÂu chỉ nhờ 1 vài cái chọc đó mà cuộc đời con mình khá hơn Tướng số huyền bí là như thế đó)
Ngũ tạng trong bụng thong ra ngoài bằng rÚn nên rÚn là 1 vị trí quan hệ vô cùng Có kẻ nói, gặptrường hợp 1 người bất tỉnh, ta chỉ cần dung kim chÂm vào rÚn (lể) là người đó sẽ tỉnh lại ngay Điều này người viết xin để tồn nghi vì chưa được chứng kiến 1 lần nào
Nếu bụng to là tốt thì ta suy ra rằng cả đàn ông và đàn bà eo không nên nhỏ Tôi nói đàn bà mà không nói thiếu nữ vì điều này chỉ áp dụng cho người đã lớn tuổi, lập gia đình rồi Còn con gái
mà đã sồ sề thì ai coi cho được? Ai có thắt lưng nhỏ, đàn ông thì cực khổ, không bao giờ ở địa vịchỉ huy, còn đàn bà, dù có dư tiền bạc cũng phải phong trần
PhÚ viết:
“Nam nhi yếu tế nan chủ chủ phÚc tài”
Nghĩa là: “Con trai eo nhỏ kÉm phÚc kÉm tiền”
“Nữ tử yêu triết, bộ hành hoành, chung chiêu tÂn khổ”
Nghĩa là:” con gái eo gãy, bước đi nagng, đi hang hai, sớm chiều khổ cực”
Có cÂu :” Những người thắt đáy lưng ong
Vừa khÉo chìu chồng lại khÉo nuôi con”
ĐÂy có thể là loại đàn bà xinh đẹp, đảm đang nhưng không thể là hạng người sung sướng Đàn
bà cần phải có cốt cách trọng hậu, mà cốt cách đó muốn có, eo cần phải tr2on, lưng cần phải dầy.Các bà mệnh phụ phu nhÂn có thể không xinh đẹp như ThÚy Kiều nhưng ai cũng yêu viên bối hậu cả Đàn bà đẹp chưa phải là tướng tốt Đa số các nhi kỷ nổi tiếng đều có nhan sắc diễm lệ nhưng chung than có tốt đẹp gì đÂu? Xấu như con ma Chung Vô Diệm vẫn là chánh cung của vua Tề Tuyên Vương trong tam cung lục viện Cốt cách trọng hậu cần cho đàn bà như thế
49 CHƯA QUA – 53 ĐÃ TỚI
TRAI ĐỨNG CHỮ QUÝ CÓ TÀI
GÁI ĐỨNG CHỮ QUÝ ĐI HAI LẦN ĐÒ
-TRẦN HẢI BÍCH
VĂN XƯƠNG CƯ SĨ –
Tôi đà theo dõi thường xuyên KHHB, nhất là khoa Tử Vi Trong quý báo…., cụ Đẩu Sơn cÓ yêu cầu giải đáp 2 câu trên Tôi xin giải đáp như sau:
· Những tuổi đứng chữ Quý gồm Quý Dậu, Quý Mùi, Quý Tị, Quý MÃo, Quý Sửu và Quý Hợi Bây giờ chúng ta theo hệ thống Tử Vi thì biết :
- các tuổi đứng chữ Quý đều cÓ giáp Khôi giáp Việt;
- Quý Mùi cÓ them Đào hoa (cư TÍ);
- Quý Tị cÓ them giáp Hồng, Đào, giáp Long, Phượng;
- Quý MÃo cÓ them Đào hồng cư TÍ, đồng cung Long Phượng
- Quý Hợi cÓ thêm Đào Hoa (cư TÍ)
- Quý Dậu cÓ them hồng Đào đồng cung, Long Phượng đồng cung
Theo phú Trần Đoàn : Khôi Việt giáp vi Kỳ cách
Trang 11Chưa kể những cách hay khác của tuổi đứng chữ Quý:
- Khôi Việt cái thế văn chương
- Thiên Ất Quý nhân cách – tức là tọa Quý hướng Quý
- Khôi Việt đối chiếu Giả Nghị niên thiếu đăng khoa
- Giáp Quý giáp Lộc thiểu nhân tri (giáp khôi Việt, giáp Long Phương, giáp hồng Đào đều là quý Các tuổi đứng chữ quý phần nhiều là cÓ cách trên, cÓ tài năng Chưa kể những cách giáp
Tử Phủ, giáp Xương Khúc, giáp Khoa Quyền vv…mà các tuổi đứng chữ Quý không cÓ)
- Khôi Việt phụ tinh vi phúc thọ
- Khôi Việt lâm mệnh vị chi tam thai (quyền cao chức trọng)
- Và những cách Long Phượng, hồng Đào theo phú Trần Đoàn:
- Long Trì Phượng Các thủ đắc quý nhân
- Khúc Xương Long Phương phát văn
- Giáp Long Phượng phú hữu lâu dài
- Đào hồng cư quan tảo tuế đắc quan hành chÍnh (đào hồng ở cung Quan sớm được làm công chức hành chánh) Khoa số tử vi của ta cÓ dịch :”
- Cung quan mà ga95p Đào hồng thiếu niên đà thỏa tang bồng chÍ trai”
Theo những cách trên, trai hay gái đứng chữ Quý nhất định cÓ tài, cÒn ai phủ nhận nữa
Trai gái đều cÓ tài, nhưng gái đứng chữ Quý đi 2 lần đÒ, ý nÓi tình duyên đa truân Đa truân thì
cả 2 phái mới đúng vì cả trai gái đều cÓ những cách giống nhau, nhưng gái thì đa truân cÒn trai thì không, tôi sẽ trình bày trong đoạn sau:
Nghiên cứ về tuổi đứng chữ Quý đều cÓ Thiên mà ngộ Đà La (tọa hay xung chiếu) và Mà ngộ Tuần hay Triệt; Mà ngộ Tuyệt – Mà cư Hợi cung
Mà ngộ Đà là triết túc mà (ngựa què)
MÃ ngộ Tuần, Triệt, tuyệt là MÃ Tử (ngựa chết)
MÃ cư Hợi là MÃ cùng đường
(các cách trên ý nÓi gặp tai họa suy sụp, tang thương, chết choc hay thất bại Mệnh, Phu hay hạncũng thế)
Bị các cách trên, gái đứng chữ Quý thật là gian truân, vất vả, lao nhọc trăm đường Lại them các cách Hồng Đào bất lợi cho phái nữ dù rằng cÓ tài hoa, tài năng tháo vát, siêng năng, tề gia nội trợ Con gái tài hoa thường tài mệnh tương đố Nguyễn Du mở đầu Truyện Kiều cÓ viết:
“Trăm năm trong cõi người ta
Chữ tài chữ Mệnh khéo là ghét nhau
Trải qua một cuộc bể dâu
Những điều trông thấy mà đau đớn long
Hồng loan đÓng ở cung Phu tại Thìn, Tuất, Sửu , Mùi là số tang phu tức là chon chồng
“Hồng Loan phùng Địa Kiếp ư phu cung bất hảo chi thập”
Nghĩa là:
Trang 12“Cung Phu tốt 100% cũng giảm đi 1 nửa”
“Hồng Loan thủ mệnh chủ nhị phu”
Chưa kể:” Đào hoa phạm chủ vị chÍ dâm”
Trai gái cÓ Khôi Việt, Long Phượng, hồng Đào đều tài năng lả lướt, đa tình, tâm hồn nghệ sĩ Gái thì gian truân, trai thì hạnh phúc
Tôi biết 1 vị thương gia ở ngoài Trung cÓ 2 vợ, mỗi vợ nhà cửa đàng hoàng, mỗi bà cÓ 15-16 người con CÓ năm 2 bà cùng chửa, cùng đẻ, thật là hạnh phúc cho anh chồng này vô cùng Trong gia đình chả bao giờ cÓ sự ghen tuông đố kị dù rằng 2 bà này ở cùng 1 phố Vị thương gianày cũng tuổi chữ Quý
Nhưng trái lại, cô phụ nữ nào đa nhân duyên, 2-3 chồng cÓ dám sinh hoạt và sống đàng hoàng như ông này không? Dù rằng cÓ của và nhất là vấn đề con cái, giải quyết như thế nào?
Vậy các bạn trai chữ Quý, nếu chưa vợ, tôi chúc các bạn thành công trên mọi lĩnh vực, nhất là lĩnh vực tình cảm, tình duyên
49 CHƯA QUA – 53 ĐÃ TỚI
Các tuổi 49 và 53 đều cÓ các sao vào vận hạn như sau:
- Nam tuổi 49 gặp Thái Bạch, tán tận
- Nam tuổi 53 gặp Thái âm và Diêm Vương
- Nữ tuổi 49 gặp Thái âm và Huỳnh Tiền
- Nữ tuổi 53 gặp Thái âm và Thiên La
Ta cÓ câu: Thái Bạch sạch cửa nhà; tán tận tan gia bại sản; Diêm Vương, Huỳnh Tiền bệnh nặng, hồn quy địa phủ; Thái âm là tang khốc tinh;
“Thái âm đàn bà tai ách chẳng an
Nhất là sinh sản, bệnh mang hiểm nghèo”
Thiên La đề phÒng phu thê xa cách, lục đục
Nhưng cÓ phải cứ các tuổi 49, 53 đều vận hạn như thế không? Chắc là không Chứng minh cụ thể vào tru7o7ng2ho75p của tôi Tôi năm nay 61 tuổi, qua những năm 49 và 53 chẳng sao cả CÓ
lẽ vì tôi than cư Phúc Đức, lại tọa chiếu Tử Phủ, Sát, Phá Tham Vũ, tam hÓa nên không việc gì chăng?
Các bạn 49 và 53 tuổi, các bạn chẳng gì phải lo cho chÓng già Muốn cẩn thận,t ất cả các bạn hÃy bắt đầu từ bây giờ, hÃy triệt để thực hiện c6am ngôn sau :”Đức năng thắng số” và “Dĩ đức báo oán: - thì cam đoan với các bạn là sẽ được:”
Tiêu tai diên thọ
Thường hoạnh cát tường
NGƯỜI TA TUỔI NGỌ TUỔI MÙI
CÒN TÔI NGẬM NGÙI Vì ĐỨNG TUỔI THÂN
Cụ Đẩu Sơn cÓ giải thÍch về điểm:
Trang 13- Tuổi Thân thuộc Kim, rất kỵ Linh hỏa, thương Sứ, dù mệnh ở cung nào cũng cÓ thể gặp 1 trong 4 sao trên
- Tổi Thân chỉ cÓ Nhâm Thân thuộc Kiếm Phong Kim, cÒn Giáp Thân thuộc Tuyền Trung Thủy; BÍnh Thân thuộc Sơn hạ Hỏa; Mậu Thân thuộc Đại Trạch Thổ; canh Thân thuộc Thạch Lựu Mộc
- Sao Thiên thương bao giờ cũng ở Mộ cunug, Thiên Sứ bao giờ cũng ở ách cung thì làm sao mà:
“dù mệnh an ở cung nào cũng cÓ thể gặp 1 trong 4 sao trên?”
Theo tôi nhận xét, các tuổi Thân bao giờ cũng cÓ Kình Dương ngộ Lực Sĩ Phú viết:
“Lý Quảng bất phong, Kình Dương phùng Lực Sĩ”
Vì sao Kình và Lực thủ mệnh thường là người giỏi giang, tháo vát nhưng lận đận Cũng vì thế
mà ông Lý Quảng, dù tài năng mà không được phong (Vũ Tài Lục) hạn hành Kình Dương Lực
Sĩ công danh trắc trở, nếu cÓ quan chức cũng bị thải hồi và nếu cÓ công trạng cũng chẳng ai biếtđến (VĐTTL)
10 ĐIỀU SOI SÁNG CHO KHOA NGHIỆM LÝ TỬ VI
Phần I:
1)CÁc sao Đức và Quí nhân
2)CÁc sao Tứ hóa
3)Ý nghĩa cung Thiên Di
4)Vòng ThÁi tuế ở đại hạn và tiểu hạn
5)Thế sinh nhập ở tứ sinh và tứ nguyệt
Của giÁo sư Lê Trung Hưng – giảng viên Cao đẳng Nông Lâm Súc Bình Dương
GiÁo sư Lê Trung Hưng là một nhà nghiên cứu về khoa Tử vi ông thâu thập được rất nhiều kinhnghiệm, qua cÁc lÁ số của thân nhân, bạn bè, ông lại có biệt tài dẫn giải cÁc kinh nghiệm đó theo lối trình bày pha trộn cả Đông phương và khoa học Tây phương Nhưng ông không có coi
số cho thiên hạ
Điều đÁng quÝ ở ông cũng như ở cụ Thiên Lương, là dẫn giải tường tận những kinh nghiệm đạt được trong Tử vi, hoặc là kinh nghiệm riêng, hoặc là kinh nghiệm được truyền thụ do cụ Thiên Lương, hoặc là những kinh nghiệm cũ được hiểu qua Ánh sÁng mới Giai phẩm Khoa học Huyền Bí được hân hạnh đăng những bài dẫn giải của giÁo sư Lê Trung Hưng, và rồi sau này, sẽcòn trình giải thêm nữa về những điểm đã được nêu ra tại đây
Đây là phần đầu của bài “10 điều soi sÁng cho khoa nghiệm lÝ Tử vi” Phần thứ 2 sẽ đăng trong
số giai phẩm sau Kính mời quÝ bạn đọc thưởng thức
I- PHẦN KHAI TỪ:
Khoa huyền bí Đông Phương thật vô cùng phong phú, nào bốc dịch, nào thần tướng diện, nào nhâm độn, nào địa lÝ … nhưng phải thành tâm mà nói thêm : Khoa Tử-vi Đẩu Số có những nét khả tín nhất Bởi lẽ môn này đã căn cứ vào những yếu tố thời gian tương đối đặc thù của mỗi cÁ nhân : năm, thÁng, ngày và giờ sinh, tạo thành sử mệnh cho mỗi cÁ nhân một cÁch huyền diệu Khoa Tử-vi mỗi ngày càng phơi bày nét chính xÁc của một ngành học nhuốm tính cÁch nghiệm
lÝ và nhân văn, nó bộc lộ rõ rệt cÁi khuynh hướng của mỗi số mạng, nó chỉ vẽ dù là bàng bạc cÁi nghiệp của con người trong cuộc sống, cũng như thể hiện được tinh thần tự do của con người
Trang 14(Xưa nay nhận định thằng thiên cũng nhiều – Nguyễn Du) Định Mệnh trong Tử-Vi chỉ có nghĩa
là một khuyến cÁo (hơn là một loan bÁo), kêu gọi chúng nhân tự điều chỉnh đời sống, công danh của mình, để hóa giải phần nào cÁi căn quả nhận chịu ở đời này (Đức năng thắng số), rồi từ
đó tạo cơ duyên hạnh phúc trên căn bản tự giÁc tự tha Tử-Vi có ưu điểm là phải luận giải (khoa Áo-Bí biện chứng) tích cực, chứ không phải phú đoÁn tiêu cực như cổ nho, vô tình làm làm cho Tử-vi bị du vào địa hạt huyền bí (hiểu theo nghĩa bao gồm những luận cứ viễn vông) Tư-Vi không thể hiểu theo nghĩa huyền bí thiếu xÁc tín, mà phải hiểu là khoa nghiệm lÝ (nghiệm cÁi
lÝ của siêu việt tính) Thế nên những công trình nào quyết tâm đi tìm cÁi chân lÝ tiềm ẩn trong bản số Tử-vi, cũng nên quảng bÁ, truyền thông cho tha nhân cùng soi sÁng Trong phạm vi bài tham luận này, kẻ viết chỉ xin triển khai một vài điểm kinh nghiệm đã thấy cảm ứng khÁ rõ rệt.II- PHẦN KINH NGHIỆM THâM CỨU
Gồm có 10 chủ đề diễn Ý một cÁch tương đối nét tinh hoa của bản số Tử-vi
1/ Đức trọng qủy thần kinh : Thiên đức, Nguyệt đức, Phúc đức, Long đức, Thiên quan và Thiên phúc
2/ Huyền thọai của chính diệu : Tứ Hóa (Hóa Khoa, Hóa Quyền, Hóa Lộc, Hóa Kị)
3/ Tha nhân là địa ngục : Thế tương quan Cung Mệnh – Cung Di
4/ Cơn bĩ cực hồi thÁi lai : Vòng ThÁi tuế trong đại hạn và tiểu hạn
5/Thuận thiên giả tồn nghịch thiên giả vong : Thế ngũ hành sinh nhập ở Tứ sinh và Tứ tuyệt6/Tham thì thâm : Thế lấn của vòng ThÁi tuế
7/ Đời là bể khổ : Vai trò của Thiên mã
8/ Chung thân đối khÁng: sao Thiên Tài
9/-Bản tính nhân chi sơ :người âm, Dương với cung âm, Dương
10/Thời thế tạo anh hùng : cÁc sao trong lưu niên tiểu hạn
Đức trọng quỷ thần kinh
Trong hàng ngũ cÁc sao hiền của bản số Tử vi mỗi người, ai cũng biết, mà cũng ít ai lưu tâm đến, đó là bộ Tứ đức (Thiên Đức, Nguyệt Đức, Phúc Đức và Long Đức) và bộ QuÝ nhân (Thiên Quan và Thiên Phúc) TÁnh chất của bản thiện thường là hành động trong âm thầm, không lớn lối, không vung vít như bộ hung tinh chiến lược (Không Kiếp Kình Đà Linh Hỏa) QuÝ vị cứ kiểm nghiệm mà xem: sau sao Thiên đức, Nguyệt đức, Phúc đức, Long đức, Thiên quan, Thiên phúc luôn luôn hóa giải dễ dàng những tai ương do hai quỷ tinh Tuần và Triệt gây ra Nói cÁch khÁc, bộ Tứ đức và bộ Quí nhân không sợ sự kìm kẹp của Tuần không và Triệt lộ, ngược lại nhiều khi chính Tuần và Triệt bị chiêu hồi để giải tỏa cÁc hung tinh khÁc Cho nên vào đại vận hay tiểu vận có bộ Tứ đức hay bộ Quí nhân trấn đóng, thì cứ yên tâm về sự xuất hiện của hai sao Tuần hay Triệt ở cung của đại hay tiểu vận (chính sao Tuần còn mở đầu cho một hanh thông nữa
là đằng khÁc)
Huyền thoại của chính diệu:
Nhiều người say mê Tử-vi thường có thói quen đam mê luôn bộ Tứ hóa khi đắc cÁch và cho rằng: Hóa Khoa, Hóa Lộc, Hóa Quyền và Hóa Kỵ (đóng ở Tứ mộ) là bốn sao thần thÁnh đem bóng dÁng hạnh phúc lại cho mình, rồi nhiều khi quên đi cả cÁc chính diệu hiện diện tại cung có
Tứ Hóa ấy Đây là một sự nhầm lẫn cần phải phản tỉnh ngay: Khoa Tử-vi gắn liền với sinh hoạt
Trang 15nghiệm lÝ (như cụ Thiên Lương chủ trương), nên bất cứ lúc nào cũng phải suy luận và kiểm nghiệm tÁnh chất của mỗi dữ kiện (được gọi là sao) Do lẽ ấy, bốn sao Tứ Hóa (Khoa Quyền Lộc Kỵ) chỉ là bộ mặt mới của cÁc chính diệu tính theo thập can của tuổi mà thôi Thí dụ tuổi
Kỷ thì chính diệu Tham Lang có bộ mặt mới là Hóa Quyền, mà tuổi Ất thì Hóa Quyền lại là hậu thân của Thiên Lương Nói cÁch khÁc, tùy theo thập can mà chính diệu thủ lãnh những vai trò mới như sau :
- Chủ về thi cử, phúc lành: Hóa Khoa
- Chủ về địa vị: Hóa Quyền
- Chủ về tiền của: Hóa Lộc
- Chủ về sự thầm lặng: Hóa Kỵ
Thành ra khi thấy Tứ Hóa xuất hiện ở cung nào, ta chỉ nên hiểu là chính tinh đã biến ảo ra, để lãnh sứ mạng nói trên mà thôi Nói cho cùng, thì không có sao Hóa Quyền, Hóa Khoa, Hóa Lộc, Hóa Kỵ (hiểu theo nghĩa là những tinh đẩu riêng biệt), mà Tứ Hóa chỉ là sự biến thÁi của chính diệu tùy theo Thập can vậy
Tha nhân là địa ngục
Trong vị trí tuần tự của 12 cung trên bản số Từ-vi, cung Mệnh và cung Thiên Di luôn luôn đối mặt nhìn nhau (xung chiếu), đây là Ý nghĩa thâm sâu của người sÁng chế ra khoa nghiệm lÝ này: Mệnh là ta, Thiên Di là tha nhân (chứ không phải sự đi xa như nhiều sÁch đoÁn luận giải ) Đời sống là trường tranh đấu, ta muốn tồn tại thì phải ganh đua với chúng nhân trong xã hội (tíchcực hay tiêu cực), thế nên tha nhân vừa nhìn ta để học hỏi, vừa để đối phó (ngược lại, ta nhìn tha nhân cũng với cung cÁch này) Điều kiện hòa đồng là cần, nhưng phải có sự khắc chế mới đủ nghĩa sống ở đời (lẽ mâu thuẫn lấy biến dịch làm căn bản nhân sinh), trong Ý nghĩa Dịch động
ấy, ta lấy luật Ngũ hành làm luận cứ cho sự tương giao của hai cung Mệnh và cung Thiên Di Thế tam hợp của 12 cung như sau:
–Cung Tị, Dậu, Sửu : Hành Kim
–Cung Dần Ngọ Tuất : Hành Hỏa
–Cung Thân TÝ Thìn : Hành Thủy
–Cung Hợi Mão Mùi : Hành Mộc
Vậy khi nào hành của cung Mệnh chế ngự được hành của cung Thiên Di thì người ấy mới mong
ra đời được đắc thắng và kính nể, bằng trÁi lại, hành của cung Di Áp đảo được hành của cung Mệnh thì rõ ràng là số phận tôi mọi của thế nhân
Thí dụ : Cung Mệnh an tại Tuất (hành Hỏa), cung Thiên Di an tại Thìn (hành Thủy) ta thấy ngay : tha nhân là Thủy luôn luôn làm tắt Hỏa là bản thân ta, tức là: đời ta là một chuỗi dài thua thiệt ở phút sau cùng mỗi khi tranh sống với thiên hạ Mặt khÁc, khi cung Mệnh chế ngự được cung Thiên Di, lúc ấy mới mong được hưởng cÁc sao đẹp ở trong cung Thiên Di (có nghĩa như
là những chiến lợi phẩm mà ta thâu đoạt được ở kẻ khÁc, ta lấy và ta hưởng)
Cơn bỉ cực, hồi thÁi lai
Mấy lúc gần đây, khi cụ Thiên Lương triển khai tầm quan trọng của vòng ThÁi Tuế, để giúp
Trang 16người xem Tử vi nhận biết đại vận hên xui Đại cương cung nào chứa vòng Tam hạp của ThÁi Tuế, Quan Phù, Bạch Hổ thì Đại hạn mười năm tại cung đó là thời vận tốt.
Thí dụ Mệnh tại cung Dậu, tuổi Mẹo âm Nam, Kim Cục, thì theo chiều nghịch ; cung Dậu 4-13, cung Thân 14-23, cung Mùi 24-33 Vòng ThÁi Tuế gÁc đầu 3 cung Hợi-Mão-Mùi, do đó Đại vận 10 năm từ 24-33 tuổi là lúc thịnh thời, gặp nhiều may mắn Tuy nhiên tùy theo 3 đầu cung của Vòng ThÁi Tuế, nếu gặp đầu cung :
- Có sao ThÁi Tuế là đắc thời một cÁch chÁnh đÁng
- Có sao Quan Phù là đắc thời trong sự tính toÁn
- Có sao Bạch Hổ là đắc thời trong sự làm việc thÁi quÁ vất vả
Cho nên người xem số Tử-vi, thấy đến Đại vận của Vòng ThÁi Tuế, được kể như đã tới hồi thÁi lai, thoải mÁi Nhưng cẩn trọng đề phòng sự thiệt thòi xui rủi đưa tới:
- Tiểu vận đến cung chứa sao ThÁi Tuế : đÁo tụng đình
- Tiểu vận lâm cung chứa sao Quan Phù : thị phi, bị tai tiếng
- Tiểu vận lâm cung chứa sao Bạch Hổ : đau ốm, tai nạn
Nói cÁch chung: Đại vận của Vòng ThÁi Tuế là hên, mà tiểu vận của vòng ThÁi tuế là xui rủi vậy
Thuận thiên giả tồn, nghịch thiên giả vong
Mười hai cung của bản số Tử-vi, tuy mang 12 chủ đề khÁc nhau nhưng chúng lại có những gắn
bó kỳ lạ, nếu chịu khó luận giải luận ngũ hành của từng cung trên căn bản :
- 4 Cung Tứ Sinh : Dần, Thân, Tỵ, Hợi
- 4 Cung Tứ Tuyệt : TÝ, Ngọ, Mão, Dậu
Ta thấy 4 cung Tứ Sinh và Tứ Tuyệt khÁc nhau từng đôi một :
- Cung Tỵ (Hỏa) đối lập với cung Hợi (Thủy)
- Cung Thân (Kim) đối lập với cung Dần (Mộc)
- Cung Ngọ (Hỏa) đối lập với cung TÝ (Thủy)
- Cung Mão (Mộc) đối lập với cung Dậu (Kim)
Vậy khi cÁc cung nói trên mang chủ đề gì (trong 12 chủ đề : Mệnh, Phụ, Phúc, Điền, Quan, Nô,
Di, Ách, Tài, Tử, Phối, Bào) thì chúng xung khắc nhau như bản chất cung của nó
Thí dụ : Tuổi âm Nam, Mệnh an tại Dậu, ta có :
- Tiền bạc (cung Tỵ) khắc chế với cung Phúc Đức (cung Hợi)
- Huynh Đệ (cung Thân) không hạp với bạn bè (cung Dần)
- Nhà đất (cung TÝ) không hạp với hàng con cÁi (cung Ngọ)
- Bản Mệnh cung (cung Dậu) bất hòa đồng với tha nhân (cung Mão)
CÁc sự xung khắc trên là một điều loan bÁo đối với đương số Để tùy nghi chọn lựa một trong
Trang 17hai điều: Hoặc chọn Tiền Bạc hay chọn Phúc Đức; hoặc muốn Con CÁi an toàn hay muốn Nhà đất khang trang.
10 ĐIỀU SOI SÁNG CHO KHOA NGHIỆM LÝ TỬ VI
Phần II:
6)Tham thì thâm, luật thừa trừ tính theo vòng ThÁi tuế
7)Đời là bể khổ: sao Thiên Mã là cỗ xe của cuộc đời
8)Chung thân đối khÁng: Vai trò độc đÁo của sao Thiên Tài
9)Bản tính nhân chi sơ: bản tính con người theo cung đóng Mệnh
10)Thời thế tạo anh hùng: Ý nghĩa của cung Lưu niên
Của giÁo sư Lê Trung Hưng
(Tiếp theo kỳ trước)
Tham thì thâm
Vòng ThÁi Tuế ngòai Ý nghĩa cho biết thời may vận tốt của mười năm, nó còn cung cấp một đặc tính qúy bÁu khÁc, là tìm biết căn tính của con người, cũng như thử thÁch của đương số trong sinh hoạt thường nhật Ta nên để Ý:
- Tuổi âm Nam và Dương Nữ : trước khi tới thời kỳ 10 năm của Vòng ThÁi Tuế, đã gặp 10 năm của Vòng Thiếu Dương, Tử Phù, Phước Đức
- Tuổi âm Nữ và Dương Nam : lại gặp Vòng Thiếu Dương, Tử Phù, Phước Đức sau khi đã an hưởng 10 năm của Vòng ThÁi Tuế, Quan Phù, Bạch Hổ
Cả hai cÁch trên đều cho ta thấy : Xét luật Ngũ hành thì Vòng Thiếu Dương, Tử Phù, Phước Đức ở thế lấn so với Vòng ThÁi Tuế, Quan Phù, Bạch Hổ
Thí dụ : Tuổi Tuất - Dương Nam, thì Vòng ThÁi Tuế là Hỏa, còn Vòng của Thiếu Dương là Mộc, mà Mộc sinh Hỏa (có nghĩa là mình đang gặp tối đa thuận lợi, lấn tới lấy thời gian Mộc để dưỡng cÁi TA - Hỏa) Lợi thì có lợi thật, nhưng Luật thừa trừ đã xuất hiện, để ổn định cÁi bất công, cho nên khi ai bước vào thời kỳ này (Vòng Thiếu Dương) sẽ phải gặp sao Thiên Không ở cung với Thiếu-Dương, đó là nét thâm thúy và đầy nhân -văn, tính nhất của khoa Tử-vi : Ở đời không nên tham vọng, vì quÁ đÁng sẽ gặp "Thiên-Không ở cuối đường hầm" (Hạn Thiên Khôngthì ai biết xem Tử-vi, đều rõ cÁi tai hại của nó)
Đời là bể khổ
Sao Thiên Mã là nghị lực của người đời nhưng còn biểu tượng cả chiếc xe đi của đương số Nếu xét Ngũ hành của cung mà Thiên Mã đóng, với Ngũ hành của bản Mệnh, chúng ta sẽ thấy ngay những tương quan có tính cÁch cảnh cÁo hay nhẹ nhàng là bÁo trước về chiếc xe mà đương số
sử dụng trong mưu sinh ở đường đời :
– Hành Mã khắc hành của bản Mệnh: Chết vì tai nạn xe cộ
– Hành Mã sinh hành của bản Mệnh: Xe cộ luôn an toàn, giúp đỡ người chủ thật đắc dụng – Hành Mệnh khắc hành của Mã: Xe cộ luôn ở trạng thÁi hư hao, gây tốn kém cho chủ
Trang 18– Hành Mệnh sinh hành của Mã: Coi chừng mất xe.
– Hành Mã đồng hành với bản Mệnh: Bình thường mọi chuyện xe cộ, di chuyển
Thí dụ : Người tuổi Tân Tỵ (Hành Kim) Thiên Mã đóng ở cung Hợi (Thủy) Vậy tức là Mệnh Kim sinh xuất Mã Thủy, ít nhất trong đời phải mất xe một lần Người Nhâm Ngọ (Mộc) Thiên
Mã đóng ở cung Thân (Kim), nên cẩn thận lắm, Mã Kim chém Mệnh Mộc Vai trò của sao Thiên
Mã xét theo khía cạnh này, đã được nhiều người kiểm chứng, thấy hiệu nghiệm rõ ràng
Chung thân đối khÁng
Sao Thiên Tài trong Tử -vi quả là có vai trò độc đÁo, nó luôn luôn làm điều trÁi ngược lại tinh thần của cung mà nó đóng Sao Thiên Tài ví như vị Thiên Sứ, có nhiệm vụ đảo ngược tình hình ởcung mà Thiên Tài phải hiện diện : nhiều sao đẹp mà gặp Thiên Tài (đồng cung) thì kể như vô dụng, mà nhiều sao xấu gặp Thiên Tài hóa ra đắc dụng Đắc biệt những cung tiềm ẩn tính cÁch lượng số (như cung Huynh Đệ, Tử-Tức, Tài Bạch) thì sự hiệu nghiệm nói trên của Thiên Tài quảkhông sai lệch Thành ra, điều kết luận về sao này, ta phải nhìn nhận quả là "Thiên Tài" (gesnie) hiếm có vậy
Bản tính nhân chi sơ
Khoa Tử-vi Đẩu số, ngoài việc tiên tri cÁc điều công danh, thọ yểu, của mỗi con người, nó còn
là khoa tâm lÝ thực nghiệm khÁ chính xÁc QuÝ vị thích nghiên cứu trong tinh thần triết học, hãy để Ý sự kiện (Đã được nghiệm lÝ) sau đây : Áp dụng luật tính âm-dương cho bản mệnh với cung Mệnh, là :
- Người âm đóng cung âm : thế lưỡng âm nên thÁi quÁ nhu nhược, rất thâm trầm, khôn ngoan
- Người Dương đóng cung Dương : thế lưỡng Dương nên quÁ cương, rất nóng nảy đến độ hồ đồ
võ phu
- Ngừơi Dương đóng cung âm : có thực lực nhưng kín đÁo nhún nhừơng, biết mình, biết
người
- Ngừoi âm đóng cung Dương : người kém thực lực, sống giả tạo, nhiệt tình vay mượn
Thí dụ : Người QuÝ Mùi (Mệnh âm) Cung Mệnh an tại Dần (Cung Dương), nên chưa cần phải nhìn sao, ta có ngay một Ý niệm là người không bản lãnh, biết ít mà phô trương nhiều, sống tạm
bợ với nhiệt tình vay mượn
Thời thế tạo Anh-hùng
Tiểu hạn mỗi năm được xÁc định tại một cung Người xem Tử-vi hay có thói quen lấy cung tam Hợp và cung Nhị hợp với cung lưu niên, để giải đoÁn vận hạn hên xui của một năm (giống như cÁch xem đại hạn 10 năm) Thật ra muốn tìm hiểu thời kỳ đại hạn là hay hoặc dở ta chỉ nên luận giải về vòng ThÁi tuế, còn tiểu hạn một năm phải bÁm sÁt cÁc Sao ngụ trong cung lưu niên Một năm cũng có thời kỳ riêng của mỗi hành trong Ngũ hành :
- 2 thÁng rưỡi đầu mùa Xuân : hành Mộc
- 2 thÁng rưỡi đầu mùa Hè : hành Hỏa
Trang 19- 2 thÁng rưỡi đầu mùa Thu : hành Kim
- 2 thÁng rưỡi đầu mùa Đông : hành Thủy
- 15 ngày cuối mỗi mùa : hành Thổ
Rồi từ căn bản này, ta đối chiếu với cÁc hành của sao trong cung lưu niên muốn xem, và phải để
Ý đến tính chất : sao thuộc hành nào sẽ hoạt động (giống như phiên trực của quân đội) vào thời gian của hành ấy (chứ không thể có sự hoạt động nhất loạt của cÁc sao trong suốt năm mà ngườiđời thường chọn ngày cúng sao hạn là vì vậy)
Thí dụ : Người Mệnh Thổ, lưu niên tại cung TÝ có cÁc sao :
-Hành Mộc : Đào Hoa, ân Quang, Hóa Quyền
-Hành Hỏa : Thiên Khôi, Thiên Đức, Địa Kiếp, Phi Liêm
-Hành Thổ : Phúc Đức, Tuyệt, Thiên Tài, Tả Phù
-Hành Kim :Thiên Khôi (đới Kim), Tả Phù (đới Kim), Hồng Loan (đới Kim)
-Hành Thủy: Tham Lang, Hồng Loan
Ta giải đÁp dễ dàng niên hạn của đương số như sau:
-Mùa Xuân : Có quÝ nhân giúp đỡ, thăng tiến công danh rất mau
-Mùa Hè : May rủi liền nhau, càng cao danh vọng càng dày gian nan
-Mùa Thu : Trở lại sự bình yên, có bằng hữu thuận thảo
-Mùa Đông : Tình cảm thoải mÁi, yên vui
Riêng 15 ngày cuối mỗi mùa (Thổ) gặp cÁc sao Phúc Đức, Tuyệt, Thiên Tài, Tả Phù nên hay có chuyện lo nghĩ, nhờ Thiên Tài hóa giải nhóm hung tinh : Tuyệt và Tả Phù thành ra cũng qua khỏi vào phút chót Khi Áp dụng luật Ngũ Hành cho sao theo mùa, ta không nên quên so sÁnh Ngũ Hành của sao với Ngũ Hành của Cung, để thấy rõ hơn cường độ hoạt động của cÁc Sao bị ảnh hưởng như thế nào trong mùa của nó
Qua thí dụ trên : Cung TÝ là Thủy, đương nhiên cÁc sao Hỏa đã bị kém hiệu lực, cÁc sao Mộc tăng cường lực, cÁc sao Kim bị suy nhược, cÁc sao Thổ bị trở ngại và cÁc sao Thủy khởi sắc nhất (Giang sơn nào anh hùng nấy)
Tóm lại, bài viết này không ngoài mục đích muốn cống hiến người hâm mộ Tử-vi một vài quan điểm mới, để cùng nhau soi sÁng một khoa học cổ điển (vốn bị hiểu lầm là lạc hậu, thoÁi hóa)
có giÁ trị cao độ của ngành nghiệm lÝ xã hội
TỬ VI: LÝ SỐ HAY TOÁN HỌC
Bài của Ân Quang
Gần đÂy phong trào xem Tử Vi lan rộng SÁc Tử Vi xuất bản nhiều, và số người nghiên cứu Tử
Vi cũng gia tăng Nhiều người thích thú, vì nhờ vào sÁch Việt ngữ có thể thành lập một lÁ số Tử
Vi, có thể đoÁn được đôi điều này, chút việc nọ Từ chỗ thích thú như vậy, người nghiên cứu có thể ngộ nhận rằng Tử Vi là một môn toÁn học thuần túy, chỉ cần Áp dụng đầy đủ cÁc công thức
bí truyền là có thể quyết đoÁn tất cả những tiểu tiết trong đời người Ý nghĩ đó đưa đến việc cố gắng tìm tòi cÁc sÁch Tử Vi cổ truyền, sưu tầm cÁc công thức Tử Vi Người nghiên cứu chỉ đi tìm cÁc công thức Tử Vi, cho rằng cứ đủ công thức là khÁm phÁ hết bí mật trong đời người.Những gì thÂm thúy của Tử Vi đều bị gạt sang một bên
Như Tử Vi Đẩu Số, Đẩu Số là cÁi gì? Như Mệnh Viên thì Viên là cÁi gì? Cuộc sống này vội vã