Kiểm nghiệm

Một phần của tài liệu SKKN Sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử 8 để làm sinh động hơn tiết học lịch sử (Trang 26)

Khi tôi chỉ chú ý đến kênh chữ trong sách giáo khoa mà coi nhẹ đến việc hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình thì hiệu quả bài học không cao.Tiết học trầm lắng, học sinh không hào hứng học tập. Nhiều em không biết đọc lược đồ lịch sử. Do đó không phát huy được tính tích cực, tự giác và tư duy của học sinh.Nhiều em không nhớ kĩ, hiểu sâu các sự kiện lịch sử.Việc giáo dục tư tưởng tình cảm, thẩm mĩ cho học sinh còn hạn chế.

Với một số kinh nghiệm trên ứng dụng vào giảng dạy trong những năm gần đây, tôi đã thu được những kết quả nhất định. Đó là:

- Truyền đạt và khắc sâu cho học sinh những kiến thức cơ bản. Bài học nhẹ nhàng như những câu chuyện lịch sử, lôi cuốn, thu hút học sinh, tránh được sự khô khan, buồn tẻ, nhàm chán, không khí một buổi học lịch sử sôi nổi. Qua những câu hỏi đàm thoại gợi mở tôi đã tạo nên được sự gần gũi thân thiện giữa giáo viên với học

sinh. Học sinh dễ tiếp thu bài, nhớ lâu kiến thức, nhiều học sinh đã thuộc bài ngay tại lớp. Bởi vì cuối giờ học tôi thường dành thời gian để củng cố kiến thức bài học, cho học sinh trình bầy lại những kiến thức cơ bản trên lược đồ. Nhiều em đã lên bảng trình bầy đầy đủ, mạch lạc rõ ràng. Phần lớn học sinh đã đọc lược đồ như đọc sách lịch sử và biết sử dụng lược đồ.

- Khi hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình tôi đã phát triển được khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ cho học sinh. Các em suy nghĩ, tìm cách diễn đạt bằng lời nói chính xác, có hình ảnh rõ ràng cụ thể. Khi trình bày về diễn biến chiến tranh Thái Bình Dương, nhiều học sinh có thể tường thuật hay như một hướng dẫn viên .

- Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình còn phát huy được tư duy, tính tích cực học tập của học sinh, giúp học sinh hình thành được các khái niệm lịch sử, nắm vững quy luật sự phát triển xã hội. Chẳng hạn khi tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa Hương Khê học sinh không chỉ biết về người lãnh đạo, địa bàn hoạt động, chiến thuật, diễn biến, kết quả mà còn hiểu được khái niệm đánh du kích, quy luật có áp bức thì có đấu tranh.

- Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình, tôi đã rèn cho học sinh được kỹ năng làm bài tập thực hành, bởi vì khi chuẩn bị bài các em đã tự sưu tầm tài liệu nghiên cứu những kênh hình có trong bài học, do đó sẽ phát huy được tính chủ động lĩnh hội kiến thức. Qua bài học tôi còn rèn cho học sinh kỹ năng quan sát, đọc lược đồ, vẽ lược đồ, vẽ biểu đồ và chân dung những nhân vật lịch sử.

- Hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình tôi đã giáo dục được tư tưởng, tình cảm,và thẩm mĩ cho học sinh. Cụ thể, khi học sinh quan sát và tìm hiểu về ảnh và chân dung vua Hàm Nghi, các em đã có những tình cảm mạnh mẽ. Đó là lòng kính trọng và tự hào đối với nhà vua, căm thù bọn xâm lược và chiến tranh, có ý thức chống chiến tranh, bảo vệ hoà bình.

- Trong quá trình áp dụng đề tài này vào công tác giảng dạy từ đầu năm học tôi nhận thấy chất lượng bộ môn lịch sử đã được nâng cao rõ rệt, được thể hiện ở số

lượng học sinh khá giỏi và yêu thích đối với bộ môn lịch sử ngày càng tăng lên qua mỗi giờ học, sau mỗi lần kiểm tra, đánh giá. Điều đó đã chứng tỏ cùng với việc áp dụng những phương pháp dạy học tích cực, thì việc thường xuyên khai thác sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử góp phần nâng cao hứng thú học tập và chất lượng của bộ môn ở trường trung học cơ sở.

Kết quả cụ thể :

Sau các tiết dạy thực nghiệm thì kết quả kiểm tra đánh giá đã được tăng lên. Lớp Sĩ số Dưới 3 Từ 3- dưới 5 Từ 5 - dưới 6.5 Từ 6.5 - dưới 8 Từ8 - 10 Từ TB trở lên SL % SL % SL % SL % SL % SL % 8A 35 0 0 0 0 10 28. 6 17 48. 6 8 22. 8 35 100 8B 34 0 0 0 0 14 41.2 13 38. 3 7 20. 5 34 100 8C 32 0 0 0 0 13 40. 6 13 40. 6 6 18. 8 32 100 Cộn g 101 0 0 0 0 37 36. 7 43 42. 6 21 20. 7 10 1 100

Như vậy với phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình trong sách giáo khoa lớp 8 chương trình chuẩn nêu trên, có tác dụng to lớn trong việc bồi dưỡng nhận thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức và phát triển học sinh, đổi mới phương pháp dạy học, đáp ứng được yêu cầu của công cuộc cải cách giáo dục ở trường trung học cơ sở

C. KẾT LUẬN

Trong quá trình dạy học lịch sử nói chung và bộ môn lịch sử ở trường THCS nói riêng, khai thác và sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa là một trong những biện pháp quan trọng để giáo viên nâng cao chất lượng dạy học đối với bộ môn, giúp học sinh tích cực và hứng thú hơn trong học tập, hình thành và phát triển ở học sinh

khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn ngữ, khai thác sử dụng được vốn kiến thức sẵn có của học sinh để phục vụ cho bài học.

Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi hi vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc giúp giáo viên và học sinh trường chúng tôi nói riêng, các đồng nghiệp và học sinh trương bạn nói chung thực hiện việc dạy và học môn lịch sử tốt hơn nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong chương trình đổi mới giáo dục. Về phía bản thân tôi xin hứa sẽ tiếp tục kế thừa và phát huy những kết quả đã đạt được của việc thực hiện đề tài, đồng thời không ngừng học hỏi đúc rút kinh nghiệm, khắc phục những khó khăn trong giảng dạy để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục và phương pháp giảng dạy.

Trong thời gian có hạn với năng lực, trình độ và kinh nghiệm chưa nhiều không thể tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình thực hiện đề tài này. Tôi rất mong được sự góp ý chân thành của quý thầy cô cùng bạn dọc và hội đồng khoa học các cấp giúp đỡ để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện và có tính khả thi.

Một số đề xuất :

- Kênh hình và kênh chữ trong sách giáo khoa lịch sử là hai nguồn cung cấp kiến thức cơ bản, chủ yếu cho học sinh. Vì vậy trong dạy học lịch sử giáo viên cần khai thác triệt để nội dung kênh chữ và kênh hình trong sách giáo khoa để phục vụ bài giảng .

- Khắc phục tâm lí ngại sử dụng kênh hình của giáo viên, tuyệt đối tránh tình trạng sử dụng mang tính hình thức, minh hoạ cho bài giảng.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ HËu Léc, ngày15 tháng 03 năm 2014

Tôi xin cam kÕt đây là SKKN của mình viết, không coppy

Đỗ Tất Hoàn TÀI LIỆU THAM KHẢO

1- Trịnh Đình Tùng : Hướng dẫn sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử THCS – nhà xuất bản giáo dục.

2- Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị : Phương pháp dạy học lịch sử- NXB giáo dục.

3- Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì 1997- 2000 và chu kì 2004 – 2007 môn lịch sử.

4- Lịch sử thế giới cận đại – NXB giáo dục.

5- Phạm Hữu Lư, Phan Ngọc Liên : Tư liệu giảng dạy lịch sử thế giới cận đại – NXB giáo dục.

6- Sách giáo khoa và sách giáo viên lịch sử 8 – NXB giáo dục .

MỤC LỤC Trang Trang ĐẶT VẤN ĐỀ 1 Lí do chọn đề tài 1 GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1 I. Cơ sở lí luận 1

II. Thực trạng dạy và học ở trường THCS Hưng Lộc 2

1. Thuận lợi 2

2. Khó khăn 2

3. Đối tượng nghiên cứu 3

III. Giải pháp và tổ chức thực hiện 3

1.Các loại kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử . 3 2. Một số nguyên tắc khi khai thác kênh hình cũng như sử dụng đồ 4 dùng trực quan

3. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác kênh hình: 4 4. Khai thác và sử dụng kênh hình trong sách giáo khoa 5 5. Một số kinh nhiệm rút ra trong quá trình giảng dạy. 17

IV. Kiểm nghiệm 18

KẾT LUẬN 19

Một phần của tài liệu SKKN Sử dụng và khai thác kênh hình trong sách giáo khoa lịch sử 8 để làm sinh động hơn tiết học lịch sử (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w