tài liệu ôn thi học sinh giỏi theo chuyên đề, gồm các chuyên đề về sinh lý thực vật , sinh lý động vật , nội dung theo được xây dựng theo bộ câu hỏi tự luận , phù hợp với giáo viên bồi dưỡng HSG và học sinh tự ôn
Trang 1Chương I : tiêu hóa và hấp thụ Câu 1 : Tiêu hóa là gì ? Nêu những đặc điểm khác nhau cở bản của tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học trong ống tiêu hóa.
Hướng dẫn :
- Nêu khái niệm tiêu hóa
- Những đặc điểm khác nhau cơ bản của tiêu hóa hóa học với tiêu hóa cơ học:
- Biến đổi thức ăn thành những phần tử
nhỏ, trộn đều thức ăn với dịch tiêu hóa để
tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa hóa
học
- Biến đổi những phần tử phức tạp trong thức ăn thNhf những phần tử đơn giản để
cơ thể hấp thụ được
- Do tác dụng của các loại răng trong
khoang miệng, các cơ ở thành ống tiêu
hóa
- Do tác dụng của các loại men tiêu hóa trong dịch tiêu hóa do các tuyến tiết ra
Câu 2 : Nêu các hướng chính trong sự tiến hóa về tiêu hóa của động vật :
Hướng dẫn :
Có 3 hướng chính :
- Cấu tạo của cơ quan tiêu hóa ngày càng phức tạp :
+ từ chưa có cơ quan tiêu hóa ( động vật nguyên sinh ) -> có cơ quan tiêu hóa ( động vật đa bào )
+ Từ túi tiêu hóa -> ống tiêu hóa
+ Ống tiêu hóa ngày càng phức tạp với các phần ( cơ quan ) có cấu tạo khác nhau và các tuyến tiêu hóa
- Sự chuyên hóa về chức năng ngày càng cao :
+ ở túi tiêu hóa : các phần túi làm nhiệm vụ như nhau
+ ở ống tiêu hóa : các phần ,( cơ quan ) làm nhiệm vụ khác nhau
- Hình thức tiêu hóa ngày càng hoàn thiện :
+ Từ tiêu hóa nội bào -> tiêu hóa ngoại bào + tiêu hóa nội bào -> tiêu hóa ngoại bào Câu 3 : Vì sao trong khi ăn , ta không nên vừa ăn vừa nói , nghịch ?
Hướng dẫn :
Dựa vào cơ chế phản xạ nuốt thức ăn Khi nhai , vừa cười nói , đùa nghịch thì thức ăn
có thẻ không vào thực quả mà lọt vào đường khí ( thanh quả , khí quản ) làm ta bị sặc , thậm chí gây tắc đường dẫn khí , dẫn đến nguy hiểm
Câu 4 : trình bày và vẽ sơ đồ cơ chế điều hòa tiết nước bọt ?
Hướng dẫn :
- Sự điều hòa tiết nước bọt :
+ Nước bọt tiết ra chủ yếu nhờ cơ chế thần kinh , thông qua các phản xạ không điều kiện và có điều kiện
+ trung khu thần kinh điều hòa tiết nước bọt nằm ở hành não
Sơ đò :
+ Phản xạ không điều kiện xảy ra theo sơ đồ tóm tắt :
Kích thích Xung thần kinh
THức ăn vào miệng ->Thụ thể vị giác -Trung khu tiết
Dây thần kinh li tâm
nước bọt - 3 đôi tuyến nước bọt
+ Phản xạ có điều kiện khi nhìn , nghe , ngửi thấy mùi thức ăn :
Trang 2
Kích thích xung thần kinh Xung thần kinh Thức ăn -thụ thể tương ứng -bán cầu đại
Dây li tâm
trung khu tiết nước bọt - 3 đôi tuyến nước bọt
Câu 6: Nêu các đặc điểm của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng ?
Hướng dẫn :
- ruột dài
- Niêm mạc ruột có các nếp gấp
- Trên các nếp gấp có các lông ruột , dưới lớp tế bào niêm mạc mỏng của lông ruột có các mao mạch máu và bạch huyết để hấp thụ triệt để các chất dinh dưỡng đơn giản
- Trên lông ruột có các lông cực nhỏ
bề mặ hấp thụ của ruột rất lớn -> hấp thụ triệt để các chất dinh dưỡng
Câu 7 : Tại sao pepsin và HCl trong dịch vị lại không phá hủy thành dạ dày ?
Hướng dẫn :
Do niêm mạc dạ dày được bao phủ bởi lớp chất nhầy muxin rất dày ( do các tế bào quanh cổ tuyến vị tiết ra ) Nên tránh được tác động của pepsin và HCl nếu vì một lý
do nào đó ( ví dụ căng thẳng thần kinh ) làm muxin tiết ít , có thể gây viêm loét dạ dày dưới tác dụng của pepsin
Câu 8: Quá trình tiêu hóa quan trọng nhất xảy ra ở đâu trong các cơ quan tiêu hóa ? giải thích vì sao quá trình tiêu hóa ở đó lại quan trọng nhất ?
Hướng dẫn :
Quá trình tiêu hóa ở ruột non là quan trọng nhất vì :
- Ở miệng và dạ dày , chỉ một phần thức ăn tinh bột và protein được biến đổi và cũng mới được biến đổi dở dang
- Chỉ có ruột non mới có đầy đủ các loại enzim để phân giải các chất hữu cơ phức tạp
có trong thành phần của thức ăn ( chưa biến đổi hoặc mới biến đổi một phần ) -> quá trình tiêu hóa sẽ được hoàn tất , các loại thức ăn đêu được phân giải thành các phân tử đơn giản để cơ thể hấp thụ được
Câu 9 : Phân tích sự thích nghi về cấu tạo và hoạt động của hệ tiêu hóa ở động vật nhai lại với thức ăn cỏ ?
Hướng dẫn :
- Thức ăn cỏ : cứng , ít chất dinh dưỡng ( chủ yếu xenlulozo , đạm và chất béo ít ) , khó tiêu hóa nhưng lại dễ kiếm
- Đặc điểm và tác dụng của bộ răng động vật nhai lại :
+ răng cửa và răng nanh : hàm trên không có răng , có tấm sừng giúp cho hàm dưới tì vào để giữ cỏ và răng hàm dưới có răng cửa và răng nanh giống nhau -> giúp giữ và giật cỏ
+ Có khoảng trống hàm -> tạo sự thuận lợi cho chuyển động của cỏ
+ răng cạnh hàm và răng hàm có bề mặt nghiền rộng , nhiều gờ cứng -> nghiền nát
cỏ
-> Bộ răng thích hợp với việc ăn cỏ : thức ăn cứng , khó tiêu hóa nên phải biến đổi kỹ
về mặt cơ học
- Đặc điểm và hoạt động của dạ dày : có 4 ngăn
+ Dạ cỏ : Túi to , có hệ vi sinh vật -> Chứa nhiều cỏ , thức ăn được nhào trộn với nước bọt trở nên ầm và mềm , được hệ vi sinh vật tiết enzim để tiêu hóa , đặc biệt là
Trang 3enzim xenlulaza phân giải xenlulozo thành các axit hữu cơ Dạ cỏ là nơi thuận lợi ( ấm , ẩm ) cho vi sinh vật phát triển , tạo sinh khối lớn
+ Dạ tổ ong : nhận thức ăn từ dạ cỏ sau khi đã được lên men : sau đó thức ăn được ợ lên miệng để nhai lại
+ Dạ lá sách : Nhận thức ăn từ miệng ( đã được nhai rất kĩ với lượng nước bọt dồi dào
và một lượng lớn vi sinh vật ) Thức ăn được hấp thụ bớt nước rồi chuyển sang dạ dày múi khế
+ Dạ dày múi khế ( dạ dày chính thức ) Chứa HCl và dịch vị -> Biến đổi thức ăn cùng với vi sinh vật ( nguồn bổ sung protein quan trọng cho cơ thể ) Dạ dày của động vật nhai lại thích nghi với việc chứa được nhiều và biến đổi kỹ thức ăn , Đặc biệt ở đây có
sự biến đổi sinh học ( lên men ) thức ăn cỏ phân giải xenlulozo khó tiêu ( mà bản thân động vật không có enzim để tiêu hóa )
- Đặc điểm của ruột : rất dài tạo điều kiện cho quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn -> Ruột của động vật nhai lại thích nghi với thức ăn cỏ ngèo chất dinh dưỡng và khó tiêu hóa
Câu 10 : phân tích sự thích nghi về cấu tạo và hoạt động của hệ tiêu hóa ở động vật ăn thịt với thức ăn thịt :
Hướng dẫn :
- Thức ăn của động vật ăn thịt : mềm , nhiều chất dinh dưỡng , dễ tiêu hóa , và hấp thụ nhưng khó kiếm
- Đặc điểm cấu tạo và hoạt động của bộ răng động vật ăn thịt :
+ Răng cửa : hình nêm -> gặm và lấy thịt ra khỏi xương
+ răng nanh : nhọn, to , dài -> cắm và giữ mồi
+ Răng cạnh hàm và răng hàm : Lớn , có nhiều mấu sắc và chắc -> cắt thịt thành những mảnh nhỏ
-> Bộ răng thích hợp với việc ăn thịt : Giữ con mồi ,cắt , xé nhỏ thức ăn và nuốt chứ không nhai , tranh thủ ăn được nhiều , thức ăn mềm , dễ tiêu hóa nên hầu như không cần nhai
- Đặc điểm của dạ dày và ruột :
+ dạ dày đơn , thành cơ dày , khỏe để bóp nhuyễn thức ăn
+ Ruột ngắn hơn ruột thú ăn thực vật do thức ăn dễ tiêu hóa và hấp thụ - manh tràng
bé
-> Ống tiêu hóa nhỏ và ngắn hơn nhiều so với động vật ăn thực vật do thức ăn thịt mềm , nhiều chất dinh dưỡng , dễ tiêu hóa và hấp thụ
Câu 11 : Sự co dãn của ruột có tác dụng như thế nào trong quá trình tiêu hóa ?
Hướng dẫn :
- Sự co dãn của ruột là do các cơ dọc và cơ vòng thực hiện
- Sự co dãn của cơ vòng ở các đoạn kế tiếp nhau tạo thành nhu động làn sóng có tác dụng đẩy thức ăn đi trong ruột non và chất bã trong ruột già
- Sự co dãn của cơ dọc ( tạo nên vận động quả lắc ) và sự co của cơ vòng ( tạo nên kiểu co bóp phân đoạn ) ở thành ruột có tác dụng nhào trộn đều thức ăn với các dịch tiêu hóa mới được biến đổi , còn phần giữa lòng ống ruột sẽ không được tiêu hóa -> Nhờ sự co dãn của ruột mà dịch tiêu hóa được thấm đều với thức ăn , giúp cho sự tiêu hóa hóa học được triệt để và ruột có thể hấp thụ đến mức tối đa các chất dinh dưỡng
- Cùng nhờ sự co dãn của các dải cơ dọc và cơ vòng mà các chất cặn bã còn lại sau khi hấp thụ hết các chất dinh dưỡng ở ruột non sẽ được chuyển dẫn xuống ruột thẳng ( trực tràng ) để thải ra ngoài
Câu 12 : Nêu vai trò của gan trong quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn ?
Trang 4Hướng dẫn :
Gan giúp tiêu hóa và hấp thụ lipit :
- Gan tiết ra dịch mật góp phần nhũ tương hóa lipit nên làm tăng bề mặt tiếp xúc của lipit và lipaza -> sự biến đổi lipit được tiến hành dễ dàng
- Muối mật cũng giúp cho sự hấp thụ các sản phẩm của tiêu hóa lipit qua niêm mạc ruột được dễ dàng
- Các sản phẩm của quá trình tiêu hóa đi qua gan được chuyển hóa thành các chất dự trữ trong gan như glicogen góp phần điều hòa glucozo trong máu hoặc tổng hợp thành những chất cần thiết cho cơ thể như anbumin , fibrinogen , …
Ngoài ra gan còn có nhiệm vụ khử độc , biến NH3 là chất thải độc thành urê là chất ít độc hơn , Gan còn diệt vi khuẩn đột nhập qua đường tiêu háo nhờ các tế bào Kupffzen
là các đại thực bào trong gan
Câu 13 : Vì sao trâu bò chỉ ăn cỏ ( chứa xenlulozo , rất ít chất đạm và béo ) mà vẫn to lớn được ?
Hướng dẫn :
Trâu bò chỉ ăn cỏ nhưng cơ thể chúng vẫn nhận được đủ lượng protein đáp ứng nhu cầu sinh trưởng vì :
- tuy thức ăn ít nhưng lượng nhiều nên cũng đủ bù nhu cầu protein cần thiết
- trong dạ dày của Trâu , bò có một số lượng lớn vi sinh vật ( đặc biệt là dạ cỏ ) sẽ được tiêu hóa ở dạ dày múi khế - nguồn cung cấp protein quan trọng cho cơ thể chúng
- Chúng tận dụng triệt để nguồn nito trong urê:
+ urê đi theo đường máu vào tuyến nước bọt
+ urê trong nước bọt lại được vi sinh vật trong dạ dày sử dụng để tổng hợp các hợp chất chứa nito mà chủ yếu là protein , cung cấp cho cơ thể động vật nhai lại
Câu 14 : ở người mắc bệnh gan , da và mắt thường có màu gì ? giải thích vì sao lại như vậy ? Bác sĩ sẽ chỉ định chế độ ăn kiêng điển hình cho những người này như thế nào ?
Hướng dẫn :
Người mắc bệnh về gan , da và mắt thường có màu vàng Nguyên nhân là do sắc tố mật có bản chất bilirubin ( là sản phẩm phân hủy của hemoglobin ) Chất này làm cho phân có màu vàng Nếu ống dẫn mật bị tắc hoặc gan bị bệnh thì máu chứa nhiều bilirubin , làm cho da và mắt thường có màu vàng
- Chế độ ăn kiêng thức ăn giàu lipit
Câu 15 : Vì sao sau khi ăn ta cần phải nghỉ ngơi một lúc , không nên hoạt động tích cực ngay?
Hướng dẫn :
Lý do chủ yếu vì :
- Sau khi ăn cơ quan tiêu hóa hoạt động nhiều -> đòi hỏi nhiều năng lượng -> cơ quan tiêu hóa phải được cung cấp đầy đủ máu để đảm bảo nhu cầu năng lượng
- Nếu sau khi ăn chúng ta hoạt động tích cực ngay thì máu sẽ phải dồn đến các cơ quan , bộ phận khác như cơ , xương -> giảm lượng máy đến cơ quan tiêu hóa -> không đáp ứng đủ nhu cầu cho cơ quan tiêu hóa hoạt động