Ngày nay lĩnh vực công nghiệp ô tô, xe máy đang phát triển một cách rầm rộ. Song hành cùng sự phát trển đó là nghành công nghệ đúc áp lực một nghành cung cấp chủ yếu cho công nghiệp ô tô, xe máy. Tuy nhiên việc thiết kế khuôn đúc áp lực ở Việt Nam lại tỏ ra không hiệu quả do chúng ta chỉ áp dụng công nghệ CADCAM vào thiết kế khuôn mà chưa chú trọng tới vấn đề ứng dụng CAE vào tính toán thiết kế nhằm giảm tối đa thời gian thiết kế, đưa ra những khuyến cáo giúp người kĩ sư khắc phục được những sai sót trong khi vần chưa đem sản xuất điều đó làm nâng cao chất lượng thiết kế và giảm gia thành sản phẩm. Nhiệm vụ áp dụng những công nghệ mới vào thiết kế khuôn đúc áp lực không ai khác đó chính là nhiệm vụ của các kĩ sư Công Nghệ Đúc phải đảm nhiệm. Đẻ góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc phát triển của ngành công nghệ Đúc Áp Lực ở Việt Nam. Sau một thời gian tìm hiểu cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Đào Hồng Bách em đã chọn đề tài “Nghiên cứu, tính toán, mô phỏng công nghệ đúc áp lực cao và ứng dụng trong chế tạo chi tiết xe máy”. Làm đề tài tốt nghiệp. Do kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình tính toán và thiết kế không tránh khỏi những sai sót do thiếu thực tế và kinh nghiệm thiết kế nên am rất mong có sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy để em có thể củng cố và hoàn thiện kiến thức của mình khi bước vào thực tế sản xuất trong tương lai.
Trang 1Mục Lục
Mục Lục ……… 1
Lời Nói Đầu……… 4
Phần A : Tổng quan đúc áp lực……… 6
I Tình hình đúc áp lực của thế giới và Việt Nam ……….……… 6
1 Khái niệm và bản chất của đúc áp lực……… 6
2 Trên thế giới ……… 6
3 Tại Việt Nam ……… …… 8
II Cơ sở lý thuyết đúc áp lực ……… 9
1 Khái niệm đúc áp lực cao……….……… 9
2 Quy trình đúc áp lực cao…….……… 10
3 Thủy động học quá trình điền đầy khuôn……… 14
4 Kết cấu máy đúc áp lực buồng nguội………22
Phần B : Nghiên cứu tính toán thiết kế và mô phỏng trên Procast ….23 I Nghiên cứu và tổng hơp tài liệu hoàn thiện cơ sở tính toán thiết kế khuôn …… ……….……… 23
1 Hướng dòng ……….23
2 Miệng phun (gate)………23
3 Over flow ………24
4 Air vent………25
5 Áp lực ép ……… ……… 26
6 Tổng hợp một số công thức thể hiện mối quan hệ giữa độ dày
trung bình sản phẩm và thời gian điền đầy………27
6.1 Theo tài liệu của DC School (TOSHIBA)……… 27
6.2 Theo tài liệu của UBE Ta có bảng quan hệ giữa Tm & Tg…28 6.3 Theo phương pháp D.C.R.F [46] Pressure DieCasting II … 28
6.4 Theo B.N.F [47] ] Pressure DieCasting II ……… 28
7 Tốc độ ép cao……….30
8 Tốc độ dòng qua miệng phun……….31
Trang 29 Áp lực ép……… ……….31
II Nghiên cứu thiết kế hệ thống làm mát ……….33
1 Sơ đồ hệ thống làm nguội hoàn chỉnh ………33
2 Những điều cần lưu ý khi thiết kế hệ thống làm mát……… 33
3 Các chi tiết khuôn cần làm nguội……….35
III Nghiên cứu phần mềm ProCast mô phỏng trường nhiệt để thiết kế hệ
thống làm mát khuôn đúc áp lực……….36
1 Mô hình hình hoc………36
2 Mô hình FEM phân tích……… 37
3 Quy trình mô phỏng tìm trạng thái nhiệt ổn định của khuôn…… 40
4 Quy trình mô phỏng dòng chảy và trường nhiệt trong khuôn đúc áp lực ……….55
Phần C : Áp dụng tính toán thiết kế khuôn đúc áp lực chi tiết giá để
chân xe Future Neo ………59
I Giới thiệu về sản phẩm thiết kế……… 59
1 Bản vẽ sàn phẩm ……….59
2 Phân tích sản phẩm……… 59
3 Các dữ liệu ban đầu……… 60
4 Thông số vật liệu ADC12……….60
II Tính toán thiết kế dựa vào các số liệu ban đầu………62
1 Tính chọn máy……… 62
2 Tính toán các thông số của chi tiết……… 63
3 Tính toán thiết kế khuôn……… 63
3.1 Tính toán áp suất ép………63
3.2 Tính toán lực mở khuôn……….63
3.3 Tính toán hệ thống rót………64
3.4 Tính toán hệ thống làm mát………65
3.5 Tính toán biscuit ………66
3.6 Tốc độ ép trong giai đoạn 1………66
Trang 33.7 Tính toán OverFlow……… 67
3.8 Lựa chọn mặt phân khuôn……….68
3.8.1 Khái niệm và những yêu cầu về mặt phân khuôn với
khuôn đúc áp lực………69
3.8.2 Lựa chọn mặt phân khuôn………70
3.8.3 Ứng dụng Pro/Engineer tiến hành tách khuôn và phân tích góc thoát khuôn………70
3.9 Tính toán hệ số kim loại lỏng xi lanh ép S……… 72
3.10 Bảng Thiết kế công nghệ……….73
3.11 Thiết kế hệ thống đẩy……….74
III Ứng dụng ProCast trong việc tính toán tối ưu hóa hệ thống làm mát trong khuôn áp lực……….76
1 Phương án 1……… 77
2 Phương án 2……… 79
3 Phương án 3……… 81
IV Lắp ráp bộ khuôn hoàn chỉnh……… 83
Phần D : Kết luận và kiến nghị……… 84
Tài liệu tham khảo……… 86
Trang 4Lời nói đầu
Ngày nay lĩnh vực công nghiệp ô tô, xe máy đang phát triển một cách rầm rộ Song hành cùng sự phát trển đó là nghành công nghệ đúc áp lực một nghành cung cấp chủ yếu cho công nghiệp ô tô, xe máy Tuy nhiên việc thiết kế khuôn đúc áp lực ở Việt Nam lại tỏ ra không hiệu quả do chúng ta chỉ áp dụng công nghệ CAD/CAM vào thiết kế khuôn mà chưa chú trọng tới vấn đề ứng dụng CAE vào tính toán thiết kế nhằm giảm tối
đa thời gian thiết kế, đưa ra những khuyến cáo giúp người kĩ sư khắc phục được những sai sót trong khi vần chưa đem sản xuất điều đó làm nâng cao chất lượng thiết kế và giảm gia thành sản phẩm Nhiệm vụ áp dụng những công nghệ mới vào thiết kế khuôn đúc áp lực không ai khác đó chính là nhiệm vụ của các kĩ sư Công Nghệ Đúc phải đảm nhiệm Đẻ góp phần nhỏ
bé của mình vào công cuộc phát triển của ngành công nghệ Đúc Áp Lực ở Việt Nam Sau một thời gian tìm hiểu cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS.TS Đào Hồng Bách em đã chọn đề tài “Nghiên cứu, tính toán, mô phỏng công nghệ đúc áp lực cao và ứng dụng trong chế tạo chi tiết xe máy” Làm đề tài tốt nghiệp Do kiến thức còn hạn chế nên trong quá trình tính toán và thiết kế không tránh khỏi những sai sót do thiếu thực
tế và kinh nghiệm thiết kế nên am rất mong có sự hướng dẫn chỉ bảo của các thầy để em có thể củng cố và hoàn thiện kiến thức của mình khi bước vào thực tế sản xuất trong tương lai
Chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo PGS.TS Đào Hồng Bách đã tận tình hướng dẫn, dìu dắt em trong suốt quá trình thực hiện đồ án này Nhân đây nhóm cũng xin chân thành cảm ơn các thầy trong
bộ môn Công Nghệ Đúc nói riêng cùng toàn thể các thầy các cô trong trường đại học Bách Khoa Hà Nội nói trung trong suốt thời gian qua đã dạy dỗ em thành người có tri thức để có thể cống hiến và phực vụ xã hội trong tương lai
Trang 5
Hà Nội ngày … Tháng … Năm 2010
Sinh Viên Thực Hiện
Lê Hồng Minh
Trang 6PHẦN A : TỔNG QUAN VỀ ĐÚC ÁP LỰC
I TÌNH HÌNH ĐÚC ÁP LỰC CỦA THẾ GIỚI & VIỆT NAM
1 Khái niệm và bản chất của đúc áp lực
Đúc áp lực là một ngành sản xuất phôi nhằm tạo ra các chi tiết có kích thước chính xác do những chuyển động của dòng lưu chất kim lọai lỏng dưới tác dụng của ngọai lực tạo nên dòng áp suất vào trong khuôn kim loại
kể từ năm 1904 ng ành Đúc áp lực thực sự bắt đầu phát triển khi mà công
ty H.H Franklin b ắt đầu cho xuất hiện những máy đúc áp lực có gắn các thiết bị tự động bắt đầu từ đâ y ngành Đúc áp lực đã chuyển sang một bước ngoặt mới cùng song hành tồn tại với ngành công nghiệp xe máy, xe hơi và ngành công nghiệp này đã trở thành khách hàng lớn của ngành Đúc áp lực Vào những thời gian đầu, người ta sử dụng hợp kim chì, thiếc để làm nguyên liệu cho Đúc áp lực bởi vì hợp kim này dễ dàng đúc ở nhiệt độ thấp, hơn nữa hợp kim này có khả năng chống ăn mòn tốt nhưng chúng lại
có nhược điểm là rất mềm và khả năng chịu kéo thấp Ngày nay hai hợp kim này không còn được sử dụng trong ngành Đúc áp lực nữa Để khắc phục nhược điểm của hợp kim trên thì vào năm 1906 người ta sử dụng hợp kim kẽm để thay thế Vào năm 1914 cùng với sự phát triển của ngành sản xuất động cơ xe máy và ô tô người ta đã nghiên cứu và đưa vào sử dụng hợp kim nhôm do nó có những ưu điểm sau : có khả năng chống mài mòn ởnhiệt độ cao, tính đúc tốt, khó kết tinh và là kim lọai tương đối nhẹ,
Trang 7Hình 1.1: Máy đúc áp lưc đầu tiên trên thế giới, được gọi là “ lead kettle”
Hình 1.2: Máy đúc áp lực Dusenbery vào năm 1877
Trang 8Hình 1.3: Máy đúc áp lực gooseneck của Van Wagner năm 1907
3 Tại Việt Nam
Trong những năm gần đây công nghệ đúc áp lực cao tại Việt Nam đang dần cải thiện và khẳng định vai trò lớn trong các cơ sở sản xuất Các sản phẩm của đúc áp lực ngày càng đa dạng như: nắp hông, tay biên… Nhưng nhìn chung công nghệ đúc áp lực ở các cơ sở sản xuất đều có hiệu quả làm việc không cao thể hiện là lượng phế phẩm trong mỗi ca làm việc khá lớn Nguyên nhân chính của thực trạng này là: Chất lượng khuôn đúc và vật liệu kim loại đúc chưa đủ tốt, chưa ứng dụng CAE trong thiết kế khuôn, Và
đồ án này sẽ giải quyết vấn đề này ứng dụng trong thiết kế chi tiết: Giá để chân xe máy
Trang 9Hinh 1.4: Một số sản phẩm chi tiết đúc áp lực bằng hợp kim Nhôm
II CƠ SỞ LÝ THUYẾT ĐÚC ÁP LỰC
1 Khái niệm đúc áp lực cao
Đúc áp lực cao là công nghệ trong đó kim loại lỏng điền đầy khuôn và đồng đặc dưới tác dụng của áp lực cao do dòng khí nóng hoặc dầu ép trong xilanh ép tạo ra Có thể hình dung quá trình công nghệ như hình 1.5 Khuôn đúc áp lực cao bao gồm hai nửa khuôn, nửa khuôn tĩnh 7 và nửa khuôn động
Bắt đầu chu trình đúc, hai nửa khuôn đóng lại Rót kim loại lỏng đãđịnh lượng vào buồng ép qua lỗ rót trên xilanh ép 2 Sau khi rót, pittông 1 trong xilanh 2 đẩy kim loại lỏng điền đầy hốc khuôn Khoảng thời gian điền đầy chỉ hoảng phần chục giây với tốc độ hàng trăm m/s và áp suất khoảng vài trăm tới hàng nghìn atmôtphe Áp su ất được duy trì đến khi vật đúc được đông đặc hoàn toàn Rút ruột khỏi vật đúc Nửa khuôn di động tách khỏi nửa khuôn tĩnh Chốt đẩy 4 tống vật đúc khỏi khuôn Chu trình đúc mới lại bắt đầu
Trang 10Hình 1.5 Quy trình đúc áp lực
a Giai đoạn cấp liệu, b Giai đoạn điền đầy khuôn,
c Giai đoạn ép tĩnh, d Giai đoạn tháo khuôn
2 Quy trình đúc áp lực cao
- Giai đoạn I: Giai đoạn cấp liệu
Kim loại lỏng được đổ đầy vào xilanh, Pittông 1 đã đi qua và bịt lỗ rót.Vận tốc của pittông ép và áp lực trong buồng ép còn nhỏ Vì khi đó áp lực chỉ cần đủ để thắng ma sát trong buồng ép
- Giai đoạn II: Giai đoạn điền đầy hốc khuôn
Kim loại lỏng đã điền đầy toàn bộ buồng ép Tốc độ của pittông tăng lên
và đạt giá trị cực đại v2 Giá trị của áp suất p2 tăng một chút do phải thắng các trở lực của dòng chảy trong buồng ép
- Giai đoạn III: Giai đoạn ép tĩnh
Kim loại lỏng điền đầy lỗ rót và hốc khuôn Do thiết diện rãnh dẫn thu hẹp lại cho nên tốc độ pittông giảm xuống thành v3 nhưng áp suất ép lại
Trang 11kích (quán tính ép) mà áp suất ép liên tục tăng lên Khi các dao động áp suất tăng dần, áp suất đạt giá trị không đổi Đây là áp suất thủy tĩnh cần thiết cho quá trình kết tinh Giai đoạn ép tĩnh.Áp suất có thể đạt tới 50 -
5000 daN/cm2, tùy thuộc vào bản chất vật liệu đúc và yêu cầu công nghệ Khi áp lực đã đạt giá trị thủy tĩnh mà tại rãnh dẫn vẫn còn kim loại lỏng thì
áp lực sẽ truyền vào vật đúc kim loại lỏng thì áp lực sẽ truyền vào vật đúc – kim loại kết tinh trong trạng thái áp lực cao
- Giai đoạn IV: Giai đoạn tháo khuôn
Gia đoạn này vật đúc đã đông đặc hoàn toàn Tấm khuôn âm tách ra khỏi khuôn dương, sau đó hệ thống đẩy sản phẩm đẩy vật đúc ra ngoài Dưới đây là hình mô phỏng hành trình pittông tương ứng với đồ thị vận tốc, áp suất trong buồng ép
Hình 1.6 Đồ thị vận tốc và áp suất buồng đốt
Trang 12
Hình 1.7: Chu trình đúc áp lực và biểu đồ biểu diễn áp suất; tốc độ ép; thời gian
Ảnh hưởng của áp lực tới quá trình kết tinh của khi loại
Tất cả các tính chất của kim loại ( tính chất nhiệt, cơ học, điện, tử …) đều bị thay đổi khi chịu áp lực Xu hướng chung là tăng áp lực thì nhiệt độ nóng chảy của kim loại sẽ tăng
lên,kimloại lỏng sẽ chuyển thành
pha rắn Tuy nhiên, áp lực Δp tác
dụng lên kim loại lỏng sẽ thúc
đẩy quá trình thấm kim loại
lỏng trong vùng 2 pha và điều
chỉnh quá trình tác động nhiệt
để hình thành vật đúc Khi đó,
lượng pha lỏng thấm lọc qua
Trang 13theo định luật Đasi, tính theo
công thức [1, trang 65]
F Q=k
L p (1.1) Trong đó: k – hệ số thấm ( hình 1.7 ); F- diện tích tiết diện ngang vật đúc; L - chiều rộng vùng hai pha lớn, có thể tính toán theo công thức
- Áp lực bên ngoài sẽ gây ra các ảnh hưởng sau:
1 Nâng cao hệ số dẫn nhiệt của kim loại lỏng và hệ số trao đổi nhiệt giữa vật đúc và khuôn
2 Làm giảm kích thước của mầm kết tinh tới hạn v à nâng cao số lượng tâm mầm kết tinh
3 Giảm độ hạt trung bình của kim loại, giảm tính không đồng nhất các nhánh cây
4 Giảm hệ số khuếch tán và giảm tốc độ khuếch tán tương đối của tạp chất
Hình 1.8 : Quan hệ phụ thuộc của hệ số thấm vào nhiệt độ vùng 2 pha hợp kim nhôm 1) Al9, 2)Al4Si
Trang 145 Làm tốt điều kiện lọc thấm của vùng 2 pha, do đó cấu trúc kim loại sẽ đặc chắc hơn
6 Giảm nhiệt độ bắt đầu co nguội v à giảm độ co ngót của hợp kim trong khoảng kết tinh có hiệu quả
7 Giảm khuynh hướng nứt nóng của kim loại
3 Thủy động học quá trình điền đầy khuôn
a Nguyên tắc
Trong đúc áp lực cao, giai đoạn điền đầy khuôn được tính bắt đầu tại thời điểm gia tốc của pittông bằng 0 và pittông đặt trong trạng thái chuyển động ổn định vì khi đó dòng kim loại sẽ bị phân tán, khi khí và không khí trong hốc khuôn sẽ bị ngập trong hợp kim lỏng Khi tốc độ và áp lực của dòng nạp ổn định sau khi đã qua rãnh dẫn, dòng kim loại sẽ bảo toàn được hình dáng của mình Nguyên tắc bảo toàn hình dạng của dòng nạp là cơ sở thủy động học của quá tr ình điền đầy khuôn trong đúc áp lực
Khi kim loại lỏng chuyển động ổn định, dòng kim loại lỏng vẩn dễ bị nhiễu lại và nó sẽ mất đi hình dáng ổn định của mình Một trong những nguyên nhân làm nhiễu loạn dòng chảy là ứng suất trong và sức căng bề mặt làm suất hiện sóng dao động ngang trong dòng chảy Chiều dài bước sóng của dao động ngang tính theo công thức 2.1 [1, trang 67]
ρ- khối lượng riêng kim loại lỏng (kg/m3)
Khi tốc độ dòng nạp trên 50 (m/s) dòng chảy sẽ không liên tục do khuôn
Trang 15thông khí kém, áp lực trong khuôn tăng lên và xuất hiện dao động hình Sin theo chiều dọc của dòng chảy Chiều dài giới hạn của dòng chảy chỉ vào khoảng 100-200 lần chiều dày rãnh dẫn là thích hợp
Việc gián đoạn dòng nạp cũng có thể xảy ra khi xuất hiện hiện tượng xâm thực trong kênh của hệ thống rót do sự giảm áp
Từ phương trình Becnuli, có thể miêu tả dòng chảy ổn định việc cho dòng chảy trong 2 kênh nối tiếp có tốc độ v1 và v2; áp suất p1, p2 tương ứng Nếu p2 =0 thì v2 =vmax xác định theo công thức [1, trang 68, 2.2]
2
2 p
(1.5) Giá trị tốc độ Vmax với hợp kim nhôm có thể đat 200 (m/s) Với tốc độ
đó, các tia của dòng kim loại phân tán gây ra hiện tượng ăn mòn bề mặt kênh dẫn Để ngăn ngừa hiện tượng xâm thực, người ta dùng hệ thống rót thu hẹp có chuyển tiếp đều đặn từ phần đáy sang phần mỏng mà không đươc phép giảm áp lực dòng chảy xuống 0
b Va đập của dòng nạp lên thành khuôn
Áp suất thủy động p của dòng chảy lên thành khuôn được xác định từ dòng chảy đối xứng [1, trang 68, 2.3]
Thí dụ, khi đúc kẽm có khối lương riêng 700 Kg/m3; tốc độ dòng là 40 m/s, góc nghiêng α = 450, áp lực sẽ là
Trang 16p = 7000.402.(1-cos 45o) = 3,5Mpa Khi khuôn phẳng, α = 900, thì áp lực p = 11Mpa, gần 3 lần lớn hơn
Khi va đập vào thành khuôn, dòng kim lo ại sẽ bị biến dạng, thậm chí còn bị vỡ vụn thành các hạt nhỏ Để hạn chế hiện tượng này và để đảm bảo
hệ thống chẩy tầng trong hệ thống rót, tốc độ d òng nạp không được vượt quá một giá trị tới hạn vth , được xác định theo công thức [1, trang 68, 2.4]
Bảng 1.1 Tốc độ tới hạn của một số hợp kim theo công thức 1.1
Khi tốc độ dòng nạp vượt quá tốc độ giới hạn, dòng chả trong kênh sẽ là
Trang 17dòng chảy rối, các thí nghiệm đã chỉ ra, khi tỉ lệ chiều dày của vật đúc δvd
và chiều dày rãnh dẫn δ có quan hệ như sau:
δ vd/ δ < 1/4 thi dòng chảy rối xuất hiện ơ khoảng tốc độ 0.3-10 m/s;
δ vd/ δ > 1/4 thi dòng chảy rối xuất hiện ơ khoảng tốc độ 0.5-20 m/s Nếu chọn giá trị cận trên, dòng chảy sẽ là dòng chảy rối và đó chính là nguyên nhân của các khuyết tật vật đúc như: ngậm khi, xốp Bởi vậy, không nên thiết kế hệ thống rót để cho d òng chảy trong giai đoạn điền đầy khuôn ban đầu lại là dòng chảy rối
Tại những chỗ va đập của kim loại với hốc khuôn, vật đúc sẽ có chất lượng tuyệt hảo nếu tạo được một chế độ chuyển động phân tán, ở đó môi tr ường phân tán là khí trong hốc khuôn, pha phân tán và là các giọt kim loại vừa bắn ra khỏi thành khuôn Khi hỗn hợp của các giọt kim loại và chất khí điền đấy toàn bộ thể tích của hốc khuôn, ở đó đang có dòng nạp chảy qua thi các tia phun càng ngày càng bão hòa kim loại lỏng, quá trình này liên tục cho đến khi không hình thành được môi trường phân tán nữa Trong môi trường lúc đó, các bọt khí bị vỡ vụn thành các hạt nhỏ li ti và không có ảnh hưởng gì đến chất lượng vật đúc Môi trường phân tán sẽ xuất hiện khi tốc độ dòng nạp vượt quá một tốc độ tới hạn thứ 2, tính theo công thức thực nghiệm:
m th2
Bảng 1.7 Các hằng số thực nghiệm của công thức 1.8
Trang 18c Điền đầy hốc khuôn:
Vật đúc có chiều dài thành đồng đều ( là tổ hợp các mặt phẳng vuông góc với nhau ) đều được điền đầy theo nguyên lý dòng phân tán bắt đầu từ chỗ dòng nạp va đập với chướng ngại vật ( hình 1.8 )
Hình 1.8 Sơ đồ phân tán dòng trong hốc khuôn
Đây là điểm khác biệt của đúc áp lực so với đúc thông thường Nung sơ
bộ khuôn sẽ hạn chế được việc hình thành sớm một lớp vỏ đông đặc, đồng thời tạo điều kiện loại bỏ một phần khí qua hệ thống thoát hơi và qua mặt phân khuôn Tại thời điểm kim loại điền đầy khuôn, khoảng 30% lượng khí vẩn còn nằm trong kim loại lỏng dưới dạng phân tán rải rác đều trên tiết diện ngang vật đúc Tốc độ dòng nạp càng lớn, giọt kim loại phân tán càng mịn và kích thước bọt khí càng mịn Khi tốc độ dòng nạp trên 100 (m/s), độ mịn của khí nhỏ đến mức không thể phân biệt được ngay cả khi đánh bóng
bề mặt Đa số vật đúc đều có hình dạng phức tạp hơn so với cấu hình đã trình bày trên, thí dụ, vấu lồi, gân tăng cứng, chuyển tiếp thành dày, mỏng… Những yếu tố trên đều làm giảm tốc độ điền đầy vật đúc, và bởi vậy, trong khuôn rất ít khi có chế độ chuyển động phân tán Thông thường trong khuôn có chế độ điền đầy hỗn hợp của dòng phân tán và dòng đầy Giai đoạn thứ nhất, ứng với thời gian điền đầy hốc khuôn có chiều dày thành đều nhau, dòng phân tán được duy trì
Giai đoạn thứ 2, ứng với thời điểm điền đầy cả thành mỏng lẩn thành dày, tốc độ dòng giảm đi, chế độ là chảy rối nhưng dòng là liên tục
Trang 19Dòng phân tán tạo thành trong khoảng 5e-003 (s) kể từ khi bắt đầu nạp kim loại lỏng vào khuôn trong phần vật đúc mỏng, và chuyển thành dòng chảy rối sau 17e-003 (s) Tại thời điểm kết thúc quá trình điền đầy, các loại khí phân tán rất đều và mịn trên toàn bộ tiết diện vật đúc Ở phần vấu lồi hoặc thành dày, sẽ có một hoặc vài rỗ khí kích thước lớn (hình 1.9)
Hình 1.9: Sơ đồ điền đầy khuôn ở chế độ dòng phân
d Điều kiện thủy động học của quá trình thoát khí
Khi kim loại chảy theo dòng liên tục từ rãnh dẫn vào hốc khuôn, các chất khí bị dồn về phần cuối cùng của hốc khuôn, ở đó các rãnh thoát hơi
và các vấu lồi Khi kim loại điền đầy đầy khuôn bằng dòng phân tán, các chất khí bị dồn kéo theo hướng về rãnh dẫn Bởi vậy, rãnh thoát hơi phải được bố trí trên toàn bộ mặt phân khuôn Tốc độ chảy của dòng khí trong điều kiện đoạn nhiệt xác định theo công thức:
(1.9) Trong đó:
k - chỉ số đoạn nhiệt, với không khí k = 1.4
R - hằng số chất khí
β – hệ số không thứ nguyên, tính bằng tỷ số của áp lực môi
trường và áp lực khí trong khuôn
Lượng khí qk chảy qua các kênh thoát hơi có tổng diện tích Σf sẽ phụ thuộc vào chế độ chảy Với dòng chảy có áp suất khí pk nhỏ hơn áp suất giới hạn 0.19 Mpa (pk<0.19 Mpa) thì:
Trang 20
k k
e Chân không hóa
Khi chế tạo vật đúc có độ kín khít và độ bền cao, có thể làm giảm rỗ xốp bằng cách tạo chân không trong hốc khuôn Chân không còn có tác dụng làm giảm rợ lực thủy lực trong khuôn Điều đó cho phép chế tạo được vật đúc có chiều dầy nhỏ hơn 1mm Giá trị áp suất dư trong khuôn pd phụ thuộc vào chiều dày thành vật đúc:
Riêng đối với kẽm áp suất dư nên lấy lớn hơn 30.14-4 MPa
Việc tính toán hệ thống chân không được thực hiện xuất phát từ điều kiện dòng chảy đoạn nhiệt diện tích thiết diện ngang fck của rãnh hút chân không tính theo công thức:
k ck k ck
ΣVk – thể tích khí cần loại khỏi buồng ép, kênh dẫn, hốc khuôn, m3
Lck – chiều dài kênh dẫn chân không, m
Tmt – nhiệt độ môi trường, oC
Trang 21tck – khoang thời gian tạo chân không, s
có thể tham khảo trên bảng 1.4
Bảng 1.4 Chiều dày cho phép của thành vật đúc ,mm
Bảng 1.5 Kích thước lò đúc trên thành vật đúc,mm
Trang 22
4 Kết cấu máy đúc áp lực buồng nguội
Hình I.9: Máy đúc áp lực buồng nguội DC350J-T
Khuôn được cấu thành từ rất nhiều linh kiện, mỗi linh kiện lại có chức năng riêng ở đúc áp lực cao thì khuôn kim loại rất đắt tiền nên phải tính toán kỹ các chức năng để hướng tới cấu tạo không có lãng phí Ngoài
ra, cần phải nỗ lực trong việc cắt giảm chi phí khuôn bằng cách thúc đẩy tiêu chuẩn hóa linh kiện cấu thành, nâng cao khả năng thay thế lẫn nhau của các linh kiện, cắt giảm số lượng linh kiện bằng cách chế tạo liền, sử dụng linh kiện tiêu chuẩn được các công ty chế tạo khuôn bán trên thị trường Cấu tạo tiêu biểu của khuôn được thể hiện trong hình sau:
Trang 23
PHẦN B : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
I NGHIÊN CỨU VÀ TỔNG HỢP TÀI LIỆU HOÀN THIỆN CƠ
SỞ TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KHUÔN
Cho nhôm lỏng chảy thẳng từ cổng rót vào hướng muốn rót tới
ít tổn thất nhiệt độ, áp lực của nhôm lỏng
Đối với sản phẩm có nhiều cổng rót thì nhôm lỏng phải vào đồng thời Thời gian đông cứng ngắn (Để không bị dài chu kỳ)
Dung tích, diện tích hình chiếu nhỏ
Có thể dễ dàng loại bỏ bằng cách đập cổng rót v.v
2 Miệng phun (gate)
Yếu tố quan trọng nhất trong phương án đúc là cổng rót, gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng yêu cầu của sản phẩm, năng suất Các điểm cần lưu ý đối với vị trí lắp đặt cổng rót như sau:
vị trí gần vị trí quan trọng, gần nơi có dòng nhôm chảy kém
Trang 24Vị trí mà dính khuôn, xước khuôn không phải là vấn đề
Vị trí mà chiều dài dòng nhôm của sản phẩm trở nên ngắn
Vị trí khó gây ra góc chết, chỗ ứ đọng sao cho dễ thoát khí
Vị trí đồng đều với sản phẩm nếu có thể để trở thành dòng chảy đơn thuần
Vị trí dễ loại bỏ cổng rót bằng máy đập, phần còn sót không trở thành vấn đề đối với công đoạn sau
Vị trí đỡ sản phẩm cân bằng tốt khi lấy sản phẩm ra
Trang 25thúc đẩy việc thoát khí, mặt khác cũng kiêm luôn chức năng giữ nhiệt cho khuôn Vị trí lắp đặt phần nhôm đọng như sau:
Phần điền đầy cuối cùng
Vị trí hợp lưu của nhiều dòng nhôm
Vị trí nhiệt độ khuôn thấp trong Cavity
Vị trí ứ đọng nhôm lỏng, góc chết
Cần chú ý các hạng mục ghi dưới đây:
Phải dễ dàng loại bỏ bằng máy dập cổng rót
Phải là vị trí mà phần cổng rót bị sót lại không trở thành vấn đề
Ngay cả khi khởi động cũng không bị rơi vào trong khuôn
Tránh những vị trí dễ phát sinh bavia như phần phía sau lõi động
Không ép chặt lắm vào bước răng
Nếu cổng rót dày quá thì đôi khi bị chảy ngược
Cần đầu tư nghiên cứu vị trí cổng rót sao cho có thể tiết kiệm thời gian thoát khí
Về các thông số kích thước nói chung của Over flow và air vent thì các thông số tính toán dựa vào giá trị ban đầu được thể hiện trong hình II.4
4 Air vent
Do đúc áp lực cao có thời gian điền đầy ngắn nên nhôm lỏng cần chiếm chỗ không khí trong Cavity trong giây lát Tính năng thoát khi này tốt hay không sẽ ảnh hưởng lớn tới lượng gas chứa trong sản phẩm Về vị trí lắp đặt thoát khí thì người ta thường sử dụng vị trí đối diện với phần đọng nhôm
Trang 26Hình 3: Hình dáng Over flow, air vent Các điểm cần lưu ý đó là:
Không được ép chặt quá vào bước răng của van thoát khí (air vent) Chọn đường đi đơn giản, ngắn
Nếu có thể thì không cắt ngang mặt phân khuôn
Chú ý hướng thoát khí, lắp vỏ chắn bắn nhôm
Dễ bảo dưỡng khi vệ sinh
Không dễ bị lấp miệng vào van thoát khí do nhôm bắn ra
Không cho hợp lưu đồng thời với air vent
5 Áp lực ép
Khi quyết định điều kiện đúc, cũng có thể xác nhận bằng sách hướng dẫn
sử dụng Cần biết các giá trị chủ yếu của cấu tạo phần đẩy nhôm lỏng để
tính toán đúng giá trị
Hình 4:Hệ thống ép
Trang 27Lực đẩy được quyết định dựa vào áp lực bình tích áp (áp lực bình tích áp thì có thể xem đồng hồ báo và tự do thay đổi )
Tỷ lệ tăng áp là tỷ lệ giữa diện tích của xilanh tăng áp và xi lanh đẩy
Người ta gọi lực dựa vào áp lực tăng này là lực đẩy F = Ab Pa = As Ps
6 Tổng hợp một số công thức thể hiện mối quan hệ giữa độ dày trung bình sản phẩm và thời gian điền đầy
Có rất nhiều tài liệu thiết kế của các công ty lớn trên thế giới viết về vấn
đề này với các công thức tính toán khác nhau sau đây em xin tổng hợp một
số công thức của các tài liệu đó
6.1 Theo tài liệu của DC School (TOSHIBA)
tg = (0.01 0.02) x tm2 (sec)
tm: độ dày trung bình vật đúc tg: thời gian điền đầy
Tốc độ đẩy được quyết định dựa vào độ dày trung bình sản phẩm
Nói cách khác, phải điền đầy trước khi nhôm lỏng đã được đưa vào trong Cavity đông cứng
Về hệ số 0.01 0.02, về thời gian điền đầy tùy theo hình dáng sản phẩm, biến động độ dày trung bình vật đúc, hiện tượng dòng nhôm chảy đã lựa chọn, hệ số này sẽ là từ 0.02 trở xuống
Từ lúc bắt đầu đầy, nhôm cũng bắt đầu đông cứng nên cần thiết tiến hành điền đầy trong khoảng thời gian ngắn Sau rất nhiều nghiên cứu, kết quả đưa ra cho thấy điền đầy với tốc độ 0.045~0.055s là tốt nhất
Thêm vào đó, tùy theo tỷ lệ điền đầy sleeve, nơi vật đúc mỏng cục bộ, hình dáng sản phẩm phức tạp, chú trọng lớp da đúc, diện tích mặt cắt van
Trang 28thoát khí, tùy thuộc vào sản phẩm kết hợp tất cả những điều trên, dự báo là thời gian điền đầy sẽ tiến gần đến 0.01
6.2 Theo tài liệu của UBE Ta có bảng quan hệ giữa Tm & Tg
Average wall thickness(chiều dày
Bảng 5: Mối quan hệ giữa chiều dày vật đúc và thời gian điền đầy
6.3 Theo phương pháp D.C.R.F [46] Pressure DieCasting II
Đối với chi tiết có chiều dày trung bình tối thiểu là 1,5mm
t=35.(Ta 1)
Ta : độ dày trung bình vật đúc
t : thời gian điền đầy
6.4 Theo B.N.F [47] ] Pressure DieCasting II
Đối với nhôm : t=40.T
Trang 29Bảng tính toán thời gian điền đầy theo chiều dày trung bình chi tiết ứng với các công thức trên
CHIEU DAY
TB
(MM)
FILLING TIME MIN
FILLING TIME MAX
THEO CONG THUC t=40*T
THEO CONG THUC THUC t=35*(T-1)
THEO CONG THUC t=0.01*T^2
Trang 30Mỗi công ty ở mỗi quốc gia khác nhau sẽ có những bí quyết, kinh nghiệm thiết kế khác nhau Do công ty TSUKUBA nơi em thực tập sử dụng máy UBE do vậy em sẽ tính toán thiết kế khuôn theo tài liệu của UBE và điều kiện môi trường Việt Nam
7 Tốc độ ép cao
Công thức tính tốc độ ép cao
- theo bảng 5 ta tra được thời gian điền đầy hốc khuôn
- Biết được thể tích cho vào đúc dựa vào trọng lượng sản phẩm
Q : lượng kim loại lỏng
Ap: Diện tích mặt cắt xilanh ép
Vpo: tốc độ ép cao
tg: thời gian điền đầy
- Theo đó, việc tính toán tốc độ ép cao sẽ dựa vào công thức sau: Q
Trang 318 Tốc độ dòng qua miệng phun
Hình 5: Sơ đồ vận tốc dòng kim loại lỏng
Giữa tốc độ xilanh ép và tốc độ kim loại qua miệng phun (Vg) có mối quan
hệ như sau:
Vp*Ap= Vg*Vp
ApVg=Vp* ( / sec)
9 Áp lực ép
Áp lực ép (Pm) là áp lực tác động vào nhôm lỏng bên trong Cavity Giữa áp lực ép và máy có mối quan hệ như sau:
Hình 6: Hệ thống ép
Trang 32Mối quan hệ đó là : Ap Pm = As Ps = Ab Pa
Theo đó, áp lực đúc sẽ được tính bằng công thức sau:
Pm
/ (kg/cm2)
Ở đây, nếu biết trước tỷ lệ giữa diện tích xy lanh tăng áp và diện tích chày ép thì sẽ thuận tiện hơn rất nhiều
Nếu coi Ab/Ap = K thì Pm = K Pa
Áp lực đúc ở máy này nếu biết trước tỷ lệ giữa diện tích của tip và diện tích xylanh tăng áp thì sẽ rất thuận tiện
Trang 33
II NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ HỆ THỐNG LÀM MÁT
1 Sơ đồ hệ thống làm nguội hoàn chỉnh
Hình 1: Sơ đồ hệ thống làm mát
2 Những điều cần lưu ý khi thiết kế hệ thống làm mát
- Làm nguội đồng đều sản phẩm, do đó cần chú ý đến làm nguội những phần dày nhất sản phẩm
Trang 34Hình 2: Bố trí kênh nguội làm nguội đều sản phẩm -Khoảng cách nhỏ nhất từ kênh nguội đến bề mặt chi tiết là 0.75 inch -Đường kính kênh nguội từ 10-12(mm) và không đổi trên toàn bộ chiều dài kênh
-Nên chia kênh nguội thành nhiều vòng làm nguội, không lên thiết kế kênh nguội quá dài
-Kênh nguội phải được khoan có độ nhám tạo dòng chảy rối bên trong kênh Dòng chảy rối sẽ trao đổi nhiệt tốt hơn dòng chảy tầng (3-5) lần
Trang 35
3 Các chi tiết khuôn cần làm nguội
- Chày khuôn và cối khuôn:
- Chốt hay lõi khuôn có kích thước nhỏ
Trang 36
Hình 1: Tách khuôn Quy trình mô phỏng đúc áp lực phải thực hiện qua hai giai đoạn :
Giai đoạn 1: tiến hành mô phỏng 10 chu kỳ đầu tiên để lấy trạng thái ổn định nhiệt của khuôn, nếu trạng thái nhiệt của khuôn chưa ổn định có thể tăng số chu kỳ lên đến khi trạng thái nhiệt của khuôn đạt trạng thái ổn định
Trang 37Giai đoạn 2: Sau khi có trang thái nhiệt ổn định của khuôn ta sử dụng nó như điều kiện nhiệt độ ban đầu của khuôn để tiến hành mô phỏng trạng thái nhiệt trong một chu kỳ đúc áp lực
2 Mô hình FEM phân tích
Tiến hành import mô hình vào ProCast rồi tiến hành chia lưới Đặc điểm chia lưới của ProCast là ProCast đầu tiên chia lưới surface sau đó mới tiến hành chia lưới thể tích
- Tiến hành chia lưới Surface
Vào mục length chọn độ dài của lưới muốn chia rồi vào Gernerate
surface mesh để tiến hành chia lưới bề mặt:
Hình 2: Chia lưới
Trang 38Mô hình khuôn sau khi Surface mesh:
Hình 3 Sau khi chia lưới bề mặt Chú ý: khi mô hình có cạnh hoặc gờ có kích thước nhỏ nhất là a, thì kích thước lưới không được vượt quá a
-Tiến hành chia lưới thể tích
Sau khi chia lưới surface xong ta tiến hành chia lưới thể tích Vào mục Test mesh chọn Generate Test mesh:
Trang 39Sau khi chọn Generate Test mesh ProCast tiến hành chia lưới thể tích
Mô hình sau khi chia lưới thể tích:
Hình 4: Hình sau khi chia lưới thể tích Đến đây ta hoàn thành việc chia lưới trong ProCast thoát Mesh Cast Bây giờ ta vào modul PreCast tiến hành thủ tục mô phỏng quá trình đúc áp lực
Trang 40
3 Quy trình mô phỏng tìm trạng thái nhiệt ổn định của khuôn -Khai báo thông số mô phỏng trong PreCast
Mô hình khuôn trong PreCast :
Hình 5: Mô hình mô phỏng trong ProCAST