1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án ngữ văn 10 cơ bản HKII

103 507 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 286,98 KB

Nội dung

Dặn dò: Làm bài tập sgk + sách bài tập Ngữ văn A.Mục tiêu bài học: 1.Kiến thức: Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi - một nhân vật lịch sử, một dan

Trang 1

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

1 Kiến thức: - Cảm nhận được nội dung yêu nước và tư tưởng nhân văn của bài Phú sông Bạch Đằng Nội

dung yêu nước thể hiện ở niềm tự hào về chiến công lịch sử và chiến công thời Trần trên dòng sông Bạch Đằng Tư tưởng nhân văn thể hiện qua việc đề cao vai trò, vị trí, đức độ của con người đây là nhân tố quyết định đối với sự nghiệp cứu nước

- Thấy được những đặc trưng cơ bản của thể phú về các mặt kết cấu, hình tượng nghệ thuật, lời văn, từ đóbiết phân tích một bài phú cụ thể

2 Kĩ năng: Đọc- hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại

3.Thái độ: Bồi dưỡng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, ý thứ trân trọng những địa danh lịch sử, những

danh nhân lịch sử

B Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, sách giáo viên; Thiết kế bài học, bảng phụ

C Phương pháp cơ bản: Nêu vấn đề, kết hợp thảo luận, trả lời câu hỏi.

HĐ1: Tìm hiểu khái quát

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

(?) Tóm tắt: Tác giả? Thể phú?

? Hoàn cảnh viết bài phú?

? Xác định bố cục bài phú?

2 HS nhận nhiệm vụ, làm việc cá nhân

3 Cá nhân báo cáo kết quả

- Là môn khách của Trần Hưng Đạo

- Tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, sinh thời đượcvua Trần và nhân dân kính trọng

2 Văn bản:

* Thể loại: phú: là thể loại của Trung Quốc – văn vần hoặcvăn xuôi Nội dung: Tả cảnh vật, phong tục, sự việc,chuyển dời

- Có 2 loại: + Phú cổ thể: văn xuôi có vần+ Phú Đường luật có vần, đối luật chặt chẽ

* Đoạn trích học: Thuộc loại phú cổ thể

* Viết trong một chuyến du ngoạn của tác giả đến sôngBạch Đằng, khoảng 50 năm sau chiến thắng Bạch Đằng

Trang 2

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

HĐ2: Đọc hiểu chi tiết

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Nhóm 1: (?) Nhân vật khách, được giới

thiệu như thế nào?

(?) Những địa danh “khách” đã đến có ý

nghĩa gì?

(?) Cảm xúc của nhân vật “khách” trước

sông Bạch Đằng

* Nhóm 2,3: (?) Nhân vật các bô lão có

vai trò như thế nào?

(?) Trận đánh xưa được kể lại như thế

nào? Nêu những sự việc chính?

(?) Nghệ thuật?

* Nhóm 4: Lời bình luận của “khách” và

“bô lão” có ý nghĩa gì?

2 HS nhận nhiệm vụ, làm việc nhóm

3 Đại diện nhóm báo cáo kết quả

- Nhóm khác nghe, bổ sung

4 GV NX, chốt

III Đọc hiểu chi tiết:

1 Đoạn 1: - Nhân vật khách: + Có thể là tác giả

+ Có thể tác giả sáng tạo

- Là người dạo chơi đến những địa danh lừng lẫy:

+ Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, TamNgô, Bách Việt, Đầm Vân Mông … → Đây là những địadanh nổi tiếng của Trung Quốc, tác giả biết qua sách vở

=> Những chuyến đi tưởng tượng thể hiện “ Tráng chíbốn phương” của nhân vật

+ Những điạ danh: Đại Than, Đông Triều, Sông Bạch Đằng-> địa danh đất Việt, có tính l/s => chuyến đi thực (thực tại)

- Cảm xúc trước sông Bạch Đằng

+ Cảm nhận được cảnh đẹp: Hùng Vĩ, hoành tráng nhưngcũng ảm đạm, đìu hiu → là dấu tích chiến tranh xưa.+ Tâm trạng t/g: vui, tự hào, buồn đau, nối tiếc trước dấuvết còn lại của một thời oanh liệt (Biểu hiện : lòng yêunước)

2 Đoạn 2:

- Nhân vật bô lão: Người địa phương, hiếu khách, tôn kính,nhiệt tình - Có vai trò kể chuyện, tái hiện trận đánh xưa:+ Khí thế quân sĩ, trang bị tập trung cho 1 trận đánh có tínhquyết định

+ Trận đánh diễn ra gay go ác liệt (nhật nguyệt mờ, bầutrời sắp đổi) -> Kết quả: chính nghĩa chiến thắng, kể thùthất bại thảm hại

+ Nguyên nhân chiến thắng: - thiên thời ( Trời chiềungười) - Địa lợi (Đất hiểm) - Nhân hoà (có nhân tài)

- Trận đánh xưa được kể: vắn tắt sinh động nghệ thuật sosánh, liên tưởng, khoa trương, phóng đại Câu văn dài ngắnkhác nhau phù hợp diễn biến trận đánh và tâm trạng

3 Đoạn 3:

+ Lời bô lão:Tuyên ngôn về chân lý: bất nghĩa tiêu vong.Anh hùng lưu danh muôn thủa→ đây là một tất yếu, nóvĩnh viễn như qui luật tự nhiên

+ Lời “khách”: - Ca ngợi sự anh minh của 2 thánh quân(Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông) cũng như ca ngợichiến tích của con người lịch sử

- Khẳng định chân lý: Trong mối quan hệ: điạ binh nhânkiện thì nhận kiệt là yếu tố quyết định

Hoạt động 4: Tổng kết

1 GV chuyển giao nhiệm vụ

? Khái quát giá trị ND, NT bài cáo

Trang 3

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

4 Củng cố: Sử dụng hoạt động 4, hướng dẫn làm bài tập sgk.

5 Dặn dò: Làm bài tập sgk + sách bài tập Ngữ văn

A.Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Nắm được những nét chính về cuộc đời và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi - một nhân vật

lịch sử, một danh nhân văn hóa thế giới và những vị trí của ông trong lịch sử văn học dân tộc: Nhà văn chínhluận kiệt xuất, người khai sáng thơ ca Tiếng Việt

- Qua bài Cáo, hiểu được bản anh hùng ca tổng kết cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược gian khổ

mà hào hùng của quân dân Đại Việt Thấy được đây là bản tuyên ngôn độc lập sáng chói tư tưởng nhânnghĩa, yêu nước và khát vọng hòa bình Nghệ thuật mang đậm chất sử thi,lí lẽ chặt chẽ đanh thép, chứng cứgiàu sức thuyết phục

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc – hiểu tác gia văn học Phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại.

3.Thái độ: Giáo dục, bồi dưỡng ý thức dân tộc, yêu quí di sản văn hoá của cha ông.

4 Năng lực cần hướng tới:

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo;năng lực đọc – hiểu một văn bản nghị luận về một hiện tượng đời sống

- Năng lực chung: thu thập kiến thức xã hội có liên quan; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo;năng lực sử dụng, giao tiếp bằng tiếng Việt

B- Hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học:

1 Hình thức: Trên lớp

2 Phương pháp: nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm

3 Kĩ thuật dạy học: giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp, sơ đồ tư duy

C Chuẩn bị của GV và HS:

1 GV: Sgk, sgv; giáo án; tài liệu tham khảo khác có liên quan, tư liệu, hình ảnh về t/g, tác phẩm

2 HS: Tìm hiểu các vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên; chuẩn bị nội dung bài học.

D- Thiết kế các hoạt động dạy học

I Tổ chức

10A5

II Bài cũ: Đọc thuộc lòng 1 đoạn bài Phú sông Bạch Đằng ? Giá trị nhân văn của bài phú?

III Bài mới:

1 Hoạt động khởi động

GV sử dụng kĩ thuật “tia chớp”, hỏi HS: Em nhớ gì về nhà thơ Nguyễn Trãi ? Hãy kể tên các tác phẩm của Nguyễn Trãi mà em đã học trong CTNV THCS Đọc thuộc lòng 1 đoạn mà em còn nhớ -> Nghe, đánh giá kết quả của h/s -> nói chậm: Đầu TK XV, trên bầu trời Đại Việt tỏa sáng rạng ngời 1 ngôi sao – đại

anh hùng DT, danh nhân văn hóa thế giới, con người đẹp nhất và oan khuất nhất: Ức Trai Nguyễn Trãi

Chương trình Ngữ văn THCS đã giúp các em phần nào nắm được về ông qua 2 đoạn trích Bài ca Côn Sơn

và Nước Đại Việt ta CTNVTHPT sẽ tiếp tục giúp các em mở rộng và đi sâu hơn về tác gia văn học vĩ đại này ở 2 khía cạnh: cuộc đời, sự nghiệp và tác phẩm Bình Ngô đại cáo

2 Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Hoạt động 1:

Tìm hiểu cuộc đời Nguyễn Trãi.

PHẦN I: TÁC GIẢ NGUYỄN TRÃI

I Cuộc đời

Trang 4

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

(?) Hãy nêu điều còn ghi nhớ được hoặc

đã biết về cuộc đời Nguyễn Trãi?

2 HS nhận nhiệm vụ, làm việc cá nhân

3 Báo cáo kết quả cá nhân

4 GV nghe, NX, chốt

- Quê: Chí Linh, Hải Dương

- Cha: Nguyễn Phi Khanh

- Mẹ: Trần Thị Thái (Con quan tư đồ Trần Nguyên Đán)

- Sớm mồ côi cha mẹ Học giỏi: Hai cha con dùng đỗ Tháihọc sinh (tiến sĩ) cùng làm quan dưới triều Hồ

- 1407: Giặc Minh cướp nước ta Nguyễn Phi Khanh bị bắt.Nghe lời cha sau khi thoát khỏi tay giặc, Nguyễn Trãi lậpchí rửa nhục nước, trả thù nhà → cùng Lê Lợi vào Lam Sơn(Thanh Hoá) khởi nghĩa

- Kháng chiến chống Minh toàn thắng → Nguyễn Trãi về ở

ẩn tại Côn Sơn

- 1440: Lại được mời ra giúp nước

- 1442: Vụ án Lê Chi Viên xảy ra → bị vu hãm hại vua →

bị tru di tam tộc

- 1464: được Lê Thánh Tôn minh oan

- 1980: Được Unesco công nhận danh nhân VHTG

=> Nguyễn Trãi là 1 đại anh hùng dân tộc, văn võ song toàncũng là con người phải chịu oan khiên thảm khốc

Hoạt động 2:

Tìm hiểu sự nghiệp thơ văn

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

(?) Kể tên những tác phẩm của Nguyễn

Trãi thuộc các thể loại mà em biết ?

(?) Nội dung chính? Nghệ thuật đặc

sắc? ? Nhận xét chung về sự nghiệp thơ

văn của ông ?

+ Địa lý: Dư địa chí (Hán) + Thơ ca: Ức Trai thi tập (Hán); Quốc âm thi tập (Nôm)

2 Nguyễn Trãi – Nhà thơ chính luận kiệt xuất

+ Tác phẩm: Quân Trung từ mệnh tập; Bình Ngô đại cáo

+ Nội dung chính: tư tưởng nhân nghĩa, yêu nước, thươngdân

+ Nghệ thuật: có bút pháp thích hợp, xác định đối tượng,mục đích sáng tác, kết cấu chặt chẽ lập luận sắc bén → đạtđến mẫu mực

=> Nhà văn chính luận xuất sắc nhất trong lịch sử văn họcTrung đại Việt Nam

3 Nguyễn Trãi – Nhà thơ trữ tình sâu sắc.

+ Tác phẩm: Ức Trai thi tập (Hán); Quốc âm thi tập (Nôm)

+ Nội dung: Bộc lộc vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Trãi (vừa làngừời anh hùng vừa là con người bình thường)

- Bộc lộ ý tưởng nhân nghĩa tiến bộ: Yêu nước, thương dân,

vì dân - Phẩm chất cao quí (cứng cỏi, trong trắng thanhcao như Tùng – Mai- Trúc) - Đau buồn trước đời đen bạc,

mơ ước cuộc sống thanh bình, no ấm, dân giàu, nước mạnh

- Đề cao tình cảm con người (Cha con, gia đình, bè bạn,vua tôi) - Yêu thiên nhiên tha thiết

+ Nghệ thuật: sử dụng từ ngữ thuần Việt, vận dụng thànhcông tục ngữ, ca dao, lời an tiếng nói nhân dân

=> Là tác giả xuất sắc ở nhiều thể loại văn học cả Hán,

Trang 5

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

Hoạt động 3: Tiểu kết

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

? Em có đánh giá ntn về cuộc đời và sự

nghiệp nhà thơ Nguyễn Trãi ?

2 HS nhận nhiệm vụ, làm việc cá nhân

3 Báo cáo kết quả cá nhân

Tìm hiểu khái quát tác phẩm

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

(?) Em hiểu thế nào là thể cáo?

? Thử giải thích ý nghĩa nhan đề?

2 HS nhận nhiệm vụ, làm việc cặp đôi

3 Đại diện cặp báo cáo kết quả

- Cặp khác nghe, bổ sung

4 GV NX, chốt

PHẦN II: TÁC PHẨM “ ĐẠI CÁO BÌNH NGÔ”

I Tìm hiểu khái quát

1 Thể loại:

- Thể cáo: thể văn nghị luận có nguồn gốc từ Trung Quốcđược vua chúa dùng trình bày tuyên ngôn cho sự kiện trong

sự nghiệp

2 Bài Đại cáo Bình Ngô:

- Là bài cáo duy nhất trong lịch sử Việt Nam

- Đại Cáo: Bài cáo lớn mang tính chất quốc gia trọng đại

- Bình: Dẹp yên, ổn định

- Ngô: Chỉ giặc Minh (vua Minh ở đất Ngô - Nam Trường

Giang thời Tam Quốc) cũng chỉ chung giặc phương Bắcxâm lược chiếm đất Việt → nhân dân căm hờn, khinh bỉ

* Bố cục: Chia làm 4 đoạn

(1) Từ đầu → còn ghi: khẳng định tư tưởng nhân nghĩa

và chân lý độc lập của dân tộc

(2) Tiếp → chịu được → tội ác giặc Minh (3) Tiếp → chưa thấy xưa nay: diễn biến của cuộc

chiến chống Minh(4) Còn lại: Tuyên bố thắng lợi, bài học lịch sử

Hoạt động 5: Hướng dẫn đọc hiểu VB

(Đọc hiểu đoạn 1)

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

(?) Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi

là gì ? Có tiến bộ gì?

(?) Tác giả đã đưa ra dẫn chứng nào để

chứng minh quyền độc lập của dân tộc?

(?) So sánh với bài thơ của Lý Thường

Kiệt có gì khác?

2 HS nhận nhiệm vụ, làm việc cặp đôi

3 Đại diện cặp báo cáo kết quả

- Cặp khác nghe, bổ sung

4 GV NX, chốt

- GV: nói đến đôi chút về nhân nghĩa trong

đạo Nho: lòng thương người mối quan hệ

tốt đẹp Người - Người

II Đọc hiểu chi tiết văn bản

1 Đoạn 1:

* Tư tưởng nhân nghĩa:

- Nhân nghĩa = yên dân = trừ bạo( cũng có ý nghĩa chống xâm lược)

→ Nguyễn Trãi đã xuất phát từ thực tiễn đất nước mà chắtlọc, phát triển tư tưởng nhân nghĩa theo hướng tích cực mớimẻ: Nhân nghĩa là chống xâm lược để cứu dân, chống xâmlược là nhân nghĩa

=> Vậy: cuộc đời của dân tộc là chính nghĩa

* Chân lý độc lập của dân tộc:

- Tác giả đưa ra những yếu tố căn bản để xác định độc lậpchủ quyền của dân tộc

+ Cương vực, lãnh thổ: núi sông bờ cõi đã chia+ Phong tục: Bắc Nam khác

+ Nền văn hoá: đã lâu+ Lịch sử: các triều: Triệu – Đinh – Lý - Trần sánh cùngHán - Đường - Tống – Nguyên

+ Con người: Hào kiệt

→ Cơ sở độc lập: là lịch sử - văn hoá – con người (thực

Trang 6

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

Đọc hiểu chi tiết đoạn 2

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

(?) Tác giả đã tố cáo âm mưu, tội ác nào

của giặc Minh?

Tìm hiểu chi tiết đoạn 3

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

(?) Cuộc kháng chiến chống Minh trải qua

mấy giai đoạn?

- Yêu cầu đọc từ đầu → địch nhiều

(?) Tác giả khắc hoạ hình ảnh nào? Khắc

hoạ những khía cạnh nào?

(?) Qua hình ảnh vị chủ tướng ta thấy

được điều gì?

(?) Nguyễn Trãi đã đánh giá đúng đặc

điểm gì của khởi nghĩa Lam Sơn?

2 HS nhận nhiệm vụ, làm việc nhóm

3 Đại diện nhóm báo cáo kết quả

- Nhóm khác nghe, bổ sung

4 GV NX, chốt

1 GV tiếp tục chuyển giao nhiệm vụ học

tập: - Y/c hs đọc tiếp → xưa nay

- Tán sát người vô tội (dân đen, con đỏ)

- Bóc lột dã man - Phu phen tạp dịch

- Vơ vét của cải → Đẩy nhân dân đến chỗ khốn cùng

- Tàn hại môi trường sống (côn trùng cây cỏ)+ Nghệ thuật: - Dùng hình tượng để diễn tả tội ác man rợ

(Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn, Vùi con đỏ, Thằng há miệng đứa nhe răng….)

- Lấy cái vô hạn, vô cùng để diễn tả (Trúc Nam Sơn, Nước Đông Hải)

- Lời văn đanh thép, thống thiết

- Câu hỏi tu từ có tính chất khẳng định

=> Đây là bản cáo trạng về tội ác, mang dáng dấp mộttuyên ngôn nhân quyền thời đại

3 Đoạn 3: Tái hiện cuộc k/c chống Mình qua 2 giai đoạn:

* Giai đoạn đầu:

- Chủ yếu khắc hoạ hình tượng chủ tướng Lê Lợi+ Nguồn gốc - xuất thân: Núi Lam Sơn, chốn hoang dã

+ Xưng hô: Ta → khiêm nhường

=> Con người bình thường

+ Căm thù giặc sâu sắc: Thề không cùng sống.

+ Ý chí hoài bão: cứu nước

+ Nỗi lòng vì đất nước: Đau lòng nhức óc, nếm mật nằm gai, quên ăn, trằn trọc, mộng mị

=> P/chất, vẻ đẹp cao cả của người a/h + Nỗi băn khoăn: Ta: Vừa dấy nghĩa: lực lượng tốt, thiếunhân tài, thiếu vật chất / Kẻ thù: Mạnh

=> Qua nỗi băn khoăn của vị chủ tướng ta thấy được nhữngkhó khăn gian khổ trong buổi đầu khởi nghĩa

+ Thế vượt khó: - Nhân dân 4 cõi = một nhà Tướng sĩ: 1 lòng phụ tử → sự đoàn kết nhất trí

- Chiến lược, chiến thuật đúng đắn: yếu chống mạnh, ít địchnhiều => Nguyễn Trãi đã nêu bật tính chất nhân dân, tínhchất toàn dân (nhất là dân nghèo) trong cuộc khởi nghĩaLam Sơn

* Giai đoạn sau: Phản công và chiến thắng

- Bức tranh toàn cảnh về k/n Lam SơnTa: + Sức mạnh lớn lao được so sánh với sự kỳ vĩ rộnglớn của TN

+ Chiến thắng vang dội, liên tiếp rung chuyển đất trời

Kẻ thù: - Thất bại thảm hại, nhục nhã

- Lính: chết thê thảm

- Tướng: tham sống, sợ chết, hèn nhát

Trang 7

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

- Nhịp điệu, âm thanh

Tìm hiểu chi tiết đoạn 4

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- yêu cầu đọc diễn cảm

(?) Nguyễn Trãi tuyên bố điều gì ? Qua lời

tuyên bố còn toát lên cảm hứng gì?

2 HS nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cá nhân

3 Báo cáo kết quả cá nhân

4 GV NX, chốt

+ Nhịp điệu:nhanh mạnh,gấp gáp,dồn dập+ Âm thanh: hào hùng

+ Hình tượng: kì vĩ gắn với thiên nhiên vũ trụ (gió, sấm,chớp, nước sông, đá núi…)

+ Từ ngữ: động từ mạnh + tính từ chỉ mức độ tối đa→ ấntượng dữ dội, sự đối lập

+ Câu văn: dài ngắn biến hoá linh hoạt+ Thủ pháp nghệ thuật khác: Tương phản, liệt kê, khoatrương phóng đại được khai thác triệt để

- Công lao tổ tiên

- Quy luật vận động của thế giới

=> Cùng là nguyên nhân chiến thắng, bài học lịch sử

Hoạt động 6: Tổng kết

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

? Khái quát giá trị ND, NT bài cáo ?

- Yêu cầu đọc ghi nhớ

2 HS nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cá nhân

3 Báo cáo kết quả cá nhân

4 GV NX, chốt

III Tổng kết

( Ghi nhớ sgk)

3 Hoạt động luyện tập

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Câu 1: Lập bảng liệt kê, phân loại các tác phẩm của Nguyễn Trãi ?

Câu 2: Có thể tổng kết như thế nào về con người và sự nghiệp văn học của Nguyễn Trãi ?

Câu 3: So sánh đoạn mở đầu bài Cáo với bài Nam quốc sơn hà (Lí Thường Kiệt) để thấy rõ sự mở rộng vàphát triển của tư tưởng Nguyễn Trãi ?

Câu 4: Lập sơ đồ kết cấu chính luận của bài cáo ?

* HS nhận nhiệm vụ -> thảo luận nhóm (4 nhóm), sử dụng kĩ thuật “khăn phủ bàn”.

* Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận, nhóm khác theo dõi, bổ sung.

* GV nghe, NX, gợi ý đáp án:

Câu 1: Bảng liệt kê, phân loại các tác phẩm của Nguyễn Trãi:

Chính trị - lịch sử Đại cáo bình Ngô

Quân sự - ngoại giao Quân trung từ mệnh tập

Lịch sử - Văn bia Vĩnh Lăng

- Băng Hồ di sự lục

- Lam Sơn thực lục

Câu 2:

- Về con người: N.Trãi là đại AHDT, văn võ toàn tài, danh nhân VHTG; nhưng cũng là người chịu oan khiênthảm khốc hiếm có trong LSVN

Trang 8

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

- Về sự nghiệp: N.Trãi là 1 hiện tượng thiên tài, kết tinh truyền thống văn học Lí – Trần, mở đường cho cả 1giai đoạn phát triển mới; là người hội tụ 2 nguồn cảm hứng lớn của VHDT: yêu nước – nhân đạo; nhânnghĩa yên dân – trừ bạo; là nhà chính luận kiệt xuất; nhà thơ trữ tình sâu sắc, người mở đường cho sự pháttriển thơ VN viết bằng tiếng Việt – chữ Nôm

vực (yếu tố địa lí) Sông núi nước Nam Đất đai bờ cõi đã chia

Lịch sử, văn hóa, con

người Phong tục khác, nhiều triều đạiđộc lập với các triều đại

phương Bắc; hào kiệt đời nàocũng có

Soi sáng vào thực tiễn

Kẻ thù phi nghĩa(tố cáo tội ác giặc Minh)

Đại Việt chính nghĩa(ca ngợi cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

và anh hùng Lê Lợi)

Kết luận

Chính nghĩa chiến thắng(đất nước độc lập, tương lai huy hoàng)

Bài học lịch sử

4 Hoạt động vận dụng

- Vẽ sơ đồ tư duy bài học (có thể hoàn thiện theo nhóm – làm ở nhà)

5 Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Tìm đọc tham khảo 1 số bài, đoạn văn, thơ viết về Nguyễn Trãi; về tác phẩm

- Đọc thuộc lòng đoạn cáo yêu thích

IV KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG

1 Củng cố: Nhấn mạnh và hệ thống nội dung bài học

2 Dặn dò: Học bài Hoàn thành sơ đồ tư duy Chuẩn bị bài mới

KÝ XÁC NHẬN GIÁO ÁN

Ngày 26 tháng 12 năm 2016

Tổ trưởng

Trang 9

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

Nguyễn Thị Thu Hà

Tiết 59

S: 26/12/2016 Làm văn

TÍNH CHUẨN XÁC, HẤP DẪN CỦA VĂN BẢN THUYẾT MINH

A Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Nắm được những kiến thức cơ bản về tính chuẩn xác và tính hấp dẫn của văn bản thuyết minh;

một số biện pháp đảm bảo sự chuẩn xác và hấp dẫn của văn bản thuyết minh

2 Kĩ năng: Nhận diện về các biểu hiện của tính chuẩn xác, hấp dẫn của văn bản thuyết minh qua các ví dụ.

Bước đầu vận dụng những kiến thức đã học để viết những văn bản thuyết minh có tính chuẩn xác và hấpdẫn

3 Thái độ: Xử lí tốt các thông tin để viết văn bản thuyết minh đảm bảo tính chuẩn xác, hấp dẫn Lựa chọn

và tạo lập văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng đảm bảo tính chuẩn xác, hấp dẫn

B Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, sách giáo viên; Thiết kế bài học; Giáo án

C Phương pháp cơ bản: Nêu vấn đề; Giao nhiệm vụ; Thảo luận nhóm; GQVĐ

HĐ1: Tìm hiểu tính chuẩn xác trong văn

bản thuyết minh

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Yêu cầu đọc sgk (mục I1)

(?) Vì sao văn bản thuyết minh cần chuẩn

xác? Để đạt được sự chuẩn xác cần chú ý

điểm gì?

2 HS nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cá nhân

3 Báo cáo kết quả cá nhân

4 GV nghe, NX, chốt

I Tính chuẩn xác trong văn bản thuyết

1 Tính chuẩn xác và một số biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác của văn bản thuyết minh:

+ Tính chuẩn xác:

- Là yêu cầu đầu tiên và quan trọng nhất vì: văn bảnthuyết minh có mục đích: cung cấp tri thức về sự vật,hiện tượng → nếu tri thức đó không chuẩn xác, việcthuyết minh sẽ không có ý nghĩa

+ Biện pháp đảm bảo tính chuẩn xác

- Tìm hiểu thấu đáo trước khi viết

- Thu thập đầy đủ tài liệu tham khảo có giá trị

- Cập nhật thông tin mới

2 Luyện tập

a Chưa chuẩn xác:

Vì: - Ngữ văn 10 không chỉ có VHDG

- VHDG Ngữ văn 10 không chỉ có ca dao, tục ngữ

- Ngữ văn 10 không chỉ có câu đố

b Chưa chuẩn xác: Thiên cổ hùng văn: Áng văn của

nghìn đời, không phải ra đời cách đây 1000 năm

c Không được Vì nó không nói đến sự nghiệp thơ

Nguyễn Bỉnh Khiêm

Trang 10

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

=> Vậy: một văn bản thuyết minh chuẩn xác cần đápứng yêu cầu:

- Có tính khách quan

- Có tính khoa học

- Đáng tin cậy

Hoạt động 2: Tìm hiểu tính hấp dẫn của

văn bản thuyết minh

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Yêu cầu đọc II 1

(?) Vì sao văn bản thuyết minh cần hấp dẫn?

(?) Kể tên các biện pháp tạo tính hấp dẫn?

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập sgk

2 HS nhận nhiệm vụ, làm việc cặp đôi

3 Đại diện cặp báo cáo kết quả

- Văn bản thuyết minh cần hấp dẫn để thu hút sự chú

ý, đón nhận của người đọc, người nghe

(1) - “ Nếu bị tước đi … hãm”

→ Là một luận điểm khái quát

- Từ ví dụ: tác giả đưa ra chi tiết cụ thể (…) làm sáng

tỏ luận điểm → luận điểm khái quát trở nên cụ thể, dễhiểu → hấp dẫn, sinh động

(2) Việc nói về những sự tích, truyền thuyết hồ Ba Vìlàm thắng cảnh trở nên ký thú hơn → bài thuyết minhhấp dẫn hơn

Hoạt động 3: Tổng kết

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

? Vì sao VBTM lại cần sự chuẩn xác và hấp

dẫn ? -> Yêu cầu học sinh đọc ghi nhớ sgk (2

học sinh)

2 HS nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cá nhân

3 Báo cáo kết quả cá nhân

4 GV nghe, NX, chốt

III Tổng kết

( Ghi nhớ sgk)

Hoạt động 4: Luyện tập

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập sgk

Đoạn văn của Vũ Bằng sinh động, hấp dẫn vì:

- Sử dụng các kiểu câu: Đơn, ghép, nghi vấn, cảm thán,khẳng định

- Từ ngữ giàu hình tượng, giàu liên tưởng “Bó hànhxanh … mạ”

- Bộc lộ trực tiếp cảm xúc: Trông mà thèm quá có ailại … được

4 Củng cố: Khái quát nội dung bài học

5 Dặn dò: Làm bài tập Ngữ văn Chuẩn bị “ Tựa trích diễn thi tập”

Trang 11

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

1 Kiến thức:Hiểu được niềm tự hào sâu sắc và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương trong việc bảo tồn di sản văn hoá

của tiền nhân Cách lập luận chặt chẽ kết hợp với tính biểu cảm

2 Kĩ năng: Rèn kĩ năng lập luận chặt chẽ để thể hiện quan điểm của người viết một cách thuyêt phục

3 Thái độ: Có thái độ trân trọng và yêu quí di sản

B.Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, sách giáo viên; Thiết kế bài học; Giáo án

C Phương pháp cơ bản: Nêu vấn đề; Giao nhiệm vụ; Thảo luận nhóm; GQVĐ

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Yêu cầu đọc tiểu dẫn

(?) Tóm tắt nét cơ bản về tác giả?

? Thể loại VB ? Giải nghĩa nhan đề?

? Xác định bố cục VB

2 HS nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cá nhân

3 Báo cáo kết quả cá nhân

4 GV nghe, NX, chốt

I Tìm hiểu khái quát

1 Tác giả

- Tiến sĩ Hoàng Đức Lương, trí thức thời Lê

- Là người sưu tầm, soạn sách: Trích diễm thi tập

- Viết bài tựa năm 1947

- ND: nêu quan điểm của người Việt cổ về những vấn đềliên quan đến cuốn sách

3 Nhan đề:

- Tựa: Lời nói đầu / - Diễm: đẹp (hay) / - Thi: thơ

=> Lời mở đầu cuốn sách: Tuyển tập những bài thơ hay ( thực chất đây là bài nghị luận thời cổ)

Trang 12

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

HĐ2: Hướng dẫn đọc thêm

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Chia lớp thành 6 nhóm

- Thảo luận 3 vấn đề:

+ VĐ1: Trong luận điểm 1 tác giả đã đưa

ra những nguyên nhân nào khiến sáng tác

thơ văn của người xưa không được lưu

truyền đầy đủ? Cách lập luận? (Nhóm 1,3)

+ VĐ2: Tác giả đã làm gì để sưu tầm thơ

văn của tiền nhân? Nhận xét giọng kể?

Nghệ thuật? (Nhóm 2,4)

+ VĐ3: Điều gì thôi thúc tác giả làm điều

này? Bài tựa cho thấy vẻ đẹp nào ở con

người Hoàng Đức Lương ? (Nhóm 3,6)

* Nguyên nhân chủ quan:

+ Chỉ có thi nhân (người có học vấn, mới thấy cái hay cáiđẹp của thơ ca)

+ Người có học, người làm quan lại bận việc hoặc khôngquan tâm (mải học thi)

+ Người yêu thích sưu tầm lại không đủ khả năng lực,trình độ, kiên trì

+ Nhà nước không khuyến khích in ấn (chỉ in kinh Phật)

→ Cách lập luận: so sánh, liên tưởng, qui nạp

* Nguyên nhân khách quan:

+ Sức phá huỷ của thời gian với sách vở+ Chiến tranh, hoả hoạn

→ Cách lập luận: dùng hình ảnh và câu hỏi tu từ

- Mở đầu: luận điểm 1 có ý nghĩa: Nhấn mạnh việc sưutầm biên soạn cuốn sách xuất phát từ yêu cầu cấp thiếtcủa thực tế, không chỉ từ sở thích cá nhân và đó là 1 côngviệc khó khăn vất vả nhưng nhất định phải hoàn thành

2 Luận điểm 2:

+ Những việc làm của tác giả để sưu tầm thơ văn của tiềnnhân:

- Nhặt nhạnh ở giấy tàn, rách nát

- Tìm quanh hỏi khắp, thu lượm

- Thu lượm thêm thơ của các vị hiện đang làm quantrong quan triều

- Chọn bài hay, chia xếp = 6 quyển

→ Kiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ

-> Giọng kể giản dị khiêm nhường Yếu tố biểu cảm đượcđưa vào để tăng sự thuyết phục, làm người đọc cảmthông => Điều thôi thúc tác giả

* Bài tựa bộc lộ vẻ đẹp của tác giả

- Niềm tự hào về văn hiến dân tộc

- Ý thức trách nhiệm của tác giả trước di sản văn hoá củacha ông bị thất lạc

- Ý thức được những giá trị to lớn của văn học như tinhthần độc lập, tự chủ, ý thức tự cường

Hoạt động 3: Tổng kết

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

? Khái quát giá trị ND, NT bài Tựa ?

2 HS nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cá nhân

3 Báo cáo kết quả cá nhân

4 GV nghe, NX, chốt

III Tổng kết

( Ghi nhớ sgk)

4 Củng cố: Khái quát lại nét chính

5 Dặn dò: Chuẩn bị bài: Hiền tài là nguyên khi của quốc gia

Trang 13

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

A Mục tiêu bài học:

1 Kiến thức: Hiểu được nội dung và giá trị của một tấm văn bia trong văn miếu quốc tử giám khẳng định

tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia, khắc bia tiến sĩ là việc làm có ý nghĩa

2 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng lập luận

3.Thái độ: Rút ra được những bài học lịch sử quí báu về văn hoá giáo dục cho ngày nay.

B.Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, sách giáo viên; Giáo án; Tư liệu liên quan

C Phương pháp cơ bản: Nêu vấn đề; Giao nhiệm vụ; Thảo luận nhóm; GQVĐ.

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát

1 GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu đọc tiểu dẫn

(?) Tóm tắt nét cơ bản về tác giả? Thể

loại ? Xác định bố cục ?

2 HS nhận nhiệm vụ, làm việc cá nhân

3 Báo cáo kết quả cá nhân

4 GV NX, bổ sung, chốt

I Tìm hiểu khái quát

1 Tác giả: Thân Nhân Trung (1418 – 1499)

- Quê: Bắc Giang Đỗ tiến sĩ 1469, nổi tiếng văn chương,được vua Lê Thánh Tông tin dùng - Là phó nguyên soáitrong tao đàn văn học do Lê Thánh Tông sáng lập

2 Văn bản: Là phần trích từ “ bài ký đề danh tiến sĩ khoa

Nhâm Tuất, niên hiệu Bảo Đại thứ ba” -1484 thời Vua HồngĐức, đặt ở Văn Miếu –Hà Nội

- Bài văn bia này giữ vai trò quan trọng như lời tựa chungcho 82 tấm bia tiến sĩ ở Văn Miếu

3 Thể loại: Nghị luận

- Văn bia là những bài văn khắc trên bia đặt ở chùa chiền,đền miếu, lăng mộ để ghi công tích các bậc danh nhân,anh hùng, hoặc các sự kiện quan trọng, thường được viếtbằng văn xuôi (chữ Hán.)

- Phần 4: Lợi ích của tấm bia

Hoạt động 2: Đọc hiểu chi tiết

1 GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu h/s hoạt động nhóm:

+ N1: Hiểu câu nói “ Hiền tài là nguyên

khí của Quốc Gia” ntn? Các Vua Chúa

anh minh ngày xưa có nhận thức rõ mqh

giữa hiền tài và Quốc gia không?

II Đọc – hiểu văn bản:

HIỀN TÀI LÀ NGUYÊN KHÍ CỦA QUỐC GIA

Thân Nhân Trung

Trang 14

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

+ N2: Theo tác giả, triều đình nhà Lê đã

làm những gì và đang làm gì để thực

hiện chính sách trọng đãi nhân tài?

+ N3: Tác giả đưa lí lẽ dẫn chứng nào

để nói rõ lợi ích của tấm bia? Nhận xét

về lời văn và cách lập luận?

2 HS nhận nhiệm vụ, làm việc nhóm, sử

dụng kĩ thuật “khăn trải bàn”

3 Đại diện nhóm báo cáo kết quả

=> Lập luận chặt chẽ

2 Phần 2+3: Chính sách trọng đãi nhân tài

- Mừng được người tài - Không có việc gì không làm đếnmức cao nhất - Nêu tên ở tháp Nhạn - Ban danh hiệu Long

Hổ - Bày tiệc văn hỉ

=> Từ 1439 nhà nước đặt ra lệ xướng danh, yết bảng, ban

áo mũ, cấp ngựa, đãi yến và vinh qui bái tổ cho nhữngngười đỗ đạt cao để khuyến khích nhân tài, phát triển nềngiáo dục nước nhà

- Nhưng Thánh minh cho là chưa đủ lưu vẻ sáng lâu dài nên

đã dựng đá đề danh đặt ở Hiền quan -> Mục đích trông vào mà phấn chấn hâm mộ, rèn luyệndanh tiết, gắng sức giúp Vua

3 Phần 4: Lợi ích của tấm bia:

- Lí lẽ : + Dựng bia đá sẽ làm cho” Kẻ sĩ chốn trường ốc, lềutranh, phận thật nhỏ mọn mà được triều đình đề cao – tựtrọng tấm thân mà ra sức báo đáp” -> Lí lẽ được thể hiệnbằng câu văn cảm thán có tác dụng gợi cảm xúc rất lớn

- Dẫn chứng: + Có người đỗ đã đem văn học, chính sự ra tôđiểm cho cảnh trị bình- được quốc gia tin dùng

+ Có kẻ vì nhận hối lộ mà hư hỏng, rơi vào hàng ngũ bọngian ác- vì chưa nhìn thấy tấm bia

- Dựng tấm bia có lợi ích: Kẻ ác lấy đó làm răn’ người thiệntheo đó mà gắng

=> Lập luận theo lối qui nạp, dùng nhiều câu cảm thán, nghi

vấn Cách diễn đạt đậm tính dân tộc

Hoạt động 3: Tổng kết

1 GV chuyển giao nhiệm vụ:

(?) Từ nội dung tổng kết, em có suy

nghĩ gì, đề xuất gì với Nhà nước về

chính sách trọng đãi người tài?

2 HS nhận nhiệm vụ, làm việc cá nhân

3 Báo cáo kết quả cá nhân

4 GV NX, bổ sung, chốt

III Tổng kết

- Từ thời Lê, ông cha ta đã có chính sách trọng đãi người tài

như vậy Ngày nay Đảng và Nhà nước ta đang phát huytruyền thống đó của cha ông

 Ghi nhớ / sgk

4 Củng cố: Khái quát lại nét chính Vẽ sơ đồ bài văn bia

5 Dặn dò: Sưu tầm tranh ảnh về văn bia tiến sĩ ở Văn Miếu Chuẩn bị bài: Khái quát lịch sử Tiếng Việt

Trang 15

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

- Nhận thức rõ quá trình phát triển của Tiếng Việt gắn với sự phát triển của dân tộc, của đất nước

2 Kĩ năng: Phối hợp kiến thức cơ bản về lịch sử TV, lịch sử chữ viết của TV với kiến thức tiến trình VHVN

và chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ

3 Thái độ:Ghi nhớ lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh về tiếng Việt - tiếng nói của dân tộc “Tiếng nói là thứ

của cải vô cùng lâu đời và vô cùng quí giá của dân tộc Chúng ta phải giữ gìn nó, làm cho nó phổ biến ngàycàng rộng khắp

B Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, sách giáo viên; Thiết kế bài học + bảng phụ

C Phương pháp cơ bản: Phối hợp: Nêu vấn đề + diễn giảng + Thảo luận + Trả lời câu hỏi

HĐ1: Tìm hiểu TV trong thời kỳ dựng nước.

1 GV chuyển giao nhiệm vụ cho nhóm 1:

(?) Em hiểu thế nào về nguồn gốc Tiếng Việt?

Thế nào là nguồn gốc bản địa?

- Đưa bảng phụ so sánh ngôn ngữ Việt,

Mường, KhMe, Môn và Việt Mường

(?) Yêu cầu học sinh kết luận

2 HS nhận nhiệm vụ, làm việc theo nhóm, sử

dụng bảng phụ

3 Đại diện nhóm 1 báo cáo kết quả

- Nhóm khác nghe, bổ sung

4 GV NX, chốt

I Lịch sử phát triển của Tiếng Việt:

1 Tiếng Việt trong thời kỳ dựng nước

a Nguồn gốc

- Tiếng Việt có nguồn gốc bản địa: Nguồn gốc và tiếntrình phát triển, tồn tại của tiếng Việt gắn bó vớinguồn gốc và tiến trình phát triển của dân tộc Việt

- Tiếng Việt được xđ: có nguồn gốc thuộc họ Ngônngữ Nam Á

b Quan hệ họ hàng: Tiếng Việt thuộc họ Nam ÁDòng: Môn Khơ Me Tiếng: Việt Mường (cổ)

HĐ2: Tìm hiểu TV trong thời kỳ Bắc thuộc

1 GV chuyển giao nhiệm vụ cho nhóm 2:

(?) Sự phát triển của Tiếng Việt trong thời kỳ

Bắc thuộc có điều gì đáng lưu ý?

2 HS nhận nhiệm vụ, làm việc theo nhóm, sử

- Rút gọn: Thừa trần → trần

- Đảo vị trí: Nhiệt náo → náo nhiệt

- Đổi nghĩa (hoặc thu gọn, mở rộng) VD: phương phi(hoa thơm cỏ lạ → béo tốt)

- Dịch nghã: thanh thiên → trời xanh

Hoạt động 3: Tìm hiểu tiếng Việt dưới thời

độc lập tự chủ; thời Pháp thuộc

1 GV chuyển giao nhiệm vụ cho nhóm 3:

(?) Sự phát triển của Tiếng Việt trong thời kỳ

độc lập tự chủ; thời Pháp thuộc có đặc điểm gì

khác biệt ?

3 Tiếng Việt thời kỳ độc lập tự chủ

- Văn tự Hán được chủ động đẩy mạnh → một nềnv/c chữ Hán mang sắc thái Việt Nam hình thành pháttriển

- Trên cơ sở chữ Hán: sáng tạo chữ Hán (….)

4 Tiếng Việt trong thời kỳ Pháp thuộc

Trang 16

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

2 HS nhận nhiệm vụ, làm việc theo nhóm, sử

dụng bảng phụ

3 Đại diện nhóm 3 báo cáo kết quả

- Nhóm khác nghe, bổ sung

4 GV NX, chốt

- Chữ Hán mất địa vị thống trị Tiếng Việt bị chèn ép

- Tiếng Pháp chiếm vị trí độc tôn

- Sự ra đời của chữ Quốc ngữ

- Trong tiếng Việt xuất hiện một số thuật ngữ khoahọc vay mượn tiếng Hán, Pháp, …

Hoạt động 5: Tiếng Việt từ sau cách mạng

tháng 8 tới nay

1 GV chuyển giao nhiệm vụ cho nhóm 4:

(?) Nét đặc điểm của tiếng Việt trong thời kỳ

này? Cách xây dựng thuật ngữ trong T.Việt?

2 HS nhận nhiệm vụ, làm việc theo nhóm, sử

dụng bảng phụ

3 Đại diện nhóm 4 báo cáo kết quả

- Nhóm khác nghe, bổ sung

4 GV NX, chốt

5 Tiếng Việt sau cách mạng tháng 8 tới nay

- Công cuộc xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học

và chuẩn hoá tiếng Việt

- Cách thức xây dựng:

+ Phiên âm thuật ngữ khoa học Phương Tây

+ Vay mượn thuật ngữ khoa học - kỹ thuật qua tiếngTrung Quốc

+ Đặt thuật ngữ thuần Việt

- Sau 2/9/1945 tiếng Việt có vị trí xứng đáng là ngônngữ quốc gia chính thống

Hoạt động 6: Tìm hiểu chữ viết

1 GV chuyển giao nhiệm vụ:

(?) Chữ viết tiếng Việt có lịch sử như thế nào?

(?) Ưu điểm? Hạn chế của chữ quốc ngữ?

2 HS nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cá nhân

3 Báo cáo kết quả cá nhân

4 GV NX, chốt

II Chữ viết

* Lịch sử phát triển: - Chữ viết có từ thời xa xưa (Việtcổ) -> Thời Bắc thuộc: vay mượn chữ Hán Sau dựavào chữ Hán → xây dựng chữ Nôm

- Nửa đầu thế kỷ XVII: xuất hiện chữ quốc ngữ

* Ưu điểm của chữ quốc ngữ:

- Đơn giản về thể hình kết cấu

- Sử dụng chữ cái La Tinh (phổ biến)

- Là chữ ghi âm có sự phù hợp giữa chữ - âm; cáchviết - đọc → chỉ thuộc bảng chữ cái và biết cách ghépvần → đọc tất cả

Hoạt động 7: Tổng kết - Luyện tập

1 GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Khái quát nội dung bài học Theo em, chữ

quốc ngữ có những hạn chế gì?

2 HS nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cá nhân

3 Báo cáo kết quả cá nhân

+ Có nhiểu dấu ghi thanh điệu, khó viết, khó in ấn

5 Dặn dò: Học bài Chuẩn bị bài mới Ngày 02 tháng 01 năm 2017

HƯNG ĐẠO ĐẠI VƯƠNG TRẦN QUỐC TUẤN

(Trích Đại Việt sử kí toàn thư)

Ngô Sĩ Liên

Trang 17

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

1 Kiến thức: - Hiểu, cảm phục và tự hào về tài năng, đức độ lớn của anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn,

đồng thời hiểu được những bài học đạo lí quí báu cùng là bài học làm người mà ông để lại cho đời sau

- Thấy được cái hay, sức hấp dẫn của một tác phẩm lịch sử nhưng đậm chất văn học qua nghệ thuật kểchuyện, khắc hoạ chân dung nhân vật lịch sử của tác giả và cũng hiểu được thế nào là “Văn, sử bất phân”

2.Kĩ năng: - Đọc- hiểu sử kí trung đại

- Đặt đoạn trích trong tương quan với tác phẩm Hịch tướng sĩ và các đoạn sử kí “ Thái sư Trần Thủ Độ”,

“Thái phó Tô Hiến Thành

3 Thái độ: Bồi dưỡng nhân cách cao đẹp cho học sinh.

B Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, sách giáo viên; Thiết kế bài học

C Phương pháp cơ bản: Kết hợp nêu vấn đề + thảo luận + trả lời câu hỏi

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát

1 GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu đọc tiểu dẫn

(?) Tóm tắt nét cơ bản về tác giả? Tác phẩm?

- Hướng dẫn đọc diễn cảm

(?) Xác định bố cục?

2 HS nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cá nhân

3 Báo cáo kết quả cá nhân

4 GV NX, chốt

I Tìm hiểu khái quát

1 Tác giả: - Ngô Sĩ Liên ( ? - ? ) Đỗ Tiến Sĩ: 1442

- Là một nhà sử học nổi danh của nước ta thời trung đạitiếp tục sn làm sử của Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên…

2 Sách “Đại Việt sử ký toàn thư”

- Bộ chính sử lớn của Việt Nam thời trung đại

- Ngô Sĩ Liên vâng lệnh vua Lê Thánh Tông biên soạndựa trên cơ sở:

+ Đại Việt sử kí của Lê Văn Hưu (thời Trần) + Sử ký tục biên của Phan Phu Tiên (Hậu Lê)

3 Đoạn trích: thuộc tập 2, quyển 6

- Bố cục: - Từ đầu → giữ nước vậy: Trần Quốc Túân trả

lời vua về kế hoạch giữ nước

- Tiếp → vào viếng: Các chuyện kể về Trần Quốc Tuấn

- Còn lại: Công lao của Trần Quốc Tuấn

Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc thêm

1 GV chuyển giao nhiệm vụ, yêu cầu h/s

hoạt động nhóm, sử dụng bảng phụ:

- Đọc lại đoạn 1: Lời nói của Trần Quốc Toản

cho thấy điều gì về con người Trần Quốc

Tuấn

- Đọc đoạn 2: Đoạn văn trên kể những câu

chuyện gì? Ý nghĩa gì?

- Đọc đoạn cuối: Đoạn văn kể những công

lao nào của TQT? Danh tiếng? Tóm tắt p/c

nổi bật của TQT?

(?)Nhân vật được khắc hoạ như thế nào?

(?) Cách kể chuyện có gì đặc biệt?

2 HS nhận nhiệm vụ, làm việc theo nhóm

3 Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận

II Hướng dẫn đọc thêm

1 Chân dung của HĐ ĐV Trần Quốc Tuấn

* Lời nói về kế sách dựng nước:

- Tuy thời thế mà có sách lược phù hợp

- Binh pháp chống giặc cần vận dụng linh hoạt

- Điều kiện quan trọng nhất để thắng giặc: Toàn dânđoàn kết

- Phải khoan thủ sức dân (giảm thuế: bớt hìnhphạt,không phiền nhiễu,chăm lo) → Thượng sách

=> Cho thấy: - Một vị tướng tài năng mưu lược

- Một trung quân có ý thức trách nhiệm cao

- Thương dân, biết lo cho dân

* Những câu chuyện về Trần Quốc Tuấn

- Chuyện 1: Với lời cha dặn: “Lấy thiên hạ” → hiếu →

Trang 18

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

- Nhóm khác nghe, bổ sung

4 GV NX, chốt - Chuyện 2: Chữ tướng sĩ: Khi thấy Dã Tượng, Yếtđể trong lòng nhưng không cho là phải → trung

Kiêu trung nghĩa thẳng thắn, cương trực, cảm độngkhóc, khen ngợi

- Chuyện 3: Thử 2 con trai

Trước lời Hưng Vũ Vương → cho là phải (Ngầm)Trước lời Quốc Tảng → nổi giận rút gươm …

=> Cho thấy: - Là người hết lòng trung nghĩa với vuavới nước không mảy may tư lợi

- Có tình cảm chân thành nồng hậu, thẳng thắn, quyếttâm - Nghiêm khắc trong giáo dục con cái

* Công lao và danh tiếng của Trần Quốc Tuấn+ Tiến cử người tài cho đất nước

+ Soạn sách huấn luyện q.sự, binh pháp+ Là chỗ dựa tinh thần cho vua

Danh tiếng: Được ND kính yêu, khâm phục - kẻ thùphải kính sợ Được truy tặng tước lớn

=> Phẩm chất nổi bật:Trung quân ái quốc; Tài năngmưu lược,đức độ

2 NT kể chuyện và khắc hoạ n.vật

+ Khắc hoạ nhân vật: - Trong nhiều mối quan hệ: vớivua, nước: trung nghĩa; Với dân: yêu thương lo lắng;Tướng sĩ: Tận tâm tiến cử; Con cái: Nghiêm khắc; Bảnthân: Khiêm tốn

- Trong tình huống thử thách: > < Trung - hiếu, vua thửlòng

+ Cách kể chuyện: - Ghi chép năm tháng, thời gian cụthể chính xác (t/c biên niên) -> mạch lạc khúc triết, sinhđộng hấp dẫn

Hoạt động 3: Tổng kết

1 GV chuyển giao nhiệm vụ:

? Khái quát nội dung bài học ?

2 HS nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cá nhân

3 Báo cáo kết quả cá nhân

4 GV NX, chốt

III Tổng kết

( Ghi nhớ)

4 Củng cố: Sử dụng câu hỏi cuối

5 Dặn dò: - Chuẩn bị bài đọc thêm: Thái sư Trần Thủ Độ

Trang 19

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

1.Kiến thức:Hướng dẫn đọc hiểu và thấy được cái hay, sức hấp dẫn của lối viết kết hợp sự biên niên và tự sự

của Ngô Sĩ Liên Hiểu được nhân cách chính trực, chí công vô tư biết lắng nghe, khuyến khích cấp dưới giữphép nước của TTĐ, tự hào về truyền thống cha ông

2.Kĩ năng: Tóm tắt sự kiện và đánh giá nhân vật lịch sử một cách đúng đắn.

3 Thái độ: Nhận thức được vẻ đẹp nhân cách của con người luôn trọng nghĩa nước hơn tình nhà.

B Phương tiện dạy học: Sách giáo khoa, sách giáo viên; Thiết kế bài học

C Phương pháp cơ bản : Kết hợp nêu vấn đề + thảo luận + trả lời câu hỏi

Hoạt động 1: Tìm hiểu chung

1 GV chuyển giao nhiệm vụ:

(?) Xác định bố cục văn bản?

2 HS nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cá nhân

3 Báo cáo kết quả cá nhân

Chuyện 3 Chuyện 4

Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc thêm

1 GV chuyển giao nhiệm vụ, yêu cầu h/s

hoạt động nhóm, sử dụng bảng phụ:

- Lập bảng có ô trống Yêu cầu các nhóm

đọc, hoàn thiện nội dung trong bảng

2 HS nhận nhiệm vụ, làm việc theo nhóm

3 Đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận

Cách xử lý của nhân vật trong tình huống

Phẩm chất thể hiện qua tình huống

- Chứng tỏ TTĐ là người phục thiện,công minh, độ lượng, có bản lĩnh

- Ra lệnh bắt tên quânhiệu → nghe kể lại →khen ngợi, ban thưởng

- Chí công vô tư, tôn trọng pháp luật,không thiên vị người thân

Trang 20

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

3 Chức câu

đương - Có người chạychọt nhờ vợ TTĐ

xin hộ chức Câuđương

- Biên họ tên, quê quán

- Tuyên bố chặt mộtngón chân để phân biệtvới người khác (Dạy 1bài học)

- Giữ gìn sự công bằng của phépnước, bài trừ tệ nạn

- Trình bày quan điểmchọn người giỏi nhấtchứ không hậu đãi cảhai → làm rối triều đình

- Luôn đặt công việc lên trên, không

tư lợi bạn bè, kéo cánh

4 Củng cố: Nhấn mạnh nội dung bài học

- Hỏi: Ngô Sĩ Liên đã khắc hoạ thành công tính cách Thái sư Trần Thủ Độ qua phương diện chủ yếu nào?

A Lai lịch B Lời nói

C Hành động D Ngoại hình

Đáp án: C

5 Dặn dò: Chuẩn bị tiếp bài “Phương pháp thuyết minh”

Làm bài tập sgk

Trang 21

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

1 Kiến thức: Nắm được những kiến thức cơ bản về một số phương pháp thuyết minh thường gặp Bước đầu

vận dụng được những kiến thức đã học để viết được văn bản thuyết minh có sức thuyết phục cao

2 Kĩ năng: Nhận diện và phân tích hiệu quả của mỗi phương pháp thuyết minh qua các ví dụ cụ thể.

3 Thái độ:Thấy được việc nắm vững phương pháp thuyết minh là cần thiết không chỉ cho những bài tập làm

văn trước mắt mà còn cho cuộc sống sau này

B Phương tiện dạy học: - Sách giáo khoa, sách giáo viên; - Thiết kế bài học + bảng phụ

C Phương pháp cơ bản: Kết hợp nêu vấn đề + thảo luận + trả lời câu hỏi

HĐ1: Tm hiểu tầm quan trọng của

phương pháp thuyết minh

1 GV chuyển giao nhiệm vụ:

(?) Để viết một bài văn thuyết minh cần

có điều kiện gì?

(?) Phương pháp thuyết minh có vai trò

gì ?

2 HS nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cá nhân

3 Báo cáo kết quả cá nhân

4 GV NX, chốt

I Tầm quan trọng của phương pháp thuyết minh

+ Muốn viết bài văn thuyết minhcần: - Có nhu cầu

- có tri thức

- phương pháp thuyết minh phù hợp+ Phương pháp thuyết minh: là công cụ để phục vụ cho mụcđích thuyết minh và mục đích thuyết minh được hiện thựchoá thành bài văn thông qua các phương pháp thuyết minh

HĐ2: Ôn tập các phương pháp thuyết

minh đã học

1 GV chuyển giao nhiệm vụ:

(?) Kể tên các phương pháp thuyết minh

2 HS nhận nhiệm vụ, làm việc cặp đôi

3 Đại diện cặp đôi báo cáo kết quả

4 GV NX, chốt

II Một số phương pháp thuyết minh

1 Các phương pháp thuyết minh đã học

Trang 22

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

+ Chú thích:

- Mô hình A là B

- Nêu tên gọi khác, cách nhận biết khác

- Mềm dẻo, linh hoạt đa dạng

HĐ3: Yêu cầu với việc sử dụng

phương pháp thuyết minh

1 GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Yêu cầu đọc

(?) Trả lời câu hỏi sgk

2 HS nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cá nhân

3 Báo cáo kết quả cá nhân

2 Ngoài mục đích làm rõ sự vật hiện tượng cần được thuyếtminh còn phải làm cho văn bản thuyết minh có khả nănggây hứng thú và trở nên hấp dẫn đối với người nghe (ngườiđọc)

HĐ4: Luyện tập

1 GV chuyển giao nhiệm vụ:

- Hướng dẫn học sinh làm bài tập

(?) Xác định mục đích của văn bản?

(?) Tìm hiểu các phương pháp thuyết

minh được sử dụng?

2 HS nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cá nhân

3 Báo cáo kết quả cá nhân

- Phương pháp phân loại (câu 4)

- Phương pháp liệt kê ( câu 4, 5, 6)

Trang 23

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

2.Kĩ năng: Đọc tóm tắt một tác phẩm tự sự trung đại Phân tích nhân vật trog truyền kỳ.

3.Thái độ: Tự nhận thức, xác định giá trị chân chính của con người trong cuộc sống và sống có bản lĩnh

cứng cỏi dám đương đầu trước thử thách

4 Năng lực cần hướng tới:

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo;năng lực đọc – hiểu một văn bản nghị luận về một hiện tượng đời sống

- Năng lực chung: thu thập kiến thức xã hội có liên quan; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo;năng lực sử dụng, giao tiếp bằng tiếng Việt

B- Hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học:

1 Hình thức: Trên lớp

2 Phương pháp: nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm

3 Kĩ thuật dạy học: giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp, sơ đồ tư duy

C Chuẩn bị của GV và HS:

1 GV: Sgk, sgv; giáo án; tài liệu tham khảo khác có liên quan, tư liệu, hình ảnh về t/g, tác phẩm

2 HS: Tìm hiểu các vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên; chuẩn bị nội dung bài học.

D- Thiết kế các hoạt động dạy học

I Tổ chức

10A5

II Bài cũ: Sắp xếp 4 sự việc sau theo trình tự đúng:

1 Việc Lình từ Quốc mẫu bị bọn quân hiệu khinh nhờn

2 Việc có người hoặc: Thủ Độ quyền hơn cả vua

3 Việc có người nhờ Quốc mẫu xin cho làm câu đương

4 Việc Thái Tông muốn phong anh Thủ Độ làm tướng

thể hiện chủ đề chính thứ nhất: ca ngợi và cảm thông với những người phụ nữ hiền thục, bất hạnh Hôm nay,chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp chủ đề chính thứ hai trong bộ truyền kì này, đó là ca ngợi những nho sĩ trí thức

Trang 24

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai khẳng khái, chính trực vì nghĩa lớn chống gian tà Điều đó sẽ được minh chứng rõ trong tác phẩm “Chuyện chức phán sự đền Tản Viên”

2 Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

(?)Đọc tiểu dẫn, tóm tắt nét cơ bản về tác

giả? (?) Em hiểu như thế nào về thể loại

truyền kỳ và tác phẩm: truyền kỳ mạn lục

? Xác định bố cục

2 HS nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cá nhân

3 Cá nhân báo cáo kết quả

4 GV nghe, bổ sung:

I Tìm hiểu khái quát

1 Tác giả:

- Nguyễn Dữ (?-?), sống khoảng TK XVII

- Xuất thân gia đình khoa bảng

- Từng đi thi và làm quan, sau về ở ẩn

- Tác phẩm nổi tiếng: Truyên kỳ mạn lục

2 Thể loại truyền kỳ:

- Ảnh hưởng của Trung Quốc (đời Đừờng)

- Là thể văn xuôi tự sự thời trung đại

- Mang đậm yếu tố kỳ ảo, hoang đường nhưng cũngđậm chất hiện thực

3 Truyền kỳ mạn lục

- Viết bằng chức Hán (20 truyện)

- Có giá trị hiện thực + nhân đạo

- Là tuyệt tác của thể loại truyền kỳ (Vũ Khâm Lân:

Thiên cổ kỳ bút)

4 Bố cục:

+ Mở đầu: giới thiệu nhân vật+ Thân truyện: các sự việc: đốt đền bà gắp Thổ Công,gặp Diêm Vương, kết quả đấu tranh)

+ Kết chuyện: - Cuộc gặp gỡ tình cờ

- Lời bình

Hoạt động 2: Đọc hiểu chi tiết

(Nhân vật Tử Văn)

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

(?) Nhân vật Ngô Tử Văn được xây dựng

thông qua những sự việc? Ý nghĩa?

(?) Tóm tắt nội dung sự việc? Ý nghĩa?

(?) Nhận xét nhân vật Ngô Tử Văn

2 HS nhận nhiệm vụ, hoạt động nhóm, mỗi

nhóm thực hiện 1 yêu cầu về sự việc; trình

bày kết quả ra bảng phụ

3 Đại diện nhóm báo cáo kết quả

- Nhóm khác nghe, bổ sung

4 GV NX, chốt

II Đọc hiểu chi tiết

1 Nhân vật Ngô Tử Văn

a Sự việc đốt đền tà:

- Tức giận trước yêu tà tác quái hại dân

- Tắm gôi sạch sẽ, khấn trời châm lửa đốt

- Mọi người lè lưỡi lo sợ- vung tay không cần

- Hồn ma đe doạ ngồi ngất ngưởng tự nhiên-> Tử Văn bộc lộ sự khảng khái, cương trực, muốn vìdân trừ hại, có tinh thần dân tộc, bảo vệ Thổ Thần Việt+ Tự tin, đàng hoàng, quyết liệt, dũng cảm

b Sự việc gặp Thổ Công:

- Được cung cấp chứng cứ để đấu tranh đến cùng-> Càng khẳng định Tử Văn là ngừơi làm việc tốt, đượcđồng tình ủng hộ

c Sự việc gặp Diêm Vương

- Đương nhiên, không sợ cảnh địa ngục

- Một mực kêu oan đòi phán xét minh bạch

- Trình bày cứng cỏi có lý-> Tử Văn thể hiện sự gan dạ, tin vào sự thật chínhnghĩa Quyết tâm đấu tranh cho chân lý lẽ phải, khôngkhuất phục quyền lực

Trang 25

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

- Giải trừ được tai hoạ cho dân, đem lại yên bình cho dân - Được tiến cử vào chức phán sự

Hoạt động 3: Đọc hiểu chi tiết

(Ý nghĩa của truyện)

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

(?) Truyện có ý nghĩa gì?

2 HS nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cá nhân

3 Cá nhân báo cáo kết quả

4 GV nghe, bổ sung:

2 Ý nghĩa của truyện

+ Thể hiện tinh thần dân tộc mạnh mẽ Ca ngợi sự đấutranh triệt để, dũng cảm chống lại cái xấu, cái ác đểđem lại phần thắng cho chính nghĩa

+ Truyện còn có ngụ ý phê phán:

- Phê phán tên tướng giặc xảo quyệt: Lúc sống là giặcxâm lược, khi chết giả mạo Thổ Thần => Bản chất thamlam hung ác không thay đổi

- Phơi bày hiện thực đầy rẫy bất công từ cõi trần đếncõi âm:

+ Kẻ ác được sung sướng; người lương thiện chui oan

ức

+ Thánh thần cũng tham của đút bao che cái ác+ Diêm Vương và các phán quan bị lấp lại, che mắt,công lý không được thực hiện

Hoạt động 4: Tổng kết

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

(?) Theo em truyện có những đặc sắc nào về

nghệ thuật?

+ Gợi ý:

(?) Tìm yếu tố kỳ ảo trong truyện? Vai trò?

(?)Tình tiết và diễn biến Nhận xét cách

+ Yếu tố kỳ ảo dày đặc: Chuyện người; Chuyện thần;

- Thế giới dương gian, địa chủ

- Các nhân vật: Quỉ sứ, thổ công, Diêm Vương

=> Tạo nên sự ly kỳ hấp dẫn+ Xây dựng tình tiết, diễn biến:

- Chi tiết Tử Văn đốt đền → mọi người lo sợ báo hiệudiễn biến khác thường

- Tử Văn thấy khó chịu → sôt → thấy: hung thần tráchmắng, đe doạ

- Thổ thần báo tin sự việc nghiêm trọng

- Bệnh Tử Văn nặng hơn → bị quỉ sứ bắt đi

- Đến trước Diêm Vương → bị quát mắng

- Kể lại sự việc, chứng minh sự thật

- Kẻ ác phải đền tội, người thiện được phục hồi, đềnđáp

+ Xây dựng theo lối thắt nút, tạo xung đột căng thẳngđến cao trào → mở nút Tình tiết, diễn biến giàu kịchtính, kết cấu chặt chẽ lôgic

2 Nội dung: Ghi nhớ / sgk

3 Hoạt động luyện tập

* GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

Trang 26

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

? Lời bình ở cuối truyện cho thấy rõ quan điểm của tác giả như thế nào về kẻ sĩ ? Quan điểm này có phảichỉ được bộc lộ ở lời bình ? Vậy theo em, lời bình xuất hiện ở cuối tác phẩm có cần thiết không ? Bản lĩnhnhư Ngô Tử Văn có thật sự quan trọng với cuộc sống của chúng ta hiện nay ?

* HS nhận nhiệm vụ, làm việc theo bàn.

* Đại diện từng bàn báo cáo kết quả -> bàn khác theo dõi, nghe và bổ sung.

* GV NX, tổng hợp, chốt nội dung cơ bản:

- Lời bình thể hiện quan điểm của tác giả về kẻ sĩ: Kẻ sĩ cần cứng cỏi, cương trực, có dũng khí Hãy dũngcảm chống lại cái xấu,cái ác để bảo vệ công lí Lời bình có tính chất tranh luận (tác giả nêu ý kiến của ngườixưa và quan điểm của mình)

- Thật ra, quan điểm đó đã thể hiện rất sâu sắc qua nội dung tác phẩm Lời bình tuy làm cho ý bị lộ nhưngvới chúng ta, lời bình giúp ta hiểu rõ hơn tư tưởng của nhà nho Nguyễn Dữ

- Bản lĩnh dám đấu tranh vì công lí như N.T.Văn thật sự cần thiết và có ý nghĩa với cuộc sống của chúng tangày nay (HS tự liên hệ các ví dụ sinh động trong thực tế về những con người dám đấu tranh cho lẽ phải ởmọi lĩnh vực trong cuộc sống, trong xã hội)

4 Hoạt động vận dụng: Hãy viết đoạn kết khác cho câu chuyện

(VD: + Tử Văn được Diêm Vương cho làm phán quan ngay tại triều của ông nhưng Tử Văn không nhận, chỉxin sống bình lặng đến 80 tuổi tại quê nhà

+ Tử Văn được mời ở lại làm cố vấn cho Diêm Vương; tiếp tục điều tra bọn tham những dưới địa ngục.+ Tử Văn từ chối nhận chức phán sự đền Tản Viên, muốn tiếp tục được thực thi công lí tại đời thực )

5 Hoạt động tìm tòi, mở rộng

- Sưu tầm tập truyện truyền kì của nhà văn Nguyễn Dữ Tìm đọc và rút ra ý nghĩa từ các câu chuyện đó

IV KẾT THÚC BÀI HỌC

1 Củng cố: Nhấn mạnh nội dung, ý nghĩa bài học

2 Dặn dò: Học bài Chuẩn bị bài mới.

Trang 27

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

Tiết 68+69

S: 17/01/2017

Làm văn LUYỆN TẬP

VIẾT ĐOẠN VĂN THUYẾT MINH

A.Mục tiêu bài học:

1.Kiến thức: Nhớ lại kiến thức về đoạn văn, các yêu cầu viết đoạn văn nói chung.

2.Kĩ năng: So sánh để nhận ra sự khác nhau giữa đoạn văn tự sự và đoạn văn thuyết minh Vận dụng các kỹ

năng đó để viết được 1 đoạn văn thuyết minh có đề tài gần gũi với cuộc sống hoặc công việc học tập của cácem

3.Thái độ: Tư duy sáng tạo trong việc huy động kiến thức và kĩ năng để tạo lập đoạn văn thuyết minh.

4 Năng lực cần hướng tới:

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo;năng lực đọc – hiểu một văn bản nghị luận về một hiện tượng đời sống

- Năng lực chung: thu thập kiến thức xã hội có liên quan; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo;năng lực sử dụng, giao tiếp bằng tiếng Việt

B- Hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học:

1 Hình thức: Trên lớp

2 Phương pháp: nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm

3 Kĩ thuật dạy học: giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp

C Chuẩn bị của GV và HS:

1 GV: Sgk, sgv; giáo án; tài liệu tham khảo khác có liên quan

2 HS: Tìm hiểu các vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên; chuẩn bị nội dung bài học.

D- Thiết kế các hoạt động dạy học

GV nêu vấn đề: Hãy kể tên các kiểu đoạn văn mà em nhớ ? Em thấy điểm chung của các đoạn văn là

gì ? Đoạn văn có vai trò gì trong một bài văn ? -> Nghe hs trình bày, GV NX rồi vào bài

2 Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Hoạt động 1:

Ôn tập về đoạn văn thuyết minh

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Thế nào là một đoạn văn ?

? Cho biết yêu càu của đoạn văn ?

? Điểm khác nhau giữa đoạn văn tự sự và

đoạn văn thuyết minh ?

? Cấu trúc của đoạn văn thuyết minh ?

2 HS nhận nhiệm vụ, làm việc theo bàn

3 Đại diện bàn báo cáo kết quả

I Đoạn văn thuyết minh:

1 Đoạn văn:

+ Phần văn bản diễn đạt một nội dung nhất định mở đầubằng chỗ lùi đầu dòng viết hoa và kết thúc bằng dấu ngắtđoạn

+ Yêu cầu của đoạn văn: - Thể hiện một chủ đề duy nhất

- Liên kết chặt chẽ với các đoạn đứng trước, sau nó

- Diễn đạt trong sáng, chính xác

2 Điểm khác nhau giữa đoạn văn tự sự và thuyết minh

- Giống: cùng đảm bảo cấu trúc một đoạn văn

Trang 28

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

biểu cảm tăng sự hấp dẫn, sinh động

+ VTM: là giới thiệu, cung cấp tri thức đảm bảo tính chuẩnxác và hấp dẫn; ít hoặc không có các yếu tố miêu tả, biểucảm như văn tự sự

3 Cấu trúc của đoạn văn thuyết minh: mở-phát triển-kết

Hoạt động 2:

Viết đoạn văn thuyết minh

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

(?) Nhắc lại cách lập dàn ý?

+ Nêu đề bài luyện tập

+ Dùng bảng phụ về dàn ý đại cương

- Hướng dẫn học sinh tự luận chọn 1 ý

trong dàn ý viết thành đoạn văn

2 HS nhận nhiệm vụ, làm việc theo nhóm;

trình bày kết quả vào bảng phụ

3 Đại diện nhóm báo cáo kết quả

- Khi giặc Minh xâm lược

- Khi khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi(2) Sự nghiệp văn học: Về văn chính luận; Thơ trữ tình(3) Đánh giá chung: - Cuộc đời, con người

- Những đóng góp cho nước nhà

KB: - Khái quát về Nguyễn Trãi

- Những cảm xúc, suy nghĩ về Nguyễn Trãi

2 Viết đoạn văn:

Lưu ý: - Xác định được vị trí đoạn văn, hình dung mốiquan hệ với đoạn trước, sau để viết câu chuyển đoạn

- Xác định phương pháp thuyết minh sẽ sử dụng

Hoạt động 3: Tổng kết

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

? Hãy rút ra cách viết 1 đoạn văn thuyết

minh và cấu trúc của đoạn văn TM

2 HS nhận nhiệm vụ, làm việc cá nhân

3 Cá nhân báo cáo kết quả

4 GV NX, chốt

III Tổng kết

Ghi nhớ sgk

3 Hoạt động luyện tập:

* GV tiếp tục chuyển giao nhiệm vụ học tập, hướng dẫn học sinh viết bài theo đề cương đã xây dựng.

- Bài tập 1: Viết đoạn thuyết minh về danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Du?

- Bài tập 2: Có một câu mở đoạn được viết như sau: “ Nhắc đến Nguyễn Trãi trước hết là nhắc đến người đã làm nên một trong những cuốn sách địa lí cổ nhất và có giá trị lớn nhất về đất nước ta" Có thể dùng câu

mở đoạn ấy trong một bài văn thuyết minh về danh nhân văn hoá Nguyễn Trãi được không? Vì sao?

* HS nhận nhiệm vụ, hoạt động nhóm; trình bày kết quả ra bảng phụ.

* Đại diện nhóm báo cáo kết quả -> nhóm khác nghe, bổ sung

* GV NX, chốt trả lời theo gợi ý:

+ Bài 1: Gợi ý: Cần nói về tiểu sử -> Sự nghiệp văn học -> Đánh giá chung.

Trang 29

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai + Bài 2: Gợi ý: - Không được dùng câu văn đó để viết bài văn thuyết minh về danh nhân văn hoá Nguyễn

Trãi - Vì: Câu đó không thể mở đầu cho đoạn văn thứ nhất của thân bài hoặc cho phần đầu tiên trong giớithiệu các tác phẩm của Ức Trai Câu văn đó cũng không thể mở đầu cho đoạn văn còn lại của thân bài bởithế chữ” Trước hết” trong câu sẽ trở nên lạc lõng, không chính xác

4 Hoạt động vận dụng: Viết đoạn văn thuyết minh về danh lam thắng cảnh của địa phương em ?

5 Hoạt động tìm tòi, mở rộng: Sưu tầm các đoạn văn thuyết minh hay, tập hợp lại -> nộp cho GV

1 Kiến thức: Củng cố thêm những kiến thức và kỹ năng về văn thuyết minh (đặc biệt là về tính chuẩn xác,

hấp dẫn của kiểu văn bản này), cũng như về các kỹ năng cơ bản khác như lập dàn ý hay diễn đạt

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng viết bài văn thuyết minh

3.Thái độ:Tự đánh giá được những ưu điểm, hạn chế (tồn tại) trong bài làm của mình về cả 2 mặt: vốn tri

thức và trình độ làm văn

B Phương tiện dạy học:- Sách giáo khoa, sách giáo viên; Thiết kế bài học + Bài viết số 5

C Phương pháp cơ bản: Đàm thoại, trả lời câu hỏi

Trang 30

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

4.

Củng cố: Nhấn mạnh ưu điểm và hạn chế của h/s Yêu cầu h/s chú ý

5 Dặn dò: Chuẩn bị giờ sau viết bài số 6

Hoạt động 1: Xác định yêu cầu

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

(?)Đọc lại đề

(?) Xác định yêu cầu về hình thức và nội

dung

2 HS nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cá nhân

3 Báo cáo kết quả cá nhân

4 GV NX, chốt

I Xác định yêu cầu của bài làm

1 Về hình thức:

- Bài viết phải có đủ 3 phần: MB-TB-KB

- Thể loại: thuyết minh

- Chú ý: Vai trò của người thuyết minh: Hướng dẫnviên du lịch thuyết minh vấn đề trước khách du lịchnước ngoài

2 Về nội dung:

- Đối tượng thuyết minh: Cây lúa Việt Nam

- Y/c: Cung cấp được những tri thức khoa học, kháchquan chính xác về cây lương thực của Việt Nam

Hoạt động 2: Lập dàn ý

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Yêu cầu: 1-2 học sịnh trình bày dàn ý

của bài viết (đã chuẩn bị trước)

2 HS nhận nhiệm vụ, làm việc cá nhân

3 Báo cáo kết quả cá nhân

4 GV NX, chốt

II Lập dàn ý:

1 MB: Giới thiệu hoản cảnh thuyết minh với đối

tượng thuyết minh

+ Giá trị cây lúa: - Vật chất - Tinh thần

3 KB: Cảm xúc, suy nghĩ về cây lúa

Hoạt động 3: Nhận xét – Trả bài

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

- Nhận xét lại bài viết sau khi đã đối chiếu

- Cơ bản biết viết bài thuyết minh

- Có hiểu biết về đối tượng thuyết minh

Trang 31

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

VIẾT BÀI LÀM VĂN SỐ 6

A BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA :

I.MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA:

- Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng được quy định trong chương trình môn Ngữ Vănlớp 10 giữa học kì II với mục đích đánh giá năng lực đọc - hiểu và tạo lập văn bản của học sinhthông qua hình thức kiểm tra tự luận

- Cụ thể: đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau:

+ Nhớ được một số nét tiêu biểu về tác giả Nguyễn Trãi (tiểu sử) ; tác phẩm Bình Ngô đại cáo + Biết vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học để hoàn thành một văn bản nghị luận văn học

II HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:

Hình thức tự luận

Cách tổ chức kiểm tra: cho học sinh làm bài kiểm tra tự luận trong 90 phút

III THIẾT LẬP MA TRẬN:

Trang 32

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

Văn (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên )

Viết bài VNL cảm nhận về hình tượng n.v

Tử Văn (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên )

Vận dụng

1.Văn học - Nhớ được điểm cơ

bản về c/đời và con người Nguyễn trãi

Văn (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên )

Viết bài văn nghị luận cảm nhận về hình tượng nhân vật

Tử Văn (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên )

Trang 33

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

Mức độ

Vận dụng thấp

Vận dụng

1.Văn học - Tư tưởng nhân

nghĩa của NTrãi trong Cáo bình Ngô

Văn (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên )

Viết bài văn nghị luận cảm nhận về hình tượng nhân vật

Tử Văn (Chuyện chức Phán sự đền Tản Viên )

Câu 1: Nêu ngắn gọn hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Đại cáo bình Ngô (Nguyễn Trãi )?

Câu 2:Cảm nhận của anh (chị ) về vẻ đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện Chức Phán

sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ )

Đề 2:

Câu 1: Nêu ngắn gọn những điểm cơ bản về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi ?

Câu 2: Cảm nhận của anh (chị ) về vẻ đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện Chức Phán

sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ ).

Đề 3:

Câu 1: Tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi được thể hiện như thế nào trong Đại cáo bình Ngô ?

Câu 2: Cảm nhận của anh (chị ) về vẻ đẹp của nhân vật Ngô Tử Văn trong tác phẩm Chuyện Chức Phán

sự đền Tản Viên (Nguyễn Dữ ).

V HƯỚNG DẪN CHẤM :

m I

1

- Cuộc kháng chiến chống Minh thắng lợi

- 1428, Nguyễn Trãi thừa lệnh Lê Lợi viết bài cáo công bố rộng khắp về việc dẹpyên giặc Minh

2

2 Cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật :

- Một con người khảng khái chính trực,vì dân căm ghét gian tà (Tức giận trước

hành vi tác quái của hung thần hại dân ; dám đốt đền tà )

- Dũng cảm, tin vào chính nghĩa (Điềm nhiên trước những lời đe dọa, gan dạ

6

Trang 34

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

trước quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm; bất khuất trước Diêm vương đầy quyền lực)

- Có tinh thần dân tộc (Khi biết được hung thần vốn là tướng giặc cướp nước ,quyết tâm diệt trừ trả lại danh vị cho thổ thần người Việt )

- Thông minh có khí phách (cứng cỏi đối đáp lưu loát, lí lẽ sắc bén vạch mặt đượccái ác )

3 Khái quát , đánh giá

- Đại diện cho chính nghĩa ;là trí thức nước Việt tiêu biểu thời trung đại 1

II

1

Điểm cơ bản về cuộc đời và con người Nguyễn Trãi :

- Nguyễn Trãi là bậc anh hùng dân tộc, một nhân vật toàn tài hiếm có, danh nhân

văn hóa thế giới

- Một con người phải chịu những oan khiên thảm khốc nhất trong lịch sử chế độphong kiến Việt Nam

2

2

2 Cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật :

- Một con người khảng khái chính trực,vì dân căm ghét gian tà (Tức giận trước

hành vi tác quái của hung thần hại dân ; dám đốt đền tà )

- Dũng cảm, tin vào chính nghĩa (Điềm nhiên trước những lời đe dọa, gan dạtrước quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm; bất khuất trước Diêm vương đầy quyền lực)

- Có tinh thần dân tộc(Khi biết được hung thần vốn là tướng giặc cướp nước ,quyết tâm diệt trừ trả lại danh vị cho thổ thần người Việt )

- Thông minh có khí phách (cứng cỏi đối đáp lưu loát, lí lẽ sắc bén vạch mặt đượccái ác )

6

3 Khái quát , đánh giá

- Đại diện cho chính nghĩa ;là trí thức nước Việt tiêu biểu thời trung đại 1

III

1

Tư tưởng nhân nghĩa trong Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi

- Yên dân , trừ bạo -> Tiêu trừ tham tàn bạo ngược vì cuộc sống bình yên củangười dân

-> Nhân nghĩa phải gắn với chống xâm lược Vậy dân tộc ta chiến đấu chống xâmlược là nhân nghĩa , phù hợp với nguyên lí chính nghĩa

2

2

2 Cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật :

- Một con người khảng khái chính trực,vì dân căm ghét gian tà (Tức giận trước

hành vi tác quái của hung thần hại dân ; dám đốt đền tà )

- Dũng cảm, tin vào chính nghĩa (Điềm nhiên trước những lời đe dọa, gan dạtrước quang cảnh đáng sợ nơi cõi âm; bất khuất trước Diêm vương đầy quyền lực)

- Có tinh thần dân tộc(Khi biết được hung thần vốn là tướng giặc cướp nước ,quyết tâm diệt trừ trả lại danh vị cho thổ thần người Việt )

- Thông minh có khí phách (cứng cỏi đối đáp lưu loát, lí lẽ sắc bén vạch mặt đượccái ác )

6

3 Khái quát , đánh giá

- Đại diện cho chính nghĩa ;là trí thức nước Việt tiêu biểu thời trung đại 1

Trang 35

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

HS viết bài theo cấu trúc đề ở trên

IV- Củng cố : Thu bài NX giờ kiểm tra

V- Dặn dò : Ôn lại kiến thức được học Chuẩn bị bài mới: Những yêu cầu về sử dụng tiếng Việt

1.Kiến thức:Giúp học sinh nắm được những yêu cầu về sử dụng Tiếng Việt ở các phương diện: phát âm,

chữ Viết, dùng từ, đặt câu, cấu tạo văn băn bản và phương cách chức năng ngôn ngữ

2.Kĩ năng:Vận dụng được những yêu cầu đó vào việc sử dụng Tiếng Việt, phân tích được sự đúng sai, sửa

chữa được những lỗi khi dùng Tiếng Việt

3.Thái độ: Có thái độ cầu tiến, có ý thức vươn tới cái đúng trong khi nói và viết, có ý thức giữ gìn trong

sáng của TiếngViệt

B Phương tiện dạy học: -Sách giáo khoa, sách giáo viên; - Thiết kế bài học

C Phương pháp cơ bản: Phân tích, so sánh, nhận định

D Tiến trình bài học

1 Tổ chức

10A5

Trang 36

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

2 Bài cũ:

3 Bài mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách sử dụng đúng

theo các chuẩn mực của Tiếng Việt

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập, yêu cầu

h/s thực hiện theo nhóm nhỏ (2 bàn / nhóm):

- Yêu cầu học sinh đọc (1)

(?) Những câu trong mục a,b mắc lỗi gì? Sửa

lỗi

(?) Khi sử dụng ngữ âm, chữ viết Tiếng Việt

cần đảm bảo yêu cầu nào?

- Yêu cầu học sinh đọc (2)

(?) Những câu trong mục a,b mắc lỗi gì? Sửa

lỗi (?) Khi sử dụng từ ngữ, cần đảm bảo yêu

cầu nào?

- Yêu cầu học sinh đọc (3)

? Phát hiện và sửa lỗi? Khi sử dụng câu, cần

đảm bảo yêu cầu nào?

- Yêu cầu học sinh đọc (4)

? Phát hiện và sửa lỗi? Khi sử dụng PCNN,

cần đảm bảo yêu cầu nào?

2 HS nhận nhiệm vụ; làm việc theo bàn

3 Đại diện bàn báo cáo kết quả

b, Câu đúng 2, 3, 4

Câu 1: sai yếu điểm → điểm yếu Câu 2: sai linh động → sinh động

 Kết luận: Từ ngữ, cần dùng từ ngữ đúng với hìnhthức và cấu tạo với ý nghĩa, với đặc điểm ngữ pháp củachúng trong tiếng Việt

b, Ba câu sau đúng, câu đầu sai vì chưa phân định rõthành phần phụ đầu câu với chủ ngữ

 Sử dụng câu cần đảm bảo đủ thành phần cấu tạo câu;

b, Từ ngữ thuộc ngôn ngữ nói:

- Cách xưng hô: Bẩm, cụ, con

- Thành ngữ: trời tru đất diệt, thước cắm dùi.

Trang 37

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

ăn… → không dùng trong đơn (hành chính)

 Cần nói và viết phù hợp đặc trưng và chuẩn mựctrong từng PCCNNN

Hoạt động 2: Cách sử dụng tiếng Việt

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập, yêu cầu

h/s thảo luận nhóm:

- Hướng dẫn tìm hiểu ngữ liệu a

(?) Em hiểu ntn về chết đứng? Sống quì? Đây

có phải là tư thế chết hoặc sống của thân thể?

(?) Câu tục ngữ, từ đứng – quì được sử dụng

theo nghĩa nào? Nó đồng nghĩa với câu cào?

Cách nói nào ấn tượng hơn? Vì sao?

- Hướng dẫn ngữ liệu b Dùng câu hỏi trắc

nghiệm?

(?) Chiếc nôi xanh” – Máy điều hoà khí hậu

được dùng với ý nghĩa gì?

- Hướng dẫn ngữ liệu c

(?) Phép đối? Điệp? Có hiệu quả gì?

(?) Ngoài việc sử dụng tiếng Việt theo chuẩn

mực còn cần làm gì để đạt hiệu quả diễn đạt

- Sống quì: sống quị luỵ, hèn nhát, xu nịnh

 Dùng với nghĩa chuyển: tương đương với câu: Chết vinh còn hơn sống nhục, nhưng hình tượng, biểu cảm

hơn

b, Chiếc nôi xanh: Máy điều hoà khí hậu

Tính hình tượng với nghĩa ẩn dụ, so sánh

Biểu thị câu cối nhưng mang tính hình tượng biểu cảm-> dùng với nghĩa ẩn dụ, so sánh

Hiệu quả:Vừa có tính cụ thể, vừa tạo xúc cảm thẩm mĩ.(Giải thích: chiếc nôi xanh: chỉ cây cối xanh với vật thểmang lợi ích cho con người

c,- Nhịp điệu dứt khoát khoẻ khoắn -Âm hưởng hùng hồn, vang dội tác động đến ngươinghe, vang dội (đối: súng/ gươm - đối 2 vế

? Phân tích nghĩa của từ ?

2 HS nhận nhiệm vụ; làm việc cá nhân

3 Cá nhân báo cáo kết quả

Bài tập 2:

- Lớp: Phân biệt người theo tuổi tác

-> không có nét nghĩa xấu

hạng : phân biệt người theo phẩm chất

-> có nét nghĩa xấu

- Phải : bắt buộc, cưỡng ép sẽ: nhẹ nhàng, chủ động -> phù hợp

4 Củng cố: Khái quát bài học

5 Dặn dò: Chuẩn bị bài “Hồi trống Cổ Thành” “ Tào Tháo uống rượu luận anh hùng”

Trang 38

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

A Mục tiêu bài học:

1 Kiến thức: Hiểu được tính cách bộc trực, ngay thẳng của Trương Phi cũng như tình nghĩa “Vườn đào”

cao đẹp của ba anh em kết nghĩa Một biểu hiện riêng biệt của lòng trung nghĩa Hồi trống đã gieo vào lòngngười đọc âm vang chiến trận hào hùng Hiểu thêm bản chất của Tào Tháo, Lưu Bị qua đoạn trích

2 Kĩ năng: Biết đọc- hiểu, phân tích một tác phẩm chương hồi giàu kịch tính và mang âm hưởng chiến trận,

một nét đặc trưng của Tam Quốc.

3.Thái độ: Có thái độ tôn trọng lẽ phải và trân trọng những tính cách cao đẹp của con người

4 Năng lực cần hướng tới:

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực nhận thức, năng lực sáng tạo;năng lực đọc – hiểu một văn bản nghị luận về một hiện tượng đời sống

- Năng lực chung: thu thập kiến thức xã hội có liên quan; năng lực giải quyết vấn đề; năng lực sáng tạo;năng lực sử dụng, giao tiếp bằng tiếng Việt

B- Hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học:

1 Hình thức: Trên lớp

2 Phương pháp: nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm

3 Kĩ thuật dạy học: giao nhiệm vụ, đặt câu hỏi, chia sẻ nhóm đôi, tia chớp; sơ đồ tư duy

C Chuẩn bị của GV và HS:

1 GV: Sgk, sgv; giáo án; tài liệu tham khảo khác có liên quan

2 HS: Tìm hiểu các vấn đề theo hướng dẫn của giáo viên; chuẩn bị nội dung bài học.

D- Thiết kế các hoạt động dạy học

I Tổ chức

10A5

II Bài cũ: Kiểm tra phần soạn bài ở nhà

III Bài mới:

1 Hoạt động khởi động:

GV cho hs xem bản đồ Tam quốc (được phóng to từ sgk), chỉ rõ trên bản đồ các vị trí: Cổ Thành; Hứa Đô – nơi Tào Tháo và triều đình ở; Hà Bắc – nơi Lưu Bị đang nương mình trong quân Viên Thiệu -> Hỏi: Em hiểu biết những gì về tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa ? -> HS trình bày cách hiểu của cá nhân ->

GV dẫn vào bài: Trên đời, đã có ai rơi vào cảnh tình ngay lí gian, không biết thanh minh như thế nào để tỏ

được tấm lòng của mình; đã có ai, trong hoàn cảnh ngặt nghèo thúc bách đã phải lấy máu mình, mạng mình,lấy cái sống và cái chết để làm tin Đoạn trích học cho chúng ta cảm nhận rõ hơn về điều đó

2 Hoạt động hình thành kiến thức mới:

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái quát

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

(+) Yêu cầu h/s đọc tiểu dẫn

(?) Tóm tắt những nét cơ bản về tg, tp, vị

trí, bố cục trích đoạn

? Em hiểu gì về tiểu thuyết chương hồi?

2 HS nhận nhiệm vụ, làm việc cá nhân

3 Cá nhân báo cáo kết quả

- Sống: Cuối thời Nguyên, đầu thời Minh

- Chuyên sưu tầm, biên soạn dã sử

- Có đóng góp suất sắt cho trường phái tiểu thuyết lịch sửThanh Minh

2 Vài nét về Tam Quốc:

- Ra đời: Đầu thời Minh

- Thể loại: Tiểu thuyết chương hồi

Trang 39

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

- ND: Kể về 100 năm Cát cứ phân tranh giữa 3 tập đoàn

PK Trung Quốc thời cổ: Nguỵ - Thục – Ngô

3 Trích đoạn: - Thuộc hồi 28

- Cuộc gặp gỡ hội ngộ của Trương Phi – Quan Công

- Tiếp -> ra thành: Mở ra mâu thuẫn

- Tiếp -> bắt ta đó : Phát triển mâu thuẫn

- Tiếp -> Tên tướng ấy : Mâu thuẫn đến đỉnh điểm

- Còn lại: Giải quyết mâu thuẫn

Hoạt động 2: Đọc hiểu chi tiết

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

(+) T/c tìm hiểu: Chia 2 nhóm

(1) Nhân vật Trương Phí (Hành động, hình

ảnh, cách xưng hô; cách giải quyết nguyên

nhân; nhận xét)

(2) Nhân vật Quan Công (Hình ảnh; Hành

động, cách xưng hô, cách giải quyết, nhận

- Đã qua 5 cửa ải, chém 6 tướng Tào

- Cửa thứ 6 đối thử là em >< này khônggiải quyết bằng gươm đao Tính TrươngPhi nóng nẩy không thể dài dòng

Hành động - Nghe xong - mặc giáp – vác mâu – lê

ngựa – đi tắt - mắt trợn tròn xoe, râu hùm vễnh ngược – hò hét như sấm – múa xà mâu – đâm quan công

-> hành động thể hiện sự giận giữ, sôisục, xung trận

- Bỏ long đao chạy lại với em

- Né mũi mâu, ngạc nhiên, thanh minh, nhờ

2 chị minh oan -> bị bất ngờ-> Bình tĩnh, từ tốn

Xưng hô - Mày (5), Tao (3), Nó (3), Thằng phụ

nghĩa (1) -> Lỗ mãng thể hiện thái độ

khinh bỉ, dứt khoát từ anh

- Hiền đệ (3), Em (4) Ta (4)

-> Độ lượng, khiêm nhường

Cách giải quyết - Buộc Quan Công phải chém

đầu Sái Dươngtrong 3 hồi trống

- Thẳng tay đánh trống-> Hành động có sức nặng-> Cương quyết, buộc phải chứng minhbằng hành động

- Chưa dứt 1 hồi trống lấy đầu Sái Dương– Cách minh oan quyết liệt của anh hùng-> bộc lộ tài năng

-> Tính cách: Trung nghĩa (cách minhoan của người anh hùng)

Trang 40

Trường THPT Tử Đà GV: Đào Thị Thanh Mai

- Khi hiểu ra: Khóc, lạy -> ân hận, xúcđộng

Đọc hiểu Âm vang hồi trống Cổ Thành

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

(?) Tác giả tả hồi trống Cổ Thành trong mấy

câu? Đọc (ba câu: “Quan Công chẳng nói …

dưới đất”)

(+) Tổ chức thảo luận nhóm:

Ý nghĩa của hồi trống Cổ Thành

N1: Với nhân vật Trương Phi

N2: Với nhân vật Quan Công

N3, 4: Với Tam Quốc

2 Âm vang hồi trống Cổ Thành

* Với Trương Phi:

- Hồi trống phơi bày hiềm nghi, giục giã, thách thứclòng trung nghĩa

- Bộc lộ thái độ dứt khoát, tính cách cương trực, nóngnảy, quyết liệt, không khoan nhượng kẻ phản bội dù đó

là anh

- Nhắc nhở con người về hành động vong ân bội nghĩa

* Với Quan Công:

- Đây là hồi trống minh oan

- Phơi bày lòng trung nghĩa, tinh thần dũng cảm, tàinăng khí phách và tình nghĩa

* Với tác phẩm Tam Quốc

- Tiếng trống toát lên ý vị chiến trận

- Ca ngợi tình nghĩa con người

- Ca ngợi cuộc đoàn tụ giữa các anh hùng

Hoạt động 4: Tổng kết

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:

(?) Nhận xét cách xây dựng mâu thuẫn và

kịch tính trong đoạn trích

(?) Tính cách nhân vật bộc lộ bằng cách nào?

2 HS nhận nhiệm vụ, suy nghĩ cá nhân

3 Cá nhân báo cáo kết quả

+ KT kể chuyện làm mâu thuẫn  đỉnh điểm; Cách giảiquyết mâu thuẫn -> Giàu kịch tính hấp dẫn

+ Tính cách nhân vật được thể hiện qua:

- Lời nói: Chủ yếu là lời nhân vật, t/g không bình phẩm

- Hành động: Thể hiện quan động tác liên tiếp

2 ND trích đoạn:

Ghi nhớ / sgk

Hoạt động 5:

Hướng dẫn học sinh đọc thêm

1 GV chuyển giao nhiệm vụ học tập, yêu cầu

h/s tiếp tục thảo luận nhóm:

+ N1: Giới thiệu về đoạn trích

+ N2: Tìm hiểu nhân vật Lưu Bị

+ N3: Tìm hiểu nhân vật Tào Tháo

b Tóm tắt: - Tào Tháo mời Lưu Bị về phủ uống rượu

- Hỏi Lưu Bị quan niệm về người anh hùng

Ngày đăng: 30/01/2018, 22:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w