1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Họa sỹ trẻ với "Hà Nội - Chiến lũy và hoa"

2 387 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 61 KB

Nội dung

Họa sỹ trẻ với "Hà Nội - Chiến lũy hoa" Với sự giúp đỡ của Hội Mỹ thuật Hà Nội, trong mấy ngày qua tại 19 Hàng Buồm, hoạ sỹ trẻ Nguyễn Doãn Sơn đã trưng bày bức tranh mình vẽ về đề tài lịch sử mang tên “Hà Nội - Chiến lũy hoa” với diện tích 9,39m - 2,15m. Một trích cảnh trong bức tranh “Hà Nội - Chiến lũy hoa” Đây được coi là bức tranh vẽ lớn nhất Việt Nam, hiện đã hoàn thành xong phần phác thảo đang lấy ý kiến của nhân dân. Dự kiến, năm 2010 sau khi bức tranh hoàn thành sẽ được triển lãm tại Văn Miếu Quốc Tử Giám để hoà chung với Đại lễ kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Vẽ tranh là để tri ân Hoạ sỹ Nguyễn Doãn Sơn sinh năm 1975 tại Hà Nội. Từ khi còn là sinh viên trường ĐH Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội, anh đã mơ ước một ngày tranh của mình sẽ có mặt tại Bảo tàng Việt Nam. anh thử sức với đề tài lịch sử. Bức tranh đầu tiên anh vẽ về đề tài lịch sử mang tên Hoàn Kiếm, được giải C triển lãm của Hội Mỹ thuật Hà Nội, đang được treo tại Thành ủy Hà Nội. Bức tranh mô tả cảnh chiều tà, một con rùa khổng lồ vươn cổ ngậm thanh kiếm từ tay Vua Lê Lợi. Năm 2006, trong cuộc nói chuyện với hoạ sỹ Nguyễn Đỗ Bảo, anh được nghe kể về những năm tháng chiến tranh tại Hà Nội năm 1946. Lúc ấy, trong đầu anh chợt hiện lên hình ảnh một chiến luỹ với những đồ đạc chồng chất, đổ nát. Lấp ló bên những hình ảnh ấy là một bà mẹ, một em bé, một chiến sỹ bị thương… Kết thúc cuộc nói chuyện, anh hứa với họa sỹ Đỗ Bảo sẽ vẽ một bức tranh lớn. Năm 2007, sau triển lãm cá nhân với chủ đề Bài ca Lao động, anh quyết định con đường của mình với hội hoạ là Sống để Vẽ. Anh dành nhiều thời gian để đọc lịch sử. Đi đến nhiều nơi, chụp hàng trăm bức ảnh để thu thập tư liệu gặp gỡ nhân chứng sống. Trên con đường tìm về với lịch sử anh lo sợ đến một ngày nào đó những người từng “sống chết với Thủ đô” sẽ phải theo quy luật sinh tử mà ra đi hết. Đến lúc ấy ai sẽ kể lại cho con cháu nghe về niềm tự hào của dân tộc, của những người dân Thủ đô. Anh bắt đầu lao vào vẽ. Anh tâm sự: Việc vẽ bức 1 tranh Hà Nội - Chiến lũy hoa, với tôi là để cảm ơn tới những người đã dũng cảm ngã xuống vì Thủ đô yêu dấu, là tri ân với lịch sử. “Hà Nội - Chiến lũy hoa” Hà Nội - Chiến lũy hoa được vẽ bằng chất liệu bột màu, trên vải. Bức tranh vẽ một góc ngã ba phố. Xa nhất là cầu Long Biên . Ở phía gần là hình ảnh một góc Hoàng thành bị cày xới lộ các hiện vật từ ngàn năm, một góc chùa với chuông rơi, tường đổ vỡ… cho thấy sự khốc liệt của chiến tranh. Bức tranh là 5 trích đoạn khác nhau bao gồm: Trận chiến trên phố, em bé giao liên, bên trong chiến lũy, chiến luỹ hoa, Mẹ. Trong cuộc chiến mịt mù bom đạn ấy, vẫn xuất hiện hình ảnh cô gái mang hoa vào thành phố bán cho những người còn quá quyến luyến Hà Nội chưa đi tản cư, hoặc tặng những người lính bảo vệ Thủ đô. Đằng sau hình ảnh của cô gái tặng hoa cho người lính là dòng chữ: Chúng tôi, những thanh niên nguyện hi sinh đến giọt máu cuối cùng. Thề sống chết với Thủ đô. 2 . Họa sỹ trẻ với "Hà Nội - Chiến lũy và hoa" Với sự giúp đỡ của Hội Mỹ thuật Hà Nội, trong mấy ngày qua tại 19 Hàng Buồm, hoạ sỹ trẻ Nguyễn. tài lịch sử mang tên “Hà Nội - Chiến lũy và hoa” với diện tích 9,39m - 2,15m. Một trích cảnh trong bức tranh “Hà Nội - Chiến lũy và hoa” Đây được coi là

Ngày đăng: 30/07/2013, 01:25

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w