Từ những thuận lợi về vị trí địa lý, tài nguyên đất, nước và khí hậu đã tạo cho làng Vân Điềm điều kiện để phát triển nền nông nghiệp đa dạng, thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa - x
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
Trang 3LỜI C ĐO N
Tôi xin cam đoan mọi thông tin, số liệu công bố trong luận văn là trung thực, phản ánh thực tế những gì tôi nhận thức được qua quá trình nghiên cứu và khảo sát tại địa bàn làng Vân Điềm, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Xác nhận ã s a chữa luận v n Tác giả luận văn của chủ t ch hộ ồng
Trang 4LỜI CẢ N
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến GS.TS NGND Nguyễn Quang Ngọc, người thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này Đồng thời, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết
ơn tới các thầy, cô giáo trong Bộ môn Văn hóa học và Lịch sử Văn hóa Việt Nam, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, những người đã trang bị cho tôi tri thức và kĩ năng cần thiết để có được tư duy
và phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực lịch sử văn hóa Và tôi cũng muốn gửi lời cảm ơn đến thầy cô và anh chị em trong Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển - nơi tôi công tác, đã cho tôi nhiều kiến thức, thường xuyên động viên chia sẻ
và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận văn này
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến những người đã nhiệt tình cung cấp thông tin, số liệu cho luận văn, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của ông Nguyễn Đình Tính (trưởng thôn Vân Điềm), TS Nguyễn Văn Sơn (chủ tịch Hội sử học Hà Nội),
cụ Nguyễn Văn Mão, cụ Nguyễn Văn Giang, cụ Nguyễn Phiên,… cùng bà con làng Vân Điềm, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Do hạn chế về năng lực, nguồn lực đầu tư, luận văn khó tránh được những thiếu sót Rất mong được sự đóng góp, chỉ bảo của thầy, cô, bạn bè để trong tương lai, nếu tiếp tục theo đuổi hướng nghiên cứu này, tôi có thể hoàn thiện thêm
Trang 5
ỤC ỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn ề tài 1
2 L ch s nghiên cứu vấn ề 2
3 Mục tiêu nghiên cứu 5
4 Đố tượng và ph m vi nghiên cứu 5
5 P ươn p áp n n ứu 6
6 Đ n p ủ ề tài 6
7 Kết cấu ề tài 7
NỘI DUNG 8
C ươn 1: KINH T - XÃ HỘI ÀNG VÂN ĐI M 8
1.1 Kinh tế - xã hộ l n Vân Đ ềm trướ ổi mới 8
1.1.1 Tình hình ruộng đất và sản xuất nông nghiệp 8
1.1.2 Thủ công nghiệp và thương nghiệp 16
1.1.2.1 Thủ công nghiệp 16
1.1.2.2 Thương nghiệp và dịch vụ 17
1.1.3 Tổ chức xã hội 18
1.1.3.1 Gia đình và dòng họ 18
1.1.3.2 Bộ máy hành chính 21
1.2 Kinh tế - xã hộ l n Vân Đ ềm s u ổi mới 25
1.2.1 Nông nghiệp 25
1.2.2 Thủ công nghiệp và thương nghiệp, dịch vụ 28
1.2.2.1 Thủ công nghiệp 28
1.2.2.2 Thương nghiệp, dịch vụ 33
1.2.3 Tổ chức xã hội 34
1.2.3.1 Hoạt động dòng họ 34
1.2.3.2 Các tổ chức xã hội 36
Tiểu kết chương 1 38
C ươn 2 VĂN H ÀNG VÂN ĐI TRƯỚC NĂ 1986 39
2 1 V n vật chất 39
Trang 62.1.1 Diện mạo tổ chức xóm làng 39
2.1.1.1 Cổng làng 39
2.1.1.2 Không gian mặt nước 40
2.1.1.3 Đường làng, ngõ xóm 41
2.1.2 Kiến trúc tôn giáo - tín ngưỡng 41
2.1.2.1 Đình Vân Điềm 41
2.1.2.2 Chùa Vân Điềm 44
2.1.2.3 Nhà thờ họ 44
2.1.3 Đời sống vật chất thường ngày 48
2.1.3.1 Ăn 48
2.1.3.2 Mặc 50
1.1.3.3 Ở 51
2.1.3.4 Đi lại 52
2 2 V n t n t ần 52
2.2.1 Tín ngưỡng dân gian 52
2.2.1.1 Thờ cúng tổ tiên 52
2.2.1.2 Thờ cúng thành hoàng làng 54
2.2.2 Lễ hội 55
2.2.3 Giáo dục - h c 57
2.2.4 Phong tục tập quán 64
Tiểu kết chương 2: 68
C ươn 3 VĂN H ÀNG VÂN ĐI M TỪ 1986 Đ N NAY 69
3 1 V n vật chất 69
3.1.1 Diện mạo tổ chức xóm làng 69
3.1.1.1 Cổng làng, đường làng, ngõ xóm 69
3.1.1.2 Nhà văn hóa làng Vân Điềm 70
3.1.2 Kiến trúc tôn giáo - tín ngưỡng 71
3.1.2.1 Đình Vân Điềm 71
3.1.2.2 Chùa Vân Điềm 75
3.1.2.3 Từ đường dòng họ 75
Trang 73.1.3 Đời sống vật chất thường ngày 76
3.1.3.1 Ăn 76
3.1.3.2 Mặc 78
3.1.3.3 Ở 79
3.1.3.4 Đi lại 81
3 2 V n t n t ần 82
3.2.1 Tín ngưỡng dân gian 82
3.2.1.1 Thờ cúng tổ tiên 82
3.2.1.2 Thờ cúng thành hoàng làng 82
3.2.2 Lễ hội 84
3.2.3 Giáo dục 88
3.2.4 Phong tục tập quán 90
3 3 Đán á quá trìn b ến ổ ời sốn v n l n Vân Đ ềm trong thời kỳ ổi mới 93
Tiểu kết chương 3 98
K T LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC 106
Trang 8DANH MỤC CHỮ VI T TẮT
BLĐ : Ban liên đoàn
GS : Giáo sư HTX : Hợp tác xã KHXHVN : Khoa học xã hội Việt Nam NGND : Nhà giáo nhân dân
NXB : Nhà xuất bản UBND : Ủy ban nhân dân TCN : Thủ công nghiệp
TS : Tiến sĩ
Trang 9
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 1 Tình hình công tư điền thổ của xã Vân Điềm đầu thế kỷ XIX 9Bảng 1 2 Quy mô sở hữu ruộng tư ở xã Vân Điềm 9 Bảng 1 3 Quy mô sở hữu theo nhóm dòng họ 10Bảng 1 4 Kế hoạch chuyển đổi diện tích các loại cây trồng của xã Vân Hà đến
Bảng 2 1 Số tiến sĩ của Vân Điềm qua các thhời kỳ trong mối tương quan xã Vân Hà 61Bảng 2 2 Bảng kê Danh sách các tiến sĩ làng Vân Điềm 62Bảng 2 3 Bảng kê số người đỗ đạt theo các thông xã Vân Hà 62Bảng 2 4 Các tiến sĩ Vân Điềm đi sứ 63
DANH MỤC BIỂU
Biểu đồ 1: Quy mô sở hữu của xã Vân Điềm 10
Trang 10Ở ĐẦU
1 Lý do chọn ề tài
Dân gian có câu: “Thứ nhất Đông Mai, thứ hai Bèo, Đóm” 1 hay “Thứ nhất
là cửa đền Xà, thứ nhì Cầu Gạo, thứ ba Vân Điềm”2 Làng Vân Điềm nằm ở phía Bắc xã Vân Hà, huyện Đông Anh, cách thủ đô Hà Nội khoảng 27km Có nhiều cách
để đi đến Vân Điềm nhưng mọi người thường đi theo cách: từ trung tâm thành phố
Hà Nội (Bưu điện Bờ Hồ), qua cầu Chương Dương, cầu Đuống theo quốc lộ số 3, qua dốc Vân, nhà máy đúc Mai Lâm, qua cầu Lộc Hà, rẽ phải theo đường liên huyện qua UBND xã Dục Tú, đi tiếp lên phía Bắc gặp UBND xã Vân Hà bên trái
Đi tiếp khoảng hơn 1km là đến làng Vân Điềm Nằm trong xã Vân Hà nên nơi đây cũng thuận tiện cho việc giao thông giữa Bắc Ninh và phía Nam huyện Đông Anh
Từ đây có thể đi tới trung tâm Thủ đô hay sân bay quốc tế Nội Bài một cách thuận tiện qua Quốc lộ 3 Với vị trí địa lý như vậy nên Vân Điềm cùng với các thôn trong
xã là nơi có tầm chiến lược quan trọng trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
Về tài nguyên thiên nhiên thì có đất phù sa úng nước và đất bạc màu phát triển
từ đất phù sa cổ Do nằm trong vùng trũng nên vào mùa mưa lũ thường xảy ra úng lụt Bên cạnh nguồn nước ngầm, nước mưa cũng là nguồn cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân Khí hậu mang đặc trưng nhiệt đới gió mùa ẩm của vùng châu thổ sông Hồng, quanh năm tiếp nhận lượng bức xạ mặt trời dồi dào với nhiệt độ cao Từ những thuận lợi về vị trí địa lý, tài nguyên đất, nước và khí hậu đã tạo cho làng Vân Điềm điều kiện để phát triển nền nông nghiệp đa dạng, thuận lợi cho giao lưu kinh tế, văn hóa - xã hội với các vùng lân cận Không những vậy nó còn có ảnh hưởng nhất định với đời sống văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng của làng Vân Điềm, mang đậm văn hóa bản sắc dân gian
Hiện nay nghiên cứu về làng xã được nhiều nhà khoa học cũng như những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm Với xã hội hiện nay, nhịp sống theo lối công nghiệp hóa đã làm cho không gian làng xã truyền thống dường như bị thay đổi
Trang 11trên căn bản Khuynh hướng thương mại hóa, đô thị hóa mỗi ngày một mạnh đang lấn át và thay thế dần hình ảnh còn lại của một ngôi làng truyền thống và phai dần
đi những giá trị vốn có của làng cổ truyền Việt Nam
Với xã hội phát triển ngày nay thì mọi khía cạnh của văn hóa luôn luôn thay đổi
để phù hợp với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, nhưng việc tìm hiểu, giữ gìn và bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa vốn có của làng quê Việt thì không
thể mất đi Từ những lý do trên, tôi lựa chọn đề tài Đời sốn v n làng Vân
Đ ềm Vân H Đôn n H Nội): Truyền thống và biến ổi để thực hiện luận
văn Thạc sĩ, chuyên ngành Lịch sử Văn hóa của mình với mong muốn làm rõ sự hình thành, những giá trị đặc trưng và sự phát triển không gian văn hóa của làng trong bối cảnh chung của làng xã hiện nay
2 s n n ứu vấn ề
Đề tài làng xã Việt Nam luôn thu hút sự quan tâm của nhà nghiên cứu trong và ngoài nước và đạt được những thành tựu nhất định Trước những năm 80 của thế kỷ
XX, đã có một số tác phẩm tiêu biểu viết về làng xã Việt Nam như Nông dân đồng
bằng châu thổ Bắc Kỳ của Pierre Gourou (Paris, 1936) hay Việt Nam phong tục của
Phan Kế Bính Tiêu biểu phải kể đến cuốn sách Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ
truyền ở đồng bằng Bắc Bộ của Trần Từ (Hà Nội, 1984) Đây là cuốn sách đã
nghiên cứu một cách cơ bản và sâu sắc về làng xã Việt Nam cho đến trước đổi mới năm 1986 Chúng ta không thể không kể đến những nghiên cứu của GS.NGND Phan Đại Doãn, từ những vấn đề lý luận cho đến những vấn đề cụ thể, Giáo sư tìm
hiểu về Kinh tế, văn hóa, xã hội của làng xã Việt Nam như: “Làng xã Việt Nam -
một số vấn đề về Kinh tế - Văn hóa - Xã hội”, tác giả nhấn mạnh vấn đề cơ bản
trong sản xuất của nông dân Việt Nam từ xưa đến nay là sản xuất tiểu nông và nhận định làng Việt Nam là cộng đồng làng đa chức năng liên kết chặt chẽ, là sự kết hợp giữa nông thôn và thành thị Vấn đề dòng họ, các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng thế tục, hương ước cũng được nhắc đến trong cuốn sách này Và GS cũng nghiên cứu
về vấn đề quản lý xã hội nông thôn nước ta và giải pháp như “Quản lý xã hội nông
thôn nước ta hiện nay - một số vấn đề và giải pháp” (1996), “Mấy vấn đề về văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử” (2004), “Kinh nghiệm tổ chức quản lý nông
Trang 12thôn Việt Nam trong lịch sử” (1994)… Những công trình nghiên cứu dù xuất phát
từ những góc độ khác nhau và mục đích khác nhau nhưng đều làm nổi bật lên bộ
mặt của làng xã Việt Nam về con người, phong tục tập quán, tôn giáo, tín ngưỡng,
nghề nghiệp,…
Đối tượng luận văn là làng Vân Điềm nên bên cạnh những nghiên cứu liên quan
về làng Vân Điềm thì chúng tôi cũng tiếp cận những nghiên cứu về làng xã thuộc
vùng châu thổ sông Hồng và vùng Đông Anh - Từ Sơn
Nghiên cứu làng xã vùng châu thổ sông Hồng và vùng Đông Anh - Từ Sơn:
GS.TS Nguyễn Quang Ngọc: “Một số vấn đề làng xã Việt Nam” nghiên cứu về lịch
sử hình thành và những biến đổi của làng xã Việt Nam trong tiến trình lịch sử, phân
tích kết cấu kinh tế - xã hội, văn hóa của làng Việt cổ truyền và hiện nay Sự trở lại
vị trí của thôn, làng truyền thống trong nông thôn Việt Nam hiện nay qua nghiên
cứu trường hợp làng Đan Loan
PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm trong công trình nghiên cứu “Biến đổi văn
hóa ở các làng quê hiện nay” (NXB Văn hóa - Thông tin và viện Văn hóa), công
trình nghiên cứu về sự biến đổi kinh tế - xã hội - văn hóa của ba làng Đồng Kỵ,
Trang Liệt, Đình Bảng thuộc Từ Sơn, Bắc Ninh Tác giả đi sâu vào nghiên cứu biến
đổi văn hóa: tiền đề lý thuyết và thực tiễn, sau đó trình bày một cách cụ thể về sự
biến đổi về các mặt kinh tế - văn hóa - xã hội của 3 làng trên và đưa ra những vấn
đề đặt ra cần giải quyết cho sự biến đổi đó trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước
Ngô Văn Giá, Nh ng biến đổi về gi trị văn hóa truyền thống ở c c làng ven
đô Hà Nội trong thời ỳ đổi mới Công trình nghiên cứu tác động của những biến
đổi kinh tế - xã hội tới các giá trị văn hóa truyền thống của các làng ven đô Hà Nội,
hiện trạng biến đổi cũng như phương hướng xây dựng hệ giá trị văn hóa ở các làng
ven đô Hà Nội trong thời kỳ đổi mới
Tô Duy Hợp, S biến đổi của làng Việt Nam hiện nay ở đồng bằng sông
Hồng, cho ta thấy sự biến đổi làng xã đồng bằng sông Hồng trong suốt hơn 10 năm
đổi mới bao gồm: thiết kế kinh tế, các dịch vụ xã hội cơ bản, chủ yếu trong lĩnh vực
giáo dục, y tế, thiết chế văn hóa và quản lý làng xã Ngoài ra còn đề cập những
Trang 13chuyển đổi đáng kể và những hạn chế của quá trình chuyển đổi các quan hệ xã hội
cơ bản và đưa ra một số vấn đề xây dựng chiến lược phát triển cộng đồng làng xã trong sự phát triển nông thôn Việt Nam
Kim Jong Ouk, Một số biến đổi ở làng xã châu thổ sông Hồng từ đầu thế kỉ
XIX đến gi a thế kỉ XX Công trình đã nghiên cứu về sự biến đổi làng xã châu thổ
sông Hồng về các mặt: điều kiện tự nhiên, biến đổi về bộ máy quản lý, sở hữu ruộng đất và nền giáo dục ở làng xã châu thổ sông Hồng (làng Mễ Trì)
Một số công trình khác cũng liên quan đến nội dung trên: Biến đổi cơ cấu ruộng
đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ Đổi mới (Qua
khảo sát một số làng xã) (Nguyễn Văn Khánh, 2001), Phát triển nông thôn Việt Nam
từ làng xã truyền thống đến văn minh thời đại (Vũ Trọng Khải, Đỗ Thái Đồng, Phạm
Bích Hợp chủ biên, 2004), Làng nghề truyền thống trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa (Trần Minh Yến, 2004), S phát triển của làng nghề La Phù (Tạ Long
chủ biên, 2006), Kinh tế hộ gia đình và c c quan hệ xã hội ở nông thôn đồng bằng
sông Hồng trong thời kỳ đổi mới (Nguyễn Đức Tuyến, 2003), Định hướng phát triển làng đồng bằng sông Hồng ngày nay (Tô Duy Hợp chủ biên, 2003)
Nghiên cứu về làng Vân Điềm: Những nghiên cứu về làng Vân Điềm hiện nay
chưa có một nghiên cứu nào đi sâu vào tìm hiểu giá trị văn hóa của làng cũng như không gian văn hóa của làng mà chỉ là những bài phân tích về văn bia, giới thiệu về giáo dục khoa cử thời phong kiến và dòng họ
Các công trình nghiên cứu về làng Vân Điềm dưới nhiều khía cạnh khác nhau:
Công trình “Địa phương chí tỉnh Bắc Ninh qua tư liệu H n Nôm”, viện KHXHVN, trình bày khái quát về 6 tiến sĩ họ Nguyễn tại Vân Điềm thời Hậu Lê Nghiên cứu dưới góc độ di tích lịch sử văn hóa của làng: Cuốn “Đông Anh với
nghìn năm Thăng Long - Hà Nội”, NXB Hà Nội, 2010 Trong đó trình bày về một
số di tích Văn hóa của làng đó là đình Vân Điềm, nhà thờ họ Nguyễn Thực và họ Nguyễn Đại tôn Đặc biệt nêu lên những người đỗ đạt trong truyền thống khoa cử Đông Anh, các nhân vật khoa cử ở Vân Điềm chiếm đa số
Gần đây nhất là cuốn “Địa chí Đông Anh”, NXB Chính trị Quốc gia sự thật,
2016, có nêu lên về tên làng, trình bày cụ thể, chi tiết về nhân vật lịch sử, từ đường
Trang 14họ Nguyễn ở Vân Điềm, tên làng, đặc biệt là thời kỳ giáo dục - khoa cử của xã Vân Điềm thời phong kiến
“Lịch sử cách mạng Đảng bộ và nhân dân xã Vân Hà (1930 - 2010)” ghi lại
lịch sử đấu tranh cách mạng của nhân dân Vân Hà trong 2 giai đoạn: 1930 -1954 và
1954 - 1975, tiếp đó là công cuộc đổi mới (1976 - 2010) Nội dung về làng Vân Điềm được trình bày sơ bộ trong phần 1 của cuốn sách, mục truyền thống và lịch sử văn hiến
Ngoài ra, viết về làng Vân Điềm chủ yếu là các bài viết tìm hiểu về dòng họ
Nguyễn Thực, trong đó có bài viết “Giới thiệu tấm bia về gia tộc Nguyễn Th c làng
Vân Điềm” và bài viết “Hoàng Gi p Nguyễn Th c và một dòng họ hào hoa ứ Kinh Bắc” của tác giả Vương Hường, nghiên cứu sâu về người khai khoa mở đầu cho
dòng họ Nguyễn ở Vân Điềm và các thế hệ sau đó
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của luận văn này là nghiên cứu quá trình biến đổi đời sống văn hóa của làng Vân Điềm từ truyền thống cho tới ngày nay
Để làm được điều đó, luận văn tập trung giải quyết các mục tiêu cụ thể:
- Tìm hiểu, phân tích không gian văn hóa của làng Vân Điềm truyền thống và thời kỳ hiện đại
- Nhận diện những biến đổi về đời sống văn hóa của từng giai đoạn: trước năm
1986 và sau năm 1986 trong diễn trình lịch sử văn hóa của làng
- Chỉ ra được những đánh giá và thách thức trong quá trình hội nhập và phát triển của làng Vân Điềm hiện nay
4 Đố tượng và ph m vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài xác định đối tượng nghiên cứu là những biến đổi đời sống văn hóa làng Vân Điềm, xã Vân Hà từ truyền thống đến nay Trong đề tài này, khách thể nghiên cứu là cộng đồng làng Vân Điềm, diện mạo văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần của làng Vân Điềm
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Thời gian nghiên cứu: Những biến đổi hiện tại được quan sát, nhận định trên
cơ sở nghiên cứu của tôi trong thời gian điền dã thực tế trong những đợt khảo sát
Trang 15vào tháng 5-6 -7/2017 Giai đoạn văn hóa trước đây tôi nghiên cứu dựa trên cơ sở
kế thừa những ghi chép làng Vân Điềm của các công trình đi trước và thông qua phỏng vấn người dân tại đây
+ Không gian nghiên cứu: Không gian nghiên cứu chính là làng Vân Điềm, xã Vân Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội Ngoài ra, luận văn cũng chú ý tới không gian định cư, nơi dân cư hình thành, gắn bó, tương tác với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội để thấy được những biến đổi văn hóa của làng
- Phương pháp Nghiên cứu Liên ngành và phương pháp Khu vực học được áp dụng đó là coi làng xã như một không gian xã hội - văn hóa mang tính hệ thống và tổng thể, chịu sự tác động thường xuyên và liên tục của các yếu tố bên trong và bên ngoài, nên luôn luôn vận động và biến đổi
- Phương pháp Nghiên cứu Lịch sử: giúp chúng tôi khai thác các nguồn sử liệu và phê phán sử liệu để có được những thông tin, tư liệu đạt đến trình độ chính xác cao
- Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp chuyên ngành của văn hóa, xã hội, địa lý… được sử dụng ở mức độ thích hợp
- Xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến sự biến đổi không gian văn hóa làng Vân Điềm, đồng thời đưa ra một số phương hướng để bảo tồn những giá trị văn hóa lịch sử của làng
Trang 167 Kết cấu ề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo; luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Kinh tế - xã hội làng Vân Điềm
Chương 2: Văn hóa làng Vân Điềm trước năm 1986
Chương 3: Văn hóa làng Vân Điềm từ sau năm 1986 đến nay
Trang 17NỘI DUNG
C ươn 1: KINH T - XÃ HỘI ÀNG VÂN ĐI
1.1 Kinh tế - xã hộ l n Vân Đ ềm trướ ổi mới
1.1.1 Tình hình ruộng đất và sản xuất nông nghiệp
Làng Vân Điềm có tên Nôm là Kẻ Đóm, được hình thành từ thế kỉ thứ XIII, vào thời kỳ nhà Trần lên ngôi thay nhà Lý Từ cuối thế kỷ XV tại khu vực Vân Điềm đã hình thành 4 cụm dân cư là: làng Nùi, xóm Vó Bè, làng Đóm và xóm Nội Điểm Sau đó, 4 cụm dân cư này hội cư về một khu vực, hình thành một làng lớn hơn, có tên trong sổ hành chính là làng Nội Điểm (thuộc tổng Hà Lỗ) Tổng Hà Lỗ khi đó gồm 9 xã, thôn: xã Hà Lỗ, thôn Thiết Úng thuộc xã Thiết Úng, thôn Cổ Châu thuộc xã Thiết Úng, xã Thiết Bình, xã Vân Điềm, xã Lỗ Khê, xã Hà Vĩ, xã Ngô Khê, xã Thù Lỗ Năm 1822, trấn Kinh Bắc đổi thành trấn Bắc Ninh, khu vực xã Vân Hà (hiện nay) thuộc về địa giới 4 xã Ngô Khê, Thiết Úng, Thiết Bình và Vân Điềm thuộc tổng Hà Lỗ, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, trấn Bắc Ninh Từ năm
1831, sau cải cách hành chính của vua Minh Mệnh, xã Vân Điềm thuộc tổng Hà Lỗ, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Đầu thế kỷ XX, xã Vân Điềm thuộc tổng Hà Lỗ, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, xã Vân Điềm cùng các xã Hà Khê, Thiết Úng, Thiết Bình, Cổ Châu được thành lập thành xã Vân Hà, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh Năm 1961, làng Vân Điềm thuộc
xã Vân Hà, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội
Khi tìm hiểu về tình hình kinh tế nông nghiệp của làng xã Việt Nam, vấn đề đầu tiên mà các nhà nghiên cứu quan tâm chính là vấn đề sở hữu ruộng đất Theo địa
bạ Gia Long (1804) tổng diện tích tư điền xã Vân Điềm, số liệu là 216 mẫu 4 sào 2 thước 8 tấc, nhưng khi cộng từng thửa lại diện tích ruộng tư chỉ có được 213 mẫu 1 sào 1 thước 4 tấc, còn thiếu 3.314 mẫu Những sai khác trên đây một phần do tính phức tạp, đa dạng của các loại hình sở hữu, một phần do bị nhầm lẫn ngay từ lúc làm địa bạ hoặc do lỗi sao chép Tổng diện tích công điền và tư điền ở xã Vân Điềm là
221 mẫu 10 sào 2 thước 8 tấc, còn lại là ruộng Thần Từ, Phật Tự, Kỵ Điền tại xứ Cửa Cầu 1 sở 8 mẫu 11 thước 4 tấc và Thổ trạch viên trì tại xứ Trong Làng 1 khu 52 mẫu
Trang 181 sào 12 thước (trong đó dân cư ở cũ là 21 mẫu 3 sào) Nhìn chung, bộ phận giữ vị trí lớn là ruộng tư điền, bộ phận này chiếm 213.114 mẫu Số liệu bảng dưới đây sẽ cho phép hiểu mối quan hệ giữa tính chất sở hữu với chất lượng các loại ruộng
Bảng 1 1 Tình hình công tư điền thổ của xã Vân Điềm đầu thế kỷ XIX
Tính chất sở
hữu
Phân lo i ruộng
Tổng cộng
Tư điền thổ 86.5.10.6 39,97% 129.8.7.2 60,01% 216.4.2.8 99,98% Công điền thổ 5.6 0,002% 5.6 0,002%
Tổng cộng 86.5.10.6 39,97% 135.4.7.2 60,01% 222.0.2.8 100,00%
Nguồn: Thống kê từ địa bạ Gia Long (1804) Chỉ tính riêng trong bộ phận ruộng, sở hữu tư nhân chiếm 216.428 mẫu (chiếm 99,98%) Theo cách phân loại ruộng của địa bạ (chia làm 3 hạng): đẳng hạng, ruộng hạng nhất là loại tốt nhất, rồi lần lượt tới hạng nhì, hạng ba nhưng ở xã Vân Điềm thì chỉ có nhị đẳng điền và tam đẳng điền (ruộng hạng 2 và ruộng hạng 3), là loại kém màu mỡ, khô cằn, khó canh tác Có thể thấy chất lượng ruộng không được tốt Điều này phản ánh tính chất ruộng đất phụ thuộc chủ yếu vào địa hình, khí hậu của địa bàn và loại hình ruộng đất còn phụ thuộc vào thời tiết
Bảng 1 2 Quy mô sở hữu ruộng tư ở xã Vân Điềm
Trang 19Biểu đồ 1: Quy mô sở hữu của xã Vân Điềm
Nhìn vào phân bố tỉ lệ ruộng có thể thấy ngay rằng số chủ và diện tích sở hữu tương đương nhau là từ 1 đến 3 mẫu Tuy nhiên khi xét về diện tích thì tỉ lệ cao nhất là lớp sở hữu từ 3 - 5 mẫu (39,01%), mặc dù họ chỉ chiếm 18,11% số chủ Số chủ sở hữu nhỏ thuộc 2 lớp từ 5 - 10 mẫu (2,36%) và từ 10 - 20 mẫu (0,78%) Qua đây ta có thể thấy đa phần là số chủ sở hữu chiếm quy mô từ dưới 1 mẫu cho đến từ
3 -5 mẫu, hộ dân nghèo sản xuất nông nghiệp là chính Có thể thấy tỉ lệ từ 10 - 20 mẫu chỉ có 1 chủ sở hữu, có lẽ đây là phú nông hoặc địa chủ giàu có
Bảng 1 3 Quy mô sở hữu theo nhóm dòng họ
Trang 20Theo thống kê địa bạ đầu thế kỷ XIX cho ta thấy có tất cả 4 dòng họ, trong đó dòng họ Nguyễn chiếm ưu thế tuyệt đối cả về số lượng người ở sở hữu tư điền cũng như diện tích sở hữu Họ Nguyễn có số chủ sở hữu (chiếm 96,85% ) nắm giữ hơn
200 mẫu (chiếm 97,86%), tiếp đó là 2 chủ hộ họ Dương, 1 chủ hộ họ Đỗ và 1 chủ
hộ họ Nghiêm Trong số họ Nguyễn thì có 1 -2 hộ là dân ở xã khác đến phụ canh là Nguyễn Hữu Mô ở xã Bình Lâm, huyện Yên Phong; Nguyễn Đức Mại và Nguyễn Trí Cự ở xã Quan Độ; Nguyễn Đình Nghị ở xã Thiết Bình Riêng 2 chủ hộ họ Dương là Dương Thế Thịnh và Dương Văn Đàn thuộc xã Hà Lỗ; chủ hộ họ Đỗ là
Đỗ Tiến Học người xã Bình Lâm, huyện Yên Phong Qua đây ta có thể thấy, tình hình sở hữu ruộng đất ở xã Vân Điềm nói chung là manh mún, nhỏ lẻ Chủ yếu là tình trạng thực canh chỉ xuất hiện vài hộ ở xã khác đến phụ canh
Thuộc khu vực huyện Đông Anh - đây chính là miền châu thổ đầu tiên được bồi đắp sau khi sông Hồng tiếp nhận các phụ lưu lớn là sông Lô và sông Đà Huyện Đông Anh nằm trong khu vực chuyển giữa trung du và đồng bằng, từ miền đồi núi xuống vùng châu thổ “Đầu thế kỷ XV để phục hồi nông nghiệp sau chiến tranh giải phóng dân tộc, vua Lê Thái Tổ cho nhập ruộng hoang vắng chủ vào ruộng công của làng Một số ruộng đất tư được công hữu hóa trở lại Đầu thế kỷ XIX: những địa bạ Gia Long (ra đời dưới triều Nguyễn đầu tiên) cho thấy rằng số ruộng đất tư tại từng
xã ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ đến lúc bấy giờ đã át hẳn số lượng ruộng công”3 - Như bảng phân tích trên đã thấy rõ phần nào Ruộng đất của làng vốn là công hữu, việc chia ruộng đất của làng xã cho dân làng đã có từ rất sớm Nhưng phân chia ruộng đất theo định kỳ thì xuất hiện muộn Việc nhận ruộng cày cấy suốt đời hoặc chỉ được thời gian mấy năm rồi trả lại cho làng để nhận đám khác có từ sớm, nhưng việc phân chia ruộng đất làng xã theo định kỳ lần đầu tiên được quy định thành luật lệ là chế độ quân điền của triều đình Lê Thánh Tông Chế độ quân điền được thực hiện là một biến cách lớn trong làng xã Nó chi phối sự phát triển của làng, xã cuối thế kỷ XV trở về sau trên các mặt kinh tế, chính trị và cả tư tưởng, văn hóa
3
Trần Từ (1984), Cơ cấu tổ chức của làng Việt Cổ truyền ở Bắc Bộ, NXB Khoa học xã hội, tr.20-21
Trang 21Về kinh tế, ruộng công và chế độ quân điền đã ràng buộc người nông dân trong làng xã Khi mất mùa đói kém, họ có thể đi nơi khác, nhưng trước sau vẫn trở về làng cũ vì làng cũ vẫn chia ruộng đất cho họ, sự ràng buộc này từ quan hệ kinh tế dần thành phong tục tập quán và tâm lý tình cảm “Cuối năm 1955, được sự chỉ đạo cấp trên đội cải cách ruộng đất được thực hiện tại xã Vân Hà với phương châm “dựa hẳn vào bần cố nông, đoàn kết với trung nông, liên hiệp phú nông, đánh đổ toàn bộ giai cấp địa chủ” Chi bộ tại xã chỉ đạo chính quyền phân hóa các đối tượng địa chủ, tiến hành tịch thu, trưng thu, trưng mua được hơn 666 mẫu ruộng; 2856 kg thóc; 18 con trâu bò; hơn 26 mẫu đất ở; 245 gian nhà Uy thế của giai cấp địa chủ ngự trị ở nông thôn hoàn toàn sụp đổ, người lao động thực sự làm chủ Tính trung bình toàn
xã, tổng số ruộng đất là 1.324 mẫu 1 sào; bình quân ruộng cho mỗi nhân khẩu là 3 sào Song hành cùng cải cách ruộng đất, chi bộ và chính quyền đoàn thể quần chúng vận động nhân dân tiến hành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, chỉ sau vài tháng nhiều diện tích hoang hóa ở cánh đồng các thôn đều được phục hồi và gieo trồng kip thời vụ”4
Giai đoạn từ tháng 7 năm 1954 đến tháng 12 năm 1960, nhân dân Vân Điềm cùng toàn xã thực hiện cải cách ruộng đất, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa Hậu quả của chiến tranh để lại cho xóm làng bị tàn phá, trâu, cày kéo và nhân lực thiếu nghiêm trọng Thôn xóm xác xơ do giặc đốt phá, vơ vét nhiều năm liền Một
bộ phận người dân ở các thôn đi tản cư về không có chỗ ở, phải đến ở nhờ nhà người thân hay các điếm công của làng Trong khi đó, công cụ sản xuất thô sơ, lạc hậu, đời sống nhân dân lại càng gặp nhiều khó khăn Tháng 6 năm 1955, xã thực hiện việc giảm tô, giảm tức Sau khi tổ chức học tập, quán triệt chính sách ruộng đất của Đảng và chính phủ trong chi bộ và nông hội, đội giảm tô đã phân công cán bộ
về các thôn “thăm nghèo hỏi khổ”, “bắt rễ xâu chuỗi” Đội dựa hẳn vào bần cố nông
- những người có lợi ích đối lập nhất với thực dân phong kiến mà phát hiện ra giai cấp địa chủ, buộc họ phải chấp hành triệt để chính sách giảm tô, giảm tức, xóa nợ của Đảng và chính phủ Đợt giảm tô thu được 205.530 đồng tiền thoái tô và 5.550kg
4BCH Đảng bộ xã Vân Hà (2012), Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Vân Hà (1930 - 2010),
NXB Văn hóa Thông tin, tr.115-116
Trang 22thóc của địa chủ Số tiền, số thóc này được chia cho các hộ bần cố nông để họ giải quyết vấn đề cứu đói và có vốn mua thóc giống, tậu trâu - bò để phục hồi kinh tế Sau đó là cải cách ruộng đất, qua việc tịch thu, trưng thu, trưng mua từ địa chủ và phú nông mà toàn xã tổng số ruộng đất là 1.324 mẫu 1 sào; bình quân ruộng cho mỗi nhân khẩu là 3 sào 0,5 thước Sau cải cách ruộng đất, nhân dân tiến hành khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh, tích cực hàng nghìn ngày công biến ruộng hoang thành nơi trồng lúa, hoa màu Chỉ sau vài tháng nhiều diện tích hoang hóa ở cánh đồng các thôn được phục hồi và gieo trồng đúng thời vụ
Cây trồng chủ yếu thời kỳ này chủ yếu vẫn là cây lúa Lúa xuất hiện từ rất sớm
và là giống cây trồng chủ đạo của ngành nông nghiệp Trong nông nghiệp, trồng trọt
đã trở thành nguồn sống chủ yếu của con người Kĩ thuật trồng trọt có nhiều tiến bộ, công cụ sắt và trâu bò cày kéo được sử dụng phổ biến trong canh tác Hệ thống đê điều bước đầu hình thành dọc các sông lớn vùng đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung
Bộ Người dân đã biết dùng phân để bón ruộng, biết chiết cành cây để trồng Trải qua quá trình lâu dài trong canh tác, con người Việt Nam đã tiến tới trồng lúa cho hai vụ chiêm mùa Do là vùng đất trũng nên ở Vân Điềm thời kỳ này vẫn chỉ trồng được giống lúa Tám Nước (hạt dài, thân cao, phát triển rất nhanh khi bị ngập nước)
là loại lúa thích hợp cấy trồng ở ruộng trũng , đầm, dọc nước, ruộng thụt Trong khi
đó ở Đông Anh có các loại giống lúa khác nhau như: Tam Sơn, Bạc Bụng, lúa Tây, lúa Gié, lúa Lốc, lúa Sọc,…
Đất đai ở Đông Anh được chia làm nhiều loại khác nhau bởi sự đa dạng của địa hình tự nhiên nơi đây Bởi vậy tương ứng từng loại đất sẽ có các giống lúa và cách thức chăm sóc, thu hoạch cũng khác nhau Đối với làng Vân Điềm thì thuộc đất đai khu đồng thấp là những thửa ruộng trũng, gần các đầm hồ, luôn chịu ảnh hưởng của nước lũ Thuộc vùng đất trũng thì Vân Điềm thường cấy vụ chiêm, năng suất không được cao như vụ mùa, nhưng vì điều kiện tự nhiên, thiên nhiên làm ảnh hưởng đến năng suất Nhưng đó vẫn là nguồn kinh tế chính của từng hộ gia đình
Có thể nói, nghề trồng lúa nước là nghề sinh sống chủ đạo của cư dân nông nghiệp Mỗi công đoạn đòi hỏi người nông dân không chỉ sức lao động mà còn là những kinh nghiệm truyền từ đời này sang đời khác Bên cạnh trồng lúa để bổ sung
Trang 23cho nguồn lương thực từ rất sớm cư dân ở đây đã trồng các loại rau màu: rau ngót, rau dền, rau mồng tơi, bầu, bí, su hào, su su, khoai lang, khoai sọ,… đặc biệt là củ
từ là những cây trồng có khả năng chịu đựng điều kiện khắc nghiệt của thời tiết, lại nhanh cho thu hoạch và năng suất cao nên được người dân ở đây trồng nhiều Vân Điềm còn trồng ngô, đỗ vụ đông, có khi lên tới 4 vụ/năm Trong sản xuất nông nghiệp, truyền thống thâm canh tạo ra nhiều giống cây mang đặc sản địa phương như các giống lúa: chiêm, tẻ,… Sôi nổi hưởng ứng Lời kêu gọi thi đua sản xuất tiết kiệm mùa xuân của chủ tịch Hồ Chí Minh (2/1955), nhiệt tình thực hiện các phong trào thi đua chống hạn với những khẩu hiệu thể hiện quyết tâm chống chọi với thiên tai Các ao hồ, chuôm đều được tận dụng để lấy nước tưới cho cây lúa, hoa màu Làng Vân Điềm cùng làng Hà Khê và Thiết Úng còn đào được hệ thống mương nhỏ dẫn nước từ các ao trong làng ra ngoài đồng ruộng Nguồn nước phục vụ cho sản xuất đảm bảo, cây trồng được chăm bón tốt, năng suất lúa và hoa màu tăng đáng kể Chăn nuôi, nhất là lợn, trâu bò cày kéo và gia cầm dần phát triển
Đối với chăn nuôi, chính quyền vận động mỗi hộ gia đình nuôi 1 con lợn bột, 5
hộ nuôi một con lợn nái và chú trọng phát triển gia cầm Nhờ vậy nạn khan hiếm thực phẩm từng bước được giải quyết và tạo ra nguồn phân bón đáng kể, thúc đẩy
sự sinh trưởng của cây trồng thiết thực cải tạo những ruộng đất bị bạc màu Ngoài
ra, ở Vân Điềm còn trồng nhiều loại ăn quả như cam, nhãn, mít,… Cũng như bao làng quê khác việc phát triển nông nghiệp tại Vân Điềm những năm trước đổi mới chủ yếu là trồng lúa, đảm bảo được đời sống hàng ngày của người dân Tháng 9 năm 1960, làng Vân Điềm thành lập HTX gồm 85 hộ do ông Nguyễn Văn Chanh làm chủ nhiệm Cuối năm 1960 Vân Điềm cùng toàn xã căn bản hoàn thành hợp tác hóa nông nghiệp Hoạt động của HTX đi vào nề nếp, đạt hiệu quả cao thu nhập bình quân đầu người tăng 14,5% so với thời kỳ 1954 -19575 Lợn, trâu, bò
và gia cầm là những vật nuôi chính được HTX nông nghiệp chú trọng Đặc biệt là lợn, HTX nào cũng có 1 trại chăn nuôi lợn, trung bình có từ 200 - 300 con Trong chăn nuôi hộ gia đình, nhiều gia đình xã viên còn chú trọng phát triển các loại gia
5BCH Đảng bộ xã Vân Hà (2012), Lịch sử cách mạng của Đảng bộ và nhân dân xã Vân Hà (1930 - 2010),
Sđd, tr.126
Trang 24cầm như: ngan, ngỗng, gà tây,… Bên cạnh đó, HTX chú trọng xây dựng khung thời
vụ cho sản xuất và khắc phục tình trạng đất bạc màu Ngoài biện pháp luân canh, HTX Vân Điềm vận động xã viên thi đua tạo nguồn phân bón ruộng bằng việc thiết thực là chuyển bùn từ đáy ao, hồ lên phơi ải rồi đem ra đồng làm phân bón Ở tất cả các HTX đều dành diện tích thả bèo hoa dâu, trồng điền thanh làm nguồn phân xanh dồi dào, giúp cho việc cải tạo đất bạc màu có hiệu quả Ngoài việc cải tạo đất, công tác thủy lợi cũng được quan tâm Do Vân Điềm là địa bàn trũng nhất nên ngay từ năm 1962 làng Vân Điềm cùng làng Thiết Úng ra sức đắp bờ chống úng Công trình cống Mới ở cánh đồng Chằm (Vân Điềm) được cấp trên đầu tư xây mới lại gấp đôi cống cũ nên việc chống úng được đảm bảo hàng năm
HTX từ khi được thành lập đều hoạt động ở sân đình nhưng đến giai đoạn 1965
- 1975 thì HTX Vân Điềm được chuyển từ sân đình vào khu Dinh rộng gấp 3 lần diện tích sân cũ Dù phải vừa đảm bảo chiến đấu, vừa phục vụ chiến đấu, song cơ
sở vật chất - kỹ thuật vẫn được đầu tư xây dựng và sửa chữa thêm Năm 1968, đáp ứng yêu cầu của tiền tuyến tổng tiến công và nổi dậy, thực hiện khẩu hiệu “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” xã Vân Hà không những hoàn thành và vượt chỉ tiêu mà còn làm tròn và vượt mức kế hoạch lương thực, thực phẩm cho nhà nước Làng Vân Điềm luôn là cơ sở tiến hành nhanh, gọn hơn cả Hai khoản thuế nghĩa vụ thường chiếm 30% tổng sản lượng lương thực của địa phương Mỗi năm một hộ bán cho nhà nước với giá rẻ 50kg thịt lợn hơi và 3kg thịt gà, đảng viên tự nguyện bán 2kg gà,…
Cuối năm 1975 và đầu năm 1976 HTX Vân Điềm cùng HTX Thiết Bình, HTX Thiết Úng quy hợp lại thành HTX nông nghiệp xã Vân Hà Sau khi hợp nhất nhiệm
vụ đầu tiên của HTX là tổ chức đại hội xã viên để quyết định mục tiêu, phương hướng của HTX, quyết tâm đưa sản xuất nông nghiệp tiến lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa Năm 1981 Ban bí thư trung ương Đảng khóa V ra chỉ thị số 100 - CT/TW về cải tiến công tác khoán, thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động Theo chỉ thị này, hộ xã viên được tự chủ trong ba khâu: gieo trồng, chăm sóc và thu hoạch Các HTX thành lập hội đồng chỉ đạo khoán, khảo sát, đo đạc lại diện tích, ổn định lại mức khoán cho từng thửa, đưa ra xã viên bàn bạc Khoán sản
Trang 25phẩm đã tạo ra sức hấp dẫn lớn, thu hút mọi đối tượng lao động vào sản xuất nông nghiệp Sau 4 vụ thực hiện chỉ thị 100-CT/TW, tổng diện tích các loại cây trồng toàn xã thực hiện được là 350ha, năng suất lúa đạt 35,5 tạ/ha, sản lượng lương thực đạt 1.500 tấn Thực hiện khoán sản phẩm tới nhóm và người lao động từng bước phá thế độc canh cây lúa, chuyển sang sản xuất các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao Năm 1985, toàn xã trồng trên 54ha cây vụ đông các loại, trong đó chủ lực là khoai tây, khoai lang, lạc và các loại rau Phong trào trồng cây tiếp tục được đẩy mạnh, HTX đã giành cho mỗi làng một số đất để các cụ làm vườn quả Bác Hồ Vườn quả làng Thiết Úng, làng Thiết Bình, làng Vân Điềm hàng năm cho thu nhập rất cao
1.1.2 Thủ công nghiệp và thương nghiệp
1.1.2.1 Thủ công nghiệp
Lịch sử kinh tế đã chứng minh bản thân nông nghiệp không thể tự tạo việc làm đầy đủ và ổn định trong năm, cho nên nông nghiệp (chủ yếu trồng trọt) phải kết hợp với các ngành nghề khác Đó là sự kết hợp đa thành phần kinh tế Giai đoạn năm 1954, trước khi có nghề chạm khắc gỗ mỹ nghệ thì làng Vân Điềm hiện nay là
xã Vân Điềm trước kia có nghề nấu rượu cùng các xã Yên Lã, Yên Thường, Quan Đình, Dương Lôi, Hà Lỗ và Kim Bảng Làng Vân Điềm trong xã có nghề nấu rượu
lâu đời, khá nổi tiếng Vào đầu thế kỷ XIX, Bắc Ninh phong thổ tạp ký kể tên xã
Vân Điềm khi đó thuộc huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh có nghề nấu rượu Đến
đầu thế kỷ XX, Bắc Ninh toàn tỉnh địa dư chí cũng nhắc đến nghề của làng Có thể
nói, trong dân gian xã nào cũng có nghề khác nhau nhưng vẫn phần nhiều là nghiệp nhà nông Hiện nay, không có văn bản nào nói về việc nấu rượu ở xã Vân Điềm phát triển cụ thể như nào mà chỉ được ghi lại trong tài liệu với cách nêu tên, không
được trình bày một cách chi tiết Theo như Địa chí Đông Anh: “Nghề nấu rượu nổi
tiếng nhất ở Đông Anh là rượu Đông Ngàn Trước đây, rượu Đông Ngàn bao giờ cũng được cất bằng gạo nếp cái Hoa Vàng với những bí quyết gia truyền nên đặc biệt thơm ngon Tương truyền, rượu Đông Ngàn đã nhiều lần đem tiến vua nên được vua ban cho tên gọi là làng Long Tửu (làng có rượu được tiến vua)”
Trang 26Bên cạnh các xã trong huyện như dệt ở Thụy Lôi (xã Thụy Lâm), sơn mài ở làng Châu Phong (xã Liên Hà), làm đậu phụ ở làng Chài (xã Võng La),… thì làng Vân Điềm (xã Vân Hà) cũng có làng nghề thủ công: chạm khắc gỗ mỹ nghệ
Đến khoảng giai đoạn 1954 - 1985, ngành nghề thủ công thời kỳ này ở toàn
xã phát triển Cùng với sản xuất lương thực, nghề thủ công truyền thống cũng được phục hồi Bên cạnh các HTX thủ công nghiệp chuyên nghiệp như điêu khắc Từ Vân (Vân Hà), sơn mài Châu Phong, cơ khí Dục Tú, may mặc Việt Hùng, Uy Nỗ,… thì các HTX nông nghiệp cũng phát triển thủ công trong nông nghiệp như thợ mộc, thờ
nề, thợ cưa xẻ, thợ rèn,… tổ vận chuyển do HTX điều hành Cùng với bàn tay khéo léo, thợ mộc, thợ xẻ, thợ nề ở Vân Điềm, Thiết Bình, Thiết Úng được điều đến làm việc tại các công trường Bắc Sơn, Từ Sơn, Yên Viên, Đền Đô, xây dựng kho tàng Ban đầu chỉ phát triển một cách thô sơ, với những dụng cụ đơn giản Chủ yếu là được truyền dạy nghề và học hỏi từ các làng khác xung quanh, nhất là khu vực làng Thiết Úng - nơi nổi tiếng với nghề mộc và chạm khắc Làng Vân Điềm cùng với sự phát triển nghề thủ công trong toàn xã nên mới đầu chỉ phát triển manh mún, chỉ có một vài hộ tham gia làm, không có nhiều nhân công, chủ yếu vẫn phát triển HTX nông nghiệp, thủ công nghiệp chưa phát triển mạnh vì do nguồn kinh tế chưa cao, đất nước lúc đó vẫn còn chưa phát triển nhiều về các mặt hàng thủ công Khi đó chỉ mang tính chất là thợ làm nghề, chưa có kỹ xảo nhiều như HTX điêu khắc Từ Vân Nhu cầu đối với người dân lúc đó mới chỉ đảm bảo đời sống hàng ngày, nhu cầu ăn uống là chính cho nên người đi làm thuê không nhiều và các hộ gia đình thì chưa có kinh phí cao để hoạt động, chủ yếu là lấy công làm lãi dẫn tới việc phát triển thủ công nghiệp chưa thực sự có dấu ấn mạnh trong kinh tế truyền thống lúc đó
1.1.2.2 Thương nghiệp và dịch vụ
Sau năm 1954, Ban chấp hành Trung ương Đảng chủ trương thực hiện cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế tư bản tư doanh, tiểu thương, tiểu chủ, thợ thủ công và nông dân cá thể; kinh tế tập thể quốc doanh trở thành hai thành phần kinh tế chủ yếu, trong khi kinh tế tư nhân, cá thể bị thu hẹp Cùng với hệ thống thương nghiệp quốc doanh là sự ra đời phát triển mạnh mẽ của HTX mua bán, phục vụ đắc lực cho hệ thống mậu dịch quốc doanh Các đơn vị HTX mua bán
Trang 27đứng ra thực hiện công tác thu mua lương thực, thực phẩm, hàng nông sản để bán cho nhà nước
Vân Điềm không giống như những làng buôn quanh vùng, đặc biệt không giống như một số làng buôn bán ở địa phận Bắc Ninh hiện nay như Phù Lưu hay Cổ Châu Vào những thời điểm khó khăn của đất nước, khi miền Bắc làm hậu phương cho miền Nam ruột thịt (1954 - 1975), người dân Vân Điềm bên cạnh là thành viên của HTX nông nghiệp và HTX tiểu thủ công nghiệp Vân Hà, thì họ còn tham gia buôn bán các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp ở nhiều khu quanh vùng, đặc biệt là sản phẩm tượng gỗ Sau khi điều tra phỏng vấn, tôi được biết sản phẩm tượng gỗ này được ưa dùng lúc đó vì mục đích trang trí, chỉ có những nhà nào giàu có, điều kiện kinh tế khá giả thì mới có thể mua ở trong vùng hoặc ngoài vùng có thể từ Hà Nội hay Bắc Ninh Ở Vân Điềm người dân chỉ làm đến sản phẩm thô, nhưng cũng
có những sản phẩm được làm đến công đoạn cuối cùng
Trước thời kỳ đổi mới, ở Vân Điềm chưa có hoạt động chợ tại địa phương, mà chủ yếu đi giao thương bên ngoài Nhu cầu phục vụ đời sống chỉ có thể trao đổi ở các làng quanh vùng, đặc biệt bên khu Bắc Ninh hiện nay Không gian trong làng trước đây chưa có dịch vụ buôn bán nhiều, chỉ chủ yếu phục vụ nông nghiệp, đất đai chưa được cải tạo thành các khu chuyên biệt buôn bán nhằm phục vụ cho nhu cầu người dân
1.1.3 Tổ chức xã hội
1.1.3.1 Gia đình và dòng họ
Gia đình là một đơn vị kinh tế, một đơn vị xã hội, nhưng nó không tồn tại độc lập mà luôn luôn tồn tại phụ thuộc vào làng Cộng đồng làng vừa là tập hợp của các gia đình vừa là nhu cầu tồn tại và phát triển của mỗi gia đình nông dân6
Gia đình truyền thống trong làng xã của người Việt thường là các gia đình hạt nhân gồm
1 vợ 1 chồng và những đứa con chưa trưởng thành nhưng nhìn chung các triều đại phong kiến vẫn thường khuyến khích các gia đình có nhiều thế hệ cùng sinh sống Mỗi gia đình đều có nhiều con với quan điểm đông con đông của và cũng do tính chất của cư dân nông nghiệp cần nhiều nhân công trong sản xuất trồng cấy nên các
6
Nguyễn Quang Ngọc (2009), Một số vấn đề làng xã Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr.124
Trang 28gia đình đều không có ý thức hạn chế số lượng con Đa phần là kinh tế nông nghiệp lúa nước hết sức manh mún chịu sự tác động của thiên nhiên, nên cần sự giúp đỡ từ những gia đình láng giềng, những người có chung dòng máu Vì thế quan hệ thân tộc đã thật sự nổi lên như một sợi dây hết sức cơ bản của làng Việt nói chung và làng Vân Điềm nói riêng Người trong họ dễ tổ chức với nhau để làm mọi việc từ trồng lúa, làm thủy lợi, làm nghề, bảo vệ làng xóm, đồng điền,…
Qua quá trình tìm hiểu 2 bản gia phả của 2 dòng họ Nguyễn ở Vân Điềm là dòng họ Nguyễn Thực và Nguyễn Đình, 2 dòng họ nhất nhì trong làng, để thấy được sự hiện diện của hai dòng họ lớn trong làng Mỗi gia phả lại có những cách viết khác nhau, có những quy định chung, nhưng cũng có những điểm riêng Mở đầu mỗi bản gia phả đều nói khái quát về dòng họ của mình Bản gia phả họ Nguyễn Thực chủ yếu nói về các đời con cháu của họ Nguyễn, ghi chép chi tiết cụ thể về từng chi, việc đỗ đạt của từng người Làng Vân Điềm hình thành từ cuối thế
kỷ XIV khi đó có 7 họ nguồn gốc khác nhau nhưng đều mang tên là họ Nguyễn Mãi đến năm 1970 Vân Điềm vẫn chưa có người mang tên họ khác họ Nguyễn Sau năm 1970 mới có người đến chiếu theo chứng minh thư mà mang họ khác Cũng thời kỳ này có một họ chỉ có 4 gia đình xin đổi tên họ là họ gốc cũ
Họ Nguyễn Đại Tôn (sau này còn gọi là họ Nguyễn Thực) về làng Vân Điềm
từ giữa thế kỷ XV, theo như được truyền lại đây là họ gốc Lý, dòng của Lý Quang Bật Gia phả chữ Hán ở Vân Điềm các cụ không chép rõ rệt về chuyện này, nhưng truyền thuyết thì vẫn để lại nhiều câu chuyện về sau: người về đầu tiên được các cụ bên dòng họ Nghiêm ở Quan Độ che chở rồi sau gả cháu gái cho Họ Nghiêm ở Quan Độ có nhiều người làm quan dưới triều Lý, có cụ làm đến chức Tư Mã là cụ Nghiêm Tĩnh là con rể vua Lý Cao Tông Đến đời cụ Bồn (cụ đời thứ 3 ở Vân Điềm) còn nghèo, cụ gần 60 tuổi vẫn phải theo hầu cụ Quan Nội thị trong làng Khi được cụ Nội thị cho về thì cụ được quan Tiến sĩ ở Quan Độ là Nghiêm Phụ cháu bảy đời của cụ Nghiêm Tĩnh (tiến sĩ khoa Mậu Tuất 1478) quan tâm rồi gả con gái cho Sự việc này gia phả cũ có ghi và nay đối chiếu khớp với gia phả họ Nghiêm Hiện giờ họ Nghiêm ở Quan Độ và họ Nguyễn ở Vân Điềm vẫn giữ được mối quan
Trang 29hệ như xưa Mỗi khi có việc lớn của mỗi họ đều có mời đại diện của họ kia Trong văn khấn của họ tại nhà thờ còn ghi “Cung thỉnh” (mời) ngoại tổ ở xã Quan Độ
Từ đầu thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVI họ có lúc phát triển nhưng rồi lại héo mòn, đến cuối thế kỷ XVI vẫn chỉ là độc đinh và rất nghèo Tới Nguyễn Thực (khi còn nhỏ tên là Bảo), đời thứ 5 ở Vân Điềm vốn có tư chất thông minh Cụ được cụ Đàm - Cư (Tiến sĩ khoa Mậu Tuất năm 1538) người làng Hương Mạc đùm bọc rồi
gả cháu gái cho, sau đỗ Hoàng Giáp (1595) từ đây họ phát triển dần thành một họ đông nhất làng rồi thành một họ có danh vọng xứ Kinh Bắc Họ Nguyễn ở Vân Điềm là một dòng họ có tiếng ở Đông Anh Ở dòng họ này từ cụ tổ cho đến con cháu sau này đều làm các quan trong triều Có thể kể đến Nguyễn Thực, Nguyễn Nghi, Nguyễn Khuê, Nguyễn Sĩ, Nguyễn Thẩm, Nguyễn Lân, Nguyễn Thưởng
Đối với gia phả họ Nguyễn Đình, trong quá trình tìm hiểu nội dung bản chữ Hán (54 tờ), khổ 16x27cm, không kể bia phết màu nâu, bị mủn nát một số tờ đầu và một số tờ cuối; bản này nội dung chép gia phả họ Nguyễn Đình đến đời thứ 14 Người biên soạn và chép lại là cụ Vi Thiện Gia phả Nguyễn Đình được biên soạn gồm 3 phần: phần 1 là chép các bài văn tế, cúng tế, nghi thức lễ; phần 2 là ghi chép thể thứ 14 đời họ Nguyễn Đình; phần thứ 3 là đại tự và câu đối Bản tiếng việt viết bằng chữ quốc ngữ trên loại giấy khổ 19x26,5cm (loại giấy 5 hào 2 cũ trước đây màu nâu) chỉ phiên dịch phần 2 và ghi chép đến đời thứ 15 (nhiều hơn bản chữ Hán 1 đời) theo ý kiến của các cụ trong ban biên tập bổ sung gia phả năm 2014: Đời thứ 14 ở thời điểm cụ Vi Thiện (cụ Nguyên) biên soạn năm 1942 chưa đầy đủ, tháng 10 năm 2002 ban biên tập gia phả đã dịch và bổ sung đầy đủ nên phần gia phả đời thứ 14 không in để tránh hiểu lầm và không thống nhất Đặc biệt dòng họ Nguyễn Đình thường xuyên bổ sung tên họ các cháu thi đỗ đại học hay những cá nhân công tác tại địa phương hoặc những con cháu đi làm xa Như vậy, việc nắm chắc rất cụ thể và rành mạch, tạo nên tính đoàn kết cũng như tinh thần trách nhiệm của người trưởng họ
Hoạt động của 2 dòng họ trên thường xuyên được tổ chức tại nhà thờ họ, ăn uống đóng góp đều do mỗi hộ thực hiện cùng trưởng họ Các hoạt động của dòng họ được duy trì trên cơ sở kinh tế là ruộng họ Mỗi dòng họ đều có số ruộng nhất định, những họ có nhiều ruộng thì khoảng 1 đến 2 mẫu Phần ruộng này thường được
Trang 30giao cho các gia đình nghèo hoặc các gia đình không đi buôn bán trong họ cày cấy, lấy hoa lợi phục vụ cho công việc của họ Ngoài phần ruộng họ ra còn có quỹ riêng bằng tiền Những khoản tiền trong quỹ họ thường không cố định và được hình thành bởi nhiều nguồn khác nhau như tiền hương khói tưởng nhớ tổ tiên của những người làm ăn xa không về dự lễ giỗ họ hàng năm hoặc do các thành viên trong họ đóng góp Dù là làm gần hay làm xa thì việc của dòng họ vẫn thường xuyên phải tham gia, nếu không tham gia và đứng lên làm được thì trong gia đình có bố hoặc anh em phải đứng lên làm thay Điều này có nghĩa, mỗi một năm dòng họ có công có việc lớn đều phải phân chia ra cho từng suất đinh, mỗi suất đinh phải chịu trách nhiệm chính công việc đó trong năm đấy Dù đi làm ăn xa nhưng tên vẫn có trong gia phả thì phải làm công việc mà dòng họ giao cho, từ 18 tuổi trở lên là có thể thực hiện được Hình thức này là tiêu biểu cho dòng họ Nguyễn Đình Khi có hoạt động dòng
họ cần họp hành, bàn bạc thì người trưởng họ không cần phải đến từng thành viên
để thông báo mà chỉ cần gõ 3 hồi trống ở nhà thờ họ là mọi người đều biết và tự giác đến Trước cửa mỗi nhà thờ đều có 1 cái trống to treo ở phía bên trái hiên của nhà thờ Điều này rút ngắn thời gian thông báo, thể hiện tinh thần tập thể cao, nhưng vẫn mang nét truyền thống của một làng quê Việt
1.1.3.2 Bộ máy hành chính
Bộ máy quản lý hành chính các cấp ở Việt Nam ra đời và phát triển từ rất sớm Đến trước thời kỳ cận đại, hệ thống này đã được hoàn thiện từ trung ương trở xuống đến các cấp địa phương Trong hệ thống đó, làng là đơn vị cấp cơ sở Bộ máy quản
lý làng xã được tự quyết trong rất nhiều việc như mức thuế khoá dân phải nộp, điều dân đinh thực hiện các công việc lao dịch, binh dịch; phân bổ tiền công quỹ; tiến hành các loại thờ cúng và nghi lễ của làng xã, và đặc biệt là quản lý và phân phối ruộng đất công làng xã Thực ra tất cả những nội dung này đều được quy định trong luật pháp của nhà nước, nhưng trên thực tế các làng đều tiến hành theo phong tục riêng của mình Điều quan trọng là việc tiến hành theo “lệ” nhưng vẫn tồn tại cùng
sự đồng tình của dân làng, cho nên đối với người dân, làng xã như một quốc gia thu nhỏ và có tầm quan trọng đôi khi còn hơn quốc gia
Trang 31Cuối thời Lê đầu Nguyễn (từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX) làng Vân Điềm cũng như các làng khác trong xã đều có phe giáp, phường hội Giáp là tổ chức dành cho nam giới trong làng xã, có đặc điểm cha truyền con nối, cha ở giáp nào, con ở giáp
ấy Người con trai khi đến 18 tuổi phải làm lễ làng để lên đinh hoặc tráng Khi đã là đinh tráng, họ nhận một diện tích ruộng công để cày, thêm phần hoa màu Trong các dịp hội họp, đình đám của xã họ được ngồi ở một chiếu nhất định Bên cạnh quyền lợi, họ có nghĩa vụ với làng như giúp đỡ trong dịp lễ lạt, đình đám, đóng thuế, đi lính, đi phu Đến năm 60 tuổi, người trai đinh coi như hoàn thành nghĩa vụ, không phải gánh việc làng theo đơn vị giáp và được mọi người xin ý kiến khi gặp khó khăn Mỗi giáp được chia thành nhiều phe, mỗi phe về cơ bản hình thành theo khu vực cụm xóm, phần lớn mang tên xóm chính gắn với tên giáp gốc Phe giúp giáp thu thuế, biên lễ thờ Thành hoàng và lo tang lễ cho người quá cố Bên cạnh phe giáp còn có phường hội, phường hội tập hợp các thành viên trên tinh thần tự nguyện nhằm mục đích tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong đời sống thường ngày hoặc vì mục đích nghề nghiệp, tín ngưỡng hay cùng sở thích, thú vui
Giống như bộ máy quản lý của nhiều làng xã thời thuộc Pháp, chúng thi hành chính sách dùng người Việt để cai trị người Việt, khi đó bộ máy quản lý làng xã ở các địa phương được tổ chức theo khuôn hình của thực dân Pháp đề ra Trong điều
1 của Hương ước (Phần thứ nhất: Chính trị) có ghi: “Nhiều họ hay nhiều giáp hợp
lại thành một làng, bởi thế mỗi họ hay mỗi giáp phải có người được gọi là tộc biểu hay giáp biểu, để quản trị việc làng Cách thức bầu tộc biểu hay giáp biểu đều tuân theo một nghị định Quan Thống sứ Bắc Kỳ ngày 25 25 Fevrier 1927” Như vậy,
vào những năm 20 của thế kỷ XX, bộ máy quản lý làng xã truyền thống ở Vân Điềm được thay thế và gọi tên là Hội đồng tộc biểu Tổ chức của hội đồng tộc biểu
“trừ ra có việc mở hội đồng bất thường thì không thể còn cứ mỗi tháng mồng 1 hoặc ngày rằm mở hội đồng một lần để làm các việc lần và độ niên cứ thượng tuần tháng 11 phải hội một lần để làm sổ chi thu năm sau và thượng tuần tháng Giêng đấy phải hội 1 kỳ để làm sổ kết toán năm đã qua” Làng Vân Điềm trước đây có nói
cụ thể về việc lập sổ thu chi và sổ biên thu riêng Việc lập sổ thu chi thu và th c
hành sổ thu chi trình duyệt đều phải tuân theo Nghị định của chính phủ và các thể
Trang 32lệ của quan đầu tỉnh đ sức mà thi hành, nếu không có chi thu trình duyệt thì đ có quyển nhật ký biên việc thu chi riêng đều phải tuân theo nghị định mà thi hành
chức của hội đồng tộc biểu, điều thứ 2, trong hương ước ghi: “Tộc biểu hay giáp
biểu chọn lấy một người làm ch nh hương Hội lấy một người làm phó hương hội, một người làm thư ý, một người làm thủ quỹ để làm việc trong ban hương hội, nếu trong ban không thể bầu được thủ quỹ và thư ý thì chọn người làm ngoại ban cũng được, người ngoại ban được bầu làm thư ý thủ quỹ thì được quyền d hội đồng và làm các công việc Khi họp hội đồng do viên ch nh Hương hội báo cáo, nếu chánh hương hội bận thì có viên phó hương hội b o c o”
Bên cạnh hội đồng, nhân sự giúp việc còn có thủ quỹ, thư ký, điều 5: Khi
hương hội có họp làm việc gì thì thư ý phải ghi chép các lời bàn, và phải lập thành biên bản, c c viên hương hội có mặt khi hội đồng đều phải ký vào trong biên bản Trong biên bản phải kê biên rõ tên các viên hội vắng mặt, khi làm xong thì phải giải
t n ngay, hông được ngồi lâu bày ra cuộc tửu phiếm Còn đối với thủ quỹ thường
liên quan đến thu chi thì “Thủ quỹ nhận tiền của ai nộp vào công quỹ hay phát tiền
để tiêu việc làng thì phải có giấy của ch nh hương hội mới được thu phát, khi nhận tiền phải biên vào sổ và ph t biên lai cho người nộp tiền khi phát tiền phải gi lấy giấy của ch nh hương hội làm bằng chứng”
Việc tham dự hội đồng cũng có những quy định rõ ràng: “ Người nào say rượu
thì cấm hông được d hội đồng, ai làm ngăn trở việc hội đồng thì phó viên chánh hội được phép đuổi người đấy ra, nhưng phải có c c viên hương hội ý họp mới được Khi hội đồng thì công chúng được vào d thính, nếu ai muốn hỏi việc gì thì phải xin phép Hội đồng ưng thuận mới được” Những quy định rất chặt chẽ, thể
hiện tính chuyên biệt “tộc biểu nào bận việc không đến được thì hội đồng phải có lời cáo để hội đồng biết, nếu ai không có duyên cớ gì mà tự tiện bỏ vắng đến 2 lần
Trang 33thì hương hội sẽ làm biên bản trình quan xin bãi người ấy và sức cho họ ấy bầu người khác” Bên cạnh đó các hương hội phải coi sát việc cai trị ở làng, phải lập sổ chi bổ siu thu, quản trị tài sản công dân, thi hành các sắc lệnh của quan trên
Cùng với hội đồng tộc biểu, làng còn có hội đồng kỳ mục, đối với bộ phận này làng cũng định ra những tiêu chí cụ thể để đứng trong hàng ngũ của Hội đồng kỳ mục Về tổ chức và vận hành thì hội đồng kỳ mục cũng có sự tuyển chọn rõ ràng về
danh sách những người đứng trong hàng ngũ của hội, điều 9: “Trong xã có từ 4
người trở lên hợp lệ d hàng kỳ mục theo như điều 9 nghị định 25 Fevrier 1927 thì
kê thành danh sách trình lên quan trên phê duyệt Danh sách ấy cứ phẩm hàm cao thấp mà ê trên dưới, viên nào vị thứ cao nhất thì làm chủ hội đồng kỳ mục” Chức
vụ của hội đồng kỳ mục là kiểm duyệt từ hành vi của ban hương hội Trong hương
ước dành riêng điều 3 để quy định về cách tuyển lý trưởng, điều 12: Cách tuyển cử
lý trưởng phó lý hộ lại chưởng 3 điều tuân theo nghị định của nhà nước thi hành, còn s bầu đoàn hay chương tuần phải chọn người 25 tuổi trở lên cường tráng tính hạnh thuần cẩn, có gia sản do hương lý trọng bầu, phải có hội đồng kỳ mục ứng thuận hợp thành biên bản trình lên quan trên phê duyệt Và chức vụ của lý trưởng, điều 13: Lý trưởng là người môi giới làm việc, quan phó lý là người giúp việc lý trưởng Chưởng bạ gi sổ địa bạ, hộ lại gi sổ hộ tịch của làng, đều được
d hội đồng, còn đoàn hay trương tuần thuộc quyền hương lý đốc xuất tuần
tr ng canh phòng hương ấp đồng điền cùng là coi nom nông sản của dân
Lý phó trưởng làm việc được 3 năm thanh thỏa được từ dịch thời làng đại vị thứ miễn dịch Hộ lại Cưởng Dạ làm việc được 3 năm thanh thỏa được từ dịch, thời làng đ i vị thứ miễn dịch, X đoàn hay Trương tuần làm việc được 3 năm thanh thỏa từ dịch thì làng cho vị thứ miễn tráng
Trong hương ước này với tổng số 92 điều thì có 14 điều quy định về cơ chế vận hành và tổ chức của hội đồng tộc biểu Từ những quy định đó, đã giúp chúng ta hình dung ra bộ máy quản lý làng xã trong giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 Trong hội đồng tộc biểu, Lý trưởng là những người có trách nhiệm và quyền lực tối cao, giúp việc cho hội đồng tộc biểu còn có thư ký, thủ quỹ, trương
Trang 34tuần,… Việc đưa ra các điều khoản khiến cho việc quản lý làng xã trở nên chặt chẽ
và hiệu quả hơn
Từ sau năm 1954 đến năm 1985, hội đồng kỳ mục hay hội đồng tộc biểu hoàn toàn bị bãi bỏ vì có sự phân chia quyền lực trong quản lý làng xã rõ ràng hơn, các hoạt động của xã thôn nằm trong tay chính quyền xã mà đại diện là chủ tịch xã, phó chủ tịch xã và bí thư xã và bộ máy giúp việc Tổ chức bộ máy quản lý về cơ bản được tổ chức như sau: Tổ chức Đảng có vai trò lãnh đạo cao nhất, sau đó đến các tổ chức HTX nông nghiệp: đây là tổ chức cung cấp vật chất cho các tổ chức khác Ngoài đóng vai trò kinh tế, HTX nông nghiệp còn là một tổ chức chính trị - xã hội chi phối các hoạt động của làng xã Các HTX nông nghiệp cũng được thành lập vào giai đoạn này Mỗi xã gồm một hay nhiều HTX nông nghiệp tùy thuộc vào quy mô
xã lớn hay nhỏ, một làng hay nhiều làng Các HTX chủ yếu là HTX dịch vụ và HTX sản xuất các mặt hàng tiểu thủ công nghiệp Việc quản lý cộng đồng làng xã theo lối tự quản bị thay thế, thay vào đó là các tổ chức chính trị quần chúng như hội nông dân, hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên, đội thiếu niên,… Trước năm 1945, người dân được quyền tự quản với lệ làng, hương ước nhưng giai đoạn này quyền tự quyết
bị hạn chế trong các tổ chức quần chúng cứng nhắc do Đảng và chính quyền quản
lý Trong giai đoạn bao cấp này, người nông dân không chủ động với hàng hóa mình sản xuất ra, họ không trực tiếp mua bán sản phẩm, tham gia trực tiếp vào quá trình mua bán mà tất cả được thực hiện thông qua các HTX mua bán Đây có thể xem là một sự hạn chế về phát triển kinh tế, làm cho kinh tế bị tụt hậu, suy thoái
1.2 Kinh tế - xã hộ l n Vân Đ ềm s u ổi mới
1.2.1 Nông nghiệp
Cùng với những bước ngoặt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp được đề bạt tại Nghị Quyết 10-NQ/TW của bộ Chính trị thì nhân dân tại xã Vân Hà, trong đó có làng Vân Điềm có nhiều thuận lợi lớn Kinh tế hộ gia đình phát triển, bộ máy quản
lý, quy mô hợp HTX được tinh giảm, gọn nhẹ HTX khi đó mang tính chất cung cấp dịch vụ thương mại, hỗ trợ sự phát triển của kinh tế hộ (tách biệt xã và HTX) Luật HTX năm 1996: “Các hợp tác xã đổi mới, chuyển dần nội dung hoạt động” Sự đổi mới mô hình hoạt động của HTX làm dịch vụ hỗ trợ cho kinh tế hộ, cung ứng
Trang 35dịch vụ theo nhu cầu của kinh tế hộ và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh Còn hộ nông dân thì đã là một đơn vị kinh tế tự chủ, tự chịu trách nhiệm sản xuất kinh doanh và được giao đất, cấp sổ đỏ và sử dụng lâu dài Điều này như một bước đột phá lớn làm thay đổi cơ bản hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp ở nước ta trong thời kỳ đổi mới
Hiện nay Vân Điềm mỗi khẩu/1 sào/ người, trung bình cả thôn có 180 mẫu, có
xu hướng giảm so với trước đổi mới Trong 180 mẫu đó thì 150 mẫu/2 vụ và trên 30 mẫu/vụ Trước đây có 4 vụ trong một năm nhưng hiện nay chỉ có 3 vụ, do số lượng đất canh tác và trồng trọt giảm đi nhiều, không mang lại thu nhập lớn cho người dân cộng thêm do nằm trong vùng trũng, đất thường xuyên bị ngập úng ảnh hưởng đến việc sản xuất của người dân Đối với trồng lúa thì cũng giống như toàn vùng, Vân Điềm cấy vào hai vụ trong năm: vụ đông xuân và vụ hè thu Nhờ vào trình độ thâm canh và những cải tiến về tưới tiêu nên năng suất cũng có xu hướng tăng, nhưng hiện nay người dân không cấy nhiều, chủ yếu chỉ cấy để cung cấp lương thực hàng ngày
Cây rau và hoa màu: chủ yếu người dân ở đây trồng rau cũng để phục vụ đời sống hàng ngày hoặc cũng có khi để buôn bán ở những khu chợ nhỏ thuộc các làng quanh vùng hay ngay tại làng của mình Nếu nói về trồng rau thì chủ yếu “tập trung
ở các xã như Nam Hồng, Tiên Dương, Nguyên Khê, Vân Nội, Cổ Loa vốn là các xã nằm trên các bậc địa hình tương đối cao”7 Đối với Vân Điềm cũng như toàn thể dân Vân Hà do thuộc vùng trũng nên không trồng rau với quy mô lớn mà chỉ trồng
ở đất chuyên dùng tại gia đình Trước thời kỳ đổi mới thì ngô và đỗ tương được trồng nhiều nhưng sang đến giai đoạn đổi mới thì cây lương thực thứ hai là ngô và cây công nghiệp là đỗ không được trồng nhiều Đất có khi để hoang từ vụ này sang
vụ khác vì do nằm ở địa hình vàn thấp và khu vực ngoài đê dễ bị ảnh hưởng của lũ lụt, ngập úng vào mùa mưa trong năm, ảnh hưởng nhiều đến năng suất và sản lượng cây trồng
7 Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh (2016), Địa chí Đông Anh, NXB Chính
trị Quốc gia sự thật, tr.664
Trang 36Bảng 1 4 Kế hoạch chuyển đổi diện tích các loại cây trồng của xã Vân Hà đến
ổi
Chuyển sang rau
Chuyển sang cây
n quả
Chuyển sang hoa, cây cảnh
Chuyển
ổi sang nuôi trồng hải sản
Vân Hà 67,42 3,50 1,50 1,20 0,80
Nhìn vào bảng số liệu này ta có thể thấy, để phù hợp với tình hình phát triển hiện nay thì việc chuyển đổi sang các loại cây trồng khác là một việc làm cần thiết Lúa là loại cây lương thực chính, cung cấp thực phẩm hàng ngày cho người dân nhưng cùng với những yêu cầu về chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Đông Anh nói chung và xã Vân Hà nói riêng nhằm nâng cao giá trị sản xuất ngành trồng trọt và hiệu quả sử dụng đất canh tác ngày càng bị thu hẹp nên UBND huyện Đông Anh đã ban hành quyết định số 333/2008/QĐ-UBND, ngày 31/3/2008 với định hướng giảm dần diện tích cây lương thực và tăng diện tích cây trồng có giá trị kinh tế cao (rau, hoa…) Sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng này thì còn tùy thuộc vào điều kiện đất đai, nhu cầu tiêu dùng và kinh nghiệm sản xuất của từng vùng
Hiện nay do ảnh hưởng của thời tiết, diễn biến phức tạp đến vụ, phần nào cũng ảnh hưởng đến gieo cấy của địa phương cộng với do tập quán canh tác của địa phương vẫn còn theo lối cũ, gieo cấy thì muộn so với thời vụ của huyện cho nên sản xuất nông nghiệp bị trì trệ Cuối vụ mưa nhiều ẩm thấp làm cho cây trồng phát triển chậm không thuận lợi, nhiều sâu bệnh làm ảnh hưởng tới thu hoạch của người dân Tuy nhiên, Đảng và chính quyền quan tâm tới vấn đề này nên chỉ đạo bằng nhiều biện pháp tích cực như: hướng dẫn nội dung chăm sóc, theo dõi bảo vệ thực vật,… đảm bảo môi trường trong sạch không ảnh hưởng tới môi trường, làm tốt công tác dịch bệnh Cùng với sự tập trung chỉ đạo của cán bộ và nhân dân làng Vân Điềm, kết quả sản xuất nông nghiệp vụ Xuân năm 2017 cây lúa vẫn sinh trưởng và
Trang 37phát triển tốt, năng suất ước đạt khoảng 50 - 60 tạ/ha Hoạt động các dự án trang trại, hệ chăn nuôi vẫn ổn định và phát triển tốt
Hình thức HTX dịch vụ cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân hàng năm, địa phương vẫn thường xuyên nạo vét kênh mương cho khu vực nội đồng, đảm bảo lấy
đủ nước phục vụ nhân dân trong những lúc nắng hạn, không để hạn hán cục bộ xảy ra; dịch vụ giống cây trồng đáp ứng đủ
Nhưng hiện nay một điều đáng buồn xảy ra là diện tích ruộng bỏ hoang vẫn không giảm và có chiều hướng gia tăng Sản xuất nông nghiệp chưa được cao, chưa
có mô hình điển hình kinh tế, vì kinh phí đầu tư cho nông nghiệp còn hạn chế, chưa xứng tầm với phát triển kinh tế nông nghiệp ở những giai đoạn mới, việc tưới tiêu chưa được chú trọng dẫn đến nhiều thửa ruộng không cấy được cho nên dẫn đến diện tích bỏ hoang nhiều
1.2.2 Thủ công nghiệp và thương nghiệp, dịch vụ
1.2.2.1 Thủ công nghiệp
Trong những năm đầu đổi mới 1991 - 1992, các sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp Đông Anh gồm nhóm các sản phẩm thực phẩm như bánh kẹo, xay xát, chế biến lương thực; nhóm vật liệu xây dựng như cát, sỏi, gạch, đá, tôn, sắt,… nhóm cơ khí có sửa chữa cơ khí, công cụ cầm tay, máy tuốt lúa; nhóm tiểu thủ công nghiệp có sản phẩm mây, tre đan, mỹ nghệ Các nhóm này vẫn tồn tại và phát triển theo hướng hiện đại, sản xuất với quy mô lớn so với sản xuất đơn thuần thủ công trước đây “Khu vực các xã Liên Hà, Vân Hà, Dục Tú,… là nơi tập trung các cơ sở tiểu thủ công nghiệp lớn nhất toàn huyện kể từ những năm 1990 cho đến nay Năm
2011, số cơ sở công nghiệp ở riêng các xã này đã chiếm đến hơn 52% tổng số cơ sở toàn huyện Tuy nhiên, các khu vực này chủ yếu tập trung cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ, chuyên sản xuất đồ gỗ (giường, tủ, bàn ghế,…), đồ cơ khí gia công”8
Trang 38hơn Nhưng không vì thế mà ở làng Vân Điềm không phát triển mạnh nghề này nữa Hiện nay, tại làng có tới 90% số hộ làm TCN, 10% số hộ đi thoát ly hoặc đi làm thuê ở những nơi khác: ở các doanh nghiệp hoặc trong làng, hoặc cũng có khi thì đi làm ở Đông Kỵ (Bắc Ninh) nếu ở làng không bán được Ngoài ra còn một số thợ đi nhiều nơi đóng đồ cho người tiêu dùng, ai thuê thì họ làm Ở tại gia đình như một xưởng sản xuất, tập hợp con cháu đục chạm, mọi người truyền nghề hết lòng theo tình cảm của gia đình Khác với trước kia chỉ có con trai được học nghề, giờ cả con gái và con dâu đều có nghề, nhiều cô trở thành thợ chạm rất khéo; người già, trẻ
em đánh giấy giáp, thanh niên đàn ông làm ngang, làm đục, phụ nữ đánh giấy giáp, gọt hàng (qua công đọan đục thô thì gọt) hoàn thiện sản phẩm
Thợ chạm Vân Điềm đóng đồ trang trí nội thất và chạm đồ mỹ nghệ, do đó có thợ ngang đóng đồ tạo dáng và thợ chạm đục trang trí tạo hình nhưng phần đông là thợ song hoàn Sản phẩm Vân Điềm trang trí nội thất gồm các loại đồ gỗ truyền thống như sập gụ, tủ chè, xa lông Tàu,… giờ thêm các mặt hàng như giá nương, cây đèn… và đồ chơi mỹ nghệ là vô số tượng nhỏ có nhiều mẫu khác nhau Những mặt hàng thường gặp là Phật, Di Lặc, La Hán, tiên nữ, ông lão, trâu, voi, ngựa, sư tử, hổ,… Gỗ làm trang trí nội thất và đồ chơi mỹ nghệ phải là gỗ tốt nhưng không quá rắn Đồ nội thất bình thường dùng các loại gỗ mỡ, dổi và de Đồ nội thất kiểu mới dùng gỗ lát, gỗ cẩm vân Mặt hàng kiểu cổ phải dùng gỗ trắc, gỗ gụ và có thể cả gỗ đinh Gỗ trắc quý nhất, gỗ gụ cũng quý thường không bị cong, xé, nứt và co ngót Chạm tượng nhỏ thường dùng gỗ mun, gỗ nu, gỗ sưa, gỗ khi mua về xẻ bỏ bìa, còn lõi xẻ thành ván gọi là gỗ tấm để dùng dần Gỗ làm đồ mỹ nghệ không cần nhiều nhưng đắt, phải chọn kỹ Một số câu tục ngữ mang tính nghề nghiệp “Thợ cao vô giá, thợ khá vô ngần”, bảo nhau cách đục: “dóng mốt rồi lại dóng ba, tay chuốt đỏng đảnh chớ mà dóng hai”, cách đẽo gọt “đời cha cho chí đời con, muốn vo cho tròn trước phải đẽo vuông” và tận dụng phế thải “Mùn cưa rấm lửa, phoi bào thổi cơm”…
Công đoạn làm đồ gỗ: Thứ nhất là xử lý gỗ nguyên liệu, gỗ được chọn kỹ lưỡng, loại bỏ rác gỗ (đây là phần gỗ non, bên ngoài cây gỗ, rác này dễ mục và không đảm bảo chất lượng khi làm sản phẩm) sau đó được luộc nhiều ngày để đảm bảo gỗ
Trang 39không bị cong vênh do thời tiết nóng ẩm ở Việt Nam Thứ hai là pha gỗ, đây là công đoạn hết sức phức tạp Người thợ pha gỗ phải có kinh nghiệm, có óc tổng hợp, phân tích sản phẩm Công đoạn này phân chia những cây gỗ lớn thành các thanh gỗ phù hợp với từng loại sản phẩm giống như người đầu bếp sơ chế nguyên liệu Đây
là khâu quan trọng để tiết kiệm nguyên liệu đầu vào do gỗ nguyên liệu là loại gỗ quý có giá thành rất cao, nguyên liệu đầu vào chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm Nếu không biết pha gỗ thì sản phẩm sẽ có chỗ thừa chỗ thiếu, sản phẩm làm
ra sẽ rất xấu không đảm bảo chất lượng Những thanh gỗ dau khi được pha chế sẽ được những người thợ đục, thợ khảm sẽ đục và khảm lên những thanh gỗ đó những hoa văn họa tiết trang trí như: Long, Ly, Quy, Phượng, tùng, cúc, trúc, mai, phúc lộc thọ,… để tạo cho sản phẩm làm ra sau này có được những nét mềm mại, đẹp mắt Những thanh gỗ được đục mộng lắp ghép vào nhau được bào kỹ làm cho thanh
gỗ phẳng, mịn và bóng lên để dựng thành sản phẩm Sau đó, sản phẩm được đánh giấy giáp 2 lượt (một lần đánh giấy giáp ướt, một lần đánh giấy giáo khô) Sau khi công đoạn này kết thúc thì sản phẩm cơ bản được hình thành gọi là đồ mộc Về kích thước sản phẩm cao, rộng, dài là số lẻ, không được dùng là số chẵn
Công đoạn hoàn thiện sản phẩm: Đồ mộc sau quá trình làm ngang được đánh thuốc màu cho bóng mịn, những họa tiết hoa văn nổi bật lên, sản phẩm hoàn thiện lúc này sẽ đến tay người tiêu dùng Để chạm đục gỗ, thợ Vân Điềm cần có bộ đồ nghề riêng gồm các loại thước, cưa, bào, nạo, thứa, khoan và đặc biệt là bộ đục tạo hình, chỉ mấy loại thôi nhưng mỗi loại có nhiều thứ với những kích cỡ khác nhau
Bộ thước có thước mét, thước vuông, thước mòi, thước chấp Bộ cưa có cưa phá, cưa dọc, cưa vanh, cưa ngang, cưa mộng, cưa cò Bộ bào có bào khẩu, bào phá, bào chỉ, bào chéo, bào áp nhân, bào toán, bào soi Bộ nạo có nạo chéo, nạo tròn, nạo bằng, Bộ đục với thợ giỏi chỉ cần vài chiếc, nhưng với thợ mới vào nghề phải trên
20 chiếc với các kích cỡ khác nhau nhưng quy lại có 6 loại là đục chéo, đục xén, đục móng, chàng móng, đục tỉa, đục tách Các loại đục đều có tông (cán, chuôi) bằng gỗ trai rắn đanh Thợ giỏi phải tự đánh lấy đồ nghề, nhất là bộ đục tạo hình làm từ thép lò xo và díp ôto, biết rèn và tôi sao cho không bị “nom quằn, già mẻ”
Trang 40Nguyên liệu nghề mộc chủ yếu nhập của Lào, trong nước không có vì cấm rừng
tự nhiên nên gỗ hiếm không có, do thương lái từ Lào mang sang “Vào những năm
1990, sản phẩm chủ yếu được làm từ gỗ trắc, nhưng đến nay nguyên liệu để làm ra sản phẩm thiên về các loại gỗ hương, gụ, mun,… được nhập từ Tây Nguyên, thậm chí từ Lào và Campuchia Thương nhân biết tiếng của làng nghề, tự tìm đến mua và đặt hàng Sản phẩm của làng nghề được tiêu thụ khắp cả nước và ra cả nước ngoài, như các nước và vùng lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan và các nước Đông Âu”9
, nhưng hiện nay chủ yếu là xuất sang Trung Quốc Trước kia HTX tiểu thủ công nghiệp, thời bao cấp quản lý không được chặt chẽ, làm theo hợp đồng nhưng giờ cạnh tranh của tư nhân, HTX mất vị trí, tư thương phát triển mạnh hơn Nguồn được xuất sang Trung Quốc là chính, hàng nội địa nhiều, hàng vừa tiền thì bán cho Trung Quốc vì ham rẻ Nếu dân sành có tiền thì người ta sẽ mua hàng xịn hơn Thời kỳ bán chạy nhất là vào cuối năm, do nhu cầu sắm đồ Mấy năm trước, HTX chuyên trách về nông nghiệp là chủ yếu, đất nước phát triển chậm thì chỉ có vài hộ làm, sau
mở cửa và phát triển với Trung Quốc ổn định, giao thông thuận tiện nên phát triển tốt hơn
Thời kỳ phát triển rầm rộ từ 2002 - 2005, khi đó làng Vân Điềm sang đất Trung Quốc ở đó có các chợ chuyên bán đồ gỗ, mới đầu chỉ 2 - 3 người sang, sau đó thì
100 người sang, thuê kiot tại đó để buôn bán Sau phát triển không ổn định nữa nên cũng nhiều người về quê hương do: tiền thuê nhà, tiền phiên dịch đắt đỏ… Ví dụ:
để thuê 100m2
phải mất 100 triệu, không làm ăn được nên dân cũng rút về, nhưng không dừng lại ở đó Trung Quốc lại về đây mua vì cơ bản đây là làng nghề, gần khu chợ gỗ bên Bắc Ninh vì có sẵn nguyên liệu Chủ yếu thương lái bán buôn về mua hàng, có những làng chuyên thu mua, vào miền Tây, miền Bắc Sản phẩm đồ nội thất nhu cầu cao, nếu có tiền thì họ liên hệ mua nhiều
Nghề mộc, nghề truyền thống của địa phương trước đây chủ yếu phát triển ở 2 làng Thiết Úng và Thiết Bình, nay đã phát triển ra toàn xã trong đó có làng Vân Điềm Sản phẩm làm ra có mặt khắp mọi miền Tổ quốc và nhiều nước trên thế giới
9 Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân huyện Đông Anh (2016), Địa chí Đông Anh, Sđd,
tr.682-683