1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kinh nghiệm thu hút FDI của trung quốc

43 1,4K 17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 162,29 KB

Nội dung

Đầu tư nước ngoài đã và đang mang lợi ích cho tất cả các nước trên thế giới, cả nước tiếp nhận và nước đi đầu tư. Đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, lợi ích lớn nhất là việc bổ sung vào năng lực vốn trong nước phục vụ đầu tư mở rộng và phát triển kinh tế, đồng thời tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đa dạng hóa rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận. Cùng với đó, các dòng vồn luân chuyển còn giúp quá trình phân phối nguồn nhân lực trở nên hợp lý hơn trên phạm vi toàn thế giới và góp phần tăng tốc độ phát triển kinh tế cho các nước. Chính của cảu các nước đang và phát triển đều tìm cách thu hút ĐTTTNN thông qua các chính sách tự do hóa thương mại và ưu đãi đầu tư của mình. Lượng vốn đầu tư chủ yếu phụ thuộc vào chính sách và môi trường của các nước nhận đầu tư cùng với môi trường quốc tế và khu vực, đặc biêt là các ưu đãi và khuyến khíc về đầu tư. Những chính sách liên quan bao gồm việc duy trì sự ổn định vĩ mô, cơ sở hạ tầng về tài chính và kỹ thuật, sự mở rộng của thương mại quốc tế và minh bạch về chính trị, đặc biệt là hướng tới mục đích bảo vệ và nâng cao lợi ích của nhà đầu tư

Trang 1

MỤC LỤ

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC TỪ HÌNH 3

DANH MỤC TỪ BẢNG 3

LỜI MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ FDI VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI 6

1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài 6

1.1.1 Khái niệm 6

1.1.2 Đặc điểm 6

1.1.3 Hình thức 6

1.1.4 Tác động của FDI 7

1.2 Chính sách thu hút FDI 8

1.2.1 Tổng quát 8

1.2.2 Các nhân tố thúc đẩy FDI 8

1.2.3 Nội dung chính sách 9

1.2.4 Tác động của chính sách thu hút FDI 11

CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC 12

2.1 Chính sách thu hút FDI của Trung Quốc 12

2.1.1 Chính sách về đảm bảo đầu tư 12

2.1.2 Chính sách về cơ cấu đầu tư 12

2.1.3 Chính sách ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với đầu tư nước ngoài 14

2.1.4: Hoàn thiện môi trường đầu tư cứng và mềm 15

2.2 Nhận xét chính sách thu hút FDI của Trung Quốc 16

2.2.1 Thành công 17

2.2.2 Hạn chế 24

CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO THU HÚT FDI TẠI VIỆT NAM 28

3.1 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam: 28

3.1.1 Theo hình thức đầu tư 30

3.1.2 Theo các đối tác đầu tư 31

3.1.3.Theo ngành và lĩnh vực đầu tư 33

Trang 2

3.1.4 Theo vùng đầu tư 34

3.2 Chính sách thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam 34

3.2.1 Chính sách về đảm bảo đầu tư cho các nhà đầu tư 34

3.2.2 Chính sách về cơ cấu đầu tư 35

3.2.3 Chính sách khuyến khích đầu tư vào khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao và khu kinh tế mở 37

3.2.4 Các chính sách ưu đãi về tài chính 38

3.2.5 Chính sách cải thiện môi trường đầu tư 39

3.2.6 Chính sách đất đai 39

3.3 Vận dụng kinh nghiệm cho Việt Nam 40

3.3.1 Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước 40

3.3.2 Hoàn thiện hệ thống pháp luật 41

3.3.3 Tập trung phát triển hạ tầng một số vùng địa phương có lợi thế so sánh để thu hút đầu tư nước ngoài lấy đà phát triển vùng khác 42

3.3.4 Ban hành các chính sách ưu đãi, khuyến khích và tạo điều kiện hạ tầng tốt nhất để thu hút ĐTTTNN và lĩnh vực nghiên cứu và phát triển công nghệ cao 42

3.3.5 Nâng cao tính cạnh tranh của môi trường đầu tư 42

KẾT LUẬN 44

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45

Trang 3

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC HÌNH

DANH MỤC BẢNG

Trang 4

LỜI MỞ ĐẦU

Đầu tư nước ngoài đã và đang mang lợi ích cho tất cả các nước trên thế giới, cảnước tiếp nhận và nước đi đầu tư Đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài, lợi ích lớnnhất là việc bổ sung vào năng lực vốn trong nước phục vụ đầu tư mở rộng và pháttriển kinh tế, đồng thời tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đa dạng hóa rủi ro và tối đahóa lợi nhuận Cùng với đó, các dòng vồn luân chuyển còn giúp quá trình phân phốinguồn nhân lực trở nên hợp lý hơn trên phạm vi toàn thế giới và góp phần tăng tốc độphát triển kinh tế cho các nước

Chính của cảu các nước đang và phát triển đều tìm cách thu hút ĐTTTNNthông qua các chính sách tự do hóa thương mại và ưu đãi đầu tư của mình Lượng vốnđầu tư chủ yếu phụ thuộc vào chính sách và môi trường của các nước nhận đầu tưcùng với môi trường quốc tế và khu vực, đặc biêt là các ưu đãi và khuyến khíc về đầu

tư Những chính sách liên quan bao gồm việc duy trì sự ổn định vĩ mô, cơ sở hạ tầng

về tài chính và kỹ thuật, sự mở rộng của thương mại quốc tế và minh bạch về chínhtrị, đặc biệt là hướng tới mục đích bảo vệ và nâng cao lợi ích của nhà đầu tư

Trung Quốc là đất nước rộng lớn với dân số gần 1,4 tỷ người, là một trongnhững quốc gia thu hút ĐTTTNN nhiều nhất trên thế giới Để có được thành quả đó,Chính phủ Trung Quốc đã thực hiện chiến lược trải thảm đỏ chào đón các nhà đầu tưbằng các chính sách và ưu đãi đặc biệt Để có thể tìm hiểu sâu hơn về chính sách thuhút FDI của Trung Quốc, nhóm quyết định chọn đề tài: Kinh nghiệm thu hút FDI củaTrung Quốc và bài học cho Việt Nam

Do kiến thức và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên trong quá trình làm bàinhóm không thể tránh khỏi sai sót, rất mong nhận ý kiên đóng góp của cô giáo và cácbạn để bài thảo luận của nhóm được hoàn thiện hơn

Trang 5

CHƯƠNG I: LÝ THUYẾT CHUNG VỀ FDI VÀ CHÍNH SÁCH THU HÚT FDI 1.1 Đầu tư trực tiếp nước ngoài

1.1.1 Khái niệm

Đầu tư nước ngoài (hay đầu tư quốc tế, di chuyển quốc tế về vốn) là quá trìnhvận động của vốn giữa các quốc gia nhằm đạt những mục đích, mục tiêu nhất định (lợinhuận hay phi lợi nhuận).Về bản chất, đây là sự vận động của tiền tệ và các tài sảnkhác giữa các quốc gia nhằm điều chỉnh tỷ lệ kết hợp các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợiích tối đa

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment – FDI) là một hìnhthức của đầu tư quốc tế, trong đó chủ sở hữu có quyền kiểm soát với việc sử dụng vốnđầu tư Đại thể, FDI bao gồm mua bán sáp nhập, xây dựng cơ sở vật chất, tái đầu tưphần lợi nhuận từ hoạt động ở nước ngoài và các khoản vay nội bộ FDI là tổng củaphần vốn chủ sở hữu (equity capital), phần lợi nhuận đem tái đầu tư (không bị chia lãihoặc chuyển về công ty ở nước chủ nhà), các loại nguồn vốn khác như vay nợngắn/dài hạn giữa công ty mẹ và chi nhánh ở nước sở tại…

1.1.2 Đặc điểm

Mức vốn FDI: tỷ lệ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định của

dự án phải đạt ngưỡng tối thiểu theo luật định Quy định này nhằm bảo đảm các nhàđầu tư nước ngoài có quyền kiểm soát với dự án (để được coi là FDI chứ không phảiFPI) Mỗi quốc gia có quy định ngưỡng tối thiểu khác nhau, tuy nhiên theo thông lệquốc tế thì ngưỡng này là 10%

Mức độ tham gia quản lý vốn: nhà đầu tư nước ngoài tham gia hoặc toàn quyềnquản lý điều hành dự án đầu tư, tùy vào tỷ lệ góp vốn của mình trong vốn pháp địnhcủa dự án

Lợi ích của các bên: lợi nhuận (sau thuế và lợi tức) từ dự án sẽ được phân chiatheo tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định

1.1.3 Hình thức

Một số hình thức FDI phổ biến trên thế giới:

thỏa thuận giữa 2 công ty (khác quốc tịch) về việc hợp tác kinh doanh vì lợi íchchung, tuy nhiên không có ràng buộc dài hạn

Trang 6

- Liên doanh (Joint Venture – JV): hình thức công ty được thành lập vàđồng sở hữu bởi nhiều bên công ty, với ít nhất 1 bên mang quốc tịch nước sở tại và cơ

sở liên doanh đặt ở nước sở tại

vốn pháp định của dự án và có toàn quyền điều hành quản lý đối với dự án

BTO, BT,…): phổ biến với những dự án thuộc khu vực công

+ Nhà đầu tư có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đồng thờigiúp tăng sức ảnh hưởng, nâng cao uy tín của doanh nghiệp và nước chủ nhà

+ Vì nhà đầu tư có quyền quản lý và điều hành dự án nên hiệu quả sử dụng vốnFDI cao

+ Tránh được hàng rào bảo hộ của nước sở tại

+ “Đào thải” máy móc thiết bị cũ kĩ, công nghệ lạc hậu sang các nước (đangphát triển) nhận đầu tư

+ Có thể xảy ra tình trạng chảy máu chất xám

1.4.1.2.Đối với nước sở tại (nhận đầu tư)

- Tác động tích cực:

+ Tiếp nhận nguồn vốn lớn cho sự phát triển kinh tế, đồng thời tăng thu ngânsách

Trang 7

+ Tiếp nhận công nghệ và kỹ năng quản lý của nước ngoài, tạo cơ hội tăngnăng suất lao động.

+ Phát huy được các lợi thế của mình, từ đó tạo việc làm, tăng thu nhập chongười lao động, nâng cao đời sống quốc dân, thúc đẩy phát triển kinh tế

+ Giúp thay đổi cơ cấu kinh tế theo ngành và khu vực theo chiều hướng tíchcực

+ Thúc đẩy tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp nội địa, tạo điều kiện chodoanh nghiệp nội địa tham gia thị trường quốc tế

-Tác động tiêu cực:

+ Các công ty nước ngoài có thể khiến cho doanh nghiệp trong nước bị thua lỗ,phá sản, chiếm lĩnh thị trường, chuyển lợi nhuận ra nước ngoài làm mất cân bằng cáncân thanh toán; đồng thời khiến cho quốc gia sở tại bị phụ thuộc vào chủ đầu tư

+ Làm tăng sự phân hóa trình độ phát triển vốn đã không đồng đều giữa cácngành, vùng và khu vực kinh tế, nới rộng khoảng cách giàu nghèo, gây chảy máu chấtxám

+ Có khả năng trở thành “bãi rác công nghệ” (đối với các nước đang pháttriển)

+ Có thể bị lợi dụng sơ hở trong các quy định về thuế, môi trường,… gây nênhậu quả khó lường

1.2 Chính sách thu hút FDI

1.2.1 Tổng quát

Chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là một bộ phận quan trọng trongcác chính sách phát triển kinh tế xã hội của một quốc gia Chính sách thu hút FDI baogồm các chính sách, công cụ, biện pháp mà Nhà nước áp dụng nhằm mục tiêu thu hútvốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý của nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế,khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tạo việc làm cho người lao động và mởrộng xuất khẩu,…

1.2.2 Các nhân tố thúc đẩy FDI

Có 4 nhóm nhân tố chủ yếu của nước sở tại tác động đến quá trình thu hút vốnFDI:

Trang 8

Thứ nhất, nhân tố chính trị: đây là vấn đề được quan tâm đầu tiên của các nhàđầu tư nước ngoài khi có ý định đầu tư vào một quốc gia xa lạ đối với họ Một quốcgia với sự ổn định và nhất quán về chính trị cũng như an ninh và trật tự xã hội đượcđảm bảo sẽ tạo được tâm lý yên tâm cho nhà đầu tư tìm kiếm cơ hội làm ăn cũng như

có thể định cư lâu dài Chính trị ổn định sẽ tạo tiền đề cho sự ổn định của các nhân tốkhác như kinh tế, xã hội

Thứ hai, nhân tố kinh tế: những quốc gia có nền kinh tế năng động, tốc độ tăngtrưởng cao, cán cân thương mại và thanh toán ổn định, chỉ số lạm phát thấp, cơ cấukinh tế phù hợp thì khả năng thu hút vốn đầu tư sẽ cao Bên cạnh đó, một quốc gia cólợi thế về vị trí địa lý, thuận lợi cho lưu thông thương mại, sẽ tạo ra được sự hấp dẫnlớn hơn.Đối với những nước đang phát triển thì tài nguyên thiên nhiên có sẵn cùngnhân công giá rẻ cũng là một lợi thế

Thứ ba, nhân tố văn hóa - xã hội: hiểu được phong tục tập quán, thói quen, sởthích tiêu dùng của người dân nước nhận đầu tư sẽ giúp cho nhà đầu tư thuận lợi trongviệc triển khai và thực hiện một dự án đầu tư

Thứ tư, nhân tố pháp lý: đây là yếu tố có tác động trực tiếp cũng như gián tiếpđến hoạt động đầu tư Nếu môi trường pháp lý và bộ máy vận hành nó tạo nên sựthông thoáng, cởi mở và phù hợp với thông lệ quốc tế, cũng như sức hấp dẫn và đảmbảo lợi ích lâu dài cho các nhà đầu tư thì cùng với các yếu tố khác, tất cả sẽ tạo nênmột môi trường đầu tư có sức thu hút mạnh đối với các nhà đầu tư nước ngoài

1.2.3 Nội dung chính sách

Quốc gia sở tại thường áp dụng kết hợp nhiều chính sách nhằm tạo sự hấp dẫnthu hút nguồn vốn Một số chính sách điển hình được áp dụng như:

1.2.3.1 Chính sách bảo đảm đầu tư

Đây là một trong những chính sách quan trọng hàng đầu đối với hoạt động thuhút đầu tư Chính sách này nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tưnước ngoài trong trường hợp gặp rủi ro chính trị như xung đột, khủng bố, hay khipháp luật nước sở tại có thay đổi

Chính sách bảo đảm đầu tư thường bao gồm: bảo đảm quyền sở hữu tài sản đầu

tư (không sung công, quốc hữu hóa), bảo đảm hoạt động đầu tư kinh doanh, bảo đảm

tự do chuyển tài sản ra nước ngoài, bảo lãnh của Chính phủ đối với một số dự án quan

Trang 9

trọng, bảo đảm đầu tư kinh doanh trong trường hợp thay đổi pháp luật, đền bù khi cóthiệt hại liên quan đến rủi ro chính trị…

Chính sách bảo đảm đầu tư góp phần tạo ra môi trường đầu tư ổn định và côngbằng, đồng thời tạo niềm tin, cảm giác an toàn cho các nhà đầu tư yên tâm làm ăn, từ

đó tăng hiệu quả thu hút đầu tư

1.2.3.2 Chính sách đất đai

Chính sách này xác định quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư nước ngoài trongquan hệ về sở hữu và sử dụng đất đai của nước sở tại như:

- Mua bán và sở hữu đất đai, kinh doanh bất động sản;

- Giá cả và thời hạn thuê đất;

- Ưu đãi tiền thuê đất (miễn giảm);

- Góp vốn bằng quyền sử dụng đất đai (từ nhà đầu tư nước sở tại);

Mục tiêu của chính sách đất đai là tạo điều kiện thuận lợi và hấp dẫn các nhà đầu

tư nước ngoài, bảo đảm cho các nhà đầu tư yên tâm và tin tưởng đầu tư lâu dài ở nước

1.2.3.4 Chính sách tài chính

Các chính sách ưu đãi tài chính cho các dự án FDI điển hình như:

- Ưu đãi thuế suất cho doanh nghiệp FDI, miễn thuế trong thời gian đầu hoạtđộng, thu hẹp đối tượng chịu thuế,… Doanh nghiệp FDI thuộc các vùng đặc biệt nhưkhu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, vùng khuyến khích đầu tư cònđược ưu đãi nhiều về thuế thu nhập doanh nghiệp và cá nhân; miễn giảm thuế nhậpkhẩu cho đầu vào của dự án xuất khẩu…

- Cho phép tiếp cận dễ dàng các nguồn lực tài chính như quỹ hỗ trợ phát triển,

hỗ trợ đào tạo và chuyển giao công nghệ, vay tín dụng ưu đãi,…

Trang 10

1.2.3.5 Chính sách tiền tệ

Chính sách tiền tệ quản lý và điều hành tiền tệ qua nhiều công cụ như tỷ lệ dựtrữ bắt buộc, lãi suất, tỷ giá hối đoái… Chính sách này nhằm quản lý các giao dịchngoại hối, đảm bảo cân đối ngoại tệ cho các doanh nghiệp FDI, đảm bảo quyềnchuyển vốn ra ngoài, quản lý việc mở tài khoản ngoại tệ và sử dụng ngoại tệ củadoanh nghiệp FDI

1.2.3.6 Chính sách thị trường vốn

Chính sách thị trường vốn quản lý việc huy động vốn, tham gia góp vốn vàocác dự án FDI; việc đăng ký, phát hành, niêm yết cổ phiếu của dự án trên thị trườngchứng khoán, các giao dịch chứng khoán liên quan

1.2.3.7 Chính sách thị trường và tiêu thụ sản phẩm

Chính sách này liên quan đến đầu vào và đầu ra của dự án FDI, như: khuyếnkhích sử dụng nguyên vật liệu và tài nguyên sẵn có của nước sở tại, định hướng các

dự án liên quan đến xuất nhập khẩu, bao tiêu sản phẩm…

1.2.3.8 Chính sách môi trường đầu tư

Chính sách này quy định và quản lý các vấn đề pháp lý liên quan đến đầu tưnhư các quy định về sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu thương mại, quyền tác giả, quyền sángchế,…), các quy định về thủ tục hành chính, quản lý hoạt động của dự án FDI…1.2.3.9 Các chính sách khuyến khích đầu tư khác

Điển hình như hỗ trợ phi thuế quan trong xuất nhập khẩu, ưu đãi sử dụng cơ sở

hạ tầng và dịch vụ công,…

1.2.4 Tác động của chính sách thu hút FDI

Các chính sách thu hút FDI tạo ra môi trường đầu tư ổn định, minh bạch, giúpcác nhà đầu tư yên tâm làm ăn, đồng thời đem đến rất nhiều ưu đãi hấp dẫn thu hútcác nhà đầu tư Từ đó góp phần tối đa hóa cả về lượng và chất của dòng vốn đầu tư,tác động tới quá trình phát triển kinh tế xã hội của nước sở tại

Trang 11

CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM THU HÚT FDI CỦA TRUNG QUỐC

2.1 Chính sách thu hút FDI của Trung Quốc

Hội nghị Trung ương 3 khóa XI Đảng Cộng Sản Trung Quốc họp từ ngày 18 đếnngày 22-12-1978 là sự kiện chính trị có ý nghĩa lịch sử mở đầu cho công cuộc cải cách

mở cửa hiện đại hóa của Trung Quốc Từ sau đại hội đó, Trung Quốc đã hoàn toànchuyển sang một quỹ đạo xây dựng hện đại hóa, lấy kinh tế là trung tâm

Trung Quốc đã quyết định sử dụng vốn đầu tư nước ngoài và tất cả các sự hỗ trợ

có sử dụng vốn nước ngoài để đẩy nhanh tốc độ chuyển giao công nghệ cũng như quátrình thu về ngoại tệ cho đất nước Cùng với quyết định đó, chính sách thu hút vốn đầu

tư nước ngoài của Trung Quốc đã được thực hiện

2.1.1 Chính sách về đảm bảo đầu tư

Chính sách về đảm bảo đầu tư được hiểu là sự đảm bảo về tài sản cho các nhàĐTTTNN ở Trung Quốc đã được quy định tại văn bản cao nhất đó là hiến pháp củanước CHND Trung Hoa

“Điều 18: Nước CHND Trung Hoa cho phép các cơ sở kinh doanh nước ngoài, các tổchức kinh tế nước ngoài khác và những người với tư cách cá nhân được tiến hành đầu

tư vào Trung Quốc và được tham gia vào hàng loạt các hình thức hợp tác kinh tế vớicác cơ sở kinh doanh và các tổ chức kinh tế khác của Trung Quốc tuân theo pháp lệnhcủa CHND Trung Hoa Tất cả các cơ sở kinh doanh nước ngoài và các tổ chức kinhdoanh nước ngoài khác,cũng như các cơ sở đầu tư liên doanh với người Trung Quốc

và DTNN tại Trung Quốc phải tuân theo luật pháp nước CHND Trung Hoa Cácquyền lợi và lợi ích hợp pháp của họ được pháp luật nước CHND Trung Hoa bảo vệ”

Quy định trong luật đầu tư liên doanh: “Các doanh nghiệp liên doanh TrungQuốc với nước ngoài là pháp nhân Trung Quốc, chịu sự quản lý bảo vệ của Pháp luậtTrung Quốc, các doanh nghiệp này được phép kinh doanh ở các ngành khái thác nănglượng, công nghiệp, vật liệu xây dựng,công nghiệp hóa chất, công nghiệp nhẹ, điện tử,thiết bị thông tin, trồng trọt, du lịch, dịch vụ”

2.1.2 Chính sách về cơ cấu đầu tư

Chính sách này quy định về hình thức đầu tư, khu vực đầu tư, lĩnh vực đầu tư Cácbiện pháp chính sách này luôn được bổ sung, sửa đổi để phù hợp với xu hướng phát

Trang 12

triển của hoạt động ĐTTTNN nên tạo ra được lực hút mạnh mẽ đối với các nhà đầutư.

Đa dạng hóa các hình thức đầu tư

Trung Quốc đã quy định các hình thức đầu tư để các nhà đầu tư có thể dễ dàng lựachọn hình thức đầu tư khi đầu tư vào Trung Quốc, Các doanh nghiệp ĐTTTNN vàoTrung Quốc được thành lập dưới 3 hình thức: doanh nghiệp có vốn liên doanh, doanhnghiệp hợp đồng hợp tác kinh doanh, và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

Đa dạng hóa các chủ đầu tư

Trung Quốc đánh giá rất cao những tiềm năng kinh tế của người Hoa và Hoa kiều.Cộng đồng này chỉ chiếm 4% dân số Trung Quốc mà có tổng thu nhập tương đương2/3 tổng thu nhập quốc dân của Trung Quốc

Trung Quốc còn khuyến khích sự đầu tư của các công ty xuyên quốc gia và đaquốc gia Trung Quốc đã xác định một phần thị trường cho các nhà đầu tư để đổi lấy

sự đầu tư lớn hơn nữa, niều hơn nữa với phương châm “lấy thị trường đổi lấy kĩ thuật,vốn để phát triển” Trung Quốc thực thi các biện pháp linh hoạt mở rộng thị trườngnội địa, thiết lập và cải tiến cơ chế cạnh tranh thị trường, cung cấp những điều kiệnthuận lợi và bảo về cho các nhà đầu tư

Thực hiện mở cửa đầu tư theo khu vực địa lý “ Mở cửa theo kiểu cuốn chiếu”

Chính sách đầu tư theo khu vực địa lý là sự phản ánh rõ nét quá trình mở cửa nềnkinh tế của Trung Quốc Chính sách này được hiểu là lựa chọn các vùng có lợi thế sosánh tốt nhất và tập trung vào phát triển trước những vùng đó để lấy lực phát triển cácvùng khác.Chính sách này được thực hiện thông qua việc xây dựng đặc khu kinh tế và

mở cửa các khu vực khác.Các đặc khu kinh tế đầu tiên của Trung Quốc là ThâmQuyến, Chu Hải, Sán Đầu (1980), Hải Nam (1988), Phố Đông (1990)

Chính phủ Trung Quốc có những chính sách riêng nhằm thu hút vốn FDI đối vớicác đặc khu kinh tế như:

- Chính quyền địa phương được trao quyền ra quyết định đầu tư đối với các dự án đầu

tư trị giá 100 triệu USD trở xuống

- Chính phủ thực hiện chính sách thuế ưu đãi đặc biệt với các DN nước ngoài trong đặckhu kinh tế

Trang 13

- Các thủ tục hành chính liên quan đến việc thành lập và hoạt động của DN có vốn đầu

tư nước ngoài được đơn giản hóa

Chính sách mở rộng lĩnh vực đầu tư

Để ĐTTTNN phù hợp hơn với định hướng phát triển công nghiệp của đất nước vàtránh đầu tư không hiệu quả, Trung Quốc đã thực hiện chính sách mở rộng dần lĩnhvực đầu tư đối với ĐTTTNN

Các dự án được khuyến khích đầu tư là các dự án về xây dựng cơ sở hạ tầng giaothông, năng lượng và xử lý rác thải Những dự án này được ưu đãi về thuế thu nhập,thuế giá trị gia tăng, có thể được miễn thuế nhập khẩu máy móc và thiết bị

Các dự án ĐTTTNN vào Trung Quốc trong thời kỳ đầu mang tính chất sản xuất làchủ yếu, đặc biệt là các ngành đòi hỏi nhiều lao động như dệt, may mặc, giày dép vàcông nghiệp lắp ráp sản phẩm và thiết bị điện, điện tử Sau khi TQ gia nhập WTO,một số ngành trước đây bị hạn chế hoặc cấm đối với ĐTTTNN đã dần được nới lỏngtheo lộ trình cam kết như tài chính – ngân hàng, viễn thông, dịch vụ nghiên cứu khoahọc và công nghệ, kiểm toán…

2.1.3 Chính sách ưu đãi và hỗ trợ tài chính đối với đầu tư nước ngoài

Chính sách ưu đãi về thuế

Trung Quốc thực hiện chính sách ưu đãi về thuế ưu đãi đối với ĐTTTNN, đặc biệt

là các ngành và khu vực nhà nước khuyến khích đầu tư

Đối với DN xuất khẩu, ngoài phần ưu đãi 2 năm và nộp 50% trong 3 năm tiếptheo, nếu giá trị xuất khẩu hàng năm của công ty vượt số phần trăm nào đó trên tổngdoanh thu thì họ còn được giảm một nửa số thuế thu nhập DN phải nộp

Nếu DNNN mua thiết bị trong nước hoặc thiết bị nhập khẩu thuộc danh sáchmiễn thuế thì doanh nghiệp cũng được miễn giảm thuế thu nhập

Trang 14

Cuối năm 1999, CP quyết định giảm thuế thu nhập cho các nhà ĐTTTNN bỏvốn vào các vùng sâu, vùng xa, kém phát triển ở miền Trung và Tây từ 33% xuốngcòn 15% Các lĩnh vực được hưởng ưu đãi là sản xuất phân bón, than đá, thép không

gỉ, nguyên liệu mới và hàng điện tử Các liên doanh cung cấp công nghệ mới hoặcxuất khẩu 70% sản lượng của mình sẽ được giảm thuế xuống còn 10%

Hỗ trợ về tài chính cho các doanh nghiệp có vốn ĐTTTNN

Tăng cường hỗ trợ về vốn cũng như các hỗ trợ khác đối với các doanh nghiệpđầu tư vào các ngành nông nghiệp, bảo vệ nguồn nước, giao thông, năng lượng, chếbiến nguyên liệu thô và bán thành phẩm, bảo vệ môi trường ở khu vực miền Tây vàTrung

Cho phép các doanh nghiệp nước ngoài được thế chấp tài sản của họ ở nướcngoài ở chi nhánh ngân hàng Trung Quốc ở nước ngoài để vay vốn Khoản vay này sẽ

do chi nhánh của ngân hàng Trung Quốc ở nước ngoài hoặc ở nội địa thực hiện

Theo nguyên tắc “thuận lợi và an toàn”, hoạt động bảo hiểm như là bảo hiểm

về chính trị được cung cấp cho các nhà ĐTTTNN đầu tư vào lĩnh vực năng lượng vàgiao thông, là những lĩnh vực mà nhà nước đặc biệt khuyến khích đầu tư

2.1.4: Hoàn thiện môi trường đầu tư cứng và mềm

Chính sách xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng

Với phương châm muốn các nhà ĐTTTNN xây lâu đài ở Trung Quốc thì TrungQuốc phải làm đường cho họ vào Vì vậy việc xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng làđiều kiện quan trọng để thu hút ĐTTTNN.Trung Quốc đã chủ động bỏ vốn ra xâydựng và cải tạo đường sá, bến bãi, kho tàng, cảng nước sâu, sân bay, hệ thống thôngtin

Chính sách bảo vệ và phát triển môi trường

Ngoài các chính sách tác động trực tiếp đến hoạt động ĐTTTNN, Trung Quốc cònchú trọng thay đổi các chính sách nhằm phát triển môi trường và xã hội để khôngngừng nâng cao đời sống người dân đồng thời thu hút thêm ĐTTTNN chất lượng cao.Hiện nay, bảo vệ môi trường là một trong những quốc sách của Trung Quốc Mọi

kế hoạch phát triển thành thị và nông thôn đều có mục đích kết hợp lợi ích kinh tế vớilợi ích xã hội và môi trường Ba nguyên tắc cơ bản được áp dụng trong bảo vệ môitrường là:

Trang 15

- Bảo vệ và kết hợp với kiểm soát

- Yêu cầu người gây ra ô nhiễm môi trường phải có biện pháp xử lý ô nhiễm

- Tăng cường quản lý môi trường

Ngoài luật bảo vệ môi trường, Trung Quốc đã ban hành nhiều văn bản dưới Luậtliên quan trực tiếp đến ĐTTTNN như “Quy định về bảo vệ môi trường trong khai thác

và phát triển dầu khí” ban hành tháng 12 năm 1983, “Quy định quản lý về môi trường

ở các khu Kinh tế mở” ban hành tháng 3 năm 1986…

Ngoài ra, chính phủ Trung Quốc vẫn tiếp tục thực hiện các chương trình nhằm giảiquyết các loại ô nhiễm môi trường nhằm tạo lập môi trường trong sạch dể thu hútthêm ĐTTTNN như: để hấp dẫn các công ty đa quốc gia trong việc tìm kiếm địa điểmlàm trụ sở chính, Chính quyền Thượng hải đã cung cấp, nhà ở, giáo dục và các yếu tốkhác đáp ứng được tiêu chuẩn quốc tế cho các nhà đầu tư đồng thời đã xây rất nhiềunhà cao tầng để cải thiện chất lượng không khí

Hoàn thiện hệ thống pháp luật

Liên quan đến hoạt động ĐTTTNN, Trung Quốc đã ban hành hơn 500 năm bảngồm các bộ luật, các quy định, thông tư để quy định về sự hình thành và hoạt động củađầu tư nước ngoài như:

- Luật hợp tác giữa Trung Quốc với nước ngoài

- Luật về doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài

- Luật doanh nghiệp hợp tác nước ngoài

- Luật về hợp đồng chuyển giao công nghệ

- Nghị quyết của quốc vụ viện Trung Quốc về việc khuyến khích đầu tư nước ngoài

- Quy chế về các đặc khu kinh tế tỉnh Quảng Đông gồm những quy định riêng cho hoạtđộng riêng cho các hoạt động kinh tế của các đặc khu kinh tế

- Quy định về khuyến khích đầu tư của đồng bào Đài Loan

- Quy định về khuyến khích đàu tư của Hoa Kiều và đồng bào Hồng Kông – Ma Cao

2.2 Nhận xét chính sách thu hút FDI của Trung Quốc

Nhờ một loạt chính sách thu hút FDI của Trung Quốc mà vốn FDI đổ vàoTrung Quốc thật đáng ngưỡng mộ Theo công bố tại hội thảo về thương mại và pháttriển của Liên Hợp quốc năm 2014, lần đầu tiên kể từ năm 2003, vượt qua Mỹ trởthành điểm đến hàng đầu trong việc thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) Các công ty

Trang 16

nước ngoài đầu tư 120 tỷ USD vào Trung Quốc và 86 tỷ USD vào Mỹ Trên quy môtoàn cầu, đầu tư nước ngoài giảm 8% xuống còn 1,26 triệu tỷ USD năm 2014.Đây làlần thứ hai mức đầu tư FDI toàn cầu giảm xuống thấp nhất kể từ khi bắt đầu khủnghoảng tài chính, một phần do “sự mong manh” của nền kinh tế toàn cầu giữa nhữngrủi ro địa chính trị Trong khi đó, sự tăng trưởng trong thu hút đầu tư nước ngoài tạiTrung Quốc thúc đẩy sự phát triển của ngành dịch vụ khi ngành sản xuất đang chữnglại.

Đến năm 2015, đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc đã đạt mức cao kỷ lục 126

tỷ USD (Bộ Thương mại Trung Quốc) Số vốn nước ngoài "chảy" vào ngành dịch vụ

và chế tạo tân tiến ngày càng gia tăng Vốn đầu tư từ các nước lớn vào Trung Quốcvẫn khá ổn định trong năm 2015, và chính sách ưu đãi được áp dụng tại các khuthương mại tự do của Trung Quốc giữ vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốnđầu tư nước ngoài vào nước này

Từ thành công của Trung Quốc trong việc thu hút FDI có thể đưa ra nhận xét

về chính sách thu hút FDI của Trung Quốc như sau:

2.2.1 Thành công

Thực hiện chính sách cơ cấu đầu tư hợp lý, thu hút đầu tư nuớc ngoài từng bước theo khu vực địa lý, lĩnh vực đầu tư phù hợp với hiện trạng phát triển của nền kinh tế

Thực hiện cải cách toàn diện như nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình đã nói ‘Cảicách toàn diện bao gồm cải cách thể chế kinh tế, cải cách thể chế chính trị và cảicách các lĩnh vực tương ứng khác", tiến hành mở cửa từng bước theo phươngchâm dễ trước khó sau, tiến dần từng bước, giảm bớt rủi ro nên đã tránh được những

va chạm xã hội lớn và sự phân hoá hai cực quá nhanh như đã xẩy ra ở Liên Xô cũ vàcác nước Đông Âu do thực hiện "liệu pháp sốc"

- Về khu vực đầu tư

Với thực trạng của một nền kinh tế chưa phát triển, đang trên đà chuyển đổi từ nềnkinh tế kế hoạch hóa sang kinh tế thị trường và điều kiện chưa đủ để phát triển đồngthời tất cả địa phương cũng như các ngành nghề trong cả nước, Trung Quốc thực hiệnlàm thí điểm trước đối với một số vùng, khu vực theo phương châm xây dựng một sốvùng có điều kiện tốt giàu lên trước sau đó sẽ giúp cho các vùng khác giàu theo

Trang 17

- Về mặt địa lý:

Các địa phương được chọn xây dựng đặc khu kinh tế và mở cửa thu hút FDI lànhững vùng thuận lợi trong việc giao thương với các nước xung ưuanh hoặc nằmtrong các tuyến đường hàng hải, hàng không quốc tế sự phát triển của các đặc khukinh tế là một thành công lớn của trung quốc trong việc thu hút FDI

Đặc khu Thâm Quyến là ví dụ điển hình Thâm Quyến từ một làng chài nghèo vớikhoảng 30.000 dân nằm sát Hồng Kông đã được các nhà lãnh đạo chọn làm địaphương dầu tiên thực hiện chính sách mơ cửa và thu hút FDI Giờ đây, Thâm Quyến

là một siêu đô thị với hơn 12 triệu dân, hơn 1.000 tòa nhà cao tầng, trong đó ít nhất

169 tòa cao trên 150 m Vào thập niên 1990, Thâm Quyến được miêu tả là một thànhphố “mỗi ngày xây một cao ốc, 3 ngày làm một đại lộ” Năm 2016, GDP của thànhphố đạt 294 tỷ USD Nền kinh tế của Thâm Quyến đã nhanh chóng phát triển và trởthành một trong những thành phố có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới

- Về lĩnh vực đầu tư

Trong giai đoạn đầu của sự mở cửa, Trung Quốc chủ yếu mở của ngành côngnghiệp nhẹ và dệt cho các nhà ĐTTTNN Việc mở cửa của những ngành cần nhiều laođộng này đã tạo ra công ăn việc làm và tăng thêm thu nhập cho người lao động vànhững ngành này không làm ảnh hưởng tới sự phát triển của các doanh nghiệp

Sau đó để cải thiện sức mạnh kinh tế, Trung Quốc thực hiện mở rộng phạm vi đầu

tư cho nhà ĐTTTNN bao gồm năng lượng, nguyên liệu thô, các ngành cơ bản, xâydựng cơ sở hạ tầng, sau đó đến các lĩnh vực dịch vụ Sau khi gia nhập WTO, TrungQuốc đã cam kết mở cửa gần hết các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhưng theomột lộ trình nhất định

Việc mở rộng các lĩnh vực đầu tư của Trung Quốc thể hiện qua việc chính phủ đãliên tục sửa đổi Danh mục hướng dẫn về ĐTTTNN, tăng số lượng ngành đượckhuyến khích đầu tư, giảm các ngành bị hạn chế hoặc cấm đầu tư đặc biệt là đối vớilĩnh vực dịch vụ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, viễn thông mà trước đây chỉ cácdoanh nghiệp nhà nước được phép kinh doanh Tuy nhiên việc mở rộng này đượcTrung Quốc thực hiện theo một lộ trình tương đối dài nên đã không làm ảnh hưởngđột ngột đến hoạt động của cỏc doanh nghiệp trong nước, mà góp phần tạo ra sự

Trang 18

cạnh tranh lành mạnh giúp các doanh nghiệp trong nước phải thay đổi cung cáchquản lý, kinh doanh để có thể tồn tại và phát triển.

Thành công trong thu hút công nghệ cao và xây dựng các khu nghiên cứu phát triển

Một trong những chính sách thu hút đầu tư nước ngoài rất thành công của TrungQuốc là chính sách không thu hút vốn nước ngoài tràn lan mà tập trung vào việckhuyến khích các nhà ĐTTTNN thuộc các ngành công nghệ cao, năng lượng vàbảo vệ môi trường Chính sách này được thể hiện qua việc hạn chế nhập khẩu côngnghệ cũ, khuyến khích các doanh nghiệp nước ngoài mang kỹ thuật hiện đại, côngnghệ tiên tiến vào phát triển nền công nghiệp Trung Quốc Chính sách này với các quyđịnh cụ thể đã được thực hiện rất linh hoạt và phù hợp theo thời gian và với từng địaphương

Bằng việc đưa ra những quy định chặt chẽ về chủng loại, chất lượng, mức độ côngnghệ đối với các máy móc, thiết bị nhập khẩu, Trung Quốc đã hạn chế được tình trạngcác doanh nghiệp nước ngoài biến Trung Quốc thành “bãi rác thải công nghiệp” Các

ưu đãi đối với các doanh nghiệp nước ngoài mang vào công nghệ cao cũng nhờ pháttriển về nghiên cứu khoa học kỹ thuật đã góp phần nâng cao trình độ khoa học, côngnghệ của các doanh nghiệp trong nước và toàn ngành công nghiệp Trung Quốc

Những thay đổi trong chính sách thu hút công nghệ của đặc khu Thâm Quyến

là một ví dụ điển hình về sự linh hoạt và hiệu quả Để thu hút được các công ty nướcngoài vào các khu công nghệ cao, Thâm Quyến đã nhanh chóng xây dựng cơ sở hạtầng hiện đại, đầy đủ, đáp ứng nhu cầu của các công ty khi đầu tư vào các tòa nhà hiệnđại trong các khu công nghệ cao

+ Thâm Quyến đã có thành tựu công nghệ cao đáng kể Trong năm 2015, giátrị gia tăng của ngành công nghiệp công nghệ cao Thâm Quyến đạt 584.791.000.000đồng nhân dân tệ, tăng 13,0%, chiếm 33,4% GDP, thúc đẩy các doanh nghiệp côngnghệ cao để đạt được doanh thu thuế 63.200.000.000 nhân dân tệ, tăng 33,9%

+ Ngoài ra, tổng đầu tư R & D xã hội ở Thâm Quyến vào năm 2015 chiếm4,05% GDP, đã giành 14 giải thưởng khoa học và công nghệ quốc gia Trên thực tế,

sự chuyển đổi và đổi mới đã luôn luôn được thông qua quá trình phát triển ở ThâmQuyến trong hơn 30 năm Vào đầu năm 1980, thành phố chỉ có hai kỹ sư Thời kỳ đó,

Trang 19

đặt trong nền tảng phát triển là rất yếu kém.,gần như cả thành phố không có trưởngcao đẳng và đại học nào nổi tiếng Nhưng nhờ những chính sách phát triển đúng đắnThâm Quyến đã ngày càng phát triển và đã trở thành nơi tập trung các ngành côngnghiệp công nghệ cao hàng đầu của đất nước.

Thực hiện nhiều chính sách ưu đãi tài chính hiệu quả

Trong giai đoạn đầu mở cửa, chính phủ chủ yếu sử dụng chính sách thuế ưu đãi

về thu hút ĐTTTNN Thực hiện các biện pháp khuyến khích cả gói và khuyếnkhích về thuế độc đáo ở các đặc khu kinh tế, khu kinh tế kỹ thuật Đồng thời TrungQuốc cũng thành lập một số cảng và khu ngoại quan miễn thuế Ví dụ: các dự ánđược khuyến khích đầu tư sẽ được hưởng chính sách thuế với tỷ suất thấp về thuế xuấtnhập khẩu, thuế doanh thu, thuế thu nhập như việc miễn thuế nhập khẩu và thuế VATđối với máy móc thiết bị phục vụ cho mục đích nghiên cứu và phát triển Đặc biệt làchính sách thuế ưu đãi đối với doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận để tái đầu tư.Chính sách thuế ưu đãi đã chứng minh là có hiệu quả trong thu hút các nhà đầu tư

Ưu đãi dành cho hành vi tái đầu tư

+ Đãi ngộ dành cho hành vi tái đầu tư thông thường: người đầu tư nước ngoàidùng số lợi nhuận thu được của xí nghiệp để tái đầu tư trực tiếp cho doanh nghiệp đó,hoặc đầu tư để xây dựng doanh nghiệp khác, nếu kỳ hạn kinh doanh không dưới 5năm thì được trả lại 40% thuế thu nhập đã nộp với phần tái đầu tư

+ Ưu đãi dành cho hành vi tái đầu tư đặc biệt: các nhà đầu tư tái đầu tư xâydựng ở một số lĩnh vực đặc biệt như mở rộng xí nghiệp có kỹ thuật tiên tiến, mở rộng

xí nghiệp xuất khẩu sản phẩm hoặc đầu tư cho các hạng mục xây dựng cơ bản và mởmang nông nghiệp trong đặc khu kinh tế Hải Nam thì có thể được trả lại toàn bộ sốthuế thu nhập đối với phần tái đầu tư

Từ tháng 1/1994, nhằm tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các doanhnghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Trung Quốc

đã tiến hành cải cách về thuế ở một số mặt sau:

Thực hiện một chính sách thuế thống nhất đối với mọi thành phần kinh tế nhằmđảm bảo sự bình đẳng về thuế, thúc đẩy cạnh tranh, thuế đánh không phân biệt giữacác doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn FDI

Trang 20

Thay thế thuế doanh nghiệp bằng thuế giá trị gia tăng và đơn giản hóa cơ cấuthuế suất.

Giảm thuế thu nhập đánh vào các doanh nghiệp để kích thích sản xuất kinhdoanh phát triển Mở rộng diện thu thuế thu nhập cá nhân

Xóa bỏ dần các ưu đãi miễn giảm thuế và chuyển sang hình thức tài trợ cho cáctrường hợp đặc biệt cần thiết bằng chi ngân sách

Bổ sung một số loại thuế mới như thuế tài nguyên, thuế sở hữu Hiện nay,Trung Quốc đang đi vào xây dựng môi trường cạnh tranh bình đẳng và tự do

Cùng với chính sách thuế là chính sách về thời gian thuê đất và giỏ đất cũnghết sức ưu đãi đôi với các nhà đầu tư

Với những chính sách ưu đãi về tài chính hấp dẫn Trung Quốc đã ngày càngthu hút được nhiều dự án ĐTTTNN cũng như số vốn đổ vào Trung Quốc ngày càngtăng lên

Theo thống kê, trong năm 2015, có 26.575 doanh nghiệp vốn đầu tư nướcngoài thành lập tại Trung Quốc, tăng 11,8%, với số vồn là 781,35 tỷ NDT (126,67 tỷUSD), tăng 6,4% so với năm 2014

Đơn vị tính: tỷ USD

Nguồn: http://www.fdi.gov.cn/

Hình 2.1: Vốn đầu tư nước ngoài thực tế vào Trung Quốc năm 2014 và 2015.

Trong năm 2015, ASEAN thành lập 1154 doanh nghiệp tại Trung Quốc, tăng5,2%, với số vốn đầu tư 7,86 tỷ USD, tăng 20,6% EU thành lập 1772 doanh nghiệpmới, tăng 11,9%, số vốn đầu tư nước ngoài là 7,11 tỷ đô la Mỹ, tăng 3,8% Khu kinh

tế sông Dương Tử với 11.974 doanh nghiệp mới thành lập có vốn đầu tư nước ngoài,tăng 7,8%

Trang 21

Luôn luôn cải thiện môi trường đầu tư

Môi trường đầu tư là một yếu tố quan trọng để thu hút ĐTTTNN ở mỗi nước Cácnhà lãnh đạo Trung Quốc đã xác định để có thể cạnh tranh trong thu hút ĐTTTNN vớicác nước nhận đầu tư khác Trung Quốc cần cung cấp cho các nhà đầu tư một cơ sở hạtầng, một môi trường đầu tư tốt nhất để các công ty có thể tạo ra được nhiều lợinhuận

Chính phủ Trung Quốc cũng nhận thấy rõ được tầm quan trọng của việc phải tạo

ra một môi trường đầu tư gồm cả môi trường cứng và mềm hoàn hảo để hấp dẫn cácnhà đầu tư nước ngoài

Đối với môi trường đâu tư cứng.

Chú trọng việc xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng gồm giao thông, thông tin liênlạc, cung cấp nước, điện và gas nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu phát triển sản xuất, kinhdoanh của các doanh nghiệp Cơ sở hạ tầng được Chính phủ và từng địa phương xâydựng và phát triển theo quy hoạch và tầm nhìn chiến lược

Đảm bảo cho sự phát triển lâu dài của nền kinh tế Trung Quốc đã không những

mở rộng nguồn vốn trong nước mà cũng kết hợp thu hút vốn nước ngoài để phát triển,xây dựng mạnh hệ thống hạ tầng cơ sở góp phần cải thiện môi trường đầu tư trongnước và thu được hiệu quả to lớn

Mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông liên tục được cải thiện

Thứ nhất, xây dựng cơ sở hạ tầng đường sắt, đặc biệt xây dựng đường sắt cao tốc

đã có những tiến bộ đáng kể, sự mở rộng nhanh chóng của quy mô mạng lưới đườngsắt Vào năm 2015, kinh doanh đường sắt của Trung Quốc đạt 121.300 km, xếp thứhai trên thế giới, với tốc độ cao hơn 250 km / giờ chạy trên đường sắt với hơn 19.000

km, chiếm hơn 60% tổng số đường sắt cao tốc toàn cầu Hiện nay, mạng lưới đườngsắt cao tốc đã được kết nối với hơn một nửa quy mô dân số của đất nước của hơn500.000 thành phố

Thứ hai, đường cao tốc xây dựng cơ sở để duy trì một xu hướng phát triển nhanhchóng, mạng lưới đường bộ tiếp tục mở rộng Năm 2015, tổng số dặm đường cao tốccủa Trung Quốc đạt 4,5773 triệu cây số, xếp thứ hai trên thế giới.Trong số đó, tổng số

km đường cao tốc là 123.500 km, xếp hạng đầu tiên trên thế giới.Việc cải tiến mạng

Ngày đăng: 26/01/2018, 09:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w