1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

CÔNG NGHỆ :: Trường THCS Trần Văn Ơn :: | Tin tức | Bản tin trường | ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2015 2016 DE CUONG HK2 CN 6

5 128 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 66 KB

Nội dung

4/ Cho một món ăn cụ thể như: canh chua, cá chiên, trứng luộc, rau muống xào, đậu ve xào, sườn nướng, heo quay, bánh bao.. Hỏi các món ăn này áp dụng phương pháp chế biến thực phẩm nào?.

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HKII MÔN CÔNG NGHỆ 6 - NH 2015 - 2016

PHẦN THỰC HÀNH :

- Nội dung : bài 24 Tỉa hoa từ một số loại rau, củ, quả

- Hình thức : mỗi nhóm thực hiện trang trí 1 đĩa thức ăn được trang trí bằng rau, củ, quả tỉa

hoa hoặc cắm 1 binh hoa có hoa được tỉa từ quả ớt.

PHẦN LÝ THUYẾT : Nội dung: gồm các bài 15, 16, 17, 18, 21.

1/ Cho một món ăn cụ thể, ví dụ như: phở, cơm tấm, mì hoành thánh, bánh mì thịt Trong các món ăn đó thực phẩm nào chứa nhiều chất đạm, chất đường bột, chất béo, vitamin?

Hướng dẫn: xem phần nguồn cung cấp của chất đạm, chất đường bột, chất béo, vitamin

2/ Nêu chức năng dinh dưỡng của chất đạm, chất đường bột, chất béo, vitamin?

 Chức năng dinh dưỡng của chất đạm :

+ Giúp cơ thể phát triển về thể chất ( chiều cao, cân nặng ) và về trí tuệ

+ Cần thiết cho việc tái tạo các tế bào đã chết

 Chức năng dinh dưỡng của chất béo:

+ Cung cấp năng lượng và giúp bảo vệ cơ thể

+ Chuyển hóa một số vitamin cần thiết cho cơ thể

 Chức năng dinh dưỡng của chất đường bột :

+ Là nguồn chủ yếu cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động của cơ thể

+ Chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng khác

3/ Thế nào là nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm, an toàn thực phẩm? Ăn phải thực phẩm

bị nhiễm trùng, nhiễm độc, người sử dụng sẽ bị gì?

 Sự xâm nhập của vi khuẩn có hại vào thực phẩm gọi là sự nhiễm trùng thực phẩm

 Sự xâm nhập của chất độc vào thực phẩm gọi là sự nhiễm độc thực phẩm

 An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất

 Ăn phải thực phẩm bị nhiễm trùng, nhiễm độc dẫn đến ngộ độc thức ăn, bị rối loạn tiêu hóa, gây nguy hiểm cho người sử dụng

4/ Cho một món ăn cụ thể như: canh chua, cá chiên, trứng luộc, rau muống xào, đậu ve xào, sườn nướng, heo quay, bánh bao Hỏi các món ăn này áp dụng phương pháp chế biến thực phẩm nào?

Hướng dẫn: Có 2 phương pháp chế biến thực phẩm: phương pháp chế biến thực phẩm có sử dụng

nhiệt và phương pháp chế biến thực phẩm không sử dụng nhiệt

- Món luộc, món nấu(canh), món kho: áp dụng phương pháp làm chín thực phẩm trong nước

- Món hấp: áp dụng phương pháp làm chín thực phẩm bằng hơi nước

- Món nướng, món quay: áp dụng phương pháp làm chín thực phẩm bằng sức nóng trực tiếp của lửa

- Món rán(chiên), món rang, xào: áp dụng phương pháp làm chín thực phẩm trong chất béo?

5/ Yêu cầu kỹ thuật của món nấu, món luộc, món hấp ?

Yêu cầu kỹ thuật của món NẤU:

- Thực phẩm chín, mềm, không dai, không nát

- Hương vị thơm ngon, vừa ăn

- Màu sắc hấp dẫn

Yêu cầu kỹ thuật của món LUỘC:

- Nước luộc trong

- Thực phẩm động vật chín mềm, không dai

Trang 2

- Thực phẩm thực vật: rau lá chín tới, có màu xanh, rau củ có bột chín bở hoặc chín dẻo.

Yêu cầu kỹ thuật của món HẤP:

- Thực phẩm chín mềm, ráo nước, không có nước hoặc rất ít nước

- Hương vị thơm ngon, màu sắc đặc trưng của món

6/ Cho biết các bữa ăn chính trong ngày ?

 Bữa sáng: + Nên ăn đủ năng lượng cho lao động, học tập cả buổi sáng

+ Nên ăn vừa phải

 Bữa trưa: + Cần ăn bổ sung đủ chất

+ Nên ăn nhanh để có thời gian nghỉ ngơi và tiếp tục làm việc

 Bữa tối: + Cần ăn tăng khối lượng với đầy đủ các món ăn nóng, ngon lành

+ Bữa tối là lúc cả gia đình xum họp, ăn uống và chuyện trò vui vẻ

7/ Nêu các nguyên tắc tổ chức bữa ăn hợp lý trong gia đình ?

 Tìm hiểu nhu cầu của các thành viên trong gia đình

 Xem xét điều kiện tài chính

 Chú ý sự cân bằng các chất dinh dưỡng

 Thay đổi các món ăn

8/ Cho biết cách thay đổi món ăn trong gia đình ?

 Thay đổi món ăn mỗi ngày để tránh nhàm chán

 Thay đổi các phương pháp chế biến để có món ăn ngon miệng

 Thay đổi hình thức trình bày và màu sắc của món ăn để bữa ăn thêm phần hấp dẫn

 Không nên có thêm món ăn cùng loại thực phẩm hoặc cùng phương pháp chế biến trong bữa ăn

Trang 3

9/ Cho biết các nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn ?

 Ngộ độc do thức ăn bị nhiễm vi sinh vật và độc tố của vi sinh vật

 Ngộ độc do thức ăn bị biến chất

 Ngộ độc do bản thân thức ăn có sẵn chất độc (mầm khoai tây, cá nóc, nấm độc …)

 Ngộ độc do thức ăn bị ô nhiễm các chất độc hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật, hóa chất phụ gia thực phẩm

10/ Kể tên các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm?

Trang 4

 Rửa tay sạch trước khi ăn

 Vệ sinh nhà bếp

 Rửa kỹ thực phẩm

 Nấu chín thực phẩm

 Đậy thức ăn cẩn thận

 Bảo quản thức ăn chu đáo

Trang 5

11/ Em hãy cho biết các biện pháp bảo quản thực phẩm để chất dinh dưỡng không bị mất đi trong quá trình chế biến ?

 Không ngâm thực phẩm lâu trong nước

 Không để thực phẩm khô héo

 Không đun nấu thực phẩm lâu

 Bảo quản thực phẩm ở nhiệt độ thích hợp và hợp vệ sinh

Ngày đăng: 24/01/2018, 17:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w