1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, của nền kinh tế nhiều thành phần, các kỹ năng giao tiếp cơ bản trở thành đòi hỏi cấp thiết của nhiều ngành nghề, đặc biệt quan trọng nhất là những người làm việc trong công tác kinh doanh, nhân viên văn phòng, khách sạn, lễ tân… ngoài kỹ năng giao tiếp tốt như nói cho hay, ngoại hình chuẩn, phong thái đến cách xử sự trong nhiều tình huống và nhiều đối tượng khác nhau cần phải trang bị thêm các kỹ năng ứng xử thường gặp trong công việc như cách ứng xử khi bị đồng nghiệp đặt điều nói xấu, khi nhận một dự án mới nằm ngoài khả năng của bản thân cũng như cách ứng xử khi bị mọi người không đồng ý đến quan điểm của cá nhân,… Với những lí do trên mà em chọn đề tài “ Cách ứng xử khi bị phê bình trong công việc” Với những mối quan hệ nơi công sở thất bại trong giao tiếp nói riêng và chưa biết cách ứng xử hợp lí khi bị phê bình nói chung thường là nguyên nhân dẫn đến những bất đồng chính kiến hoặc hiểu lầm của các đối tượng giao tiếp Mục đích của bài nghiên cứu này là giới thiệu về những cách thức ứng xử cơ bản mà chúng ta không thể không có, để thành công trong việc giao tiếp cũng như có những hành vi xử sự hợp lí, đúng đắn khi xảy ra mâu thuẫn với đồng nghiệp cũng như lãnh đạo của công ty 2. Mục tiêu của đề tài Hệ thống hóa lý luận về văn hóa giao tiếp và cách ứng xử trong hoạt động của doanh nghiệp. Tìm hiểu thực tế văn hóa ứng xử trong môi trường doanh nghiệp Đề xuất một số giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử khi bị phê bình trong công việc 3. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Giao tiếp và ứng xử đã từng được nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả đề cập tới. V.I 2 Lênin khi bàn về quan hệ giữa người với nhau lệ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất đã từng viết “ quan hệ giữa người với nhau trong việc sản xuất những vật phẩm cần thiết để thoả mãn nhu cầu của con người là do sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định. Và chính những mối quan hệ ấy giải thích được tất cả những hiện tượng của đời sống xã hội ”, theo ông quan hệ giao tiếp, ứng xử trong lĩnh vực sản xuất vật chất là quan trọng nhất của con người. Ở Việt Nam các tác phẩm, tài liệu nghiên cứu về ứng xử đã có từ những năm 1960 – 1970. Đó là các sáng tác viết về cung cách ứng xử như : “ Tâm lý học ứng xử”, tác giả Lê Thị Bừng, NXB Giáo Dục, 2001; “ Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh du lịch ”, do PTS Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh chủ biên, NXB Thống kê, 1995; “ Nghệ thuật ứng xử và sự thành công của mỗi người ” của Nguyễn Ngọc Nam, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Hồng Ngọc, NXB Thanh niên, 1995; “ Giao tiếp ứng xử trong hoạt động kinh doanh ” do PGS.TS. Bùi Tiến Quý chủ biên, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2001, “ Giao tiếp trong kinh doanh ” do PTS. Vũ Thị Phượng – Dương Quang Huy chủ biên, NXB Thống kê, 1998… Gần đây có thêm nhiều tác giả đề cập đến vấn đề văn hóa công ty, văn hóa doanh nghiệp như “ Văn hoá và kinh doanh ”, do GS. Phạm Xuân Nam chủ biên, NXB Khoa học xã hội, 1996; cuốn “ Doanh nghiệp, doanh nhân và văn hoá ”, tác giả Trần Quốc Dân, NXB Chính trị quốc gia, 2008…Song một trong những phần rất quan trọng của văn hóa công ty là văn hóa ứng xử thì ít người đề cập tới, đặc biệt là văn hóa ứng xử trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu mà đề tài hướng tới là văn hoá ứng xử thể hiện trong các mối quan
Trang 1
Trường Đại học Lao Động-Xã Hội (CSII)
Khoa Quản Trị Kinh Doanh
Tiểu Luận Hết Môn
Kỹ Năng Ứng Xử-Phỏng Vấn Và Xin Việc Làm
Chủ Đề
Kỹ Năng Ứng Xử Trong Thực Hiện Công Việc
Đề tài: CÁCH ỨNG XỬ KHI BỊ PHÊ BÌNH TRONG
CÔNG VIỆC
GVHD:T.S Phạm Văn Tuân SVTH: Phạm Đăng Huy
Lớp: ĐH14KD3 MSSV:1453401010790
Thành phố Hồ Chí Minh ngày 03 tháng 01 năm 2018
Trang 2
Nhận xét của thầy (cô):
Điểm đánh giá của CBCT 1 Điểm đánh giá của CBCT 2
Trang 3
MỤC LỤC Trang Phần I Mở đầu
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2.Mục tiêu của đề tài 1
3.Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 1
4 Đối tượng nghiên cứu 2
5 Phạm vi nghiên cứu 3
6 Phương pháp và thiết bị nghiên cứu 3
Phần II Nội dung 1 Cơ sở lí luận về văn hóa ứng xử nơi công sở nói riêng và giao tiếp nói chung 3
1.1 Tổng quan về giao tiếp và văn hóa ứng xử 3
1.1.1 Khái niệm 3
1.1.2 Bản chất của giao tiếp 4
1.1.2.1 Người gửi thông điệp 5
1.1.2.2 Thông điệp 5
1.1.2.3 Kênh truyền thông điệp 5
1.1.2.4 Người nhận thông điệp 6
1.1.2.5 Những phản hồi 6
1.1.2.6 Bối cảnh……… 6
1.2 Chức năng của giao tiếp 7
1.2.1 Chức năng truyền đạt thông tin 7
1.2.2 Chức năng đánh giá lẫn nhau 8
1.2.3 Chức năng phối hợp hành động 8
1.2.4 Chức năng điều chỉnh hành vi 8
2.1 Ứng xử nơi công sở 10
2.2 Nguyên nhân dẫn đến sai phạm trong công việc 12
3.1 Cách ứng xử khi bị phê bình 14
3.1.1 Cách giữ im lặng 14
3.1.2 Giữ tinh thần bình tĩnh 14
3.1.3 Học cách chấp nhận……… 15
3.1.4 Biết sửa sai 15
3.1.5 Biết ơn người đã chỉ ra lỗi sai cho mình 15
Phần III Kết luận Kết luận 17
Tài liệu tham khảo 18
Trang 4Ngày nay cùng với sự phát triển của xã hội, của nền kinh tế nhiều thành phần, các
kỹ năng giao tiếp cơ bản trở thành đòi hỏi cấp thiết của nhiều ngành nghề, đặc biệt quan trọng nhất là những người làm việc trong công tác kinh doanh, nhân viên văn phòng, khách sạn, lễ tân… ngoài kỹ năng giao tiếp tốt như nói cho hay, ngoại hình chuẩn, phong thái đến cách xử sự trong nhiều tình huống và nhiều đối tượng khác nhau cần phải trang bị thêm các kỹ năng ứng xử thường gặp trong công việc như cách ứng xử khi bị đồng nghiệp đặt điều nói xấu, khi nhận một dự án mới nằm ngoài khả năng của bản thân cũng như cách ứng xử khi bị mọi người không đồng ý đến quan điểm của cá nhân,…
Với những lí do trên mà em chọn đề tài “ Cách ứng xử khi bị phê bình trong công việc”
Với những mối quan hệ nơi công sở thất bại trong giao tiếp nói riêng và chưa biết cách ứng xử hợp lí khi bị phê bình nói chung thường là nguyên nhân dẫn đến
những bất đồng chính kiến hoặc hiểu lầm của các đối tượng giao tiếp
Mục đích của bài nghiên cứu này là giới thiệu về những cách thức ứng xử cơ bản mà chúng ta không thể không có, để thành công trong việc giao tiếp cũng như
có những hành vi xử sự hợp lí, đúng đắn khi xảy ra mâu thuẫn với đồng nghiệp cũng như lãnh đạo của công ty
2 Mục tiêu của đề tài
- Hệ thống hóa lý luận về văn hóa giao tiếp và cách ứng xử trong hoạt động của doanh nghiệp
- Tìm hiểu thực tế văn hóa ứng xử trong môi trường doanh nghiệp
- Đề xuất một số giải pháp xây dựng văn hóa ứng xử khi bị phê bình trong công việc
3 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Giao tiếp và ứng xử đã từng được nhiều nhà khoa học, nhiều tác giả đề cập tới V.I
Trang 52
Lênin khi bàn về quan hệ giữa người với nhau lệ thuộc vào sự phát triển của lực lượng sản xuất đã từng viết “ quan hệ giữa người với nhau trong việc sản xuất những vật phẩm cần thiết để thoả mãn nhu cầu của con người là do sự phát triển của lực lượng sản xuất quyết định Và chính những mối quan hệ ấy giải thích được tất cả những hiện tượng của đời sống
xã hội ”, theo ông quan hệ giao tiếp, ứng xử trong lĩnh vực sản xuất vật chất là quan trọng nhất của con người
Ở Việt Nam các tác phẩm, tài liệu nghiên cứu về ứng xử đã có từ những năm 1960 –
1970 Đó là các sáng tác viết về cung cách ứng xử như : “ Tâm lý học ứng xử”, tác giả Lê Thị Bừng, NXB Giáo Dục, 2001; “ Tâm lý và nghệ thuật giao tiếp, ứng xử trong kinh doanh
du lịch ”, do PTS Nguyễn Văn Đính, Nguyễn Văn Mạnh chủ biên, NXB Thống kê, 1995; “ Nghệ thuật ứng xử và sự thành công của mỗi người ” của Nguyễn Ngọc Nam, Nguyễn Công Khanh, Nguyễn Hồng Ngọc, NXB Thanh niên, 1995; “ Giao tiếp - ứng xử trong hoạt động kinh doanh ” do PGS.TS Bùi Tiến Quý chủ biên, NXB Khoa học và kỹ thuật, 2001,
“ Giao tiếp trong kinh doanh ” do PTS Vũ Thị Phượng – Dương Quang Huy chủ biên, NXB Thống kê, 1998…
Gần đây có thêm nhiều tác giả đề cập đến vấn đề văn hóa công ty, văn hóa doanh nghiệp như “ Văn hoá và kinh doanh ”, do GS Phạm Xuân Nam chủ biên, NXB Khoa học
xã hội, 1996; cuốn “ Doanh nghiệp, doanh nhân và văn hoá ”, tác giả Trần Quốc Dân, NXB Chính trị quốc gia, 2008…Song một trong những phần rất quan trọng của văn hóa công ty
là văn hóa ứng xử thì ít người đề cập tới, đặc biệt là văn hóa ứng xử trong các doanh nghiệp kinh doanh du lịch
4 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu mà đề tài hướng tới là văn hoá ứng xử thể hiện trong các mối quan
hệ của một doanh nghiệp,cụ thể là cách ứng xử khi bị phê bình trong công việc
Văn hoá ứng xử của người chủ doanh nghiệp với các thành viên trong doanh nghiệp khi
Trang 63
nhân viên làm không tốt
Văn hoá ứng xử của các thành viên doanh nghiệp với chủ doanh nghiệp khi bị phê bình
5 Phạm vi nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên em đã nghiên cứu lý luận dựa trên một số tài liệu tham khảo và tiến hành khảo sát thực tế về văn hoá ứng xử khi bị phê bình trong công việc tại Công ty RITA VÕ AUTO là đơn vị em đang thực tập
6 Phương pháp và thiết bị nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
II NỘI DUNG:
1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA ỨNG XỬ NƠI CÔNG SỞ NÓI RIÊNG
VÀ GIAO TIẾP NÓI CHUNG
1.1 Tổng quan về giao tiếp và ứng xử nơi công sở
1.1.1 Khái niệm về giao tiếp
Giao tiếp là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn rất lớn, bởi vì giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của con người Đồng thời, giao tiếp còn là
phương tiện thể hiện nhân cách Tâm lý của con người đươc hình thành trong giao tiếp với những người xung quanh
Vậy giao tiếp là : Là quá trình tiếp xúc tâm lý giữa những con người nhất định
trong xã hội có tính mục đích và mang tính hệ thống chuẩn mực về hành vi, ngôn ngữ nhằm trao đổi thông tin, tình cảm, hiểu biết, vốn sống, tạo nên những ảnh hưởng, tác động qua lại để con người đánh giá, điều chỉnh và phối hợp với nhau
Trang 74
Vì vậy giao tiếp là một quá trình hai chiều, tức là người phát tin không bao giờ chỉ muốn một mình mà không chú ý tới tiếp nhận thông tin phản hồi của người nhận tin Một quá trình hoạt động tâm lý hết sức phức tạp, trải qua ba trạng thái:
+ Trao đổi thông tin, tiếp xúc tâm lý
+ Hiểu biết lẫn nhau, rung cảm
+ Tác động và ảnh hưởng lẫn nhau
Nếu không thực hiện tốt hoặc không thực hiện đủ cả ba quá trình đó thì sẽ làm
Quá trình trao đổi thông tin:
Người gửi muốn truyền ý nghĩ/ý tưởng của mình cho người khác thì phải Mã hoá ý nghĩ/ý tưởng đó thành lời nói, chữ viết hay các hình thức biểu hiện phi ngôn ngữ khác (ký hiệu, ám hiệu…) gọi là thông điệp
Thông điệp được gửi đến Người nhận bằng nhiều kênh khác nhau như lời nói, thông báo, thư, điện thoại…
Người nhận nhận được thông điệp, muốn hiểu được thông điệp thì phải Giải mã thông điệp đó Giải mã là việc chuyển lời nói, chữ viết, hình ảnh của thông điệp sang dạng hiểu được Giải mã là một quá trình phức tạp và thường là nguyên nhân chính gây hiểu sai, hiểu lầm trong giao tiếp (nói một đằng hiểu một nẻo, cùng một từ nhưng hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, các khác biệt về xã hội, giai cấp, trình độ văn hoá ) Cuối cùng của giao tiếp là sự phản hồi/hồi đáp, người nhận phát tín hiệu cho người gửi biết rằng thông điệp của họ đã đến được đích, hoàn thành xong quá trình giao tiếp
1.1.2 Bản chất của giao tiếp
Giao tiếp được cấu thành từ các yếu tố:
• Sender: Người gửi thông điệp
Trang 85
• Message: Thông điệp
• Channel: Kênh truyền thông điệp
• Receiver: Người nhận thông điệp
• Feedback: Những phản hồi
• Context: Bối cảnh
1.1.2.1 Người gửi thông điệp
Để trở thành một người giao tiếp tốt, trước tiên bạn phải tạo được cho mình sự tin tưởng Bạn cũng phải biết được người tiếp nhận của mình (những cá nhân hay nhóm người mà bạn muốn truyền đạt thông điệp của mình tới) Việc không hiểu người mà mình sẽ truyền đạt thông điệp tới sẽ dẫn đến việc thông điệp của bạn có thể bị hiểu sai
1.1.2.2 Thông điệp
Các hình thức giao tiếp qua viết, nói hay các hình thức khác đều bị chi phối bởi giọng điệu của người truyền đạt thông điệp, tính căn cứ của lý luận, những gì được giao tiếp và những gì không nên được đưa vào, cũng như phong cách giao tiếp riêng của bạn
Thông điệp luôn luôn có cả yếu tố trí tuệ và tình cảm trong đó, yếu tố trí tuệ để chúng ta có thể xem xét tính hợp lý của nó và yếu tố tình cảm để chúng ta có thể có những cuốn hút tình cảm, qua đó thay đổi được suy nghĩ và hành động
1.1.2.3 Kênh truyền thông điệp
Các thông điệp được truyền đạt qua nhiều kênh, nói thì bằng cách gặp mặt đối mặt, gọi điện thoại, gặp qua video; viết thì bằng thư từ, email, bản ghi nhớ hay báo cáo
Có hai kênh chính:
- Kênh giao tiếp chính thức (formal communication networks)
- Kênh giao tiếp không chính thức (informal comm networks)
Trang 96
• Kênh giao tiếp chính thức:
- Từ cấp trên xuống cấp dưới (downward): hướng dẫn công việc, quan hệ công việc, quy trình, phản hồi, …
- Từ cấp dưới lên cấp trên (upward): báo cáo, đề nghị, …
- Giữa các đồng nghiệp (horizontal): hợp tác, giải quyết công việc, chia sẻ thông tin, thực hiện báo cáo, …
• Kênh giao tiếp không chính thức:
Các chức năng của kênh giao tiếp không chính thức:
- Xác nhận thông tin
- Mở rộng thông tin
- Lan truyền thông tin
- Phủ nhận thông tin
- Bổ sung thông tin
1.1.2.4 Người nhận thông điệp
- Những thông điệp sau đó được truyền đạt đến người nhận Không nghi ngờ gì
là bạn sẽ trông chờ ở họ những phản hồi
- Hãy luôn nhớ là bản thân người nhận thông điệp cũng tham gia vào quá trình này với những ý tưởng và tình cảm có thể làm ảnh hưởng đến cách họ hiểu thông điệp của bạn cũng như cách họ phản hồi lại thông điệp đó
- Để thành công, bạn cũng nên nghiên cứu trước những yếu tố này để hành động một cách hợp lý
Trang 107
1.1.2.6 Bối cảnh
- Tình huống mà thông điệp của bạn được truyền đi chính là bối cảnh
- Nó có thể bao gồm yếu tố môi trường xung quanh hay rộng hơn là nền văn hóa (ví dụ như văn hóa nơi làm việc, văn hóa quốc tế, vv.)
1.2 Chức năng của giao tiếp
Giao tiếp là quá trình giao tiếp có mục đích, nội dung và nhiệm vụ cụ thể.Nói cách khác con người ý thức được cần phải làm gì? Cần đạt được những gì? Đó là mặt nhận thức Trong thực tiễn khi tiến hành giao tiếp không ít trường hợp chủ thể giao tiếp phải linh hoạt, tùy điều kiện , thời cơ mà thay đổi, lựa chọn phương tiện (
kể cả ngôn ngữ, cách diễn đạt, giọng điệu ) tùy đối tượng giao tiếp mà ứng xử Giao tiếp còn có chức năng đặc thù xảy ra chính trong tiếp xúc giữa con người với con người Giao tiếp gồm có 4 chức năng:
1.2.1 Chức năng truyền đạt thông tin
Chức năng này có cội nguồn sinh học, để thông báo cho nhau một tin tức gì đó
Ở động vật thường phát ra âm thanh (ở mức độ tín hiệu đơn giản, bản năng, ăn uống,
tự vệ, sinh đẻ, bảo tồn giống loài)
- Chức năng thông tin có cả ở 2 phía của quá trình giao tiếp (chủ thể-đối tượng giao tiếp)
- Để đạt mục đích điều hành trong quản lí, tổ chức trong nhóm xã hội nhất thiết phải thông qua giao tiếp (giao tiếp trực tiếp, gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin khác nhau)
- Truyền đạt trao đổi thông tin về mọi lĩnh vực: kiến thức, tình cảm, suy nghĩ,
- Truyền đạt và chấp nhận thông tin trong mọi hoàn cảnh
- Đòi hỏi nội dung cần chính xác và đáng tin cậy
1.2.2 Chức năng nhận thức và đánh giá lẫn nhau
Trong giao tiếp con người bao giờ cũng biểu hiện những thái độ nhất định như: thiện cảm, thờ ơ, vồn vã, cởi mở, chân thành, dấu diếm, trung thực…Giao tiếp bao
Trang 118
giờ cũng được một con người cụ thể thực hiện, thái độ của cá nhân bao giờ cũng được bộc lộ trong tiến trình giao tiếp
Qua giao tiếp:
- Con người tự nhận thức về mình và đối tượng
- Mối quan hệ giữa các đối tượng bắt đầu bộc lộ hành vi, tính cách và phát triển theo nhiều chiều hướng khác nhau
- Con người tự đánh giá và nhận thức lẫn nhau, tác động mạnh mẽ đến hành vi, nhân cách của mỗi người
1.2.3 Chức năng phối hợp và hành động
Con người có thể phối hợp các hoạt động để cùng nhau giải quyết công việc nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra
Sử dụng những phương pháp như ám thị, làm việc nhóm, tạo áp lực, thuyết phục
và thể hiện cái tôi cá nhân trong quan điểm trao đổi thông tin, tư duy và hình thành
sự sáng tạo trong tiến trình đưa ra thông tin quyết định ảnh hưởng tới nó
1.2.4 Chức năng điều chỉnh hành vi
Giao tiếp là quá trình giao tiếp có mục đích, nội dung và nhiệm vụ cụ thể Nói cách khác con người ý thức được cần phải làm gì? Cần đạt đợc những gì? Đó là mặt nhận thức Trong thực tiễn khi tiến hành giao tiếp không ít trường hợp chủ thể giao tiếp phải linh hoạt, tùy điều kiện , thời cơ mà thay đổi, lựa chọn phương tiện( kể cả ngông ngữ, cách diễn đạt, giọng điệu ) tùy đối tượng giao tiếp mà ứng xử
Con người chủ động tự điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với quy định, yêu cầu của công việc, cuộc sống
Hướng con người tiếp cận và hình thành nên những tiêu chuẩn đạo đức, tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ, tính trung thực
Trang 129
1.3 Vai trò và đặc điểm của giao tiếp
1.3.1 Vai trò của giao tiếp
Giao tiếp có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách Nếu tách khỏi sự giao tiếp xã hội, con người không thể hình thành và phát triển nhân cách được Mă ̣t khác, giao tiếp có chức năng định hướng hoạt động, điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người
Trong giao tiếp, mỗi người vừa là chủ thể, vừa là đối tượng Mỗi chủ thể giao tiếp là một thực thể tâm lý - xã hội, là một nhân cách với những thuộc tính tâm lý, trí tuệ, tình cảm … khác nhau và đều có vai trò vị trí nào đó trong xã hội
Giao tiếp tích cực có tác dụng tạo sự tương giao tốt đẹp, tác động tốt đến tư tưởng, tình cảm của con người Ngược lại, giao tiếp tiêu cực tạo cho con người sự đau khổ, căng thẳng, sa sút bản chất con người ở những mức độ khác nhau Theo các nhà tâm lý học, dựa vào đặc điểm giao tiếp của một người chúng ta có thể biết được tính cách của người đó
1.3.2 Đặc điểm của giao tiếp
- Giao tiếp là những thông điệp về nhận thức, tình cảm thuộc về ý thức hay vô thức
- Giao tiếp là những chuỗi hành động bao gồm nghe, nói, cảm nhận và phản ứng với nhau Nó là việc quản lý thông điệp nhằm tạo ra sự hiểu biết
- Giao tiếp là một quá trình con người ý thức được mục đính, nội dung và những phương tiện cần đạt được khi tiếp xúc với người khác Trong quá trình giao tiếp thì
cả đối tượng và chủ thể giao tiếp đều ý thức được những nội dung và biểu diễn tâm
lý của mình trong giao tiếp Nhờ đặc trưng này, chúng ta dễ dàng nhận ra được mục đích của quá trình giao tiếp, giao tiếp để làm gì? Nhằm mục đích gì?
1.4 Mục tiêu của giao tiếp
- Giúp người nghe hiểu những dự định của chúng ta
- Có được sự phản hồi từ người nghe
- Duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người nghe