1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Cấu trúc lại nền kinh tế mỹ từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước đến nay vũ đăng hinh

377 250 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 377
Dung lượng 14,4 MB

Nội dung

Trang 1

VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM VIỆN NGHIÊN CỨU CHÂU MỸ

TS Vũ Đăng Hinh (Chủ biên)

CẤU TRÚC LẠI NỀN KINH TẾ MỸ

TỪ THẬP KỶ 70 CỦA THẾ KỶ TRƯỚC ĐẾN NAY SÁCH CHUYÊN KHẢO -

Trang 2

Trang

Lời nói đầu -eseeeeeeeesesesnsesrsrsresee 7

Phan I:

Cếu trúc lợi nền kinh tế Mỹ trước năm 2000 13 Chương 1: Cấu trúc lại nên kinh tế Mỹ

vào thời kỳ trước năm 2000 17

# Phản 2: | " |

Cấu trúc lại nền kin tế é My sau nam 2000 | 57 Chuong 2: Nhung diéu chinh trong

lĩnh vực năng lượng va cơ sở hạ tầng 61

Chuong 3: Nhimg diéu chỉnh tiếp tục

trong khu vực công nghiệp chế tạo 149 Chương 4: Điều chỉnh cơ cấu ngành

địch vụ 263

Chương 5: Điều chỉnh trong lĩnh vực

Trang 3

Phần 3:

Trang 4

_ LỖI NÓI ĐẦU

Nền kinh tế Mỹ đã được cấu trúc lại trong suốt thời

gian thập kỷ 1980 và 1990 của thế kỷ trước Đối tượng chủ

yếu được tập trung cấu trúc lại là các ngành công nghiệp chế tạo truyền thống Kết quả ban dau là đã hình thành được một nền kinh tế mới, hay như nhiều người xác định đó là nên kinh tế tri thức Sự thành công ngay từ giai đoạn

đầu của nền kinh tế mới của Mỹ không chỉ lấy lại niềm tin cho người dân Mỹ vào sức mạnh hàng đâu của nền kinh tế

Mỹ mà còn khẳng định địa vị kinh tế số một của Mỹ trong

những thập niên đâu của thế ky XXI Tuy nhiên, quá trình

cấu trúc này vẫn chưa phải là kết thúc, bởi nhiều khu vực kinh tế khác vẫn chưa được cấu trúc lại, thêm nữa một số vấn để mới, những tham vọng mới lại hình thành Chính vì vậy, nhu câu điều chỉnh ở cấp vĩ mô lại xuất hiện Chính

phủ Bush đã tiếp tục có những điều chỉnh nền kinh tế để

Trang 5

8 | Cau trúc lại nền kinh tế Mỹ từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước ến nay

chỉnh này không những tác động đến bước phát triển tiếp

theo của nền kinh tế Mỹ, mà còn tác động đến nhiều nền

kinh tế của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam Để làm rõ những nội dung này chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu nhưng nội dung:

—a Hoạt động cấu trúc lại nên kinh tế Mỹ vào giai đoạn trước năm 2000 và kết quả của nó

Ở đây, chúng tôi tổng kết lại những hướng và giải pháp chủ yếu cho việc cấu trúc lại nền kinh tế Mỹ vào thập kỷ 1980 và 1990 của thế kỷ trước, đánh giá thành tựu, vị thế

và vai trò của nền kinh tế Mỹ trong nền kinh tế thế giới b Nhu cầu tiếp tục câu trúc lại nên kinh tế

Ở nội dung này, chúng tôi xác định những vấn để còn tồn tại, những vấn để mới nẩy sinh, những trở ngại quốc tế, những tính toán chiến lược trong lĩnh vực kinh tế

để Mỹ thực hiện vai trò lãnh đạo toàn điện của mình trên

toàn thế giới

c Những hướng điều chính và những công cụ điều chính chủ yếu

Trong nội dung này, chúng tôi nghiện cứu những

hướng điều chỉnh kinh tế chủ yếu của chính phủ Mỹ trong

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU | 8 Đồng thời, chúng tôi cũng tìm hiểu những công cụ phục vụ cho những hướng điều chỉnh trên (các chính sách,

giải pháp)

d Tác động của những điêu chính này đến nên kính tế Mỹ, xã hội Mỹ, thế giới và Việt Nam

Nội dung tiếp theo chúng tôi xác định là những hoạt động điều chỉnh này sẽ tác động đến những mặt nào của đời sống kinh tế, xã hội và chính trị của Mỹ, thế giới và

Việt Nam, đặc biệt là khi Việt Nam đang triển khai Hiệp

định thương mại Việt-Mỹ và chuẩn bị ra nhập Tổ chức thương mại thế giới Những ảnh hưởng tới Việt Nam chúng tôi sẽ xem xét từ hai góc độ: thách thức cũng như những cơ hội "

e Đề xuât giải pháp

Từ những phân tích thách thức và cơ hội, chúng tôi mạnh đạn đề xuất những giải pháp: để hạn chế những tác động tiêu cực và khai thác những cơ hội do quá trình nay mang lại để những ai quan tâm tham khảo

Mục đích xuyên suốt của cuốn sách là xác định

những nội dung điều chính nhằm tiếp tục cấu trúc lại nền kinh tế Mỹ, triển vọng và ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ

sau quá trình điều chỉnh này Dự báo những thách thức

Trang 7

10Ì_ tấu trúc lại nền kinh tế Mỹ từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước tiến nay

Để làm rõ những nội dung trên chúng tôi đã:

“ Tiếp cận nghiên cứu hoạt động cấu trúc lại nền kinh

tế Mỹ từ góc độ nhận thức tổng hợp về phát triển nên kinh

tế gắn với an ninh và chính trị

- Su dung các phương pháp biện chứng, lịch sử và các

phương pháp nghiên cứu kinh tế hiện đại phổ biến như

sưu tâm, phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, để xác định những hoạt động cấu trúc lại và lý giải nguyên nhân của những hoạt động đó

Những kết quả khái quát nhất mà chúng tôi đã xác định được là:

1, Diện cấu trúc mà chính phủ Bush triển khai đã mở

rộng ra nhiều khu vực kinh tế Nếu những chính phủ từ Clinton trở về trước, hoạt động cấu trúc lại chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp chế tạo, thì thời kỳ này

đã được mở rộng ra khu vực sản xuất, khu vực năng

lượng, cơ sở hạ tầng và khu vực dịch vụ

_2, Nếu đối tượng ưu tiên được cấu trúc của những thời kỳ trước là công nghiệp chế tạo truyền thống, công, nghệ thông tin, thì thời kỳ Bush, ưu tiên lại là ngành sản xuất và cung ứng năng lượng, các ngành công nghiệp dựa trên công nghệ cao, công nghiệp quân sự và dịch vụ sản xuất, dịch vụ y tế

°- 3; Mặc dù vẫn witty cả các biện pháp khuyến cung

Trang 8

LỜI NÓI ĐẦU |1† pháp phía khuyến cung được chú hơn, thì giai °oạn này

các giải pháp khuyến cầu được lựa chọn nhiều hơn Ưu tiên này theo chúng tơi là do khi Ơng Bush vào nhà Trắng thì nền kinh tế bắt đầu bước vào giai đoạn suy thoái chu kỳ và sự suy thoái này còn được tăng lên bởi cuộc khủng

bố 11/9

| Những điểu chỉnh trên dù là mới được triển khai trong mấy năm của nhiệm kỳ đầu, kết quả không dễ gì xác

định, song những dấu hiệu tích cực cũng đã xuất hiện Những điều chỉnh này đã góp phần đưa nền kinh tế Mỹ ra khỏi khủng hoảng chu kỳ và đạt được tốc độ tăng trưởng cao nhất trong ba trung tâm tư bản Các khu vực kinh tế nhận tác động đã khởi sắc Số việc làm cũng đã tăng

Những điều chỉnh này cũng đã tác động không nhỏ đến

nên kinh tế nhiều nước như xuất khẩu của nhiều nước vào thị trường này đã tăng đáng kể, nhiều công đoạn sản xuất của Mỹ sang thị trường một số nước đã làm cho khu vực sản xuất này tăng trưởng nhanh chóng, ví dụ như khu vực sản xuất phần mềm của Ấn Độ

Qua nghiên cứu chúng tôi còn phát hiện ra rằng, khu vực nông nghiệp Mỹ cũng đang có vấn đề lớn, đó là vấn

để dư thừa sản phẩm Tuy nhiên, tại khu vực này, chính phủ Mỹ vẫn giữ giải pháp cũ, đó là tiếp tục trợ giá nông

Trang 9

12|_ tấu trúc lại nền kinh tế Mỹ từ thận kỷ 70 của thế kỷ trước đốn nay

Những kết quả nghiên cứu được trình bẩy trong 3 phần chính:

Phần 1 tổng kết những nét chính về cấu trúc lại nên ˆ kinh tế Mỹ trước năm 2000, hay chỉ ra nhưng gì đã được cấu trúc lại trước đây Phần này được trình bày trong chương I

_ Phẩn 2 phân tích nhu cầu và giải pháp cấu trúc lại

kinh tế Mỹ ở những khu vực được ưu tiên Phần này được trình bày trong chương II, chương HI, chương IV, chương V

Phần 3 trình bây những kết quả ban đầu của hoạt động điều chỉnh và những tác động của nó đến nền kinh tế thế giới Nội dung này được trinh bay trong chương VI

Những kết quả nghiên cứu được trình bầy trong cuốn sách này chắc chắn chỉ trả lời được những câu hỏi cơ bản

nhất lên quan đến chủ đề này Tập thể tác giả rất mong

Trang 10

Phần 1

CẤU TRÚC LẠI NỀN KINH TẾ MỸ

Trang 11

Chương 1: CẤU TRÚC LẠI NỀN KINH TẾ MỸ VÀO THỜI KỲ Ì 15

Nền kinh tế Mỹ phát triển cực thịnh vào thập kỷ sau chiến tranh thế giới thứ II do hầu hết các nền kinh tế phát triển khi đó đã bị tàn phá Tuy nhiên, tình hình đã nhanh chóng thay đổi, khi các nước tư bản đồng minh và bại trận hoàn thành quá trình khôi phục nền kinh tế đổ nát, tự đáp ứng được phần lớn nhu câu trong nước và mở rộng xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài Nhiêu ngành kinh tế Mỹ, nhất là các ngành thuộc khu vực công nghiệp chế tạo sử dụng nhiều lao động và các công nghệ phổ biến, bị cạnh tranh quyết liệt và rơi vào tình trạng suy thoái Nhu cầu cơ cấu lại các ngành kinh tế này đã xuất hiện Hoạt động cấu trúc lại những ngành này đã được các công ty tư nhân đang đối diện với vấn để này khơi động Song, đây không phải là vấn đề đơn giản, bởi nó phức tạp cả về khía cạnh kinh tế, kỹ thuật, quan hệ quốc tế lẫn vấn đề xã hội Do

vậy, chính phủ Mỹ tham gia mạnh mẽ vào quá trình nảy

Trang 12

CHUONG 1

Cau trúc lại nền kinh tế Mỹ vào thửi kỳ trước năm 2000

Trong nên kinh tế thị trường ít hội nhập, cơ cấu kinh

tế của một nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào nhu cầu của thị trường đó Khi nhu cầu của thị trường thay đổi thì cơ

cấu kinh tế của nó cũng biến đổi theo

Tuy nhiên, trong điều kiện mở cửa và hội nhập hiện nay, việc đáp ứng nhu cầu nội địa không chỉ do các bộ

phận sản xuất hàng hoá và dịch vụ cung ứng, mà còn do

hoạt động nhập khẩu đáp ứng Người dân có thể mua quần áo cho mình từ các nhà sản xuất trong nước cũng như các nhà nhập khẩu Đồng thời, cùng với hoạt động nhập khẩu này, thì bộ phận sản xuất nào đó lại tạo ra sản

phẩm và dịch vụ đáp ứng nhu cầu ở những nơi khác ngoài

Trang 13

18Ì 0ấu trúc lại nền kinh tế Mỹ từ thạy ::; 70 cla thé ky trude dén nay

cạnh tranh hơn các doanh nghiệp ở nước ngoài cũng sản xuất những mặt hàag đó Như vậy, cơ cấu nền kinh tế của một quốc gia không chỉ bị quy định bởi nhu câu tron, nước mà bị quy định bởi cả mức độ tham gia vào phân

công lao động quốc tế

Do chịu sự quy định như trên, cơ cấu của nền kinh tế luôn được cấu trúc lại Việc cấu trúc lại không chỉ bị chỉ

phối bởi quy luật cung - cầu, mà còn bởi quy luật cạnh

tranh Ngoài ra, những lực lượng khác cũng có thể nhất thời tác động tới sự cấu trúc này, ví như một kế hoạch xuất phát từ tham vọng của một chủ thể nào đó Hoạt động cấu trúc lại này có thể diễn ra tự ph .t, hoặc tự giác Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng gay gắt, bộ máy công quyền của các quốc gia ngày càng tăng cường chức năng kinh tế và các công ty ngày càng hoạt động mang tính kế hoạch hơn, thì hoạt động cấu trúc lại mang tính tự giác nhiều hơn Điểu này đang diễn ra ở Mỹ và mọi nơi trong thế giới hiện đại

Một nền kinh tế cân cấu trúc lại, hay phải thay đổi cơ cấu, khi một bộ phận nào đó sản xuất thừa, mức cung vượt quá cầu Nó cũng phải thay đổi cơ cấu, hay loại bỏ những bộ phận nào đó khi cầu vẫn còn song những đơn vị đáp

ứng cầu này không còn đủ sức cạnh tranh Trong điều kiện

toàn cầu hóa hiện nay, các công ty đa quốc gia còn phân bố

Trang 14

Chương 1: CẤU TRÚC LẠI NỀN KINH TẾ MỸ VÀO THỜI KỲ Ì18 thế so sánh ở mỗi khu vực Nền kinh tế cấu trúc lại rất có

thể còn tiếp nhận cả những bộ phận này, đôi khi nó phục

vụ rất ít cho nhu câu trong nước Việc cấu trúc lại cũng có

thể là hình thành thêm những bộ phận sản xuất nào đó

phục vụ cho nhu cầu trong tương lai, hoặc một tham vọng chính trị quân sự nào đó, có thể xem đây là nhu cầu ảo

Nền kinh tế Mỹ sau vài thập kỷ phát triển cực thịnh

kể từ sau chiến tranh thế giới thứ hai cũng đã gặp phải

những tác động mang tính quy luật trên đã phải đối mặt

với vấn đề cấu tric lai ,

Việc cấu trúc lại được bắt đầu từ những năm 1960 từ ngành dệt may, một ngành sử dụng nhiều lao động với tiền lao động đắt hơn nhiều so với các nước tư bản phát

triển khác nhất là Nhật Bản Việc cấu trúc lại là do khu

vực tư nhân chủ động và trực tiếp triển khai, song cũng có sự tiếp sức của chính phủ Mỹ thông qua những chính sách hỗ trợ

Hoạt động cấu trúc lại nên kinh tế Mỹ xảy ra mạnh mẽ và có quy mô lớn trong khu vực công nghiệp chế tạo

truyền thống diễn ra bắt đầu từ thập kỷ 1980, từ thời Tổng

thống My Reagan Từ đó đến nay, hoạt động cấu trúc lại có thể phân ra làm ba thời kỳ: thời kỳ Tổng thống Reagan và

Bush cha, thời kỳ Tổng thống Bill Clinton và thời kỳ Tổng

Trang 15

20) Dấu trúc lại nền kinh tế Mỹ từ thận ký 70 của thế kỷ trước tiến nay

I Cốu trúc lợi nền kinh tế vòo thời Reagan va Bush cha

Vào thời kỳ Reagan và Bush cha, hoạt động của cấu

trúc lại nên kinh tế mang đặc trưng vừa thu hẹp vừa cúng cố vừa mở rộng những bộ phận cấu thành của khu vực công nghiệp chế tạo truyền thống Nhưng ngành, những bộ phận sản xuất kém cạnh tranh không còn được xem là nên tảng, là quan trọng đối với kinh tế Mỹ thì được cắt bỏ, thu hẹp hay chuyển dịch sản xuất ra nước ngoài Việc đáp

ứng nhu cầu trong nước được thực hiện bằng con đường nhập khẩu Hoặc là nhập khẩu sản phẩm của chính những

công ty Mỹ vừa chuyển dịch ra nước ngoài (liên doanh hoặc không liên doanh), hoặc là nhập khẩu sản phẩm của các công ty nước ngòai khác Hướng quan trọng thứ hai

của cấu trúc lại nền kinh tế trong thời kỳ này là củng cố

(hay là hạn chế việc thu hẹp) những ngành công nghiệp

được xem là nền tảng của kinh tế Mỹ ví dụ như ngành

luyện kim, chế tạo máy, ô tô

Hai loại biện pháp mà chính phủ Mỹ thực hiện để đạt

hai mục tiêu trên là: khuyến khích và tạo thuận lợi cho các công ty dịch chuyển sản xuất ra nước ngoài; hỗ trợ cho các

ngành cần củng cố '

Trang 16

Chương 1: CẤU TRÚC LẠI NỀN KINH TẾ MỸ VÀO THỜI KỲ 121

ngoài, đặc biệt là sang Mêhicô và các nước Trung Mỹ, các

chính phủ của Tổng thống Reagan và Bush đã dùng nhiều

biện pháp khuyến khích chuyển dịch Biện pháp khuyến

khích chủ yếu là đánh thuế thấp đối với sản phẩm nhập

khẩu trở lại Mỹ của các nhà máy lắp ráp được dịch chuyển từ Mỹ ra nước ngoài Ngoài ưu đãi về thuế nhiều biện

pháp khác cũng được triển khai như khuyến khích tăng

cường các chuyến bay tới vùng đầu tư của Mỹ ở Mêhicô, nâng cấp đường xá vận chuyển từ những khu mà Mỹ đầu tư về Mỹ; ủng hộ các công ty Mỹ tham gia vào phát triển

các khu công nghiệp đang thu hút đầu tư nước ngoài của

những nước đang phát triển trong vùng Tới giữa những

năm 1980, hơn 1800 nhà máy xí nghiệp của Mỹ đã được

xây dựng trên đất Mêhicô dọc theo biên giới với Mỹ Số nhà máy này đã thuê tới 500.000 lao động người Mêhicô, Các céng ty néi tiéng nhu: General Motors, Fisher-Price,

Trico, Parker-Hannifin, Xerox, Ford, Kimberly-Clark, IBM,

Samsonite, General Electric and Rockwell đều có chỉ nhánh

ở đây'

Nhìn chung, việc dịch chuyển này diễn ra rất mạnh

mẽ, nhiều công ty thậm chí dịch chuyển toàn bộ sản xuất của họ ra nước ngồi Ví dụ, cơng ty Zenith-công ty duy nhất sản xuất ti vi còn tồn tại được trên đất Mỹ trước sự

Trang 17

22 tấu trúc lại nền kinh tế Mỹ từ thập ký 70 của thế tý trước tiến nay

cạnh tranh của các công ty sản xuất tivi của Nhật, sau khi không thắng được vụ kiện buộc tội các công ty Nhật bán phá giá mặt hàng tivi tại Mỹ, đã phải cho toàn bộ 1.350 lao động thôi việc vào năm 1992 và chuyển sản xuất sang Mexico

Loại biện pháp thứ hai là hỗ trợ để củng cố những

ngành được xem là nền tảng của nền kinh tế Mỹ Loại biện pháp này được thực hiện mạnh mẽ hơn so với các biện pháp khuyến khích chuyển dịch Biện pháp quan trọng

nhất mà Mỹ sứ dụng là “import relief” (giảm nhẹ nhập

khẩu) Đây là một thuật ngữ được các nhà kinh tế Mỹ sử

dụng để tránh thuật ngữ bảo hộ mậu dịch Biện pháp này nhằm bảo vệ thị trường nội địa bằng nhiều cách kể cả sử : dụng quy định hành chính để giữ thị phần cho các ngành công nghiệp trong nước Về danh nghĩa, giảm nhẹ nhập khẩu là một đề nghị của chính phủ Mỹ với một số nước để họ tự nguyện hạn chế xuất khẩu vào thị trường Mỹ Song thực chất, đây là một cách gây sức ép để các nước khác

phải cắt bớt xuất khẩu hàng hoá của mình vào thị trường

Mỹ Không ít ý kiến của chính những người Mỹ cho rằng đây là biện pháp phản tác dụng, hạn chế quyết tâm đổi

mới và nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp Mỹ

Nhưng cũng có nhiều ý kiến lại cho rằng trong những hoàn cảnh nhất định và trong khoảng thời gian nhất định

Trang 18

Chương 1: CẤU TRÚC LẠI NỀN KINH TẾ MỸ VÀO THỜI KỲ Ì 23

khai trong thực tiễn và mang lại kết quả có lợi cho kinh tế Mỹ Điều này đã được Alan Tonelson trình bẩy trong tạp

chí “guan hệ quốc tế" Foreign Affairs số tháng 7/8 năm

1994 Theo tác giả, 5 ngành công nghiệp ô tô, bán dẫn, thiết bị máy móc, thép và đệt với hàng trăm công ty được hỗ trợ theo cách này, trong suốt thập kỷ 80 và những năm đầu

thập kỷ 90, đã có nhiều khởi sắc Những công ty này đã

thuê thêm hàng triệu lao động, tăng đầu tư vào nhà máy xí

nghiệp Chi phí đầu tư cho máy móc thiết bị và các hoạt động nghiên cứu triển khai tăng dẫn đến năng suất lao động cũng như chất lượng sản phẩm tăng lên Nhiều nhà chế tạo Mỹ, với sự hỗ trợ này không những nâng cao được vị thế của họ trên thương trường mà còn thu hẹp được

khoảng cách với các công ty hàng đầu của Nhật Bản Hầu

hết các doanh nghiệp ở 5 ngành công nghiệp này đã giành lại được phần thị trường đã mất vào tay các cơng ty nước ngồi trên chính nước Mỹ và cả ở trên thế giới

Ngành sản xuất ô tô mà đại diện là ba gã khổng lồ General Motors, Ford va Chrysler trước khi nhận được chế độ “import relief” đã liên tục bị mất thị phần cho các công ty ô tô của Nhật do xe của Nhật tiết kiệm năng lượng hơn, được sản xuất ra trên cơ sở năng suất lao động cao hơn và chất lượng tốt hơn Từ năm 1981 với sức ép từ chính quyền Reagan, phía Nhật đã “tự nguyện giảm xuất khẩu” sang

Mỹ còn 1,65 triệu chiếc/năm, các công ty ô tô của Mỹ lợi

Trang 19

24| Cấu trúc lại rền kinh tế Mỹ từ thận kỷ 70 của thế kỷ trước đến nay

và nghiên cứu tạo ra các thiết bị mới Kết quả là vào cuối những năm 80, ba công ty lớn này đã thu hẹp được khoảng cách với các công ty ô tô hàng đầu của Nhật Cụ thể là năm

1980 theo Hiệp hội người tiêu dùng Mỹ, số lỗi kỹ thuật

tính theo 100 xe trên dây truyền sản xuất của các công ty

Chrysler, Ford và General Motors tương ứng là 89, 100 và

109 trong khi đó Toyota, Honda & Nissan có số lỗi là 24, 34 và 47, tổng số lỗi chênh lệch là 193 Nhưng tới năm 1990 số

lỗi của ba công ty Nhật trên được hạ thấp Toyota (14),

Honda (15), Nissan (16) thì các công ty của Mỹ Chrysler,

Ford và General Motors cũng được hạ thấp xuống còn 31,

30 và 35, tổng số lỗi chênh lệch chỉ còn là 51 -

Ngành sản xuất thép bắt đầu từ những năm 70 cũng rơi vào tình trạng tương tự như ngành ô tô Các công ty của Nhật Bản và Tây Âu sau thế chiến lân II đã xây dựng lại các cơ sở sản xuất một cách hiện đại hơn nên có được sức cạnh tranh cao hơn, do vậy chúng đã ngày cảng chiếm được nhiều thị phần Thị phần của ngành thép Mỹ giảm

dần từ 50% tổng thị trường thế giới vào cuối thế chiến lần

II xuống còn 14,2 % vào năm 1980 Số thép của nước ngoài

bán trên thị trường Mỹ đã tăng từ 12,4% năm 1973 lên

26,4% năm 1984 Mỹ là nước công nghiệp lớn duy nhất

nhập khẩu thép dòng trong thời gian này Từ năm 1977 tới

1984, Washington đã triển khai hàng loạt dàn xếp về giá

Trang 20

Chương 1: CẤU TRÚC: LẠI NỀN KINH TẾ MỸ VÀO THỜI KỲ Ì 25

nhằm giúp các nhà sản xuất thép trong nước Tới năm 1989, chính phủ Bush vẫn tiếp tục các cuộc đàm phán đa

phương về vấn đề này

Những hoạt động của chính phủ nhằm giảm bớt

nhập khẩu này đã tạo điều kiện cho các nhà sản xuất thép

tự đâu tư nâng cấp Mặc dù đầu tư có giảm vào đầu những

năm 80, song vào nửa sau thập kỷ 80 con số này đã tăng

lên Nếu vào năm 1986 tổng đầu tư chỉ có 862 triệu USD thì

tới 1990 đã tăng lên 2,5 tỷ USD Nếu tính cả quãng thời

gian từ 1980 đến 1989 đầu tư của ngành này vào nhà máy và thiết bị mới đã lên tới 22,5 tỷ USD Hoạt động giảm bớt nhập khẩu này ngoài việc khuyến khích đầu tư còn thu hút

được đầu tư với những công nghệ mới nhất của Nhật vào các đơn vị sản xuất thép của Mỹ tới 3 tỷ USD Nhờ có những đâu tư này, năng suất lao động của ngành thép Mỹ

đã tăng bình quân 4,3% năm trong khoảng thời gian từ

1980 đến 1992 Chị phí trên đầu tấn của sản phẩm nay cũng đã giảm 20% từ 1982 đến 1992 Giá của sản phẩm sắt thép trong thời gian từ 1982 đến 1991 chỉ tăng 14,1% trong khi đó giá của sản phẩm các ngành công nghiệp nói chung tăng 16,5% Chất lượng thép của các công ty Mỹ theo đánh

giá của các nhà tiêu dùng cũng đã tăng đáng kể

Ngành chế tạo máy được coi là “bộ phận cấu thành

quan trọng của nền tảng công nghiệp Mỹ” cũng nhận được

Trang 21

28| Cấu trúc lại nền kinh tế Mỹ từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước đến nay

với Nhật Ban va Dai Loan của chính quyén Reagan 6 6

nhóm mặt hàng Thoả thuận này hết hạn vào năm 1991, song tổng thống Bush đã kéo dài thêm đến năm 1993 Nhờ có sự hỗ trợ này, ngành chế tạo máy đã chớp thời cơ tiến

hành đầu tư nâng cao công nghệ, đổi mới máy móc và đã

có được những khởi sắc Từ 1986-1992 xuất khẩu máy móc đã tăng gấp đôi đạt mức 1 tỷ USD

Tình hình cũng có những cải thiện tương tự với ngành dệt may Do có đầu tư và đổi mới, trong khoảng thời gian từ 1980-1992 năng suất lao động đã tăng hơn

77%."

Nhu vay, co thể nói, những biện pháp làm lành mạnh

cơ cấu, cụ thể là chặn đứng đà suy giảm của quy mô sản

xuất của một số nhóm ngành và tháo gỡ những bộ phận kém sức cạnh tranh đã có những tác dụng nhất định Tuy

nhiên, khi nhiệm kỳ Bush kết thúc, trong nên kinh tế Mỹ

vấn dé cơ cấu kinh tế vẫn chưa giải quyết được hoàn toàn, thậm chí có những vấn đề mới lại nấy sinh Bởi vậy, khi lên nắm chính quyền, Clinton vẫn phải triển khai những biện pháp mới để tạo ra một cơ cấu mạnh đủ sức cạnh tranh trong điều kiện mới và tăng trưởng kinh tế

? Alan Tonelson, “Chống lại ăn cướp thương mại” - Beating Back Predatory Trade, “Tạp chí quan hệ quốc tế Mỹ” - Foreign Affairs, số tháng 7-8 năm

Trang 22

Chương 1: CẤU TRÚC LẠI NỀN KINH TẾ MỸ VÀO THỜI KỲ Ì 27

II Những điều chỉnh cơ cếu kinh tế dưới thời Clinton Khi lên nắm quyền, chính quyền Clinton vẫn phải đối

mặt với các vấn đề thuộc lĩnh vực cơ cấu:

Thứ nhất, một bộ phận của cơ cấu kinh tế vẫn còn dễ

bị tổn thương, thị phần của các ngành kinh tế đã nhận

được chế độ hạn chế nhập khẩu mà các chính phủ tiền nhiệm đã triển khai vẫn chưa hết nguy cơ bị thu giảm Khu

vực sản xuất ô tô vẫn bị thu hẹp, trong khoảng thời gian từ

1989-1992, Mỹ nhập tới 30% tổng số xe tiêu đùng trong nước nhưng xuất khẩu chỉ đạt được 8-10% số ô tô sản xuất ra, Ngành công nghiệp hàng không và tên lửa vũ trụ cũng

có giảm sút Riêng công nghiệp tên lửa từ 1989-1992 sản

xuất giảm 30% Khu vực chế tạo máy và sản xuất thép vào

khoảng thời gian này cũng giảm 30% Theo thống kê của

Nhật thì năm 1992 Mỹ có số thâm hụt trong buôn bán với

Nhật bản ở nhóm hàng này ở mức 61,6 tỷ USD, trong đó ô

tô con là 19,9 tỷ; máy móc điện tử 14,9 tỷ (gồm cả hàng điện tử tiêu dùng và thiết bị liên lạc); các loại máy móc khác 16,6 tỷ (gồm thiết bị văn phòng, máy cái, máy nông nghiệp), trong khi thâm hụt ở các loại hàng hoá khác chỉ ở mức 3,9 ty?

3 “Ngành chế tạo máy của Mỹ”, “Tạp chí Mỹ: kinh tế, chính trị, tư tưởng”,

Số3/1994, tr 55-67

Trang 23

28Ì_ 0ấu trúc lại nền kinh tế Mỹ từ thập kỷ 70 ủa thế kỷ trước đốn nay

Thứ hai, sự dư thừa công suất của các ngành công nghiệp quân sự

Đây cũng là một vấn để tổn tại của cơ cấu kinh tế vì

nhu cầu về vũ khí sau khi chiến tranh lạnh kết thúc đã

giảm đi và đầu tư cho quốc phòng của chính nước Mỹ,

người tiêu dùng chính của ngành công nghiệp quân sự

cũng đã bị cắt giảm

Thứ ba, nên kinh tế Mỹ chưa có ngành công nghiệp

mới nào tự khẳng định được là đầu tâu tăng trưởng

Trong trong mỗi giai đoạn lịch sử phát triển kinh tế, nền kinh tế Mỹ đều có những ngành làm đầu tâu tăng

trưởng, thời kỳ 1850-1890 là ngành đường sắt, thời kỳ 1890-1928 là ngành sắt thép, máy động lực, chất liệu nổ và thiết bị nặng Tiếp theo thời kỳ này là thời kỳ của ngành sản xuất ô tô và các ngành liên quan như ngành dâu lửa và

-_ cao su, kính các loại Sau ngành ô tô là ngành sản xuất máy bay dân dụng, ngành này phát triển rất mạnh từ những năm 1950 đến 1990 Tới thập ký 90, nhiều ngành công nghiệp dựa trên công nghệ mới ra đời đã có nhưng bước phát triển khá mạnh như công nghệ thông tin, công nghệ

sinh học, laze, vv., song chưa có ngành nào vươn tới quy

mô như những ngành đã đóng vai trò la dau tau tang

trưởng trong những giai đoạn trước đây

Do những vấn đề tồn tại trên, nên khác với mục tiêu

Trang 24

Chương 1: CẤU TRÚC LẠI NỀN KINH TẾ MỸ VÀO THỜI KỲ 128

ngành và tháo gỡ những bộ phận kém sức cạnh tranh trong những điều chỉnh cơ cấu của thời kỳ trước, Tổng thống Clinton trong chiến lược kinh tế chung của thời kỳ này lại đặt mục tiêu chủ yếu của điều chỉnh cơ cấu là giảm bớt quy mô của các tổ hợp công nghiệp quân sự, tiếp tục nâng cao khả năng cạnh tranh của bộ phận công nghiệp còn dễ tổn thương Nhưng ưu tiên đặc biệt trong việc cấu trúc lại lần này là tạo ra những bộ phận kinh tế mới làm đầu tâu tăng trưởng, những bộ phận kinh tế có khả năng ` cạnh tranh cao, tạo ra việc làm có thu nhập cao cho người _ lao động

Để giải quyết những vấn đề thuộc về cơ cấu nhằm tạo ra một cơ cấu kinh tế mạnh đảm bảo tăng trưởng kinh tế theo mức độ thích hợp, chính quyén Clinton da thuc hiện

những hướng giải quyết sau:

1 Tiếp tục nâng cấp các ngành có sức cạnh tranh yếu hơn

các đối thủ Nhật Bản và Tây Âu

Đây là hướng đi cho những ngành không sử dụng hết

công suất hay có nguy cơ sử dụng công suất ngày một ít

đi Tình trạng này không phải do nhu cầu đối với sản phẩm của những ngành này giảm mà do sự cạnh tranh ngày một mạnh của các công ty các nước có ưu thế cạnh tranh tốt hơn (ví dụ như ngành sản xuất ô tô, ngành sản xuất máy móc thiết bị) Giải pháp này có phần khác với

Trang 25

30| Dấu trúc lại nền kinh tế Mỹ từ thập ký 70 của thế kỷ trước (iến nay

như từ sau thế chiến lần II, các ngành gặp vấn để loại này như dệt, may mặc, đóng giày, thường được nhà nước

khuyến khích dịch chuyển ra nước ngoài hay bảo hộ trên cơ sở thoả thuận với nước ngoài để tự hoàn thiện thì nay

ngoài giải pháp này, các ngành đễ bị tổn thương nây còn được nhà nước hỗ trợ nâng cấp Sở dĩ nhà nước có chủ trương này vì nhà nước tiếp tục xem một số ngành công nghiệp nặng trên vẫn có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, nhà nước muốn duy trì bộ máy sản xuất ở mức độ

nhất định để đảm bảo số việc làm, an ninh kinh tế, hạn chế

rồi tiến tới xoá bỏ thâm hụt cán cân thương mại ở những ngành hàng này Cách thức hỗ trợ chủ yếu của chính quyển Clinton thực hiện thông qua phối hợp phát triển công nghệ giữa các công ty hay tạo điều kiện cho các công ty tiếp cận các nguồn công nghệ mới ở cả trong và ngoài nước Ví dụ, ngoài việc đẩy mạnh thực hiện những sáng kiến đã hình thành từ thời kỳ trước, năm 1993, chính phủ Clinton còn thành lập một tổ chức hợp tác để tạo ra thế hệ máy động cơ mới (The Partnership for a New Generation

of Vehicles- PNGV) PNGV tập hợp ba công ty sản xuất ô tô lớn nhất của Mỹ, trên 300 nhà cung ứng phụ tùng, các

trường tổng hợp và hàng loạt các tổ chức của nhà nước liên

bang để tạo ra công nghệ động cơ ô tô có khả năng giữ gìn

môi trường và hứa hẹn nhiều tính năng ưu việt hơn những thế hệ máy trước đây Hay cũng vào năm 1993, nhằm tự do

Trang 26

Chương 1: CẤU TRÚC LẠI NỀN KINH TẾ MỸ VÀO THỜI KY | 3† Luật về hợp tác sản xuất và nghiên cứu quốc gia (National Cooperative Research and Production Act) để các công ty cùng khai thác những công nghệ do họ phối hợp tạo ra

Đồng thời với biện pháp hỗ trợ phát triển công nghệ,

chính phủ còn thực hiện chính sách ưu đãi trong khấu hao

có phân biệt đối tượng Đây là chính sách được triển khai khá tích cực nhằm giúp các công ty tái trang bị kỹ thuật và tổ chức lại sản xuất cho phù hợp với tình hình mới và đảm

bảo tính hiệu quả Căn cứ vào thời gian hao mòn hữu hình

và vô hình của tư bản cố định (đặc biệt là của những bộ

phận máy móc cấu thành quan trọng nhất), nhà nước xác

định độ dài của các giai đoạn khấu hao, trình tự khấu hao, thời gian và số lượng tiền cho vay cùng các ưu đãi khác Nhà nước cũng đã kết hợp các nguyên tắc trừ khấu hao

khác nhau ở trong một giới hạn nào đó để điều chỉnh mức

độ tích cực của đầu tư và loại bỏ những kiểm chế giả tạo

đối với việc phổ biến những thành tựu khoa học kỹ thuật

trong nền kinh tế

Giống như các chính quyển tiển nhiệm, chính quyền Clinton trong lĩnh vực đối ngoại cũng đã triển khai nhiều biện pháp để trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm mở rộng xuất khẩu cho các ngành còn dễ bị tổn thương này song với mức độ gây sức ép mạnh hơn Các biện pháp đó là:

Thứ nhất, gây sức ép mỏ cửa “thị trường của các đối

Trang 27

tấu trúc lại nền kinh tế Mỹ từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước đốn nay

Mỹ vào giai đoạn này sử dụng tích cực để hỗ trợ cho nhiệu ngành, điển hình nhất là ngành sản xuất ô tô của Mỹ vào đầu những năm 90 Xét về mức độ, biện pháp này dưới

thời của chính quyển Chnton thể hiện sự gay gắt hơn đòi

hỏi “tự nguyện hạn chế xuất khẩu xe hơi sang Mỹ” của các chính quyền trước đây

Để triển khai giải pháp này một cách thuận lợi, chính

phủ Mỹ đã bắt đầu từ “đòn tâm lý” tác động tới các đối tác và tìm sự ủng hộ ở trong nước cũng như ngoài nước

Chính phủ Mỹ đã cho công bố các số liệu về buôn bán ô tô giưa Mỹ và Nhật vào năm 1994 Trong năm nảy, Nhật Bản xuất khẩu ô tô sang Mỹ với tổng giá tri 40,3 ty USD, trong đó chỉ nhập khẩu mặt hàng này của Mỹ với số lượng rất

nhỏ là 3,5 tỷ USD Các công ty của Nhật giữ tới 24% thị

trường ô tô của Mỹ vào năm 1994, trong khi đó, các công ty của Mỹ chỉ giành được 1,5% thị trường Nhật.” Từ đây, các quan chức của chính phủ Mỹ đi tới nhận định là buôn

bán ô tô giữa Mỹ và Nhật Bản là không công bằng Sự

không công bằng này một phần rất nhỏ là do lỗi của các công ty Mỹ, song, phân chính là do chủ chương mở cửa thị trường hạn chế của chính phú Nhật Với niềm tin như vậy, trong nhiều tháng, chính quyền Clinton đã cố gắng liên tục mở cửa thị trường ô tô của Nhật ở cả ba nhóm hàng: ô tô rìguyên chiếc, các bộ phận hợp thành cho các ô tô mới và

Trang 28

Chương 1: CẤU TRÚC LẠI NỀN KINH TẾ MỸ VÀO THỜI KỲ | 33

các chỉ tiết cho các loại ô tô khác nhau Phía Mỹ muốn chính phủ Nhật giúp đỡ tổ chức một loạt điểm bán ô tô cho các công ty Mỹ, thuyết phục các công ty của Nhật giảm bớt tính hẹp hồi trong hệ thống cung cấp các bộ phận

chỉ tiết của ô tô khép kín và bãi bỏ các quy định về cung

cấp phụ tùng sau khi bán hàng - các quy định buộc các nhà sản xuất phải sử dụng các chỉ tiết sản xuất trong nước, VV Trong khi đưa ra những yêu cầu này, phía Mỹ còn liên tục

đe doạ sẵn sàng trừng phạt nếu Nhật bản không tỏ ra thiện

chí

Thứ hai, sẵn sàng sử dụng các công cụ bảo hộ

Để hỗ trợ cho các bộ phận được xem là yếu trong cơ

cấu kinh tế (dễ bị tổn thương, dễ bị lấn át giành mất thị

_ trường) do các hoạt động mà phía Mỹ cho là không trung thực như bán phá giá, trợ cấp xuất khẩu, Mỹ đưa ra nhiều

quy định thủ tục để đối phó Mỹ cũng chính thức thể hiện

rõ ý định sẵn sàng áp dụng điều luật 301 của luật thương mại cho phép Mỹ trả đũa những hành động bị cho là

không chính đáng Biện pháp này có thể tác động tới hàng hoá của bất kỳ nước nào đang xuất khẩu vào Mỹ Từ năm 1988 Mỹ đã tăng cường áp dụng điều luật này Hàng năm Mỹ đã lập một danh sách các đối tác vi phạm và gửi khiếu nại cho GATT để tiến hành các cuộc đàm phán Trường

hợp những đàm phán không có hiệu quả, những đòn

Trang 29

941 Cấu trúc lại nền kinh tế Mỹ từ thận kỷ 70 của thế ký trước tiến nay

2 Dân sự hoá một phần hoạt động của các ngành công nghiệp quân sự

Đây là hướng đi được lựa chọn cho những ngành công nghiệp quân sự Khác với một số ngành công nghiệp đân sự kể trên, nhiều ngành công nghiệp quân sự thực sự

gặp phải tình trạng cầu giảm do sau chiến tranh lạnh và

chỉ phí quân sự của Mỹ cũng như các nước khác đều giảm Song do các ngành công nghiệp quân sự sử dụng một

lượng không nhỏ lao động, đồng thời lại có tiểm năng kỹ thuật tiên tiến nhờ trong một thời kỳ đài được ưu tiên đầu tư trong chính sách khoa học kỹ thuật của nhà nước, nên

chính quyển Clinton đã quyết định hướng một phần sức

sản xuất của chúng sang lĩnh vực sản xuất hàng dân sự Mục đích của hướng đi này là không để việc cắt giảm nhu cầu hàng hoá quân sự đưa tới việc đẩy hàng loạt công

nhân ra đường đồng thời lại có thể lợi dụng được sự chuyển hướng này tăng cường sức mạnh của các ngành

công nghiệp dân sự.”

Để thực hiện được hướng đi này, nhà nước đã triển

khai nhiều biện pháp hỗ trợ cho lĩnh vực công nghiệp quân sự Biện pháp tiêu biểu nhất là tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các công ty này thương mại hoá và chuyển

hướng sản xuất sang hàng dân sự Nội dung của thương

Trang 30

Chương 1: CẤU TRÚC LẠI NỀN KINH TẾ MỸ VÀO THỜI KỲ Ì35

mại hoá này là chuyển việc sản xuất vũ khí và trang thiết bị quân sự sang sản xuất các sản phẩm mới hay chuyển sang các công nghệ mới để làm ra các mặt hàng dân sự

theo khả năng có thể Trong trường hợp sản phẩm của họ

tìm được chỗ đứng trên thị trường, công ty có thể mở rộng - sản xuất mặt hàng này, đa dạng hoá chúng trên cơ sở năng lực sản xuất quân sự cũ hay xây dựng những cơ sở sản xuất mới

Trên thực tế khá nhiều công ty, trước xu thế phát

triển mới này của thế giới vào đầu những năm 90, đã

mong muốn chuyển sang thị trường hàng dân dụng Tuy

nhiên, các nhà lãnh đạo của các công ty sản xuất hàng

quân sự cũng gặp không ít khó khăn như thiếu các thông tin cần thiết về thị trường này như tình hình cung cầu của

các chủng loại hàng hoá, khả năng cạnh tranh của các hàng hoá cũng như dịch vụ của họ đi vào thị trường này Các

nhà lãnh đạo các công ty thường cũng không tổ chức các loại đầu tư mạo hiểm để sản xuất các hàng hoá dân dụng vì họ thiếu đội ngũ cán bộ kỹ thuật triển khai công việc này và vì tâm lý ngại thất bại, vv Để khắc phục tình trạng này, nhà nước thường ủng hộ cách đi quá độ chuyển sang sản xuất hàng hoá dân dụng Ví dụ như nhà nước cho

phép bán những kết quả nghiên cứu nhất định trong lĩnh

Trang 31

'3B| ấu trúc lại nền kinh tế Mỹ từ thập ký 70 của thế kỷ trước đến nay

đầu tư cho việc mua công nghệ mới và các hoạt động chuyển hướng sang sản xuất hàng dân sự Như vậy với cách làm vừa là người bán vừa là người mua công nghệ, các công ty kinh doanh trong lĩnh vực quân sự có thể chuyển dễ dàng hơn sang kinh doanh mặt hàng dân sự 3 Đẩy mạnh phát triển các ngành kinh tế mới

Đây là hướng tác động quan trọng nhất của hoạt động cấu trúc lại nên kinh tế vào giai đoạn này

Đồng thời với việc nâng cấp và điều chính một số

ngành kinh tế, nhà nước khuyến khích hình thành các ngành tiên tiến có công nghệ cao nhằm tạo ra một bộ phận cơ cấu kinh tế mạnh phù hợp với cuộc cách mạng thông tin như ngành công nghiệp sản xuất phần mềm, ngành sản xuất thiết bị thông tin, các ngành gắn với việc sử dụng tiến bộ của công nghệ sinh học, công nghệ laze, các ngành dịch

vụ đi cùng với chúng và ngành công nghiệp giải trí hiện đại, vv Đây là những ngành Mỹ vượt trước các đối thủ

cạnh tranh và mang lại thu nhập đáng kể Trong ba hướng điều chỉnh nhằm tạo ra một cơ cấu mạnh làm sức cạnh

tranh và tạo đà tăng trưởng này, ưu tiên hàng đầu của chính phủ Mỹ dành cho các ngành công nghiệp mới, các

ngành công nghiệp hiện đại hay các doanh nghiệp tạo ra

những sản phẩm mới, dịch vụ mới Đây là một hướng đi hiện thực, bởi nước Mỹ có một truyền thống và một tiểm

Trang 32

Chương 1: CẤU TRÚC LẠI NỀN KINH TẾ MỸ VÀO THỜI KỲ Ì 37

phát triển khác (từ nhiều thập kỷ nay, Mỹ luôn là nước có

số phát minh sáng chế nhiều nhất thế giới) Hướng ưu tiên thứ ba này chắc chắn là một hướng ưu tiên lâu dài và là một thách thức với tất cả các quốc gia cỏ tham vọng giành

vị trí hàng đầu trong thế giới tư bản

Để cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng mới này, nhà nước đã triển khai hàng loạt biện pháp bao gồm:

Thứ nhất, tăng cường và khuyến khích đầu tư nhiều

hơn cho nghiên cứu ứng dụng

Đây là biện pháp quan trọng hàng đầu không những giúp nâng cấp những ngành công nghiệp giảm sức cạnh tranh như chúng tôi đã trình bẩy trên, mà còn mở đường | hình thành các ngành công nghiệp mới Nhà nước không

chỉ tăng cường đầu tư, mà còn khuyến khích các công ty tư nhân cũng tích cực đầu tư vào hoạt động nghiên cứu khoa

học Chính quyền Clinton đã ủng hộ tích cực để gia tăng vốn cho Quy khoa hoc quéc gia (National Science Foundation-NSF), một cơ quan độc lập của chính phủ có nghĩa vụ thức đẩy nghiên cứu khoa học và chế tạo Ngân sách dành cho Quỹ này ngày càng tăng cho dù mức chỉ tiêu ngân sách nói chung bị cắt giảm Riêng trong lĩnh vực nghiên cứu và triển khai R&D, trong khoảng thời gian từ 1995-1999, nói chung mặc dù do hạn chế về ngân sách,

mức đầu tư không tăng song do đầu tư cho nghiên cứu

Trang 33

38|_ tấu trúc lại nền kinh tế Mỹ từ thập kỷ 70 của thố kỷ trước tiến nay

tăng bình quan 8% /năm, nên chỉ tiêu thực tế của Mỹ cho

R&D đã tăng gần 6%/năm Đây là một chứng cứ mạnh mẽ nói về sự cam kết của chính phủ đối với phát triển khoa học công nghệ Do chính sách thúc đẩy này, số bác học và kỹ sư đang làm công tác nghiên cứu đã tăng 34% trong

khoảng thời gian từ 1995-1999

Để khuyến khích đầu tư R&D của khu vực tư nhân trong tất cả các ngành công nghiệp, chính quyển Clinton

còn đề xuất với quốc hội kéo dài thời gian cho nợ thuế đối với những hoạt động nghiên cứu và thử nghiệm cho đến

năm 2004 Đây là đợt nợ thuế kéo dài chưa từng có đối với những hoạt động này ở Mỹ

Thứ hai, tăng cường đầu tư cho các xí nghiệp mới Chính quyên liên bang từ lâu đã có truyền thống

tham gia các hoạt động đầu tư mạo hiểm Từ năm 1958, Quốc hội Mỹ đã thành lập Công ty đầu tư doanh nghiệp

nhỏ (Small Business Investment Corporation- SBIC) Chương trình này còn cho phép hình thành những tổ chức cùng chức năng do tư nhân tự bỏ vốn và tự quản lý, đồng thời cho những tổ chức này vay vốn Với sự hỗ trợ tích cực, từ cơ quan này, năm 1999, các công ty đầu tư cho kinh doanh nhỏ đã cung cấp nguồn vốn cho đầu tư mạo hiểm lên tới 3,7 ty USD Số tiền này đã tới tay 3.700 công ty

Trang 34

Chương 1: CẤU TRÚC LẠI NỀN KINH TẾ MỸ VÀO THỜI tỲ | 39 Mỹ tăng rất nhanh, đạt tới 30 tỷ USD vào đầu những năm

90 (ở châu Âu con số này chỉ là 10 tỷ).”

Ngoài nguồn vốn giành cho đầu tư mạo hiểm, các thị

trường vốn nhà nước còn tăng cường nguồn đầu tư ban

đầu (Initial Public Offerings-IPOs) cho các hoạt động đổi mới và những hoạt động xây dung mdi Nguồn này tăng

đặc biệt mạnh vào nửa sau thập kỷ 90 Trong khoảng thời

gian từ 1993 tới cuối tháng 11 năm 2000, IPOs ting thém 319 tỷ USD, tức là tăng hơn hai lần số lượng tăng lên của 20 năm trước IPOs đã trở thành một nguồn vốn quan trọng cho các công ty mới đặc biệt là các công ty xuất hiện trong hai lĩnh vực quan trọng là công nghệ thông tin và

công nghệ sinh học Nguồn vốn ban đầu của nhà nước này

còn có chế độ cho vay hấp dẫn để nuôi dưỡng những đổi mới sáng tạo, những đầu tư ở giai đoạn đầu hay những

đầu tư rủi ro

Thứ ba, đầu tư vào con người

Để tạo thuận lợi cho các ngành công nghiệp mới,

những ngành dựa trên nên tảng sử dụng công nghệ cao nhanh chóng hình thành và đảm bảo tăng trưởng lâu dài

trong điều kiện nền kinh tế ngày càng phải cạnh tranh gay gắt, chính quyền Clinton đặc biệt tự nâng cao vai trò gánh

vác đào tạo lớn hơn so với những chính phủ trước Liên

Trang 35

Cấu trúc lại nền kinh tế Mỹ từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước đến nay

quan trực tiếp tới vấn đề hình thành các ngành sản xuất

mới hay các sản phẩm và dịch vụ mới này, cụ thể là đã

triển khai một số chương trình để tạo nguồn nhân lực kịp thời đáp ứng những thay đổi căn bản trong thị trường lao động Đó là nhưng chương trình đào tạo cao hơn như

GEAR, TRIO chuẩn bị cho học sinh vào truờng đại học,

_ HOPE Scholarship va Lifetime Learning cho vay tiền để

‘hoc dai hoc, Pell, The Workforce Investment Act hé tro dao

tạo nghề và hoạt động nghiên cứu, Youth Opportunity Grants giúp thanh niên phát triển n fay nghề cho số thanh niên gặp khó khăn

Thứ tư, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

Trên thực tế, những đơn vị đi đầu trong những sản

phẩm và dịch vụ mới thường sẽ thu lợi cao so với những

doanh nghiệp đang sản xuất những sản phẩm phổ biến

Do vậy, rất nhiều doanh nghiệp muốn nhảy vào lĩnh vực

có lợi nhuận cao này bằng mọi cách Chính vì vậy mà Mỹ đã có luật khá nghiêm với phạm vi bảo vệ rộng hơn để bảo

vệ quyền sở hữu trí tuệ nhằm khuyến khích các hoạt động

trong lĩnh vực mới Điều đáng lưu.ý hơn là chính quyền

Clinton có những điều khoản cụ thể hơn trước đây Trong

các hiệp định thương mại Mỹ luôn gắn vấn để này cùng:

các nội dung thoả thuận khác

Trang 36

Chương 1: CẤU TRÚC LẠI NỀN KINH TẾ MỸ VÀO THỜI KỲ Ì 41 đặc biệt chú ý đến lĩnh vực kinh doanh nhỏ và lĩnh vực công nghiệp thông tín

- Ở lĩnh vực kinh doanh nhỏ, chính phủ đã phát huy những biện pháp đã từng được áp dụng của các chính quyền trước, ngoài việc sử dụng các biện pháp chung vừa trình bầy trên, đồng thời bổ xung thêm các giải pháp như:

- Ung hộ sự sáng tạo của các sinh viên có năng lực,

các nghiên cứu sinh, các nhà bác học và tầng lớp tri thức

trực tiếp làm công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật

- Đơn giản hoá các quy định pháp lý về các tổ chức

doanh nghiệp nhỏ được thành lập bởi các nhà bác học nhiệt tình, các nhà sáng chế, các nhà quản lý

- Trong khuôn khổ các trường tổng hợp lớn, thành

lập các công ty nhỏ, các phòng thí nghiệm thương mại làm

_ nơi thu hút đầu tư, hợp tác khoa học và liên kết kinh

doanh

- Kích thích đầu tư vào các đơn vị hợp tác, thu hút các nhà bác học và các kỹ sư tải năng trong và ngoài nước tham gia vào các chương trình hợp tác khoa học kỹ thuật và các chương trình khoa học kỹ thuật riêng của đất nước

Trang 37

42| tấu trúc lại nền kính tế Mỹ từ thập kỷ 70 của thế kỷ trước đến nay

học công nghệ cạnh các trung tâm khoa học lớn

- Dành nguồn ngân sách cho nghiên cứu cơ bản các

lĩnh vực khoa học kỹ thuật mới, các khía cạnh khoa học bổ trợ, khoa học-sản xuất và khuyến khích đầu tư vào các lĩnh vực nây

- Khuyến khích đầu tư của nước ngồi, quốc tế hố nhiều loại hình khoa học kỹ thuật, quan hệ của các nhà khoa học, các kỹ sư, các công ty và các tổ hợp

Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chính phủ cũng ` triển khai tích cực những biện pháp như: tăng cường đầu

tư vào nghiên cứu thử nghiệm và phát triển sản xuất, tăng

cường vai trò phối hợp nghiên cứu, thương mại hoá sản

phẩm công nghệ thông tin, tạo môi trường thuận lợi, vv Ví dụ, khoản tài trợ của chính phủ cho nghiên cứu cơ bản trong lĩnh vực thông tin đã tăng lên trong giai đoạn này Chính phủ cũng đã để ra Chương trình mục tiêu để phục vụ tiếp tục cho phát triển của thế kỷ 21 (The Information

Technology for the 21“ Century Initiative) Muc tiéu chu yếu của chương trình này là phát triển công nghệ phân

mềm, sản xuất máy tính tốc độ cao, xây dựng cơ SỞ hạ tầng

mạng thông tin và xã hội hố thơng tin Chương trình này có khoản chỉ ngân sách vào năm 2000 là 309 triệu USD và năm tài chính 2001 là 704 triệu USD Trong lĩnh vực bảo vệ

quyền tác giả, Mỹ cũng có những quy định rõ ràng hơn

Trang 38

Chương 1: CẤU TRÚC LẠI NỀN KINH TẾ MỸ VÀO THỜI KỲ Ì 48

quan đến sản phẩm trí tuệ thuộc công nghệ tin học Ví dụ

ở châu Âu trong quy định về quyển sáng chế, các chương

trình của máy tính không được xem là những sáng chế, còn ở Nhật, quyền sáng chế đối với phần mềm máy vi tính

bị hạn chế, ngược lại ở Mỹ, quyền này được mở rộng hơn

Bên cạnh việc bảo vệ bản quyền, chính quyền Clinton cũng

ủng hộ tích cực việc sửa đổi một số luật tạo môi trường: thuận lợi cho ứng dụng công nghệ thông tin và hạ giá

thành của những sản phẩm này Ví dụ Luật miễn thuế đối

với Internet (the Internet Tax Freedom Act) giúp các nhà doanh nghiệp mở rộng trao đổi thương mại theo phương

pháp này Chính phủ cũng đã ủng hộ cải cách Luật viễn

thông năm 1996 (the Telecommunications Act) nhằm giảm giá loại dịch vụ này, mở rộng kha năng lựa chọn cho khách hàng và phát triển nhanh hơn nữa mạng lưới thông tin trong nước và quốc tế Sự sửa đổi này đã đỡ bỏ những hàng rào để nhiều công ty tham gia vào thị trường điện thoại trong nước Các công ty có thể mua dịch vụ truyền thông nội địa với mức giá bán buôn để cung cấp cho người

tiêu dùng, hay có thể thuê một phần nào đó của mạng

quốc gia cần cho dịch vụ của nó hoặc kết nối trực tiếp vào

mạng bằng thiết bị của mình Từ việc thông qua những sửa

Trang 39

:8 | Dấu trúc lại nến kinh tế Mỹ từ thập ký 70 của thế ký trước đến nay

và hoạt động nghiên cứu triển khai Số đầu tư vào trang

thiết bị viễn thông đã tăng từ 46 tỷ USD năm 1993 lên 86 tỷ

năm 1998 Một số trang thiết bị đó được sử dụng để phát

triển cung cấp dịch vụ viễn thông không dây Chỉ tính riêng năm 1998, tổng giá trị đầu tư của các công ty cung cấp điện thoại đi động lên tới hơn 50 tỷ USD Chính đầu tư

này lại quay lại giúp cho tăng công suất của mạng, phát triển công nghệ mới và đưa ra những dịch vụ truyền thông mới Trong vòng 5 năm (1996-2000), ngành công nghiệp này đã bổ xung thêm 200.000 việc làm mới và hiện tại đã có tới hơn 69 triệu người Mỹ đang sử dụng điện thoại di động Đầu tư tăng nhanh như trên cũng đã đáp ứng nhu cầu về điện thoại và truyền số liệu Nhu cầu này đã tăng

hơn hai lần từ 1993 đến 1997, từ 8,8 triệu lên 17,9 triệu Để

đáp ứng nhu cầu tăng nhanh chóng của thương mại Internet với một chỉ phí rẻ và chuyển thuận lợi từ “kinh tế cũ” sang “kinh tế mới”, chính phú đã hoãn thuế Internet bằng đề suất thông qua Luật miễn thuế Internet Việc này đã làm bùng nổ hoạt động việc sử dụng dịch vụ này của các công ty và hộ gia đình Mỹ

Trong quan hệ quốc tế, để mở rộng thị trường cho công nghệ thông tin phát triển trong các hiệp định thương mại như: Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ NAFTA và

thoả thuận của vòng đàm phán Uruguay thành lập WTO,

Trang 40

Chương 1: CẤU TRÚC LẠI NỀN KINH TẾ MỸ VÀO THỜI KỲ Ì 45 Hiệp định công nghệ thông tin thuộc WTO (the WTO”s Information Technology Agreement) cho phép loại bỏ thuế

với mặt hàng này trị giá tới 600 tỷ USD và Hiệp định thông

tin lién lac co sd (the WTO’s Communications Agreement)

để thúc đẩy cạnh tranh và tư nhân hố dịch vụ thơng tin

liên lạc tới 1.000 tỷ USD Ở giải pháp thúc đẩy hình thành

những liên minh công nghệ "chiến lược, chính phủ Mỹ không những khuyến khích tạo ra nhiều liên minh khoa

học công nghệ trong nước (riêng năm 1998 đã hình thành tới 250 liên minh nguồn National Science Foundation) mà còn khuyến khích cả những liên minh công nghệ với nước

ngoài Ví dụ một liên minh công nghệ gồm khoảng 80 kỹ sư và công ty cùng hợp lực sản xuất bộ nhớ từ (magnetic

random access memory-MRAM) để đưa ra thị trường vào 2004

Mặc dù những chính sách điểu chỉnh của bộ máy

hành chính chỉ là “những tác động hỗ trợ, nuôi dưỡng những sáng kiến của khu vực tư nhân” - những sáng kiến

đã hình thành ra các xu hướng phát triển mới như trong báo cáo của tổng thống Mỹ đã nêu ra.” Song những điều chỉnh này đã đưa lại những kết quả như: Lành mạnh hoá cơ cấu kinh tế và hình thành cơ cấu kinh tế mới

, “Báo cáo kinh tế của Tổng thống My” - Economic Report of President, phan

“Đằng sau một xu hướng mới; Vai trò của chín sách” Behind the New Trends:

Ngày đăng: 11/01/2018, 22:57

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w