GIÁO ÁN BÀI TẠI HOÀNG HẠC LÂU TỐNG MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG

5 1.4K 9
GIÁO ÁN BÀI TẠI HOÀNG HẠC LÂU TỐNG MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

TẠI LẦU HOÀNG LẠC Tiết: 44 TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG (Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) Lí Bạch A. MỤC TIÊU BÀI HỌC: Giúp học sinh: Cảm nhận được tình bạn chân thành, thắm thiết cùng nỗi niềm lưu luyến trong buổi tiễn đưa của Lí Bạch với bạn. Nắm được đặc trưng phong cách thơ Lí Bạch: ngôn ngữ giản dị, hình ảnh tươi sáng và gợi cảm; tình cảnh hòa quyện trong bài thơ. B. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN: SGK, SGV, đồ dùng dạy học (tranh ảnh). Thiết kế bài học. C. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH: GV tổ chức giờ dạy học theo cách kết hợp các phương pháp đọc sáng tạo, gợi tìm; kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận, trả lời các câu hỏi. D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1. Kiểm tra bài cũ: + Đọc thuộc lòng bài Vận nước ( Đỗ Pháp Thuận). + Nêu giá trị nội dung của bài thơ. 2. Giới thiệu bài mới: Thơ Lí Bạch vốn thường nói nhiều đến tình bạn bè tha thiết đậm sâu. Nào là tiễn xá nhân họ Trương đi Giang Đông, tiễn sơn nhân họ Dương về núi Tung, tiễn khách về đất Ngô. Có những lời thơ đưa tiễn giản dị mà rung động xiết bao: Vẫy tay thôi đã rời xa Nhớ nhau tiếng ngựa nghe mà buồn teo. Nhưng người ta vẫn không thể quên được bài thơ Tại lầu Hoàng Lạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG CẦN ĐẠT Họat động 1: Cho học sinh đọc và tìm hiểu tiểu dẫn (có thể phân nhóm để tìm hiểu) + Phần tiểu dẫn nêu nội dung gì? (Phần tiểu dẫn (SGK) giới thiệu vài nét về Lí Bạch, hòan cảnh sáng tác, nhan đề bài thơ và sơ bộ về nội dung thơ ông) + ( Trước khi tìm hiểu về Lí Bạch, giáo viên giới thiệu ảnh chân dung của nhà thơ và vài nét về con người của Lí Bạch,có thể kể lướt qua giai thọai về Lí Bạch, giải thích tại sao thơ Lí Bạch được gọi là Thi tiên, lấy một số dẫn chứng để làm nỗi bật hồn thơ lãng mạn của ông) Em hiểu gì về nhà thơ Lí Bạch? Thơ Lí Bạch thể hiện nội dung gì? Phong cách nghệ thuật thơ Lí Bạch như thế nào? + Bài thơ ra đời trong hòan cảnh nào? Mạnh Hạo Nhiên là ai? Em hiểu gì về Mạnh Hạo Nhiên? + Em có nhận xét gì về nhan đề bài thơ? Họat động 2: (Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bài thơ: đọc chậm rãi, đúng ngữ điệu, chú ý cách ngắt nhịp của một bài thơ đường luật; đồng thời lột tả âm hưởng bâng khuâng, man máccủa cảnh tình tống biệt.Giáo viên nhận xét. Sau đó đặt câu hỏi, phân nhóm thảo luận, tìm hiểu.Cần đối chiếu bản dịch nghĩa, dịch thơ và phiên âm). .Thời gian, không gian nghệ thuật và địa điểm của cuộc tiễn đưa bạn như thế nào? Em có nhận xét gì về thời gian và không gian nghệ thuật, địa điểm của cuộc tiễn đưa ấy? + Vì sao tác giả lại chọn lầu Hòang Hạc làm điểm tiễn đưa? Thể hiện được tình cảm gì của nhà thơ? + Hai tiếng cố nhân gơiï cho em suy nghĩ gì? + Em có nhận xét gì về từ cố nhân giữa bản phiên âm và dịch thơ? + Việc chọn thời gian đưa tiễn bạn có ý nghĩa như thế nào? + Địa danh Dương Châu cùng thời gian tháng ba mùa hoa khói có ý nghĩa gì? + Em hiểu thế nào về từ hoa, yên hoa? (so sánh bản phiên âm và bản dịch thơ) + Hai câu đầu có phải thuần túy là hai câu tự sự phải không? Nỗi lòng của nhà thơ được thể hiện như thế nào qua hình ảnh cánh buồm? + Em hiểu gì về những từ cô phàm, bích không tận, duy kiến, thiên tế lưu? Em có nhận xét gì giữa bản phiên âm và bản dịch thơ? Những từ ngữ ấy thể hiện tình cảm gì của tác giả? + Tình cảm của nhà thơ bộc lộ đậm nét như thế nào ở câu thơ cuối? Qua phân tích, em có nhận xét gì về giá trị nội dung và nghệ thuật? ( Thảo luận nhóm, cử đại diện phát biểu: nhóm 1,2 thảo luận nội dung; nhóm 3,4 thảo luận nghệ thuật) Thơ đường thường lấy cái có để nói cái không. Em hãy phân tích nghệ thuật ấy trong bài thơ trên? ( Dùng cho những học sinh khá, giỏi) Qua bài thơ, em học được điều gì? (Thảo luận nhóm trả lời) I. Tìm hiểu chung: 1. Tiểu dẫn: a. Tác giả: + Lí Bạch (701 762) (thọ 61tuổi). + Quê ở Lũng Tây nay thuộc tĩnh Cam Túc. + Ông là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc. Thơ Lí Bạch hào phóng. Ông còn để lại hơn 1000 bài thơ. Người ta gọi ông là Thi tiên (tiên thơ) b. Nội dung thơ Lí Bạch: Rất phong với các chủ đề chính là. Ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả Khát vọng giải phóng cá nhân Bất bình với hiện thực tầm thường Thể hiện tình cảm phong phú, mãnh liệt: yêu thiên nhiên, đất nước, yêu cuộc sống mãnh liệt. c.Phong cách thơ Lí Bạch: Rất hào phóng, bay bổng nhưng rất tự nhiên, tinh tế, giản dị, thơ Lí Bạch kết hợp giữa cái cao cả và cái đẹp. 2. Bài thơ: a. Hòan cảnh ra đời bài thơ: Mạnh Hạo Nhiên (689740) thế hệ nhà thơ đàn anh được Lý Bạch hâm mộ. Hai người kết bạn vong niên, tài thơ và nhân cách của Mạnh Hạo Nhiên được Lí Bạch hâm mộ. Hai người tìm thấy nhau ở tiếng nói tương đồng, tri âm. Chia tay Mạnh Hạo Nhiên với bao bị rịn, lưu luyến cùng nỗi lòng nôn nao thầm kín, Lí Bạch đã viết nên bài thơ được coi là hay nhất về đề tài tống biệt trong số rất nhiều bài của ông. b. Nhan đề bài thơ: Hòang Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng: Cảm giác thừa vì nhan đề quá dài song đó là dụng ý của nhà thơ, nói rõ điểm tiễn đưa (Hòang Hạc Lâu), điểm bạn đến (Quảng Lăng), người ra đi (Mạnh Hạo Nhiên) và hành động của mình (Tống Mạnh Hạo Nhiên). Nếu rút ngắn e rằng không khắc sâu được tất cả những điều đó. II. Đọc hiểu: 1. Hai câu đầu: Hòan cảnh đưa tiễn: a. Không gian: Chia tay tại Lầu Hoàng Hạc, một tiên cảnh, noi chỉ có mây trời và thiên nhiên phóng khoáng, không gian thanh cao hợp với cả hai: Tiên thơ họ Lý và ẩn cư họ Mạnh. Chọn điểm cao để chia tay, tầm nhìn được mở rộng, người tiễn sẽ nhìn thấy người đi xa hơn, lâu hơn. Một lầu cao, một bến sông, Mạnh Hạo nhiên ngoái về phía Tây nơi Lý Bạch đang dõi theo bạn về Đông. Hai người giữa một không gian rợn ngợp khiến mối sầu chi li lan tỏa đến mênh mông. Không phải là ngẫu nhiên nhà thơ chọn phía tây lầu Hoàng Hạc để tiễn bạn. Theo quan niện người Á Đông phía tây là cõi Phật, cõi tiên. Đặc biệt ở Trung Quốc, phía tây là vùng đất hoang sơ, nhiều núi cao, bí hiểm. Ngày xưa chỉ dành riêng cho những ẩn sĩ đến tu hành. Nơi ẩn chứa những tâm hồn thanh cao trong sạch. Theo huyền thoại, lầu Hoàng Hạc là nơi Phí Văn Vi tu luyện thành tiên rồi cưỡi Hạc vàng bay đi: Hạc vàng ai cưỡi đi đâu Mà đây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ Hạc vàng đi mất từ xưa Ngàn năm mây trắng bây giờ còn bay. Đến một nơi thoát tục để tiễn một người bạn tri âm trở về cuộc đời trần tục. Buổi tiễn đưa mang ý nghĩa vô cùng sâu sắc. Hai tiếng Cố nhân ở đầu câu dịch là bạn, là người bạn gắn bó, thân thiết từ xưa, cho dù thời gian có thể điểm tô trên mái tóc. Buổi chia tay nhờ có hai tiếng cố nhân ấy mà đắm chìm trong sự thiết tha quyến luyến. Lại nữa, Lí Bạch không sử dụng cách viết thường tình. Phút biệt li không có những li rượu tiễn nhau, không dòng nước mắt, không lời nói tạ từ. Chỉ có lầu Hạc, chỉ có dòng sông với bầu trời, cảnh buồn nhưng nó đã thể hiện tình cảm sâu sắc của nhà thơ với bạn. Bản dịch đã đánh mất sắc thái hòai niệm trang trọng trong hai chữ cố nhân. Mạnh Hạo Nhiên không chỉ là người bạn thông thường của Lý Bạch. Hai người đã có chiều dài của thời gian, bề dày của kỷ niệm và độ sâu của tình cảm. Vì vậy hai chư cố nhân gợi sức nặng bội phần của tình cảm tống biệt. b. Thời gian: Giữa tháng ba (mùa xuân):giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng (yên hoa tam nguyệt há Dương Châu). Một khung cảnh tuyệt đẹp đầy lãng mạn. Một chiến thuyền con đang rẽ sóng, lướt trên những làn hoa khói. Hình ảnh ấy gợi lên không khí mơ hồ lãng đãng của thơ Đường. Từ hoa còn chỉ thời gian, tháng ba còn có tiết xuân. Hai chữ Yên hoa bao hàm nhiều ý nghĩa. Lý Bạch như muốn gửi gắm điều gì nhưng khó nói khiến lời thơ man mác, xa xôi, nôn nao rất lạ. c. Điểm đến của Mạnh Hạo Nhiên: Dương Châu. Mạnh Hạo Nhiên xuôi dòng đến Dương Châu nơi phồn hoa đô hội. Một từ mà nói được nhiều đến thế. Mới thấy cái hay của thơ Đường ở ý tại ngôn ngoại. è Hai câu đầu dường như thuần túy tự sự song hàm chứa trong lời tự sự là nỗi niềm tâm sự thầm kín, là tình cảm sâu nặng, là tâm trạng lưu luyến trong buổi tống biệt. 2. Hai câu sau: Nỗi lòng của nhà thơ: Nghệ thuật của bài thơ là thể hiện sự đồng nhất giữa con người và cảnh vật. Câu thơ thứ ba: Cô phàm viễn ảnh bích không tận (Cánh buồm cô đơn xa dần lẫn vào bầu trời xanh) Bản dịch đã bỏ mất ngững chữ quan trọng: + cô(cô phàm): bóng cánh buồm cô độc, lẻ loi. à Cánh buồm cô đơn diễn tả nhiều nghĩa. Một là chỉ Mạnh Hạo Nhiên ra đi một mình trong cô đơn, lẻ loi. Hai là diễn tả chính nỗi lòng cô đơn của nhà thơ. Thơ Đường hay ở chỗ đó. Nói bạn cô đơn nhưng chính là biểu hiện mình trong cô đơn. Hiểu theo cách nào cũng là gợi lên một kiếp người cô đơn giữa dòng sông. Nó nhỏ bé và đơn chiếc. Bạn đi đã để lại nỗi nhớ thương vô hạn. Đây là tâm cảnh, trường nhìn, vùng nhìn của người tiễn đưa bị hút vào một điểm duy nhất, bộc lộ cái nhìn đầy tâm trạng: nhớ thương đau đáu, vời vợi, da diết. + Bích không tận: bầu trời xanh biếc đến không cùng. Cô phàm đối với bích không tận là sự đối lập giữa cái lẻ loi, cô độc, bé nhỏ, đơn chiếc với cái mênh mông, bao la, rợn ngợp để rồi cô phàm chỉ còn là viễn ảnh giữa bích không tận. Tất cả nhòa đi trong con mắt thương nhớ dâng đầy. + Duy kiến: chỉ nhìn thấy. + Thiên tế lưu: dòng sông bay ngang trời. è Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu: chỉ nhìn thấy dòng Trường Giang chảy ngang trời. Chữ duy kết hợp với chữ cô ở câu trên thật đắt: Bạn cũ đi rồi, cánh buồm bị hút vào hư không, dòng Trường Giang in hình trong đôi mắt chứa đầy tâm trạng. Hình ảnh dòng sông chảy ngang trời vừa mang đậm hồn thơ lãng mạn, kì vĩ của bận thi tiên vừa diễn tả cảm xúc trào dâng đối với cố nhân; đồng thời vừa khắc họa cái nôn nao khó tả của người ở lại một con người mang ngững hoài bão lớn mà không có cơ hội thực hiện. Câu thơ chỉ gợi mà không tả: trước mặt nhà thơ, con sông như cao dần lên hòa nhập vào với trời xanh. Ánh mắt nhà thơ đành bất lực trước cõi không vô tận đã che khuất người bạn, cảnh vật hiện ra trước mắt nhà thơ theo dòng tâm trạng. Hình ảnh kết thúc thật bất ngờ, khép lại bài thơ mà mở ra cả một thế giới cảm xúc, tâm trạng. Đúng là ý tại ngôn ngoại. III. Tổng kết: 1. Nghệ thuật: Bài thơ hòa quyện giữa tình và cảnh tự sự và trữ tình, lời thơ cô đọng, hàm súc, hình ảnh thơ kì vĩ mang đậm hồn thơ Lý Bạch. 2. Nội dung: Bài thơ nói lên tình bạn chân thành, thắm thiết cùng tâm trạng lưu luyến khôn xiết của Lý Bạch trong cảnh chia tay. IV. Củng cố: 1. Phần Ghi nhớ (SGK) 2. Bài tập 1: ( Gợi ý): + Cái có là thế giới hữu hình, những cảnh, những vật hiện hữu, cái không là thế giới vô hình, những gì không hiện hữu, là linh hồn, là tình cảm, ước nguyện… trong quá khứ hay trong tương lai… + Trong bài thơ có hai thế giới: một thế giới hữu hình là nôi lầu Hoàng Hạc, là dòng sông Dương Châu mùa hoa khói, cánh buồm cô đơn và chân trời xanh vô tận…, còn thế giới vô hình là mối tình bằng hữu son sắt của những người tri âm. 3. Bài tập2: Học tập ở tình bạn gắn bó. Dặn dò: Chuẩn bị bài Thực hành phép tu từ ẩn dụ và hoán dụ. Ngày soạn Tiết: 44 Ngày dạy Bài dạy: TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỂN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG Lý Bạch A. Mục tiêu cần đạt Kiến thức: + Tình bạn chân thành trong sán của Lý Bạch đối với bạn, nhận thức được tình bạn cao quí đáng được trân trọng. + Đặc điểm phong cách ngôn ngữ thơ Lý Bạch: Ngôn ngữ trong sáng, giản dị, hàm súc cô đọng. Kỹ năng: Cảm nhận và phân tích thơ đường. Giáo dục: Tình bạn chân thành trong sáng Tích hợp: Các bài thơ đường khác Các biện pháp tu từ ẩn dụ B. Chuẩn bị Thầy: + Tham khảo SGK, soạn giáo án + Phương pháp: Gợi mở, lấy học sinh làm trung tâm Trò: Tham khảo, soạn bài theo câu hỏi sách giáo khoa C. Hoạt động dạy học 1. Ổn định, kiểm tra sĩ số, vệ sinh 2. Bài cũ: 5’ Nêu cảm nhận chung của em về ba bài thơ đọc thêm đã học 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu: Lầu Hòng Hạc thuộc tỉnh Hồ Bắc, trên bờ sông Trường Giang từ lâu đã trở thành một danh lam thắng cảnh, thành nguồn cảm hứng cho nhiều bài thơ tuyệt tác. Bài giảng: TL Hoạt động của giáo viên Hoạt động của Học sinh Nội dung cần đạt 10’ Hoạt động 1: Tìm hiểu về tác giả tác phẩm ? Nêu vài nét về tác giả? Học sinh: Trả lời I. Tiểu dẫn 1. Tác giả: Lý Bạch ( ………) nhà thơ lãng mạng nổi tiếng của thơ đường (Trung Quốc) > Thơ tiên Nọi dung thơ: Khác vọng giải phóng cá tính vươn tới lý tưởng cao cả, bất bình với thực tại tầm thường, tình bạn, thơ, thiên nhiên, uống rượu. Phong cách thơ: Bay bổng, hồn nhiên, Giản dị. ? Em biết gì về Mạnh Hạo Nhiên? ?Bài thơ sáng tác theo thể thơ gì? HS đọc: chậm 2: Tác Phẩm Mạnh Hạo Nhiên là nhà thơ nổi tiếng của văn học Đường, bạn thân của (Nguyễn Khuy) Lý Bạch Bài thơ sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt 3. Đọc bài thơ 10’ Hoạt động 2: Thao tác 1 Qua hai câu đầu cho ta thấy tác giả tiễn bạn trong thời gian, không gian như thế nào, gọi bạn là gì? học sinh: Thảo luận trả lời II. Phân tích văn bản Hai câu đầu Cố nhân Tây từ Hoàng Hạc Lâu Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu (Bạn từ lầu Hoàng Hạc lên đường Giữa mùa hoa khói châu Dương xuôi dòng) Thời gian: Tháng 3 mùa hoa khói: Mùa xuân, những làn khói vươn vấn > Khung cảnh đẹp, thơ mộng Không gian: Tịa lầu Hoàng Hạc > Thắng cảnh đẹp Cách gọi bạn: “Cố nhân” > Bạn tri âm gắng bó thân thiết. > Bức tranh hoa lệ với hình đẹp và không khí gợi cảm Những yếu tố trên gợi khung cảnh, cảm xúc gì? học sinh: Thảo luận trả lời => Tình cảm thân thiết gắng bó 12’ Thao tác 2 Theo em từ nào trong phần phiên âm mà dịch thơ chưa làm rõ ý? Câu thơ có ý nghĩa gì? Học sinh trả lời Hai câu cuối: Cô phàm viễn viễn ảnh bích không tiên ( Bóng buồn đã khuất bầu không) + “Cô phàm”: Cảnh buồn lẻ loi cô độc Người ở lại cảm nhận được nổi buồn của người ra đi Người đưa tiễn dõi mắt theo bóng con thuyền chở bạn đi xa đã khuất vào bầu không gian mênh mông  Nỗi lòng quyến luyến nhớ thương của người ở lại với gnười ra đi  Tình bạn tri âm , tri kỷ Duy kiến trường giang thiên tế lưu Chỉ duy nhất thấy dòng sông Trường Giang chảy ngược lê trời Bút pháp lãng mạn bay bổng của nhà thơ gợi lại truyền thuyết “Hạc vàng bay vút trới xanh” 3’ Hoạt động 3: Khái quát chủ đề III. Chủ đề: Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành, sâu sắc. Tình bạn thể hiện trong không gian, thời gian, địa điểm đầy ý nghĩa, một cái nhìn theo không nguôi thương nhớ. Tất cả gợi lên tình bạn thắm thiết tri kỹ, tri âm. 3’ ?Qua bài thơ, em thấy đặt trưng của thơ đường là gì? Học sinh thảo luận IV. Nghệ thuật Ý tại ngôn ngoại: Ý ở ngoài lời Ngôn ngữ hàm súc, cô đọng, ý ít lời nhiều. Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình độc đáo HS đọc ghi nhớ Hoạt động 4: Cũng cố bài học + Nội dung và nghệ thuật bài thơ Học sinh trả lời D. Cũng cố: + Nội dung: Bài thơ ca ngợi tình tri âm, tri kỷ + Nghệ thuật: Bút pháp tả cảnh ngụ tình, ngôn ngữ hàm súc, cô đọng. 4. Dặn dò Học thuộc phiên âm, dịch thơ Nắm chắc nội dung bài học Tiết sau học: E. Kinh nghiệm bổ sung TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG (Hoàng Hạc lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng) Lý Bạch A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 1. Về kiến thức Hiểu được tình cảm chân thành của Lí Bạch với bạn, nhận thức được tình bạn là tình cảm đáng trân trọng. Nắm được đặc điểm phong cách thơ tuyệt cú của Lí Bạch: ngôn ngữ giản dị, hình ảnh tươi sáng, gợi cảm, bay bổng lãng mạn. 2. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc hiểu thơ tứ tuyệt Đường luật. 3. Về thái độ: Hình thành ở HS có vốn kiến thức văn học trung quốc đặc biệt là thơ văn Lí Bạch. B. CHUẨN BỊ PHƯƠNG PHÁP 1. Chuẩn bị GV: SGK, SGV Ngữ văn 10, Tài liệu tham khảo, Thiết kế bài giảng. HS: SGK, vở soạn, tài liệu tham khảo 2. Phương pháp: Gv kết hợp phương pháp đọc sáng tạo, đối thoại, trao đổi, nêu vấn đề, thảo luận, tích hợp C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ Đọc thuộc 3 bài thơ Quốc tộ, Cáo tật thị chúng, Quy hứng. Nội dung cơ bản của 3 bài thơ. 3. Bài mới: Giới thiệu bài mới: Trong cuộc đời mỗi người, ai ko một lần phải đối diện với biệt li? Có cuộc chia li đem đến cho người ta sự thanh thản: “Chồng gì anh, vợ gì tôi Anh đi lấy vợ cho tôi lấy chồng”(ca dao)...Nhưng phần nhiều là những cuộc chia li đầy lưu luyến, bịn rịn của tình người gắn bó sâu nặng. Thi tiên Lí Bạch cũng đã phải trải qua bao cuộc chia li như thế. Chia li, tiễn biệt trở thành một đề tài quen thuộc trong thơ ông. Trong số đó, Hoàng Hạc lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng được người đời ngợi ca, xếp vào hàng tuyệt bút... Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung HĐ 1: HD hs tìm hiểu phần tiểu dẫn. Nêu những nét đáng chú ý về con người và sự nghiệp thơ ca của Lí Bạch? Bài thơ này được sáng tác trong hoàn cảnh nào? Mạnh Hạo Nhiên là người ntn? Hs đọc bài thơ. Gv nhận xét, hướng dẫn giọng đọc: chậm rãi, buồn, bâng khuâng. HĐ 2: HD hs đọc – hiểu văn bản. So sánh phần nguyên tác với dịch thơ qua các từ: cố nhân, yên hoa. Bài thơ viết về cuộc chia tay của Lí Bạch với MHN. Cuộc chia tay diễn ra ở đâu? Nơi mà người bạn sẽ đến? Nơi chia tay và nơi đến được kết nối bởi cái gì? GV giảng: Phía tây: Theo quan niệm của người phương Đông là nơi có cõi Phật, cõi tiên nơi thoát tục. Là nơi có vùng đất hoang sơ, bí hiểm, với nhiều núi cao, xưa chỉ dành riêng cho những ẩn sĩ tu hành nơi ẩn chứa những tâm hồn thanh cao, trong sạch. Lầu Hoàng Hạc: di chỉ thần tiên, thắng cảnh thuộc huyện Vũ Xương Hồ Bắc (Trung Quốc), tương truyền là nơi Phí Văn Vi tu luyện thành tiên rồi cưỡi hạc vàng bay đi. Ở hai câu đầu, tác giả có đơn thuần chỉ tường thuật sự việc, miêu tả bối cảnh chia li ko? Vì sao? So sánh nguyên tác và dịch thơ ở câu 3? Trong phần nguyên tác, hình ảnh “cô phàm” và “bích ko tận” có quan hệ với nhau ntn? ý nghĩa của mối quan hệ đó? Sông Trường Giang là huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc, hẳn có nhiều thuyền bè xuôi ngược. Nhưng trong con mắt thi nhân, giữa ko gian bao la xanh thẳm ấy chỉ duy nhất hình ảnh “cô phàm” của “cố nhân” và sự dịch chuyển của nó là có ý nghĩa. Điều đó cho thấy tình cảm của tác giả với bạn ntn? Ko gian được gợi ra ở câu cuối ntn? Nó thường gợi cho chúng ta cảm giác gì? Nó cho thấy tâm trạng gì của tác giả? HĐ 3: HD hs tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật. Nhận xét khái quát về nội dung và nghệ thuật của bài thơ? I. Tìm hiểu chung: 1. Vài nét về tác giả Lí Bạch: a. Con người: Lí Bạch (701 762), tự là Thái Bạch. Quê: Lũng Tây (nay thuộc Cam Túc). Là con người thông minh, tài hoa, phóng túng, ko chịu gò mình theo khuôn phép. Bi kịch cuộc đời của tác giả: mong công thành thì thân thoái nhưng công chưa thành thì thân đã thoái. Được mệnh danh là “tiên thơ” do tính cách khoáng đạt, bay bổng, lãng mạn và hay viết về cõi tiên. b. Sự nghiệp: Hiện còn trên 1000 bài thơ. Nội dung: phong phú, với các chủ đề chính: + Ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả. + Khát vọng giải phóng cá nhân. + Bất bình trước hiện thực tầm thường. + Thể hiện tình cảm phong phú, mãnh liệt. Nghệ thuật: + Phong cách thơ phóng túng, bay bổng mà tự nhiên, tinh tế, giản dị. + Kết hợp giữa cái cao cả và cái đẹp. 2. Bài thơ: Hoàn cảnh sáng tác: Khi Lí Bạch tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng. Mạnh Hạo Nhiên (689740): + Là người mưu cầu công danh ko được toại nguyện nên quay về vui thú ở chốn non nước. + Ông thuộc phái thơ điền viên sơn thuỷ, có phong cách thơ với nhiều điểm giống Lí Bạch. + Là bạn tri âm của Lí Bạch. Bố cục: + Hai câu đầu: Khung cảnh chia tay. + Hai câu sau: Tâm tình người đưa tiễn. II. Đọc hiểu văn bản: a. Hai câu đầu: So sánh nguyên tác dịch thơ: + Cố nhân: bạn tri âm, tri kỉ, người bạn đã gắn bó thân thiết; từ “bạn” chung chung, chưa dịch hết nghĩa. + Yên hoa: hoa khói; nơi phồn hoa đô hội. Bản dịch làm mất nghĩa thứ hai. Không gian đưa tiễn: + Nơi đi: phía tây lầu Hoàng Hạc→ chốn thanh cao, thoát tục. + Nơi đến: Dương Châu nơi phồn hoa đô hội cuộc đời trần tục. + Nối lầu Hoàng Hạc với Dương Châu chính là dòng Trường Giang chảy ngang lưng trời. Vẽ ra một cảnh thần tiên, tuyệt đẹp, một không gian mĩ lệ, khoáng đạt. Gợi nhiều suy nghĩ sâu kín: tác giả tiễn bạn từ một di chỉ thần tiên, từ hướng tây phiêu diêu, thoát tục đến một nơi phồn hoa đô hội của cuộc đời trần tục ở hướng đôngTâm sự ẩn kín thường trực của tác giả: khao khát được nhập thế, giúp đời nhưng ông vốn ưa sống tự do, phóng khoáng, ko chịu quỳ gối trước cường cường quyền nên thực tế đã phải nếm chịu ko ít chua cay. Thời gian đưa tiễn: tháng ba mùa hoa khói cuối mùa xuân. Hai câu đầu nêu lên: + Bối cảnh chia li. + Phần nào tình cảm quý mến bạn trong lòng người ở lại. + Gửi gắm tâm sự sâu kín của tác giả với cuộc đời và con đường công danh. 2. Hai câu sau: Câu 3: So sánh nguyên tác và dịch thơ: + Cô phàm (nguyên tác): cánh buồm lẻ loi, cô đơn. + Bóng buồm (dịch thơ)làm mất sắc thái của cánh buồm. + Bích ko tận: màu xanh biếc bao la rợn ngợp. Bản dịch thơ làm mất sắc màu đó của ko gian chia li. + Câu thơ dịch nêu nên sự chuyển dịch đã hoàn tất: Bóng buồm đã khuất bầu ko. + Nguyên tác: Bóng cánh buồm lẻ loi xa dần, mất hút vào khoảng ko xanh biếc. Gợi được sự dịch chuyển chầm chậm, xa mờ dần, hút tầm mắt của cánh buồm. Hình ảnh đối lập: Cô phàm îí bích ko tận nhỏ bé, cô đơn mênh mông, rợn ngợp. Tô đậm sắc thái cô đơn, bé nhỏ của con thuyền. Bút pháp tả cảnh ngụ tìnhsự cô đơn, nhỏ bé của con người trước thiên nhiên bao la. Sự dịch chuyển chầm chậm, xa dần, mờ dần rồi mất hút vào khoảng ko xanh biếc của cánh buồm cái nhìn dõi theo đau đáutình cảm chân thành, tha thiết của tác giả đối với bạn. Câu 4: Hình ảnh dòng Trường Giang chảy vào cõi trời: Là hình ảnh tưởng tượng phi phàm, bay bổng, lãng mạn. Gợi ko gian vũ trụ rộng lớn, kì vĩ đem đến cảm giác choáng ngợp, con người càng thêm nhỏ bé, cô đơn. Trước mắt nhà thơ, dòng Trường Giang như cao dần lên, hòa nhập vào với trời xanh. Ánh mắt nhà thơ đành bất lực trước ko gian vô tận đã che khuất người bạn tri âm... Tâm trạng của tác giả: nỗi cô đơn càng thêm vời vợi, nỗi nhớ càng thêm thăm thẳm. III. Tổng kết: 1. Nội dung: Cảnh chia li bức tranh thiên nhiên thấm đượm tâm trạng cô đơn, mong nhớ của con người. Tình bạn chân thành, sâu sắc của tác giả. Tâm sự sâu kín, khát khao, hoài vọng về cuộc đời mang tính bi kịch của tác giả. 2. Nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình. Ngôn ngữ hàm súc, “ý tại ngôn ngoại”. Hình ảnh thơ tinh tế gợi cảm, lớn lao kì vĩ, đậm màu sắc lãng mạn. Bài thơ là một tuyệt bút của Lí Bạch. 4. Củng cố Yêu cầu hs: Đọc thuộc bài thơ, xem lại kiến thức bài học. 5. HDVN Giờ sau: Cảm xúc mùa thu (Đỗ Phủ). Cảm ơn các bạn đã xem nội dung bài giảng. Thấy hay thì bấm một cái vào quảng cáo để mình có doanh thu nhé... Giáo án ngữ văn lớp 6 Giáo án ngữ văn lớp 7 Giáo án ngữ văn lớp 8 Giáo án ngữ văn lớp 9 Giáo án ngữ văn lớp 10 Giáo án ngữ văn lớp 11 Giáo án ngữ văn lớp 12 I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Lí Bạch (701 – 762), tự Thái Bạch, nguyên quán ở tỉnh Cam Túc, lớn lên ở Tứ Xuyên, Trung Quốc. Lí Bạch là một trong hai nhà thơ nổi tiếng nhất đời Đường. Ông là một nhà thơ lãng mạn lớn, có nhiều bài thơ nổi tiếng viết về đề tài thiên nhiên, chiến tranh, tình yêu, tình bạn. Âm hưởng chủ đạo trong thơ ông là tiếng nói yêu đời, lạc quan, hào phóng. 2. Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho mảng đề tài tình cảm bạn bè trong thơ Lí Bạch. Bài thơ kể về một cuộc chia tay như­ng là để gợi lên tình bạn chân thật, giản dị, trong sáng và vô cùng sâu sắc II. RÈN KĨ NĂNG 1. Bài thơ của Lí Bạch gần như­ chỉ thuần tả cảnh. Thế nh­ưng trong cảnh vẫn hiện lên đằm thắm cái tình. Sở dĩ có điều ấy là vì bài thơ có một sợi dây liên tư­ởng đ­ược tạo nên bởi những hình ảnh và những mối quan hệ chặt chẽ với nhau: Mối quan hệ không gian được tạo lập bởi ba hình ảnh: Lầu Hoàng Hạc (một thắng cảnh nổi tiếng, biểu t­ượng cho sự chia li) – thành D­ương Châu (nơi bạn nhà thơ sắp đến – một thắng cảnh đô hội phồn hoa). ở giữa hai địa danh ấy là dòng Trường Giang rộng mênh mông và xa hun hút. Vậy nên dù Lí Bạch có tiễn bạn đến chốn phồn hoa thì buổi chia tay ấy cũng đâu có giấu đư­ợc nỗi buồn. Lầu Hoàng Hạc đã gợi buồn, khoảng cách giữa mình với nơi bạn đến còn gợi buồn hơn. Mối quan hệ thời gian : Tháng ba – mùa hoa khói. Đó là vào lúc “xuân vừa chín”, sông Tr­ường Giang nhộn nhịp hoa khói mùa xuân (hoa khói cũng t­ượng trư­ng cho sự phồn hoa của D­ương Châu – nơi Mạnh Hạo Nhiên sắp đến). Cảnh vào lúc ấy tuy có gợi lên một chút nhộn nhịp nh­ưng vẫn không át đ­ược nỗi buồn lúc chia li. Mối quan hệ con ngư­ời : Tác giả chỉ dành giới thiệu qua hai chữ “cố nhân”. Thế nhưng chỉ với hai chữ đó, tự nó đã gợi ra mối quan hệ gắn bó thân thiết từ lâu giữa bạn với nhà thơ. Có thể nói giải mã đ­ược các mối quan hệ này, chúng ta sẽ cảm nhận rõ và sâu sắc hơn cái tình sâu sắc và kín đáo của nhà thơ. 2. Sông Tr­ường Giang là một huyết mạch giao thông chính của miền Nam Trung Quốc. Vào mùa xuân hẳn phải có rất nhiều thuyền bè xuôi ng­ược. Vậy mà ngư­ời đưa tiễn chỉ thấy có một cánh buồm đơn chiếc (cô Phàm) của cố nhân cứ dần dần lùi sâu vào nước xanh mênh mang thăm thẳm. Cái tình của Lí Bạch sâu sắc cũng là ở chỗ ấy. Tiễn bạn mà cứ nhìn chăm chăm vào bóng thuyền của bạn cho đến khi khuất hẳn ấy là tấm lòng đã định hư­ớng cho đôi mắt. Ngư­ời ra đi cô đơn, ng­ười đ­ưa tiễn cũng cô đơn, bịn rịn, luyến l­ưu. 3. Ngư­ời đi đã đi xa. Vậy mà ng­ười đư­a tiễn vẫn đứng lặng mãi trên lầu Hoàng Hạc. Bởi chỉ có bằng cách ấy, nhà thơ mới có thể dõi theo bóng bạn. Thời gian mà người tiễn đ­ưa “đứng lặng” hẳn phải rất lâu thì mới nhìn thấy con thuyền – bóng buồm – cột buồm – điểm chấm nhỏ ti rồi cuối cùng mất hẳn. Bài thơ cứ như­ vậy, tuy không nói lời nào về tình bạn mà sao tình cảm cứ chứa chan hòa cả vào trời mây sông nước bao la. 4. Cái hay của thơ Đư­ờng là ở chỗ thể hiện đư­ợc những “ý ở ngoài lời”. Bài thơ của Lí Bạch cũng sắc sảo và tài hoa nh­ư thế: Trư­ớc hết, các địa danh đ­ược nói đến trong bài (Hoàng Hạc, Dương Châu) đều là những địa danh giàu sức gợi. Nói đến lầu Hoàng Hạc, ng­ười ta có thể liên t­ưởng ngay đến nỗi sầu li biệt. Cũng vậy ở trong bài thơ này, sự xuất hiện của địa danh Hoàng Hạc làm cho cuộc chi li của tác giả với bạn thêm xúc động và da diết hơn. Địa danh ư­ơng Châu cũng gợi ra nỗi buồn vì nó giúp ta liên tưởng đến cảnh tư­ợng đối lập : ng­ười đi đến chốn phồn hoa đi hội >< ng­ười ở lại buồn bã, cô đơn. Hình ảnh cánh buồm càng ngày càng xa thực chất để gợi lên cái tình của nhà thơ: có yêu quý bạn mới đứng lâu như­ vậy để dõi theo “bóng buồm” của bạn cho đến lúc không còn nhìn thấy nữa. Toàn thể bài thơ thực chất cũng đã làm nên một tín hiệu nghệ thuật theo kiểu “ý ở ngoài lời”. Bởi ẩn đằng sau bức tranh phong cảnh là cái tình lênh láng của nhà thơ (cái không đ­ược nói đến chút nào ở trong phần lời của bài thơ). 5. Các nhà thơ Đ­ường rất trọng tình bạn : Vạn lạng hoàng kim còn dễ kiếm Thế gian tri kỉ thật khó tìm. Quả đúng là như­ vậy, bạn bè dù ở bất cứ đâu, bất cứ thời đại nào cũng vô cùng quan trọng và đáng quý đối với mỗi chúng ta. Nó giúp cho cuộc sống của chúng ta thêm đáng yêu và đáng trọng. ở thời nào cũng vậy, bạn của ta có ng­ười tốt và ngư­ời xấu. Điều quan trọng là ta biết “chọn bạn mà chơi”. Người bạn tốt cũng giống như ngọn đèn sáng trong đêm, không chỉ chiếu sáng cho ng­ười mà còn chiếu sáng cho ta.

Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền Giáo án Ngữ Văn 10 Tiết : 44 Ngày soạn: 08/01/2018 Ngày dạy : 10/01/2018 TẠI LẦU HOÀNG HẠC TIỄN MẠNH HẠO NHIÊN ĐI QUẢNG LĂNG (HOÀNG HẠC LÂU TỐNG MẠNH HẠO NHIÊN CHI QUẢNG LĂNG) - Lý Bạch A MỤC TIÊU BÀI HỌC Kiến thức:  Tình bạn chân thành sáng Lý Bạch Mạnh Hạo Nhiên, nhận thức tình bạn cao q đáng trân trọng  Đặc điểm phong cách ngôn ngữ thơ Lý Bạch: Ngôn ngữ sáng, giản dị, hàm súc cô đọng  Thấy đặc sắc nghệ thuật thơ: Ý ngôn ngoại thể qua ngôn ngữ thơ hàm súc, bút pháp tả cảnh ngụ tình Kỹ năng:  Rèn luyện kỹ phân tích thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại  Rèn luyện kỹ cảm nhận đọc tác phẩm thơ Đường Thái độ:  Giáo dục tình bạn chân thành sáng  Tích hợp: o Các thơ Đường khác o Các biện pháp tu từ ẩn dụ B CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo viên:  Tham khảo SGK, soạn giáo án  Phương pháp: Gợi mở, lấy học sinh làm trung tâm Học sinh: Tham khảo, soạn theo câu hỏi sách giáo khoa C HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Ổn định lớp: Kiểm tra sỉ số Kiểm tra cũ: ▪ Đọc thuộc thơ Độc Tiểu Thanh Kí Nguyễn Du? ▪ Nêu cảm nhận ý nghĩa em thơ này? Giới thiệu mới: ▪ Thơ Lí Bạch thường nói nhiều đến tình bạn bè tha thiết đậm sâu Nào tiễn xá nhân họ Trương Giang Đông, tiễn sơn nhân họ Dương núi Tung, tiễn khách đất Ngô Trần Văn Thiên –Tiết 44 – Tại Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên Quảng Lăng – Lí Bạch Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền Giáo án Ngữ Văn 10 ▪ Nhưng người đọc khơng qn thơ “Tại Lầu Hồng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên Quãng Lăng”  Bài giảng: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Hoạt động 1: Tìm hiểu chung tác giả tác phẩm? GV: - Nêu vài nét tác giả Lí Bạch? HS: - Trả lời KIẾN THỨC CƠ BẢN HỌC SINH CẦN NẮM I TÌM HIỂU CHUNG Tác giả: - Lý Bạch (701 - 762) nhà thơ lãng mạng tiếng thơ đường (Trung Quốc) mệnh danh “Thi tiên” - Nội dung thơ: Khát vọng giải phóng cá tính vươn tới lý tưởng cao cả, bất bình với thực tầm thường, tình bạn, thơ, thiên nhiên, uống rượu - Phong cách thơ: Bay bổng, hồn nhiên, giản dị GV: -Em biết Mạnh Hạo - Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740) nhà thơ Nhiên? tiếng văn học Đường, ơng Lí Bạch 12 HS: - Trả lời tuổi họ đôi văn chương thân thiết 2: Tác Phẩm GV: -Bài thơ sáng tác theo thể thơ - Bài thơ sáng tác theo thể thơ: Thất ngơn tứ gì? tuyệt Đường luật HS: Trả lời Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh II ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN đọc – hiểu văn Đọc HS đọc: Chậm, diễn cảm Tìm hiểu văn a Hai câu đầu: Thao tác 1: Phân tích hai câu đầu Cố nhân Tây từ Hoàng Hạc Lâu GV: - Qua hai câu đầu cho ta thấy Yên hoa tam nguyệt há Dương Châu tác giả tiễn bạn thời gian, (Bạn từ lầu Hoàng Hạc lên đường không gian nào, gọi bạn Giữa mùa hoa khói châu Dương xi dòng) gì? - Thời gian: Tháng mùa hoa khói: Mùa xuân, HS: - Trả lời khói vươn vấn →Khung cảnh đẹp, thơ mộng - Khơng gian: lầu Hồng Hạc →Thắng cảnh đẹp Trần Văn Thiên –Tiết 44 – Tại Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên Quảng Lăng – Lí Bạch Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo án Ngữ Văn 10 KIẾN THỨC CƠ BẢN HỌC SINH CẦN NẮM - Cách gọi bạn: “Cố nhân” →Bạn tri âm gắng bó thân thiết GV: -Những yếu tố gợi khung → Bức tranh hoa lệ với hình đẹp khơng khí cảnh, cảm xúc gì? gợi cảm HS: Trả lời ►Tình cảm thân thiết gắng bó Thao tác 2: Phân tích hai câu cuối b Hai câu cuối: - Cơ phàm viễn viễn ảnh bích khơng tiên ( Bóng buồm khuất bầu không) GV: -Theo em từ phần phiên âm mà dịch thơ chưa làm rõ ý? HS: - Trả lời + “Cô phàm”: Cảnh buồn lẻ loi cô độc → Người lại cảm nhận buồn người → Người đưa tiễn dõi mắt theo bóng thuyền chở bạn xa khuất vào bầu không gian mênh mông GV: - Câu thơ có ý nghĩa gì?  Nỗi lòng quyến luyến nhớ thương người HS: - Trả lời lại với gnười  Tình bạn tri âm , tri kỷ Duy kiến trường giang thiên tế lưu GV: Tác giả thấy sau “Bóng buồm (Trơng theo thấy dòng sơng bên trời) khuất bầu khơng”? → Chỉ thấy dòng sơng Trường Giang HS: - Trả lời chảy ngược lê trời → Bút pháp lãng mạn bay bổng nhà thơ gợi lại truyền thuyết “Hạc vàng bay vút trới xanh” GV liên hệ Giáo dục cho học sinh tình bạn Nguyễn Khuyến – Dương Khuê, Sở Bá Nha – Chung Tử Kì Hoạt động 3: Hướng dẫn cho học Tổng kết sinh đến tổng kết học GV: - Qua thơ, em rút ý ♦Ý nghĩa: nghĩa gì? - Bài thơ ca ngợi tình bạn chân thành, sâu sắc HS: - Trả lời - Tình bạn thể khơng gian, thời gian, địa điểm đầy ý nghĩa, nhìn theo khơng ngi thương nhớ Tất gợi lên tình bạn thắm Trần Văn Thiên –Tiết 44 – Tại Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên Quảng Lăng – Lí Bạch Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo án Ngữ Văn 10 KIẾN THỨC CƠ BẢN HỌC SINH CẦN NẮM thiết tri kỹ, tri âm GV: - Em nêu giá trị nghệ thuật thơ gì? Từ đó, em suy đặc trưng nghệ thuật thơ Đường? HS: - Trả lời ♦Nghệ thuật: - Hình ảnh chọn lọc, ngôn ngữ thơ gợi cảm, giọng thơ trầm lắng, kết hợp yếu tố trữ tình, tự miêu tả - Ý ngôn ngoại: Ý ngồi lời - Ngơn ngữ hàm súc, đọng, ý lời nhiều - Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình độc đáo HS đọc ghi nhớ SGK ♦Ghi nhớ: SGK/144 Hoạt động 4: Củng cố học hướng dẫn học sinh tự học - GV chốt lại nội dung kiến thức học - Nội dung nghệ thuật thơ III CỦNG CỐ VÀ HƯỚNG DẪN TỰ HỌC ♦ Củng cố: ▪Nội dung: Bài thơ ca ngợi tình tri âm, tri kỷ ▪Nghệ thuật: Bút pháp tả cảnh ngụ tình, ngơn ngữ hàm súc, đọng ♦Hướng dẫn tự học: ▪Học thuộc phiên âm, dịch thơ ▪Nắm nội dung học: Tình bạn chân thành, sáng Lí Bạch Mạnh Hạo Nhiên ▪ Viết đoạn văn ngắn nêu vị trí ý nghĩa em tình bạn sống ngày ▪ Chuẩn bị mới: Hoàng Hạc Lâu Khe Chim Kêu theo câu hỏi gợi ý SGK/160164 E RÚT KINH NGHIỆM ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Trần Văn Thiên –Tiết 44 – Tại Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên Quảng Lăng – Lí Bạch Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền Giáo án Ngữ Văn 10 ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Trần Văn Thiên –Tiết 44 – Tại Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên Quảng Lăng – Lí Bạch ... vấn →Khung cảnh đẹp, thơ mộng - Không gian: lầu Hoàng Hạc →Thắng cảnh đẹp Trần Văn Thiên –Tiết 44 – Tại Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên Quảng Lăng – Lí Bạch Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền HOẠT... thực tầm thường, tình bạn, thơ, thiên nhiên, uống rượu - Phong cách thơ: Bay bổng, hồn nhiên, giản dị GV: -Em biết Mạnh Hạo - Mạnh Hạo Nhiên (689 – 740) nhà thơ Nhiên? tiếng văn học Đường, ông Lí... Nguyễn Thượng Hiền Giáo án Ngữ Văn 10 ▪ Nhưng người đọc không quên thơ Tại Lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên Quãng Lăng  Bài giảng: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Hoạt động 1: Tìm hiểu chung

Ngày đăng: 10/01/2018, 20:22

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan