1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Hình tượng nhân vật thần trong thần thoại suy nguyên

52 464 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 158,22 KB

Nội dung

Tìm hiểu vềvấn đề này có ý nghĩa quan trọng bởi vì thần chính là linh hồn, là cốt tuỷ, là Ở bộ phận thần thoại suy nguyên, nhằm giải thích các hiện tượng trong thế giới tự nhiên, nhìn ch

Trang 1

Lời cảm ơn

Khoá luận được hoàn thành dưới sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của côgiáo Th.s Nguyễn Thị Ngọc Lan Em xin được gửi tới cô lời cảm ơn chânthành

Em cũng xin trân trọng cảm ơn các thầy, các cô trong tổ bộ môn Vănhọc Việt Nam, các thầy, các cô trong khoa Ngữ Văn - Trường Đại học Sưphạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình làm luận văn

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh

Kho¸ luËn tèt

nghiÖp

1

Trang 2

Lời cam đoan

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các sốliệu trong khoá luận là trung thực Khoá luận này chưa từng được công bốtrong bất cứ công trình nào Nếu những lời cam đoan trên là sai tôi xin hoàntoàn chịu trách nhiệm

Sinh viên: Nguyễn Thị Hạnh

Trang 3

Chương 1 Giới thuyết chung 12

2.2.1 Xuất phát từ sự tôn sùng tự nhiên của dân gian 22

2.2.2 Xuất phát từ khát vọng khám phá tự nhiên của dân gian 25

2.3 Đặc điểm nổi bật của hình tượng nhân vật thần 282.3.1 Đặc điểm về ngoại hình 28

2.3.2 Đặc điểm về chức năng 34

2.3.3 Đặc điểm về hành trạng 39 Kết

luận 44

Trang 4

1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

PHẦN MỞ ĐẦU1.1 Thần thoại là hình thức nghệ thuật đầu tiên

của con người, cho dù đó là “nghệ thuật vô ý thức” Thần thoại đối với các dân tộc “chính

là hình thức nhận thức thế giới mang tính đặc trưng của con người thời cổ” [13;17] Gắn với

niềm tin, thần thoại là sản phẩm của một quátrình nhận thức còn khá mơ hồ của người xưakhi hình dung về ngoại giới Tất cả những gìcon người khao khát lý giải, tìm hiểu, khámphá, cho thấy nhu cầu vô cùng chính đáng vàcũng vô cùng bức thiết của họ

Song trong thực tế, đứng trước thế giới

tự nhiên to lớn và bí ẩn, con người hoàn toànbất lực và tất nhiên những hiểu biết non nớt và

ấu trĩ của con người không đủ làm họ thoả

mãn những gì họ đang khao khát “Họ thường gán nhận thức thực tế sai lạc ấy cho các vị thần và tô vẽ thêm cho nhân vật thần những câu chuyện hấp dẫn” [13;25] Chính

vì vậy tìm hiểu thần thoại không thể bỏ quahình tượng nhân vật thần – một kiểu nhân vậtđặc sắc trong truyện cổ dân gian nói chung vàthần thoại nói riêng Đề cập đến hình tượngnhân vật này cũng đã có một số ý kiến củacác nhà nghiên cứu rải rác trong các tạp chí,giáo trình chuyên ngành Song mong muốnđược tìm hiểu sâu sắc và toàn diện hơn nữa vẻ

Trang 5

đẹp, sự độc đáo củahình tượng thần,chúng tôi đã lựa chọn

đề tài: “Hình tượng nhân vật thần trong thần thoại suy nguyên”.

1.2 Mặt khác khảo sát

thực tế chúng tôinhận thấy thần thoạicũng là một thể loạiđược đưa vào giảngdạy trong chươngtrình văn THPT bêncạnh một số thể loạinhư: truyện cổ tích,truyền thuyết, cadao…Vì vậy với tưcách là một giáo viêndạy văn trong tươnglai, qua việc nghiêncứu đề tài, chúng tôi

sẽ được trang bịnhững kiến thức cầnthiết để đảm đươngcông việc dạy họcsau này

Trang 6

2 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

Người viết thực hiện đề tài này với mục đích sau:

- Khám phá sự độc đáo của hình tượng nhân vật thần – một nội dung khá hay trong kho tàng thần thoại Việt Nam

- Phát hiện một số thủ pháp nghệ thuật góp phần tạo nên sự thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật thần trong thần thoại suy nguyên

3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU.

3.1 Tư liệu:

- Khảo sát 30 truyện trong kho tàng thần thoại Việt Nam

- Ngoài ra để tiện cho việc nghiên cứu, chúng tôi có sử dụng tư liệu trong thần thoại Hy Lạp

4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

Do đặc điểm, yêu cầu và mục đích của đề tài chúng tôi sử dụng:

- Phương pháp khảo sát, thống kê, phân loại

- Phương pháp phân tích – bình giảng

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp tổng hợp

5 LỊCH SỬ VẤN ĐỀ.

Người nguyên thuỷ tạo ra thần thoại khi bắt đầu biết nhận thức ngoạigiới, nghĩa là những gì tồn tại khách quan bên ngoài mình, khi đã có thể tưduy trừu tượng và biết phân biệt giữa mình với ngoại giới Ngoại giới hay

Trang 7

khách thể đối với con người nguyên thuỷ chỉ có thể và trước hết là giới tựnhiên, là thiên nhiên trong đó con người tồn tại, đi lại, sinh sống với nhữngnúi, rừng, sông, suối, cây, lá, hoa, trái…là bầu trời lồng lộng trên cao, là cáchiện tượng tự nhiên mưa gió, bão, lũ, lụt, sấm gầm sét nổ, là sự vần xoaychuyển dịch các tinh thể Giới tự nhiên là bí hiểm là dữ tợn là độc ác với conngười nhưng cũng lại là ngôi nhà lớn, người mẹ hiền thân thiết nuôi dưỡngcon người Con người đồng nhất các vật thể của tự nhiên với bản thân mìnhquan niệm rằng tự nhiên cũng có cùng một bản chất như mình đem cuộc sốngcủa mình gán cho vật chất vô tri, cho thảo mộc và động vật Các sinh vật, sinh

thể của tự nhiên đã mang tính cách con người Ăngghen viết: “Sự nhân cách hoá các lực lượng tự nhiên đã làm nảy sinh ra các vị thần đầu tiên” và

“trong thời đại nguyên thuỷ, tôn giáo sinh ra từ những khái niệm hết sức sai lầm, nguyên thuỷ của con người về trạng thái tự nhiên của chính họ và về tự nhiên bên ngoài xung quanh họ” [10;210].

Như vậy thần thoại nguyên thuỷ là ý niệm về tự nhiên của con người,cho nên các vị thần đầu tiên là những biểu tượng của giới tự nhiên, là thầnthiên nhiên, thần vũ trụ Con người muốn tìm hiểu và giải thích tự nhiên thế làvật linh luận ra đời tạo nên vô số các thần

Tuy có rất nhiều công trình nghiên cứu về thần thoại nhưng mức độquan tâm của họ tới thần thoại còn chưa đầy đủ sâu sắc Đặc biệt là đề tài

“hình tượng nhân vật thần trong thần thoại suy nguyên” chưa có một

công trình nghiên cứu chuyên biệt nào bàn bạc, mở rộng về vấn đề này Hìnhtượng nhân vật thần mới được đề cập một cách sơ lược và rải rác trong cácsách giáo trình, các sách nghiên cứu tham khảo về văn học dân gian

5.1 Năm 1974, trong cuốn Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam của

nhà xuất bản Khoa học xã hội, tác giả Cao Huy Đỉnh khi bàn về lịch sử dân

tộc ta ở buổi đầu dựng nước trang 23 tác giả có viết: “Thời cổ có thần

Trang 8

thoại Và như mọi dân tộc khác, tổ tiên ta chắc cũng đã hư cấu nhiều truyện

để giải thích nguồn gốc sự vật và ca ngợi những lực lượng tự nhiên như biển, núi, nước, đất, cỏ cây, chim muông, gió, bão, mưa, sấm, sét, lửa, mặt trời, mặt trăng…Loại thần thoại này thấm sâu vào sinh hoạt tinh thần của người Lạc Việt và tồn tại dai dẳng mãi về sau với vũ trụ quan cổ truyền của người nông dân lao động, dưới nhiều hình thức văn nghệ khác nhau”.

Ý kiến trên cho thấy tác giả Cao Huy Đỉnh đã quan tâm đến mục đíchcủa thần thoại, đặc biệt là thần thoại suy nguyên Những lực lượng tự nhiênnhư biển, núi, nước, đất, cỏ cây, chim muông…đã được thần thoại nói đếnthông qua các vị thần Tuy nhiên các vị thần đó được miêu tả về ngoại hình,chức năng, hành trạng như thế nào thì tác giả lại chưa bàn tới Tìm hiểu vềvấn đề này có ý nghĩa quan trọng bởi vì thần chính là linh hồn, là cốt tuỷ, là

Ở bộ phận thần thoại suy nguyên, nhằm giải thích các hiện tượng trong thế giới tự nhiên, nhìn chung hình ảnh con người chưa xuất hiện rõ nét, nhưng qua đây và cũng chỉ qua đây chúng ta mới có thể hiểu được một phần nào về trình độ hiểu biết, sức tưởng tượng, những ước mơ khát vọng và cách

Trang 9

cảm nghĩ của những thế hệ người Việt đầu tiên bắt đầu thực hiện việc khám phá và lý giải thế giới”.

Tác giả Hoàng Tiến Tựu đã quan tâm đến mục đích ý nghĩa của thầnthoại và thần thoại suy nguyên Quả thật là người đọc khi tìm hiểu thần thoại

sẽ được biết đời sống xa xưa của dân tộc Việt Nam Nhưng để hiểu biết thầnthoại suy nguyên thì phải hiểu về các vị thần như Thần Trụ Trời, Thần Mưa,Thần Gió, Thần Biển…Vậy các vị thần ấy hiện lên qua trí tưởng tưởng củadân gian như thế nào? Điều ấy chưa được tác giả bàn đến Tìm hiểu đề tài nàychúng tôi mong muốn sẽ làm cụ thể hoá những điều còn băn khoăn ở trên

5.3 Năm 1991, tác giả Trần Gia Linh trong cuốn Giáo trình văn học dân gian

của trường Đại học sư phạm Hà Nội 2 khi bàn về thời kỳ nảy sinh thần thoại

trang 6 tác giả cho rằng: “Sự thật người Việt trong thời kỳ đầu của chế độ cộng sản nguyên thuỷ vì sống phiêu bạt, vô định nên chưa nhận thức được cái “chết”, chưa có quan niệm linh hồn sau khi chết Trong đầu óc người Việt viễn cổ người và vật lẫn lộn Về sau, trong xã hội thị tộc, cuộc sống định cư giúp cho con người dần dần nhận thức được sự chết và từ đó nảy sinh quan niệm “linh hồn” tư tưởng vạn vật có linh hồn biến hoá thành

đa thần luận việc thờ cúng vật tổ biến thành việc thờ cúng tổ tiên Người nguyên thuỷ Vịêt Nam đã sống trong cuộc sống bình đẳng nên họ quan niệm những thành viên của thế giới cõi thần cũng đều bình đẳng Thần trong thần thoại là những hiện tượng tự nhiên được hình tượng hoá hoặc những anh hùng lao động có công với thị tộc, được thị tộc thần thánh hoá mà tạo nên Mưa, gió, sấm, sét…được thần thánh hoá thành các truyện thần Mưa, thần Gió, thần Sấm, thần Sét Nhân vật thần thường có hình dạng dị hình nhưng lại chất phác, hồn nhiên, bình đẳng, thể hiện cuộc sống của con người chưa phân chia giai cấp”.

Trang 10

Với quan điểm duy vật và toàn diện, tác giả Trần Gia Linh đã chochúng ta những hiểu biết khái quát, đơn giản về thần thoại và hình tượng thầntrong thần thoại suy nguyên Để giúp người đọc hiểu được vẻ đẹp của cácthần chúng tôi sẽ chỉ rõ tài năng của dân gian khi miêu tả các thần hoànhtráng từ ngoại hình, chức năng đến hành trạng.

5.4 Năm 1995, trong cuốn Phân tích tác phẩm văn học dân gian tác giả Đỗ

Bình Trị khi bàn về định hướng tìm hiểu nội dung thần thoại trang 76 tác giả

cho rằng: “Những mẩu chuyện về sự tích các “thần” cổ đại luôn luôn chứa đựng những hiểu biết thực tế về ngoại giới và những kinh nghiệm thực tế tích luỹ được trong cuộc sinh tồn của các cộng đồng người thời cổ” và ở trang 77 tác giả cho rằng “Thần thoại diễn tả dưới hình thức những khái quát hoá nghệ thuật rộng lớn, những ước mơ ban đầu của tổ tiên chúng ta muốn chế ngự các sức mạnh tự nhiên” Tiếp đó tác giả trích dẫn ý kiến của M.Gorki: “Ở phía dưới mỗi sự vươn lên của trí tưởng tượng cổ đại đều có thể

dễ dàng tìm thấy động lực của nó, mà cái động lực ấy thì bao giờ cũng là ước vọng của loài người muốn làm cho lao động của mình được nhẹ nhàng hơn” Cũng ở phần này trang 78 tác giả cho rằng: “Thần thoại phản ánh nhận thức non nớt, sai lệch, đầy đủ tính chất hư ảo của người thời cổ về thế giới cũng như về bản thân con người đồng thời thể hiện sự bất lực của họ trước các sự vật, hiện tượng mà họ không thể hiểu nổi”.

Đọc ý kiến trên của tác giả ta đã biết được rằng thần thoại chính là sảnphẩm của xã hội nguyên thuỷ Thần thoại đối với người xưa không chỉ lànghệ thuật mà là tất cả tri thức về thế giới được phản ánh trong đó: Khoa học,

triết học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật…dẫu rằng đó là “nghệ thuật vô ý thức” Tuy nhiên nghệ thuật đó được người xưa thể hiện qua hình tượng các

thần như thế nào thì tác giả chưa bàn tới

Trang 11

5.5 Năm 1997, trong cuốn Giáo trình văn học dân gian Việt Nam tác giả Đinh

Gia Khánh khi bàn về hình tượng các thần trang 273 tác giả cho rằng:

“bên cạnh vật tổ, thì mọi lực lượng thiên nhiên mà người ta không hiểu được, không chi phối được, đều có thể là thần, nghĩa là có sức mạnh vượt ra ngoài khuôn khổ bình thường, ra ngoài sự tưởng tượng của con người Thần

có thể đem lại sự may mắn, mà cũng có thể đem lại nỗi rủi ro cho con người Thần có thể thiện và cũng có thể ác, có khi dịu hiền nhưng thường thì uy nghiêm và lắm khi lại giận dữ thậm chí thích trả thù Con người ta không thể lường được công việc của thần, lại càng không thể chống lại thần, mà chỉ có cách quy phục, sùng bái Tôn giáo nguyên thuỷ vì thế mà phát sinh Thần thoại phản ánh nhận thức của người xưa về thế giới Nhận thưc ấy có phần chính xác và có phần sai lệch Vì vậy, bên cạnh những yếu tố duy vật, yếu tố hiện thực, thần thoại còn mang những yếu tố của tôn giáo nguyên thuỷ… Đó

là mặt tiêu cực của thần thoại, không thể không vạch ra”.

Như vậy, tác giả Đinh Gia Khánh đã cho chúng ta thấy: các vị thầncũng mang đặc điểm tính cách của con người Tuy nhiên tác giả vẫn chưa cụ

thể hoá phần “nhân tính” trong mỗi vị thần được thể hiện như thế nào Thần

chính là hiện thân của lực lượng tự nhiên Và người xưa hiểu rằng thiên nhiên

có khi hiền hoà, có khi lại hung dữ Không giải thích đựơc điều đó họ đã gán

nó cho một lực lượng siêu nhiên và thế là các thần ra đời Tuy nhiên các vịthần được miêu tả như thế nào thì tác giả chưa bàn tới Đó vẫn là điều để ngỏ

để chúng tôi tìm hiểu trong đề tài này

5.6 Năm 2004 trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học của nhà xuất bản giáo

dục, các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi khi bàn về thể

loại thần thoại trang 298 đã cho rằng: “Thần thoại là thể loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian các dân tộc Đó là toàn

bộ những truyện hoang đường, tưởng tượng về các vị thần hoặc những

10

Trang 12

con người, những loài vật mang tính chất thần kỳ, siêu nhiên do con người thời nguyên thuỷ sáng tạo ra để phản ánh và lý giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật có linh hồn (hay thế giới quan thần linh) của họ Chẳng hạn thần thoại Việt (dân tộc Kinh) có những truyện như: Thần Trụ Trời, Rắn già rắn lột, Lúa thần, Chú Cuội cung trăng, Sơn Tinh – Thuỷ Tinh”…

Như vậy các tác giả của cuốn sách đã chỉ ra bản chất của thể loại thầnthoại Vậy quan niệm của người xưa về thế giới tự nhiên như thế nào? Đề tàinày sẽ làm rõ những điều còn băn khoăn đó

5.7 Năm 2005 trong cuốn Giáo trình văn học dân gian của trường Đại học sư

phạm Hà Nội các tác giả Phạm Thu Yến, Lê Trường Phát, Nguyễn Thị Bích

Hà khi bàn về thần thoại trang 19 có viết “Hình tượng thần trong thần thoại chính là sự sáng tạo nghệ thuật vô ý thức phản ánh một cách chân thực nhận thức thế giới của người xưa Thông qua hàng loạt những hình tượng thần, người ta có thể hiểu được quan niệm thực tế và quan niệm thẩm

mỹ của họ” Trang 33 tác giả khẳng định: “Trong những câu chuyện thần thoại, hình tượng thần là hình tượng trung tâm của sự sáng tạo nghệ thuật của thần thoại” Trang 35 tác giả nhấn mạnh: “Hình tượng thần trong thần thoại mang những nét nguyên sơ của sự sáng tạo nghệ thuật, nó vừa hồn nhiên mộc mạc, vừa kỳ lạ phóng khoáng Nó vẫn có thực nhưng vẫn đầy hấp dẫn bởi tính chất trẻ trung, mạnh mẽ của thời đại mà sức mạnh của con người chưa bị xiềng xích bởi trật tự xã hội Thần chính là những phác thảo đầu tiên

và vô cùng quý giá của những nhân vật văn học sau này”.

Tác giả đã viết rõ ràng về hình tượng thần Tuy nhiên tác giả mới chỉdừng lại ở việc liệt kê về ngoại hình, chức năng, hành trạng các thần mà chưaphân tích sâu sắc

12

Trang 13

Trên đây là những gợi ý quý báu để chúng tôi thực hiện và mở rộng đềtài này.

Trang 14

CHƯƠNG 1 GIỚI THUYẾT CHUNG1.1 KHÁI NIỆM VỀ THẦN THOẠI

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu bàn về khái niệm “thần thoại”

“Thần thoại hiểu một cách ngắn gọn theo nghĩa Hán Việt là những truyện kể về các thần” [Dẫn theo 13;17].

E.M Mêlêtinxki, nhà khoa học xã hội nhân văn nổi tiếng Xô Viết cho

rằng: “Từ “thần thoại” có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, nghĩa đen là truyền thuyết, truyền thoại, thường người ta hiểu đó là những truyện về các vị thần, các nhân vật được sùng bái hoặc có quan hệ nguồn gốc với các vị thần, về các thế hệ xuất hiện trong thời gian ban đầu, tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào việc tạo lập thế giới cũng như vào việc tạo lập nên những nhân tố của nó – thiên nhiên và văn hoá” [2;74].

Đây là một định nghĩa khá hoàn chỉnh về thần thoại Tuy nhiên còn rấtnhiều định nghĩa khác

Các Mác, nhà bác học, nhà cách mạng vĩ đại của giai cấp vô sản thế

giới cho rằng: “Thần thoại với tư cách là hình thức văn hoá tinh thần đầu tiên của loài người là tự nhiên và chính những hình thức xã hội đã được tái tạo lại bằng những hình tượng nghệ thuật vô ý thức bởi trí tưởng tượng dân gian”

[5;74]

Trong sách Từ điển văn học danh từ thần thoại được xác định:

“Truyện kể dân gian về các vị thần, phản ánh những khát vọng của con người thời cổ trong đấu tranh chinh phục thiên nhiên – Truyện thần thoại “Sơn Tinh – Thuỷ Tinh” Nhân vật thần thoại” [4;893].

Tác giả Đinh Gia Khánh thì cho rằng thần thoại là những tác phẩm văn

học xuất hiện sớm nhất Ở nước ta, “Thần thoại đã nảy sinh từ cuộc sống của người nguyên thuỷ và phát triển theo yêu cầu của xã hội Lạc Việt” [5;274].

Trang 15

Tác giả Trần Gia Linh thì định nghĩa: “ Thần thoại là những truyện cổ

có yếu tố hoang đường về các vị thần hoặc những con người, con vật mang tính thần kỳ, sản phẩm của trí tưởng tượng hồn nhiên, bay bổng của người viễn cổ sáng tạo ra để giải thích thế giới tự nhiên và đời sống xã hội” [7;4].

Cũng trong cuốn sách này, Trần Gia Linh nói về khái niệm thể loại thần

thoại như sau: “Trong thời bình minh của lịch sử nhân loại, trình độ sản xuất

và sự hiểu biết các hiện tượng tự nhiên của con người còn rất thấp Sông dài, núi cao, mưa to, gió lớn đối với người xưa là những điều bí mật vô cùng Khi thì những hiện tượng đó tạo thành những điều kiện thuận lợi cho sản xuất Khi thì lại trở thành những khó khăn, nguy hiểm đe doạ cuộc sống, gây cho con người cái cảm giác “Sợ hãi, ngạc nhiên, kính phục”, buộc họ phải tìm hiểu và giải thích Trí tưởng tượng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thần thoại” [7;4,5].

Trong sách Về văn học nghệ thuật Mác viết: “Bất cứ truyện thần thoại

nào cũng dùng tưởng tượng, mượn tưởng tượng để chinh phục, chi phối tự nhiên, đem tự nhiên mà hình tượng hoá” [10;100].

Trước khi bước vào thời kỳ có giai cấp, dân tộc nào cũng sáng tạo thần

thoại Đó là một loại truyện cổ dân gian đặc biệt góp phần “tổ chức kinh nghiệm, thể hiện những ý kiến và hình tượng, để kính thích năng lực của tập thể cần lao” (Gorky) trong thời đại nguyên thuỷ.

Tuy vậy, sự nẩy sinh và bảo tồn truyện thần thoại của các dân tộckhông giống nhau Ấn Độ thường được coi là xứ sở của thần thoại Tập thần

ca Rig Veda và kho thần tích Purana cùng hai tập sử thi Ramayana vàMahabrahata đã bảo lưu di sản thần thoại nổi tiếng gợi lại tuổi thơ ấu củanhiều dân tộc gắn bó với nhau trên một lục địa khá rộng của Hằng Hà và Hy

Mã Lạp sơn Ở châu Âu thần thoại Hy Lạp được bảo tồn trong những thiên sử

Trang 16

thi nổi tiếng Iliát và Ô đi xê Thần thoại Hy Lạp “không những là cái nôi phát sinh mà còn là mảnh đất nuôi dưỡng nghệ thuật Hy Lạp”.

Ở Việt Nam, thần thoại truyền lại ngày nay còn ở tình trạng tản mạn.Nước ta khi đang ở thời kỳ tan rã của chế độ cộng sản nguyên thuỷ thì liêntiếp bị nạn ngoại xâm ở phương Bắc tràn xuống Chính quyền xâm lược nhàHán đã ra công tàn phá tất cả, những gì không phù hợp với mục đích đồnghoá của chúng Thần thoại Việt Nam được giữ gìn chu đáo Các nhà Nho

phong kiến Việt Nam chịu ảnh hưởng ngoại lai, quan niệm “vua cai quản cả bách thần” đã làm khái niệm “thần” rất phức tạp Chữ viết của ta lại có

muộn, các nhà sưu tầm thần thoại Việt Nam chú trọng đến các nhân vật

“thần” có tên trong lịch sử nhiều hơn và cố uốn nắn những chỗ thần kỳ trong

thần thoại theo nhân tích, do vậy thần thoại Việt Nam biến tướng khá nhiều

Theo cách hiểu thông thường của người Việt Nam hiện nay “thần” phức tạp

về tính chất và mà lại phong phú về số lượng Thần thời nguyên thuỷ, thầnthời phong kiến, thần cõi người, thần cõi âm ty lẫn lộn…rất khó phân biệt

Sự thật người Việt trong thời kỳ đầu của chế độ cộng sản nguyên thuỷ

vì sống phiêu bạt, vô định nên chưa nhận được cái “chết”, chưa có quan niệm

linh hồn sau khi chết Trong đầu óc người Việt viễn cổ người và vật lẫn lộn

Về sau trong xã hội thị tộc cuộc sống định cư giúp cho con người nhận thức

được sự chết và từ đó nẩy sinh quan niệm “linh hồn” tư tưởng vạn vật có linh

hồn biến hoá thành đa thần luận

Các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi thì định nghĩa:

“thần thoại là thể loại ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử truyện kể dân gian các dân tộc Đó là toàn bộ những truyện hoang đường, tưởng tượng

về các vị thần hoặc những con người, những loài vật mang tính chất thần kỳ, siêu nhiên do con người thời nguyên thuỷ sáng tạo ra để phản ánh và lý giải các hiện tượng trong thế giới tự nhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật có

Trang 17

linh hồn (hay thế giới quan thần linh) của họ Chẳng hạn thần thoại Việt (dân tộc Kinh) có những truyện như: “Thần trụ trời”, “Rắn già rắn lột”, “Lúa thần”, “Chú Cuội cung trăng”, “Sơn Tinh – Thuỷ Tinh”…[3;298].

Như vậy chúng ta thấy có rất nhiều cách định nghĩa về thần thoại Mỗiđịnh nghĩa được nêu ra là một cách nhìn về thể loại này

1.2 ĐIỀU KIỆN NẢY SINH:

Các Mác đã từng phát biểu rằng: “Thần thoại với tư cách là hình thức văn hoá tinh thần đầu tiên của loài người là tự nhiên và chính những hình thức xã hội đã được tái tạo lại bằng những hình tượng nghệ thuật vô ý thức bởi trí tưởng tượng dân gian”.

Như vậy đại bộ phận thần thoại đều đề cập đến việc giải thích nhữnghiện tượng tự nhiên có liên quan đến sản xuất nông nghiệp như mưa, gió,nước lũ…Ở thời kỳ đồ đá mới trở về trước chúng ta chưa thấy dấu vết gìchứng tỏ lúc này đã có nghề nông nghiệp nguyên thuỷ ra đời Cho nên có thểkết luận rằng thần thoại chưa thể là sản phẩm tinh thần của giai đoạn lịch sửnày Muốn có điều đó phải đợi đến thời đại sau này khi thực tiễn xã hội đòihỏi phải giải thích tự nhiên để tiến hành sản xuất, đặc biệt là sản xuất nôngnghiệp; đòi hỏi phải tìm hiểu xã hội và giải thích địa vị, tác dụng của các tậpđoàn xã hội trong sản xuất, cũng như khi năng lực trừu tượng hoá, khái quáthoá của tư duy con người đã đạt đến mức có thể tạo ra được những cốt truyện

để thuyết minh, những tình tiết mạch lạc, có hệ thống: Thời đại đồ đồng Vềthời đại đồ đồng, hiện nay chúng ta tìm thấy được rất nhiều di tích lưỡi giáo,mác, lưỡi cuốc, lưỡi cày bằng đồng tìm thấy ở Bắc Ninh, Hà Nam, ThanhHoá, trống đồng ở Đông Sơn (Thanh Hoá), bốn mũi tên đồng ở làng ChinhGiáp - Đông Sơn và đặc biệt là hơn 10.000 mũi tên đồng ở thành Cổ Loa(thuộc Đông Anh – Hà Nội) tìm thấy ngày 17/7/1959…Lẫn với những đồ

Trang 18

bằng đồng, người ta còn đào được ở Đông Sơn một mũi giáo bằng đồng và sắttiếp hợp và các vật khác bằng sắt.

Sự xuất hiện của công cụ bằng đồng đã đánh dấu bước phát triển mới,

to lớn, có ý nghĩa cách mạng trong việc tác động vào tự nhiên của con người

Thật vậy, muốn có những công cụ bằng đồng như lưỡi giáo, mác, cày,rìu…người Việt cổ đã phải giải quyết nhiều vấn đề kỹ thuật mà trước đây đốivới họ hoàn toàn xa lạ, đòi hỏi họ phải có sự tích luỹ khá phong phú về trithức Ví dụ muốn đúc được những công cụ trên, tổ tiên chúng ta tất phải biếtcách nấu quặng đồng trong những lò luyện kim nguyên thuỷ, phải biết cáchpha chì với đồng theo một tỷ lệ nhất định để tạo thành một hợp kim mới:đồng thau Có được đồng và đúc nó thành những công cụ sản xuất, người Việt

Cổ đại đã phải giải quyết nhiều khó khăn cũng như đã có nhiều cống hiếnsáng tạo cho nền văn hóa chung Đó là chưa kể con người lúc đó còn phải giảiquyết hàng loạt những vấn đề liên quan đến việc tìm kiếm và khai thác quặngchì, đồng; vấn đề đắp lò, đóng khuôn…cho nên dù trình độ kỹ thuật đúc đồnglúc đó còn thô sơ thế nào chăng nữa, chúng ta vẫn thấy rõ ràng với sự xuấthiện của công cụ bằng đồng và kỹ thuật đúc đồng, sức sản xuất của xã hội đã

có những tiến bộ vượt bậc

Nếu như trong những giai đoạn trước người ta mới biết cải biến nhữngvật sẵn có trong tự nhiên như cành cây, hòn đá để làm công cụ hoặc cùng lắmmới biết nặn đồ gốm, thì bây giờ con người đã tổng hợp được tri thức, sángkiến của mình và vận dụng nó để chế tạo ra những công cụ tinh vi, phức tạpnhư lưỡi mác, mũi tên, trống đồng…mà trước đó con người chưa bao giờ làmđược Đối với nền sản xuất của xã hội thì tác dụng của những công cụ laođộng bằng đồng này nhất định có ý nghĩa lớn hơn, trực tiếp hơn, hiệu quả hơnnhiều so với rìu đá, búa đá Còn về đồ gốm thì tuy là một bước tiến quan

Trang 19

trọng nhưng vẫn chỉ có tác dụng hạn chế trong phạm vi sinh hoạt của conngười hơn là có tác dụng trực tiếp đối với sản xuất.

Công cụ sản xuất mới xuất hiện đã thúc đẩy sự phát triển về mọi mặtcủa xã hội

Người Việt cổ biết đánh cá từ thời đại đồ đá mới nhưng chắc chắn rằngnghề đánh cá lúc này chưa được phát triển phải đến giai đoạn đồ đồng, nó mới

có những bước tiến quan trọng Người ta tìm thấy rất nhiều chì lưới bằng đấtnung ở Đông Sơn và những lưỡi câu đúc bằng đồng nữa Chắc rằng tổ tiênchúng ta ở giai đoạn này không chỉ đánh cá trên sông, hồ, đầm, ao mà còntiến hành đánh cá ở miền ven biển nữa Chứng cớ là trên trống đồng đã pháthiện được, ta còn thấy khắc những hình thuyền đi bể vừa to vừa chắc chắn

Việc săn bắn của người Việt cổ ở giai đoạn đồ đồng so với trước cũng

đã phát triển nhiều Nếu như trước đây người ta chỉ biết săn bắn bằng nhữngmũi lao mài bằng đá, bằng xương thì bây giờ người ta đã có những mũi giáo,mác tên… bằng đồng Sự xuất hiện công cụ bằng đồng không chỉ có tác dụngthúc đẩy nghề đánh cá và săn bắn phát triển mà tác dụng chủ yếu là làm xuấthiện một ngành sản xuất mới: nghề nông nguyên thuỷ

Nghề săn bắn và đánh cá phát triển mà nhất là nông nghiệp nguyênthuỷ ra đời đem lại cho con người nguồn lương thực dồi dào hơn Do lươngthực dồi dào nên có lúc thú vật săn bắn được đem về ăn không hết phải nhốtlại đến hôm sau Dần dần người ta có ý niệm nuôi gia súc làm lương thực dựtrữ Người ta ước đoán xã hội có những người chuyên làm những công cụbằng đồng như giáo, mác, tên, lưỡi cuốc, lưỡi cày, trống đồng…chắc rằng thủcông nghiệp đã trở thành một ngành sản xuất độc lập Như thế tức là công cụbằng đồng xuất hiện đã đẩy mạnh nền sản xuất xã hội đồng thời cũng đã mởrộng rất nhiều phạm vi tác động vào tự nhiên của con người Mà địa bàn hoạtđộng càng được mở rộng thì lại đòi hỏi con người càng phải giải quyết nhiều

Trang 20

khó khăn, càng buộc con người phải tiến lên một bước tìm hiểu và giải thích

tự nhiên Trong quá trình phát triển của xã hội lại đẻ ra những mâu thuẫn:Làm thế nào để có được những mủng, những thuyền để ra khơi đánh cá? Làmthế nào để có được lưới, làm thế nào lợi dụng được sức gió để thuyền khỏiphải chèo, dựa vào đâu để biết được lúc nào có gió to, bão lớn để hoãn buổi rakhơi?…

Về săn bắn và chăn nuôi cũng vậy Khi thú vật săn được không ăn hếtphải để dành đến hôm sau, nghề chăn nuôi nguyên thuỷ ra đời thì đồng thờicũng xuất hiện những mâu thuẫn mới trong lĩnh vực này Làm thế nào đểthuần dưỡng động vật? Chăm nom thế nào để chúng được sinh sôi nảy nở?Khi chúng mắc bệnh phải tìm lá gì để trị? Chăn dắt thế nào để chúng khôngthất lạc? Con người tiến dần từ nông nghiệp nương rẫy đến nông nghiệp đồngbằng Trong quá trình đó con người phải đấu tranh với tự nhiên Chính vì phải

va chạm, tác động vào tự nhiên trong sản xuất nên họ thấy bức thiết phải quansát, tìm hiểu, giải thích tự nhiên phù hợp với nhận thức lúc đó của mình

Khi canh tác nông nghiệp con người phải trả lời các câu hỏi: Tại sao lại

có mưa, gió, sấm sét? Tại sao khi thì nắng gay gắt làm cho cây cối khô cằn,khi lại mưa tràn trề gây nên ngập lụt, làm khó khăn cho việc canh tác của conngười? Hiện tượng nước sông, nước biển dâng lên rút xuống là tại đâu?…

Như chúng ta biết, sức sản xuất trong: nông nghiệp, chăn nuôi, thủcông nghiệp…ở thời đại đồ đồng rất phát triển Quan hệ xã hội của con ngườingày càng được mở rộng hơn Sức sản xuất phát triển đã khiến lao động củacon người có khả năng sản xuất được nhiều hơn số lương thực tối thiểu mà họcần thiết để sinh sống Do đó xã hội đã có sản phẩm dư thừa và chế độ tư hữunguyên thuỷ ra đời

Thực tiễn xã hội đó đã đặt trước con người lúc này phải trả lời câu hỏi:

Vì sao những người phải lao động nặng nhọc, phải hy sinh trong chiến tranh

Trang 21

lại sống một cuộc đời hết sức thiếu thốn, khổ sở trong khi những kẻ khôngphải lao động cũng không phải hy sinh trong chiến tranh lại được sống sungsướng, no ấm.

Nhưng lúc này trình độ tri thức của con người đã tương đối phát triển,trình độ phân tích và tổng hợp, trừu tượng và khái quát đã đạt đến mức độ cóthể giải thích thế giới hoặc bước đầu nhận biết để cải tạo thế giới mặc dầurằng nó hãy còn rất sơ khai Tất cả những yêu cầu đấu tranh sản xuất và đấutranh xã hội trên là cơ sở đồng thời là điều kiện quyết định sự ra đời và pháttriển của thần thoại và cũng chính vào lúc mà xã hội tiến đến giai đoạn đồđồng là lúc tổ tiên chúng ta có đầy đủ điều kiện chủ quan và khách quan đểsáng tác thần thoại

Thần thoại là sản phẩm tất yếu của giai đoạn xã hội cộng sản nguyênthuỷ đang chuyển sang chế độ nô lệ Tóm lại ta có thể kết luận rằng mặc dầucác truyện thần thoại đều bao trùm tính chất hoang đường, thần linh chủ nghĩanhưng sứ mạng chủ yếu của nó vẫn là phục vụ cho sản xuất, cho cuộc đấutranh chống áp bức, chống ngoại xâm Ra đời do những nhu cầu lịch sử vàtrên cơ sở một điều kiện nhất định của trình độ sản xuất, thần thoại Việt Namthể hiện lòng ước muốn và cố gắng tìm hiểu vũ trụ, thế giới để vươn lên tronglao động, và đấu tranh của tổ tiên người Việt Nam chúng ta

Như vậy có thể nói, thần thoại hình thành từ ba nguồn chủ yếu Một là,

từ mối mâu thuẫn lớn giữa khát vọng giải thích các hiện tượng tự nhiên vớihiểu biết thấp kém về giới tự nhiên của người xưa Hai là, từ khát vọng vươnlên chiếm lĩnh, ngự trị thế giới tự nhiên, chinh phục sức tự nhiên của conngười Ba là, từ khát vọng giải thích các mối quan hệ mới nảy sinh và ngàycàng đa dạng giữa con người với chính mình, với người khác, giữa cộng đồngnày với cộng đồng khác

1.3 PHÂN LOẠI

20

Trang 22

Theo tác giả Đỗ Bình Trị: "Thần thoại có thể chia thành hai nhóm: 1/ Thần thoại suy nguyên và 2/ Thần thoại sáng tạo.

Thần thoại suy nguyên là những thần thoại giải thích nguồn gốc của một số sự vật, hiện tượng tự nhiên và xã hội mà con người thời cổ nói chung

và cộng đồng tộc người chủ nhân của mỗi “hệ” thần thoại nói riêng cho là có quan hệ đến sự sống còn của họ Chẳng hạn ở thần thoại suy nguyên của người Việt, đó là những truyện kể về nguồn gốc của trời đất, núi sông, của loài người và vạn vật, của cộng đồng mình và các tộc anh em, và những truyện kể về nguồn gốc của những hiện tượng, những lực lượng tự nhiên như mưa gió, sấm sét, hạn lụt Những truyện đưa vào sách giáo khoa (Thần Trụ Trời, Đi san mặt đất, Cóc kiện trời, Kinh và Bana là anh em) đều là thần thoại suy nguyên.

Thần thoại sáng tạo là những thần thoại giải thích nguồn gốc của những sự vật, hiện tượng tạo thành “thiên nhiên thứ hai” của con người (chữ dùng của M.Gorki), tức là nền văn hoá” [11;67].

Thần thoại suy nguyên được sáng tác để giải thích tự nhiên Thần thoạisáng tạo (thần thoại lịch sử) ra đời muộn hơn và thể hiện khát vọng của conngười

Nhân vật trung tâm trong thần thoại suy nguyên là hình tượng các vịthần Thần trong thần thoại được chế tác theo hình dạng con người và cuộcsống của con người

Mục đích chính của thần thoại suy nguyên là để nhằm giải thích tựnhiên Hay nói khác đi, chức năng của thần thoại là nhận thức tự nhiên, trả lời

các câu hỏi: Tại sao? Như thế nào? Ví dụ: Tại sao có sấm chớp (truyện Thần Sét), tại sao có nước thuỷ triều lên xuống (truyện Thần Biển), trời đất đã phân chia như thế nào (truyện Thần Trụ Trời), con người đã sinh ra như thế nào (truyện mười hai Bà Mụ).

22

Trang 23

CHƯƠNG 2: THẦN – NHÂN VẬT TRUNG TÂM TRONG THẦN THOẠI SUY NGUYÊN

Có thể nói thần thoại là một phương thức nhận thức thực tại khách quanđặc biệt, nó tương đương với nhiều phương thức nhận thức khác như phươngthức tôn giáo, phương thức nghệ thuật, phương thức triết học, phương thứckhoa học Những vấn đề mà thần thoại quan tâm, suy cho cùng cũng chính lànhững vấn đề mà các hình thái ý thức tinh thần khác tìm cách lý giải Đó là

sự tồn tại của thế giới vật chất, thế giới tinh thần, sự tồn tại của vũ trụ và nhânloại, của tự nhiên và xã hội, các mối quan hệ giữa ý thức và vật chất Trongtính nguyên hợp điển hình của mình, thần thoại luôn luôn là kho tàng tri thứcchung của người nguyên thuỷ Nếu như người nguyên thuỷ có sự bình đẳngđơn giản về kinh tế thì đồng thời họ cũng có sự bình đẳng trong nhận thức:các thành viên của cộng đồng tộc người bình đẳng trước thánh thần chung của

họ và họ được trang bị những vốn tín ngưỡng như nhau Nội dung thần thoạichính là những tri thức chung đó

Để nhận thức thế giới, người nghệ sĩ dân gian đã sáng tạo ra một loạthình tượng các thần Trong giới hạn của đề tài chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểumột số đặc điểm của thần – nhân vật trung tâm trong thần thoại suy nguyên

2.1 KHÁI NIỆM “THẦN”

“Trong thần thoại, thế giới là thế giới các thần, “nhân vật” trong đó

là các vị “thần”, con người chưa có vai trò gì Đến sử thi, lần đầu tiên, con người mới thực sự xuất hiện và là nhân vật trung tâm, tuy thế giới các “thần” vẫn ngự trị Các vị thần trong thần thoại là sản phẩm của quan niệm vạn vật đều có linh hồn, quan niệm “thần” và người đồng hình, đồng tính của tư duy vốn mang những nét đặc thù của người thời cổ Ở đây từ “thần” phải được đặt trong dấu ngoặc kép, vì hai lẽ: 1/để tránh lẫn lộn với những khái niệm thần, thánh, Ngọc Hoàng của các tôn giáo đời sau và 2/ để có một tên gọi

Trang 24

chung cho cả “họ nhà thần” (chữ dùng của Nguyễn Đổng Chi) mà tên gọi cụ thể ở các văn bản thần thoại hết sức linh tinh tuỳ theo cách gọi của các đời sau, các địa phương, các dân tộc và các nhà biên soạn (như ông, bà, thánh thần, tinh ) Như vậy cần hiểu khái niệm “thần” trong thần thoại trên cơ sở quan niệm vạn vật hữu linh của người thời cổ và tránh những suy diễn đơn thuần dựa vào các tên gọi trong văn bản.’’ [11;72].

2.2 CƠ SỞ HÌNH THÀNH HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT THẦN TRONG THẦN THOẠI

2.2.1 Xuất phát từ sự tôn sùng tự nhiên của dân gian.

Thần thoại ra đời trong xã hội nguyên thuỷ Để duy trì cuộc sống ngườinguyên thuỷ phải lao động sản xuất để tồn tại Nhưng những hiện tượng liênquan đến đời sống lại nằm ngoài tầm hiểu biết của họ Trình độ của loài ngườichưa cho phép họ hiểu được các hiện tượng ấy trong khi nhu cầu của cuộcsống lại buộc phải giải thích chúng Cho nên họ đã có những nhận thức sailệch, những quan niệm huyễn hoặc về thế giới Khi nói về cái ngu muội,

Ăngghen giải thích: “cơ sở của mọi sự nhận định sai lầm ấy về giới tự nhiên,

về sự cải tạo ra bản thân con người, về quỷ thần, về những thế lực mầu nhiệm thường thường chỉ là một yếu tố kinh tế tiêu cực mà thôi tức là trình

độ kinh tế thấp kém của thời kỳ tiền sử thì đẻ ra những nhận định sai lầm về

tự nhiên ” [8;52].

Trong xã hội nguyên thuỷ các lực lượng tự nhiên mà con người chiphối được thì ít, các lực lượng tự nhiên đe doạ con người thì nhiều Từ chỗ sợhãi các lực lượng tự nhiên luôn luôn đe doạ mình vì không đủ cơ sở khoa học

để giải thích chúng cho nên con người đi đến chỗ sùng bái những lực lượng

ấy Những vị thần trong thần thoại phần lớn là những lực lượng tự nhiên màngười ta chưa chế ngự được Thần Mặt trời, Mặt trăng, thần Mưa, thần Gió,thần Biển được miêu tả khác nhau

Trang 25

Người nguyên thuỷ có một quan niệm hỗn hợp về thế giới, họ đem bảnthân mình với các sự vật, các lực lượng trong giới tự nhiên hợp thành một Họđem sức sống, ý nghĩ, cảm xúc của mình gán cho giới tự nhiên, từ các loàichim, loài thú, cho đến các vật vô tri vô giác Tôtem giáo – một trong nhữnghình thức tôn giáo sớm nhất ra đời từ đó.

Những lực lượng thiên nhiên mà người ta không hiểu được, không chiphối được đều có thể là thần, nghĩa là có sức mạnh vượt ra ngoài khuôn khổbình thường, ra ngoài sự tưởng tượng của con người Thần có thể thiện, có thể

ác, có khi dịu hiền nhưng thường thì uy nghiêm và lắm khi lại giận dữ thậmchí thích trả thù Con người ta không thể lường trước được công việc củathần, càng không thể chống lại thần mà chỉ còn cách quy phục, sùng bái các

thần Vì thế Mác đã gắn thần thoại với thời kỳ “ thơ ấu ” của loài người, coi

đó là “nghệ thuật vô ý thức” của con người thời nguyên thuỷ và nhận định:

“thần thoại nào cũng chinh phục, chi phối và nhào nặn những sức mạnh tự nhiên ở trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng” [8;100].

Người nguyên thủy không thấy được rằng nguyên nhân của hiện tượngthuỷ triều là do ảnh hưởng sức hút của mặt trăng, nguyên nhân gây ra sấm sét

là do hai luồng điện trong không gian gặp nhau gây thành tiếng nổ mà chỉthấy sét có sức mạnh ghê gớm như có thể đánh chết người, làm cháy nhà, đổcây Và thế là các thần Biển, thần Sét đã được ra đời trong sự sợ hãi, ngưỡng

mộ sức mạnh tự nhiên của người xưa

Không giải thích nổi hiện tượng rét tháng ba người nguyên thuỷ gánnguyên nhân của hiện tượng trên cho một lực lượng siêu nhiên, cho Ngọc

Hoàng: “thương con, Ngọc Hoàng cho làm rét lại mấy hôm” (Nàng Bân).

Trong khi đó thực chất của hiện tượng này như sau: “Miền Bắc cực lạnh giá,

là những biển băng rộng mênh mông Băng đóng suốt mùa đông dày hàng chục thước Vào khoảng cuối mùa đông đầu mùa xuân, lúc mặt trời xuất hiện

Trang 26

ở chân trời, những tia nắng ấm của mặt trời toả xuống quả đất, xuống Bắc cực, làm băng tan dần Băng tan cần phải có nhiều nhiệt lượng Cũng như khi ta cầm một cục nước đá đang chảy thì thấy tay lạnh buốt Nước đá chảy

đã hút nhiệt lượng ở bên ngoài, trong đó có nhiệt lượng toả ra ở tay chúng

ta Băng ở Bắc cực tan đã hút nhiệt lượng ở xung quanh và làm cho không khí trở nên rét lạnh Cho nên những ngày băng tan là những ngày lạnh nhất Hơi lạnh tràn về phía Nam gây ra những trận rét vào khoảng tháng ba âm lịch” [6;28] Đó là cơ sở khoa học của hiện tượng rét tháng ba mà dân gian

vẫn gọi là rét nàng Bân

Để tạo điều kiện cho sản xuất và khắc phục những khó khăn do tựnhiên gây ra, tổ tiên chúng ta hiểu rõ tính chất của mưa: Mưa thì tốt nhưngkhông đều lại gây ra hạn hán hay úng lụt Nhưng họ lại không giải thích đượcrằng mưa là do nước ở hồ, ao, sông, biển bốc hơi lên cao gặp lạnh đọng lại,khi nặng rơi xuống thành mưa Họ cho rằng mưa không phải là do trời,

không phải là “nước mắt của ả Chức chàng Ngưu” mà chính là nước đi từ

sông biển rồi lại trở về sông biển “thần mưa thường xuống hạ giới hút nước

sông nước biển rồi lại trở về sông biển" (truyện Thần Mưa).

Có thể lúc này người ta đã quan sát thấy những trận lốc cuốn mây lạithành một cột lớn hút nước ở một khúc sông nào đấy lên trời và họ đã hìnhdung ra đó chính là thần Mưa, xuống hút nước và thần có hình rồng Songthực ra cơn lốc có thể cuốn cả những thứ khác như nhà cửa, cây cối Tínhchất đó của hiện tượng này đã được người nguyên thuỷ giải thích như sau:

“ thần Mưa có nhiều lúc nhầm lẫn sông biển không hút lại nhè đồng ruộnghoặc nhà cửa mà hút làm hư hỏng rất nhiều của thiên hạ” (truyện Thần Mưa).

Người xưa chưa thấy được mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng: Họchưa thấy được giữa con người và động vật có một mối liên hệ, sự vật hoànthiện do sự phát triển bên trong loài vật chứ không phải do thiên thần xuống

Ngày đăng: 06/01/2018, 09:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w