1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Chương trình tổ chức quản lý thi trắc nghiệm

89 360 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 89
Dung lượng 2,22 MB

Nội dung

Vì vậy, em hy vọng nhận được những góp ý, giúp đỡ của thầy cô,anh chị và các bạn để hệ thống thi trắc nghiệm khách quan dần được hoànthiện và có thể được đưa vào áp dụng trong thực tiễn.

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Sau một thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp, đến nay công việcliên quan đến khóa luận đã được hoàn tất Trong suốt thời gian thực hiện khóaluận em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ Ở phần đầu của khóa luận nàycho phép em gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến những người đã giúp

đỡ em

Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô khoaCông nghệ Thông tin trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình giảngdạy, truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm quý báu và đã khích lệ cho emtrong suốt quá trình học tập tại khoa

Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy Trịnh Đình Vinh, người đã tậntình hướng dẫn, động viên, và giúp đỡ em trong suốt thời gian qua, cho em sựbình tĩnh và tự tin, giúp em rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quý báu mỗi khi

em vấp phải những khó khăn Em khó có thể hoàn thành được đề tài này nếukhông nhờ sự tận tình chỉ bảo của thầy

Và em xin chân thành cảm ơn đến tất cả anh, chị, bạn bè đã và đangđộng viên, chia sẻ, giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập cũng như thựchiện khóa luận này

Cuối cùng là lời cảm ơn đặc biệt gửi đến gia đình của em, những người

đã tiếp thêm cho em sức mạnh, luôn luôn che chở, yêu thương, bên cạnh emmỗi khi em gặp khó khăn

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2012

Vũ Trà Giang

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Đề tài khóa luận “ Chương trình tổ chức quản lý thi trắc nghiệm ” sau

một thời gian nghiên cứu đã được hoàn thành và thu được một số kết quả nhấtđịnh Vì vậy, em xin cam đoan:

sao chép dưới bất kì hình thức nào, và khoá luận được thực hiệndưới sự hướng dẫn và chỉ bảo tận tình của thầy giáo Trịnh ĐìnhVinh

với kết quả của những tác giả khác

Nếu sai, em xin chịu toàn bộ trách nhiệm

Hà Nội, tháng 5 năm 2012

Người cam đoan

Vũ Trà Giang

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Lời

nói đầu 1

Bố cục khóa luận 3

C hương 1: Mở đầu 4

1.1 Yêu cầu thực tế và lý do chọn đề tài 4

1.2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5

1.2.1 Mục đích 5 1.2.2.Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống 5

1.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài 6

1.4 Giới thiệu quy trình làm việc của chương trình 6

1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 8

Chương 2: Cơ sở lí thuyết chung 9

2.1 Giới thiệu về ngôn ngữ lập trình Visual Basic.NET 9

2.1.1 Tổng quan về ngôn ngữ 9

2.1.2 Cấu trúc của một ứng dụng 10

2.1.3 Chúng ta có thể làm gì với VB.NET 11

2.1.4 Tóm tắt ngôn ngữ VB.NET 12

2.1.5 Đối tượng không thể thiếu trong ứng dụng CSDL ADO.NET 21

2.1.6 Thiết kế giao diện 23

2.2 Giới thiệu về Microsoft Access 29

2.2.1 Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access 29

2.2.2 Một số khái niệm 29

2.2.3 Các m ối quan hệ 30

Trang 4

2.3 Tổng quan về trắc nghiệm 31

Chương 3: Phân tích và thiết kế hệ thống 33

3.1 Khảo sát hiện trạng hệ thống 33

3.1.1 Khảo sát hệ thống thi trắc nghiệm kiểu cũ 33

3.1.2 Yêu cầu hệ thống 36

3.2 Sơ đồ phân cấp chức năng 40

3.3 Sơ đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh 45

3.4 Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 46

3.5 Sơ đồ luồng dữ liệu mức dưới đỉnh 49

3.5.1 Chức năng đăng nhập hệ thống 49

3.5.2 Chức năng sinh viên thi 50

3.5.3 Chức năng quản lý tài khoản 51

3.5.4 Chức năng quản lý câu hỏi 52

3.5.5 Chức năng quản lý lớp học 53

3.5.6 Chức năng quản lý thi, điểm 54

3.6 Thiết kế chương trình 55

3.6.1 Mô hình thực thể liên kết 55

3.6.2 Thiết kế cơ sở dữ liệu 58

3.7 Thiết kế giao diện 61

Chương 4 Kết quả thực hiện chương trình 62

4.1 Giới thiệu chương trình 62

4.2 Giới thiệu một số chức năng quản lý của hệ thống chương trình 62

4.2.1 Form load, form mở đầu 62

4.2.2 Form đăng nhập hệ thống 64

4.2.3 Form quản lý câu hỏi 67

4.2.4 Form quản lý tạo bộ đề 68

4.2.5 Form quản lý tài khoản 69

4.2.6 Form quản lý thi, in đề thi – đáp án 70

4.2.7 Form quản lý lớp học 74

Trang 5

4.2.8 For m quản lý điểm 74

4.2.9 Form thi 76

Kết luận và hướng phát triển 77

Tài liệu tham khảo 79

Phụ lục 80

DANH MỤC HÌNH VẼ Trang Hình 1: Cách thức điều khiển ADO Data để kết nối ứng dụng với CSDL 23

Hình 2: Trang dự án 24

Hình 3: Cửa sổ thiết kế 25

Hình 4: Hộp công cụ 28

Hình 5: Sơ đồ phân cấp chức năng chương trình tổ chức thi trắc nghiệm 41

Hình 6: Sơ đồ phân cấp chức năng của quản lý câu hỏi 42

Hình 7: Sơ đồ phân cấp chức năng của quản lý bộ đề 43

Hình 8: Sơ đồ phân cấp chức năng của quản lý tài khoản 43

Hình 9: Sơ đồ phân cấp chức năng của quản lý thi 44

Hình 10: Sơ đồ phân cấp chức năng của quản lý lớp học 44

Hình 11: Sơ đồ phân cấp chức năng của quản lý điểm, kết quả 45

Hình 12 Sơ đồ luồng dữ liệu mức khung cảnh 46

Hình 13: Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 48

Hình 14: Sơ đồ mức đỉnh của chức năng đăng nhập 49

Hình 15: Sơ đồ mức đỉnh của chức năng sinh viên thi 50

Hình 16: Sơ đồ mức đỉnh của chức năng quản lý tài khoản 51

Hình 17: Sơ đồ mức đỉnh của chức năng quản lý câu hỏi, đề thi 52

Hình 18: Sơ đồ mức đỉnh của chức năng quản lý lớp học 53

Trang 6

Hình 19: Sơ đồ mức đỉnh của chức năng thi, điểm 54

Hình 20: Mô hình thực thể liên kết 57

Hình 21: Relationship thiết lập quan hệ giữa các bảng dữ liệu 60

Hình 22: Form load hệ thống 63

Hình 23: Form mở đầu của hệ thống 63

Hình 24: Sơ đồ mô tả thuật toán đăng nhập của hệ thống 64

Trang 7

Hình 25: Form đăng nhập giáo viên 65

Hình 26: Form đăng nhập sinh viên 66

Hình 27: Form quản lý câu hỏi 67

Hình 28: Form tạo đề thủ công 68

Hình 29: Form tạo đề tự động 69

Hình 30: Form quản lý tài khoản giáo viên 69

Hình 31: Form quản lý tài khoản sinh viên 70

Hình 32: Form quản lý thi 71

Hình 33: Danh sách sinh viên dự thi 72

Hình 34: Form in đề thi – đáp án 72

Hình 35: Đề thi 73

Hình 36: Đáp án 73

Hình 37: Form quản lý lớp học 74

Hình 38: Form quản lý điểm thi 75

Hình 39: In kết quả sinh viên thi theo ngày 75

Hình 40: Form thi 76

Trang 8

~ 1 ~

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay, chúng ta đang sống trong một thế giới có nền khoa học pháttriển rất hiện đại Thế kỷ 20 là thế kỷ của công nghệ thông tin nói chung vàcủa tin học nói riêng Đó là một trong những thành tựu vĩ đại nhất mà conngười đã đạt được trong thiên niên kỷ này Tin học giữ vai trò đặc biệt quantrọng trong các hoạt động của toàn nhân loại Nhân loại ứng dụng tin học vàophục vụ cho nghiên cứu khoa học, cho công nghệ sản xuất, phục vụ chongành quản lý kinh tế, sản xuất kinh doanh, du lịch, y tế tạo điều kiện cho nềnsản xuất xã hội ngày càng phát triển đồng thời giảm bớt đáng kể sức lao độngcủa con người, đưa mức sống con người ngày càng cao hơn

Ở Việt Nam, tin học cũng đang hoà nhập với thế giới để bắt kịp, sánhvai cùng với sự phát triển chung của các nước năm châu Máy vi tính đã vàđang dần dần được sử dụng rộng rãi ở hầu hết các lĩnh vực như kinh tế, vănhoá xã hội, giáo dục, y tế, quốc phòng Tin học đã giúp cho các nhà quản lýđiều hành công việc một cách có khoa học, chính xác, nhẹ nhàng, mang lạihiệu quả cao hơn so với trước khi chưa đưa máy tính vào Đặc biệt trong côngtác giáo dục, việc tin học hóa góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, mộttrong những ứng dụng quan trọng đó là ứng dụng tin học hóa trong thi trắcnghiệm để đảm bảo chất lượng, tính khách quan, chính xác và khoa học củamột kỳ thi được đặt lên hàng đầu

Sự kết hợp giữa phương pháp thi trắc nghiệm và tin học không nhữngđáp ứng được các yếu tố trên mà còn giúp tiết kiệm chi phí tổ chức, thời giancông sức của giáo viên đồng thời còn mang lại kết quả nhanh chóng và độchính xác cao

Với những suy nghĩ, lý do trên và được sự giúp đỡ, góp ý tận tình của

thầy Trịnh Đình Vinh em đã tìm hiểu và xây dựng “Chương trình tổ chức

Trang 9

quản lý thi trắc nghiệm”, với mong muốn đóng góp một phần kiến thức nhỏ

bé của mình vào công cuộc đổi mới của nền giáo dục nước nhà

Do trình độ còn hạn chế, nên chương trình không tránh khỏi nhữngthiếu sót Vì vậy, em hy vọng nhận được những góp ý, giúp đỡ của thầy cô,anh chị và các bạn để hệ thống thi trắc nghiệm khách quan dần được hoànthiện và có thể được đưa vào áp dụng trong thực tiễn

Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy

TS.Trịnh Đình Vinh – người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ

em trong thời gian qua để em có thể hoàn thành đề tài này

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 5 năm 2012

Sinh viên thực hiện

Vũ Trà Giang

Trang 10

BỐ CỤC CỦA KHÓA LUẬN

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

Mục lục

Danh mục hình vẽ

Lời nói đầu

Chương 1 Mở đầu: Trình bày nhu cầu thực tế, khách quan, lý do thực

hiện đề tài, các mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi ứng dụng và trình bày quy trìnhhoạt động của hệ thống

Chương 2: Cơ sở lý thuyết chung: Giới thiệu về ngôn ngữ Visual

Basic.Net và hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access

Chương 3: Phân tích và thiết kế hệ thống

Chương 4: Kết quả thực hiện chương trình

Kết luận và hướng phát triển

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

Trang 11

CHƯƠNG 1

MỞ ĐẦU

1.1 YÊU CẦU THỰC TẾ VÀ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Những năm gần đây sự phát triển của công nghệ thông tin đã và đang làmthay đổi toàn bộ thế giới Mọi ngành nghề, mọi lĩnh vực như kinh tế, khoahọc, công nghiệp đang dần dần được tin học hóa và làm cho công việc trở nên

dễ dàng, nhanh chóng và chính xác hơn Đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục

và đào tạo, tin học hóa đã góp phần nâng cao chất lượng dạy và học của giáoviên, sinh viên và học sinh Trong công tác giáo dục đào tạo luôn có nhữngbuổi thi để đánh giá chất lượng dạy và học để từ đó biết phát huy những điểmmạnh và khắc phục lỗi, cải tiến phương pháp dạy và học cho phù hợp Tuynhiên, muốn đánh giá được chính xác thì phải đo lường trước, không có số đothì không thể đưa ra những nhận xét hữu ích Từ trước đến nay, giáo dục đã

có những hình thức đo lường, đánh giá kết quả học tập của người học như vấnđáp, quan sát, viết Trong đó thì hình thức thi trắc nghiệm là một hình thức

đo lường có tính khách quan, tính chính xác cao và đang dần được áp dụngnhiều trong các kì thi vốn vẫn rất phức tạp trong việc ra đề, chấm thi Tuynhiên, để có thể áp dụng hình thức thi trắc nghiệm thì cần phải có một tập hợplớn các câu hỏi trắc nghiệm được gọi là ngân hàng câu hỏi, đáp án, bộ đề vàkèm theo đó là phương pháp quản lý hiệu quả các câu hỏi, quá trình tổ chứcthi và chấm thi Công việc này đòi hỏi phải tốn nhiều công sức và không đảmbảo sự chính xác cần thiết nếu thực hiện bằng thao tác thủ công Tuy nhiên,với sự giúp đỡ của máy tính các vấn đề đã nêu trên sẽ được giải quyết mộtcách nhanh chóng với độ chính xác cao và mang lại hiệu quả tốt nhất

Chính vì vậy, là một người sinh viên ngành Công nghệ thông tin em rất

mong muốn tìm hiểu và xây dựng “ Chương trình tổ chức quản lý thi trắc

Trang 12

nghiệm” để góp phần kiến thức và công sức bé nhỏ của mình vào công cuộc

đổi mới giáo dục, giải quyết được các vấn đề về chất lượng, nhân lực, thờigian và chi phí

1.2 MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

hệ thống quản lý thi trắc nghiệm với các chức năng như soạn thảo câu hỏi, tạo

và phát sinh các đề thi, đơn giản hoá các khâu thi và chấm thi

Khi chưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong thi trắc nghiệm thìcác công việc vẫn được làm thủ công như soạn câu hỏi, đề thi, lập hội đồngthi, lập danh sách sinh viên, danh sách giáo viên, danh sách lớp, dọc phách, tổchức chấm thi, in ấn, báo cáo kết quả cho sinh viên… Việc lưu trữ một sốlượng lớn các câu hỏi, đề thi, bài làm của sinh viên là rất cồng kềnh, không antoàn Lưu trữ ngân hàng câu hỏi, đề thi để phục vụ cho các lần thi sau làkhông khả quan do có thể bị mất, rách… Và hơn nữa trong công tác chấm thiđánh giá chất lượng của sinh viên không đảm bảo sự khách quan, công bằng

Do vậy, phần mềm sẽ giúp cho giáo viên tổ chức kỳ thi một cách nhanhchóng, hiệu quả, tiết kiệm và đặc biệt có tính khách quan cao trong đánh giákết quả thi của các sinh viên, đảm bảo sự công bằng chứ không phức tạp vàtốn kém như hệ thống thi thủ công kiểu cũ Và giúp cho sinh viên tham giacác kì thi một cách dễ dàng với giao diện thân thiện, dễ sử dụng

1.2.2 Nhiệm vụ, yêu cầu đối với hệ thống

- Hệ thống chương trình sau khi thiết kế phải có tính khả thi, cung cấpmột cách đầy đủ thông tin và giao diện thân thiện và dễ sử dụng

Trang 13

- Lưu trữ ngân hàng câu hỏi, đề thi

- Lưu trữ danh sách sinh viên, giáo viên

- Tự động hoá các công việc tạo đề, chấm thi và xử lý kết quả thi

- Có khả năng cập nhật, bổ sung, sửa đổi hoặc huỷ bỏ thông tin

- Lập các báo cáo, thống kê nhanh chóng, kịp thời, chính xác

- Giảm nhẹ được công việc của giáo viên, gây hứng thú cho sinh viên

và đảm bảo đầy đủ các yêu cầu cần có của thi trắc nghiệm

- Đóng vai trò tích cực nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục, đào tạotrong nhà trường

- Dễ phát triển: Khi cần có thể thay đổi một số chi tiết nào đó mà ít ảnhhưởng đến hệ thống

1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

“ Chương trình tổ chức quản lý thi trắc nghiệm” là phần mềm được xây

dựng theo hình thức thi trắc nghiệm trên máy tính cá nhân trong các kỳ thi cử

ở trường đại học

1.4 GIỚI THIỆU QUI TRÌNH LÀM VIỆC CỦA CHƯƠNG TRÌNH

“Chương trình tổ chức quản lý thi trắc nghiệm” được viết bằng ngôn ngữVisual Basic.Net và hệ quản trị cơ sở dữ liệu là Access

Chương trình được chia làm hai phân quyền như sau:

Đối với sinh viên:

do giáo viên cấp

Đối với giáo viên:

Trang 14

- Quản lý thông tin tài khoản: thêm, sửa, xoá thông tin sinh viên và giáoviên.

của sinh viên theo lớp, theo ngày thi…

Mô tả hoạt động của hệ thống:

Khi giáo viên hoặc sinh viên truy cập vào hệ thống, hệ thống sẽ kiểm traquyền sử dụng của người dùng, sau đó sẽ trao quyền và các tài nguyên của hệthống cho người đó

Giáo viên sau khi đã được kiểm tra quyền sử dụng có thể cập nhật ngânhàng câu hỏi, đề thi, xem, xoá, sửa hay bổ sung ngân hàng câu hỏi Các câuhỏi kiểm tra phải phù hợp với nội dung, yêu cầu theo đúng tiêu chuẩn quyđịnh của Bộ Giáo dục và giáo trình của nhà trường đề ra Việc soạn thảo câuhỏi và tạo bộ đề thi sẽ được tiến hành trước khi cho sinh viên vào thi, cáccông đoạn đó bao gồm:

+ Nhập nội dung câu hỏi

+ Nhập các phương án (có 4 phương án trong đó có một phương án đúng)+ Nhập đáp án đúng

+ Nhập số lượng câu trong đề và thời gian làm bài

+ Tạo bộ đề thi ngẫu nhiên

Sau khi dữ liệu được cập nhật đầy đủ thì giáo viên sẽ tổ chức thi chosinh viên.Công việc thi được tiến hành như sau :

Trang 15

Sau khi vào phòng thi, giáo viên có thể lựa chọn bộ đề thi cho sinhviên Sau đó, sinh viên đăng nhập vào hệ thống để làm bài thi, trong quá trìnhđiền thông tin máy sẽ kiểm tra tính hợp lệ thông tin của sinh viên đảm bảokhông có sinh viên nào được phép làm hai bài trong một lần thi

Sau khi đề được tạo, sinh viên bắt đầu làm bài kiểm tra Sinh viên trảlời các câu hỏi mà hệ thống đưa ra Với mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời,sinh viên sẽ chọn một phương án đúng trong 4 phương án Sinh viên có thểquan sát được toàn bộ các câu hỏi trong bộ đề của mình và có thể làm câu nàotrước cũng được Nếu làm xong sinh viên có thể CLICK kết thúc để máy ghikết quả, nếu quá thời gian quy định thì máy sẽ tự động tính điểm theo thangđiểm qui định và thoát khỏi chương trình Mọi truy nhập vào hoạt động làmbài ở thời điểm này đều bị ngăn cấm

Sau khi thi xong đợt thi giáo viên sẽ in kết quả ra giấy có thể xoá toàn

bộ kết quả thi để đảm bảo tính khách quan cho những lần thi sau

Nếu số máy tính không đủ cho sinh viên, hệ thống cho phép giáo viên

in đề thi ra giấy theo dạng trắc nghiệm cho sinh viên làm bài trên giấy

1.5 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIẾN CỦA ĐỀ TÀI

Phần mềm được xây dựng để đáp ứng yêu cầu cơ bản nhất của một kỳ thi

và làm giảm bớt phần nào khó khăn, phức tạp trong khâu tổ chức một kỳ thi.Phần mềm có thể áp dụng cho tất cả các môn thi, kì thi trong các trường trunghọc,phổ thông, đại học và cao đẳng

Trang 16

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHUNG

2.1 GIỚI THIỆU NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VISUAL BASIC.NET

(VB.NET)

2.1.1 Tổng quan về ngôn ngữ

Visual Basic.NET là con đường nhanh nhất và đơn giản nhất để tạonhững ứng dụng cho Microsoft Windows Bất kể bạn là một nhà chuyênnghiệp hay là người mới lập trình Windows thì Visual Basic.NET cung cấpcho bạn một tập hợp các công cụ hoàn chỉnh để nhanh chóng phát triển cácứng dụng Vậy Visual Basic.NET là gì?

Thành phần "Visual" nói đến phương thức dùng để tạo giao diện đồhoạ người sử dụng (GUI) Thay vì viết những dòng mã để mô tả sự xuất hiện

và vị trí những thành phần giao diện, ta chỉ cần thêm vào những đối tượng đãđịnh nghĩa trước ở vị trí nào đó trên màn hình

Thành phần "Basic" nói đến ngôn ngữ "BASIC" (Beginners AllPurpose Symbolic Instruction Code) một ngôn ngữ được dùng bởi nhiều nhàlập trình hơn bất cứ một ngôn ngữ nào khác trong lịch sử máy tính

Thành phần NET là tầng trung gian giữa các ứng dụng và hệ điềuhành Tầng NET cung cấp mọi dịch vụ cơ bản giúp ta tạo được công dụng màứng dụng đòi hỏi, giống như hệ điều hành cung cấp các dịch vụ cơ bản choứng dụng ví dụ như đọc hay viết các tập tin vào đĩa cứng,…

Tóm lại, Visual Basic.NET (VB.NET) là ngôn ngữ khuynh hướng đốitượng do Microsoft thiết kế VB.NET không kế thừa VB6 hay bổ sung, pháttriển từ VB6 mà là ngôn ngữ hoàn toàn mới và rất lợi hại, không những lập

Trang 17

nền tảng vững chắc theo kiểu mẫu đối tượng như các ngôn ngữ lập trình hùngmạnh khác đã vang danh C++, Java mà còn dễ học, dễ phát triển và còn tạomọi cơ hội hoàn hảo để giúp ta giải đáp những vấn đề khúc mắc khi lập trình.Hơn nữa, dù không khó khăn gì khi cần tham khảo, học hỏi hay đào sâunhững gì xảy ra bên trong … hậu trường OS, Visual Basic.NET (VB.NET)giúp ta đối phó với các phức tạp khi lập trình trên nền Windows và do đó, tachỉ tập trung công sức vào các vấn đề liên quan đến dự án, công việc haydoanh nghiệp mà thôi.

2.1.2 Cấu trúc của một ứng dụng

Một ứng dụng thực ra là một tập các chỉ dẫn trực tiếp đến máy tính đểthi hành một hoặc nhiều tác vụ Cấu trúc của một ứng dụng là phương pháptrong đó các chỉ dẫn được tổ chức, đó là nơi mà chỉ dẫn được lưu giữ và thihành theo một trình tự nhất định

Vì một ứng dụng Visual Basic.NET, trên cơ bản là một đối tượng, cấutrúc mã đóng để tượng trưng cho các mô hình vật lý Bằng việc định nghĩanhững đối tượng chứa mã và dữ liệu Form tượng trưng cho những thuộc tính,quy định, cách xuất hiện và cách xử lý Mỗi Form trong một ứng dụng, cómột quan hệ Module form dùng để chứa mã của nó

Mỗi module chứa những thủ tục, sự kiện, đoạn mã Form có thể chứanhiều điều khiển Tương ứng với mỗi điều khiển trên form có một tập hợp cácthủ tục sự kiện trong module đó Một thủ tục để đáp ứng những sự kiện trongnhững đối tượng khác nhau phải được đặt trong cùng module chuẩn (với tên

có đuôi.BAS) Một lớp module (.cls) được dùng để tạo những đối tượng, cóthể được gọi từ những thủ tục bên trong ứng dụng Coi module chuẩn nhưmột điều khiển vì nó chỉ chứa mã

Trang 18

2.1.3 Chúng ta có thể làm gì với Visual Basic.NET ?

Tạo giao diện người sử dụng: Giao diện người sử dụng có lẽ là thànhphần quan trọng nhất đối với một ứng dụng Đối với người sử dụng, giao diệnchính là ứng dụng; họ không cần quan tâm đến thành phần mã thực thi bêndưới

Ứng dụng của ta có được phổ biến hay không phụ thuộc vào giao diện

Sử dụng những điều khiển chuẩn của Visual Basic.NET: Sử dụngnhững điều khiển ấy để lấy thông tin mã của người sử dụng nhập vào và đểhiển thị kết xuất trên màn hình Ví dụ: hộp văn bản, nút lệnh, hộp danh sách

Lập trình với đối tượng: Những đối tượng là thành phần chính để lậptrình Visual Basic Đối tượng có thể là form, điều khiển, cơ sở dữ liệu

Lập trình với phần hợp thành: Khi cần sử dụng khả năng tính toán củaMicrosoft Excel, định dạng một tài liệu sử dụng thanh công cụ của MicrosoftWord, lưu trữ và xử lý dữ liệu với Microsoft Jet Tất cả những điều này cóthể thực hiện bằng cách xây dựng những ứng dụng sử dụng thành phầnActiveX Tuy nhiên người sử dụng có thể tạo ActiveX riêng

Đáp ứng những sự kiện phím và con chuột: Sử dụng phím nóng, kéo vàthả chuột như tính năng của OLE

Làm việc với văn bản đồ hoạ: Xử lý văn bản, chèn hình theo ý

muốn Gỡ rối và quản lý lỗi

Xử lý ổ đĩa thư mục và file: Qua phương thức cũ là lệnh Open, Write#

và một tập hợp những công cụ mới như FSO (File System Object)

Thiết kế cho việc thi hành và tính tương thích: Chia sẻ hầu hết nhữngtính năng ngôn ngữ cho ứng dụng

Phân phối ứng dụng: Sau khi tạo xong một ứng dụng ta có thể tự dophân phối cho bất kỳ ai Ta có thể phân phối trên đĩa, trên CD, trên mạng

Trang 19

Quy tắc đặt tên biến:

- Tên biến có chiều dài tối đa 255 ký tự

- Phải bắt đầu bằng một chữ cái

biến

- Không đặt các khoảng trống và các ký hiệu (+, - ) trong tên

- Không được trùng với từ khoá của ngôn ngữ

- Tránh đặt tên trùng nhau

- Nên khai báo biến trước khi dùng

Phạm vi sử dụng biến: Tuỳ thuộc vào cách bạn khai báo và chỗ bạn đặt dòng lệnh khai báo biến

- Nếu bạn khai báo trong phần General, biến có thể được dùng ở

bất kỳ đoạn lệnh nào trong form và cũng chỉ mất đi khi nào form được giảiphóng khỏi bộ nhớ

- Nếu bạn khai báo giữa dòng Sub và End Sub của mã lệnh thì

biến chỉ tồn tại và dùng được trong phạm vi hai dòng đó mà thôi Biến như

vậy gọi là biến riêng hay biến cục bộ (local) Khi kết thúc công việc xử lý

này biến cũng sẽ mất và giá trị của nó cũng không còn nữa

- Nếu bạn dùng từ khoá Public thay cho Dim để khai báo biến,

biến sẽ tồn tại trong suốt thời gian thực hiện chương trình và có thể sử dung

Trang 20

trong bất kỳ đoạn lệnh nào trong chương trình Biến như vậy được gọi là biến chung hay biến toàncục (global).

Dim

- Bạn có thể dùng từ khoá Private để khai báo các biến riêng như

Có thể dùng từ khoá Static thay cho Dim nếu bạn muốn sử dụng lại

đoạn lệnh mà biến vẫn còn giữ lại giá trị của lần thực hiện trước

2.1.4.2 Các toán tử trong Visual Basic

*) Các toán tử so sánh (luôn trả về kiểu luận lý: Boolean)

<> So sánh xem hai số có khác nhau không

Trang 21

>= So sánh xem số thứ nhất có lớn hơn hoặc bằng số thứ

Trả về True nếu một trong hai số hạng đúng, trả về False

nếu cả hai cùng đúng hoặc cùng sai

2.1.4.3 Cấu trúc tuyển và lặp

*) Cấu trúc tuyển

**) Cấu trúc tuyển If

pháp 1: Cách đơn giản nhất khi làm một quyết định.

If (điều kiện) Then

(mã thi hành nếu điều kiện thỏa mãn, nghĩa là = True)

Trang 22

End If

pháp 2: Quyết định với 2 tình trạng trái ngược nhau.

If (điều kiện) Then

(mã thi hành nếu điều kiện thỏa mãn, nghĩa là = True)

Else

(mã thi hành nếu điều kiện không được thỏa mãn, nghĩa là = False)

End If

pháp 3: Quyết định với nhiều tình trạng thay đổi hay khác nhau.

If (điều kiện 1) Then

(mã thi hành nếu điều kiện 1 thỏa mãn, nghĩa là điều kiện 1 = True)

ElseIf (điều kiện 2) Then

(mã thi hành nếu điều kiện 2 được thỏa mãn, nghĩa là điều kiện 2 = True)

Trang 23

pháp 2:

<Các câu lệnh>

Loop Until<Điều kiện> 'Đúng (= True hay khác 0)

**)Cấu trúc For Next

Trang 24

PublicPrivateConst<Tên hằng>As Kiểu= <giá trị>

Trong đó: Const là từ khoá giá trị cũng có thể là một biểu thức nhưng

các số hạng trong biểu thức đó phải là các hằng đã khai báo hay các giá trị cụthể:

Ví dụ: Const conPi=3.14 Const conPi2 = conPi * 2 Const myDate = #March 8 1997# 'Khai báo hằng

myDate chứa ngày 8/3/97

Hoặc để đặt cách canh cho một nhãn (Label) bạn phải nhớ ba giá trị: 0

canh trái, 1 canh phải, 2 canh giữa Tuy nhiên cũng có thể đặt ra ba hằng cótên như sau: Left bằng 0, Right bằng 1, Center bằng 2

*) Thủ tục (module)

**) Cách định nghĩa một thủ tục

Một thủ tục trước khi sử dụng nó phải được định nghĩa Dùng từ khoá

Sub để khai báo như sau:

Private/ Public Sub<Tên thủ tục> (Tham số) <Các mã lệnh mà thủ tục thực hiện>

End Sub

- Các method cũng chính là các thủ tục mà luôn gắn với đối tượng

- Các phần mã viết để xử lý cho một sự kiện xảy ra là các thủ tục

trong chương trình

**) Thủ tục có truyền tham số

Trang 25

Khi một thủ tục được gọi mà có truyền thêm một số giá trị vào, các giátrị này được gọi là các tham số của thủ tục đó Để làm điều này, khi khai báothủ tục bạn cần ghi thêm nó sẽ nhận bao nhiêu tham số bằng cú pháp sau:

Private/ Public Sub<Tên thủ tục> (<Tên tượng trưng cho

tham số>As<Kiểu>, )

Ví dụ: Các thủ tục như: Xoá, Thêm, Lưu, Thoát, Sửa hầu như xảy ra

trên các Form của chương trình Chúng có cùng cú pháp như sau:

Private Sub Object_Click()

*) Hàm (module)

Khái niệm: Hàm là một đơn thể trong chương trình, tính năng giống nhưthủ tục nhưng khác ở chỗ sau khi thực hiện phần lệnh của nó sẽ trả về một giátrị kết quả Khi muốn sử dụng hàm, bạn cần biết tên hàm, nó cần những tham

số nào và nó trả về kết quả kiểu nào.Visual Basic có định nghĩa sẵn một sốhàm

Trang 26

Tên hàm = Giá trị trả về

End Function

hàm

Dùng lệnh Exit Sub để thoát khỏi thủ tục, Exit Function để thoát khỏi

Một số hàm xử lý tính toán trong VB.NET

Radian = độ *Pi/180 Trả về Cos của một gócTrả về tang của một góc Trả về artang của một gócTrả về phần nguyên của một con số, nếu số là âmInt sẽ trả về con số nguyên đầu tiên nhỏ hơn hoặc bằngcon số đó

Fix trả về con số nguyên lớn hơn hoặc bằng con số đó VD: Int (-8.4) _ -9, Fix (-8.4) _ -8

Trả về một con số nguyên cho biết dấu của con sốtruyền vào Cụ thể: số>0 trả về 1, số = 0 trả về 0, số <0trả về -1

Trả về căn bậc hai của số

Trang 27

Lưu ý: - Có thể dùng hàm như một số hạng trong một biểu thức

- Có thể dùng hàm như một tham số trong câu lệnh gọi hàm haythủ tục khác

Hàm chuyển đổi kiểu chuỗi và số

Hàm trả về một chuỗi ký tự biểu diễn con số truyền vào Chuỗi trả về luôn có một ký tự đầu tiên ghi dấu trong trườnghợp số âm hoặc một khoảng trống trong trường hợp số dương

Hàm chuyển đổi giữa các kiểu dữ liệu

Trang 28

Cdbl Double Cvar Variant

Ví dụ: Một số Hàm đã được dùng trong chương trình như:

- Hàm MsgBox dùng để hiện hộp thông báo lên màn hình

-Function Test_day(ngay As string ) As boolean trong modun được

trình bày ở phần phụ lục

- Các hàm Ucase(String), Cint(số), Trim(string), IsNumeric(string), Len(string)

2.1.5 Đối tƣợng không thể thiếu trong ứng dụng cơ sở dữ liệu ADO.NET

ADO.NET được thiết kế nhằm tăng tốc độ truy cập và thao tác dữ liệu

trong môi trường đa lớp (n-tier) Hai thành phần chính của ADO.NET là

DataSet và NET Provider.

Trang 29

.NET Provider là một tập các đối tượng trong thành phần NET bao

gồm Connection (Kết nối cơ sở dữ liệu), Command (Lệnh thi hành),

DataReader (Bộ đọc dữ liệu), Datadapter (Kết nối dữ liệu) Khi sử dụng DataSet bạn có thể kết nối nguồn dữ liệu, bước kế tiếp bạn thực hiện truy vấn

một hay nhiều bảng, sau đó yêu cầu hệ thống đóng kết nối

Sử dụng đối tượng DataSet có thể bao hàm một hay nhiều bảng thực hiện bởi DataTable Hỗ trợ DataRelation để kết nối nhiều mẩu tin trong đối tượng DataTable này với đối tượng DataTable khác Cho phép duyệt không

tuần tự nhiều mẩu tin trên bảng dữ liệu, cho phép định hướng một số mẩu tintrên bảng này và một số mẩu tin trên bảng khác Để kết nối cơ sở dữ liệu

VisualBasic.NET sử dụng đối tượng Connection, DataSetcommand.

*) Kết nối với một cơ sở dữ liệu

Ta có thể dùng một điều khiển dữ liệu để quản lý kết nối giữa biểu mẫuVisual Basic.NET và một cơ sở dữ liệu VB.NET cung cấp 3 loại điều khiển

dữ liệu một là ADO Data, thường được dùng kết nối với cơ sở dữ liệu trênmáy tính cá nhân như là: Microsoft Access, hai là điều khiển RomoteData(RCD), dùng cho dữ liệu Client/ Sever; và điều khiển dữ liệu ADO Data,cho phép ta truy nhập mọi loại dữ liệu, bao gồm nguồn dữ liệu trên máy tính

cá nhân, trên hệ Client/ Sever không thuộc mô hình quan hệ

Vậy ta dùng điều khiển dữ liệu nào? Đối với ứng dụng này chúng tôidùng ADO Hình sau đây minh hoạ cách thức điều khiển ADO Data để kếtnối ứng dụng với một cơ sở dữ liệu

Trang 30

Các thuộc tính Các thuộc tính

ConnectionString, RecordSource của điều khiểnADO Data

DataSource,DataFile của điều khiển rằng buộc dữ liệuChứa Kết nối

vớiBiểu

mẫu VB.NET

Cơ sở dữliệu

Hình 1: Cách thức điều khiển ADO Data để kết nối ứng dụng với một cơ

sở dữ liệu.

2.1.6 Thiết kế giao diện

2.1.6.1 Trang Dự Án (Projects Page)

Đây là chỗ tạo dự án mới hay mở dự án đã lập trình để sửa đổi Ta chọn

New Project để tìm hiểu thêm môi trường lập trình dùng Microsoft Visual

Studio.NET

Trang 31

Hình 2: Trang dự án

Ta nhấp nút New Project để hiển thị bảng liệt kê các khuôn mẫu cho

ứng dụng (application)

Chọn Visual Basic Project trong window Project Types

Chọn Windows Application trong bảng Template

Đặt tên cho dự án Lưu ý ở đây, tên của dự án cũng là tên ngăn chứa(folder), chứa phụ dự trữ dự án

Nhấp OK

Và sau đó, Microsoft Visual Studio.NET IDE khởi động dự án mới trong phương thức thiết kế (Design Mode)

Trang 32

Hình 3: Cửa sổ thiết kế 2.1.6.2 Thực đơn và thanh công cụ (Menu và Tool Bar)

Trước khi đào sâu vào cách tạo ứng dụng (application) với MicrosoftVisual Studio.NET IDE, thiết tưởng ta cũng cần tìm hiểu các thực đơn (menu)

và công cụ phụ trợ lập trình như sau:

a Thực đơn chính (Main Menu)

Thực đơn (menu) của Microsoft Visual Studio.NET IDE 'biến hóa' tùy

theo công việc đang làm nhưng tổng quát, thực đơn (menu) chính hiển thị baogồm:

File

Tiêu chuẩn chung cho mọi ứng dụng (application) trong nền Windows Filedùng để mở (open) hay đóng (close) các tập tin (files) hay dự án (project)

Edit

Trang 33

Edit cung cấp các chọn lựa khi soạn nguồn mã và dùng các công cụ lập trìnhnhư: Undo, Redo, Cut, Copy, Paste và Delete

View

View cung cấp sư chọn lựa hiển thị các Windows tạo môi trường của IDE

như: Solution Explorer, Properties, Output, Tool Box, Server Explorer.

Nếu ta để ý sẽ thấy các Windows này thường nằm 2 bên hoặc bên dướiwindow thiết kế Form hay soạn nguồn mã.Các windows này cũng có thể hiển

lộ hay thu kín lại nhường chổ cho window thiết kế được rộng rãi

Project

Dùng để quản lý dự án (project) bằng cách thêm vào hay xóa bỏ các tập tinliên hệ

Build

Một lựa chọn quan trọng trong thực đơn là Build cho phép ta xây dựng và

chạy ứng dụng (application) 1 cách độc lập bên ngoài IDE

Trang 34

Cung cấp nối yêu cầu giúp đỡ với Microsoft Visual Studio.NETdocumentation hay từ mạng Internet.

b Thanh công cụ (Toolbars)

Cách dùng thanh công cụ sẽ được hướng dẫn tùy từng dự án (project) Tuynhiên, 1 cách tổng quát, thanh công cụ mặc định (default) bao gồm như sau(theo thứ tự từ trái qua phải):

ta biết bố trí hiện dùng là Debug

 Truy tìm tập tin (Find in files)

Trang 35

 Cuối cùng, nút Toolbar Options để hiển thị thêm các công cụ phụ thuộc khác.

Trang 36

2.2 HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU ACCESS

2.2.1 Tổng quan về hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access

Microsoft Access là hệ quản trị cơ sỡ dữ liệu (Database ManagementSystem-DBMS) do hãng Microsoft viết ra được tích hợp trong phần mềmMicrosoft Office nhằm hỗ trợ khách hàng có nhu cầu quản lý thông tin củamình thông qua hệ quản trị cơ sỡ dữ liệu này

Đặc điểm của hệ quản trị cơ sỡ dữ liệu Access là dễ sử dụng đối với bất

kì đối tượng nào kể cả người bắt đầu tìm hiểu cho đến những người đã cóthời gian làm việc với nó Hệ quản trị cơ sở dữ liệu này cho phép ngườidùng tạo mới một hệ thống CSDL của mình một cách độc lập và để giaotiếp với một ngôn ngữ lập trình nào đó (chẳng hạn như Visual Basic.Net )hoặc có thể hỗ trợ người dùng lập trình trực tiếp trên hệ thống này với sự hỗtrợ của ngôn ngữ Visual Basic

Ngoài ra, Microsoft Access còn cho phép làm việc trên hệ thốngInternet hoặc Intranet hay phát triển một ứng dụng World Wide Web vớimột số đặc tính hỗ trợ Import or link HTML file( quan hệ hay liên kết tớimột file HTML), Export objects to HTML format ( xuất một đối tượng đếnmột định dạng HTML), Publish to the Web Wixard( xuất bản đến một đồthuật Web)

2.2.2 Một số khái niệm

*) Cơ sở dữ liệu là gì?

Cơ sở dữ liệu là một kho chứa thông tin Có nhiều loại cơ sở dữ liệu nhưng phổ biến nhất là kiểu cơ sở dữ liệu quan hệ

Một số cơ sở dữ liệu quan hệ:

- Chứa dữ liệu trong các bảng, được cấu tạo bởi các dòng còn gọi làcác mẩu tin, và các cột còn được gọi là các trường

Trang 37

- Cho phép lấy về (hay truy vấn) các tập hợp dữ liệu con từ các bảng.

- Cho phép nối các bảng với nhau cho mục đích truy cập các mẩu tinliên quan với nhau chứa trong các bảng khác nhau

*) Bảng và trường

Các cơ sở dữ liệu được cấu tạo từ các bảng dùng để thể hiện các phânnhóm dữ liệu Bảng có cấu trúc định nghĩa sẵn và chứa dữ liệu phù hợp vớicấu trúc này

Bảng: Chứa các mẩu tin là các mẩu dữ liệu riêng rẽ bên trong phânnhóm dữ liệu

Mẩu tin: chứa các trường, mỗi trường thể hiện một bộ phận dữ liệutrong một mẩu tin

*) Thiết kế cơ sở dữ liệu

Để tạo một cơ sở dữ liệu, trước hết ta phải xác định thông tin gì cầntheo dõi Sau đó cơ sở dữ liệu, tạo bảng chứa các trường định nghĩa kiểu dữliệu sẽ có Sau khi tạo ra cấu trúc cơ sở dữ liệu, cơ sở dữ liệu có thể chứa dữliệu dạng mẩu tin Ta không thể đưa dữ liệu vào mà không có các bảng hayđịnh nghĩa trường vì dữ liệu sẽ không có chỗ để chứa Do đó thiết kế cơ sở dữliệu cực kỳ quan trọng, nhất là rất khó thay đổi thiết kế một khi đã tạo xongnó

2.2.3 Các mối quan hệ

Mối quan hệ là một cách định nghĩa chính thức hai bản liên hệ vớinhau như thế nào Khi ta định nghĩa một mối quan hệ, ta đã thông báo với bộmáy, cơ sở dữ liệu rằng hai trường trong hai bảng liên quan với nhau

Hai trường liên quan với nhau trong một mối quan hệ là khoá chính vàkhoá ngoại

*) Quan hệ Một - Một:

Trang 38

Là loại quan hệ dễ hiểu và dễ thực hiện nhất, bởi vì trong những mốiquan hệ như vậy, một bảng sẽ lấy quan hệ của một trường trong một bảngkhác, trường liên quan cũng dễ nhận dạng Tuy nhiên quan hệ Một - Mộtkhông phải là mối quan hệ thông dụng nhất trong ứng dụng cơ sở dữ liệu Vìhầu như ta không cần biểu diễn mối quan hệ Một - Một với 2 bảng Ta có thểdùng nó để cải tiến khả năng hoạt động, dù vậy ta mất tính linh hoạt khi chứacác dữ liệu liên hệ trong bảng tách biệt.

*) Quan hệ Nhiều - Nhiều

Quan hệ Nhiều - Nhiều là bước phát triển của quan hệ Một - Nhiều

2.3 TỔNG QUAN VỀ TRẮC NGHIỆM

Trắc nghiệm là một hoạt động để đo lường năng lực của đối tượng nào

đó nhằm những mục đích xác định Thi trắc nghiệm là hình thức thi mà một

đề thi thường gồm rất nhiều câu hỏi, mỗi câu nêu ra một vấn đề cùng vớinhững thông tin cần thiết sao cho sinh viên chỉ phải trả lời vắn tắt cho từngcâu

Trắc nghiệm là một phương pháp đánh giá kết quả học tập của sinhviên, trong đó ảnh hưởng của các yếu tố chủ quan đã được giảm thiểu đếnmức tối ưu Điểm nổi bật của phương pháp này là số lượng câu hỏi trong mỗi

đề thi lớn Số câu hỏi càng lớn, độ chính xác của việc đánh giá càng cao Câuhỏi trắc nghiệm sẽ gồm một khái niệm, một nội dung đã có trong chươngtrình, kèm theo gợi ý để sinh viên trả lời Từ cách gợi ý trả lời, ta sẽ có nhiều

Trang 39

câu hỏi trắc nghiệm khác nhau Đồng thời trắc nghiệm khách quan cũng được

áp dụng cho nhiều mục đích đánh giá :

- Trắc nghiệm về khả năng riêng biệt của sinh viên nhằm mục đíchphân nhóm sinh viên theo sở trường riêng của họ

- Trắc nghiệm xếp hạng : nhằm mục đích phân loại sinh viên theo mứcthành tích học tập (khá, giỏi, trung bình )

- Trắc nghiệm chuẩn đoán : nhằm mục đích chuẩn đoán những khâuyếu của quá trình đào tạo

- Trắc nghiệm kiến thức : để đánh giá kết quả học tập của sinh viên.Trong đề tài này ta chỉ quan tâm chủ yếu đến trắc nghiệm kiến thức

Trang 40

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG

3.1 KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG

Bài toán của em nhằm thiết kế hệ thống tổ chức quản lý thi trắcnghiệm áp dụng với khoa Công Nghệ Thông Tin – Trường ĐHSP Hà Nội 2cho các kì thi khác nhau Vì vậy, trước khi xây dựng mô hình hệ thống thitrắc nghiệm kiểu mới, ta hãy khảo sát hệ thống trắc nghiệm kiểu cũ

3.1.1 Khảo sát hệ thống thi trắc nghiệm kiểu cũ

Khi bắt đầu vào mỗi kỳ thi, sau khi xác định được nội dung môn họcthi trắc nghiệm, cũng như mức độ kiến thức đề thi cần đưa ra Người giáoviên sẽ lập ra đề thi trắc nghiệm bằng cách xây dựng một số câu hỏi khácnhau, cùng số điểm cho từng câu và thời gian làm bài Tùy vào cách thức ra

đề của mỗi một người, các câu hỏi này có thể được lấy ra từ ngân hàng câuhỏi đã có hoặc được viết mới trực tiếp Phụ thuộc vào quy mô của kỳ thi và sốlượng sinh viên tham gia thi mà người giáo viên ra đề sẽ xác định số lượng đềthi cần thiết, với yêu cầu trong hai đề thi bất kỳ có thể có những câu hỏi giốngnhau nhưng không được hoàn toàn trùng nhau, đồng thời phải đảm bảo mức

độ kiến thức ở các đề là tương đương nhau

Quá trình thi được tiến hành như sau: Sau khi xác định số lượng sinhviên đủ điều kiện thi, văn phòng khoa sẽ gửi danh sách sinh viên được thi lênphòng đào tạo Sau đó, phòng đào tạo sẽ sắp xếp phòng thi và bố trí lịch thicho môn học đó Đến đúng ngày thi các sinh viên có đủ điều kiện thi sẽ đếnđúng phòng thi để làm bài Người giám thị sẽ kiểm tra thẻ của từng sinh viên

để đảm bảo tính hợp lệ của sinh viên đó cũng như đề phòng tình trạng thi hộ.Đến giờ thi, giám thị sẽ phát đề thi cho từng sinh viên và bố trí chỗ ngồi saocho những sinh viên gần kề nhau không có đề thi trùng nhau Sinh viên làm

Ngày đăng: 06/01/2018, 09:12

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w