1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn khám phá khoa học

54 999 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 3,53 MB

Nội dung

SKKN Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn khám phá khoa họcSKKN Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn khám phá khoa họcSKKN Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn khám phá khoa họcSKKN Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn khám phá khoa họcSKKN Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn khám phá khoa họcSKKN Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn khám phá khoa họcSKKN Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn khám phá khoa họcSKKN Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn khám phá khoa họcSKKN Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn khám phá khoa họcSKKN Một số biện pháp giúp trẻ 56 tuổi học tốt môn khám phá khoa học

Trang 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP TRẺ 5 - 6 TUỔI HỌC TỐT MÔN KHÁM

PHÁ KHOA HỌC

I Phần mở đầu:

I 1 Lý do chọn đề tài

Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã nói :

“ Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người.”

Giáo dục Mâm Non là ngành học mở đầu chiếm vị trí quan trọng trong hệthống giáo dục quốc dân Trong giáo dục Mầm non có nhiệm vụ xây xựng những

cơ sở ban đầu, đặt nền móng cho việc hình thành nhân cách con người Trẻ em làhạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của cả dân tộc, viêc bảo vệ chăm sóc giáodục trẻ không phải chỉ là trách nhiệm của mọi người và của toàn xă hội và của cảnhân loại

Đây là thời điểm mấu chốt và quan trọng nhất, thời điểm này tất cả mọi việcđều bắt đầu: Học ăn, học nói, bắt đầu nghe, nhìn và vận động bằng đội chân, đôitay của mình tất cả những cử chỉ đó đều làm lên nhưng thói quen, kể cả thói xấu.Chính vì vậy chúng ta đã bước sang thế kỷ 21 thế kỷ nền văn minh trí tuệ, của nềnkhoa học hiện đại Do vậy con người cần phải năng động sáng tạo để phù hợp với

sự phát triển của thời đại Muốn được như vậy ngay từ tuổi ấu thơ trẻ MâmNon.Đặc biệt là trẻ 5- 6 tuổi đang ở nhũng bước phát triển mạnh về nhận thức, tư duy,

về ngôn ngữ ,về tình cảm những thế giới khách quan xung quanh thật bao larộng lớn, có biết bao điều mới lạ hấp dẫn, và còn có bao lạ lẫm khó hiểu, mà trẻ tò

mò muốn biết muốn được khám phá, cho nên giáo dục mầm non đã góp phầnkhông nhỏ vào việc giáo dục thế hệ trẻ Trách nhiệm nặng nề và cao cả ấy thuộc

về cô giáo Mầm Non tạo nên nền tảng vững chắc, là chặng đường khôn lớn của trẻ

chính vì vậy sự nhảy cảm và có trách nhiệm cao là yêu cầu không thể thiếu trong

Trang 2

công tác chăm sóc giáo dục trẻ mầm non, cô giáo phải rất linh hoạt nhạy bén kịpthời, có năng lực và có tính chủ động sáng tạo

Ở trường mầm non trẻ không những được quan tâm chăm sóc mà trẻ còn đượctham gia vào các môn học khác nhau như làm quen với toán; Làm quen với chữcái; Làm quen văn học; Giáo dục âm nhạc; Phát triển thể chất…Trong đó mônkhám phá khoa học có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển nhận thức cho trẻ

Vì vậy trong chương trình giáo dục mầm non mới môn này đã được đổi tên thànhmôn “Khám phá khoa học” Môn học này nhằm hình thành và giúp trẻ nhận thức vềcác sự vật, hiện tượng xung quanh và giáo dục thái độ ứng xử đúng đắn với thiênnhiên, với xã hội cho trẻ Đồng thời thông qua môn học này giúp trẻ phát triển vàhình thành các kỹ năng quan sát, tư duy, phân tích, tổng hợp, khái quát Khi nóiđến trẻ mầm non không ai không biết trẻ ở lứa tuổi này rất thích tìm hiểu, khámphá môi trường xung quanh bởi thế giới xung quanh thật bao la rộng lớn, có biếtbao điều mới lạ hấp dẫn, và còn có biết bao điều mới lạ lạ lẫm khó hiểu mà trẻ tò

mò muốn biết, muốn được khám phá Khám phá khoa học mang lại nguồn biểutượng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, đầy hấp dẫn với trẻ thơ, từ môitrường tự nhiên( cỏ cây hoa lá, chiêm muông ) đến môi trường xã hội( công việccủa mỗi người trong xã hội, mối quan hệ giữa con người với nhau…) và trẻ hiểubiết về chính bản thân mình vì thế trẻ luôn có niềm khát khao khám phá tìm hiểu

về chúng Khám phá khoa học đòi hỏi trẻ phải sử dụng tích cực các giác quanchính vì vậy sẽ phát triển ở trẻ năng lực quan sát, khả năng phân tích, so sánh, tổnghợp… nhờ vậy khả năng cảm nhận của trẻ sẻ nhanh nhạy, chính xác, những biểutượng, kết quả trẻ thu nhận được trở nên cụ thể, sinh động và hấp dẫn hơn Quanhững thí nghiệm nhỏ trẻ được tự mình thực hiện trong độ tuổi mầm non sẽ hìnhthành ở trẻ những biểu tượng về thiên nhiên chính là cơ sở khoa học sau này củatrẻ Nếu giáo viên không quan tâm tạo điều kiện học tập cho trẻ, không sáng tạotrong việc tổ chức, tổ chức tiết dạy nhằm làm cho trẻ hứng thú, tập chung chú ývào tiết học thì hiệu quả không cao Trên thực tiễn hiện nay các tiết học “ Làm quen

Trang 3

với môi trường xung quanh cho trẻ 5- 6 tuổi còn rất tẻ nhạt, giáo viên ngại dậy trẻchưa có húg thú học tập “ vì vậy việc sử dụng những thủ thuật gây hứng thú cho trẻnhằm nâng cao tiết học “ LQ với môi trường xung quanh” là rất cần thiết chính vìvậy mà tôi đã chọn đề tài này

I 2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài

Mục tiêu của giáo dục Mầm Non là nuôi dạy chăm sóc và giáo dục trẻ pháttriển toàn diện theo 5 lĩnh vực Trong đó hoạt động khám phá khoa học là mộttrong những hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng

Cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh là chuẩn bị tư duy phát triển và

sự ham hiểu biết thích khám phá thế giới xung quanh trẻ Đây chính là một trongcác lĩnh vực chuyên biệt cần phải chuẩn bị cho trẻ trước khi vào lớp một

Giáo dục Mầm Non của chúng ta đã có những đổi mới, những chuyển biếnmới trong việc nuôi dạy trẻ Cùng với sự đổi mới của giáo dục Mầm Non nóichung, hoạt động khám phá khoa học cũng có những đổi mới đáng kể Để dạy tốthoạt động này theo chương trình giáo dục mầm non mới hiện nay đòi hỏi ngườigiáo viên Mầm Non phải tự suy nghĩ để tìm tòi ra biện pháp giúp trẻ học tốt hoạtđộng khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi

Nhiệm vụ: Rèn luyện khả năng tri giác các sự vật, hiện tượng xung quanh chínhsác và nhanh nhậy Đối với trẻ Mẫu giáo 5- 6 tuổi rèn luyện cho trẻ tri giác nhiềuđối tượng một lúc đặc biệt phân biệt chính sác những đặc điểm rỏ nét của từng đốitượng, cũng cố những biểu tượng cũ, hình thành những biểu tượng mới đồng thờiphát triển ngôn ngữ cho trẻ Kích thích trẻ rèn luyện khả năng tập trung có hứngthú với việc tìm hiểu khám pha môi trường xung quanh Qua đó hình thành cácnăng lực cần thiết tốt cho thao tác tư duy

I.3 Đối tượng nghiên cứu:

Căn cứ vào yêu cầu của đề tài, tôi chọn đối tượng nghiên cứu là trẻ Mầm Non

5 – 6 tuổi trường Mầm Non Krông Ana ( Tại lớp lá 3, lớp tôi đang giảng dạy)

I.4 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

Trang 4

Trong phạm vi khả năng và trách nhiệm của mình Tôi vận dụng vấn đề mà bài viết này đề cập đến chương trình chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non từ 5 – 6 tuổi ở chính đơn vị trường và tại lớp lá 3 tôi đang giảng dạy

I.5 Phương pháp nghiên cứu

Trước hết bản thân phải nhận định được tình hình chung của đối tượng nghiêncứu, sau đó đọc, phân tích, tổng hợp tài liệu tham khảo Để xây dượng đề cươngsáng kiến, áp dụng sáng kiến và hoàn thành sáng kiến Dựa vào tình hình thực tếcủa lớp, tôi sử dụng một số biện pháp để giúp trẻ 5-6 tuổi học tốt môn khám phákhoa học

- Sử dụng quan sát

- Phương pháp đàm thoại

- Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan

- Sử dụng phương pháp trò chuyện

- Sử dụng phương pháp phân tích bài tập

- Sử dụng phương pháp bài tập kiểm tra

- Nghiên cứu tài liệu có liên quan đến môn học

- Tìm hiểu các đối tượng trẻ trong lớp

- Phương pháp kết hợp trao đổi với phụ huynh và các đoàn thể

II Phần nội dung:

II.1 Cơ sở lí luận

Dạy trẻ làm quen với bộ môn môi trường xung quanh có một tầm quan trọngtrong quá trình giáo dục trẻ mầm non Đặc biệt là trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi Vì thôngqua việc dạy trẻ khám phá môi trường xung quanh đã rèn khả năng quan sát, sosánh, phân loại, khả năng chú ý tư duy tưởng tượng Khám phá môi trường xungquanh nhằm củng cố hoá kiến thức Mở rộng vốn hiểu biết từ thế giới xung quanh

và qua đó làm giàu vốn từ cho trẻ Trẻ nhận biết phân biệt âm đúng chuẩn, đồng

Trang 5

thời phát triển ngôn ngữ, diễn đạt rõ ràng mạch lạc Sau một kỳ thực hiện đề tài, tôi

đã sử dụng một số biện pháp sau :

 Xây dựng cơ sở vật chất

 Bổ sung đồ dùng, đồ chơi để tiết dạy thêm sinh động, hấp dẫn

 Xây dựng góc (bé với thiên nhiên)

 Làm giầu vốn biểu tượng về môi trường xung quanh

 Rèn trẻ thông qua tiết dạy

 Nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh và phân loại

 Kết hợp giữa cô giáo và phụ huynh để đạt hiệu quả dạy trẻ cao nhất

Đã được tôi đưa vào dạy và đạt kết quả cao, tôi đã áp dụng nhiều vào tiết họccủa cháu về những đề tài khám phá khoa học và tất cả đều được sự hưởng ứngnhiệt tình, say mê của cách cháu Với tiết học này tôi thấy vui và các cháu thực sựchủ động khi làm công việc thí nghiệm, phụ huynh cũng đã đến kể cho tôi nghe vềnhững thành quả cháu Tôi thật sự phấn khởi với những phương pháp, biện phápkhi cho trẻ khám phát khoa học

độ tuổi, để tiện cho việc dạy trẻ mọi lúc mọi nơi, được sự ủng hộ và động viên củaban giám hiệu và ý kiến đóng góp của đồng nghiệp để tôi hoàn thành thực hiện đềtài của mình Bên cạnh đó được sự quan tâm của các bậc phụ huynh đã đóng góp

Trang 6

những nguyên vật liệu, cùng phối hợp cách thực hiện những biện pháp mà tôi nêu

ra Từ đó bản thân tôi rất phấn khởi đem hết khả năng những ý kiến đóng góp và sựtin yêu của mọi người là động lực cho tôi để áp dụng chăm sóc nuôi dạy cho cáccháu mầm non và thực hiện đề tài của mình

*Khó khăn

Một số phụ huynh chưa quan tâm đến con em mình trong quá trình học tậpLớp học nhận bàn giao từ tiểu học nên không đúng quy cách, còn hơi chật hẹpnên trong quá trình sắp xếp đồ dùng đồ chơi để áp dụng dạy mọi lúc mọi nơi cònhạn chế

c Mặt mạnh - mặt yếu

* Mặt mạnh

Trẻ được tham gia vào khám phá thế giới quanh mình một cách thoải mái vô

tư thả sức khám phá thế giới quang trẻ và đã mạnh dạn trình bày ý kiến

Trang 7

Trẻ có cơ hội để được trò chuyện, được thể hiện mình, được làm người lớn,được giúp đỡ bạn bè

Rèn cho trẻ thói quen gọn gàng ngăn nắp

Qua các hoạt động trẻ thực hiện cô nắm được đặc điểm tâm sinh lý cũng nhưtính cách, nhận thức của trẻ để có biện pháp giáo dục trẻ tốt hơn

Qua đó thể hiện sự thân thiện giữa cô và trẻ Quá trình theo dõi của cô thôngqua các hoạt động của trẻ góp phần đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ

d Các nguyên nhân, các yếu tố tác động

Được sự chỉ đạo của của Phòng GD&ĐT, của ban giám hiệu trường Mầm NonKrông Ana đã tổ chức chuyên đề về chương trình đổi mới về ngành học mầm nonnói chung và môn học khám phá khoa học nói riêng

Sự quan tâm, cách nhìn nhận của phụ huynh với con em mình về bậc họcmầm non cũng như môn khám phá khoa học giữ vai trò vô cùng quan trọng Luôntrăn trở mong muốn trẻ học tốt môn khám phá khoa học

Là giáo viên mầm non để nhận thức của trẻ về môn khám phá khoa học cũngnhư việc đổi mới của ngành học mầm non hiện nay là rất phù hợp với yêu cầu đổimới của đất nước, đòi hỏi giáo viên mầm non phải học tập để nâng cao trình độchuyên môn nghiệp và tiếp cận với chương trình đổi mới để thực hiện dể dàng hơn,ngoài ra cần nhiệt, năng động và sáng tạo và có tâm huyết với nghề

Việc giúp trẻ khám phá khoa học rất quan trọng vì môn học này giúp trẻ tíchluỹ một số vốn kiến thức sơ đẳng vận dụng trực tiếp vào cuộc sống hàng ngày củatrẻ có cái nhìn về thế giới quan tươi đẹp và sinh động hơn cho tương lai trẻ sau này

Trang 8

e Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra

Để dạy trẻ nắm vững một số biện pháp giúp trẻ 5- 6 tuổi học tốt môn khámphá khoa học Trẻ tham gia tích cực trong mọi hoạt động vui vẻ, thoải mái Trẻthích được học môn khám phá khoa học, trẻ biết sử dụng được một số kỷ năng cơbản về máy tính (Làm quen với các thao tác trên máy tính) trẻ biết được thế giớiquanh trẻ biết bao điều mới lạ và diệu kỳ Để cho trẻ áp dụng vào thực tế chotương lai sau này của trẻ

Xác đinh loại tiết để chọn phương pháp thích hợp, lấy trẻ làm trung tâm: Thựchiện trên tiết học là hoạt động chủ đạo của trẻ, giáo viên là người hướng dẫn, gợi ý,kích thích trẻ họat động, sáng tạo tích cực

Phát huy tính tích cực cho trẻ: Giáo viên cần tạo điều kiện cho trẻ suy nghỉ và

tự hành động, thậm chí còn để trẻ tự suy nghỉ cả bài mới là biện pháp kích thíchgợi mở hương dẫn để trẻ hoạt động tích cực (dựa vào sự nhận thức của học sinh)Dạy học vừa sức: Để đảm bảo tình vừa sức cho trẻ những kiến mới truyền đạt chotrẻ cần được phức tạp dần được cũng cố dần qua các bài tập luyện phong phú vàđược ứng dụng vào các dạng hoạt động khác nhau của trẻ như vậy sự mở rộng dần,phức tạp dần nội dung dạy học sẻ giúp trẻ dễ dàng lĩnh hội kiến thức và kỹ năngtạo cho trẻ hứng thú khám phá khoa học Kiến thức suy luận thông qua hoạt động

mà tư duy và ý thức phát triển tốt

Sử dụng đồ dùng trực quan: Tăng cường làm đồ dùng và chú trọng sử dụng đồdùng trực quan hợp lý, phù hợp với nội dung bài dạy, đồ dùng đa dạng màu sắckích thước phong phú Đồ dùng trực quan “Là biện pháp hữu hiệu giúp tiết học đạtkết quả, gây sự hứng thú chính là đồ dùng trực quan nhằm giúp trẻ lĩnh hội, nộidung học tập, mặt khác việc sử dụng đồ dùng trực quan đẹp cộng với sự khéo léocủa giáo viên sẻ giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách chính xác và khắc sâu vào tâmtrí của trẻ hơn

Lồng ghép vào các tiết học khác và các trò chơi: Thông qua các môn học kháclồng ghép đan cài các hoạt động Trong quá trình sử dụng lồng ghép đan cài cô nên

Trang 9

sử dụng trực quan và thực hành, thiết kế hình thức “Học mà chơi, chơi mà học”thông qua hình ảnh chơi nhẹ nhàng để trẻ hứng thú và tích cực hoạt động thì hiệu

quả học đếm tốt hơn Sử dụng trò chơi: Nhằm tạo cho trẻ thoải mái ''Học mà chơi,

chơi mà học''

Củng cố các kiến thức mọi lúc mọi nơi, dạy trẻ vận dụng các kiến thức vàotrong cuộc sống, ôn luyện mọi lúc mọi nơi cũng là cách hữu hiệu giúp cho chấtlượng dạy học ngày càng nâng lên Tôi luôn chú trọng đến việc ôn tập cho trẻ vìđặc điểm của trẻ là mau nhớ nhưng cũng rất mau quên nên phải thường xuyên củng

cố

Hệ thống câu hỏi giúp trẻ phát huy được tính tích cực sáng tạo, giúp trẻ nắmđược kiến thức một cách lôgic, câu hỏi đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.Trao đổi với phụ huynh thống nhất phương pháp dạy Lập kế hoạch kèm cháuyếu

II.3 Giải pháp, biện pháp

a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp

Xác đinh loại tiết để chọn phương pháp thích hợp Sử dụng đồ dùng trựcquan: Tăng cường làm đồ dùng, tìm tranh ảnh phù hợp và chú trọng sử dụng đồdùng trực quan hợp lý, phù hợp với nội dung bài dạy, đồ dùng hình ảnh đa dạngphong phú

Lồng ghép vào các tiết học khác và các trò chơi

Củng cố và làm quen kiến thức mọi lúc mọi nơi, dạy trẻ kiến thức khám pháthế giới xung quanh

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp

Hệ thống câu hỏi, phù hợp với đặc điểm của từng cháu để cháu hiểu và nắm rỏkiến thức cần truyền đạt

Thực hiện trên tiết học là hoạt động chủ đạo của trẻ, giáo viên là người hướngdẫn, gợi ý, kích thích họat động, sáng tạo tích cực

Trang 10

Tăng cưòng làm đồ dùng hình ảnh sinh động và và chú trọng sử dụng trựcquan Biện pháp hữu hiệu giúp tiết học đạt kết quả là gây sự chú ý của trẻ bằngcách sử dụng đồ dùng trực quan đẹp kết hợp với sự khéo léo của giáo viên khi sửdụng hình ảnh trực quan giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một cách trọn vẹn, có tu duy

và độ chính xác cao

Thông qua các môn học khác lồng ghép đan cài các hoạt động Củng cố các

kiến thức mọi lúc mọi nơi, dạy trẻ vận dụng các kiến thức vào trong cuộc sống, ônluyện mọi lúc mọi nơi cũng là cách hữu hiệu giúp cho chất lượng dạy học ngàycàng nâng lên Tôi luôn chú trọng đến việc ôn tập cho trẻ vì đặc điểm của trẻ là

mau nhớ nhưng cũng rất mau quên nên phải thường xuyên củng cố

Biện pháp 1: Xây dựng cơ sở vật chất :

Đồ dùng , trực quan, đồ chơi phục vụ tiết học nh ư : Bàn ,ghế ,bảng ,tranh,

mô hình, các từ gắn với mỗi hình ảnh, vật mẫu Cần phải đầy đủ cho cô và trẻcùng hoạt động Đồ dùng của trẻ cũng phải đẹp, hấp dẫn, phong phú sinh độngnhằm kích thích hứng thú, tò mò lòng ham hiểu biết của trẻ, tôi thường sử dụng đồthật, vật thật hoặc hình ảnh động cho tiết học sinh học

Dựa vào yêu cầu thực tế dạy trẻ, tôi đề nghị với BGH nhà trường trang bịthêm thiết bị, đồ dùng dạy học như : Bảng , tranh ảnh, lôtô, và với mỗi tiết cần có

đồ dùng để phục vụ thật đầy đủ Với các bậc phụ huynh vận động họ mua thêm đồdùng , tranh ,truyện , đặc biệt là tranh, sách, ảnh về các con vật, cây cối, hoa lá, quả Sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, đồng dao để làm phong phú vốn hiểu biết vềmôi trường xung quanh của trẻ

Với chính bản thân mình tôi tận dụng những nguyên vật liệu có sẵn ở địaphương như : vải vụn làm dối , cọng rơm khô làm mái nhà, sưu tầm lá khô vớinhiều màu sắc , hoa ép khô ,vỏ cây khô để làm tranh ảnh cho tiết dạy Sưu tầm cácloại hạt, các loại vỏ trai ốc, hến sò để bổ xung gia đồ chơi của trẻ

Biện pháp 2: Bổ xung đồ chơi

Trang 11

Được nhà trường cấp cho tranh dạy môi trường xung quanh, lô tô cácloại Ngoài ra tôi còn tự làm đồ dùng phục vụ tiết dạy, các loại tranh ảnh, hìnhảnh các con vật, cây cỏ, hoa lá Sưu tầm tranh có hình ảnh đẹp sử dụng trong việccho trẻ LQVMTXQ Tận dụng các hình ảnh ở đốc lịch, bìa, hoạ báo, ảnh cũ , vừatrang trí lớp vừa làm đồ dùng đồ chơi

Tôi tận dụng bìa cát tông có dây dật thật sinh động, hấp dẫn, gây hứng thúvới trẻ Sau đó để trẻ tự điều khiển, để trẻ biết con vật này có chân hay có cánh, cóchân thì biết chạy có cánh thì biết bay

Tôi để cho trẻ tự làm một sản phẩm như tranh vẽ về các con vật, cỏ cây, hoa

lá, hoặc các sản phẩm nặn những đồ vật xung quanh trẻ, các sản phẩm tạo hình,tranh từ những phế liệu, cô và trẻ cùng làm thể hiện vốn hiểu biết phong phú củatrẻ về MTXQ

Tôi sưu tầm những bài thơ về môi trường xung quanh, sau đó dùng hình ảnhminh hoạ và có chữ viết đi cùng Vừa giúp trẻ củng cố hình ảnh vừa để trẻ rènluyện ngôn ngữ Từ đó tư duy của trẻ cũng phát triển

Với những đồ dùng, đồ chơi được phát và tự làm khi tôi đưa vào sử dụngtrong tiết dạy môi trường xung quanh, tôi thấy trẻ rất hào hứng, hứng thú học, trẻhiểu biết nhiều, quan sát rất tốt, tìm rất nhanh các vật mẫu cô đưa ra, so sánh vàphân loại cũng rất rõ ràng, rành mạch, ngôn ngữ rất phát triển, trẻ thuộc rất nhiềuthơ ca dao, tục ngữ, đặc biệt là các câu đố về các con vật, các cây hoa, các loạiquả Tư duy của trẻ cũng nhanh và chính xác hơn

Trang 12

Biện pháp3: Xây dựng góc “bé với thiên nhiên ”

Góc thiên nhiên là nơi dành cho các hoạt động chăm sóc cây cối: Nhặt cỏ, bắtsâu, tưới nước, ngoài ra còn là nơi tìm đọc các loại sách về thiên nhiên, các tranhảnh về thế giới tự nhiên

Tôi xây dựng góc thiên nhiên có các cây xanh như: cây vạn niên thanh , câyhoa hồng, cây hoa đồng tiền… Dàn dây leo

Tôi bố trí giá sách chủ yếu là sách về con vật, cây cối, hoa lá, quả hạt …Tranh ảnh vừa tầm với của trẻ để trẻ có thể xem và đọc sách (có que chỉ cho việcđọc sách) Đọc sách theo từng chữ, từng dòng, tôi sắp xếp các hộp đựng vỏ câykhô hoa lá ép khô, các loại hạt… Có ngắn nhãn mác và hình ảnh rõ ràng để trẻ rễnhận thấy, trẻ được chơi và làm được những sản phẩm từ những dồ chơi ấy Ngoài

ra tôi cũng dùng vỏ hến, ốc trai ,sò … vỏ trứng vệ sinh sạch sẽ vừa làm đồ dùng,

đồ chơi phong phú vừa rẻ tiền vừa dễ kiếm

Các tranh , lô tô đều được phân loại để ở giá vừa dễ lấy, dễ tìm

Ví dụ : Tôi phân loại lô tô :

- Lô tô con vật xếp vào một ô

- Lô tô các loại quả xếp vào một ô

Trang 13

Đối với tranh đều có chữ cái tương ứng ở dưới cũng được phân loại xếp gọngàng và rễ kiếm

Tôi cố gắng tạo cho trẻ có góc chơi rộng rãi với các nguyên vật liệu khác nhau

để trẻ được trải nghiệm

Biện pháp4: Làm giàu vốn hiểu biết về môi trường xung quanh

Biểu tượng về thế giới xung quanh, đưa đến với trẻ qua nhiều hình thức :

Câu đố, bài hát, ca dao, tục ngữ, đồng dao, tranh ảnh, đồ vật, vật thật … Giúptrẻ không bị nhàm chán, lại dễ tiếp thu để trẻ ghi nhớ và chính xác hoá thành biểutượng của mình

Ví dụ : Cho trẻ làm quen với con gà:

“ Con gì mào đỏ

Lông mượt như tơ

Sáng sớm tinh mơ

Gọi người thức dậy (Con gà)

Ví dụ: Cho trẻ làm quen với con cua:

“ Con gì mặc yếm đội mai

Hai càng tám cẳng suốt đồi bò ngang”

Trẻ đoán ngay được đó là con cua Nhưng trong đầu trẻ biểu tượng về con cuađược chính sác là con cua có hai càng to, có tám chân này, lại bò ngang nữa

Cho trẻ làm quen với con cá, tôi dùng câu đố :

“Nhỡn nhơ bơi lội lượng vòng

Đuôi mềm như giải lụa hồng xòe ra

Không đi trên cạn mà bơi dới hồ”

Trang 14

Trẻ trả lời đó là con cá Nhưng trẻ lại biết thêm con cá có đặc điểm cụ thể, cóvây có đuôi, vẩy, môi trường sống của chúng…

Từ đó trẻ có thể so sánh xem con cá và con cua có đặc điểm gì giống nhau, cóđặc điểm gì khác nhau? Sau đó trẻ có thể phân nhóm

Ngoái ra tôi còn dùng cách khác để vào bài cung cấp biểu tượng thế giới xungquanh cho trẻ, qua hình ảnh mô hình, con vật thật, làm giàu biểu tượng cho trẻbằng cách làm các thí nghiệm …

VD: Cuộc chạy đua cua ba cây nến

* Mục đích –yêu cầu

- Cần cho trẻ nhận biết không khí xung quanh

- Trẻ nhận biết nến cháy nhờ có khí ôxi Khi khí ôxi hết thì nến sẽ bị tắt

- Trẻ rút được ra nhận xét : cây nến nào cháy lâu nhất, tại sao ? Ôxi- không khí duytrì sự sống

- Cho trẻ quan sát và gọi tên các đồ dùng của cô đã chuẩn bị

- Hỏi trẻ: gắn cây nến lên đĩa bằng cách nào?

Trang 15

- Sau khi gắn xong đặt 1 đĩa nến ở ngoài, 1 đĩa còn lại được úp bởi 1 cái ly nhỏ Côhỏi trẻ : hiện tượng gì xảy ra ? cây nến nào cháy lâu hơn ?

Trang 16

Trong quá trình thực hiện, tôi thấy trẻ rất hứng thú, phát triển khả năng tư duycao Trẻ biết đặt ra những câu hỏi “Tại sao” trước những hiện tượng lạ, từ đó thunhận được những hiểu biết, những vốn kinh nghiệm nhất định để áp dụng trong đờisống hàng ngày Hầu hết tất cả các trẻ đều háo hức chờ đón những giờ thí nghiệm,tập trung cao độ để quan sát hiện tượng xảy ra, kiên nhẫn chờ đón kết quả Qua đókhơi gợi ở trẻ nhu cầu khám phá Trẻ bắt đầu để ý những biến đổi của sự vật hiệntượng xung quanh, biết tự khám phá bằng nhiều giác quan và có sự trao đổi với cô,với bạn.

Biện pháp5: Rèn trẻ thông qua tiết dạy

Vì cho trẻ LQVMTXQ, nên trong mỗi tiết với mỗi mẫu vật, hay clip, tôi đềucho trẻ quan sát kỹ, cho tẻ đưa ra nhiều ý kiến nhận xét để tìm ra đầy đủ và chínhxác đặc điểm vật mẫu

Ví dụ : Làm quen với con cua, trẻ đã tìm được đặc điểm của con cua có haicàng to, tám chân… Sau đó đặt câu hỏi gợi mở “ các con có biết con cua nó đinhư thế nào không? ” Trẻ trả lời được là con cua bò ngang, tôi dùng que chỉ rõ, cua

có mai cua, yếm cua cứng để bảo vệ cơ thể chúng

Như vậy không những trẻ biết được cua có những đặc điểm gì mà trẻ cònbiết môi trường sống của chúng, cách vận động, (Đi như thế nào ?) các bộ phận cơthể ra sao Nắm rõ đặc điểm trẻ quan sát dễ hơn, từ đó so sánh rất rõ ràng và phânloại cũng rất tốt

Trong tiết dạy môi trường xung quanh tôi lồng ghép thích hợp các môn khácnhư : Toán , âm nnhạc , tạo hình ,văn học… để trẻ thêm hứng thú, ghi nhớ tốt hơn,hiểu vấn đề sâu và rộng hơn

Ví dụ : Trong tiết dạy làm quen với động vật sống dưới nước

Tôi cho trẻ thi “ đố vui ” hai đội ra câu đố cho nhau và giải câu đố đội bạn

“ Nhà hình soắn lằm ở dước ao

Chỉ có một cửa ra vào mà thôi

Mang nhà đi khắp mọi nơi

Trang 17

Không đi đóng cửa nhỉ ngơi một mình ”

( con ốc )

Cũng gọi là quả Chẳng ở trên cây

Có vẩy có vâyBơi lội suốt ngàyGiữa dòng nước mát

( con cá quả)Như vậy trẻ được câu đố rất vui vẻ hào hứng, kích thích tư duy, làm phongphú vốn từ và ngôn ngữ mạch lạc Trong tiết dạy tôi cũng lồng ghép toán sơ đẳng,

LQ với con cua, cô và trẻ cùng đếm số chân cua

Tôi đưa âm nhạc xen kẽ giữa các phần chuyển tiếp trong tiết dạy để tiết dạythêm hào hứng, sôi động

Trong tiết dạy tôi cũng kích thích khẳ năng sáng tạo nghệ thuật của trẻ bằngcách gắn hoặc dán để hoàn thiện bức tranh Tôi thường tổ chức các trò chơi trong tiếthọc Các trò chơi động, trò chơi tĩnh đan xen nhau để tạo hứng thú, tiết dạy vui tươi,trẻ thêm phần hoạt bát nhanh nhẹn Với mỗi hình ảnh cho trẻ làm quen đều có từ tư-ơng ứng ở dưới để rễ nhận biết được chữ cái mình đã học

Biện pháp6: Nâng cao kỹ năng quan sát, so sánh và phân loại ở trẻ.

Biết được kỹ năng và nghệ thuật dạy trẻ làm quen với MTXQ cũng chưa thậtsáng tạo, nên bản thân tôi khắc phục bằng cách: Thường xuyên học tập bạn bèđồng nghiệp, luyện tập giọng nói sao cho thật truyền cảm, tác phong dạy sao chonhẹ nhàng, linh hoạt.Về kiến thức phải nắm vững phương pháp dạy, cung cấp chotrẻ kiến thức dù đơn giản nhưng cũng phải thật chính xác Tận dụng mọi thời gian

để tự rèn luyện mình, dù ở lớp hay ở nhà Sử dụng bộ tranh cho trẻ LQVMTXQ,

Trang 18

theo nội dung từng bài, theo đúng chương trình Luôn nắng nghe, tiếp thu ý kiếnnhận xét, của BGH sau mỗi tiết dạy, để từ đó phát huy những mặt tốt, khắc phụcnhững hạn chế.

+ Về cách tiến hành :

Với mỗi bài tuỳ thuộc vào đối tượng cho trẻ làm quen, tôi tìm những cáchvào bài khác nhau để gây sự chú ý, tò mò của trẻ có thể dùng câu đố, bài hát… Đểtrẻ nhận biết đối tượng bằng tranh ảnh và đồ vật, vật thật và mô hình

Với mỗi đối tượng trẻ được làm quen, trẻ được quan sát thật kỹ, trẻ biết đưa

ra ý kiến nhận xét của mình, cùng với đó là câu hỏi gợi mở của cô, cứ mỗi lần làmquen như vậy tôi lồng ghép nội dung giáo dục vào bài Trẻ không những hiếu vềvật đó mà còn có cách ứng xử, hành động với chúng Sau khi trẻ được làm quenđối tượng( trong 1bài ) tôi cho trẻ so sánh 2 đối tượng một, để trẻ có thể dễ dànghoàn thành nhiệm vụ phân loại trong các trò chơi Tổ chức các trò chơi trong mỗitiết dạy, tôi tổ chức đan xen trò chơi động với trò chơi tĩnh, làm cho không khí tiếtdạy vui tươi hào hứng và hiệu quả Trong các tiêt học khác tôi cũng lồng ghép kiếnthức môi trường xung quanh để củng cố vốn hiểu biết về biểu tượng đã có của trẻ

Ví dụ : Trong tiết làm quen với chữ cái I ,T , C

Cô đưa tranh hình “con voi ” Cô và trẻ cùng đàm thoại về con voi để trẻ biếtđược hình dạng, môi trường sống, thức ăn và cách vận động của nó Trong hoạtđộng khác của trẻ, tôi có thể cung cấp kiến thức cũ, tận dụng mọi lúc, mọi nơi đểgiáo dục trẻ Trong hoạt động góc, trẻ được chơi ở góc thiên nhiên trẻ tưới cây,nhặt lá, bắt sâu, xem sách về môi trường xung quanh Đặc biệt trẻ được chơi nhiều

đồ vật thật, khi được hoạt động nhiều với đồ vật thật, trẻ được nhìn, sờ, nắm, ngửi

… Từ đó có hình ảnh trọn vẹn về những gì xung quanh trẻ, không thế mà tôi cònphát huy tính sáng tạo của trẻ bằng cách cho tẻ làm tranh từ nguyên liệu thiênnhiên như : Hoa, lá ép khô, vỏ cây, coọng rơm, vỏ thuỷ sản … Qua các buổi dạochơi ,thăm quan , hoạt động ngoài trời , dã ngoại … khi trẻ quan sát tôi hướng trẻ

sử dụng mọi giác quan để trẻ có thể chỉ ra chọn vẹn đối tượng đó

Trang 19

Ví dụ : Cô và trẻ quan sát cây hoa hồng, hướng trẻ nhận biết màu sắc cánhhoa Cho trẻ sờ cánh hoa thấy mịn và nhẵn, các mép của lá có răng cưa Đưa hoanên ngửi có mùi thơm Trẻ được quan sát kỹ, có được đầy đủ các đặc điểm của đốitượng nên trẻ so sánh rất tốt và phân loại rất nhanh.

Dạo chơi thăm quan hoạt động ngoài trời, không những để trẻ khám phá thếgiới xung quanh mình mà tôi còn giáo dục tình yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môitrường Tôi cũng luôn chú ý kiến thức xã hội với trẻ về công việc của mỗi người ,

về mối quan hệ giữa con người với nhau, đặc biệt là giáo dục Bảo vệ môi trường.Với trẻ mặc dù kiến thức rất đơn giản như tạo cho trẻ thói quen vứt rác đúng nơiquy định và ý thức bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp

Biện pháp7: Kết hợp giữa cô giáo và phụ huynh…

Đối với trẻ mầm non dễ nhớ lại dễ quên, nếu không được luyện tập thườngxuyên thì sau ngày nghỉ sẽ quên lời cô dạy.Vì thế tôi thường xuyên trao đổi vớiphụ huynh vào giờ đón trả trẻ để hiểu được tính cách trẻ và để phụ huynh luyệnthêm cho trẻ

Cháu Tuấn , cháu Hoàng rất thích đọc câu đố cho bố mẹ nghe

CháuThư ,cháu Uyên rất hay hỏi về những gì lạ xung quanh

Động viên các cháu không chỉ biết bảo vệ môi trường xung quanh mà còngiữ gìn, giúp đỡ cha mẹ những công việc vệ sinh nhỏ.Trao đổi với phụ huynh muacho trẻ những quển tranh về con vật, cây cỏ… phù hợp với lứa tuổi Trẻ được làmquen với hình ảnh, với chữ viết

Việc kết hợp giữa gia đình và cô giáo là không thể thiếu được, giúp trẻ luỵêntập nhiều hơn, từ đó trẻ có được vốn kiến thức về thiên nhiên, về xã hội phong phú

và đa dạng hơn Vì trẻ ở môi trường là nông thôn, nên ở nhà trẻ được tiếp xúc vớinhiều thiên nhiên, cỏ cây hoa lá rất nhiều, được bố mẹ thường xuyên cung cấp vàcủng cố những gì đã có thì hiệu quả việc cho trẻ làm quen với môi trường xungquanh là rất cao

c Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp

Trang 20

Giáo viên cần nắm vững bộ môn làm quen với MTXQ, linh hoạt và sáng tạotrong quá trình dạy học để kích thích tính tò mò của trẻ Nhiệt tình, yêu thương, vui

vẻ, nhẹ nhàng gần gũi với trẻ Kiên trì luôn học hỏi ghiên cứu tài liệu, Dự giờđồng nghiệp, quan sát các trình tự tổ chức một tiết học để rút kinh nghiệm cho tiếthọc tốt hơn và đánh giá kiến thức trẻ đã có kỷ năng đếm, thêm bớt, chia nhóm về

số lượng

Lập kế hoạch cụ thể để phối hợp với phụ nhuynh học sinh, những kiến thứccung cấp cho trẻ ở trường trao đổi để về nhà phụ huynh ôn luyện cho trẻ nhớ lâu vàsâu hơn và trao đổi với phụ huynh để nắm tình hình đặc điểm của trẻ Động viênphối hợp phụ huynh cung cấp nguyên vật liệu phế thải để làm đồ dùng dạy học chotrẻ

Cơ sở vật chất đầy đủ về số lượng, đảm bảo tuyệt đối an toàn cho trẻ, đồ dùngtrực quan đẹp đầy đủ màu sắc, nội dung phong phú để kích thích tính tò mò vàgiúp trẻ tích cực tham gia vào mọi hoạt động

d Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp

Từ những biện pháp và những giải pháp trên cho thấy chúng có mối quan hệchặt chẻ với nhau, để hỗ chợ cho nhau, một trong những biện pháp hay giải phápkhông thực hiện thì quá trình thực hiện rời rạc và dẫn đến kết quả trên trẻ đạtkhông cao

e Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

*Kết quả khảo nghiệm:

Tính khả thi các biện pháp: Từ các biện pháp đã xây dựng đưa vào thực tế dạy

trẻ tôi thấy rất phù hợp và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ, giúp trẻ hoạt động tích cực,

tư duy, trí nhớ, chú ý, tưởng tượng, phát triển đặc biệt ngôn ngữ phát triển tăngvốn hiểu biết cho trẻ phù hợp với yêu cầu đổi mới của ngành học mầm non

*Tính hiệu quả của biện pháp :

+ Trẻ tích cực hoạt động, nhiều chiều giữa cô và trẻ, giữa trẻ với trẻ

Trang 21

+ Thông qua trò chơi giúp trẻ phát triển óc sáng tạo, Trí nhớ, tư duy và cácgiác quan nhanh nhẹn, qua vui chơi tạo cho trẻ tinh thần thoải mái tiếp thu kiếnthức nhẹ nhàng

+ Đồ dùng trực quan đẹp đa dạng hấp dẫn phong phú, trẻ rất hứng thú học tậpkhông bị nhàm chán và ghi nhớ tái tạo phát triển, giúp trẻ hoạt động sáng tạo

+ Trong biện pháp hệ thống câu hỏi rất quan trọng tạo điều kiện phát triển trítuệ cho trẻ từ câu hỏi đã kích thích trẻ hoạt động sáng tạo

+ Dạy trẻ học vừa sức đã tạo sự thống nhất hài hòa cho từng độ tuổi và đặcbiệt là nhận thức của trẻ

+ Trong biện pháp giáo dục ttrẻ ở hoạt động chung cũng như hoạt động mọilúc mọi nơi phải có hệ thống khoa học, thống nhất tạo sự tiếp thu cho trẻ một cách

lô gic Từ đó trẻ phát huy tính tích cực trong mọi hoạt động

II.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu

Qua biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học, điều tratrước thực nghiệm điều tra mức độ hoàn thành biểu tượng hình thành ở 2 giai đoạn,giai đoạn đầu diễn ra điều tra 40 cháu

Kết quả trước khi thực nghiệm

Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu

Kết quả sau khi thực nghiệm

Trang 22

Sĩ số Giỏi Khá Trung bình Yếu

Việc giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn khám phá khoa học cho trẻ mẫu giáo lớnthông qua hoạt động chung là hoạt động chung là một trong những nội dung lớncủa việc cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi nhằm phát triển trí tuệ, tư duy, tưởng tượng vàcác mặt khác của nhân cách phát triển toàn diện ở trẻ mầm non, góp phần cho trẻhọc ở phổ thông sau này

III Phần kết luận, kiến nghị

III.1 Kết luận:

Sau khi xây dựng biện pháp trên nhận thức của giáo viên Nhìn chung việc đổimới của ngành học mầm non hiện nay là rất phù hợp với yêu cầu đổi mới của đấtnước để đáp ứng với yêu cầu đòi hỏi giáo viên mầm non phải học tập để nâng caotrình độ tiếp cận với chương trình đổi mới được dể dàng hơn

Sau khi xây dựng biện pháp trên cho thấy nhận thức của giáo viên về hìnhthành số lượng cho trẻ rất hữu ích Nhìn chung việc đổi mới của ngành học mầmnon hiện nay là rất phù hợp với yêu cầu đổi mới của đất nước, để đáp ứng với yêucầu đòi hỏi giáo viên mầm non phải học tập để nâng cao trình độ tiếp cận vớichương trình đổi mới được dể dàng hơn

Trong môi trường xung quanh đều mang những dấu hiệu nhất định như: màusắc, hình dạng, kích thước, số lượng, vị trí sắp sếp trong không gian Dựa vàonhững đấu hiệu này mà con người phân biệt vật này với vật khác, như so sánh,thêm bớt, chia nhóm số lượng của 2 nhóm đối tượng mang những dấu hiệu bênngoài của một vật cụ thể Dựa vào chúng mà con người có thể tiến hành so sánhcác nhóm các vật khác nhau theo dấu hiệu số lượng

Những biểu hiện số lượng của trẻ 5 – 6 tuổi ngày một phát triển càng lớn thìquá trình tri giác của trẻ càng hoàn thiện Do đó trẻ nhận biết hình dạng cùng cácchi tiết của nó ngày càng chính xác hơn Hơn nửa nội dung phân biệt ngày càngphức tạp thì trí tuệ của trẻ ngày càng phải hoạt động tích cực hơn Trẻ tích cực hoạt

Trang 23

động làm cho quá trình suy luận của trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi ngày càng phát triển.Nhiều trẻ có khả năng tạo ra số lượng mới từ những gì đã biết

Trang 25

MỤC LỤC

I Phần mở đầu Trang

1

I.1 Lý do chọn đề tài Trang 1I.2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài Trang 2I.3 Đối tượng ghiên cứu Trang 3I.4 Phạm vi nghiên cứu Trang 3I.5 Phương pháp nghiên cứu Trang3

II Phần nội dung Trang 3

II.1.Cơ sở lý luận Trang 3II.2.Thực trạng Trang 4

a Thuận lợi, khó khăn Trang 4

b Thành công hạn chế Trang 4

c Mặt mạnh, mặt yếu Trang 5

d Nguyên nhân, các yếu tố tác động Trang 5

e Phân tích đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra Trang 6II.3 Giải pháp và biện pháp Trang 7

a Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Trang 7

b Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp Trang 7

c Điều kiện để thực hiện giải pháp Trang 15

d Mối quan hệ giữa các biện pháy và giải pháp Trang 15

e Kết quả khảo nghiệm, giá trị KH của vấn đề nghiên cứu Trang 15II.4 Kết quả Trang 16

III Kết luận, kiến nghị Trang 17

III.1 Kết luận Trang 17III.2 Kiến nghị Trang 17

Trang 26

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Tâm lý học đại cương (Của trường ĐHSP Hà Nội)

2 Tâm lý học mầm non (Của trường ĐHSP Hà Nội)

3 Sách chương trình chăm sóc giáo dục trẻ 5 - 6 tuổi

4 Sách phương pháp giúp trẻ khám phá khoa hoc cho trẻ mầm non.

Trang 27

Hết

Ngày đăng: 05/01/2018, 18:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w