1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho dự án đầu tư kinh doanh bất động sản của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (LV thạc sĩ)

103 382 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 103
Dung lượng 1,08 MB

Nội dung

Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho dự án đầu tư kinh doanh bất động sản của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (LV thạc sĩ)Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho dự án đầu tư kinh doanh bất động sản của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (LV thạc sĩ)Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho dự án đầu tư kinh doanh bất động sản của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (LV thạc sĩ)Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho dự án đầu tư kinh doanh bất động sản của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (LV thạc sĩ)Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho dự án đầu tư kinh doanh bất động sản của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (LV thạc sĩ)Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho dự án đầu tư kinh doanh bất động sản của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (LV thạc sĩ)Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho dự án đầu tư kinh doanh bất động sản của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (LV thạc sĩ)Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho dự án đầu tư kinh doanh bất động sản của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (LV thạc sĩ)Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho dự án đầu tư kinh doanh bất động sản của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh (LV thạc sĩ)

Trang 1

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KHÁCH SẠN TÂN HOÀNG MINH

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng

NGUYỄN THU HIỀN

HÀ NỘI - 2017

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 2

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho dự án đầu tư kinh doanh bất động sản của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách

sạn Tân Hoàng Minh

Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng

Họ và tên: Nguyễn Thu Hiền NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN MINH HẰNG

Hà Nội - 2017

Trang 3

Tôi xin cam đoan đề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho

dự án đầu tư kinh doanh bất động sản của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh” là đề tài nghiên cứu độc lập của riêng tôi, được đưa

ra dựa trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá các số liệu tại Công ty TNHHThương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh Các số liệu là trung thực và chưađược công bố tại các công trình nghiên cứu có nội dung tương đồng nào khác

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

Tác giả

Nguyễn Thu Hiền

Trang 4

Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn này, tôi đã nhận được sựgiúp đỡ nhiệt tình từ các cơ quan, tổ chức và cá nhân Nhân đây, tôi xin gửi lời cảm

ơn sâu sắc lòng biết ơn chân thành đến các tập thể, cá nhân đã tạo điều kiện và giúp

đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài

Trước hết tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học Ngoạithương, Phòng Đào tạo và Khoa Sau đại học của trường cùng tập thể các thầy côgiáo, những người đã trang bị kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập vànghiên cứu tại trường

Với lòng biết ơn chân thành và sâu sắc nhất, tôi xin trân trọng cảm ơn TS.Nguyễn Minh Hằng, người đã trược tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiêncứu và hoàn thiện đề tài

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến các đồng nghiệp tại Công ty TNHHThương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh đã giúp đỡ tôi thu thập thông tin

và tổng hợp số liệu trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn này

Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ

và đóng góp nhiều ý kiến quý báu để tôi có thể hoàn thiện luận nghiên cứu này

Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn chế, luận văn được hoàn thiệnkhông thể tránh khỏi những sơ suất thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiếncủa các thầy cô giáo cùng các bạn

Xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày tháng năm 2017

TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thu Hiền

MỤC LỤC

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN .i

LỜI CẢM ƠN .ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ viii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ix

MỞ ĐẦU .1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu .2

3 Mục đích nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .2

5 Phương pháp nghiên cứu .3

5 Kết cấu luận văn .3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ HUY ĐỘNG VỐN CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN .4

1 1 Vốn và các nguyên tắc huy động vốn 4

1.1.1 Vốn của doanh nghiệp .4

1.1.2 Các nguyên tắc huy động vốn 8

1.2 Các hình thức huy động vốn phổ biến .9

1.2.1 Huy động vốn Nợ phải trả 12

1.2.2 Huy động vốn chủ sở hữu 23

1.3 Quy trình huy động vốn 24

1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn .25

1.4.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp .25

1.4.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 26

1.5 Những tiêu chí đánh giả hiệu quả huy động vốn .28

1.5.1 Sự tăng trưởng ổn định về số lượng và thời gian 28

1.5.2 Lượng vốn huy động của doanh nghiệp có đáp ứng được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 29

1.5.3 Lãi suất huy động .29

1.5.4 Rủi ro nguồn vốn doanh nghiệp huy động 29

1.5.5 Lợi ích từ nguồn vốn huy động mang lại .30

1.6 Huy động vốn cho dự án đầu tư kinh doanh bất động sản .31

Trang 6

pháp lý liên quan 31

1.6.2 Một số hạn chế về huy động vốn cho dự án đầu tư kinh doanh bất động sản ở Việt Nam hiện nay .35

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KHÁCH SẠN TÂN HOÀNG MINH .37

2.1 Tổng quan về công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh 37

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 37

2.1.2 Cơ cấu tổ chức Công ty 40

2.1.3 Tình hình tài chính của Công ty 40

2.1.4 Các dự án bất động sản đang phát triển 44

2.2 Các hình thức huy động vốn công ty đang sử dụng 46

2.2.1 Tín dụng ngân hàng .47

2.2.2 Tín dụng thương mại 48

2.2.3 Các nguồn nợ phải trả khác .49

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn .50

2.3.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp .50

2.4 Phân tích đánh giá tình hình huy động vốn của 2 dự án Hoàng Cầu, Nguyễn Văn Huyên 54

2.4.1 Thực trạng hoạt động huy động vốn của hai dự án D’.Le Pont D’ or Hoàng Cầu, D’ Palais De Louis Nguyễn Văn Huyên 54

2.4.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn cho hai dự án D’.Le Pont D’ or Hoàng Cầu, D’Palais De Louis Nguyễn Văn Huyên của công ty Tân Hoàng Minh 58

2.5 Nhận xét về hoạt động huy động vốn của công ty .63

2.5.1 Điểm mạnh 63

2.5.2 Điểm yếu .64

2.5.3 Nguyên nhân .65

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KHÁCH SẠN 66

TÂN HOÀNG MINH .66

3.1 Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn cho dự án đầu tư kinh doanh bất động sản của Công ty trong thời gian tới .66

3.1.1 Định hướng phát triển hoạt động huy động vốn 66

Trang 7

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho dự án đầu tư

kinh doanh bất động sản của Công ty trong thời gian tới .67

3.2.1 Kế hoạch huy động vốn, trả nợ hiệu quả .68

3.2.2 Đầu tư bằng vốn chủ sở hữu 69

3.2.3 Huy động vốn từ khách hàng .70

3.2.4 Huy động tín dụng ngân hàng .71

3.2.5 Huy động tín dụng thương mại từ nhà cung cấp 72

3.2.6 Phát hành trái phiếu dự án 72

3.2.7 Huy động vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, vốn hợp tác kinh doanh

72

3.2.8 Chứng khoán hóa các dự án bất động sản 73

3.2.9 Hình thành quỹ đầu tư tín thác cho thị trường bất động sản .74

3.2.10 Các phương thức khác .74

KẾT LUẬN .75

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .76

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN .ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .vi

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ VÀ HÌNH VẼ viii

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN ix

MỞ ĐẦU .1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu .2

3 Mục đích nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .2

5 Phương pháp nghiên cứu .2

5 Kết cấu luận văn .2

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ HUY ĐỘNG VỐN CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN .4

1 1 Vốn và các nguyên tắc huy động vốn 4

1.1.1 Vốn của doanh nghiệp .4

1.1.2 Các nguyên tắc huy động vốn 8

Trang 8

1.2.1 Huy động vốn Nợ phải trả 12

1.2.2 Huy động vốn chủ sở hữu 23

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn .24

1.3.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp .24

1.3.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 25

1.4 Những tiêu chí đánh giả hiệu quả huy động vốn .27

1.4.1 Sự tăng trưởng ổn định về số lượng và thời gian 27

1.4.2 Lượng vốn huy động của doanh nghiệp có đáp ứng được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 27

1.4.3 Lãi suất huy động .27

1.4.4 Rủi ro nguồn vốn doanh nghiệp huy động 28

1.4.5 Lợi ích từ nguồn vốn huy động mang lại .28

1.5 Huy động vốn cho dự án đầu tư kinh doanh bất động sản .29

1.5.1 Dự án đầu tư kinh doanh bất động sản - các khái niệm và văn bản pháp lý liên quan 29

1.5.2 Một số vấn đề về huy động vốn cho dự án đầu tư kinh doanh bất động sản ở Việt Nam hiện nay .34

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KHÁCH SẠN TÂN HOÀNG MINH .37

2.1 Tổng quan về công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh 37

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 37

2.1.2 Cơ cấu tổ chức Công ty 40

2.1.3 Tình hình tài chính của Công ty 40

2.1.4 Các dự án bất động sản đang phát triển 44

2.2 Các hình thức huy động vốn công ty đang sử dụng 46

2.2.1 Tín dụng ngân hàng .47

2.2.2 Tín dụng thương mại 48

2.2.3 Các nguồn nợ phải trả khác .48

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn .49

2.3.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp .49

2.3.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 51

2.4 Phân tích đánh giá tình hình huy động vốn của 2 dự án Hoàng Cầu, Nguyễn Văn Huyên 53

Trang 9

Hoàng Cầu, D’ Palais De Louis Nguyễn Văn Huyên 53

2.4.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn cho hai dự án D’.Le Pont D’ or Hoàng Cầu, D’Palais De Louis Nguyễn Văn Huyên của công ty Tân Hoàng Minh 57

2.5 Nhận xét về hoạt động huy động vốn của công ty .62

2.5.1 Điểm mạnh 62

2.5.2 Điểm yếu .63

2.5.3 Nguyên nhân .64

PHẦN 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KHÁCH SẠN 65

TÂN HOÀNG MINH .65

3.1 Định hướng phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản của Công ty trong thời gian tới 65

3.1.1 Định hướng phát triển 65

3.1.2 Mục tiêu phát triển 65

3.2 Giải pháp khắc phục những điểm yếu trong quá trình huy động vốn của hai dự án Hoàng Cầu và Nguyễn Văn Huyên 66

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho dự án đầu tư kinh doanh bất động sản của Công ty trong thời gian tới .66

3.2.1 Đầu tư bằng vốn chủ sở hữu 67

3.2.2 Huy động vốn từ khách hàng .68

3.2.3 Huy động tín dụng ngân hàng .70

3.2.4 Huy động tín dụng thương mại từ nhà cung cấp 70

3.2.5 Phát hành trái phiếu dự án 71

3.2.6 Huy động vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, vốn hợp tác kinh doanh

71

3.2.7 Các phương thức khác .71

KẾT LUẬN .73

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .74

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN .ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ .viii

Trang 10

TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN x

MỞ ĐẦU .1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu .2

3 Mục đích nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .3

5 Phương pháp nghiên cứu .3

5 Kết cấu luận văn .3

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ HUY ĐỘNG VỐN CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN .4

1 1 Vốn và các nguyên tắc huy động vốn 4

1.1.1 Vốn của doanh nghiệp .4

1.1.2 Các nguyên tắc huy động vốn 8

1.1.2.1 Nguyên tắc kịp thời .8

1.1.2.2 Nguyên tắc hiệu quả 9

1.1.2.3 Nguyên tắc số lượng và thời gian 9

1.1.2.4 Nguyên tắc giảm thiểu chi phí giao dịch 9

1.2 Các hình thức huy động vốn phổ biến .10

1.2.1 Huy động vốn Nợ phải trả 12

1.2.1.1 Nguồn tài trợ ngắn hạn 12

1.2.1.2 Nguồn tài trợ dài hạn .18

1.2.2 Huy động vốn chủ sở hữu 23

1.2.2.1 Tăng vốn điều lệ .23

1.2.2.2 Quỹ khấu hao .26

1.2.2.3 Các quỹ khác 27

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn .27

1.3.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp .27

1.3.1.1 Sự phát triển của nền kinh tế - tài chính toàn cầu và Việt Nam .27

1.3.1.2 Hệ thống Chính sách, luật pháp 28

1.3.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 28

Trang 11

1.3.2.2 Uy tín của doanh nghiệp 29

1.3.2.3 Phương thức huy động vốn của doanh nghiệp .29

1.4 Những tiêu chí đánh giả hiệu quả huy động vốn .30

1.4.1 Sự tăng trưởng ổn định về số lượng và thời gian 30

1.4.2 Lượng vốn huy động của doanh nghiệp có đáp ứng được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 30

1.4.3 Lãi suất huy động .30

1.4.4 Rủi ro nguồn vốn doanh nghiệp huy động 31

1.4.5 Lợi ích từ nguồn vốn huy động mang lại .31

1.5 Huy động vốn cho dự án đầu tư kinh doanh bất động sản .32

1.5.1 Dự án đầu tư kinh doanh bất động sản - các khái niệm và văn bản pháp lý liên quan 32

1.5.1.1 Khái niệm .32

1.5.1.2 Một số văn bản Pháp lý liên quan đến dự án đầu tư kinh doanh bất động sản 35

1.5.1.3 Tổng quan về thị trường bất động sản Việt Nam 36

1.5.2 Một số vấn đề về huy động vốn cho dự án đầu tư kinh doanh bất động sản ở Việt Nam hiện nay .37

CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KHÁCH SẠN TÂN HOÀNG MINH .40

2.1 Tổng quan về công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh 40

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 40

2.1.2 Cơ cấu tổ chức Công ty 43

2.1.3 Tình hình tài chính của Công ty 43

2.1.3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 43

2.1.3.2 Tình hình tài sản – nguồn vốn .44

2.1.4 Các dự án bất động sản đang phát triển 47

2.1.4.1 Các dự án đang đầu tư xây dựng .47

2.1.4.2 Các dự án đã hoàn thành giai đoạn huy động vốn 48

Trang 12

2.2.1 Tín dụng ngân hàng .50

2.2.2 Tín dụng thương mại 51

2.2.3 Các nguồn nợ phải trả khác .51

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn .52

2.3.1 Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp .52

2.3.2 Các yếu tố bên trong doanh nghiệp 54

2.4 Phân tích đánh giá tình hình huy động vốn của 2 dự án Hoàng Cầu, Nguyễn Văn Huyên 56

2.4.1 Thực trạng hoạt động huy động vốn của hai dự án D’.Le Pont D’ or Hoàng Cầu, D’ Palais De Louis Nguyễn Văn Huyên 56

2.4.1.1 Dự án D’.Le Pont D’ or Hoàng cầu 56

2.4.1.2 Dự án D’.Palais De Louis Nguyễn Văn Huyên .58

2.4.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động huy động vốn cho hai dự án D’.Le Pont D’ or Hoàng Cầu, D’Palais De Louis Nguyễn Văn Huyên của công ty Tân Hoàng Minh 60

2.4.2.1 Sự tăng trưởng ổn định về số lượng và thời gian 60

2.4.2.2 Mức độ đáp ứng của nguồn vốn huy động với nhu cầu vốn .61

2.4.2.3 Lãi suất huy động .61

2.4.2.4 Rủi ro nguồn vốn doanh nghiệp huy động 61

2.4.2.5 Lợi ích từ nguồn vốn huy động mang lại 64

2.5 Nhận xét về hoạt động huy động vốn của công ty .65

2.5.1 Điểm mạnh 65

2.5.1.1 Khả năng huy động Tín dụng thương mại tốt .65

2.5.1.2 Khả năng huy động vốn từ ngân hàng tốt .66

2.5.1.3 Chi phí lãi vay hợp lý .66

2.5.2 Điểm yếu .66

2.5.3 Nguyên nhân .67

PHẦN 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CHO CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ KHÁCH SẠN 69

Trang 13

3.1 Định hướng phát triển hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản của

Công ty trong thời gian tới 69

3.1.1 Định hướng phát triển 69

3.1.2 Mục tiêu phát triển 69

3.2 Giải pháp khắc phục những điểm yếu trong quá trình huy động vốn của hai dự án Hoàng Cầu và Nguyễn Văn Huyên 70

3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho dự án đầu tư kinh doanh bất động sản của Công ty trong thời gian tới .70

3.2.1 Đầu tư bằng vốn chủ sở hữu 71

3.2.2 Huy động vốn từ khách hàng .72

3.2.3 Huy động tín dụng ngân hàng .74

3.2.4 Huy động tín dụng thương mại từ nhà cung cấp 74

3.2.5 Phát hành trái phiếu dự án 75

3.2.6 Huy động vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, vốn hợp tác kinh doanh

75

3.2.7 Các phương thức khác .75

KẾT LUẬN .77

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .78

Trang 14

Từ viết tắt Tiếng Việt

BĐS Bất động sản

CĐT Chủ đầu tư

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct InvestmnetFTA Hiệp định thương mại tự do (Free Trade Agreement)GDP Tổng sản phẩm quốc nội

IRR Suất hoàn vốn nội bộ (Internal Rate of Return)

NPV Giá trị hiện tại ròng (Net Present Value)

QLDN Quản lý doanh nghiệp

ROA Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (Return on Asset)

ROE Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (Return on Equity)TNHH Trách nhiệm hữu hạn

WTO Tổ chức thương mại thế giới (World Trade Organnization)

Trang 15

Bảng 1.1 Những đặc điểm của Nợ phải trả và Vốn cổ phần 10 Bảng 1.2 Những khác biệt chủ yếu giữa nguồn Nợ ngắn hạn và dài hạn 11 Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh giai đoạn 2013-2016 414043 Bảng 2.2 Tình hình tài sản của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh giai đoạn 2013-2016 424144 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu tài sản của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh giai đoạn 2013-2016 424245 Bảng 2.3: Bảng cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh giai đoạn 2013-2016 434346 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh giai đoạn 2013-2016 434346 Bảng 2.4: Các nguồn tín dụng ngân hàng của Công ty Tân Hoàng Minh.474750

từ năm 2013-2016 474750 Bảng 2.5 Các nguồn tín dụng thương mại của Công ty Tân Hoàng Minh từ năm 2013-2016 484851 Bảng 2.6 Các nguồn nợ phải trả khác của Công ty Tân Hoàng Minh 494952

từ năm 2013-2016 494952 Biểu đồ 2.3: Tổng thu nhập quốc dân GDP Việt Nam từ năm 2012 - 2016 505053 Biểu đồ 2.4: GPP bình quân của Việt Nam từ năm 2012 – 2016 515154 Bảng 2.7: Nhu cầu vốn đầu tư của dự án D’ Le Pont D’ or Hoàng Cầu 545356 Bảng 2.8 Tiến độ huy động vốn cho Dự án D’ Le Pont D’ or Hoàng Cầu 555457 Bảng 2.9 Nhu cầu vốn đầu tư dự án D’ Palais De Louis Nguyễn Văn Huyên, Cầu Giấy, Hà Nội 565558 Bảng 2.10 Tiến độ huy động vốn cho dự án chung cư cao cấp D’Palais De Louis – Nguyễn Văn Huyên – Cầu Giấy – Hà Nội 575659 Bảng 2.11: Sự tăng trưởng vốn huy động cho hai dự án Hoàng Cầu và Nguyễn Văn Huyên của Công ty Tân Hoàng Minh từ năm 2013 – 2016 585760 Bảng 2.12 Chỉ số thanh toán ngắn hạn của Công ty Tân Hoàng Minh từ năm

2013 – 2016 605962 Bảng 2.13 Khả năng thanh toán nhanh của Công ty TNHH Thương mại dịch

vụ khách sạn Tân Hoàng Minh giai đoạn 2013-2016 616063 Bảng 2.14 Khả năng thanh toán nhanh của Công ty TNHH Thương mại dịch

vụ khách sạn Tân Hoàng Minh giai đoạn 2013-2016 626164

Trang 17

Sơ đồ 1.1: Các nguồn vốn của doanh nghiệp 10

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh 404043

Trang 18

Với đĐề tài “Nâng cao hiệu quả huy động vốn cho dự án đầu tư kinh doanhbất động sản của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh”trong tình hình kinh tế hiện nay là rất cần Với lý do là sẽđược thực hiện nhằm giúpdoanh nghiệp có giải pháp huy động vốn từ những nguồn phù hợp với một chi phívốn chấp nhận và để doanh nghiệp sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn huy động.

Đề tài có cấu trúc 3 chương.,Cchương một giới thiệu về lý thuyết tổng quan

về huy động vốn dự án đầu tư kinh doanh bất động sản với những nội dung cơ bảnsau: các nguyên tắc huy động vốn, hình thức huy động vốn, nguồn vốn và các nhân

tố tác động đến huy động vốn.; Trong chương hai, đề tài tìm hiểu thực trạng nângcao hiệu quả huy động vốn các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản của doanhnghiệpCông ty TNHH Tân Hoàng Minh, và đánh giá cách huy động vốn,của doanhnghiệp và sau đó xem xét các điểm mạnh và điểm yếu của Công ty.; chương ba đưa

ra những giải pháp huy động vốn cho các dự án BĐS lớn của doanh nghiệp

Sau khi phân tích chương 2 và phân tích nhu cầu vốn của các dự án tại TânHoàng Minh thì thấy rằng hoạt động huy động vốn cho các dự án đầu tư BĐS củacông ty hiện tại khá tốt Tuy nhiên, có một vài điểm mất cân đối trong dòng tiềnthanh toán và nguồn vốn huy động chủ yếu phụ thuộc vào ngân hàng

Từ nghiên cứu lý thuyết chương 1, phân tích thực trạng Công ty ở chương 2,tại chương 3 tác giả cũng đã đưa được một số giải pháp huy động vốn , đây là điềumấu chốt của đề tàiđể nâng cao hiệu quả huy động vốn cho các dự án đầu tư kinhdoanh BĐS của Công ty Những giải phải huy động vốn được đưa ra là: Tận dụngchính sách huy động vốn từ khách hàng, tái cơ cấu, chuyên nghiệp hóa hoạt động tàichính để công ty có cơ hội tiếp cận với nhiều nguồn vốn khác như vốn đầu tư nướcngoài, hợp tác kinh doanh, phát hành trái phiếu hay cổ phần hóa để huy động vốnbằng cách niêm yết công ty trên sàn chứng khoán

Trang 19

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong quá trình hoạt động kinh doanh, vốn trở thành nguồn lực rất cần thiếtcho các doanh nghiệp ở mọi lĩnh vực, việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lựcnày là yếu tố quyết định cho sự hưng thịnh hay suy vong của doanh nghiệp

Muốn thành công trong kinh doanh, trước hết dDoanh nghiệp phải dámđương đầu với một thử thách huy động nguồn vốn cơ bản cho Công ty Huy độngvốn và sử dụng nguồn vốn huy động sao cho hiệu quả là một bài toán mà cácdoanh nghiệp phải luôn luôn tìm cách giải quyết Doanh nghiệp muốn phồn thịnh vàphát triển thì phải có những phương pháp huy động vốn hết sức hiệu quả

Những năm qua, BĐS đang là lĩnh vực kinh doanh hấp dẫn, thu hút đượcnhiều vốn đầu tư của doanh nghiệp trong và ngoài nước Tuy nhiên, năm 2008 nướctatrong giai đoạn hiện nay, các doanh nghiệp kinh doanh BĐS đang phải đối mặtvới rất nhiều khó khăn do hậu quả của một số sai lầm trong chính sách vĩ mô nhữngnăm trước đây, dẫn đến lạm phát cao, tăng trưởng chậm lại, tín dụng thắt chặt, thịtrường chứng khoán bất ổn, thị trường bất động sản trầm lắng… điều đó tác độngtrực tiếp đến các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BĐS, đặc biệt là cácdoanh nghiệp trong nước yếu vốn

Vậy tìm đâu ra nguồn vốn và làm thế nào để giải bài toán về vốn một cáchhiệu quả nhất? Câu hỏi đó luôn luôn làm đau đầu cho các nhà đầu tư trong lĩnh vựcBĐS Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh cũng làmột doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực BĐS, vì thế những nhà quản trị mà đặcbiệt là quản trị tài chính của doanh nghiệp cũng rất đau đầu với những dự án lớnmới cần nguồn vốn lớn để hoạt động

Hiện nay Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh

có các dự án như: Dự án toàn nhà văn phòng cho thuê 290 Nam Kỳ Khởi Nghĩa; Dự

án Song Hồ Apartment; Dự án đầu tư xây dựng chung cư cao cấp D’ Palais DeLouis; Dự án D’ Le Pont D’ or; Dự án D’ Le Roi Soleil; Dự án D’ Eldorado PhúThượng; Dự án D’ Eldorado Phú Thanh; Dự án 94 Lò Đúc;v.v…

Trang 20

Là nhân viên Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân HoàngMinh, đồng thời đang trong thời gian viết luận văn tốt nghiệp cao học, tôi nhận thấyđây là cơ hội thuận lợi để tập trungVới mục đích nghiên cứu, phân tích tình hình tàichính và đề xuất các giải pháp huy động vốn thực hiện các dự án bất động sản củaCông ty, do đó tôi quyết định chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho các dự án bất động sản của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh” một mặt nâng cao hiểu biết của mình trong lĩnh vực đầu tư,kinh doanh bất động sản, lĩnh vực tài chính, hoàn thành luận văn tốt nghiệp cao học,mặt khác đưa ra một số gợi ý về huy động vốn để Công ty tham khảo.

2 Tình hình nghiên cứu

Hiện nay, đã có những đề tài nghiên cứu về vấn đề huy động vốn của doanhnghiệp, của ngân hàng Cụ thể như:

1 Luận văn thạc sĩ Khoa Quản Trị Kinh Doanh, Đại học Kinh Tế Quốc

Dân, 2013 đề tài “Huy động vốn cho các dự án bất động sản của Công

ty Cổ Phần Thanh Bình Hà Hội” Tác giả: Trương Tuấn Anh.

2 Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Thương mại, Đại học Ngoại thương,

2010, đề tài “Giải pháp tăng cường huy động vốn tại ngân hàng thương

mại cổ phần ngoại thương Việt Nam” Tác giả: Nguyễn Thị Lan Phương

3 Luận văn thạc sĩ Khoa Tài chính ngân hàng, Đại học Kinh Tế Quốc Dân,

2014, đề tài “Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ

phần Quân đội – chi nhánh Tây Hồ Hà Nội” Tác giả: Trương Thị Hài Yến

Cũng đã có một số đề tài nghiên cứu về vấn đề huy động vốn cho dự án đầu

tư kinh doanh bất động sản, nhưng chưa có đề tài nào nghiên cứu về hiệu quả hoạt động huy động vốn cho dự án đầu tư kinh doanh bất động sản của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh

3 Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài nhằm một số mục đích sau: Nâng cao hiểu biết củangười nghiên cứu trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản, lĩnh vực tài chính;

Trang 21

Giải quyết nhu cầuđề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng vốn đểtài trợ cho các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản của Công ty TNHH Thươngmại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh tham gia đầu tư.Ngoài ra, việc nghiên cứu

đề tài còn có một số ý nghĩa: Khi có đầy đủ vốn, Công ty TNHH Thương mại Dịch

vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh sẽ cung cấp ra thị trường một số lượng lớn các căn

hộ và diện tích văn phòng cho thị trường Hà Nội nói riêng và thị trường cả nước nóichung, góp phần giải quyết nhu cầu bức thiết của nhân dân về nhà ở và của doanhnghiệp về văn phòng, gián tiếp làm tăng tính hấp dẫn cho môi trường đầu tư toàn xãhội

Tạo công ăn việc làm, giúp ổn định đời sống của cán bộ công nhân viên.Tạo ra lợi nhuận cho các nhà đầu tư gồm: bên vay và bên cho vay, đồng thờiđóng góp vào ngân sách thông qua các khoản thuế

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu các dự án bất động sản của Công tyTNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh và các hình thức huyđộng vốn đang được sử dụng cho các dự án này phổ biến ;Tình hình tài chính củaCông ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh; Nhu cầu vốn đầu

tư cho các dự án bất động sản của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạnTân Hoàng Minh

Phạm vi nghiên cứu: Các báo cáo tài chính, các dự án bất động sản Công tyTNHH Thương mại Dịch vụ Khách sạn Tân Hoàng Minh đang tham gia đầu tưtrong giai đoạn 2013-2016

5 Phương pháp nghiên cứu

Để nghiên cứu đề tài, học viên sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếusau: phương pháp tiếp cận và phân tích, hệ thốngtổng hợp, tổng kếtnghiên cứu điểnhình, tổng hợp, thống kê, so sánh duy vật biện chứng, duy vật lịch sử

5 Kết cấu luận văn

Trang 22

Trong luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo,luận văn chia làm 3 chương.

Chương 1: Cơ sở lý luận về huy động vốn của doanh nghiệp và huy động vốn cho dự án đầu tư kinh doanh bất động sản.

Chương 2: Thực trạngTình hình huy động vốn cho dự án kinh doanh bất động sản của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh.

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn cho các dự

án bất động sản của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ khách sạn Tân Hoàng Minh.

Trang 23

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VỐN, HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ HUY ĐỘNG VỐN CHO DỰ ÁN ĐẦU TƯ

HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

BẤT ĐỘNG SẢN

1 1 Vốn và các nguyên tắc huy động vốn

1.1.1 Vốn của doanh nghiệp

Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanhđều cần phải có các tài sản nhất định Biểu hiện hình thái giá trị của các tài sản đóchính là vốn của doanh nghiệp Vì vậy, điều đầu tiên doanh nghiệp cần phải có làmột lượng vốn nhất định Chỉ khi nào có vốn doanh nghiệp mới có thể đầu tư cácyếu tố đầu vào để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh

Trên thực tế, có rất nhiều định nghĩa về vốn của doanh nghiệp Theo DavidBegg, Standley Fischer, Rudige Darnbusch trong cuốn “Kinh tế học vĩ mô”: “Vốn

là một loại hàng hoá nhưng được sử dụng tiếp tục vào quá trình sản xuất kinh doanhtiếp theo Có hai loại vốn là vốn hiện vật và vốn tài chính Vốn hiện vật là dự trữcác loại hàng hoá đã sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ khác Vốn tài chính là tiềnmặt, tiền gửi ngân hàng Đất đai không được coi là vốn.” (David Begg, Standley

Fischer, Rudige Darnbusch, Kinh tế học vĩ mô, Nhà xuất bản Thống kê, 2008)

Trong cuốn Từ điển Longman rút gọn về tiếng Anh kinh doanh, vốn đượcđịnh nghĩa:

“Vốn là tài sản tích luỹ được sử dụng vào sản xuất nhằm tạo ra lợi ích lớnhơn; đó là một trong các yếu tố của quá trình sản xuất (các yếu tố khác là đất đai vàlao động) Trong kinh doanh, vốn được coi là giá trị của tài sản hữu hình được tínhbằng tiền, nghĩa là tài sản dưới dạng không phải bằng tiền như nhà xưởng, máy mócthiết bị, dự trữ nguyên vật liệu”

Các quan niệm đã nêu về vốn đều phản ánh được khía cạnh nào đó liên quanđến nguồn lực tài chính của doanh nghiệp, tuy nhiên, các khái niệm đó được trìnhbày dưới các góc nhìn khác nhau và mục tiêu nghiên cứu khác nhau, vì vậy chưa thể

Trang 24

hiện một cách nhìn tổng thể về vốn của doanh nghiệp.Vốn có thể có nhiều dạngkhác nhau được phân nhóm thành hai loại: Vốn bằng hiện vật và vốn bằng tiền.Vốn bằng tiền được coi là nguồn tài chính của doanh nghiệp Nguồn tài chính này

là cơ sở để có được các điều kiện sản xuất, tức là các yếu tố đầu vào như nhàxưởng, địa điểm sản xuất kinh doanh, thiết bị, nguyên vật liệu và các điều kiệnkhác

Vốn của doanh nghiệp còn có thể được hiểu theo nghĩa hẹp là số tiền và tàisản hữu hình khác, doanh nghiệp có được nguồn tài chính của chính mình, tức làkhông tính đến nguồn tài chính doanh nghiệp có được nhờ đi vay Tuy nhiên, trênthực tế, người ta thường dùng vốn theo nghĩa rộng để chỉ toàn bộ nguồn lực tàichính của doanh nghiệp, không phân biệt nguồn huy động

Trong rất nhiều các khái niệm về vốn, khái niệm được chấp nhận rộng rãi

nhất là: “Vốn của doanh nghiệp là biểu hiện dưới hình thái giá trị của toàn bộ tài sản hữu hình và tài sản vô hình được đầu tư vào kinh doanh nhằm mục đích tìm kiếm lợi nhuận” (PGS.TS Vũ Duy Hào, PGS.TS Đàm Văn Huệ, Quản trị tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Giao thông vận tại, 2009)

Vốn của doanh nghiệp có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.Với mỗi tiêu thức, vốn sẽ được nhìn nhận và xem xét dưới mỗi góc độ khác nhau,

từ đó thấy được các hình thái vận động của vốn, đặc tính của vốn để sử dụng vốn cóhiệu quả

Căn cứ theo đặc điểm luân chuyển của vốn: chia làm 2 loại: vốn cố định và

vốn lưu động

Vốn cố định của doanh nghiệp là một bộ phận của vốn sản xuất kinh doanh,

là khoản đầu tư ứng trước hình thành nên tài sản cố định của doanh nghiệp Vì vậyquy mô vốn cố định nhiều hay ít sẽ quyết định đến quy mô của tài sản cố định Vốn

cố định ảnh hưởng rất lớn đến trình độ trang bị kỹ thuật vật chất và công nghệ, nănglực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Vốn lưu động: Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiển toàn bộ tài sản lưu động

nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra thường xuyên liên

Trang 25

tục Tài sản lưu động có đặc điểm gồm nhiều loại tồn tại ở nhiều khâu của quá trìnhsản xuất kinh doanh và biến động rất nhanh, do đó việc quản lý và sử dụng tài sảnlưu động ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Vốn lưu động gắn chặt với từng bước thực hiện của hoạt động sản xuất kinhdoanh, như vậy để sử dụng vốn lưu động có hiệu quả thì phải căn cứ vào thực tếhoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp để xây dựngmột cơ cấu vốn hợp lý, tránh tình trạng ứ đọng vốn, hay thiếu vốn

Căn cứ theo quan hệ sở hữu vốn, vốn được chia làm hai bộ phận: vốn chủ

sở hữu và nợ phải trả

Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu là phần vốn thuộc sở hữu của doanh

nghiệp Doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và địnhđoạt Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau màvốn chủ sở hữu có nội dung khác nhau, như vốn góp ban đầu, lợi nhuận không chia,vốn góp bổ sung trong quá trình hoạt động (như phát hành cổ phiếu), chênh lệch tỷgiá, đánh giá lại tài sản

Nợ phải trả: Nợ phải trả là phần vốn doanh nghiệp được sử dụng nhưng

thuộc sở hữu của chủ thể khác Doanh nghiệp có quyền sử dụng tạm thời trong mộtthời gian nhất định, sau đó doanh nghiệp phải hoàn trả cả gốc và lãi cho chủ sở hữuphần vốn đó Nợ phải trả là nguồn vốn rất quan trọng với doanh nghiệp, đây lànguồn vốn đáp ứng cho nguồn vốn thiếu hụt trong quá trình hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp

Thông thường, doanh nghiệp phải kết hợp cả hai nguồn vốn trên để đảm bảo

đủ vốn cho nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh, và cách phân loại này giúp chocác nhà quản lý có thể xác định được mức độ an toàn trong công tác huy động vốn,

tổ chức sử dụng vốn sao cho vừa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinhdoanh, vừa đảm bảo an toàn về mặt tài chính với chi phí sử dụng vốn bình quân làthấp nhất

Căn cứ theo thời gian huy động và sử dụng vốn, vốn có thể chia nguồn vốn

thành hai loại: Nguồn vốn thường xuyên và Nguồn vốn tạm thời.Việc phân loại

Trang 26

nguồn vốn thường xuyên và nguồn vốn tạm thời giúp nhà quản lý doanh nghiệpxem xét huy động các nguồn một cách phù hợp với thời gian sử dụng, đáp ứng đầy

đủ, kịp thời vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Căn cứ theo phạm vi huy động vốn, gồm 2 bộ phận: nguồn vốn bên trong

-bên ngoài doanh nghiệp

Nguồn vốn bên trong: là nguồn vốn có thể huy động trong nội bộ doanh

nghiệp Đây là nguồn vốn quan trọng đảm bảo khả năng tự chủ về mặt tài chính củadoanh nghiệp

Nguồn vốn bên ngoài: là nguồn vốn được huy động bên ngoài phạm vi doanh

nghiệp, nhằm đáp ứng các yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh

Nên dDoanh nghiệp cần căn cứ vào ưu nhược điểm của từng nguồn để huyđộng vốn nhằm mang lại hiệu quả sử dụng vốn cao nhất với chi phí và rủi ro là thấpnhất

Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần có một nguồn lực tài chính nhất định

để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh Nguồn lực tài chính được thể hiện

và sử dụng dưới các dạng khác nhau nhằm mục đích thu được lợi ích lớn hơn trongtương lai được coi là vốn của doanh nghiệp

Từ những phân tích đã nêu, thì vốn của doanh nghiệp có thể coi là giá trịbằng tiền của tất cả các nguồn lực có thể chuyển thành tiền được doanh nghiệp nắmgiữ và sử dụng nhằm mục đích thu được lợi ích lớn hơn trong tương lai, không phânbiệt nguồn gốc hình thành và không phân biệt hình thái biểu hiện

Thông thường, giá trị doanh nghiệp bao gồm cả giá trị hữu hình và giá trị vôhình của doanh nghiệp Tuy vậy, trên thực tế, khi đánh giá vốn của doanh nghiệpngười ta chỉ tính đến các giá trị hữu hình, chính vì vậy, vốn cũng có thể hiểu khácvới phạm trù “giá trị doanh nghiệp”

Vốn của doanh nghiệp được hình thành từ khi thành lập doanh nghiệp vàbiến đổi theo thời gian Với những doanh nghiệp kinh doanh thành công, vốn củadoanh nghiệp có chiều hướng tăng trưởng, vì sau mỗi chu kỳ kinh doanh, vốn ban

Trang 27

đầu lại được bổ sung bằng một phần lợi nhuận thu được (lợi nhuận dùng để tái đầutư) Phần bổ sung này nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ sinh lợi trong kinh doanh

và chính sách tăng trưởng của doanh nghiệp Những doanh nghiệp có chiến lượcphát triển dài hạn thường rất chú ý dùng lợi nhuận để tái đầu tư, vì nếu không tăngcường tái đầu tư thì sớm hay muộn, doanh nghiệp đó sẽ thất bại Ngoài ra, do nhucầu của đầu tư, của quá trình sản xuất kinh doanh, vốn có thể được huy động bổsung từ các nguồn khác nhau, do đó làm tăng vốn của doanh nghiệp

Tuy vậy, với những doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ thì nguồn vốn ban đầu

sẽ bị giảm dần Tình trạng này đã xảy ra với nhiều doanh nghiệp nhà nước, có thể

do cả hai loại nguyên nhân: kinh doanh thua lỗ ( không thực hiện tái đầu tư mởrộng) và không thực hiện đủ khấu hao tài sản cố định (không đảm bảo tái đầu tưgiản đơn)

Như vậy, vốn ban đầu của doanh nghiệp có thể tăng lên hoặc giảm đi do hainhóm yếu tố khách quan và chủ quan, phụ thuộc vào mức độ hiệu quả và chính sáchđầu tư và phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Vốn của doanh nghiệptại mỗi thời điểm bao gồm vốn đầu tư ban đầu, vốn tích luỹ từ lợi nhuận và vốn huyđộng bổ sung trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp

1.1.2 Các nguyên tắc huy động vốn

1.1.2.1 Nguyên tắc kịp thời

Việc huy động vốn phải đảm bảo tính kịp thời Trong quá trình sản xuất kinhdoanh, doanh nghiệp thường xuyên phát sinh nhu cầu vốn Việc cung ứng vốn kịpthời giúp doanh nghiệp nắm bắt được cơ hội đầu tư, sản xuất kinh doanh, đảm bảohoạt động và đảm bảo uy tín với các đối tác và khách hàng Việc cung ứng vốnkhông đúng thời điểm, thời cơ đầu tư thì nguồn vốn đó sẽ mất ý nghĩa, hoặc làmgiảm khả năng thu lợi ích từ các hoạt động đầu tư kinh doanh Vì vậy, cải tiến cácthủ tục hành chính phức tạp trong các quy trình giao dịch về vốn là mong muốn củacác doanh nghiệp Thậm chí, doanh nghiệp phải chấp nhận một tỷ lệ lãi suất caohơn rất nhiều trên thị trường tại chính phi chính thức để có được nguồn vốn kịp thời

vì nếu không vay kịp vốn thì nguồn vốn rẻ trên trở nên đắt, có thể làm cho các kết

Trang 28

quả dự tính trong các phương án kinh doanh giảm đi và doanh nghiệp gặp khó khăntrong việc trả nợ.

1.1.2.2 Nguyên tắc hiệu quả

Việc huy động vốn hiệu quả hay không thể hiện ở việc có đáp ứng được nhucầu về vốn của doanh nghiệp hay không Cần lựa chọn bảo đảm hiệu quả huy độngvốn cao nhất trong những điều kiện nhất định Trong điều kiện thị trường tài chínhphát triển năng động, doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận với các nguồn vốn khácnhau để phục vụ cho sản xuất kinh doanh, do đó cần lựa chọn nguồn vốn thích hợpnhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong việc huy động vốn Ngoài ra, hiệu quả củaviệc sử dụng các hình thức huy động vốn còn thể hiện ở hiệu quả đầu tư mà nguồnvốn mang lại, lợi ích của chủ doanh nghiệp khi sử dụng nguồn vốn đó, như khảnăng làm tăng lợi nhuận ròng của doanh nghiệp và lợi nhuận tích luỹ

1.1.2.3 Nguyên tắc số lượng và thời gian

Yếu tố quan trọng nhất của việc huy động vốn là số lượng và thời gian cungứng vốn Một ý đồ đầu tư, kinh doanh sẽ không thể thực hiện được nếu không có đủmột lượng vốn nhất định theo nhu cầu được tính toán, do đó, khi huy động phải bảođảm đủ về số lượng và tính tương thích về thời gian Thực tế, hiện nay một sốdoanh nghiệp thường phải nâng mức nhu cầu ghi trong các yêu cầu huy động vốn

để có thể có đủ số vốn cần thiết khi dự án được phê chuẩn, điều đó làm cho các dự

án không còn chặt chẽ Ngoài ra, rất nhiều trường hợp cách tính toán thời gian chovay của các ngân hàng thường quá cứng nhắc nên các doanh nghiệp không bảo đảmhạn trả tiền, phải chịu lãi suất quá hạn, chi phí cao

1.1.2.4 Nguyên tắc giảm thiểu chi phí giao dịch

Chi phí vốn là yếu tố quan trọng trong việc huy động vốn Một nguồn vốnvới lãi suất thấp đôi khi có thể trở nên quá đắt do chi phí liên quan đến giao dịch vềvốn quá cao Nguyên nhân chi phí giao dịch cao có thể là: thủ tục phức tạp, quytrình giải ngân qua nhiều công đoạn, chi phí tư vấn cao hoặc đôi khi do quy môkhông thích hợp Vì vậy, các doanh nghiệp cần tùy theo lượng vốn cần vay để chọnnguồn vốn phù hợp, vì những nguồn vốn phức tạp sẽ làm cho chi phí giao dịch trên

Trang 29

một đồng vốn huy động cao hơn nếu lượng vốn huy động nhỏ Ngược lại, những dự

án lớn có thể có lợi về chi phí cho vốn nếu tìm đến những nguồn vốn có thủ tụcphức tạp hơn nhưng lại phải chịu lãi suất thấp hơn

1.2 Các hình thức huy động vốn phổ biến

Doanh nghiệp có thể huy động vốn từ nhiều nguồn để tài trợ cho dự án Cóthể phân thành: Nguồn vốn chủ sở hữu và Nguồn vốn nợ phải trả Nguồn vốn tự cóđược huy động từ các nguồn: quỹ khấu hao cơ bản, quỹ tích lũy đầu tư hoặc điềuchỉnh cơ cấu tài sản nợ Nguồn vốn từ bên ngoài được huy động từ nguồn ngắn hạn

hoặc dài hạn (Nguyễn Trọng Cơ, Nghiêm Thị Hà, Giáo trình Phân tích tài chính doanh nghiệp, Nhà xuất bản Tài chính, 2015)

Sơ đồ 1.1: Các nguồn vốn của doanh nghiệp

Những khác biệt chủ yếu giữa Nợ phải trả và Nguồn vốn chủ sở hữu ( trong

đó chủ yếu là vốn cổ phần) được trình bày ở bảng dưới đây:

Bảng 1.1 Những đặc điểm của Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu cổ phần

Nguồn nợ

phải trả

Nguồn vốnchủ sở hữu

lệgóp của chủ sở hữu

Các quỹ khác

Quỹ khấu haoLợi nhuận giữ lại

Trang 30

2- Phải trả lãi cho những khoản tiền đã

vay

2- Không trả lãi cho vốn cổ phần đã huyđộng được mà sẻ chia lợi tức cổ phầncho các chủ sở hữu nếu công ty làm rađược lợi nhuận

3- Mức lãi suất phải trả cho các khoản

nợ vay thường theo một mức ổn định

được thỏa thuận khi vay

3- Lợi tức cổ phần chia cho các cổ đôngtuỳ thuộc vào quyết định của Đại hộiđồng cổ đông và nó thay đổi theo mứclợi nhuận mà công ty thu được

4- Doanh nghiệp phải hoàn trả nợ vay

cho chủ nợ vào một thời điểm nào đó

trong tương lai ngoại trừ trường hợp

nguồn huy động là trái phiếu tuần hoàn

4- Doanh nghiệp không phải trả nhữngkhoản tiền vốn đã nhận được cho chủ sởhữu trừ khi doanh nghiệp đóng cửa vàcác loại tài sản được chia cho chủ sởhữu Trường hợp này không áp dụng đốivới cổ phần ưu đãi có thời hạn đáo hạn

cố định5- Công ty có thể phải thế chấp bằng các

loại tài sản như hàng hóa các loại tài sản

cố định, quyền sở hữu tài sản, cổ phiếu

hay sử dụng biện pháp bảo lãnh để được

vay

5- Doanh nghiệp không phải thế chấp tàisản hay nhờ bảo lãnh bởi vốn huy động

là của các chủ sở hữu

(Nguồn: Trương Tuấn Anh, Huy động vốn cho các dự án bất động sản của công ty

Cổ phần Thanh Bình Hà Nội, Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2008)

Trong hoạt động kinh doanh, người quản trị cần tìm cách huy động cácnguồn tín dụng từ bên ngoài doanh nghiệp để tài trợ cho hoạt động doanh nghiệp.Các nguồn vốn nợ phải trả được chia thành nguồn Nợ ngắn hạn và nguồn Nợ dàihạn Bảng sau nêu lên đặc điểm của nguồn tín dụng này

Bảng 1.2 Những khác biệt chủ yếu giữa nguồn Nợ ngắn

hạn và dài hạn

Trang 31

1- Thời hạn trả chúng trong vòng 1 năm 1- Thời gian đáo hạn dài hơn 1 năm

2- Không phải trả lãi cho những nguồn

tài trợ ngắn được các nhà cung cấp tài

trợ bằng hình thức tín dụng thương mại

2- Phải trả lãi cho tất cả các loại tài trợdài hạn mà doanh nghiệp nhận được

3- Lãi suất của các nguồn tài trợ ngắn

hạn thường thấp hơn nợ vay dài hạn

3- Lãi suất tài trợ dài hạn thường caohơn so với lãi suất của nguồn tài trợngắn hạn

(Nguồn: Trương Tuấn Anh, Huy động vốn cho các dự án bất động sản của công ty

Cổ phần Thanh Bình Hà Nội, Luận văn thạc sỹ quản trị kinh doanh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, 2008)

1.2.1 Huy động vốn Nợ phải trả

1.2.1.1 Nguồn tài trợ ngắn hạn

Nguồn tài trợ ngắn hạn là những nguồn tài trợ có thời hạn trong vòng mộtnăm Nguồn tài trợ này bao gồm các khoản Tín dụng thương mại mà công ty nhậnđược từ các nhà cung cấp khi mua các loại hàng hóa dưới hình thức mua chịu, muabằng tiền quỹ Ngoài ra, nó còn bảo gồm tiền đặt cọc của khách hàng để mua hànghóa hay dịch vụ theo hợp đồng và những khoản tiền vay ngắn hạn do các ngânhàng, công ty tài chính, công ty mua nợ, công ty bảo hiểm tài trợ Đồng thời, nócũng bao gồm các khoản nợ tích lũy gồm có nợ các loại tiền lương của công nhân

mà công ty chưa trả, nợ tiền thuế những chưa trả cho Chính phủ, và lợi tức của phầntheo sổ sách mà chưa phải trả cho cổ đông Các nguồn tài trợ ngắn hạn có thể đượcchia thành ba nhóm chính: tín dụng thương mại, nguồn tài trợ ngắn hạn không cóđảm bảo và nguồn tài trợ ngắn hạn có đảm bảo

a) Tín dụng thương mại

Doanh nghiệp có thể tận dụng được nguồn tiền của các nhà cung cấp như làmột nguồn tài trợ ngắn hạn Hình thức tín dụng này được gọi là hình thức “tín dụng

Trang 32

thương mại” và hoàn toàn khác so với các hình thức tín dụng ngắn hạn khác vì nókhông phải do các định chế tài chính tài trợ.

Khi doanh nghiệp sử dụng nguồn tài trợ này phải kiểm soát được hậu quả lâudài của tín dụng thương mại Bởi việc trì hoãn thanh toán các hóa đơn mua hàng,thường dẫn đến hậu quả là các nhà cung cấp sẽ không sẵn sàng tiếp tục cung cấphàng hóa của họ, ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp hoặc nếu tiếp tục thì sẽbán với giá cao hơn

Yếu tố thanh toán ngay hay thanh toán chậm trong thương mại khác nhau ởviệc bên nào sẽ được sử dụng vốn ngay Chính vì vậy, các nhà cung cấp đã tính toánchi phí cho thời gian thanh toán.Trong trường hợp thanh toán ngay, khách hàng sẽđược hưởng chiết khấu, hoặc nếu khách hàng chậm thanh toán sẽ bị tính lãi phạt

Tín dụng thương mại thường dễ dang được sử dụng vì nó không do các địnhchế tài chính tài trợ, do đó có thể nói nó là nguồn tài trợ không do vay mượn Tổnggiá trị khoản tiền nợ do mua hàng hóa của nhà cung cấp được đưa vào tài khoản “nợphải trả” của doanh nghiệp

Đồng thời, công ty cũng có thể nhận được một nguồn tài trợ ngắn hạn không

do vay mượn khác do chậm thanh toán một số khoản chi tiêu như tiền lương, tiềnthưởng của công nhân, tiền thuê mướn thiết bị, nhà xưởng v.v tiền thuế và tiềnđiện nước Doanh nghiệp sẽ phải thanh toán những khoản nợ tích lũy này trongmột thời hạn ngắn do bị ràng buộc bởi các văn bản pháp lý (hợp đồng, thỏathuận,v.v )

b) Nguồn tài trợ ngắn hạn không có bảo đảm

Nguồn tài trợ ngắn hạn không có bảo đảm là những khoản vay do các ngânhàng tài trợ cho công ty mà không đòi hỏi bất cứ sự bảo đảm nào Các hình thứccho vay ngắn hạn không có bảo đảm chủ yếu là: Hạn mức tín dụng hay Thấu chi;Hợp đồng tín dụng tuần hoàn; Tín dụng thư; Cho vay theo hợp đồng

A.- Hạn mức tín dụng hay Thấu chi (Line of credit or Overdraf)

Trang 33

Vay theo hạn mức tín dụng là hình thức cấp tín dụng trong đó doanh nghiệpđược quyền rút theo hạn mức nhất định đã được cấp trong một khoảng thời giannhất định (tối đa không quá 12 tháng) Điểm thuận lợi của hình thức huy động vốnnày là doanh nghiệp chỉ phải lập 01 hồ sơ cho nhiều khoản vay trong một chu kìkinh doanh (tối đa không quá 12 tháng) của mình Cứ sau 12 tháng, ngân hàng lạikiểm tra rà soát lại tình hình kinh doanh của doanh nghiệp để quyết định tăng haygiảm hạn mức Hơn nữa, hình thức cấp tín dụng theo hạn mức lại có ưu điểm là chỉgiới hạn dư nợ, không giới hạn doanh số Tổng doanh số cho vay trong thời giancho vay có thể lớn hơn hạn mức tín dụng nếu doanh nghiệp thường xuyên trả nợ.

Hình thức thấu chi ngân hàng là doanh nghiệp được chi vượt mức số tiền cótrên tài khoản tiền gửi thanh toán Hình thức này được tạo ra để cung cấp nguồn tàichính nhất định đủ bù đắp phần chênh lệch giữa dòng lưu kim tiền thu nhập và dònglưu kim chi phí của công ty Tiền lãi của hình thức cho vay này tùy thuộc vào tổnggiá trị tín dụng thấu chi của công ty đã sử dụng và công ty được phép tính khoảntiền trả lãi này cho chi phí hàng ngày

Nhìn chung, đây là những hình thức tài trợ có chi phí thấp nhất đối với cácdoanh nghiệp Song nhược điểm của hình thức tài trợ này là nếu công ty vay tiềntheo thỏa thuận này thì phải duy trì đảm bảo khả năng tài chính, báo cáo tình trạnghoạt động kinh doanh định kỳ thường xuyên, đề phòng có thể phải trả lại nhữngkhoản vay này khi ngân hàng yêu cầu, tức là ngân hàng có thể từ chối thể hiện hạnmức tín dụng đã thỏa thuận

B.- Thỏa thuận tín dụng tuần hoàn

Thỏa thuận tín dụng tuần hoàn là một công cụ tín dụng tương tự như hạnmức tín dụng, ngoại trừ những cam kết chính thức và mang tính pháp lý do ngânhàng đưa ra để tài trợ tín dụng cho doanh nghiệp theo tổng mức tín dụng tối đa đãthỏa thuận

Theo hình thức thỏa thuận này, doanh nghiệp có nghĩa vụ trả cho ngân hàngmột khoản phí sử dụng nguồn ngân quỹ trên toàn bộ hạn mức tín dụng đã thỏathuận, đổi lại ngân hàng dành cho doanh nghiệp đặc quyền sử dụng tín dụng phải trả

Trang 34

có thể được thanh toán một lần, hoặc thanh toán theo tỷ lệ phần trăm của giá trịtrung bình trên phần chênh lệch tín dụng đã không sử dụng tới tùy theo sự thươnglượng giữa doanh nghiệp và ngân hàng.

C.- Thư tín dụng

Thư tín dụng chủ yếu được sử dụng cho hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóacủa doanh nghiệp Nhà nhập khẩu có thể đề nghị một ngân hàng cung cấp phươngtiện tín dụng để có thể mua hàng hóa từ một nhà xuất khẩu nước ngoài Nếu ngânhàng chấp thuận cấp tín dụng, họ sẽ phát hành một tín dụng thư được viết như mộtbản cam kết trả tiền cho nhà xuất khẩu, bằng cách gửi tới ngân hàng đại diện chonhà xuất khẩu, cam đoan rằng sẽ thanh toán tiền trả cho những hàng hóa cung cấpcho nhà nhập khẩu theo đúng những điều khoản của tín dụng thư Khi nhân đượcthông báo của ngân hàng là đã có tín dụng thư, công ty xuất khẩu sẽ ký phát hốiphiếu đòi tiền và các văn liên quan đến hàng hóa chuyển tói ngân hàng phát hành(thông qua ngân hàng bên xuất khẩu) Đồng thời, hàng hóa được xuất khẩu gửi tớingười mua và ngân hàng phát hành (tín dụng thư) sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩutổng số tiền đã ghi trong tín dụng thư qua ngân hàng đại diện của nhà xuất khẩu

Sau khi số tiền theo tín dụng thư đã được ngân hàng thanh toán hoàn tất, nó

sẽ trở thành một khoản nợ do ngân hàng tài trợ cho nhà nhập khẩu và nó thường làmột thỏa thuận tín dụng tuần hoàn

Để được chấp thuận mở tín dụng thư, thì trước đó nhà nhập khẩu phỉa có mộtkhoản tiền ký quỹ tại ngân hàng Độ lớn của khoản tiền ký quỹ tùy thuộc vào vị thếtín dụng của nhà nhập khẩu theo cách đánh giá của ngân hàng và tùy theo quy địnhcủa Chính Phủ

D.- Tài trợ theo hợp đồng

Theo đúng tên gọi của hình thức này, tài trợ theo hợp đồng là việc ngân hàngđồng ý cung cấp vốn cho doanh nghiệp để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng vớidoanh nghiệp đối tác Ngân hàng thường rất sẵn sàng chấp thuận tài trợ theo thểthức này, vì ngân hàng có thể chắc chắn về mục đích sử dụng vốn và tiến độ thu hồivốn, nhất là khi hợp đồng được ký kết bởi một doanh nghiệp lớn, có uy tín Ngân

Trang 35

hàng sẽ có những ưu đãi và điều kiện tốt hơn nếu cả hai doanh nghiệp ký hợp đồngđều là khách hàng của ngân hàng tài trợ vốn.

Theo những điều kiện của tài trợ theo hợp đồng, khoản tiền cho vay phảiđược thu hồi càng sớm càng tốt như những khoản tiền thanh toán nhận được từ hợpđồng Tuy nhiên, nếu trong khi đang thực hiện hợp đồng mà công ty ký tiếp mộthợp đồng khác, ngân hàng có thể xem xét và chấp thuận cho vay một khoản tiềnkhác dựa trên cơ sở giao dịch thứ hai Hình thức tài trợ theo hợp đồng thường rấthay được sử dụng để tài trợ cho các doanh nghiệp nhỏ, nhất là các nhà thầu

Tỷ lệ lãi suất của các khoản cho vay không có bảo đảm thường thay đổi tùytheo từng công ty và tùy từng ngân hàng, tùy thuộc vào vị trí tín dụng của công ty đivay Một công ty có uy tín tín dụng cao sẽ phải trả lãi suất vay với tỷ lệ thấp hơncông ty không có danh tiếng Các ngân hàng thường tiến hành phân loại khách hàngcủa họ thành nhiều loại khác nhau tùy theo mức độ rủi ro và vị thế tín dụng của họ

c) Tài trợ ngắn hạn có bảo đảm

Nếu việc tài trợ không bảo đảm chỉ cung cấp lượng vốn lưu động, đủ bù đắpmất cân bằng dòng tiền tạm thời thì việc tài trợ có bảo đảm sẽ cung cấp lượng vốnlớn đủ để thực hiện một dự án đầu tư, nguồn vốn dài hạn

Tài sản bảo đảm nhằm đảm bảo thanh toán cả tiền vốn gốc và lãi của khoảncho vay là hình thức “thế chấp” (collateral) Tài sản thế chấp để bảo đảm cho cáchình thức vay ngắn hạn thường bao gồm khỏan phải thu, giấy hẹn nợ, các loại hànghóa, các loại chứng khoán Chúng có thể là các loại cổ phần, những giấy tờ có giá

có khả năng chuyển đổi nhanh, những khoản ký quỹ đình kỳ, quyền sở hữu máymóc, thiết bị, hoặc chỉ là sự bảo lãnh của cá nhân cá cổ đông chính của doanhnghiệp

Việc bán những khoản phải thu này cho một ngân hàng, một công ty tàichính hay công ty mua nợ để gia tăng nguồn vốn ngắn hạn được gọi là “Mua nợ”(factoring) Còn các khoản nợ vay được do bảo đảm bằng hàng hóa, tài sản đượcgọi là “vay có thế chấp bằng hàng hóa” (invertory financing)

Trang 36

A.- Vay có thế chấp bằng khoản phải thu

Khi doanh nghiệp đi vay và thế chấp khoản phải thu, ngân hàng sẽ nhận thếchấp bằng các chứng từ, hóa đơn gốc Các khoản tiền về tài khoản sẽ bị phong tỏa

để trả nợ gốc, lãi khi đến hạn Khi ngân hàng cho vay nhận thế chấp bằng khoảnphải thu, ngân hàng sẽ đánh giá chất lượng của các loại hóa đơn thu tiền được dùnglàm vật thế chấp và sau đó, xác định giá trị khoản cho vay tương xứng với giá trịcủa khoản phải thu Giá trị của khoản cho vay tùy thuộc vào mức độ rủi ro và có thểdao động trong khoảng 20% đến 90% giá trị danh nghĩa của khoản phải thu

Doanh nghiệp đi vay sẽ gửi ngân hàng cho vay một bản danh mục liệt kêdanh sách các khoản phải thu, cùng thời hạn trả và tổng số tiền Sau đó công ty sẽyêu cầu ngân hàng cho một cam kết bằng văn bản để chuyển tất cả các khoản phảithu sang phần thanh toán và bù trừ cân đối công nợ Thông thường, một khi doanhnghiệp đã được ngân hàng tài trợ, ngân hàng có thể tiếp tục cho vay trên cơ sở cầm

cố những khoản phải thu mới như những giao dịch đã xảy ra trước đó Và doanhnghiệp sẽ phải thường xuyên báo cáo tình tình kinh doanh, nhất là sổ chi tiết khoảnphải thu với ngân hàng cho vay

B.- Tài trợ vốn bằng hình thức mua nợ

Các doanh nghiệp có thể gọi vốn bằng các bán các khoản nợ của mình Các

tổ chức mua nợ thường là một ngân hàng, một công ty tài chính hay công ty mua

nợ Sau khi việc mua bán hoàn tất bên mua nợ có trách nhiệm thu hồi các khoản nợtheo các chứng từ đã mua và chịu mọi rủi ro khi gặp những món nợ khó đòi (mua

nợ được áp dụng cho cả bán hàng trong nước và xuất khẩu)

Bên cạnh việc có nguồn tài chính như mong muốn, mua nợ còn cho phépmột doanh nghiệp chấp nhận bán chịu cho khách hàng mà không phải chịu nhiều rủi

ro, bởi công ty mua nợ sẽ kiểm tra tài chính của khách hàng trước khi quyết địnhmua chứng từ bán hàng của doanh nghiệp Tuy nhiên, vì nó là một nguồn tài trợ nênchi phí huy động vốn theo hình thức thỏa thuận mua nợ khá cao, bởi nó bao gồmnhiều loại chi phí kiểm tra tư cách tín dụng của khách hàng hay những rủi ro khôngthu hồi được vay nợ

Trang 37

C.- Vay thế chấp bằng hàng hóa

Bên cạnh các chứng từ bán hàng, các loại hàng hóa, tài sản cũng thườngđược sử dụng để thế chấp cho các khoản vay ngắn hạn Hàng hóa ở đây có thể làhoàng hóa trong tương lai hoặc hàng hóa tại kho của ngân hàng Giá trị của khoảnvay thuộc loại thế chấp này tùy thuộc vào mức độ rủi ro, khả năng chuyển đổinhanh, và tính ổn định về giá cả của các loại hàng hóa thế chấp Phương thức thếchấp tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng nên điều kiện vay thường khó khăn và chiphí vay lớn hơn

1.2.1.2 Nguồn tài trợ dài hạn

Nguồn tài trợ dài hạn là những khoản tài trợ có thời hạn sử dụng dài hơn mộtnăm Nguồn tài trợ này thường được doanh nghiệp sử dụng để thực hiện dự án đầu

tư kinh doanh hoặc mua sắm tài sản hàng hóa,v.v…

Các nguồn tài trợ dài hạn bao gồm : Thuê mua trả góp, tín dụng thuê mua;Vay dài hạn định kỳ hay vay có kỳ hạn, phát hành trái phiếu và ký kỳ phiếu

Thuê mua trả góp (Hire - Purehase Financing)

Một doanh nghiệp cần tiền để mua máy móc, thiết bị có thể sử dụng phươngpháp huy động nguồn tín dụng trực tiếp bằng cách mua các loại tài sản đó dưới hìnhthức thuê mua trả góp Hình thức thuê mua trả góp này cho phép công ty trả ngaymột phần giá trị tài sản và phần còn lại được thanh toán trong nhiều kỳ, vào nhữngthời điểm được ấn định trước và mỗi lần trả một phần giá trị của tài sản cùng tiềnlãi

Bằng hình thức này doanh nghiệp có thế nhân được tài sản ngay lập tức màkhông phải thương lượng với một ngân hàng hay công ty tài chính để vay tiền vàcũng không phải cầm cố bất cứ loại tài sản nào Doanh nghiệp chỉ cần trả mộtkhoản tiền của kỳ đầu tiên, có thể bằng khoảng 1/3 giá trị của thiết bị và có thể trảdần kéo dài trong khoảng 1 - 5 năm để thanh toán xong toàn bộ chi phí Trong suốtthời gian thuê mướn, doanh nghiệp có thể được phép áp dụng phương pháp khấuhao nhanh đối với tài sản thuê này mặc dù phương pháp này không được áp dụngvới tài sản riêng của công ty

Trang 38

Tuy nhiên, lãi suất trả góp khi mua tài sản theo hình thức tài trợ này khá cao,bởi công ty không được hưởng phần chiết khấu mà các nhà cung cấp thường ápdụng đối với những tài sản được mua bằng tiền mặt Hơn thế nữa, tỷ lệ lãi suất thựctrong các giao dịch thuê mua trả góp lên tới hơn 25%/năm, mặc dù lãi suất thỏathuận trong hợp đồng chỉ ở mức 10% – 12%/năm và mức lãi suất này gần như làmột tỷ lệ cố định Mặt khác, một bất lợi nữa đối với doanh nghiệp đi thuê là nếukhông thực hiện đúng tiến độ thanh toán, họ có nguy cơ bị mất quyền sở hữu tài sảnvào thời điểm kết thúc hợp đồng, vì nó đã bị phá vỡ.

Tín dụng thuê mua (Lease financing)

Thay vì mua tài sản theo hình thức thuê mua trả góp, doanh nghiệp có thể sửdụng hình thức thuê tài chính hay thuê vận hành (finance lease or operating lease)

để thuê tài sản của công ty thuê mua hay công ty tài chính Khi công ty tiến hànhthuê một tài sản, thì họ sẽ được quyền sử dụng tài sản đó (như máy photo copy, máy

vi tính, xe ô tô) như thỏa thuận và phải thanh toán tiền thuê theo định kỳ cho ngườichủ tài sản

Cho thuê tài chính là hoạt động tín dụng trung và dài hạn thông qua việc chothuê máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển và các động sản khác trên cơ sở hợpđồng cho thuê giữa Bên cho thuê là các tổ chức tín dụng phi ngân hàng và Bên thuê

là khách hàng Bên cho thuê cam kết mua máy móc thiết bị, phương tiện vậnchuyển và các động sản khác theo yêu cầu của Bên thuê và nắm quyền sở hữu đốivới các tài sản thuê trong suốt quá trình thuê.Bên thuê được sử dụng tài sản thuê,thanh toán tiền thuê trong suốt thời hạn thuê đã được hai bên thoả thuận và khôngđược hủy bỏ hợp đồng thuê trước thời hạn Khi kết thúc thời hạn thuê, Bên thuêđược chuyển quyền sở hữu, mua lại hoặc tiếp tục thuê lại tài sản đó theo các điềukiện đã được hai bên thoả thuận

Cho thuê vận hành là hình thức cho thuê tài sản, theo đó Bên thuê sử dụng tàisản cho thuê của Bên cho thuê trong một thời gian nhất định và sẽ trả lại tài sản đócho Bên cho thuê khi kết thúc thời hạn thuê tài sản Bên cho thuê giữ quyền sở hữutài sản cho thuê và nhận tiền cho thuê theo hợp đồng cho thuê.Theo đó, doanh

Trang 39

nghiệp sẽ thuê tài sản trong một thời gian nhất định và sẽ chuyển trả tài sản đó vềcho bên cho thuê khi kết thúc thời hạn thuê Đây là giải pháp hữu hiệu để doanhnghiệp hạn chế các rủi ro về công nghệ, giá cả, hạn chế chi phí bảo trì, sữa chữa, chiphí thanh lý tài sản Loại hình dịch vụ này rất phù hợp với các doanh nghiệp cónhu cầu sử dụng tài sản thuê trong thời gian ngắn và có nhu cầu đổi mới nhanh côngnghệ thiết bị.

Đây là một hình thức tài trợ rất hay được sử dụng để có tài sản, bởi nếunguồn này không có sẵn, công ty sẽ phải tìm nguồn tài trợ bằng hình thức khác đểmua thiết bị

Ngoài ra, bên cạnh việc công ty sẵn sàng để sở hữu một thiết bị đắt tiền bằngcách thuê mua một tài sản, thì công ty còn có thể nhận được nguồn tài trợ bằng cáchbán tài sản của họ cho một định chế tài chính để lấy tiền mặt, để rồi sau đó thuê mualại chính tài sản đó từ định chế tài chính vừa mua của họ Hình thức tăng vốn nàyđược gọi là hình thức bán và tái thuê và nó là một hình thức huy động vốn trung hạnrất thông dụng

Các khoản vay có định kỳ hay có kỳ hạn

Một doanh nghiệp có thể huy động vốn thông qua hình thức đi vay với thờihạn hơn một năm, bằng cách thế chấp một số tài để bảo đảm cho khoản tiền vay.Các ngân hàng thương mại và công ty tài chính thường chấp nhận những loại tài sảnsau là tài sản thế chấp như: quyền sử dụng đất đai, các loại máy móc, các loại bấtđộng sản, những khoản ký quỹ có thời hạn, ngoại tệ các loại, các loại chứng khoán

và cổ phiếu của các công ty cổ phần đại chung, khoản vay này thường được gọi làvay định kỳ hay vay có kỳ hạn

Đặc điểm riêng của vay có kỳ hạn là trong mỗi kỳ hạn - hàng tháng, quý haynăm - người vay phải trả cho chủ nợ một khoảng tiền nhất đinh bao gồm một phầnvốn gốc và lãi Nó khác với hình thức thấu chi (hay rút vượt overdraft) là thấu chithường trả cả vốn gốc và lãi vào cuối kỳ, còn nó trả dần thành nhiều đợt

Để có thể vay vốn có kỳ hạn, doanh nghiệp phải đưa ra phương án vay và kếhoạch trả nợ cụ thể Phương án này sẽ được ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng cho

Trang 40

vay kiểm tra và là một tiêu chí quan trọng để quyết định cho vay, lượng vốn chovay.

Do mức độ rủi ro cao dẫn tới ngân hàng thường yêu cầu người đi vay phảituân theo một số điều kiện đảm bảo nhất định Những điều kiện đó bao gồm nhữngyêu cầu sau:

- Đảm bảo sự chính xác trong ghi chép kế toán và cung cấp thường xuyên,kịp thời các báo cáo kiểm toán cho ngân hàng để họ có thể giám sát tình hình tàichính của công ty

- Duy trì một lượng vốn lưu động ổn định ở mức nào đó trong suốt thời kỳtồn tại khoản tiền vay, để công ty sẽ không thiếu vốn lưu động và không bị lâm vàotình trạng mất khả năng thanh toán công nợ

- Hạn chế những chi tiêu, mua sắm máy móc và thiết bị mới ở một mức nào

đó, để đảm bảo cho công ty bị lâm vào những khó khăn về tài chính

- Không vay thêm bất cứ khoản vay dài hạn nào để tránh tình trạng ngườichto nợ tương lai đó có thể tới công ty giành quyền hưởng trước tài sản của công tyvới người cho vay

- Giới hạn mức chia lợi tức cổ phần ở một tỷ lệ phần trăm lợi nhuận nào đó,

để duy trì tính thanh khoản của công ty

- Sử dụng khoản tiền vay theo đúng mục đích đã được chấp thuận, để năngngừa sự lệch hướng tạo ra lợi nhuận của công ty, hoặc tránh tình trạng sử dụng tiềnvay cho đầu tư vào loại tài sản sản xuất quá ít

- Thoả thuận cho vay này cũng ràng buộc người vay bằng việc người cho vay

có thể hạn chế người vay trong việc chiết khấu các loại thương phiếu, giấy tờ có giácủa họ hoặc tham gia những thỏa thuận thuê tài chính dài hạn

Phát hành trái phiếu và kỳ phiếu

Một công cụ huy động vốn mà nhiều doanh nghiệp lựa chọn là phát hành tráiphiếu và kỳ phiếu Những công cụ này là giấy hẹn nợ được cấp để chứng minhkhoản nợ của công ty đối với người nắm giữ chúng

Ngày đăng: 30/12/2017, 11:33

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w