Ứng dụng mô hình CANSLIM nhằm lựa chọn danh mục cổ phiếu đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX) (LV thạc sĩ)Ứng dụng mô hình CANSLIM nhằm lựa chọn danh mục cổ phiếu đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX) (LV thạc sĩ)Ứng dụng mô hình CANSLIM nhằm lựa chọn danh mục cổ phiếu đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX) (LV thạc sĩ)Ứng dụng mô hình CANSLIM nhằm lựa chọn danh mục cổ phiếu đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX) (LV thạc sĩ)Ứng dụng mô hình CANSLIM nhằm lựa chọn danh mục cổ phiếu đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX) (LV thạc sĩ)Ứng dụng mô hình CANSLIM nhằm lựa chọn danh mục cổ phiếu đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX) (LV thạc sĩ)Ứng dụng mô hình CANSLIM nhằm lựa chọn danh mục cổ phiếu đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX) (LV thạc sĩ)Ứng dụng mô hình CANSLIM nhằm lựa chọn danh mục cổ phiếu đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX) (LV thạc sĩ)Ứng dụng mô hình CANSLIM nhằm lựa chọn danh mục cổ phiếu đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX) (LV thạc sĩ)
Trang 1Mẫu 10: Bìa luận văn (bìa ngoài)
BÌA LUẬN VĂN CÓ IN CHỮ NHŨ VÀNG
(Khổ 210 x 297 mm, gáy bìa có in tên tác giả, tên đề tài và năm hoàn thành)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
HỌ VÀ TÊN HỌC VIÊN: NGUYỄN BẢO GIANG
Trang 2Mẫu 11: Bìa luận văn (bìa ngoài)
BÌA LUẬN VĂN (BÌA MỀM)
(Khổ 210 x 297 mm)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tên đề tài luận văn: Ứng dụng mô hình CANSLIM nhằm lựa chọn danh mục
cổ phiếu đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX)
Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60310106
Họ và tên học viên: Nguyễn Bảo Giang
Người hướng dẫn: PGS-TS Nguyễn Xuân Minh
Thành phố Hồ Chí Minh –2017
Trang 3BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Tên đề tài luận văn: Ứng dụng mô hình CANSLIM nhằm lựa chọn danh mục
cổ phiếu đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX)
Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60310106
Họ và tên học viên: Nguyễn Bảo Giang
Người hướng dẫn: PGS-TS Nguyễn Xuân Minh
Thành phố Hồ Chí Minh –2017
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Ứng dụng mô hình CANSLIM nhằm lựa chọn danh mục cổ phiếu đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX)” là công trình nghiên cứu riêng của tôi được PGS-TS Nguyễn Xuân Minh hướng dẫn Luận văn
là kết quả của việc nghiên cứu độc lập, không sao chép trái phép toàn bộ hay một phần công trình của bất cứ ai khác Các số liệu trong luận văn do người viết thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo
TP HCM, ngày 01 tháng 9 năm 2017
Người viết
Nguyễn Bảo Giang
Trang 5
MỤC LỤC
Lời cam đoan
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Tóm tắt kết quả nghiên cứu luận văn
Chương 1: MỞ ĐẦU 1
1.1 Lý do chọn đề tài 1
1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu 3
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CANSLIM NHẰM LỰA CHỌN DANH MỤC CỔ PHIẾU ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (HOSE VÀ HNX) 5
2.1 Lựa chọn danh mục cổ phiếu đầu tư 5
2.1.1 Khái niệm 5
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn danh mục cổ phiếu đầu tư 5
2.1.3 Quy trình lựa chọn danh mục cổ phiếu đầu tư 8
2.2 Giới thiệu mô hình CANSLIM và phương pháp lựa chọn danh mục cổ phiếu đầu tư bằng công cụ phân tích kỹ thuật (phương pháp phân tích kỹ thuật) 11
2.2.1 Mô hình CANSLIM 11
2.2.2 Phương pháp lựa chọn danh mục cổ phiếu đầu tư bằng công cụ phân tích kỹ thuật (phương pháp phân tích kỹ thuật) 17
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU – THỰC HIỆN MÔ HÌNH CANSLIM VÀ ĐÁNH GIÁ ỨNG DỤNG TẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 21
3.1 Phương pháp nghiên cứu 21
3.1.1 Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam (HOSE và HNX) 21
3.1.1.1 Các giai đoạn phát triển của TTCK tại Việt Nam 21
3.1.1.2 Thực trạng phát triển của TTCK Việt Nam 25
Trang 63.1.2 Thu thập dữ liệu từ thị trường chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX) 29
3.2 Phân tích, nhận định 07 yếu tố CANSLIM tại Việt Nam 30
3.2.1 C – Current Big or Accelerating Quarterly Earnings per share: Lãi ròng trên mỗi cổ phiếu của quý hiện hành đang tăng hoặc đạt mức cao 31
3.2.2 A – Annual Earnings increases: Look for big growth: Tăng trưởng lợi nhuận hàng năm: Tìm kiếm sự tăng trưởng lớn 33
3.2.2.1 ROE 34
3.2.2.2 Tăng trưởng lợi nhuận hằng năm 34
3.2.3 N - Newer Companies, New products, New Management - Những công ty mới hơn, những sản phẩm mới hơn, quản trị mới hơn 36
3.2.4 S - Supply and Demand – Cung và cầu 38
3.2.5 L - Leader and Laggard – Cổ phiếu dẫn đầu hay tụt hậu 39
3.2.6 I – Institutional Sponsorship – Sở hữu của các định chế tài chính 39
3.2.7 M – Market Direction: How You Can Determine It – Xu hướng thị trường – Làm thế nào nhà đầu tư có thể quyết định được xu hướng thị trường? 41
3.3 Mô hình điều chỉnh 43
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA VIỆC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CANSLIM NHẰM LỰA CHỌN DANH MỤC CỔ PHIẾU ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (HOSE VÀ HNX) 46
4.1 Các bước sàng lọc cổ phiếu theo mô hình CANSLIM (đã hiệu chỉnh) 46
4.1.1 Bước 1: Sàng lọc theo tiêu chí C 46
4.1.2 Bước 2: Sàng lọc theo tiêu chí A 52
4.1.3 Bước 3: Sàng lọc theo tiêu chí N 53
4.1.4 Bước 4: Sàng lọc theo tiêu chí S 55
4.1.5 Bước 5: Sàng lọc theo tiêu chí L 71
4.1.6 Bước 6: Sàng lọc theo tiêu chí I 72
4.1.7 Bước 7: Sàng lọc theo tiêu chí M 73
4.2 Kết quả mô hình 75
4.2.1 Công ty cổ phần xây dựng Hòa Bình 76
4.2.2 Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Coteccons 80
4.2.3 Chiến lược đầu tư 83
4.3 Kiểm chứng và đánh giá kết quả 84
Trang 7Chương 5: KẾT LUẬN 87
5.1 Điểm hạn chế và thuận lợi khi áp dụng mô hình CANSLIM 87
5.1.1 Điểm thuận lợi 87
5.1.2 Điểm hạn chế 87
5.1.3 Hạn chế khi áp dụng mô hình tại Việt Nam 88
5.2 Kết quả nghiên cứu đạt được 89
5.3 Kết luận và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 92 Danh mục từ viết tắt tiếng Anh
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài HNX Hanoi Stock Exchange Sàn chứng khoán Hà Nội
HOSE Ho Chi Minh Stock Exchange Sàn chứng khoán Hồ Chí Minh
VPBS VP Bank Securities Công ty chứng khoán ngân hàng
VP
Trang 10DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Danh sách 5 cổ phiếu tăng trưởng mạnh 2016 31
Bảng 3.2: Thống kê, kiểm định EPS 32
Bảng 3.3: Thống kê tăng trưởng lợi nhuận trong ba năm 2014-2016 35
Bảng 3.4: Thang đo hiệu số cho tiêu chí N 37
Bảng 3.5: Phân chia thang điểm theo hệ số 38
Bảng 3.6: Bảng mẫu đánh giá tỷ lệ sở hữu 40
Bảng 3.7: Nhận định ngày tích lũy và ngày phân phối 42
Bảng 4.1: Kết quả lọc C 46
Bảng 4.2: Kết quả từ lọc C và A 52
Bảng 4.3: Thang đo đánh giá thông tin và hệ số 53
Bảng 4.4: Kết quả lọc N 55
Bảng 4.5: Kết quả lọc S 69
Bảng 4.6: Kết quả đánh giá L 72
Bảng 4.7: Kết quả đánh giá I 73
Bảng 4.8: Giá HBC và CTD trong giai đoạn kiểm chứng 85
Trang 11DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Thống kê CANSLIM 12
Biểu đồ 2.2: Dự báo VN – Index bằng Fibonacci Retracements 18
Biểu đồ 2.3: Dãy Bolinger bands 19
Biểu đồ 3.1: Lịch sử tăng trưởng của VN - Index 21
Biểu đồ 3.2: Lịch sử tăng trưởng của HNX - Index 22
Biểu đồ 3.3: Vốn hóa thị trường chứng khoán 2000 – 2017 25
Biểu đồ 3.4: Giá trị bình quân phiên giao dịch trên thị trường chứng khoán 26
Biểu đồ 3.5: Kết quả thống kê EPS 33
Biểu đồ 3.6: Thống kê tăng trưởng lợi nhuận ba năm 2014 – 2016 36
Biểu đồ 3.7: Chu kỳ tăng giảm VN - Index 41
Biểu đồ 3.8: Xu hướng dài hạn của VN - Index 41
Biểu đồ 4.1: Khối lượng xu hướng (Trend Volume) – AAA 56
Biểu đồ 4.2: Trend Volume – HAX 57
Biểu đồ 4.3: Trend Volume - HPG 57
Biểu đồ 4.4: Trend Volume – LBM 58
Biểu đồ 4.5: Trend Volume – SMC 58
Biểu đồ 4.6: Trend Volume – DTL (loại) 59
Biểu đồ 4.7: Trend Volume – CTD 59
Biểu đồ 4.8: Trend Volume – HMC (bị loại) 60
Biểu đồ 4.9: Trend Volume – HSG 60
Biểu đồ 4.10: Trend Volume – NKG 61
Biểu đồ 4.11: Trend Volume – PJT (bị loại) 61
Biểu đồ 4.12: Trend Volume – THG (loại) 62
Trang 12Biểu đồ 4.13: Trend Volume – TLH 62
Biểu đồ 4.14: Trend Volume – TNA 63
Biểu đồ 4.15: Trend Volume – HBC 63
Biểu đồ 4.16: Trend Volume- MWG (loại) 64
Biểu đồ 4.17: Trend Volume – PTB 64
Biểu đồ 4.18: Trend Volume – SZL 65
Biểu đồ 4.19: Trend Volume – GDT (loại) 65
Biểu đồ 4.20: Trend Volume – LHG 66
Biểu đồ 4.21: Trend Volume – KSB 67
Biểu đồ 4.22: Trend Volume – DXG 74
Biểu đồ 4.22: Lợi nhuận các ngành năm 2012-2016 74
Biểu đồ 4.23: Chỉ số giá cổ phiếu ngành xây dựng 75
Biểu đồ 4.24: Tăng trưởng doanh thu/lợi nhuận - Tăng trưởng nguồn vốn của HBC 76 Biểu đồ 4.25: Phân tích kỹ thuật mã cổ phiếu HBC 78
Biểu đồ 4.26: Tăng trưởng EPS và giá – tăng trưởng khối lượng và giá sổ sách của mã HBC 79
Biểu đồ 4.27: Tăng trưởng doanh thu lợi nhuận – Tăng trưởng nguồn vốn của CTD 81 Biểu đồ 4.28: Phân tích kỹ thuật đối với mã cổ phiếu CTD……… 82
Biểu đồ 4.29: Tăng trưởng EPS và giá – tăng trưởng khối lượng và giá sổ sách của mã CTD………83
Biểu đồ 4.30: Giá của mã HBC từ 24/7 – 25/8/2017………84
Biểu đồ 4.31: Giá của mã CTD từ 24/7 – 25/8/2017……….85
Trang 13Tóm tắt kết quả nghiên cứu luận văn
Với đề tài nghiên cứu là “Ứng dụng mô hình CANSLIM nhằm lựa chọn danh mục
cổ phiếu đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX)”, sau các bước sàng lọc theo mô hình điều chỉnh, người viết đã chọn được danh mục đầu tư gồm hai mã
cổ phiếu là HBC và CTD, với kết quả kiểm chứng của mô hình tương đối khả quan
Mô hình CANSLIM và chỉ báo kỹ thuật có sự kết hợp hài hòa giữa phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật Mô hình có sử dụng phương pháp định tính và định lượng trong đánh giá, lựa chọn giữa các công ty có tiềm năng tăng trưởng Điều này giúp các nhà đầu tư – những người sử dụng mô hình – có được cái nhìn khách quan, cụ thể để có thể đánh giá tốt nhất về cổ phiếu mà họ dự định sẽ đầu tư
Hiện tại, không có nhiều mô hình sử dụng phương pháp định lượng và định tính như CANSLIM trong việc xây dựng danh mục đầu tư phù hợp với thị trường chứng khoán nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng Đây là điểm nổi trội của mô hình này Các yếu tố N, S, L định tính có lượng hóa giúp nhà đầu tư xem xét thấu đáo giữa thông số kỹ thuật và phân tích cơ bản để cân nhắc chọn cổ phiếu nào vào rổ danh mục
Do các nhà đầu tư khác nhau sẽ có sự đánh giá và chiến lược khác nhau nên ngay cả khi nhiều người cùng vận dụng mô hình này vào cùng một thời điểm, rổ danh mục sẽ khác nhau, tùy quan điểm và chiến lược đối với những cổ phiếu cơ bản tốt (vì đã lọc qua tiêu chí C, A)
Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu được vận dụng phù hợp, mô hình CANSLIM của tác giả William O’Neil hoàn toàn có thể áp dụng tại thị trường chứng khoán Việt Nam
Trang 14Chương 1: MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài
Khi vừa thành lập năm 2000, đầu tiên thị trường chứng khoán Việt Nam chỉ có
2 công niêm yết Sau gần 10 năm có khoảng 500 công ty niêm yết và giờ đây đã có trên 700 công ty niêm yết (năm 2017) Trong năm nay, thị trường có thêm kênh chứng khoán phái sinh ra đời Thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những bước tiến thần tốc, là kênh huy động vốn cho các doanh nghiệp đồng thời là kênh đầu tư cho các nhà đầu tư Cùng với sự phát triển mạnh mẽ về lượng đó, các nhà đầu tư trong và ngoài nước cũng đã chuyên nghiệp lên không kém, dần hình thành lên khá nhiều mô hình chọn lọc cổ phiếu tạo danh mục đầu tư riêng biệt Nhưng việc xây dựng một danh mục đầu tư chứng khoán có dễ không? Làm sao biết được danh mục của mình hiệu quả không? Và quản trị danh mục đó theo thời gian là như thế nào? Giải quyết các câu hỏi trên và công việc hiện tại nên người viết chọn đề tài: Ứng dụng mô hình CANSLIM nhằm lựa chọn danh mục cổ phiếu đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam (HOSE và HNX)
Hiện nay, có 2 phương pháp phân tích chứng khoán chính: phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm, khuyết điểm riêng, vì thế việc kết hợp hài hòa giữa hai phương pháp trên sẽ mang lại hiệu quả vô cùng cao CANSLIM là một trong những mô hình như thế
Mô hình CANSLIM cũng được biết đến ở Việt Nam khá nhiều Tuy nhiên, CANSLIM chỉ được đề cập một cách khái quát, chỉ nêu ra những giá trị cốt lõi trong phương pháp đầu tư Còn đi sâu vào chi tiết, cụ thể hóa từng nội dung, điều chỉnh cho phù hợp thị trường chứng khoán Việt Nam thì mỗi người đều có những nhìn nhận khác nhau, đưa ra những quan điểm khác nhau, chưa có sự thống nhất Ngoài ra, kết quả thành công của các nhà đầu tư ra sao khi vận dụng mô hình CANSLIM vào thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn là một ẩn số
Vì vậy, người viết mong muốn hình thành mô hình CANSLIM có điều chỉnh phù hợp cho việc đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
Trang 151.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu
Kể từ khi ra đời vào năm 2001, đến nay sau gần 17 năm phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng như các thị trường chứng khoán mới nổi khác phải đối mặt với những vấn đề biến động và kém hiệu quả khác, đã trải qua nhiều cột mốc ghi dấu như vào đầu năm 2006 VN-Index đạt khoảng 500 nhưng đến tháng 3/ 2007 VN-Index đạt 1100 điểm sau đó đến tháng 3/2008 bắt đầu giảm không phanh xuống
300 điểm vào cuối năm Trong giai đoạn này, rất nhiều nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán đều lỗ, vì các mã chứng khoán đều suy giảm mạnh mất đến hơn 50% giá trị có những mã chứng khoán chỉ còn 10% giá trị so với thời điểm năm
2007 Duy chỉ có 2 cổ phiếu vẫn còn giữ giá trị trong thời suy giảm bão táp đó là cổ phiếu VNM và DHG Nhiều tranh luận cho rằng đó là yếu kém bộc phát của thị trường mới nổi nhất là sự đầu cơ, đầu tư theo tâm lý bầy đàn, đầu tư theo thông tin nội gián của các nhà đầu tư tham gia thị trường… Tuy nhiên, trong giai đoạn này, cũng có một số quỹ đã tuyên bố thành công khi danh mục của họ chứa đựng các cổ phiếu tốt và họ còn được lợi tức về cổ tức… Vậy câu hỏi đặt ra họ đã sử dụng mô hình, phương pháp nào để chọn lựa những cổ phiếu tốt trong một thị trường mà các vấn đề thông tin vẫn chưa minh bạch?
Hiện nay, có khá nhiều mô hình đầu tư, lựa chọn cổ phiếu đáng tin cậy được ứng dụng cho đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam như mô hình QUANT, TOP DOWN, GANT, CANSLIM, sử dụng phân tích tài chính kết hợp với mô hình MarKowitz trong việc lựa chọn cổ phiếu đầu tư … Những mô hình, phương pháp này được xây dựng bởi những nhà đầu tư thành công nổi tiếng trên thị trường chứng khoán và đã chứng minh được tính hiệu quả, an toàn và mang lại lợi nhuận khi áp dụng vào thực tế Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là phần lớn các mô hình này đều được xây dựng, phát triển dựa trên nền tảng thị trường chứng khoán nước ngoài Sẽ là sai lầm nếu đem những mô hình áp dụng hoàn toàn vào thị trường chứng khoán Việt Nam So với thị trường chứng khoán của các nước trên thế giới, thị trường ở Việt Nam vẫn thuộc là những thị trường mới nổi có rất nhiều sự khác biệt về quy mô, trình độ quản lý, vấn đề pháp lý, tâm lý nhà đầu tư, cơ sở hạ tầng… Rõ ràng cần có những phương pháp, mô hình đầu tư chứng khoán để phù hợp với thị trường Việt Nam Tuy nhiên hiện nay, phần lớn các nhà đầu tư, nghiên cứu về thị trường chứng
Trang 16khoán thường hay sử dụng các mô hình, phương pháp của nước ngoài để áp dụng tại Việt Nam Dù có điều chỉnh cho phù hợp nhưng vẫn dựa trên quan điểm cá nhân của từng người, chưa thể xây dựng thành một lý thuyết chung được công nhận cũng như khả năng thành công khi áp dụng vào thực tế cũng chưa có kết quả thống kê rõ ràng
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu và ứng dụng mô hình CANSLIM vào thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm tìm ra danh mục đầu tư hiệu quả trên thị trường chứng khoán
Dựa trên kết quả đó để tích hợp mô hình thiết lập danh mục đầu tư thích hợp với thị trường chứng khoán Việt Nam
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các mã cổ phiếu của những công ty được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Hà Nội (HNX), như vậy sẽ có gần 700 mẫu Đề tài này loại bỏ các công ty, tổ chức không có thực hiện giao dịch khớp lệnh trên sàn, các công ty trên hai sàn đáp ứng
dữ liệu đầu vào của hai mô hình
1.5 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp trong quá trình thực hiện Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thứ cấp của các công ty chứng khoán, ứng dụng phương pháp định lượng và định tính Trong đó, phương pháp thống kê phân tích, phân tích so sánh và phân tích theo chỉ số đóng vai trò chủ đạo
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, người viết đã được sự hỗ trợ tận tình từ giảng viên hướng dẫn, đồng nghiệp và gia đình Đầu tiên, người viết xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS-TS Nguyễn Xuân Minh, giám đốc trường Đại học Ngoại thương cơ sở 2 Nếu không có sự chỉ dạy và hướng dẫn tận tình của thầy thì người viết không thể hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình Đồng thời, người viết cũng xin gửi lời cám ơn đến Thạc sĩ Tô Thị Tú Trang, một chuyên gia chứng khoán với 16 năm kinh nghiệm Nhờ những kinh nghiệm thực tiễn của Thạc sĩ mà người viết có thêm kiến thức để đưa vào bài nghiên cứu này
Ngoài ra, người viết cũng xin gửi lời cám ơn ông William J O’Neil, tác giả của quyển sách “How to make money in stocks?” Nhờ nghiên cứu về mô hình
Trang 17CANSLIM của ông mà người viết có thể kế thừa, áp dụng vào thị trường chứng khoán Việt Nam
Cuối cùng, người viết xin gửi lời cám ơn đối với gia đình, đồng nghiệp đã ủng
hộ tinh thần của người viết trong các giai đoạn khó khăn của việc nghiên cứu
Xin chân thành cám ơn
Trang 18Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA VIỆC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CANSLIM NHẰM LỰA CHỌN DANH MỤC CỔ PHIẾU ĐẦU TƯ TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (HOSE VÀ HNX)
2.1 Lựa chọn danh mục cổ phiếu đầu tư
2.1.1 Khái niệm
Hiểu một cách khái quát nhất thì danh mục đầu tư là một tập hợp gồm ít nhất hai loại chứng khoán trở lên Mục đích cơ bản nhất của việc xây dựng và quản lý một danh mục đầu tư là đa dạng hoá nhằm tránh các khoản thua lỗ quá lớn
Khi đồng thời đầu tư vào nhiều loại chứng khoán khác nhau, sự thua lỗ của một loại chứng khoán chỉ có tác động nhỏ đến toàn bộ danh mục, thậm chí nhiều khi nhà đầu tư có thể bù lỗ bằng lợi nhuận thu được từ các chứng khoán khác trong cùng một danh mục đó
Tuy nhiên, việc hạn chế thua lỗ bằng cách đa dạng hoá danh mục đầu tư cũng
có một cái giá của nó: không thể thu được các khoản lợi nhuận lớn Rất ít người đầu tư có thể thu được khoản lợi nhuận cao từ việc đầu tư tất cả số tiền của họ vào một loại chứng khoán tốt nhất hiện có trên thị trường Do đó, đại đa số công chúng đầu tư chọn hình thức đầu tư thứ hai là giảm thiểu hóa thua lỗ bằng cách đa dạng hoá đầu tư Và suy cho cùng thì việc từ bỏ những món hời lớn, bằng lòng với những khoản thu nhập vừa phải để tránh thua lỗ quá mức là một cái giá vừa phải và hoàn toàn hợp
2.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn danh mục cổ phiếu đầu tư
Quản lý danh mục có nhiều ý nghĩa khác nhau đối với nhiều người khác nhau, nhưng nhìn chung, đây là một cách nhằm cân bằng rủi ro và lợi nhuận (“phần thưởng”) Và trong khi mục tiêu của một chiến lược đầu tư dường như rất rõ ràng – kiếm tiền – nó thường tùy thuộc và hoàn cảnh của một nhà đầu tư
Thí dụ như, một nhà đầu tư trẻ vừa tham gia vào lực lượng lao động toàn thời gian có thể sẽ hy vọng rằng danh mục đầu tư của anh ta sẽ tăng trưởng và đem đến cho anh ta khoản tiền kha khá khi anh ta về hưu Trái lại, một người lao động lớn tuổi hơn có thể chỉ đơn giản muốn giữ lại những gì mà anh ta đã tích lũy Rõ ràng,
Trang 19để thỏa mãn cả hai loại nhà đầu tư này (cùng với những khát khao của người khác) thì cần phải có những bước tiếp cận được “cá nhân hóa” Dưới đây, người viết sẽ đề cập đến một số phương cách nhằm đánh giá và nâng cao hiệu quả của một danh mục
Trong đó, kiểm soát rủi ro là một trong những chức năng cơ bản của việc quản
lý một danh mục đầu tư tốt Bởi vì, rủi ro và lợi nhuận, về căn bản mà nói, là hai mặt của một đồng xu, khả năng chịu đựng rủi ro có khuynh hướng ảnh hưởng hoặc chi phối mạnh mẽ đến cái kia Thí dụ, một người tìm cách duy trì, thay vì tăng trưởng tài sản của mình, cô ấy có thể chỉ muốn những khoản đầu tư chắc chắn và an toàn trong danh mục của mình Nhưng cái gì là “chắc chắn và an toàn” và làm sao
để có thể đạt được một mục tiêu như vậy?
Nhìn chung, có hai cách để giảm thiểu rủi ro khi đầu tư mà vẫn có khả năng ngăn ngừa lạm phát Cách đầu tiên là lựa chọn chứng khoán, vì một vài mã cổ phiếu
rõ ràng là mang tính rủi ro cao hơn những mã khác Một nhà đầu tư có thể giành thắng lợi huy hoàng với một loại cổ phiếu rẻ yêu thích (penny stock), nhưng luôn có khả năng anh ta sẽ thất bại Ngược lại, một loại trái phiếu chính phủ có thể không đem đến cơ hội đột phá nào, nhưng nó dường như cũng không có khả năng loại nhà đầu tư ra khỏi cuộc chơi
Một cách để đánh giá rủi ro là xem xét chỉ số beta của chứng khoán đang xét Một beta bằng 1 có nghĩa là giá trị của cổ phiếu tăng và giảm theo thị trường Chỉ số beta cao hoặc thấp hơn cho thấy sự chênh lệch nhiều hay ít so với giá trung bình của thị trường (respective market averages)
Một phương pháp khác, phức tạp hơn, để đo lường rủi ro là thông qua hệ số Sharpe (Sharpe ratio), dùng để đánh giá hiệu quả đã được điều chỉnh theo rủi ro (risk-adjusted performance) bằng cách trừ đi một tỉ lệ không-rủi-ro, giống như trái phiếu chính phủ 10 năm của Mỹ, khỏi khoản thu từ đầu tư và lấy kết quả này chia cho độ lệch chuẩn của những khoản thu này Hệ số này càng lớn, thì người ta nói rằng hiệu quả điều chỉnh theo rủi ro càng cao
Trang 20Bất kể làm thế nào để định lượng rủi ro (có những phương pháp như: alpha, r bình phương và các tính toán độ lệch chuẩn), rủi ro thực sự là do biến động giá; do vậy, điều thứ hai và có lẽ là phương pháp phổ biến nhất để giảm rủi ro xuống mức thấp nhất là thông qua việc đa dạng hóa
Rõ ràng là những chứng khoán liên quan đến vàng và bạc thường biểu hiện khá tốt khi thị trường đi xuống, trong khi những cổ phiếu khác, thí dụ như các cổ phiếu công nghệ, lại chứng tỏ mình làm tốt hơn khi thị trường lên Bằng cách cân bằng việc nắm giữ cổ phiếu nhằm phòng ngừa những điều kiện khác nhau của thị trường, các nhà đầu tư có thể đạt được độ ổn định danh mục tương đối - thậm chí với cả những phương tiện đầu tư cá nhân biến động cao
Trong khi việc đa dạng hóa là tốt, thì cũng có nguy hiểm nếu đa dạng hóa quá mức Điểm mấu chốt của một danh mục đa dạng là nhằm làm giảm bớt những ảnh hưởng giá lên-xuống có thể do những biến động thông thường của thị trường và nhằm chống lại những đợt xuống giá thị trường/cổ phiếu Bất cứ cái nào đi quá điều này có thể trở nên có tác dụng ngược, vì ngăn chặn rủi ro đang trên đà đi xuống cũng liên quan đến việc ngăn chặn tiềm năng đi lên
Hiệu quả trung gian (middling effect) có thể dễ dàng được hiểu bằng cách xem xét một danh mục được hình thành chỉ bằng và cân bằng bởi các cổ phiếu công nghệ và cổ phiếu vàng/hoặc bạc như đã đề cập ở phần trên Về mặt lý thuyết, các cổ phiếu vàng/bạc sẽ thể hiện tốt ở các thị trường giảm giá (bear market) và không tốt như vậy khi thị trường lên giá, và các cổ phiếu công nghệ thì ngược lại Dĩ nhiên, kết quả thuần là một danh mục trì trệ, với khoản thu từ một phía, và cân bằng với khoản lỗ từ một phía khác Thậm chí tệ hơn một danh mục đa dạng quá mức là một danh mục chỉ toàn phụ thuộc vào các khoản đầu tư sinh lời cao, rủi ro cao – thậm chí kể cả khi những cổ phiếu này được đa dạng và đã chứng minh (càng nhiều càng
có thể - as much that is possible) sẽ đem đến kỳ vọng tích cực trong dài hạn Lý do cho điều này khá đơn giản: khoản đầu tư càng mang tính chất đầu cơ cao, thì càng
có khả năng rằng: khoản lợi sẽ không thực tế (không thành hiện thực) hoặc nhà đầu
tư phải đối mặt với khủng hoảng thanh khoản trong đó đòi hỏi anh ta phải bán trước hạn và lỗ
Trang 21Vậy nên, khi quyết định một danh mục đầu tư, nhà đầu tư cần xác định rõ các mục tiêu – điều gì muốn đạt được? Có phải mục tiêu là tích lũy sự giàu có hay là giữ được những gì nhà đầu tư đã có? Kế đến, khả năng chịu đựng rủi ro – làm thế nào nhà đầu tư có thể xoay xở với những dao động giá của thị trường hàng ngày và việc tăng/giảm giá trị thuần của mình từ hậu quả đó? Nếu như có khuynh hướng phản ứng “hoang dại” như “than trời” mỗi lần danh mục của mình giảm giá trị, đã đến lúc nhà đầu tư nên tìm những khoản đầu tư ổn định hơn Đúng vậy, có thể nhà đầu tư phải mất thời gian lâu hơn để đạt được mục tiêu tài chính của mình, nhưng ít
nhất họ có thể ngủ ngon hàng đêm, …và vụ mùa sẽ an toàn Đồng thời, nhà đầu tư chỉ nên sở hữu những gì mình biết – thường sẽ hữu ích khi đầu tư trong những
doanh nghiệp và ngành nghề mà một người nắm rõ Các thiết bị Acme có thể có một quý 4 tuyệt vời, nhưng nếu không biết gì về ngành thiết bị, làm sao nhà đầu tư biết rằng công ty sẽ tiếp tục thành công? Đối với vấn đề này, làm sao nhà đầu tư biết rằng người ta sẽ tiếp tục sử dụng những thiết bị này trong 10 năm tới? Rõ ràng, thông tin về một ngành hay một doanh nghiệp cụ thể không nhất thiết cung cấp câu trả lời cho những câu hỏi này, nhưng chắc chắn nó sẽ không gây tổn thương Cuối
cùng là, khi nào bán/mua – nếu thị trường chứng khoán gần đây đã dạy chúng ta, đó
là điều mà Kenny Rogers đã nói đúng: “Bạn phải biết khi nào nắm giữ, khi nào bán đi.” Mỗi lần mua, nhà đầu tư phải có một mục đích và phải thường xuyên đánh giá lại mục đích đó theo thị trường và các điều kiện khác
2.1.3 Quy trình lựa chọn danh mục cổ phiếu đầu tư
Bước 1: Chọn lựa cổ phiếu
Hiện có khoảng 700 mã đang được giao dịch trên hai sàn HOSE và HNX Vì vậy, việc lựa chọn cổ phiếu vào danh mục phải xem xét đến các tiêu chí dựa trên phân tích cơ bản và phân tích kỹ thuật và các mô hình ứng dụng trong việc chọn lựa
để nhằm tìm ra những cổ phiếu mạnh có sức tăng trưởng trong tương lai Nếu dựa trên phân tích cơ bản thì nhà đầu tư cần xem xét đến các yếu tố liên quan Đó là phân tích vĩ mô, phân tích thị trường chứng khoán nhằm đánh giá môi trường kinh
tế xã hội Việt Nam để dự báo các tác động từ vĩ mô đến thị trường chứng khoán, phân tích các chính sách tài khóa hiện tại và dự đoán các chính sách tương lai để
Trang 22dựa trên đó xác định ngân sách đầu tư vào chứng khoán hay các công cụ tiền tệ Tiếp theo, nhà đầu tư phải phân tích ngành bao gồm phân tích chu kỳ kinh tế, tiềm năng tăng trưởng, lợi nhuận rủi ro, chính sách của chính phủ Dựa trên đó lựa chọn những ngành tiềm năng tăng trưởng tốt ít bị tác động của kinh tế vĩ mô, lựa chọn những công ty tốt trong ngành Từ đó, nhà đầu tư mới tìm các tiêu chí chọn lựa công ty hoạt động tốt và có triển vọng tăng trưởng Sau đó ta đi vào phân tích công
ty tìm ra những cổ phiếu mạnh, phân tích hiệu quả hoạt động doanh nghiệp, ban quản trị, tính minh bạch, vốn hóa lớn, mức độ tăng trưởng trong quá khứ, hay tiềm năng tăng trưởng trong những năm tiếp theo, giá cổ phiếu và thanh khoản… và nhiều yếu tố khác
Chúng ta nên biết rằng giá cả cổ phiếu đã phản ánh tất cả các thông tin từ hoạt động hiện tại và tương lai Vì vậy, khi xác định các cổ phiếu nằm trong rổ đầu tư, nhà đầu tư cần xem xét đến các chỉ số đánh giá hoạt động cũng như các dự án khả thi mà doanh nghiệp sẽ thực hiện trong tương lai Các chỉ tiêu này bao gồm việc xác định tiêu chí mà nhà đầu tư quan tâm Đó là những chỉ tiêu tăng trưởng, cụ thể là quan tâm những cổ phiếu có khả năng tăng trưởng mạnh về doanh thu, lợi nhuận sau thuế (EAT), thu nhập trên một cổ phiếu (EPS) Nhà đầu tư nên tìm loại cổ phiếu
có mức tăng trưởng cao nhưng tỷ số P/E còn thấp? cổ phiếu thuộc ngành nào đang dẫn đầu? Trong ngành đó, cổ phiếu nào tốt nhất…Ngoài ra, còn xét đến các chỉ tiêu thanh khoản, chỉ tiêu thanh khoản trong báo cáo tài chính và chỉ tiêu thanh khoản trong giao dịch chứng khoán
Sau khi xác định tiêu chí quan tâm, nhà đầu tư sàng lọc cổ phiếu với các chỉ tiêu cụ thể hơn theo các cách như sau:
Cách thứ 1: Đưa ra giới hạn thấp nhất và cao nhất cho các chỉ tiêu Thí dụ
như là EPS> 4.000 VNĐ, P/E thấp hơn P/E thị trường, hoặc ROE>=20%, ROA>= 8%, biên lợi nhuận gộp cao khoảng 20%, hay là quý gần nhất, gần nhì tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận, EPS, phải đạt ít nhất 15% so với cùng kỳ Nhà đầu tư còn phải xem xét doanh nghiệp có tiền mặt nhiều, nợ ít Cổ phiếu phải thu hút dòng tiền, phải có đà tăng mạnh mẽ phải có thanh khoản để giao dịch Rồi các quỹ nắm giữ
Trang 23như thế nào Một điểm cần quan tâm nữa là là quan điểm và cách thức quản lý của nhà quản trị công ty
Cách thứ 2: So sánh các cổ phiếu với nhau và xếp hạng các cổ phiếu
Theo cách này, nhà đầu tư soạn ra các tiêu chí quan tâm, sau đó xếp hạng từ cao xuống thấp Nếu quan tâm đến tăng trưởng EPS thì tìm kiếm nguồn dữ liệu chỉ tiêu này Sau đó, xếp hạng từ trên cao xuống thấp Các cổ phiếu thuộc những cổ phiếu dẫn đầu, nhà đầu tư có thể chấm điểm A, thấp hơn nữa là B…
Cách thứ 3: Ta có thể áp dụng các mô hình chọn lựa cổ phiếu như Top down,
Canslim, … và sử dụng kết quả mô hình
Sau khi làm các bước trên, chúng ta sẽ có một danh sách ngắn gọn các mã phù hợp nhất, và bước cuối cùng là nhà đầu tư sẽ đánh giá danh sách rút gọn này
Để đánh giá chính xác, nhà đầu tư cần xem xét đồ thị của từng loại cổ phiếu, lịch sử phát triển của doanh nghiệp, dự đoán doanh thu và các báo cáo khác Ngoài
ra, nhà đầu tư cần trả lời những câu hỏi sau: Đà tăng trưởng của chứng khoán đó có dấu hiệu giảm hay tăng? Trong xu hướng dài hạn từ 3-6 tháng, giá hiện tại của cổ phiếu đó sẽ thay đổi như thế nào? Trong thời gian vừa rồi, cổ phiếu đó tăng mạnh, giảm nhanh hay dao động ổn định? Cổ phiếu nào có tỷ lệ tăng doanh thu cao nhất trong 3 năm? Dự đoán của các công ty chứng khoán uy tín về doanh nghiệp là tích cực hay tiêu cực? Gần đây, có yếu tố nào gây ảnh hưởng đến doanh thu không và theo chiều hướng nào? P/E của công ty so với tỷ số P/E trung bình ngành và chỉ số thị trường như thế nào? Có bao nhiêu nhà phân tích đưa ra dự đoán? Tin tức hỗ trợ của công ty là gì? Thành viên công ty có giao dịch cổ phiếu không? Các cổ phiếu trong nhóm ngành của cổ phiếu đó đang hoạt động thế nào? Sau khi lựa chọn được
cổ phiếu đáp ứng tốt các tiêu chí, bước tiếp theo nhà đầu tư sẽ chọn thời điểm giao dịch
Nhà đầu tư dựa vào phân tích kỹ thuật để tính thời điểm giao dịch mua vào hay bán ra Thời điểm giao dịch đóng vai trò quan trọng trong việc đầu tư thành công Mục đích của chiến lược mua vào là mua những cổ phiếu có xu hướng tăng
Trang 24giá và tránh hay bán cổ phiếu đang xu hướng giảm Mục đích của chiến lược bán là bán cổ phiếu khi bắt đầu kết thúc xu hướng tăng; hay ít nhất là, trước khi cổ phiếu
Bước 3: Quản lý danh mục đầu tư
Đây là nội dung rất quan trọng Trong đó, cụ thể nhà đầu tư cần xem xét trước hết là nên nắm giữ bao nhiêu cổ phiếu? Nên nắm giữ cổ phiếu của bao nhiêu ngành? Xem xét đánh giá những ngành đang được sự ưu ái của chính phủ, xếp hạng các ngành đang hướng phát triển tốt dựa vào chỉ số ngành Nhà đầu tư nên đầu tư toàn
bộ 100% cổ phiếu dùng margin hay một phần tiền 50% cổ phiếu – 50% tiền mặt hay 70% cổ phiếu – 30% tiền mặt, hoặc 120% cổ phiếu và 20% tỷ trọng margin Ngoài ra, còn có đầu tư vào chứng khoán phái sinh nhằm mục tiêu phòng ngừa rủi
ro
Câu trả lời cho những vấn đề trên phụ thuộc vào các yếu tố như: phương pháp đầu tư, lượng tiền đầu tư và thời gian quản lý danh mục đầu tư, mức độ chấp nhận rủi ro, mục tiêu lợi nhuận của nhà đầu tư
2.2 Giới thiệu mô hình CANSLIM và phương pháp lựa chọn danh mục cổ phiếu đầu tư bằng công cụ phân tích kỹ thuật (phương pháp phân tích kỹ thuật)
2.2.1 Mô hình CANSLIM
CANSLIM là một trong những mô hình lọc chứng khoán để đầu tư Tuy nhiên, khi áp dụng mô hình CANSLIM và thị trường chứng khoán Việt Nam, người viết nhận thấy cần phải đưa yếu tố kỹ thuật vào kết hợp để có những quyết định chính xác hơn trong việc chọn lọc cổ phiếu và thời điểm để đầu tư thích hợp Các
Trang 25tiêu chí C, A, L, I đã đi sâu vào các chỉ số cơ bản của từng công ty trên 2 sàn chứng khoán, vì thế các 3 tiêu chí còn lại là N, S và M sẽ được người viết đưa yếu tố kỹ thuật vào để định được các tiêu chuẩn riêng
Năm 1995, William O’Neil xuất bản sách “How to make money in stocks” (Làm thế nào để kiếm tiền trong cổ phiếu) Quyển sách đã được tái bản qua ba lần Phiên bản mới nhất là phiên bản thứ tư, xuất bản năm 2012 Phương pháp đầu tư chứng khoán của ông được tóm tắt ngắn gọn là CANSLIM
The American Association of Individual Investor - AAII (Hiệp hội của các nhà đầu tư cá nhân Mỹ) theo dõi một số mô hình chứng khoán nổi tiếng bao gồm cả phương pháp CANSLIM của O'Neils Phương pháp của ông đạt mức lợi nhuận trong danh mục đầu tư là 1489,6% kể từ khi AAII bắt đầu theo dõi nó từ năm 1998 Điều đó có nghĩa là nếu nhà đầu tư dùng phương pháp O'Neil, với $ 10,000 trong năm 1998, danh mục của nhà đầu tư sẽ có giá trị $ 148,960 trong 10 năm sau (2008) Một con số thực sự trong mơ Thống kê về mức hiệu quả của mô hình CANSLIM so với thị trường như hình dưới đây:
Biểu đồ 2.1: Thống kê CANSLIM
Trang 26Có rất nhiều nghiên cứu về sự thành công của các nhà đầu tư chứng khoán lớn trong thế kỉ 20 và O’Neil nhận thấy rằng ¼ các nghiên cứu ấy cùng chỉ ra những điểm chung quan trọng trong nguyên tắc đầu tư để dẫn đến thành công Và một
trong những nguyên tắc quan trọng nhất đó là: Lợi nhuận lớn trong báo cáo quý gần nhất hoặc cả 2 quý gần nhất Đây chính là dấu hiệu quan trọng và then chốt
cho sự tăng trưởng mạnh của các mã cổ phiếu trong thời gian sắp tới
O’Neil đưa ra các dẫn chứng: Trong khi America Online tăng lợi nhuận tới 900% và 283% trong 2 quý đầu và sau đó giá cổ phiếu tăng vượt bậc tới 557%, Cisco thì tăng trưởng lợi nhuận là 150% và 155% trong 2 quý cuối năm 1990 và trong vòng 3 năm sau giá cổ phiếu đạt mức tăng 1467% Thêm một dẫn chứng nữa được O’Neil đưa ra: EPS của Dell tăng 74% và 108% trong 2 quý trước khi giá cổ phiếu tăng kỷ lục 1780% vào khoảng năm 1996
Tuy nhiên theo O’Neil, một số nhà đầu tư thường hay mắc những lỗi cơ bản trong việc đọc hiểu các bản báo cáo tài chính hoặc đôi khi bị “dính bẫy” (xem thêm
ở Phụ lục) Vậy nên theo O’Neil, các nhà đầu tư chỉ cần tập trung xem xét chỉ số EPS kết hợp với xem xét thu nhập thực của doanh nghiệp (Cash flow) để xác định
công ty có tăng trưởng lợi nhuận thực hay không Từ đó, O’Neil cho rằng: “Cổ phiếu mà bạn chọn nên có chỉ số EPS ở quý gần nhất tăng trưởng cao so với cùng quý năm trước” Nguyên nhân của việc so sánh với cùng quý của năm trước
nhằm mục đích tránh yếu tố mùa vụ trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty Chỉ số EPS của công ty có thể dễ dàng thấy được trong các báo cáo tài chính
được công bố Và trong tiêu chí C này, O’Neil cho rằng phải tìm những công ty
có mức tăng trưởng EPS so với cùng quý năm trước ít nhất là 25%
Trang 27hưởng nhất nhưng nó phải cần xây dựng trên một nền tảng vững chắc Ngoài ra trong thực tế, các công ty từng ít nhất một lần có báo cáo hoạt động kinh doanh tốt trong quý nhưng biết đâu chỉ là một giai đoạn “xuất thần” của công ty Để đảm bảo chắc chắn về khả năng tăng trưởng trong tương lai của công ty, nhà đầu tư cần phải xem thêm về mức tăng trưởng lợi nhuận hằng năm như là một căn cứ vững chắc của
sự phát triển bền vững của công ty Trong tiêu chí A của mình, O’Neil đưa ra một
số yêu cầu như sau:
a Chọn công ty có mức tăng trưởng doanh thu từ 25%-50% hoặc hơn thế nữa: O’Neil nhận thấy rằng phần lớn các nhà đầu tư thành công thường chọn những công
ty có ít nhất 3 năm tăng trưởng doanh thu hay thậm chí 5 năm Tuy nhiên đối với trường hợp đòi hỏi 5 năm tăng trưởng doanh thu, có thể chấp nhận 1 năm bị chững lại, miễn là trong năm tiếp theo, doanh thu quay trở lại một mức cao mới
b Tìm kiếm công ty có ROE cao: theo O’Neil, nên tìm kiếm công ty có ROE
cổ phiếu trên thị trường chứng khoán
Ông cho rằng những công ty có giá đang tăng thì có xu hướng tăng cao hơn, những cổ phiếu đang giảm thì có xu hướng xuống sâu hơn Ông khuyến khích xem xét mua những cổ phiếu cơ bản tốt vừa nổi lên, có phân tích giá đúng đắn, có mức giá cao mới trên lượng giao dịch tăng lên
Để xác định yếu tố này, nhà đầu tư có thể kết hợp dùng mô hình giá để xác định xu hướng lên hay xuống và chọn đúng thời điểm để mua dựa trên đồ thị giá Một số mô hình ông đưa ra là: cup with handle (tách có quai), cup without handle (tách không quai), double bottom (hai đáy), …
2.2.1.4 S- Supply and Demand – Cung và cầu
Trang 28Chứng khoán cũng là hàng hoá nên không thể thoát khỏi quy luật cung cầu của thị trường O’Neil cho rằng, các cổ phiếu tốt phải có khối lượng giao dịch vừa phải
và ổn định so với mức khối lượng trung bình (40 – 50%) Đôi khi, cổ phiếu của các công ty có quy mô lớn, giá cao không phải lúc nào cũng đáng để mua, bởi lượng cầu của những cổ phiếu này khá lớn, trong khi nguồn cung lại ít vì đa số nắm giữ nên giá thường bị đẩy lên cao giả tạo, không phản ánh đúng giá trị thực tế của cổ phiếu cũng như rất khó sinh lợi nhuận lớn Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, những cổ phiếu nhỏ (small cap) thường lại thanh khoản kém, nó có thể tăng nhanh và đem lại nhiều lợi nhuận, nhưng nếu thị trường bất lợi, tốc độ rớt giá lại còn có thể nhanh hơn và lúc đấy nó sẽ giảm tính thanh khoản mạnh Vì vậy ông khuyên nhà đầu tư nên xem xét tỉ lệ cung cầu cơ bản và những yếu tố phụ như sau:
- Công ty có chia tách hay gộp cổ phiếu không Nếu có thì việc tách/gộp với tỉ
lệ thấp sẽ tốt hơn, cảnh giác nếu tỉ lệ này quá cao sẽ làm pha loãng giá trị của cổ phiếu và dễ phá vỡ thế cung cầu do tâm lý nhà đầu tư
- Xem xét hành động của những công ty, tổ chức hay cá nhân là cổ đông, hoặc những công ty có dự định mua hay bán cổ phiếu này Công ty mà đang mua lại cổ phiếu của họ trên thị trường thì được xem xét ưu tiên vì nó là một tín hiệu cho thấy
họ đang quản lý tốt công ty của mình
- Chỉ số D/E (nợ ngắn hạn trên vốn) cũng khá quan trọng và nhà đầu tư không nên mua những cổ phiếu của các ty mà vay nhiều hơn khả năng có thể trả nợ, tốt hơn là nên so sánh với những công ty cùng ngành để xem xét và đánh giá khách quan
2.2.1.5 L - Leader and Laggard – Dẫn đầu hay tụt hậu
Theo ông O’Neil, người ta thường có xu hướng mua những cổ phiếu mà họ cảm thấy tốt Tuy nhiên trong thị trường giảm (bull market), những cổ phiếu đầu sẽ rơi mạnh hơn Ông khuyên nhà đầu tư không nên mua cổ phiếu chỉ vì đơn giản là thích Thay vào đó, khi cơ cấu một nhóm cổ phiếu để lập danh mục, nhà đầu tư chỉ nên mua một, hai hoặc ba cổ phiếu tốt nhất trong nhóm những cổ phiếu đầu bảng hiện tại và cần phân tích tiềm năng tăng trưởng của chúng Còn lại nên dành tiền
Trang 29cho những cổ phiếu có khả năng sinh lời cao hơn trong tương lai Ðặc biệt, các nhà đầu tư cần tránh mua những cổ phiếu có mức tăng trưởng cao nhưng không bền vững, chẳng hạn như cổ phiếu lên giá theo trào lưu, theo sự kiện nổi bật… bởi vì các cổ phiếu này được đánh giá là những cổ phiếu tụt hậu, không sớm thì muộn cũng mất giá
2.2.1.6 I – Institutional Sponsorship: Sở hữu bởi các định chế tài chính (gồm các quỹ, các công ty quản lý quỹ hoặc các công ty lớn)
Nghiên cứu của O’Neil chỉ ra rằng với tiêu chí I này, ta nên chọn những cổ phiếu có cổ đông là các quỹ, công ty quản lý quỹ hoặc các công ty lớn Tuy nhiên ta cần phải chú ý đến tỷ lệ sở hữu của các định chế tài chính lớn để tránh tình trạng sở hữu quá mức và có thể làm giá đối với một mã cổ phiếu
Yếu tố chất lượng của cổ đông lớn cần được chú ý, điều đầu tiên cần quan tâm chính là các cổ đông lớn là các quỹ, công ty quản lý quỹ lớn trong và ngoài nước hoặc các cổ đông là các công ty lớn đã lên sàn Nếu một mã cổ phiếu được sở hữu
số lượng lớn bởi một cổ đông không phải là các quỹ, công ty quản lý quỹ hay các tổ chức lớn thì sự sở hữu của cổ đông đó cũng không có ý nghĩa Đối với một mã cổ phiếu, tính thanh khoản là một trong những điều kiện hấp dẫn nhà đầu tư, việc một
cổ đông lớn có chất lượng tốt sở hữu một lượng lớn cổ phiếu sẽ tạo tính thanh khoản cao cho mã cổ phiếu ấy Yếu tố thời gian sở hữu đối với những mã cổ phiếu cần được xem xét kỹ lưỡng, việc cân nhắc về thời gian sở hữu của các cổ đông lớn đối với mỗi mã cổ phiếu có 2 ưu điểm: Thứ nhất, nếu một cổ đông lớn sở hữu mã cổ phiếu nhiều năm, điều này cho thấy hoạt đông kinh doanh của công ty đó tốt và đạt được sự tín nhiệm tốt của các cổ đông; thứ hai, việc sở hữu các mã cổ phiếu trong thời gian gần đây nói lên xu hướng mua vào của các nhà đầu tư Mỗi một cổ đông lớn sẽ tạo nên tính thanh khoản cho một cổ phiếu, tính thanh khoản là một trong những yếu tố quan trọng giúp nhà đầu tư quyết định có chọn mã cổ phiếu vào danh mục của mình hay không
2.2.1.7 M - Market Direction – Xu hướng thị trường
Trang 30Kỹ năng theo dõi biến động của thị trường là rất quan trọng Cách xác định chu kỳ của thị trường là một trong những bước chọn lọc cổ phiếu khá tốt, mỗi một
cổ phiếu đều có chu kỳ tăng giảm riêng, đó là đặc điểm riêng của mỗi ngành do bị ảnh hưởng của tình hình kinh tế Mỗi một chu kỳ tăng hay giảm của thị trường đều không dễ kết thúc, thông thường có đến 2 hoặc 3 cái bẫy về xu hướng tăng hoặc giảm xảy ra trước khi thị trường quay trở lại và bắt đầu một xu hướng mới Vì thế công cụ kỹ thuật sẽ giúp người viết phân tích hiệu quả các mã cổ phiếu mà đã được lọc ra sau khi xem xét yếu tố I – Institutional Sponsorship
Việc bị lỗ 33% trong danh mục cần đến 50% lợi nhuận để đạt đến điểm hòa vốn Vì vậy cần phải có những hành động đối với thị trường khi đang trong giai đoạn đi xuống để tránh mất nhiều lợi nhuận Trong xu hướng đi xuống của thị trường, khi đã rõ được xu hướng xuống, cần thoát ngay những mã cổ phiếu đang nắm giữ trong danh mục vì không phải mã cổ phiếu nào cũng có thể đầu tư dài hạn
và không phải mã cổ phiếu nào cũng có thể khôi phục lại chỉ số giá như trước khi
nó đi xuống Để khống chế việc bị lỗ trong những trường hợp thị trường đang trong
xu hướng xuống, O’ Neil đã đưa ra lời khuyên cho chúng ta về việc sử dụng lệnh Stop-Loss trong giao dịch cổ phiếu Điều này cũng mang lại những thuận lợi khi chúng ta không có thời gian theo dõi thị trường, như trong trường hợp đi công tác hoặc du lịch dài ngày
Theo nghiên cứu của O’ Neil, một ngày trước khi thị trường vào xu hướng tăng, những ngày trước đó khối lượng giao dịch của cả thị trường sẽ tăng nhưng chỉ
số sàn (index) lại không tăng rõ rệt O’ Neil đã gọi hiện tượng này là “heavy volume without further price progress up” (khối lượng lớn mà không có sự thay đổi về giá) Một trong những dấu hiệu của thị trường đó là ngày phân phối và ngày tích lũy của thị trường
2.2.2 Phương pháp lựa chọn danh mục cổ phiếu đầu tư bằng công cụ phân tích kỹ thuật (phương pháp phân tích kỹ thuật)
Phân tích kỹ thuật là một công cụ hiệu quả đối với nhà đầu tư trong việc báo động, xác thực và dự đoán giá của cổ phiếu
Trang 31 Báo động: phân tích kỹ thuật báo hiệu cho nhà đầu tư các ngưỡng kháng cự
và ngưỡng hỗ trợ (resistance và support) từ đó xác định mức giá mới hoặc xu hướng mới Nhận biết sự báo động này đối với các nhà đầu tư càng sớm càng tốt, điều này giúp họ có những quyết định đúng đắn kịp thời
Xác thực: mỗi một phương pháp phân tích kỹ thuật cần kết hợp với một phương pháp kỹ thuật khác để giúp nhà đầu tư xác định được xu hướng hiện tại của thị trường rõ ràng hơn (thị trường đang trong xu hướng tăng, giảm hay đi ngang)
Dự đoán: phân tích kỹ thuật sử dụng dữ liệu lịch sử và hiện tại để dự đoán
giá tương lai Trong phân tích kỹ thuật luôn có độ trễ, vì thế mà phân tích kỹ thuật vẫn còn chứa đựng những yếu tố rủi ro Vì thế khi chấp nhận sử dụng phân tích kỹ thuật đồng nghĩa nhà đầu tư phải chấp nhận những rủi ro mà phân tích kỹ thuật có thể mang lại Tuy nhiên dựa vào phân tích kỹ thuật mà nhà đầu tư có thể giảm bớt những khả năng suy đoán sai về giá cả và xu hướng của thị trường trong trường hợp chỉ sử dụng thông tin riêng lẻ
Các chỉ số phân tích kỹ thuật được sử dụng trong bài báo cáo:
Fibonacci Retracements: là một công cụ rất phổ biến trong phân tích kỹ thuật Fibonacci Retracements được tạo ra bằng cách vẽ đường thẳng nối kết giữa hai điểm giá cao nhất và thấp nhất của đồ thị giá trong giai đoạn phân tích và phân chia khoảng cách theo chiều dọc theo các tỷ lệ Fibonacci quan trọng như 23.6%, 38.2%, 50.0%, 61.8% và 100.0% Công dụng của Fibonacci Retracements: Sau một đợt biến động giá lên hay xuống, những mức hỗ trợ và kháng cự mới thường rơi vào
Trang 32ngay hoặc gần các đường này
Biểu đồ 2.2: Dự báo VN-Index bằng Fibonacci Retracement
(Maxi Forex, Fibonacci thoái lui)
MA – Moving Average: là đường trung bình động được đo từ mức giá đóng cửa của các nến trong một giai đoạn quy định Tùy vào tiêu chí đưa ra trong việc phân tích ngắn hạn hay dài hạn mà nhà đầu tư đưa chỉ số về thời gian (period 5,20 hay 50 …) Chỉ số thời gian càng ngắn thì đường trung bình di động sẽ chạy càng sát biểu đồ và ngược lại thời gian càng dài thì đường trung bình sẽ chạy càng xa biểu đồ Tín hiệu mua: là giao điểm của đường trung bình thời hạn ngắn cắt từ dưới lên so với đường trung bình của thời hạn dài hơn
(Kinh doanh Forex, Phân tích kỹ thuật với đường trung bình di động)
Bollinger Bands: dải biên độ Bollinger được tính toán dựa vào sự biến động của thị trường chứng khoán Thị trường càng biến động mạnh thì dải Bollinger sẽ càng mở rộng và sẽ thu hẹp khi thị trường ít biến động
Bollinger bands được thiết lập trên 2 thông số là 20 và 2 Trong đó 20 là số ngày dự trên đường trung bình di động và độ rộng của dải là 2 lần độ lệch chuẩn Khi đường giá chạm vào dải Bollinger phía trên hoặc phía dưới thì thông thường đường giá sẽ bật ngươc trở lại Ta có thể xem xét dải Bollinger như các mức
hỗ trợ và kháng cự
Biểu đồ 2.3: Dãy Bolinger bands
(Maxi Forex, Dãy Bollinger Bands)
Trang 33 RSI – Relative Strengh Index: chỉ số này cho ta biết thị trường đang trong tình trạng quá bán hay quá mua RSI có biên độ trong mức 0-100 Thông thường, dưới mức 30 được xem là bán quá nhiều, trên 70 được xem là mua quá nhiều Mức
50 của RSI thường được dùng để xác định thị trường đang trong xu hướng lên (RSI
> 50) hay xu hướng xuống (RSI < 50)
Tóm lại, các lý thuyết và phương pháp được trình bày trong chương này đều
là những phương pháp, công cụ phân tích rất cần thiết cho việc xây dựng và phân tích danh mục chứng khoán Trong các mô hình, người viết nhận thấy ứng dụng mô hình CANSLIM là khá đầy đủ các tiêu chí chọn lựa từ tiêu chí đánh giá nội tại doanh nghiệp và tác động bên ngoài Tuy nhiên, có một số khác biệt về môi trường ứng dụng mà làm giảm đi tính hiệu quả của CANSLIM như theo tiêu chí lợi nhuận liên tục 5 kỳ (năm) theo biên soạn thứ nhất thì các công ty niêm yết trên sàn phải thành lập từ 40 năm về trước sau đó, bản biên tập thứ 4 ra đời biên soạn lại là 4 kỳ (quý) liên tục, và quy mô vốn của doanh nghiệp niêm yết thì các doanh nghiệp niêm yết tại thị trường chứng khoán Việt Nam không thể so bì được với với các doanh
nghiệp niêm yết tại các thị trường quốc tế
Dựa trên kinh nghiệm đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam từ những năm 2007, người viết thiết lập dữ liệu và lựa chọn các tiêu chí bổ trợ nhau Người viết sử dụng mô hình CANSLIM và một số chỉ số tài chính và phân ngành để lựa chọn danh mục và kết quả mong muốn là thiết lập được mô hình CANSLIM điều
chỉnh phù hợp cho đầu tư chứng khoán tại Việt Nam
Trang 34Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU – THỰC HIỆN MÔ HÌNH CANSLIM VÀ ĐÁNH GIÁ ỨNG DỤNG TẠI THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM 3.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, ứng dụng phương pháp định lượng và định tính Trong đó, phương pháp thống kê phân tích, phân tích so sánh và phân tích theo chỉ số đóng vai trò chủ đạo Bộ dữ liệu gốc được người viết thu thập dựa trên các báo cáo tài chính đã kiểm toán của các công ty niêm yết trên sàn HOSE và HNX, và được tính toán theo các tiêu chí tài chính, tiêu chí theo mô hình CANSLIM được thể hiện trong phụ lục của cuốn này
Dữ liệu thu thập đều được công bố chính thống trên các trang web của HOSE
và HNX và các công ty dữ liệu tài chính
3.1.1 Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam (HOSE và HNX)
3.1.1.1 Các giai đoạn phát triển của TTCK tại Việt Nam
Biểu đồ 3.1: Lịch sử tăng trưởng của VN - Index
(Nguồn: Báo cáo ngành chứng khoán 2017, MSC)
Trang 35Biểu đồ 3.2: Lịch sử tăng trưởng của HNX - Index
(Nguồn: Báo cáo ngành chứng khoán 2017, MSC)
Từ hai biểu đồ trên, ta có thể thấy lịch sử phát triển của các chỉ số VN - Index
và HNX –Index qua các giai đoạn từ khi mới thành lập đến giờ Chi tiết cụ thể về phát triển của thị trường như các giai đoạn dưới đây:
Giai đoạn 2000 – 2005: Đến cuối năm 2005, trên TTCK Việt Nam đã có 21 loại cổ phiếu được niêm yết với tổng vốn lên l.086 tỷ đồng, hai loại trái phiếu Công
ty (đều là của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam) với số vốn 157 tỷ đồng và
50 loại trái phiếu Chính phủ với 5.400 tỷ đồng, đã có tổng cộng 73 loại chứng khoán với tổng mức vốn hóa khoảng 6.600 tỷ đồng, gần l,6% GDP Hơn 14.000 tài khoản giao dịch được mở tại các CTCK, trong đó có hơn 100 NĐT tổ chức, chiếm 0,8%, và 45 nhà đầu tư (NĐT) nước ngoài Cùng với sự phát triển của TTCK, khung pháp lý cho hoạt động của thị trường này đã hình thành tương đối đầy đủ Trong thời gian đầu, các NĐT còn đang mong chờ có những điều kỳ diệu xảy ra như những gì họ dã được học, được biết đến Tâm lý này làm cho số lượng NĐT rất cao và nhu cầu mua cổ phiếu rất lớn, chỉ số VNIndex tăng mạnh, giá các loại cố phiếu tăng liên tục trong nhiều tháng liền
Tuy nhiên, thời gian này, lượng cổ phiếu bán ra thị trường lại rất ít có 2 loại, sau đó là 4 loại Giá cổ phiếu tăng và vượt quá xa giá trị thực của nó Hiện tượng
Trang 36"bong bóng tài chính" đã xuất hiện Vì vậy để bảo vệ các NĐT, UBCKNN đã dưa ra một loạt các biện pháp, trong đó đáng kể nhất là tăng cung chứng khoán, giảm biên
độ giao dịch, quy định khối lượng giao dịch tối đa cho một loại chứng khoán Những tác động đó đã làm cho giá cổ phiếu giảm dần, sau đó giảm mạnh UBCKNN và nhiều bộ, ngành có liên quan đã đưa ngay ra nhiều biện pháp, chính sách ưu đãi nhưng kể từ đó, thị trường không thể hồi sinh Giá cổ phiếu đã giảm xuống mức thấp nhất vào giữa năm 2003 chỉ số VN- lndex dao động dưới mức 150 Chức năng quan trọng nhất của TTCK là huy động vốn cho nền kinh tế, tuy nhiên, trong giai đoạn này số vốn các DN huy động được qua TTCK còn quá nhỏ Năm
2000 và 2001, số huy động vốn qua kênh này bằng 0, năm 2002 là 0,035 nghìn tỷ đồng Nếu so sánh với dư nợ cho vay trung và dài hạn đã là con số không đáng kể,
so với tổng dư nợ cho vay của cả hệ thống ngân hàng thì con số này là không có ý nghĩa gì Hoạt động của thị trường sơ cấp rất mờ nhạt Ví dụ như: trong hai năm đầu thị trường đi vào hoạt động, có duy nhất Công ty cổ phần giấy Hải Phòng (HAPACO) phát hành thêm 01 triệu cổ phiếu mới (tương dương với số vốn 35 tỷ đồng) để huy động vốn cho dự án giấy kraft Như vậy, TTCK chưa thực sự trở thành kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế Tình trạng trên xuất phát
từ những nguyên nhân cơ bản là: Những vướng mắc từ cơ chế chính sách của Nhà nước…; So với mặt bằng lãi suất ngân hàng, huy động vốn trên TTCK là "khá đắt"
và khó thực hiện; Để huy động vốn trên TTCK các DN phải thực hiện những thủ tục phức tạp hơn nhiều so với thủ tục xin vay tại các tổ chức tín dụng, chẳng hạn, các DN phải xây dựng bản cáo bạch để công khai hoá tài chính, phương án kinh doanh hơn nữa, nhiều DN không muốn tiết lộ những thông tin quan trọng cho đối thủ cạnh tranh nên không mặn mà với hình thức huy động vốn trên TTCK; Thị trường thứ cấp hoạt động trầm lắng, kém sôi động, tính thanh khoản của thị trường không cao là nguyên nhân sâu xa dẫn đến hoạt động yếu kém của thị trường sơ cấp trong giai đoạn này Nguyên nhân là do việc công bố thông tin của các DN niêm yết trong một số trường hợp không trung thực, đánh mất lòng tin của công chúng đầu tư đối với thị trường Có thể nêu vài ví dụ: Công ty đồ hộp Hạ Long CANFOCO, tổng giám đốc bị truy tố đến sáu tháng mà các NĐT trên TTCK không hề hay biết Công
Trang 37ty bánh kẹo Biên Hòa đến 30/6/2003 vẫn tiếp tục trì hoãn không công bố thông tin
về tình hình hoạt động kinh doanh trong năm 2002
Giai đoạn 2006 – 2009, tuy có những lúc thị trường đi xuống nhưng có thể nói, đây là giai đoạn phát triển nóng của TTCK Việt Nam Chỉ số chứng khoán VN-index tăng gần 144% trong năm 2006, và chỉ trong vòng chưa đầy 2 tháng đầu năm
2007, tăng 44% Chỉ số này vào 28/2/2007 là 1136 như vậy là đã tăng 11 lần kể từ ngày mở sàn buôn bán ngày 28 tháng 7 năm 2000 Số trương mục đăng ký giao dịch chứng khoán tăng 4 lần, từ 32 ngàn lên 120 ngàn Đấy là TTCK chính thức Còn một thị trường khác, rất tự do kiểu kinh tế miền Viễn tây nước Mỹ trước đây, hoạt động trên internet hoặc vỉa hè, buôn bán cổ phần các công ty chưa được phép bán trên thị trường chính thức ở thành phố Hồ Chí Minh hay Hà Nội Số người giao dịch trên thị trường này có thể lên tới 500 ngàn, 5 lần cao hơn thị trường có kiểm soát Sự nổi dậy của TTCK ở Việt Nam có hai mặt Mặt cơ bản và quan trọng nhất
là dân chúng đã biết thêm một cửa ngõ dùng tiền dư, thay vì chỉ bỏ tiền vào ngân hàng hay mua trái phiếu (bonds) để nhận một lãi suất nhiều khi thấp hơn cả lạm phát; họ có thể tham gia gián tiếp vào đầu tư, làm chủ DN bằng cách bỏ vốn mua cổ phiếu, lời ăn lỗ chịu mà không phải tự đứng lập DN Về mặt cơ bản này, thị trường
cổ phiếu tạo thêm một kênh quan trọng nhằm thu hút vốn trong nền kinh tế Không những thế kênh này còn quan trọng hơn cả kênh ngân hàng vì nó tạo cơ hội cho các nhà DN có ý tưởng mới hợp tác với những người sẵn sàng bỏ vốn trên cơ sở rủi ro cao đi liền với lợi nhuận cao Nhưng cần phải thấy đóng góp của TTCK vào phát triển kinh tế chính là số vốn mới thu hút được hàng năm qua phát hành cổ phiếu mới IPOs (initial public offerings)
TTCK đã nổ bùng sau khi Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), với kỳ vọng doanh nghịêp nước ngoài tăng cường đổ vốn vào thị trường Việt Nam Chỉ có điều nó nổ bùng một cách đầy rủi ro Vấn đề phát triển nằm ở chỗ số cung chứng khoán mới trên thị trường ngày càng cao và nguồn vốn cung cho thị trường cũng ngày càng cao Điều này chưa xảy ra ở Việt Nam bởi vì số cung chứng khoán quá hạn chế Giá trị cổ phiếu tăng vọt ở Việt Nam trong giai đoạn này không phải do sự phát triển của thị trường cổ phiếu mà do đầu cơ và tâm
Trang 38lý đánh bạc vì cầu tăng mạnh chạy đuổi mua số lượng chứng khoán hạn chế, sự sụt giá bất cứ lúc nào sẽ khó tránh khỏi Có thể nó là điều cần thiết để thị trường tự điều chỉnh
Giai đoạn 2010-2016 là giai đoạn đánh dấu sự phát triển thị trường theo chiều sâu và từng bước tiếp cận chuẩn mực quốc tế Ngày 24/11/2010, Quốc hội khóa XII
đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 252/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển TTCK giai đoạn 2011- 2020 Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đã chỉ đạo UBCKNN hoàn thiện và bổ sung các văn bản pháp lý, đồng thời quyết liệt triển khai công tác tái cấu trúc TTCK
và phát triển sản phẩm mới Đến nay, công tác tái cấu trúc TTCK về cơ bản đã đạt được các mục tiêu, yêu cầu đặt ra theo lộ trình
Trong tháng 7/2017, thị trường chứng khoán phái sinh ra đời sau một thời gian dài chuẩn bị, hứa hẹn những giao dịch sôi động hơn trên thị trường trong tương lai
3.1.1.2 Thực trạng phát triển của TTCK Việt Nam
Biểu đồ 3.3: Vốn hóa thị trường chứng khoán 2000 – 2017
(Nguồn: MSC)
Trang 39Biểu đồ 3.4: Giá trị bình quân phiên giao dịch trên thị trường chứng khoán
(Nguồn: MSC)
Nhìn các biểu đồ 3.3, 3.4, có thể dễ dàng kết luận rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đã có bước tiến lớn về mặt quy mô vốn hóa thị trường, vì càng ngày càng tăng Khởi điểm chỉ khoảng 30 tỷ USD (năm 2000) mà hôm nay đã vượt trên 100 tỷ USD Giao dịch trên thị trường cũng khá sôi động, với giá trị giao dịch bình quân phiên tương đối lớn, đa phần năm nào cũng trên 2500 tỉ đồng/phiên (trừ giai đoạn 2011- 2013, là do lãi suất tiết kiệm hấp dẫn hơn đầu tư chứng khoán, và đề án tái cấu trúc thị trường trong năm 2013 nhằm có một thị trường lành mạnh hơn)
Dưới đây là một số thông tin tóm tắt về tình hình kinh tế vĩ mô trong ba năm
2014 - 2016, mà người viết đã tổng hợp được Đây là khoảng thời gian của bộ số liệu gốc được thu thập nhằm nghiên cứu mô hình CANSLIM điều chỉnh cho phù hợp với thị trường Việt Nam
Trong năm 2014, với các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, tái cấu trúc nền kinh
tế đã được Chính phủ triển khai đồng bộ, nền kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực Tốc độ tăng trưởng kinh tế được dự báo đạt trên 5,9% (cao hơn so với
Trang 40mục tiêu 5,8% và mức 5,42% trong năm 2013) nhờ vào gia tăng trong lĩnh vực xuất khẩu Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11-2014 tăng 2,08% so với tháng 12-2013
Lạm phát và tỷ giá được kiểm soát tốt, mặt bằng lãi suất đã giảm Mặc dù xen
kẽ trong năm có những yếu tố vĩ mô bất lợi ảnh hưởng đến sự phát triển của thị trường chứng khoán (TTCK) như tình hình Biển Đông, giá dầu quốc tế giảm mạnh
và một số điều chỉnh của chính sách tiền tệ, tuy nhiên TTCK Việt Nam đã đạt được một số kết quả khả quan trong năm 2014
Trong năm 2015, thị trường đã trải qua nhiều thăng trầm với các đợt biến động đáng chú ý trải đều qua hầu hết các quý của năm Diễn biến thị trường chịu tác động mạnh từ các yếu tố bên ngoài (chứng khoán Trung Quốc, điều hành lãi suất của Mỹ, bất ổn giá dầu, dịch chuyển của dòng vốn…) bên cạnh những tác động từ các chính sách điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước như Nghị định 60, Thông tư 36…Kết thúc năm, mặc dù chỉ tăng hơn 6%, thấp hơn mức tăng của năm 2014 (8%), nhưng chỉ số VN-Index vẫn giúp Việt Nam trở thành thị trường chứng khoán hoạt động tốt trong khu vực Đông Nam Á Trung bình thanh khoản năm nay trên cả hai sàn chỉ đạt khoảng 2500 tỉ đồng, sụt giảm 19.2% so với năm 2014 Vốn hóa toàn thị trường ghi nhận ở mức 58 tỉ USD, tăng 14.35% so với cùng kỳ năm 2014 Trong năm 2016, tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam 2016 cũng có nhiều con số rất ấn tượng như dưới đây:
Chỉ số thị trường tính đến ngày 31/12/2016: VN–Index 664.87 điểm (tăng 14.8%), HNX-Index đóng cửa 80,12 điểm, tăng 0,2% so với cuối năm 2015
Vốn hóa: Tổng vốn hoá của thị trường niêm yết trong năm 2016 đạt hơn 1,64 triệu tỷ đồng (72 tỷ USD), tăng 345.000 tỷ đồng (26,6%), tương ứng tăng khoảng hơn 15 tỷ USD so với cuối năm 2015
Giá trị giao dịch: quy mô giao dịch bình quân đạt 6.860 tỷ đồng/phiên, tăng 39% so với cuối năm 2015
Dấu hiệu khả quan của thị trường:
CPI tăng 4.74 % so với 2015