Mâm cặp tự kẹp chặt

Một phần của tài liệu Giáo trình Đồ gá (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 31 - 33)

Hình 5-11 là mâm cặp tự kẹp chặt chi tiết(kẹp chặt chi tiết nhờ lực cắt). Chi tiết gia công 9 được gá trên hai mũi tâm . Mũi tâm trước 2 luôn luôn tiếp xúc với lỗ tâm của chi tiết gia công nhờ lò xo 12 và ống kẹp đàn hồi 10 có tác

Hình 5-11 Mâm cặp tự kẹp chặt

Khi mở máy vòng 5 được kẹp trên thân 1 bằng các vít 11 bắt đầu quay cùng với thân 1 và trục chính của máy và xoay các trấu kẹp 8 xung quanh chốt 7 cho đến khi các chấu kẹp chạm vào bề mặt chi tiết gia công 9. Sau đó dưới tác dụng của lực cắt theo phương thẳng đứng, các chấu kẹp xiết chặt chi tiết gia công. Khi gia công xong, ta tắt máy, mâm cặp và trục chính dừng lại, còn chi tiết gia công dưới tác dụng của lực quán tính tiếp tục quay cùng với ống kẹp đàn hồi 10, mũi tâm 2 và đĩa 3. Đĩa 3 làm xoay chi tiết 4 và tác động đến chốt 7, nhờ đó mà các chấu kẹp xoay xung quanh chốt 6 để tháo lỏng chi tiết.

Chương 8: Đồ gá doa Giới thiệu:

Đồ gá trên máy cắt kim loại rất đa dạng và phức tạp, tùy thuộc vào loại máy gia công và chi tiết gia công mà ta lựa chọn, chế tạo những loại đồ gá phù hợp…

Mục tiêu:

- Trình bày được công dụng cấu tạo của đồ gá doa - Phân tích được cấu tạo, thao tác của một số đồ gá doa

- Rèn luyện tính kỷ luật, kiên trì, cẩn thận, nghiêm túc, chủ động và tích cực sáng tạo trong học tập. Nội dung chính: 8.1 Đồ gá doa Cấu tạo: - Bộ phận định vị - Bộ phận kẹp chặt - Các cơ cấu truyền lực

- Các cơ cấu dẫn hướng, so dao - Các cơ cấu quay và phân độ - Thân và đế đồ gá

- Cơ cấu định vị và kẹp chặt đồ gá vào máy

Công dụng: Doa là phương pháp gia công tinh các lỗ đã được khoan , khoét hoặc tiện. Doa thường được thực hiện trên máy khoan, máy tiện máy phay hoặc máy doa. Lượng dư doa thô khoảng 0,25 - 0,5 mm. Doa tinh khoảng 0,05 - 0,15 mm. Nếu lượng dư quá nhỏ khi doa dao bị trượt hoặc bị kẹt làm độ nhẵn bóng (hoặc độ nhẵn bề mặt tăng ) bề mặt giảm, nếu lượng dư lớn tải trọng trên dao lớn, dao chóng mòn làm sai lệch kích thước gia công. Do lượng dư khi doa nhỏ nên doa không sửa được sai lệch về vị trí tương quan hoặc có thể sửa được nhưng rất ít. Vì vậy nên thực hiện khoét và doa trên cùng một lần gá.

Một phần của tài liệu Giáo trình Đồ gá (Nghề: Cắt gọt kim loại - Cao đẳng): Phần 2 - Trường CĐ nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội (Trang 31 - 33)