Việc lắp đặt busway phải luôn luôn phải tuân thủ các yêu cầu như đối với dây Điện Dây cũng như các quy định, hướng dẫn và kiến nghị của nhà sản xuất.. Các thanh busway và các thanh nối p
Trang 1THI CÔNG BUSDUCT
I Lời giới thiệu
Đây là hướng dẫn cho việc lắp đặt an toàn và thích hợp xử lý, vận hành, bảo trì Busway và phụ kiện liên quan Khi công trình đang trong quá trình xây dựng thường có những điều kiện không tốt,việc phối hợp giữa các bên tham gia là quan trọng đối với việc lắp đặt Busway Hơn nữa,
xử lý thích hợp, lắp đặt, vận hành và bảo trì, cùng với đúng thiết kế và chế tạo là quan trọng đối với độ tin cậy và vận hành an toàn lâu dài của busways Bỏ qua một số yêu cầu cơ bản có thể dẫn đến thương tích cá nhân, hư hỏng của Busway và thiệt hại tài sản khác Một số điểm hữu ích được liệt kê dưới đây để xem xét.
2 Việc lắp đặt busway phải luôn luôn phải tuân thủ các yêu cầu như đối với dây Điện (Dây) cũng như các quy định, hướng dẫn và kiến nghị của nhà sản xuất.
II Giai đoạn lập kế hoạch.
1 Các thanh busway và các thanh nối phải được sử dụng lắp đặt ở những vị trí dễ dàng tháo bỏ, sửa chữa và bảo trì mà không phải đục cắt sàn.
2 Busway không được chạy hay vận hành quá gần đường ống nào Nếu không bắt buộc phải sử dụng các thanh busduct kiểu chống nước.
3 Một không gian đủ rộng để có thể thực hiện việc bảo trì và sửa chữa trong tương lai.
4 Những busway bằng đồng sẽ có ưu điểm hơn busway nhôm về sự ăn mòn oxy hóa trong một số trường hợp có thể dùng các rẽ bằng cáp nhằm hạn chế sự cố xảy ra trong khi lắp đặt busway.
III Bảo quản
1 Luôn luôn bảo quản busway và phụ kiện ở vị trí sạch sẽ khô ráo với không khí lưu thông nhằm hạn chế ẩm Vị trí này cũng cần phải được bảo vệ khỏi bụi bẩn, khói nước và các nguy cơ khác.
2 Không bao giờ để busway ngoài trời Nếu để ngoài trời busway phải được bảo vệ khỏi nước, thời tiết và bụi bẩn.
3 Với busway chống nước cũng phải được bảo quản giống như busway thông thường cho đến khi nó được lắp đặt xong.
4 Nếu busway được để trong kho một khoảng thời gian trước lắp đặt hãy để nguyên đai nguyên kiện cho đến khi tiến hành lắp đặt.
IV Lắp đặt
1 Yêu cầu chung
Trang 2Chúng tôi khuyến cáo rằng busway chỉ nên lắp đặt khi công tác xây dựng đã xong Phòng liên quan đến công tác thi công phải khô ráo và sạch sẽ và có cửa ra vào được khóa lại.
2 Tời kéo và nâng hạ
- Không được phép kéo lê busway trên sàn.
- Việc nâng hạ busway phải thật cẩn thận để tránh những hư hại bên trong, ở vỏ và khi hoàn thiện Không để busway bị xoắn, bị tác động mạnh.
-Phải vệ sinh bề mặt tiếp xúc làm sạch chất bẩn trước khi đấu nối.
- Nếu đầu nối hay vật tư đấu nối có nguy cơ tiếp xúc với hơi ẩm, thạch cao hoặc các chất bẩn khác thì chúng phải được che đậy cẩn thận trong suốt quá trình lắp đặt.
5 Thiết bị đấu nối vào busway.
Tất cả các lỗ mở để đấu nối phải được che đậy.
6 Bảo vệ chống thâm nhập của chất lỏng.
-Busway không được chạy gần hoặc bên dưới ống nước, nếu không phải dùng loại busway chống nước.
-Nếu có nguy cơ rò rỉ, tấm chắn bằng kim loại hoặc vật liệu phù hợp
để ngăn cách busway khỏi chất bẩn.
7 Tổng kết.
- Khiểm tra hóa đơn vật liệu
- Tuẩn thủ theo các nhãn hướng dẫn cho từng đoạn về yêu cầu momen xoắn
- Kiểm tra cách điện cho từng đoạn của busway trước và sau khi lắp đặt.
- Kiểm tra cách điện cho mỗi phần lắp đặt được hàng ngày.
- Kiểm tra các nguy cơ nước có thể nhỏ vào busway và thực hiện những biện pháp đúng đắn để bảo vệ.
V Bảo dưỡng.
Trang 31 Kiểm tra busway định kỳ hoặc sau khi có những sự cố về điện xảy ra.
2 Danh sách kiểm tra.
-Kiểm tra ngưng tụ của độ ẩm dấu hiệu nước ướt và nhỏ giọt lên busway, hộp nối, và điều chỉnh lại các đường ống, đầu xịt cứu hỏa là nguyên nhân gây ra sự cố này cho busway.
-Vệ sinh bằng chổi, máy hút bụi hay vải sạch Không được phép dùng máy nén khí để thổi bụi vì nó sẽ gây mất vệ sinh cho các thiết
bị khác.
- Kiểm tra các vị trí đấu nối, đầu cuối bằng mắt thường.
- Kiểm tra các momen xiết của ốc
- Kiểm tra cách điện trước khi đóng nguồn trở lại.
-Ghi chép giá trị điện trở cách điện và công tác bảo dưỡng một cách chi tiết.
VI Những vấn đề chung cần lưu ý khi lắp đặt busway.
1 Vỏ rỉ phải được sửa.
2 Các vị trí nối của busway phải được siết chặt theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
3 Vỏ của vật dẫn bị bong phải được sửa
4 Lớp cách điện cho thanh dẫn bị xô gấp, phá hỏng phải được sửa.
5 Cách điện cho các phần nối dài phải được đáp ứng theo khuyến cáo của nhà sản xuất.
6 Điểm nối giữa đầu bích cuối của busway và cáo điện phải được thực hiện đúng quy cách.
7 Bột, hạt oxy hóa trên bề mặt của thanh dẫn phải được gỡ bỏ.
8 Giá đỡ lò xo phải được lắp đặt ở các tầng
9 Nước xi măng, xi măng ở các vị trí đấu nối busway phải được loại bỏ.
10 Vật liệu chống cháy phải được cung cấp ở các tầng.
11 Độ thẳng của các giá đỡ lò xo phải được đảm bảo theo tiêu chuẩn nhà sản xuất.
12 Độ thẳng của busway phải được cải thiện.
13 Ốc xiết lò xo không được xiết hết cỡ.
Trang 414 Tình trạng của phòng có chứa busway phải trong tình trạng tốt.
Trang 14ĐẶC ĐIỄM KỸ THUẬT CHO HỆ THỐNG BUSWAY
A Hệ thống Busway
Hệ thống phân phối Busway sử dụng cho điện áp lên đến 690 Vôn, hệ thống 4 dây 3 pha (100% dây trung tính), 3 pha 5 dây (100%N + 50%E)
B Vỏ bảo vệ
1 Vỏ bảo vệ được thiết kế kín truyền nhiệt và giải nhiệt tốt
2 Vỏ che được chế tạo bằng thép mạ kẽm, thoa phủ một lớp epoxy suốt chiều dài và được bảo vệ chống sự ăn mòn Vỏ thép còn giúp giảm nhiểu điện từ gây tác hại đến các thiết bị điện tử khác gần
đó
C Khớp nối
1 Khớp nối hay mối nối kiểu cầu, cho phép tháo và cách ly các đoạn busway dễ dàng
2 Lực xiết mối nối được thực hiện bằng bulông chịu lực lớn và được cài lại bằng những then cài, với mômen xiết thích hợp tạo ra một áp lực trên bề mặt rộng lớn của chổ tiếp xúc
3 Bu-lông được thiết kế đầu đơn và xoắn, được cách điện đầy đủ
4 Mối nối cho phép cân chỉnh +/- 15mm theo chiều lắp đặt busway để khắc phục sai số khi thi công
5 Cho phép mối nối nghiêng trục +/- 5 độ so với trục chính
D Thanh dẫn điện
1 Thanh dẫn điện được sản xuất với tính dẫn cao, độ tinh khiết của chất liệu dẫn điện từ 99.98 % đối với đồng (ETP) hoặc 61% đối với nhôm và được mạ phù hợp tại tất cảc các bề mặt tiếp điểm để bảo đảm tốt việc tiếp xúc tại tất cả các mối nối và các khe cấm plug-in
2 Độ tăng nhiệt độ trong hệ thống busway không vượt quá 55o khi hoạt động với tải định mức trong môi trường độ ẩm đến 95% và nhiệt độ môi trường 40oC
E Vật liệu cách điện
1 Mỗi thanh dẫn điện được cách điện trên toàn bộ chiều dài của nó, trừ các bề mặt kết nối, ứng dụng công nghệ nhúng tĩnh điện với chất cách điện là epoxy, cấp H -1800C
2 Cách điện Epoxy được kiểm tra chịu biến động nhiệt độ, khả năng cháy chạm, chống va đập cơ khí
và tác động hoá học của các halogen trong môi trường tự do
F Các khe hở Plug-in
1 Khe hở plug-in được đặt trên bề mặt của của plug-in busway, được bảo vệ bằng các nắp che có bản
lề, có thể đóng mở dễ dàng Các khe hở plug-in trên mỗi phía cách nhau mười foot chiều dài
2 Tất cả các khe hở Plug-in có thể được sử dụng cùng lúc
3 Trên lý thuyết thì trên một thanh busway tiêu chuẩn có thể lắp đặt đến tám khe hở plug-in (cho cả hai phía)
4 Nên kiểm tra các khe hở plug-in, cũng như các thanh dẫn trước khi tiến hành lắp đặt các hộp cắm
5 Các khe hở plug-in được bảo vệ chống ngón tay chạm vào (IP2X)
G Các thiết bị phụ trợ cho busway
1 Khoảng cách giữa các gá đỡ cho Busway nên được chú ý trong các bản vẽ hay các tài liệu lắp đặt và cũng không nên vượt quá khoảng cách yêu cầu của nhà sản xuất
2 Cả Feeder and plug-in busway đều cho phép sử dụng các gá đỡ dọc hoặc ngang
Trang 151.04 SỤT ÁP
A Sụt áp (điện áp vào trừ điện áp ra) được xác định dựa trên hoạt động của busway ở chế độ đầy tải
B Sụt áp phase và áp dây không vượt quá 4.0V trên một trăm feet trong chế độ 100% tải, ngay cả trong điều kiện tồn tại động cơ khởi động
C Khi vỏ hộp cắm Plug-in ở trạng thái mở thì hộp cắm không thể bật sang vị trí ON
D Hộp cấm Plug-in được bảo vệ theo tiêu chuẩn IP42…IP55 không cần vỏ nhựa bên ngoài
1.06 THIẾT BỊ BẢO VỆ CHO HỘP CẮM PLUG-IN
A Mỗi hộp cắm plug-in luôn có một khoá liên động với vỏ busway, để tránh trường hợp tháo lắp hộp cấm khi đang ở trang thái ON
B Hộp cấm Plug-in được thiết kế sao cho vỏ hộp sẽ được nối với hệ thống nối đất của busway trước khicác tiếp điểm tiếp xúc với các thanh bus bar
C Hộp cấm plug-in được trang bị các tấm bảo vệ bên trong, nhằm chống lại các vật lạ vô tình xâm nhập theo đường dây cáp vào
D Tất cả các hộp cắm đều có khoá liên động giữa nắp hộp và trạng thái ON/OFF của nó, nhằm tránh
mở nắp hộp khi đang ở trạng thái ON
ALANTEK (network cable, signal cable)
AMP (for network & cable accessiroes)
Trang 16Việc thiết kế thanh dẫn trong toà nhà có thể có nhiều loại trục dẫn, nhưng nhìn chung có 3 loại như sau:
- Kết nối từ Transformer ra tủ phân phối chính ( LV Panel ) ( horizontal rise)
- Kết nối từ Generator ra tủ phân phối chính ( LV Panel) ( horizontal rise)
- Trục thanh dẫn từ Tủ phân phối lên các tầng ( vertical rise)
- Ngoài ra có thể có các nhánh rẽ ( dùng T connections)
2 Ưu điểm vượt trội của thanh dẫn so với cáp:
- Khả năng dẫn điện rất lớn, có thể lên đến 6300A, 7500A
- Ít tổn hao và có khả năng trích lấy điện từ 1 trục thanh dẫn ra tại nhiều vị trí khác nhau trên thanh dẫn
- Tính thẩm mỹ cao, và tiết kiệm diện tích lắp đặt, tiết kiệm diện tích tủ phân phối điện chính
- Cuối cùng, với một mức dòng hoạt động nhất định (1000A cho lõi nhôm, Từ 1250A hoặc 1600A trở lêncho lõi đồng), toàn bộ chi phí sử dụng cho Busway, sẽ rẻ hơn khi sử dụng cáp điện truyền thống
Trang 173 Các nhà sản xuất trên thế giới và Busway bán tại Việt nam:
Trên thế giới thanh dẫn bắt đầu được dùng phổ biến từ thập kỷ 80 tại châu Âu, Mỹ, Nhật bản, Hàn quốc Có hàng trăm hãng sản xuất busway chuyên nghiệp, nhưng nhìn chung chỉ có các hãng sau đây
là nổi tiếng và có sản phẩm bán rộng rãi trên toàn cầu:
1.Schneider với 18% thị phần toàn cầu
2.Siemens theo sát với 15% thị phần thế giới
3.LS Cable (Hàn quốc) ở vị trí thứ 3 với thị phần 12% toàn cầu,
4.GE với 11% thị phần,
5.Cutler Hammer (Eaton) chủ yếu bán tại các nước phát triển với thị phần dưới 10%
Tại thị trường Việt nam, hiện có 8 nhà cung cấp Busway chính vào Việt nam, và thứ tự thị phần tại Việt nam trong 2008 tng ứng là LS Cable-thị phần 27% ( sx tại HQ), Siemens-thị phần 25%( sx tại Việt nam), Schneider - thị phần 23% (sx tại Trung quốc) 3 hãng này chiếm đến 75% toàn bộ thị phần Việt nam 5 hãng còn lại là GE ( sx tại Trung quốc), PPB, Henikwon, Translite, Megaduct
Đặc điểm nổi bật nhất là các hãng toàn cầu đều dùng Busduct vỏ nhôm trong khi 3 trong số 4 hãng từ Malaysia dùng vỏ sắt ( gọi là vỏ kim loại)
Tất cả các hãng toàn cầu đều có test ngắn mạch 1s, 3s ở mức cao (tối đa 150, 200KA) trong khi các hãng từ Malaysia có mức test này thấp hơn nhiều, thậm chí có vài hãng chỉ có test 6 Cycle, 3 Cycle ( 6 chu kỳ - 0.1s, 3 chu kỳ -0.05s) ( Căn cứ trên catalogue), không có test 1s, 3s
Các hãng GE/SIEMENS/SCHENIDER không chào bán Busway sản xuất tại Mỹ, Châu Âu vào Việt nam mà chào bán loại sản xuất từ China vào Việt nam do cơ cấu của các hãng Các hãng này sản xuất tại Mỹ thì dùng công nghệ Epoxy, còn sản xuất tại châu Á thì dùng Mylar ( Một loại film do hãng Dupont sản xuất làm thành cuộn như cuộn băng keo, và cuốn vào lõi dẫn điện trong thanh dẫn (Quý khách tham khảo catalogue của các hãng sản xuất tại Mỹ và sản xuất tại châu Á) (Ghi chú: chỉ duy nhất Schenider còn giữ lại công nghệ Mylar tại Mỹ, trong khi vẫn sản xuất Epoxy Việc duy trì sản xuất Mylar tại Mỹ để đáp ứng yêu cầu cắt giảm chi phí của người mua khi có yêu cầu)
II Đặc điểm chế tạo:
1 Cấu tạo vỏ:
Vỏ nhôm: LS Cable, GE Mỹ, GE China, Siemens Việt nam, PPB
Trang 18LS Cable và GE sản xuất tại Mỹ dùng vỏ nhôm đúc 2 mảnh sơn tĩnh điện Các hãng còn lại dùng vỏ nhôm 4 mảnh Khi kết nối, vỏ nhôm 2 mảnh cần hai hàng ốc vít còn vỏ nhôm 4 mảnh cần phải có 4 hàng ốc vít hoặc đinh tán để bắt chặt
Vỏ Nhôm đúc 2 mảnh trên thế giới chỉ có của LS Cable và GE sản xuất tại Mỹ (GE sản xuất tại TQ dùng
vỏ nhôm 4 mảnh) Về nguyên lý, khi chế tạo 4 mảnh, sẽ rất dễ dàng, nhưng do phải kết nối vào 4 hàngnên không chắc chắn bàng vỏ nhôm 2 mảnh ( chỉ cần kết nối 2 hàng) Hiện các thng hiệu hàng đầu thếgiới Siemens, LS Cable, GE, Cutler Hammer đều chuyển sang công nghệ vỏ nhôm từ 5-6 năm nay
Vỏ sắt: gồm có Henikwon, Translite, Megaduct
Vỏ Nhôm + Sắt: Schneider ( sx tại TQ), chào bán vào Việt nam 2 mảnh nhôm + 2 mảnh sắt
Do ưu thế vuợt trội của vỏ nhôm so với vỏ sắt, nên các hãng lớn đã loại bỏ vỏ sắt, mà chế tạo vỏ nhôm
từ 5-6 năm nay Do:
- Sắt nặng hơn nhôm nhiều, do đó khi treo, thanh dẫn vỏ nhôm đảm bảo an toàn hơn
- Sắt toả nhiệt kém hơn nhôm, nên khi dùng vỏ sắt, hệ thanh dẫn nóng hơn và tổn hao năng lượng nhiều hơn, dòng danh định giảm so với thiết kế
- Sắt dẫn điện kém hơn nhôm nhiều, nên dùng vỏ sắt làm cực nối đất, sẽ chỉ có thể đạt tối đa 50%E Trong khi dùng vỏ nhôm đạt trên 100% E
2 Cấu tạo lõi dẫn điện:
Lõi dẫn, về nguyên tắc, chỉ có thể là nhôm (AL) hay đồng (CU), độ tinh khiết lên đến 99,99%
Đặc điểm của Đồng là độ dẫn điện lớn hơn 99%, nhôm là 63-67% nên bù lại, khi dùng Nhôm, phải dùngthanh có tiết diện lớn hơn (nhưng vẫn nhẹ hơn, và rẻ hơn, khi cùng dòng hoạt động)
Vậy giữa Đồng và Nhôm, khách hàng nên chọn loại nào ?
Trước đây do thói quen từ Cáp điện, hầu hết khách hàng tại Việt nam đều dùng Đồng, từ cuối 2007 đếnnay, do cập nhật thông tin thị trường thế giới, số lượng các công trình dùng Busduct Nhôm tăng đáng
kể
Với dây cáp Đồng có độ dẻo nên dễ uốn, còn với thanh dẫn thì không cần uốn, nên dung lõi nhôm trong các building thương mại là phù hợp nhất, vì kích thước lớn hơn không đáng kể, nhưng giá thành nhìn chung rẻ hơn 30% - 50% (tuỳ theo các phụ kiện đi kèm nhiều hay ít, vì giá nhân công của phụ kiện nhìn chung là như nhau cho cả Busway Đồng và Busway Nhôm)
Vậy khi nào cần dùng thanh dẫn ruột Đồng ?
Trang 19Nhà sản xuất đã phân loại công trình nên dùng Đồng là: Các Bệnh viện, Các trung tâm dữ liệu, các nhàmáy bán dẫn, các trung tâm nghiên cứu và công nghệ cao,…Còn các cao ốc thương mại toàn bộ nên dùng Nhôm do tính hiệu quả và tiết kiệm chi phí, tuổi thọ đảm bảo như thanh dẫn ruột Đồng
Ngoài ra, do đặc điểm chế tạo, 1 số hãng chỉ có bus duct Nhôm lến đến 4000A, chứ không có loại 5000A, hay 6300A, trong trường hợp này, thường đề nghị dùng Đồng để tránh cạnh tranh với các hãng khác khi các hãng kia có loại busduct Nhôm loai lớn ( khách hàng không được lợi từ các đề nghị như thế này, mà phải trả rất cao cho bus duct Đồng khi dùng loại dòng hoạt động lớn)
Hàn quốc, Nhật bản, châu Âu, gần như 100% cao ốc thương mại đều dùng Nhôm, vừa rẻ hơn 30%, vừa nhẹ hơn, mà tổn hao so với Đồng không đáng kể, độ sụt áp gần tương đương
3 Cấu tạo vật liệu cách điện:
Đây là vấn đề đang gây tranh cãi trong các hãng, và hãng nào chế tạo loại nào đều nói loại của mình tốt nhất
Theo quy định của IEC 60439-1/2, nhiệt độ của thanh dẫn đều không đuợc phép vượt quá 95 độ C ( và không được vượt quá 55 độ C trên nền nhiệt độ môi trường, và cũng không vượt quá 90 độ C) Tất cả các hãng đều dùng vật liệu cách điện vượt quá chuẩn này:
Do vậy việc dùng loại vật liệu chịu nhiệt phổ biến 130 độ C là vuợt xa chuẩn IEC Ngoài khả năng chịu nhiệt, các loại vật liệu khác nhau còn có các đặc tính khác Polyester 130 độ C, Mylar 150 độ C, Epoxy
từ 130-170 độ C ( tuỳ phụ gia)
Thanh dẫn dẫn điện đuợc dùng bắt đầu từ khoảng năm 1980 Lúc đó vật liệu cách điện là Polyester ( bản lớn, rồi gấp lại, dán băng keo) nhưng có thể dùng tốt cho khu vực châu Âu, Hàn quốc, Nhật ( độ
ẩm không khí thấp hơn 60%)
Sau đó, Tập đoàn Dupont của Mỹ sản xuất ra vật liệu Mylar để các hãng dùng cuốn vào thanh dẫn từ
2-3 lớp Vật liệu này giảm độ ẩm của thanh dẫn Tuy nhiên do bản chất của vật liệu này là độ cách điện không cao ( sau khi lắp đặt chỉ đạt từ 5-12 Mega Ohm) Nên các nhà sản xuất Mỹ nghiên cứu và đưa Epoxy vào làm vật liệu cách điện cho thanh dẫn Và bắt buộc các hãng bán tại Mỹ phải dùng Epoxy Do
có các đặc điểm vượt trội sau:
- Độ cách điện cao gấp đôi của Mylar ( sau khi lắp đặt xong đạt từ 20 - 50 Mega Om)
- Tuổi thọ EPOXY đạt từ 50-70 năm (Do Epoxy là vật liệu cách điện truyền thống và tuổi thọ được khẳngđịnh), Nhưng Mylar, thì chưa ai dám khẳng định tuổi thọ, tuy nhiên thực tế đã có trên 40 năm và Mylar vẫn dùng tốt
- EPOXY bám chặt vào thanh dẫn thành 1 khối, khả năng chống thấm nước rất tốt Tuy nhiên khi thanh dẫn bị ngấm nước, cả Epoxy và Mylar đều bị sự cố