Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để hiện đại hóa hành chính là xu hướng không thể thay đổi trong hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam nhằm xây dựng một nền hành chính hiện đại, trong sạch, vững mạnh, tiết kiệm, chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn. Có thể nói, hiện đại hóa nền hành chính đã và đang là một “hạng mục” lớn trong tổng thể “công trình” cải cách nền hành chính.Mục tiêu của ứng dụng CNTT trong hành chính Nhà nước là tạo ra một phương thức vận hành thông suốt, hiệu quả của bộ máy công quyền thông qua việc sử dụng các hệ thống thông tin điện tử. Do vậy, các ứng dụng CNTT phải được thiết lập trên cơ sở thực tiễn nhu cầu phát sinh của bộ máy hành chính Nhà nước và nhờ tính năng đặc biệt của công nghệ mà những mục tiêu xây dựng một bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả, năng động và chất lượng sẽ được thực hiện. Chính cải cách hành chính (CCHC) là chủ thể đưa ra mục tiêu, yêu cầu cho việc thiết lập các hệ thống CNTT. Mức độ cải cách sẽ quyết định quy mô, phạm vi ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà nước nói chung.Một cách nhìn khác, chính ứng dụng CNTT sẽ là một trong các giải pháp nhằm đạt mục tiêu của CCHC. Vì cải cách hành chính là nhằm đem đến tính hiệu quả, chất lượng trong cách thức hoạt động, điều hành của bộ máy hành chính Nhà nước và làm cho nền hành chính có khả năng kiểm soát lãng phí, thất thoát và tham nhũng. Điều đó đòi hỏi các hoạt động phải có quy trình hóa, phải rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ về các hoạt động và các mối quan hệ... Qua đó sẽ tạo được yếu tố “công khai, minh bạch” trong nền hành chính.Tỉnh uỷ, HĐND UBND tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều chủ trương về việc ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà nước như: Nghị quyết số 09NQTU ngày 1582007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007 – 2015; Quyết định số 142011QĐUBND ngày 31012011 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan Nhà nước tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2015; Quyết định số 462QĐUBND ngày 2542011 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt Đề cương điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển Bưu chính Viễn thông và Công nghệ thông tin tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020; Quyết định số 64QĐUBND ngày 2892012 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành một nước mạnh về Công nghệ thông tin và Truyền thông”. Huyện ủy, HĐND UBND huyện Yên Phong đã quan tâm chỉ đạo các chủ trương của tỉnh và đã thu được nhiều kết quả tích trong việc CCHC thông qua ứng dụng các ứng dụng CNTT, tuy nhiên việc ứng dụng CNTT vẫn còn nhiều điểm hạn chế như: Trình độ, thói quen ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức và người dân còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận các dịch vụ của các cơ quan nhà nước thông qua ứng dụng CNTT. Nhiều cán bộ công chức chưa có thói quen, kỹ năng ứng dụng CNTT, đặc biệt là các ứng dụng CNTT đặc thù, chuyên ngành; chưa hình thành văn hóa chia sẻ thông tin, mức độ chuyên nghiệp, tính chuyên sâu, kỹ năng hành chính và đạo đức, phẩm chất chưa đáp ứng yêu cầu CCHC. Thói quen quản lý theo cơ chế tập trung, bao cấp chưa được xóa bỏ triệt để. Quá trình xây dựng, ban hành thủ tục hành chính chưa chú trọng đến việc đánh giá sự cần thiết, hợp lý, tính khả thi và hiệu quả kinh tế xã hội; nhiều thủ tục hành chính chưa được công khai đầy đủ.Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong CCHC nói chung và tại UBND huyện Yên Phong nói riêng tôi đã chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn thạc sĩ của mình.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ
…………/………… …………/…………
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ THU LAN
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
TẠI ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN YÊN PHONG,
TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ CÔNG
Chuyên ngành: Quản lý công
Mã số: 60 34 04 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS NGUYỄN NGHỊ THANH
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Xin cam đoan nội dung luận văn này là công trình nghiên cứu củachính tác giả với sự hướng dẫn tận tình của TS Nguyễn Nghị Thanh - TrườngĐại học Nội vụ Hà Nội
Các kết quả, số liệu nêu trong luận văn là trung thực, có nguồn gốc rõràng, đáng tin cậy; không sao chép nguyên văn của bất kỳ công trình nào củanhững người đi trước
Nguyễn Thị Thu Lan
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được luận văn này, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bảnthân, tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ và hướng dẫn tận tình của các thầy
cô giáo, gia đình và bạn bè
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy TS Nguyễn NghịThanh - Trường Đại học Nội vụ Hà Nội đã dành nhiều thời gian và tâm huyếthướng dẫn nghiên cứu, giúp tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Tôi xin chân thành cảm ơn Học viện Hành chính Quốc gia, Khoa Sauđại học, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Công nghệthông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh, Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong,Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Yên Phong đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôithực hiện luận văn
Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới gia đình, bạn bè
và người thân đã động viên, khuyến khích giúp tôi vượt qua những khó khăntrong suốt quá trình học tập và nghiên cứu
Mặc dù tôi đã có nhiều cố gắng hoàn thiện luận văn bằng tất cả sự nhiệttình và năng lực của mình, tuy nhiên không thể tránh khỏi những thiết sót, rấtmong nhận được những đóng góp quý báu của quý thầy cô và các bạn
Bắc Ninh, ngày 15 tháng 5 năm 2017.
Học viên
Nguyễn Thị Thu Lan
Trang 4MỤC LỤC
Trang 5CCHC Cải cách hành chính
CNTT Information Technology Công nghệ thông tin
LAN Local Area Network Mạng nội bộ
WAN Wide Area Network Mạng diện rộng
Trang 6DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ
Trang 7DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để hiện đại hóa hành chính là
xu hướng không thể thay đổi trong hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Namnhằm xây dựng một nền hành chính hiện đại, trong sạch, vững mạnh, tiếtkiệm, chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn Có thể nói, hiện đạihóa nền hành chính đã và đang là một “hạng mục” lớn trong tổng thể “côngtrình” cải cách nền hành chính
Mục tiêu của ứng dụng CNTT trong hành chính Nhà nước là tạo ra mộtphương thức vận hành thông suốt, hiệu quả của bộ máy công quyền thông quaviệc sử dụng các hệ thống thông tin điện tử Do vậy, các ứng dụng CNTT phảiđược thiết lập trên cơ sở thực tiễn nhu cầu phát sinh của bộ máy hành chínhNhà nước và nhờ tính năng đặc biệt của công nghệ mà những mục tiêu xâydựng một bộ máy hành chính hoạt động hiệu quả, năng động và chất lượng sẽđược thực hiện Chính cải cách hành chính (CCHC) là chủ thể đưa ra mụctiêu, yêu cầu cho việc thiết lập các hệ thống CNTT Mức độ cải cách sẽ quyếtđịnh quy mô, phạm vi ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà nướcnói chung
Một cách nhìn khác, chính ứng dụng CNTT sẽ là một trong các giảipháp nhằm đạt mục tiêu của CCHC Vì cải cách hành chính là nhằm đem đếntính hiệu quả, chất lượng trong cách thức hoạt động, điều hành của bộ máyhành chính Nhà nước và làm cho nền hành chính có khả năng kiểm soát lãngphí, thất thoát và tham nhũng Điều đó đòi hỏi các hoạt động phải có quy trìnhhóa, phải rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ về các hoạt động và các mối quanhệ Qua đó sẽ tạo được yếu tố “công khai, minh bạch” trong nền hành chính
Tỉnh uỷ, HĐND - UBND tỉnh Bắc Ninh đã có nhiều chủ trương về việcứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà nước như: Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 15/8/2007 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh ứngdụng và phát triển CNTT tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2007 – 2015; Quyết định số
Trang 914/2011/QĐ-UBND ngày 31/01/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phêduyệt kế hoạch ứng dụng Công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơquan Nhà nước tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2015; Quyết định số 462/QĐ-UBND ngày 25/4/2011 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt Đề cươngđiều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển Bưu chính Viễn thông và Công nghệthông tin tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020; Quyết định số 64/QĐ-UBND ngày28/9/2012 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc phê duyệt kế hoạch triển khaithực hiện đề án “Đưa Việt Nam sớm trở thành một nước mạnh về Công nghệthông tin và Truyền thông” Huyện ủy, HĐND - UBND huyện Yên Phong đãquan tâm chỉ đạo các chủ trương của tỉnh và đã thu được nhiều kết quả tíchtrong việc CCHC thông qua ứng dụng các ứng dụng CNTT, tuy nhiên việcứng dụng CNTT vẫn còn nhiều điểm hạn chế như:
- Trình độ, thói quen ứng dụng CNTT của cán bộ, công chức và ngườidân còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng tiếp nhận các dịch vụ của các cơquan nhà nước thông qua ứng dụng CNTT Nhiều cán bộ công chức chưa cóthói quen, kỹ năng ứng dụng CNTT, đặc biệt là các ứng dụng CNTT đặc thù,chuyên ngành; chưa hình thành văn hóa chia sẻ thông tin, mức độ chuyênnghiệp, tính chuyên sâu, kỹ năng hành chính và đạo đức, phẩm chất chưa đápứng yêu cầu CCHC
- Thói quen quản lý theo cơ chế tập trung, bao cấp chưa được xóa bỏtriệt để Quá trình xây dựng, ban hành thủ tục hành chính chưa chú trọng đếnviệc đánh giá sự cần thiết, hợp lý, tính khả thi và hiệu quả kinh tế - xã hội;nhiều thủ tục hành chính chưa được công khai đầy đủ
Vì vậy, để nâng cao hiệu quả của việc ứng dụng CNTT trong CCHC
nói chung và tại UBND huyện Yên Phong nói riêng tôi đã chọn đề tài: “Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh” làm luận văn thạc sĩ của mình.
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn
Trang 10Hiện nay ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà nước vàCCHC là một nhiệm vụ trọng tâm nhằm mục đích nâng cao hiệu quả quản lýhành chính và xây dựng một nền hành chính đáp ứng yêu cầu của quá trìnhhội nhập kinh tế toàn cầu.
Đã có nhiều công trình khoa học, bài báo của nhiều tác giả trong vàngoài nước nghiên cứu đến ứng dụng CNTT trong QLNN và CCHC, trong đó
có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như sau:
- Phạm Hồng Quảng (2010) “Một số kết quả và định hướng trong ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ cải cách hành chính trên địa bàn tỉnh Quảng Nam” Tập san Sở Thông tin Truyền thông Quảng Nam
2010 Trong công trình này, tác giả đi sâu trình bày và phân tích các kết quảđạt được trong thời gian 10 năm ứng dụng CNTT trong CCHC tại tỉnh Quảng Nam, trong đó nổi bật là tỷ lệ 30% hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng quamạng; phổ cập tin học cho 100% cán bộ công chức trên địa bàn tỉnh
- Vũ Tuấn Linh (2013), Quản lý nhà nước về ứng dụng CNTT tại các
cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh Bắc Ninh, Luận văn thạc sỹ Quản lý
công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội Luận văn đã đánh giá thựctrạng, các vấn đề tồn tại trong tác QLNN về ứng dụng CNTT tại các cơ quanchuyên môn trực thuộc UBND tỉnh, đồng thời đưa ra những giải pháp nhằmtăng cường công tác QLNN về ứng dụng CNTT, nổi bật là xã hội hóa đầu tưtrong lĩnh vực ứng dụng CNTT làm giảm gánh nặng đầu tư công
- Kae Xieng Tern (2010), “Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý hành chính tại UBND Quận Thanh Xuân”, Học viện Hành chính Quốc gia Đề tài đề xuất 6 giải pháp:
Nâng cao nhận thức và trình độ ứng dụng CNTT; đẩy mạnh CCHC để ứngdụng CNTT một cách hiệu quả; đổi mới mô hình tổ chức triển khai ứng dụngCNTT tại UBND Quận Thanh Xuân; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức cótrình độ chuyên môn phẩm chất đạo đức, thường xuyên đào tạo và phát triển
Trang 11nguồn nhân lực CNTT; tăng cường hiệu quả của việc ứng dụng CNTT; đầu tưxây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng hệ thống CNTT và nâng cao việc ứng dụngCNTT trong UBND quận Tuy nhiên còn một đề tài còn một số hạn chế như:chưa tập trung giải quyết các tồn tại, yếu kém trong việc ứng dụng CNTT;việc xem CNTT là trọng tâm dẫn đến các giải pháp khó sát với thực tế vàthiếu tính khả thi bởi vì CNTT chỉ là công cụ, tùy thuộc vào điện kiện thực tế
mà chúng ta ứng dụng CNTT như thế nào để đạt được hiệu quả quản lý caonhất
- Trần Tuấn Sơn (2014), Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước ở huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia,
Hà Nội Luận văn đã chỉ ra những kết quả đạt được trong việc ứng dụngCNTT trong hoạt động hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước huyện
Mê Linh, bên cạnh đó luận văn chỉ ra một số tồn tại hạn chế: Một số lãnh đạocác cơ quan quản lý nhà nước huyện chưa thực sự quyết tâm ứng dụng CNTTtrong hoạt động hành chính của đơn vị; vai trò, chức năng, nhiệm vụ của cơquan thường trực CNTT và các cơ quan tham mưu chưa thống nhất, cònchồng chéo; chất lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức trên địa bànhuyện nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và ứng dụng CNTT.Tác giả đề xuất một số giải pháp như: Hoàn thiện các cơ chế chính sách; đàotạo bồi dưỡng nguồn nhân lực; đầu tư có trọng điểm để tạo sự đột phá trongứng dụng CNTT…Các giải pháp đề tài đưa ra mang tính chất chung chungchưa định lượng, chưa đưa ra những phầm mềm ứng dụng cụ thể
Nhìn chung, các đề tài nghiên cứu trên đều đề cập đến một số nội dungliên quan đến công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hànhchính Nhà nước Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình độc lậpnghiên cứu cụ thể về thực trạng và giải pháp của việc ứng dụng CNTT trong
Trang 12CCHC tại các cơ quan Nhà nước mà cụ thể là tại các cơ quan hành chính Nhànước thuộc UBND huyện Yên Phong.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Về lý luận, làm rõ các vấn đề có liên quan đến việc CCHC, ứng dụngCNTT trong CCHC, các giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trongCCHC
Về thực tiễn, phân tích, đánh giá thực trạng của việc ứng dụng CNTTtrong CCHC tại huyện Yên Phong trong thời gian từ năm 2013 đến 2016
Từ những hạn chế được phân tích, đề xuất một số giải pháp, kiến nghịnhằm đảm bảo việc ứng dụng CNTT có hiệu quả đẩy mạnh CCHC trongnhững năm tiếp theo
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn tập trung vào vấn đề: Ứng dụng CNTTtrong cải cách hành chính tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Nghiên cứu về cơ sở hạ tầng, các chương trình ứng dụngCNTT, nguồn nhân lực CNTT và chủ trương, chính sách đầu tư cho CNTTnhằm hiện đại hóa nền hành chính phục vụ cải cách hành chính
Về không gian: Tại các cơ quan hành chính Nhà nước thuộc UBNDhuyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
Về thời gian: Thời gian nghiên cứu từ 2016 đến 2017
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn:
Cơ sở lý luận của đề tài dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin;
tư tưởng Hồ Chính Minh và kế thừa có chọn lọn các công trình nghiên cứu
Trang 13Ngoài ra, nhằm làm nổi bật vấn đề nghiên cứu đề tài sử dụng một sốphương pháp nghiên cứu như: phương pháp thu thập, xử lý số liệu, phươngpháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp định lượng.
- Phương pháp thu thập, xử lý số liệu: Số liệu được thu thập liệu thứcấp từ các báo cáo của các cơ quan, đơn vị về việc ứng dụng CNTT tronghoạt động điều hành quản lý
- Sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá các số liệu sau khi đã đượcthu thập và xử lý nhằm đưa ra các kết quả dựa trên những số liệu trong quákhứ, ngoài ra tác giả còn so sánh việc ứng dụng CNTT trong các năm từ 2013
6 Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Luận văn phân tích và làm rõ thực trạng của việc ứng dụng CNTTtrong CCHC của UBND huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh Từ đó đề ra cácgiải pháp khắc phục và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong CCHC được hiệuquả hơn
Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo, làm cơ sở cho các cơ quan, đơn
vị trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giúp cho việc ứng dụng CNTT trong CCHC củacác cơ quan nhà nước có hiệu quả; Luận văn còn giúp cho các cơ quan nghiêncứu để đưa ra các chương trình, kế hoạch phát triển và ứng dụng CNTT trongthời gian tới
7 Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, bảng biểu và danh mục tài liệu tham khảo,luận văn được kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về cải cách hành chính và ứng dụng công nghệthông tin trong cải cách hành chính
Trang 14Chương 2: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hànhchính tại Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trongcải cách hành chính tại Ủy ban nhân dân huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh
Trang 15Chương 1:
CƠ SỞ LÝ LUẬN CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
1.1 Những vấn đề cơ bản của cải cách hành chính
1.1.1 Khái niệm cải cách hành chính
Cải cách hành chính (CCHC) là một khái niệm đã được nhiều học giả,các nhà nghiên cứu hành chính trên thế giới đưa ra, dựa trên các điều kiện vềchế độ chính trị, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia cũng như phụ thuộc vàoquan điểm và mục tiêu nghiên cứu, do đó hầu hết các định nghĩa này là khácnhau
Tuy nhiên, qua xem xét, phân tích dưới nhiều góc độ định nghĩa của kháiniệm, có thể thấy các khái niệm về CCHC được nêu ra có một số điểm thống nhấtsau:
- Cải cách hành chính là một sự thay đổi có kế hoạch, theo một mục tiêunhất định, được xác định bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Cải cách hành chính không làm thay đổi bản chất của hệ thống hànhchính, mà chỉ làm cho hệ thống này trở nên hiệu quả hơn, phục vụ nhân dân đượctốt hơn so với trước, chất lượng các thể chế quản lý nhà nước đồng bộ, khả thi, đivào cuộc sống hơn, cơ chế hoạt động, chức năng, nhiệm vụ của bộ máy, chấtlượng đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan nhà nước sau khi tiếnhành cải cách hành chính đạt hiệu quả, hiệu lực hơn, đáp ứng yêu cầu quản lý kinh
tế - xã hội của một quốc gia
- Cải cách hành chính tùy theo điều kiện của từng thời kỳ, giai đoạn củalịch sử, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, có thể được đặt ranhững trọng tâm, trọng điểm khác nhau, hướng tới hoàn thiện một hoặc một sốnội dung của nền hành chính, đó là tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức,thể chế pháp lý, hoặc tài chính công v.v
Ở Việt Nam hiện nay có nhiều văn bản quan trọng của Đảng đã đề cập đếnđịnh nghĩa khái niệm CCHC Các văn bản đều đề cập đến cập đến nội hàm khái
Trang 16niệm này như là những thay đổi có tính hệ thống, lâu dài và có mục đích nhằmlàm cho hệ thống hành chính nhà nước hoạt động tốt hơn, thực hiện tốt hơn cácchức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của mình Ngoài ra các văn bản nhưNghịquyết Đại hội VII, Nghị quyết TW 8 - khoá VII, Nghị quyết Đại hội VIII v.v đãnêu ra các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể cho công cuộc cải cách hành chính nhànước Đồng thời, Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn
2001 -2010 của Chính phủ được ban hành kèm theo Quyết định số TTg ngày 17/9/2001của Thủ tướng Chính phủ vàNghị quyết 30c/NQ-CP ngày08/11/2011 của Chính phủ Ban hành Chương trình tổng thể cải cách hànhchính Nhà nước giai đoạn 2011-2020cũng đã nêu 6 nội dung cơ bản của cảicách hành chính Việt Nam, đó là: cải cách thể chế, cải cách thủ tục hành chính, cảicáchtổ chức bộ máy hành chính, xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức, cải cách tài chính công và hiện đại hóa nền hành chính Mục tiêu củacải cách hành chính nhà nước đến 2020 theo Chương trình tổng thể là“Xây dựng,hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩanhằm giải phóng lực lượng sản xuất, huy động và sử dụng có hiệu quả mọinguồn lực cho phát triển đất nước; tạo môi trường kinh doanh bình đẳng,thông thoáng, thuận lợi, minh bạch nhằm giảm thiểu chi phí về thời gian vàkinh phí của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trong việc tuânthủ thủ tục hành chính; xây dựng hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước
136/2001/QĐ-từ trung ương tới cơ sở thông suốt, trong sạch, vững mạnh, hiện đại, hiệu lực,hiệu quả, tăng tính dân chủ và pháp quyền trong hoạt động điều hành củaChính phủ và của các cơ quan hành chính nhà nước; bảo đảm thực hiện trênthực tế quyền dân chủ của nhân dân, bảo vệ quyền con người, gắn quyền conngười với quyền và lợi ích của dân tộc, của đất nước; xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức có đủ phẩm chất, năng lực và trình độ, đáp ứng yêucầu phục vụ nhân dân và sự phát triển của đất nước”[10, tr1]
Trang 17Mặc dù có nhiều quan điểm khác nhau, nhưng CCHC nhà nước là mộttrong những nội dung quan trọng của khoa học hành chính, có ý nghĩa khôngchỉ về mặt lý luận mà có tính thực tiễn cao Mọi hoạt động CCHC nhà nướcđều hướng tới nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của bộ máy hànhchính nhằm đáp ứng các yêu cầu quản lý cụ thể của mỗi quốc gia trong mỗigiai đoạn phát triển.
Như vậy, có thể hiểu CCHC là những thay đổi có tính hệ thống, lâu dài và
có mục đích nhằm làm cho hệ thống hành chính nhà nước hoạt động tốt hơn, thựchiện tốt hơn các chức năng, nhiệm vụ quản lý xã hội của mình Nói một cáchkhác, CCHC nhằm thay đổi và làm hợp lý hóa bộ máy hành chính, với mục đíchtăng cường tính hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước
1.1.2 Vai trò và mục đích của cải cách hành chính
Hoạt động hành chính nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc bảođảm trật tự của xã hội, duy trì sự phát triển của xã hội theo định hướng của nhànước, qua đó hiện thực hóa mục tiêu chính trị của đảng cầm quyền đại diện cholợi ích của giai cấp cầm quyền trong xã hội Chính vì vậy, nâng cao chất lượnghoạt động của bộ máy hành chính nhà nước là yêu cầu và mong muốn của mọiquốc gia Cải cách hành chính nhà nước, xét cho cùng, không có mục đích tự thân
mà nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy hành chính nhà nướctrong quá trình quản lý các mặt của đời sống xã hội, trước hết là quản lý, địnhhướng và điều tiết sự phát triển kinh tế - xã hội, sau đó là duy trì sự phát triển ổnđịnh của xã hội theo mong muốn của Nhà nước.Điều này được thể hiện trên cáckhía cạnh sau:
- Cải cách hành chính có vai trò dẫn dắt các doanh nghiệp tư nhân hay cáthể hoạt động trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; ngăn chặntính độc quyền của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế; bảo đảm sự công bằngtrong hoạt động phát triển kinh tế, xây dựng và tạo lập các quỹ phúc lợi cho toàn
xã hội
Trang 18Cải cách hành chính nhà nước tạo lập môi trường, động lực cho kinh tế
-xã hội phát triển Chỉ có môi trường pháp lý ổn định mới tạo điều kiện cho các tổchức phát triển ổn định
- Cải cách hành chính sẽ kịp thời rà soát, chấn chỉnh, loại bỏ, phát hiệnvướng mắc, bổ sung, thay đổi, hệ thống hóa nhằm tạo bộ thủ tục trong kinhdoanh chỉn chu, thuận tiện, kịp thời, hiện đại để các chủ thể kinh doanh đónbắt kịp thời cơ kinh doanh và kích thích, thu hút, tạo sự hấp dẫn cho quá trìnhđầu tư
- Cải cách hành chính còn góp phần tích cực trong phòng, chống tệtham nhũng, cửa quyền, tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính; hướng đếnxây dựng một nền hành chính phục vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ hànhchính và chất lượng dịch vụ công; củng cố niềm tin của nhân dân vào bộ máychính quyền; tạo môi trường thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội
Mục tiêu của CCHC là xây dựng một nền hành chính gọn nhẹ, mang tínhphục vụ, trong sạch, minh bạch, chuyên nghiệp, hiện đại, hoạt động có hiệu lực,hiệu quả đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,phục vụ người dân, doanh nghiệp và xã hội.Bảo đảm trên thực tế quyền dân chủcủa nhân dân, bảo vệ quyền con người, gắn quyền con người với quyền và lợi íchcủa dân tộc, của đất nước Xây dựng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, côngchức Nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và chất lượng dịch vụ sự nghiệpcông
Công cuộc đổi mới do Đảng và Nhà nước khởi xướng và lãnh đạo nước
ta hơn 30 năm qua đã tạo nên những thay đổi vượt bậc trong đời sống kinh tế,
xã hội của đất nước Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu, bao cấp đãtừng bước vững chắc chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichỉ nghĩa Đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện, duy trì được địnhhướng phát triển xã hội chủ nghĩa Để có được những thành công đó có nhiềunguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân rất quan trọng là trong toàn bộ
Trang 19tiến trình đổi mới đất nước từ năm 1986 cho đến nay, Đảng và Nhà nước luônchú trọng đến cải cách nền hành chính nhà nước CCHC nhà nước đã trởthành một trong những đòi hỏi khách quan của sự phát triển.Khẳng định tầmquan trọng của CCHC nhà nước với tư cách là một bộ phận không tách rời vàquyết định thành công của đổi mới.
1.1.3 Nội dung của chương trình cải cách hành chính
Trọng tâm CCHC là: Cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cảicách tổ chức bộ máy nhà nước; xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức; cải cách tài chính công và hiện đại hóa hành chính
1.1.3.1 Cải cách thể chế
Thể chế hành chính nhà nước là một hệ thống gồm Luật, các văn bảnpháp quy dưới luật tạo khuôn khổ pháp lý cho các cơ quan hành chính nhànước, một mặt là thực hiện chức năng quản lý, điều hành mọi lĩnh vực của đờisống xã hội cũng như cho mọi tổ chức và cá nhân sống và làm việc theo phápluật; mặt khác là các quy định các mối quan hệ trong hoạt động kinh tế, xã hộicũng như các mối quan hệ giữa các cơ quan và nội bộ bên trong các cơ quanhành chính nhà nước Thể chế hành chính nhà nước là toàn bộ các yếu tố cấuthành hành chính nhà nước để hành chính nhà nước hoạt động quản lý nhànước một cách hiệu quả, đạt được mục tiêu của quốc gia
Cải cách thể chế hành chính có thể được hiểu:
Một là, cải cách quy trình xây dựng và thông qua các văn bản quyphạm pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý hành chính, nhằm làm rõtrách nhiệm giữa cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan phối hợp và lấy ý kiếncủa người dân
Hai là, biểu hiện sự kết hợp giữa CCHC và cải cách lập pháp nhằmhoàn thiện các chế định pháp luật liên quan đến tổ chức và hoạt động quản lýhành chính phát sinh trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội
Ba là, việc xây dựng và hoàn thiện thể chế về kinh tế, tổ chức và hoạtđộng của hệ thống hành chính, xây dựng và hoàn thiện các chế định pháp luật
Trang 20để điều chỉnh các quan hệ pháp luật hành chính giữa các cơ quan nhà nướcvới công dân, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức, doanhnghiệp và giữa các cơ quan, tổ chức với nhau.
Cải cách thể chế hành chính có vị trí đặc biệt quan trọng vì nó phản ánh
cụ thể, rõ nét nội dung, phương thức quản lý nhà nước đối với các lĩnh vựccủa đời sống xã hội, hiệu lực hiệu quả hoạt động, kết quả, hiệu quả phục vụnhân dân và bộ máy nhà nước
Nội dung của cải cách thể chế đó là:
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vể tổchức và hoạt động của các cơ quan chính nhà nước; rà soát, ban hành các vănbản quy phạm pháp luật về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các bộ, cơquan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc UBNDcấp tỉnh, cấp huyện cho phù hợp với yêu cầu; xây dựng, hoàn thiện quy địnhcủa pháp luật về mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, trọng tâm là bảođảm và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, lấy ý kiến của nhân dân trướckhi quyết định các chủ trương, chính sách quan trọng và về quyền giám sátcủa nhân dân đối với hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước
1.1.3.2 Cải cách thủ tục hành chính
Thủ tục hành chính là một loại quy phạm pháp luật quy định trình tự vềthời gian, về không gian khi thực hiện một thẩm quyền nhất định của bộ máynhà nước, là cách thức giải quyết công việc của các cơ quan nhà nước trongmối quan hệ với các cơ quan, tổ chức và cá nhân công dân
Cải cách thủ tục hành chính là điều kiện cần thiết để tăng cường củng cốmối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân, tăng cường sự tham gia quản lý nhànước của nhân dân Bởi vì cải cách thủ tục hành chính là một nội dung phảnánh rõ nhất mối quan hệ giữa nhà nước và công dân, đồng thời là nội dung cónhiều bức xúc nhất của người dân, doanh nghiệp, cũng như có nhiều yêu cầuđổi mới trong quá trình hội nhập kinh tế Thêm vào đó, thông qua cải cách thủtục hành chính, chúng ta có thể xác định căn bản các công việc của cơ quan
Trang 21nhà nước với người dân, doanh nghiệp, từ đó chúng ta có thể xây dựng bộmáy phù hợp và từ đó có thể lựa chọn đội ngũ cán bộ, công chức hợp lý, đápứng được yêu cầu công việc Mặt khác, cải cách thủ tục hành chính là tiền đề
để thực hiện các nội dung cải cách khác như: nâng cao chất lượng thể chế;nâng cao trình độ, thay đổi thói quen, cách làm, nếp nghĩ của cán bộ, côngchức; phân công, phân cấp thực hiện nhiệm vụ giải quyết công việc của ngườidân, doanh nghiệp của bộ máy hành chính; thực hiện chính phủ điện tử, …Cảicách thủ tục hành chính còn có tác động to lớn đối với việc thúc đẩy phát triểnkinh tế - xã hội Thông qua việc cải cách thủ tục hành chính sẽ gỡ bỏ nhữngrào cản về thủ tục hành chính đối với môi trường kinh doanh và đời sống củangười dân, giúp cắt giảm chi phí và rủi ro của người dân và doanh nghiệptrong việc thực hiện thủ tục hành chính
Nội dung của CCHC là xây dựng một hệ thống thủ tục hành chính rõràng, đơn giản, thuận tiện; tính pháp lý cao và có sự minh bạch Các cơ quannhà nước phải giải quyết công bằng, dân chủ các yêu cầu của tổ chức và côngdân; mẫu hoá các loại giấy tờ; thực hiện cơ chế một cửa trong giải quyết cácyêu cầu của công dân; quy định rõ trách nhiệm của cá nhân trong giải quyếtcông việc; tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về cácquy định hành chính để hỗ trợ việc nâng cao chất lượng các quy định hànhchính và giám sát việc thực hiện thủ tục hành chính của các cơ quan hànhchính nhà nước các cấp
1.1.3.3 Cải cách tổ chức bộ máy nhà nước
Bộ máy hành chính nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từtrung ương đến địa phương để thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên tất
cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và để triển khai thi hành hiến pháp, phápluật trong phạm vi đơn vị hành chính lãnh thổ Các cơ quan trong bộ máyhành chính nhà nước có mối quan hệ mật thiết với nhau để cùng phối hợpthực hiện chức năng quản lý nhà nước Hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản
Trang 22lý nhà nước nói chung và triển khai tổ chức thực hiện pháp luật đưa pháp luậtvào đời sống phụ thuộc rất lớn vào chính năng lực của các cơ quan hànhchính nhà nước cũng như bộ máy hành chính nhà nước.
Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước hướng tới xây dựng một
bộ máy hành chính đơn giản, gọn nhẹ, vận hành thông suốt từ trung ương tới
cơ sở với các chức năng, nhiệm vụ giữa các cơ quan hành chính nhà nước vàcác cấp hành chính không chồng chéo, trùng lắp
Trên tinh thần của các nghị quyết của Đảng, Nhà nước đã ban hành haichương trình tổng thể CCHC giai đoạn 2001− 2010và giai đoạn 2011 − 2020
Cả hai chương trình đều nhấn mạnh đến cải cách tổ chức bộ máy hành chínhnhà nước Các nội dung cải cách tập trungchủ yếu là:
Tiến hành tổng thể rà soát vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơcấu tổ chức và biên chế hiện có của các cấp chính quyền từ trung ương đếnđịa phương để sắp xếp, xác lập mô hình tổ chức phù hợp, phân định đúngchức năng, nhiệm vụ, quyền hạn sát thực tế, hiệu lực, hiệu quả; đổi mớiphương thức làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước; nâng cao chấtlượng thực hiện cơ chế một cửa; cải cách và triển khai trên diện rộng cơ chế
tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp dịch vụ công; bảo đảm
sự hài lòng của cá nhân, tổ chức đối với các dịch vụ mà nhà nước cung cấpđạt trên mức 80% vào năm 2020
1.1.3.4 Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức
Chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính là yếu tố cơ bản,quyết định tới hiệu lực hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước nóiriêng và cả bộ máy hành chính nhà nước nói chung Do đó, đây là một trongnhững nội dung được chú trọng nhất trong tiến trình CCHC ở nước ta Nhữngnội dung chủ yếu của việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức, viên chứctrong tổng thể chương trình CCHC giai đoạn 2011
−2020 là:Xây dựng đội ngũ CBCCVC có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh
Trang 23chính trị, có năng lực, có tính chuyên nghiệp cao, tận tuỵ phục vụ nhân dânthông qua các hình thức đào tạo, bồi dưỡng phù hợp, có hiệu quả;xây dựng,
bổ sung và hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về chức danh, tiêuchuẩn nghiệp vụ của CBCCVChợp lý gắn với vị trí việc làm;hoàn thiện quyđịnh của pháp luật về tuyển dụng, bố trí, phân công nhiệm vụ phù hợp vớitrình độ, năng lực, sở trường của công chức, viên chức trúng tuyển; thực hiệnchế độ thi nâng ngạch theo nguyên tắc cạnh tranh; thi tuyển cạnh tranh để bổnhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lý;hoàn thiện quy định của pháp luật vềđánh giá cán bộ, công chức, viên chức trên cơ sở kết thực nhiệm vụ đượcgiao, có chế tài nghiêm đối với hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật, viphạm đạo đức công vụ; đổi mới nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng,công chức, viên chức; nâng cao trách nhiệm kỷ luật và kỷ cương hành chính
và đạo đức công vụ của cán bộ, công chức, viên chức
1.1.3.5 Cải cách tài chính công
Tài chính công là một phạm trù gắn với các hoạt động thu và chi bằngtiền của nhà nước, phản ánh hệ thống các quan hệ kinh tế dưới hình thức giátrị trong quá trình hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ của nhà nước nhằmphục vụ việc thực hiện những chức năng vốn có của nhà nước đối với xã hội(không vì mục tiêu thu lợi nhuận)
Mối quan hệ khăng khít giữa CCHC và cải cách tài chính công thểhiện ở các mặt sau: Việc thực thi hoạt động của bộ máy nhà nước gắn liền với
cơ chế tài chính hỗ trợ cho các hoạt động đó; việc phân cấp quản lý hànhchính phải tương ứng với sự phân cấp quản lý ngân sách nhà nước để đảmbảo kinh phí cho hoạt động có hiệu quả ở mỗi cấp; các cấp chính quyền trong
bộ máy hành chính đều có trách nhiệm và quyền hạn có ý nghĩa quyết địnhtrong quản lý tài chính công ở phạm vi quản lý của mình; các thể chế về tàichính công có tác dụng chi phối hoạt động của các cơ quan nhà nước chủtrương của Chính phủ; tỷ trọng và cơ chế chi tiêu kinh phí ngân sách để trả
Trang 24lương cho đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước có tác độngquan trọng đến việc phát huy năng lực của cán bộ, công chức trong công tác;thông qua tài chính công, nhà nước thực hiện giám sát bằng đồng tiền đối vớimọi hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.Thực tiễn cho thấy cácgiải pháp ở các lĩnh vực khác chỉ có thể được thực hiện tốt nếu gắn liền vớimột cơ chế tài chính minh bạch và hiệu quả Những nội dung của cải cách tàichính công giai đoạn 2011 − 2020 đó là:
Động viên hợp lý, phân phối và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực chophát triển kinh tế - xã hội; tiếp tục hoàn thiện chính sách và hệ thống thuế, cácchính sách về thu nhập, tiền lương, tiền công; thực hiện cân đối ngân sách tíchcực, bảo đảm tỷ lệ tích lũy hợp lý cho đầu tư phát triển; tiếp tục đổi mới cơchế, chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước, nhất là các tập đoànkinh tế và các tổng công ty; quản lý chặt chẽ việc vay và trả nợ nước ngoài;giữ mức nợ Chính phủ, nợ quốc gia và nợ công trong giới hạn an toàn; đổimới căn bản cơ chế sử dụng kinh phí nhà nước và cơ chế xây dựng, triển khaicác nhiệm vụ khoa học, công nghệ; đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho cơquan hành chính nhà nước, tiến tới xóa bỏ chế độ cấp kinh phí theo số lượngbiên chế, thay thế bằng cơ chế cấp ngân sách dựa trên kết quả và chất lượnghoạt động, hướng vào kiểm soát đầu ra, chất lượng chi tiêu theo mục tiêu,nhiệm vụ của các cơ quan hành chính nhà nước; nhà nước tăng đầu tư, đồngthời đẩy mạnh xã hội hóa, huy động toàn xã hội chăm lo phát triển giáo dục,đào tạo, y tế, dân số - kế hoạch hóa gia đình, thể dục, thể thao
1.1.3.6 Hiện đại hóa hành chính
Hiện đại hoá hành chính là xu hướng không thể phủ nhận trong bốicảnh cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ hiện nay Việc ứngdụng các thành tựu khoa học - công nghệ vào hoạt động hành chính nhà nướckhông chỉ làm tăng năng suất lao động mà còn góp phần quan trọng làm thayđổi phương thức làm việc của cán bộ, công chức, hướng tới một môi trường
Trang 25hành chính hiện đại Những nội dung chủ yếu của hiện đại hoá hành chínhgiai đoạn 2011 – 2020là:
Hoàn thiện và đẩy mạnh hoạt động của Mạng thông tin điện tử hànhchính của Chính phủ trên Internet Đẩy mạnh ứng dụng CNTT - truyền thôngtrong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước để đến năm 2020: 90% cácvăn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quan hành chính nhà nướcđược thực hiện dưới dạng điện tử; cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên
sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc; bảo đảm dữ liệu điện tử phục
vụ hầu hết các hoạt động trong các cơ quan; hầu hết các giao dịch của các cơquan hành chính nhà nước được thực hiện trên môi trường điện tử, mọi lúc,mọi nơi, dựa trên các ứng dụng truyền thông đa phương tiện; hầu hết các dịch
vụ công được cung cấp trực tuyến trên Mạng thông tin điện tử hành chính củaChính phủ ở mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân vàdoanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau; ứngdụng CNTT - truyền thông trong quy trình xử lý công việc của từng cơ quanhành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau vàtrong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động dịch vụ hànhchính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công; công bố danh mục cácdịch vụ hành chính công trên Mạng thông tin điện tử hành chính của Chínhphủ trên Internet; xây dựng và sử dụng thống nhất biểu mẫu điện tử trong giaodịch giữa cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức và cá nhân, đáp ứng yêu cầuđơn giản và cải cách thủ tục hành chính; xây dựng trụ sở cơ quan hành chínhnhà nước ở địa phương hiện đại, tập trung ở những nơi có điều kiện
1.2 Ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính
1.2.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính.
Trang 26Cuộc cách mạng CNTT cùng với quá trình toàn cầu hóa đã và đang tácđộng mạnh mẽ, toàn diện, đồng thời tạo cơ hội cho những chuyển biến cănbản tích cực đến mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội trêntoàn thế giới Nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đã nắm bắt được
cơ hội ứng dụng CNTT, phát huy thế mạnh, tăng cường năng lực kinh tế xãhội tạo nên những bước chuyển biến góp phần đưa đất nước ngày càng pháttriển
Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 58-CT/TW ngày 17/10/2000, về đẩymạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa đất nước Chỉ thị đã khẳng định: “CNTT là một trong các động lựcquan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khácđang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiệnđại Ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sứcmạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới,phát triển nhanh và hiện đại hóa các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnhtranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhậpkinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninhquốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp côngnghiệp hóa, hiện đại hóa”[1, tr1]
Năm 2005 khi Đảng ta đề ra chủ trương tiếp tục đẩy mạnh CCHC, cũng
đã xác định: Phát triển CNTT là một trong những giải pháp để hiện đại hóanền hành chính và là công cụ quan trọng trong việc thực hiện CCHC Vớimong muốn tạo nên sự công bằng, minh bạch và hiệu quả, việc ứng dụngCNTT trong CCHC còn được xác định là động lực quan trọng thúc đẩy kinh
tế - xã hội phát triển, giảm phiền hà cho người dân, doanh nghiệp
Năm 2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 64/2007/NĐ-CP về ứngdụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước Nghị định này là sự thểchế hóa chủ trương của Đảng, nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt
Trang 27động của cơ quan nhà nước, góp phần nâng cao tính hiệu lực, hiệu quả củaChính phủ, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp; nâng cao nănglực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp; thúc đẩyphát triển kinh tế góp phần quan trọng vào sự thành công của quá trình côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quyết định 1755/QĐ-TTg ngày 22/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ vềviệc phê duyệt đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT vàtruyền thông đã xác định mục tiêu phát triển nguồn nhân lực CNTT đạt tiêuchuẩn quốc tế; xây dựng công nghiệp CNTT, đặc biệt là công nghiệp phầnmềm, nội dung số và dịch vụ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phầnquan trọng vào tăng trưởng GDP và xuất khẩu; thiết lập hạ tầng viễn thôngbăng thông rộng trên cả nước; ứng dụng hiệu quả CNTT trong mọi lĩnh vựckinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
Ngày 08/11/2011, Chính phủ đã ban hành ban hành Nghị quyết số30c/NQ-CP quy định rõ Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn
2011 − 2020 Chương trình được ban hành có một ý nghĩa to lớn, là văn bảnpháp lý định hướng toàn bộ tiến trình CCHC nhà nước từ nay đến năm 2020.Trong đó nêu rõ các nội dung hiện đại hoá hành chính: Đẩy mạnh ứng dụngCNTT - truyền thông trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước đểđến năm 2020: 90% các văn bản, tài liệu chính thức trao đổi giữa các cơ quanhành chính nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử; cán bộ, công chức,viên chức thường xuyên sử dụng hệ thống thư điện tử trong công việc; bảođảm dữ liệu điện tử phục vụ hầu hết các hoạt động trong các cơ quan; hầu hếtcác giao dịch của các cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện trên môitrường điện tử, mọi lúc, mọi nơi, dựa trên các ứng dụng truyền thông đaphương tiện; hầu hết các dịch vụ công được cung cấp trực tuyến trên mạng ở
Trang 28mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp;ứng dụng CNTT - truyền thông trong quy trình xử lý công việc của từng cơquan hành chính nhà nước, giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau
và trong giao dịch với tổ chức, cá nhân, đặc biệt là trong hoạt động dịch vụhành chính công, dịch vụ công của đơn vị sự nghiệp công; công bố danh mụccác dịch vụ hành chính công trên mạng thông tin điện tử hành chính; xâydựng và sử dụng thống nhất biểu mẫu điện tử trong giao dịch giữa cơ quanhành chính nhà nước, tổ chức và cá nhân, đáp ứng yêu cầu đơn giản và cảicách thủ tục hành chính.CNTT và truyền thông là động lực quan trọng gópphần bảo đảm sự tăng trưởng và phát triển bền vững của đất nước, nâng caotính minh bạch trong các hoạt động của cơ quan nhà nước, tiết kiệm thời gian,kinh phí cho các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân
1.2.2 Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính
Hiện nay có nhiều cách tiếp cận khái niệm CNTT, theo cách tiếp cận thông
thường thì CNTT, tiếng Anh là Information Technology hay viết tắt là IT, là một
nhánh ngành kỹ thuật sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi,lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải, thu thập và quản lý thông tin Những công nghệnày bao gồm tất cả các phương tiện kỹ thuật được sử dụng để xử lý thông tin vàtrợ giúp liên lạc như máy tính, máy điện thoại, vệ tinh và các thiết bị điện tử viễnthông khác và các phần mềm cần thiết khác
Ở Việt Nam thì thuật ngữ "Công nghệ thông tin" được hiểu và địnhnghĩa trong Nghị quyết số 49/CP ngày 04/08/1993 về phát triển CNTT củaChính phủ Theo đó "CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, cácphương tiện và công cụ kĩ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính vàviễn thông - nhằm tổ chức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài
Trang 29nguyên thông tin rất phong phú và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt độngcủa con người và xã hội”[7, tr.1].
Theo Luật CNTT số 67/2006/QH11 thì thuật ngữ CNTT được hiểu:
“CNTT là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuật hiệnđại để sản xuất, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin số”.[17,tr.2]
Ứng dụng CNTTtrong CCHC là việc sử dụng CNTT vào các hoạt độnghành chính nhằm giảm thiểu quy trình hành chính, rút ngắn thời gian thựchiện, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này
1.2.3 Vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính.
Nói đến vai trò của ứng dụng CNTT trong CCHC thực chất là đề cậpđến những khả năng tạo ra sự thay đổi đối với hành chính phù hợp với mụctiêu, yêu cầu của CCHC thông qua ứng dụng CNTT Điều này được thể hiệntrên những phương diện sau:
1.2.3.1 Về phương diện đối với các cơ quan hành chính nhà nước
Thứ nhất, thông qua ứng dụng CNTT có thể tạo ra một sự thay đổi lớntrong cách thức làm việc của các cơ quan hành chính: trao đổi thông tin (gửibáo cáo, số liệu thống kê, ý kiến đóng góp, thẩm định…) qua thư điện tử hoặc
hệ thống quản lý văn bản điện tử, thay vì qua bưu điện; tổ chức họp, truyềnhình hội nghị; giải quyết công việc, yêu cầu của người dân, doanh nghiệp quamôi trường mạng
Thứ hai, ứng dụng CNTT dẫn đến thay đổi quy trình làm việc của các
cơ quan hành chính theo hướng phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn
Thứ ba, ứng dụng CNTT trong hành chính dẫn đến sắp xếp lại tổ chức,nhân sự phù hợp với yêu cầu của CCHC là tổ chức gọn nhẹ, rõ chức năng,nhiệm vụ và hoạt động có hiệu quả
1.3.2.2 Về phương diện đối với người dân và doanh nghiệp sử dụng dịch vụ hành chính
Trang 30Một là, thông qua ứng dụng CNTT có thể tạo ra sự tiếp cận trên diệnrộng của người dân, doanh nghiệp với các cơ quan hành chính nhà nước Mộttrong những yêu cầu của CCHC là giảm thiểu những khó khăn, trở ngại tronggiao tiếp giữa cơ quan hành chính với người dân, doanh nghiệp Cách thứctruyền thống trong giao tiếp là người dân, doanh nghiệp trực tiếp đến cơ quanhành chính và với cách thức thứ hai thông qua ứng dụng CNTT người dân,doanh nghiệp có thể ngồi tại nhà, tại nơi làm việc vẫn giao tiếp được với cơquan hành chính Môi trường giao tiếp điện tử toàn cầu và trong từng quốc giagóp phần đáng kể trong giảm thiểu những tốn kém chi phí, thời gian, công sứccủa người dân, doanh nghiệp khi cần liên hệ, giao tiếp với hành chính.
Hai là, thông qua ứng dụng CNTT có thể tạo ra môi trường thông tin tolớn, thường xuyên được lưu trữ, cập nhật và công khai chung cho mọi ngườicùng được biết đến Thay vì trực tiếp đến cơ quan hành chính để tìm hiểu cácquy định của pháp luật, các thủ tục hành chính, quy trình giải quyết…ngườidân ngồi tại nhà vẫn có được những thông tin này một cách dễ dàng và nhanhchóng Đây chính là vai trò to lớn của CNTT đáp ứng tốt yêu cầu về tính côngkhai, minh bạch của nền hành chính
Ba là, thông qua ứng dụng CNTT cơ quan hành chính có thể cung cấpqua mạng các dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp Khả năng giảiquyết công việc của người dân, doanh nghiệp qua mạng trực tuyến mở ra cơhội thay đổi về tính chất trách nhiệm của các cơ quan công quyền cung cấpdịch vụ công cho xã hội đáp ứng yêu cầu và mục tiêu của CCHC là tạo ra sựthuận lợi tối đa cho người dân và doanh nghiệp
1.2.4 Sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính
Hệ thống hành chính nhà nước luôn trong quá trình động, vừa bảo đảm
sự QLNN trên các lĩnh vực xã hội, vừa tìm cách thích ứng với những thay đổicủa xã hội, của nền kinh tế Đến một lúc nào đó, các yếu tố của nền hành
Trang 31chính nếu không có những thay đổi, cải cách sẽ trở thành lực cản, làm chohiệu lực, hiệu quả hành chính nhà nước kém đi, đó là lúc nền hành chính cầnphải được cải cách một cách tổng thể hoặc cải cách một số yếu tố đang bấtcập.
Cải cách hành chính nhà nước là một lĩnh vực được hầu hết các nướctrên thế giới quan tâm Nhiều quốc gia coi CCHC là một yếu tố hết sức quantrọng để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời thông qua CCHCnhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của nhà nước; tăng khả năng pháttriển kinh tế - xã hội
Một trong những xu hướng chung của CCHC ở khu vực và trên thế giới
là hướng tới việc xây dựng một nền hành chính gọn nhẹ, hoạt động linh hoạt,năng động, hiệu quả, cung ứng tốt nhất các dịch vụ công cho xã hội, đáp ứngcác yêu cầu hội nhập và toàn cầu hoá Trong đó, việc ứng dụng các thành tựukhoa học - công nghệ hiện đại, ứng dụng CNTT vào các hoạt động hành chính
đã và đang góp phần quan trọng nâng cao hiệu quả của hoạt động công vụ,thay đổi cách làm việc, góp phần xây dựng “Một chính phủ nhỏ và một xã hộilớn”
Việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan hành chính nhà nước gắn vớiCCHC không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Chính phủ vàchính quyền các cấp; ứng dụng CNTT để giảm thời gian, số lần trong mộtnăm người dân, doanh nghiệp phải đến trực tiếp cơ quan nhà nước thực hiệncác thủ tục hành chính; ứng dụng hiệu quảCNTT trong hoạt động của cơ quannhà nước nhằm tăng tốc độ xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động
1.2.5 Nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính
Một là, phát triển hạ tầng kỹ thuật:
Phát triển Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhànước, tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng sẵn có của các doanh nghiệp viễn thông,kết nối tới cấp đơn vị trực thuộc các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc
Trang 32Chính phủ, các cơ quan nhà nước khác trong hệ thống chính trị, tới cấp xã,phường trên phạm vi toàn quốc, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin; phát triểnTrung tâm thông tin dữ liệu điện tử Chính phủ; phát triển hệ thống xác thựcquốc gia; xây dựng, triển khai hệ thống chứng thực điện tử và chữ ký số trongcác cơ quan thuộc hệ thống chính trị; xây dựng Trung tâm kết nối, liên thôngcác hệ thống thông tin ở Trung ương và địa phương, hướng tới bảo đảm liênthông giữa các hệ thống thông tin của cơ quan, cung cấp dịch vụ công hiệuquả, linh hoạt cho người dân và doanh nghiệp; tích hợp các hệ thống thông tinđiện tử của các cơ quan Đảng ở Trung ương, phục vụ công tác lãnh đạo, chỉđạo, điều hành của lãnh đạo cấp cao của Đảng; nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng
kỹ thuật bảo đảm ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước, bao gồm:máy tính, mạng máy tính, các giải pháp an toàn, an ninh thông tin, ; trang bị
hạ tầng bảo đảm truy cập thuận tiện tới các dịch vụ công qua nhiều hình thứckhác nhau, bao gồm: Cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử;trung tâm chăm sóc khách hàng; điện thoại cố định; điện thoại di động; bộphận một cửa và các hình thức khác
Hai là, phát triển các hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu lớn:
Các hệ thống thông tin: Quản lý văn bản tích hợp trong toàn quốc tới cơquan nhà nước các cấp, bảo đảm an toàn, an ninh, tính pháp lý của văn bảntrao đổi, thư điện tử quốc gia; giao ban điện tử đa phương tiện giữa Thủ tướngChính phủ với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy bannhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; chỉ đạo, điều hành củaChính phủ trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhànước; quản lý, theo dõi chương trình công tác của Chính phủ; mạng thông tinđiện tử phục vụ trao đổi thông tin giữa Văn phòng Chính phủ, Văn phòngTrung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước; Cổngthông tin điện tử Chính phủ; tài chính tích hợp, Giám sát thị trường tài chính;nộp tờ khai thuế qua mạng Internet; triển khai thủ tục hải quan điện tử; ứng
Trang 33dụng thương mại điện tử trong mua sắm Chính phủ; quản lý thông tin đầu tưnước ngoài; kinh tế - xã hội; phân tích và dự báo kinh tế - xã hội; theo dõi vàđánh giá thực hiện kế hoạch 5 năm và hàng năm; theo dõi, giám sát và đánh giácác dự án đầu tư sử dụng vốn của Nhà nước; hộ chiếu điện tử; cấp và quản lýchứng minh nhân dân; bệnh án điện tử và quản lý hệ thống khám chữa bệnh;
tư vấn y tế, khám chữa bệnh từ xa; văn bản quy phạm pháp luật thống nhất từTrung ương tới địa phương; thống kê về xây dựng; liệt sĩ và thương bệnhbinh; kiểm toán nhà nước; quản lý các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng giaothông vận tải; văn hóa - xã hội; quản lý án hình sự; mạng giáo dục và ứngdụng CNTT trong giáo dục; tin học hoá quản lý giáo dục; kinh tế hóa ngànhtài nguyên và môi trường; quản lý, thống kê án kinh tế, lao động, hành chính,
án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình ngành Tòa án nhân dân; quản lý vàhiện đại hóa Ngân hàng; quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Các cơ sở dữ liệu: thủ tục hành chính trên Internet; cán bộ, công chức,viên chức; kinh tế công nghiệp và thương mại; tài nguyên và môi trường; biêngiới lãnh thổ; các dự án đầu tư; doanh nghiệp; dân cư; tài chính
Ba là, đẩy mạnh sử dụng các phần mềm tin học trong hoạt động quản lý nhà nước
Nâng cấp, hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý văn bản và điều hànhcủa các cấp; phát triển hệ thống quản lý thông tin tổng thể; xây dựng mới,nâng cấp và hoàn thiện các ứng dụng CNTT trong các hoạt động nghiệp vụ,đáp ứng nhu cầu công tác tại mỗi cơ quan; nâng cấp, hoàn thiện các hệ thốngứng dụng CNTT khác trong công tác nội bộ theo hướng hiệu quả hơn, mởrộng kết nối; Cung cấp tất cả các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; triểnkhai ứng dụng CNTT hiệu quả, toàn diện tại bộ phận một cửa, một cửa liênthông
Bốn là, phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đủ số lượng và chất lượng
Trang 34Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp, quy trình đào tạo nhânlực CNTT; mở rộng quy mô, hình thức đào tạo; tăng cường xã hội hoá côngtác phổ cập tin học cho toàn xã hội; tăng cường đầu tư cho phát triển nguồnnhân lực CNTT; tăng cường dạy tiếng Anh và dạy CNTT bằng tiếng Anh vàcác ngoại ngữ khác; sử dụng phần mềm mã nguồn mở trong giảng dạy, đàotạo; phát triển mạng giáo dục (EduNet); đẩy mạnh dạy tin học và ứng dụngCNTT cho học sinh phổ thông các cấp học…
1.2.6 Chỉ tiêu đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính
1.2.6.1 Bộ tiêu chí đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin
a) Phương pháp tính điểm
Việc đánh giá xếp hạng mức độ ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhànước được thực hiện trên 06 nhóm tiêu chí, điểm của mỗi nhóm là tổng điểmcủa các tiêu chí thành phần
Tổng điểm của 06 nhóm tiêu chí được sử dụng để xếp hạng tổng thểmức độ ứng dụng CNTT của các cơ quan
Điểm tối đa của từng nhóm tiêu chí cụ thể như sau:
Bảng 1.1: Tiêu chí điểm đánh giá mức độ ứng dụng CNTT
(Nguồn: Bộ tiêu chí đánh giá mức độ ứng dụng CNTT - Bộ TT&TT)
4 Công tác đảm bảo an toàn,
an ninh thông tin
Trang 35định thúc đẩy ứng dụng
CNTT
Tính điểm cho từng tiêu chí thành phần của từng nhóm cụ thể như sau:
+ Đối với nhóm tiêu chí hạ tầng kỹ thuật CNTT, ứng dụng trong hoạt động nội bộ; công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin, chính sách về ứng dụng CNTT và nguồn nhân lực:
- Điểm tối đa cho từng nhóm tiêu chí thành phần, về cơ bản tính đềucho tổng điểm của từng nhóm;
- Đối với tiêu chí thành phần mà có số liệu là “có” hoặc “không”: Điểmchấm = Điểm tối đa nếu câu trả lời là “có”, Điểm chuẩn =0 nếu câu trả lời là “không”;
- Đối với các tiêu chí thành phần có số liệu tính được tỷ lệ triển khai (vídụ: tỷ lệ máy tính/cán bộ, tỷ lệ đơn vị có mạng LAN…); Điểm chuẩn = Điểmtối đa* Tỷ lệ
+ Đối với nhóm tiêu chí Website/Portal:
- Điểm tối đa cho từng tiêu chí thành phần, về cơ bản tính đều trên tổngđiểm của nhóm;
- Đối với các tiêu chí thành phần mà có số liệu là “có” hoặc “không”:Điểm chấm = Điểm tối đa nếu kết quả kiểm tra trực tiếp là “có”, Điểm chấm
=0 nếu kết quả kiểm tra trực tiếp là “không”
- Đối với các tiêu chí thành phần về thông tin, có tối thiểu 2 chuyên giavào Website/Portal kiểm tra và chấm điểm độc lập, Điểm chấm = Điểm trungbình của các chuyên gia
+ Đối với nhóm tiêu chí về dịch vụ công trực tuyến
Điểm dịch vụ công trực tuyến bằng tổng điểm của Nhóm các dịch vụmức độ 1 và mức độ 2, Nhóm dịch vụ mức độ 3 và Nhóm dịch vụ mức độ 4.Điểm tối đa cho từng nhóm như sau:
Trang 36Bảng 1.2: Tiêu chí điểm đánh giá về dịch vụ công trực tuyến
Nguồn: Bộ tiêu chí đánh giá mức độ ứng dụng CNTT - Bộ TT&TT
Tỷ lệ hồ sơ đạt được giải quyết trực
tuyến (nếu đạt từ 70% trở lên sẽ đạt
điểm tối đa)
Tỷ lệ hồ sơ được giải quyết trực tuyến
(nếu đạt từ 70% trở lên sẽ đạt điểm tối
đa)
Tính điểm cho từng nhóm dịch vụ cụ thể như sau:
a) Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Nhóm các dịch vụ công trực tuyến mức độ 1 và mức độ 2: Căn cứ vàoviệc cung cấp, duy trì cập nhật đầy đủ các dịch vụ, điểm tối đa cho nhóm dịch
vụ này là 20 điểm;
- Nhóm các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4, tính điểmtheotỷ lệ số DVCTT mức độ 3, 4 được cung cấp và theo tỷ lệ hồ sơ được giảiquyết trực tuyến qua các dịch vụ, cụ thể như sau:
+ Điểm tối đa cho Nhóm dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là 45 điểm,trong đó: điểm tối đa cho Tỷ lệ DVCTT/số thủ tục hành hính là 30 (nếu đạt từ30% trở lên sẽ đạt 30 điểm), điểm tối đa cho tỷ lệ hồ sơ được giải quyết trực
Trang 37tuyến/tổng số hồ sơ giải quyết trong năm là 15 điểm (nếu đạt từ 70% trở lên
b) Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Nhóm các dịch vụ công trực tuyến mức độ 1,2: Căn cứ vào tỷ lệ dịch
vụ được cung cấp và việc duy trì, cập nhật đầy đủ so với số lượng dịch vụcông của từng cơ quan, điểm tối đa cho nhóm dịch vụ này là 20 điểm;
- Nhóm các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và mức độ 4, tính điểmtheotỷ lệ DVCTT mức độ 3, 4 được cung cấp và theo tỷ lệ hồ sơ được giảiquyết trực tuyến qua các dịch vụ,cụ thể như sau:
+ Điểm tối đa cho Nhóm dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 là 80 điểm,trong đó: điểm tối đa cho tỷ lệ DVCTT/Số thủ tục hành chính là 50 điểm (nếuđạt từ 30% trở lên sẽ đạt 50 điểm), điểm tối đa cho tỷ lệ hồ sơ được giải quyếttrực tuyến/tổng hồ sơ giải quyết trong năm là 30 điểm (nếu đạt từ 70% trở lên
sẽ đạt 30 điểm);
+ Điểm tối đa cho Nhóm dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là 60 điểm,trong đó: điểm tối đa cho tỷ lệ số DVCTT/số thủ tục hành chính là 40 điểm(nếu đạt từ 30% trở lên sẽ đạt 40 điểm), điểm tối đa cho tỷ lệ hồ sơ được giảiquyết trực tuyến/tổng số hồ sơ giải quyết trong năm là 20 điểm (nếu đạt từ70% trở lên sẽ đạt 20 điểm)
b) Mức độ đánh giá
Việc đánh giá mức độ ứng dụng CNTT tổng thể và theo từng nhóm tiêuchí được phân theo 3 mức Tốt, Khá và Trung bình Các mức đánh giá đượcxác định trên mức điểm đạt được của từng đơn vị, cụ thể như sau:
Mức tốt: là đơn vị có điểm đánh giá lớn hơn hoặc bằng 0,8 mức điểm tối
đa của từng mục;
Trang 38Mức khá: là đơn vị có điểm đánh giá lớn hơn hoặc bằng 0,65 mức điểmtối đa và nhỏ hơn mức điểm tối đa của từng mục;
Mức trung bình: là đơn vị có điểm đánh giá nhỏ hơn 0,65 mức điểm tối
đa của từng mục
- Tìm xem có cấp huyện không?
1.2.6.2 Các chỉ tiêu đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin áp dụng trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Hiện nay để đánh giá mức độ ứng dụng CNTT trong CCHC trên địa bànhuyện Yên Phong, tác giả sử dụng bộ tiêu chí đánh giá chỉ số sẵn sàng ứngdụng CNTT (ICT index) do UBND tỉnh Bắc Ninh quy định cụ thể gồm cácnội dung Phụ lục I:
- Hạ tầng kỹ thuật cho ứng dụng CNTT;
- Ứng dụng CNTT;
- Nguồn nhân lực cho ứng dụng CNTT;
- Chính sách và đầu tư cho ứng dụng CNTT;
Tổng điểm của 04 tiêu chí là 100 điểm, việc đánh giá mức độ ứng dụngCNTT tổng thể và chia theo từng nhóm tiêu chí được phân theo 3 mức độ Tốt,Khá, Trung bình Các mức đánh giá được xác định trên mức điểm đạt đượccủa từng đơn vị, cụ thể như sau:
Mức tốt: là chỉ tiêu có điểm đánh giá lớn hơn hoặc bằng 0.8 điểm tối đa.Mức khá: là chỉ tiêu có điểm đánh giá lớn hơn hoặc bằng 0.65 điểm tối
đa và nhỏ hơn 0.8 điểm tối đa
Mức trung bình: là chỉ tiêu có điểm đánh giá nhỏ hơn 0.65 điểm tối đa
1.3 Bài học kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính ở một số địa phương
1.3.1 Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại thành phố Đà Nẵng
Một số kết quả nổi bật trong việc ứng dụng CNTT trong CCHC tại tỉnh
Đà Nẵng đó là:
Thành phố luôn dẫn dầu bảng xếp hạng đánh giá của Bộ TT&TT vềmức độ ứng dụng CTTT trong các cơ quan nhà nước cũng như đánh giá củaHội Tin học Việt Nam về chỉ số sẵn sàng ứng dụng CNTT (ICT-Index) trong
Trang 39suốt mấy năm qua Trong khu vực và quốc tế, Đà Nẵng cũng là địa phươngduy nhất của Việt Nam đến nay đã nhận được giải thưởng của tổ chứcFutureGov vào năm 2011 và giải thưởng xuất sắc trong thu hẹp khoảng cách
số của tổ chức Chính quyền điện tử thế giới (WeGO) năm 2014 Đà Nẵng làđịa phương đầu tiên tổ chức khánh thành Hệ thống thông tin Chính quyềnđiện tử vào ngày 22-7-2014
Nền tảng ứng dụng Chính quyền điện tử (Da Nang eGovPlatform) làmột nền tảng tích hợp, cung cấp môi trường hoạt động và liên thông, chia sẻ
dữ liệu giữa các ứng dụng CNTT-TT Nền tảng này kế thừa mô hình, côngnghệ và kinh nghiệm do Cơ quan thông tin quốc gia Hàn Quốc (NIA) chuyểngiao với dữ liệu được quản lý tập trung trong toàn bộ thành phố, cung cấp mộtcổng làm việc tích hợp, dùng chung cho toàn bộ CBCCVC, người dân vàdoanh nghiệp, áp dụng trên phạm vi nhiều cơ quan nhà nước khác nhau,nhiều lĩnh vực ứng dụng khác nhau
Một số kinh nghiệm trong việc ứng dụng CNTT tại tỉnh Đà Nẵng:
Thứ nhất, có sự chỉ đạo xuyên suốt, quyết liệt của lãnh đạo Thành uỷ,HĐND, UBND thành phố đến lãnh đạo các cấp, các ngành
Thứ hai, triển khai kịp thời, đầy đủ các chủ trương của thành phố vềtăng cường ứng dụng CNTT trong CCHC nhằm thực hiện tốt các chỉ tiêu,nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị; xác định rõ tầm quan trọng về trách nhiệm cánhân của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong việc chỉ đạo thực hiệncông tác này
Thứ ba, căn cứ vào chương trình cải cách tổng thể của Chính phủ, xâydựng chương trình kế hoạch thực hiện 05 năm, hàng năm phù hợp với điềukiện thực tế của Thành phố
Thứ tư, bồi dưỡng nghiệp vụ phát triển các ứng dụng dịch vụ hànhchính công trực tuyến cho đội ngũ công chức chuyên trách CNTT tại các sở,ban, ngành, quận, huyện
Trang 40Thứ năm, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá về các ứng dụngdịch vụ hành chính công trực tuyến.
Thứ sáu, thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra, thanh tra về việcứng dụng CNTT tại các đơn vị, phải được tiến hành thường xuyên, có thể lặp
đi lặp lại ở những đơn vị còn nhiều hạn chế, yếu kém nhằm tạo kết quảchuyển biến thực sự rõ nét về kỷ luật, kỷ cương hành chính, năng lực quản lý,điều hành và chất lượng dịch vụ công
1.3.2 Kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại thành phố Hà Nội
Thời gian qua, Hà Nội được đánh giá cao với mức độ sẵn sàng cho ứngdụng và phát triển CNTT, đứng thứ 2/63 tỉnh thành và đứng thứ 3/63 (ICTIndex) do Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Tin học Việt Nam xếp hạng.Kết quả nàycó được do việc thực hiện Chương trình mục tiêu ứng dụngCNTT trong cơ quan nhà nước TP Hà Nội đã có nhiều đổi mới Điều này, gópphần thay đổi phương thức điều hành, quản lý của các Sở, ban, ngành, quận,huyện, thị xã, thúc đẩy CCHC, nâng cao chất lượng phục vụ người dân vàdoanh nghiệp
Một số kinh nghiệm kết quả đạt được trong việc ứng dụng CNTT trongCCHC đó là:
Thứ nhất, đổi mới trong chỉ đạo, phân công trách nhiệm tới tới từngthành viên Ban chỉ đạo chương trình CNTT; liên tục kiểm tra, rà soát tiến độtình hình triển khai ứng dụng CNTT tại các đơn vị, kịp thời nắm bắt tình hình
để kịp thời nắm bắt tình hình để chỉ đạo, định hướng
Thứ hai, xây dựng các chương trình kế hoạch 05, hàng năm, lộ trìnhthực hiện cụ thể phù hợp với điều kiện của từng cơ quan, đơn vị
Thứ ba, triển khai đồng bộ, hiệu quả các dịch vụ công, dịch vụ côngtrực tuyến theo một lộ trình phù hợp, hiệu quả
Thứ 4, tăng cường công tác, thanh tra, kiểm tra trong việc ứng dụngCNTT thông tin tại các cơ quan, đơn vị; tổng chức định kỳ tổ chức hội nghị