1. Trang chủ
  2. » Kỹ Năng Mềm

Cách từ chối sự nhờ vả của mọi người trong công việc

2 352 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 123,34 KB

Nội dung

Cách từ chối sự nhờ vả của mọi người trong công việc cach tu choi su nho va trong cong viec Từ chối người khác chẳng dễ dàng chút nào, nhất là khi bạn thường được khen là im lặng và làm theo những điều người khác yêu cầu. Vậy làm sao để không làm mất lòng đồng nghiệp và sếp? Từ chối là điều rất khó nói, nhất là đối với đồng nghiệp. Khi bạn biết cách từ chối khéo thì những hiểu lầm, mâu thuẫn không đáng có sẽ không xảy ra. Muốn thế bạn phải học cách vì khi giúp đỡ người khác có thể công việc của bạn sẽ dỡ dang, thậm chí bạn rơi vào tình trạng mệt mỏi, không còn hứng thú với công việc. 1. Từ chối đồng nghiệp Nguyên nhân từ chối Có thể do bạn cảm thấy công việc này quá khó? Bạn không muốn làm những việc ngoài trách nhiệm của mình? Hãy xác định rõ nguyên nhân khiến bạn từ chối giúp đỡ. Từ đó bạn sẽ nghĩ được cách từ chối phù hợp. Chẳng hạn bạn từ chối vì không thích người yêu cầu giúp đỡ, thì hãy cư xử khôn khéo. Không nhắc đến những điều liên quan tới chuyện cũ như: Dự án này cũng không quá khó. Năm trước tôi đã một mình làm việc giống như thế này… Khi bạn nói vậy, người kia có thể nghĩ rằng bạn từ chối vì năm trước họ đã không giúp đỡ và giờ đây bạn trả đũa lại. Hãy học cách kiềm chế cảm xúc bản thân. Không nên tỏ ra bực bội, khó chịu khi mọi người luôn luôn nhờ vả người bận rộn như bạn. Nếu thái độ của bạn không tốt cấp trên và đồng nghiệp có thể sẽ hiểu lầm về bạn. Giải thích Lúc này cần chú ý tới cử chỉ, điệu bộ của bạn sao cho tự nhiên và chân thành. Khi giải thích với người khác không chỉ nêu lên lý do, cũng không phải do thiếu thời gian hoặc năng lực để hoàn thành công việc. Đôi lúc họ có những yêu cầu không hợp lý do không nắm hết số lượng công việc mà chỉ nhắm vào những dự án tổng quan. Nên khi bắt tay vào làm, mới lòi ra quá nhiều việc. Vì vậy bạn nên giúp đồng nghiệp hiểu rõ các bước, cách thức và thời gian thực hiện, nếu có thể hãy nêu ra giải pháp để không ảnh hưởng tới công việc chung. Không nên quá dễ dãi Nếu bạn bị yêu cầu giúp đỡ quá nhiều và liên tục, hãy báo cáo với cấp trên. Vì bạn chỉ cần làm đúng nhiệm vụ được giao. Không nên quá dễ dãi, cả nể. Bằng không bạn sẽ bị người khác lợi dụng, sai khiến giống như người giúp việc của họ. Có những giải pháp thay thế Người trong cuộc thường không nhìn thấy hết vấn đề và không sáng suốt như người ngoài. Vì vậy bạn hãy tập trung tìm ra giải pháp giúp công việc đồng nghiệp được trôi trải. Khi hiểu rõ mục tiêu của đối tác, bạn sẽ có sự chọn lựa thay thế, giảm được chi phí và giải quyết được vấn đề. Nếu đưa ra được giải pháp, bạn sẽ trở thành người có uy tín trong công ty. 2. Cách từ chối cấp trên Khi làm việc, không phải lúc nào sếp cũng không tức giận khi nghe bạn từ chối yêu cầu của họ vì chính cấp trên của bạn cũng đang chịu nhiều áp lực. Vì thế nếu sếp có yêu cầu nhưng bạn không thể đáp ứng được ngay thì hãy cho sếp thấy bạn cũng rất quan tâm điều đó, nhưng giải thích là bạn còn nhiều việc chưa làm xong. Luôn thành thật Nếu như bạn còn quá nhiều việc cần làm thì đừng ngại từ chối. Hãy nói rõ với sếp rằng nếu bạn nhận thêm việc này thì sẽ trở nên quá tải và sẽ bị chễnh mãng việc chính từ trước đến nay của bạn. Bạn phải cho thấy thái độ hợp tác nhưng do công việc không cho phép, chứ không phải chỉ lắc đầu từ chối mà không có lời giải thích hợp lý. Hãy để cấp trên hiểu vì sao bạn từ chối và chấp nhận giao công việc đó cho người khác. Tôn trọng sếp Hạn chế nguy cơ mất điểm khi từ chối yêu cầu của sếp bằng cách ăn nói khéo léo và có thái độ tôn trọng sếp. Khi nói chuyện với sếp tránh nói những câu như em không thích, em không muốn làm... hay tỏ ra khó chịu. Hãy cho cấp trên thấy bạn rất muốn giúp, nhưng việc đó thật sự vượt quá khả năng của bạn hoặc thời điểm này bạn không thể thực hiện được... Tạo niềm tin với sếp Hãy chăm chỉ làm việc hơn và thể hiện bạn luôn cố gắng, nỗ lực để tạo dựng niềm tin với cấp trên. Bạn không thể đảm nhận nhiệm vụ sếp giao thêm nhưng bạn đang làm rất tốt nhiệm vụ hiện tại. Mai Ly

Trang 1

Cách từ chối sự nhờ vả của mọi người trong công việc

Từ chối người khác chẳng dễ dàng chút nào, nhất là khi bạn thường được khen là im lặng và làm theo những điều người khác yêu cầu Vậy làm sao để không làm mất lòng đồng nghiệp

và sếp?

Từ chối là điều rất khó nói, nhất là đối với đồng nghiệp Khi bạn biết cách từ chối khéo thì những hiểu lầm, mâu thuẫn không đáng có sẽ không xảy ra Muốn thế bạn phải học cách vì khi giúp đỡ người khác

có thể công việc của bạn sẽ dỡ dang, thậm chí bạn rơi vào tình trạng mệt mỏi, không còn hứng thú với công việc

1 Từ chối đồng nghiệp

Nguyên nhân từ chối

Có thể do bạn cảm thấy công việc này quá khó? Bạn không muốn làm những việc ngoài trách nhiệm của mình? Hãy xác định rõ nguyên nhân khiến bạn từ chối giúp đỡ Từ đó bạn sẽ nghĩ được cách từ chối phù hợp Chẳng hạn bạn từ chối vì không thích người yêu cầu giúp đỡ, thì hãy cư xử khôn khéo Không nhắc đến những điều liên quan tới chuyện cũ như: Dự án này cũng không quá khó Năm trước tôi đã một mình làm việc giống như thế này… Khi bạn nói vậy, người kia có thể nghĩ rằng bạn từ chối vì năm trước họ đã không giúp đỡ và giờ đây bạn trả đũa lại Hãy học cách kiềm chế cảm xúc bản thân Không nên tỏ ra bực bội, khó chịu khi mọi người luôn luôn nhờ vả người bận rộn như bạn Nếu thái độ của bạn không tốt cấp trên và đồng nghiệp có thể sẽ hiểu lầm về bạn

Giải thích

Trang 2

Lúc này cần chú ý tới cử chỉ, điệu bộ của bạn sao cho tự nhiên và chân thành Khi giải thích với người khác không chỉ nêu lên lý do, cũng không phải do thiếu thời gian hoặc năng lực để hoàn thành công việc Đôi lúc họ có những yêu cầu không hợp lý do không nắm hết số lượng công việc mà chỉ nhắm vào những dự án tổng quan Nên khi bắt tay vào làm, mới lòi ra quá nhiều việc Vì vậy bạn nên giúp đồng nghiệp hiểu rõ các bước, cách thức và thời gian thực hiện, nếu có thể hãy nêu ra giải pháp để không ảnh hưởng tới công việc chung

Không nên quá dễ dãi

Nếu bạn bị yêu cầu giúp đỡ quá nhiều và liên tục, hãy báo cáo với cấp trên Vì bạn chỉ cần làm đúng nhiệm vụ được giao Không nên quá dễ dãi, cả nể Bằng không bạn sẽ bị người khác lợi dụng, sai khiến giống như người giúp việc của họ

Có những giải pháp thay thế

Người trong cuộc thường không nhìn thấy hết vấn đề và không sáng suốt như người ngoài Vì vậy bạn hãy tập trung tìm ra giải pháp giúp công việc đồng nghiệp được trôi trải Khi hiểu rõ mục tiêu của đối tác, bạn sẽ có sự chọn lựa thay thế, giảm được chi phí và giải quyết được vấn đề Nếu đưa ra được giải pháp, bạn sẽ trở thành người có uy tín trong công ty

2 Cách từ chối cấp trên

Khi làm việc, không phải lúc nào sếp cũng không tức giận khi nghe bạn từ chối yêu cầu của họ vì chính cấp trên của bạn cũng đang chịu nhiều áp lực Vì thế nếu sếp có yêu cầu nhưng bạn không thể đáp ứng được ngay thì hãy cho sếp thấy bạn cũng rất quan tâm điều đó, nhưng giải thích là bạn còn nhiều việc chưa làm xong

Luôn thành thật

Nếu như bạn còn quá nhiều việc cần làm thì đừng ngại từ chối Hãy nói rõ với sếp rằng nếu bạn nhận thêm việc này thì sẽ trở nên quá tải và sẽ bị chễnh mãng việc chính từ trước đến nay của bạn Bạn phải cho thấy thái độ hợp tác nhưng do công việc không cho phép, chứ không phải chỉ lắc đầu từ chối

mà không có lời giải thích hợp lý Hãy để cấp trên hiểu vì sao bạn từ chối và chấp nhận giao công việc

đó cho người khác

Tôn trọng sếp

Hạn chế nguy cơ mất điểm khi từ chối yêu cầu của sếp bằng cách ăn nói khéo léo và có thái độ tôn trọng sếp Khi nói chuyện với sếp tránh nói những câu như em không thích, em không muốn làm hay

tỏ ra khó chịu

Hãy cho cấp trên thấy bạn rất muốn giúp, nhưng việc đó thật sự vượt quá khả năng của bạn hoặc thời điểm này bạn không thể thực hiện được

Tạo niềm tin với sếp

Hãy chăm chỉ làm việc hơn và thể hiện bạn luôn cố gắng, nỗ lực để tạo dựng niềm tin với cấp trên Bạn không thể đảm nhận nhiệm vụ sếp giao thêm nhưng bạn đang làm rất tốt nhiệm vụ hiện tại

Mai Ly

Ngày đăng: 29/12/2017, 09:13

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w