1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Biến đổi nghi lễ công giáo ở giáo xứ đại ơn, chương mỹ, hà nội hiện nay

108 133 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 1,32 MB

Nội dung

Qua công trình này tác giả đưa ra kiến thức chung và tổng quát nhất về Phụng vụ từ lịch sử hình thành, những quy luật, cơ cấu và thần học về việc cử hành Trong cuốn “Nghi lễ và lối sống

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN HỒNG DƯƠNG

Chủ tịch Hội đồng Người hướng dẫn Khoa học

PGS TS Trần Thị Kim Oanh PGS.TS Nguyễn Hồng Dương

Hà Nội - 2017

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bản luận văn, học viên đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của PGS.TS Nguyễn Hồng Dương Học viên xin gửi đến Thầy lòng biết ơn chân thành và lời cảm ơn sâu sắc nhất

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau Đại Học, Bộ môn Tôn giáo học và các Thầy, cô đã giảng dạy các chuyên đề Cao học lớp Tôn giáo học Khóa 2015 – 2017

Tôi xin được gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, những người đã nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn

Hà Nội, ngày 1 tháng 9 năm 2017

Tác giả luận văn

Đỗ Mai Phương

Trang 4

Mục lục

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Tình hình nghiên cứu 2

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 6

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 7

6 Đóng góp của luận văn 8

7 Kết cấu của luận văn 8

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGHI LỄ CÔNG GIÁO VÀ GIÁO XỨ ĐẠI ƠN 9

1.1 Tổng quan về nghi lễ Công giáo 9

1.1.1 Một số khái niệm cần làm rõ 9

1.1.2 Nội dung nghi lễ Công giáo 12

1.2 Vài nét về vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa – xã hội và quá trình hình thành, phát triển giáo xứ Đại Ơn 21

1.2.1 Vài nét về vị trí địa lý, kinh tế, văn hóa – xã hội 21

1.2.2 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển giáo xứ Đại Ơn 23

TIỂU KẾT 27

Chương 2 BIỂU HIỆN BIẾN ĐỔI NGHI LỄ CÔNG GIÁO QUA KHẢO SÁT GIÁO XỨ ĐẠI ƠN 29

2.1 Nguồn gốc của Thánh lễ và biến đổi nghi lễ trong Thánh lễ Chúa/ Chủ nhật 29

2.1.1 Nguồn gốc của Thánh lễ Chúa nhật và Thánh lễ 29

2.1.2 Công đồng Vatican II với cải cách Thánh lễ 34

2.1.3 Biến đổi nghi lễ trong Thánh lễ Chúa nhật 38

2.2 Biểu hiện biến đổi nghi lễ trong tang thức 44

Trang 5

2.2.1 Công giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên trước và sau Công

đồng Vatican II 44

2.2.2 Quan niệm của Công giáo về cái chết 49

2.2.3 Biểu hiện biến đổi nghi lễ trong tang thức của người Công giáo qua khảo sát ở giáo xứ Đại Ơn 51

2.3 Biểu hiện biến đổi nghi lễ trong hôn nhân 65

2.4 Một vài nhận định 78

TIỂU KẾT 81

KẾT LUẬN 83

DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN VĂN 85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86

PHỤ LỤC ẢNH 96

Trang 6

Những chữ viết tắt các quyển Kinh Thánh và một số văn kiện mà luận

GLHTCG Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo

Các quyển sách trong Kinh Thánh không phải trích dẫn theo số trang

mà theo từng quyển sách được viết tắt như trên và đoạn thứ mấy (hay chương thứ mấy) và câu thứ mấy

Ví dụ: Mt,6,7 (Tin Mừng theo Thánh Matthêu, đoạn 6, câu 7)

GLHTCG 1169 (Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo số 1169)

PV 106 (Hiến Chế Phụng vụ Thánh số 106)

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Bất kỳ tôn giáo nào cũng có những hệ thống nghi lễ thể hiện những điều cốt lõi nhất của đạo mình Nghi lễ trong mỗi tôn giáo chính là phương tiện để mỗi tín đồ thể hiện đức tin, tinh thần gắn bó với đạo Từ rất sớm, Công giáo đã xây dựng cho mình hệ thống các luật lệ, lễ nghi chi tiết, cụ thể và được thống nhất thực hiện trên toàn thế giới Nghi lễ Công giáo biểu hiện lòng tôn kính của tín đồ với Thiên Chúa Cũng thông qua hệ thống lễ nghi Công giáo mang đến cho tín đồ những bài học, giá trị đạo đức căn bản

để hướng con người đến cái thiện Cũng chính từ hệ thống nghi lễ ấy mà tín

đồ hiểu và gắn bó với đạo lâu dài

Là một tôn giáo lớn có sức ảnh hưởng mạnh tới Châu Âu và nhiều khu vực khác trên thế giới, ra đời từ khoảng thế kỷ I TCN, Công giáo từ một tôn giáo địa phương đã trở thành tôn giáo độc tôn của toàn Đế quốc La Mã sau 300 năm tồn tại và phát triển Với sự hậu thuẫn của đế quốc La Mã, Công giáo đã không ngừng phát triển, khẳng định vị trí của mình trong đời sống tinh thần cũng như đời sống chính trị của Đế quốc La Mã Trong suốt quá trình tồn tại và phát triển, Công giáo trải qua nhiều bước thăng trầm cùng lịch sử, cũng luôn biến đổi nhằm thích nghi với sự vận động biến đổi không ngừng của đời sống chính trị - xã hội trên thế giới Trong quá trình vận động biến đổi ấy, không tránh khỏi những biến đổi về nghi lễ

Khi du nhập vào Việt Nam, vấn đề nghi lễ Công giáo một lần nữa được đặt ra khi phải đối diện với một quốc gia đa tôn giáo, đa thần Lịch sử truyền giáo của một số tôn giáo lớn như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo cho thấy các tôn giáo này đều có sự hội nhập với văn hóa dân tộc, với tín ngưỡng bản địa để cùng phát triển Trong khi đó, Công giáo là một tôn giáo mang đậm tính khuôn mẫu, lý tính của truyền thống văn hóa phương Tây

Trang 8

nên trong một thời gian dài về mặt quan phương tôn giáo này không hòa đồng với văn hóa bản địa, vẫn giữ trong mình những nghi lễ cứng nhắc của Giáo triều Roma Điều này tạo nên xung đột gay gắt giữa Công giáo với văn hóa truyền thống đặc biệt là với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, đã gây nhiều trăn trở cho các tín đồ Công giáo

Với Công đồng Vatican II (1962 – 1965), lịch sử Giáo hội đã bước sang một trang mới.Tinh thần Canh tân và Thích nghi đã được Giáo hội Công giáo Việt Nam tiếp nhận, triển khai Đặc biệt là từ Thư Chung 1980, đường hướng canh tân của công đồng đã được hưởng ứng và áp dụng một cách triệt để

Để có một nền Phụng vụ thống nhất và toàn diện, Công giáo đã phải trải qua quá trình biến đổi không ngừng Tuy nhiên, quá trình biến đổi này chưa dừng lại mà cho đến nay vẫn vận động Bởi trước bối cảnh thế giới đang diễn biến hết sức phức tạp, trước sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật thì biến đổi là điều tất yếu Công giáo Việt Nam cũng không đứng ngoài cuộc với những biến đổi về nghi lễ và sự hội nhập văn hóa truyền thống dân tộc

Nghi lễ Công giáo được thực hiện thống nhất trong Giáo hội Hoàn Vũ nói chung và Giáo hội Công giáo ở Việt Nam nói riêng Song đấy là cách nhìn một cách đại cục Nghiên cứu về một giáo xứ cụ thể vừa thấy được những nét đại cục lại vừa thấy được những nét đặc thù, đặc biệt là sự hội nhập ở một địa bàn cụ thể

Với những lý do trên Học viên đã chọn đề tài “Biến đổi nghi lễ Công giáo ở giáo xứ Đại Ơn, Chương Mỹ, Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận văn cao học chuyên ngành Tôn giáo học

2 Tình hình nghiên cứu

Về nghi lễ Công giáo, trước tiên phải kể đến những bộ sách như:

Trang 9

Kinh Thánh trọn bộ (2002), Nhà xuất bản Tôn giáo Hà Nội; Sách lễ Roma; Giáo lý Hội Thánh Công giáo của Ủy ban giáo lý đức tin – HĐGMVN; Công đồng Vatican II, NXB Tôn giáo, 2016

Cùng với những bộ sách trên là một số công trình nghiên cứu của các

tác giả trong và ngoài Công giáo gồm có:

Linh mục Giuse Phạm Đình Ái với cuốn “Thánh lễ qua dòng thời gian” và những nghiên cứu về Thánh lễ qua các bài đăng trên tuần báo Công giáo và dân tộc Qua các công trình, tác giả chỉ ra nguồn gốc, quá

trình hình thành và phát triển của Thánh lễ theo dòng thời gian

Linh mục Phêrô Phạm Đình Tứ với “Phụng vụ nhập môn” Qua công trình này tác giả đưa ra kiến thức chung và tổng quát nhất về Phụng vụ từ lịch sử hình thành, những quy luật, cơ cấu và thần học về việc cử hành

Trong cuốn “Nghi lễ và lối sống Công giáo trong văn hóa Việt Nam” tác giả Nguyễn Hồng Dương đã miêu tả rất tỉ mỉ chi tiết biểu hiện cụ thể của nghi lễ Công giáo hội nhập với văn hóa Việt Nam Từ hát Thánh kinh, đọc kinh; Múa hát dâng hoa; lễ kỷ niệm Thánh quan thày; đặc biệt là vấn

đề thờ cúng tổ tiên và vấn đề cưới xin Công giáo Bên cạnh đó, tác giả chỉ

ra lối sống của người Công giáo trong văn hóa Việt Nam

Trang 10

Tác giả Nguyễn Hồng Dương cũng đã nêu lên quá trình ảnh hưởng của văn hóa truyền thống đến nghi lễ và đời sống đạo Công giáo qua cuốn sách “Tổ chức xứ, họ đạo Công giáo ở Việt Nam: Lịch sử - hiện tại và những vấn đề đặt ra” Tác giả phân tích tỉ mỉ một số lễ trọng như lễ Thánh quan thày, tháng Hoa Đức Mẹ; những tục lệ của người Công giáo vùng Đồng bằng Bắc Bộ như tục đón Tết Nguyên Đán, tục thờ thần và nhất là thờ cúng tổ tiên

Về vấn đề mối quan hệ giữa nghi lễ Công giáo và văn hóa dân tộc được tác giả Phạm Huy Thông nêu lên trong “Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công giáo và văn hóa Việt Nam” Trong cuốn sách này, tác giả đã nêu bật được tác động qua lại, ảnh hưởng hai chiều của nghi lễ Công giáo và văn hóa Việt Nam để từ đó vạch ra xu hướng phát triển của mối quan hệ giữa Công giáo và văn hóa dân tộc trong giai đoạn đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay và đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiến trình “Sống Phúc

Âm giữa lòng dân tộc”

Tác giả Nguyễn Thị Quế Hương trong “Nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam” đã ghi chép lại những nghi lễ Công giáo bên cạnh những tập tục, lễ nghi truyền thống của người Việt Từ đó nêu lên được sự hòa nhập giữa lối sống của người Việt và lối sống của người Công giáo, giữa truyền thống và hiện đại trong làng quê Việt Nam

Một số công trình viết về Công đồng Vatican II (1962 – 1965) cũng

chỉ ra những biến đổi nghi lễ Công giáo Từ thập niên 90 của thế kỷ XX,

bắt đầu xuất hiện sách viết về Công đồng Vatican II như: Tìm hiểu Công đồng Vatican II của Nguyễn Đình Quý, xuất bản năm 1990; Giáo dân với Công đồng Vatican II (1992) của Nguyễn Văn Nội; Công đồng Vatican II

năm 1995 trong tủ sách đại kết, đây là bản dịch trực tiếp từ ngôn ngữ

Trang 11

Latinh ra tiếng Việt, phản ánh khá đầy đủ và trung thành nội dung các văn

kiện tại công đồng

Ngoài ra còn có một số sách viết về sự tác động của Công đồng

Vatican II tới Công giáo Việt Nam như: Bốn mươi năm sau Vatican II nhìn lại (2000) của Hội đồng Giám mục Việt Nam, 101 câu hỏi và trả lời

về Công đồng Vatican II (2004) do Maureen Sullivan, O.P viết và linh mục Phêrô Trương Văn Khoa chuyển ngữ, Giáo hội lữ hành (2005) của linh mục Nguyễn Hồng Giáo, Giáo hội Công giáo trước những vấn đề của thời đại gồm 7 số (2010), … Bên cạnh đó, từ những năm 90 của thế kỷ

XX trở lại đây diễn ra nhiều cuộc tọa đàm khoa học nghiên cứu, bình luận

về tình hình Công giáo ở Việt Nam như: cuộc tọa đàm “Công đồng Vatican II và Thư chung 1980; Nhìn lại và hướng tới”, do Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tổ chức năm 2005, cuộc tọa đàm “30 năm Thư chung 1980 Hội đồng giám mục Việt Nam” do Viện nghiên cứu tôn giáo

(Viện Khoa học xã hội Việt Nam) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam tổ chức

Liên quan đến giáo xứ Đại Ơn, có một số công trình, tài liệu như: Hồng Nhuệ Nguyễn Khắc Xuyên: Lịch sử địa phận Hà Nội 1626 – 1954, Paris 1994; Nguyễn Hồng Dương: Kitô giáo Hà Nội, Nhà xuất bản Tôn giáo 2008 Cả hai công trình khi viết về địa phận Hà Nội có đề cập đến giáo xứ Đại Ơn Tài liệu: Đại Ơn quê hương tôi của Giuse Đặng Đình Ngự

đề cập đến tiến trình thành lập, phát triển của giáo xứ Đại Ơn Ngoài ra còn phải kể đến văn bia: Sử Cha già Điểm, khắc bằng chữ Quốc ngữ gắn ở mặt tiền giáo xứ Đại Ơn, viết về linh mục Điểm và công lao của linh mục với giáo xứ

Những bộ sách kinh điển, những công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài Công giáo cung cấp những tri thức sau: Thứ nhất,

Trang 12

nguồn gốc của nghi lễ, cơ cấu tổng quát của một Thánh lễ; Thứ hai, những thay đổi trong Thánh lễ được quy định bởi Hiến chế Phụng vụ Thánh của Công đồng Vatican II; Thứ ba: sự hội nhập nghi lễ Công giáo với văn hóa truyền thống Việt Nam; Thứ tư: một số ý kiến trái chiều xung quanh vấn

đề thực hiện Hiến chương về Phụng vụ Thánh

Những thành tựu trên làm cơ sở để học viên trình bày những nội dung như Tổng quan về nghi lễ Công giáo và nội dung, biểu hiện biến đổi nghi lễ Công giáo Một số công trình và tài liệu liên quan đến giáo xứ Đại

Ơn là tư liệu để học viên viết về lịch sự giáo xứ Đại Ơn

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn tập trung làm rõ biểu hiện của những biến đổi nghi lễ Công giáo nói chung và những thay đổi trong việc thực hành nghi lễ nói riêng ở giáo xứ Đại Ơn – Hà Nội hiện nay, từ đó có một số nhận định, đánh giá về biến đổi nghi lễ Công giáo ở giáo xứ Đại Ơn – Hà Nội nói riêng và của Công giáo Việt Nam nói chung

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, luận văn cần đạt được một số nhiệm vụ sau: Thứ nhất, luận văn tìm hiểu khái quát về nghi lễ Công giáo như: những khái niệm cơ bản, lịch Phụng vụ, Năm Phụng vụ, những ngày lễ trọng, lễ kính, lễ nhớ và tìm hiểu tổng quan về địa bàn nghiên cứu là giáo

xứ Đại Ơn: lịch sử hình thành phát triển, những cộng đoàn và đời sống sinh hoạt đạo của giáo xứ Qua đó khẳng định vai trò, tầm quan trọng của nghi

lễ Công giáo trong Phụng vụ cũng như trong đời sống sinh hoạt đạo của tín

đồ nơi đây

Thứ hai, luận văn chỉ rõ biến đổi nghi lễ Công giáo trong lịch sử qua 3 nội dung chính: Thánh lễ Chúa Nhật, tang thức và cưới xin Từ đó thông

Trang 13

qua khảo sát thực tế luận văn đưa ra những biểu hiện cụ thể của việc biến đổi nghi lễ thông qua 3 nội dung trên ở giáo xứ Đại Ơn, Chương Mỹ, Hà Nội Thứ ba, trên cơ sở chỉ ra biến đổi nghi lễ Công giáo của một giáo xứ

cụ thể luận văn đưa ra nhận định, đánh giá chung về việc biến đổi nghi lễ Công giáo của chung toàn Giáo hội Công giáo Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu biến đổi trong nghi lễ Công giáo thông qua ba nội dung chính: Thánh lễ Chúa Nhật, tang thức và cưới xin qua khảo sát giáo xứ Đại Ơn – Chương Mỹ - Hà Nội

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu trong phạm vi giáo xứ Đại Ơn – Chương Mỹ -

Hà Nội, thời gian tập trung chủ yếu vào giai đoạn từ sau Công đồng Vatican II (1962 - 1965) từ 1990 đến nay

Trong khuôn khổ luận văn, học viên chỉ tập trung vào một số biến đổi của nghi lễ Công giáo trong Thánh lễ, tang ma và cưới xin của người Công giáo

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

5.1 Cở sở lý luận

Luận văn sử dụng cơ sở lý luận là CNDVBC và CNDVLS, quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo Ngoài ra, luận văn còn dựa vào các văn kiện, hiến chương của Công đồng Vatican II; các văn kiện Đại hội Đảng, các nghị quyết Trung ương, tài liệu của các cấp ủy đảng và chính quyền ở xã Ngọc Hòa hiện nay có liên quan đến đề tài

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng phương pháp luận của CNDVBC và CNDVLS; các

Trang 14

phương pháp cụ thể như phương pháp nghiên cứu tôn giáo học, phương pháp phân tích - tổng hợp, kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, phương pháp điều tra phỏng vấn sâu, phương pháp chuyên gia…

6 Đóng góp của luận văn

Chỉ ra những đổi mới trong thánh lễ của Công đồng Vatican II, thể hiện chủ yếu trong Hiến chế Phụng vụ Thánh

Phân tích làm rõ những biến đổi của nghi lễ Công giáo thể hiện qua Thánh lễ, Tang ma, Cưới xin của Công giáo thông qua nghiên cứu trường hợp giáo xứ Đại Ơn

Bước đầu đưa ra một số nhận định, đánh giá về những biến đổi của nghi lễ Công giáo

Luận văn có thể dùng làm tài liệu cho việc giảng dạy, nghiên cứu về nghi lễ Công giáo cho chuyên ngành Tôn giáo học

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn gồm 02 chương và 06 tiết

Trang 15

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ NGHI LỄ CÔNG GIÁO VÀ GIÁO

XỨ ĐẠI ƠN 1.1 Tổng quan về nghi lễ Công giáo

1.1.1 Một số khái niệm cần làm rõ

Khái niệm nghi lễ

Trên thực tế, nghi lễ rất đa dạng và phát triển theo nhiều con đường khác nhau nên có nhiều quan điểm khác nhau của các nhà nghiên cứu về khái niệm nghi lễ

Tác giả Đặng Nghiêm Vạn : “Nghi lễ là hành vi tôn giáo , bất cứ tôn

giáo nào muốn tồn tại cần có những hành vi thờ cúng liên quan đến niềm tin, giáo lý (nội dung) tôn giáo, được thực hiê ̣n bởi các chức sắc , những người làm nghề tôn giáo chuyên nghiê ̣p hoặc tự thực hiê ̣n, được sự chỉ dẫn của một nguyên lý và nội dung nhất định” [104; Tr.8]

Tu sĩ Thích Viên Hải: “nghi là dáng, mẫu bên ngoài, là nghi thức, nghi lễ,

khuôn mẫu để mọi người cùng làm theo, là hình thức bên ngoài, cách sắp xếp theo một trật tự nhất đi ̣nh, là cách bài trí trong một ngôi chùa, nghi dụng biểu đạt của một vi ̣ tu sĩ, công phu tu tập thể hiê ̣n qua hình tướng

Còn lễ là lễ giáo , thể hiê ̣n bên tro ng, lễ nhạc, lễ bái, lễ tụng, lễ ký, lễ nghi, lễ phục, lễ đường, cúng tế, tôn thờ, cung kính” [104; Tr.8,9]

Bên ca ̣nh đó, cũng có nhiều định nghĩa khác được trong các từ điển như

đi ̣nh nghĩa nghi lễ trong từ điển bách khoa Viê ̣t Nam Theo đó, “nghi lễ là

những hoạt động mang tính truyền thống được thực hiê ̣n tại những thời điểm quan trọng trong đời sống và trong hoạt động sản xuất của con

Trang 16

tác giả, dưới góc đô ̣ tôn giáo ho ̣c , tác giả Tạ Văn Tác đã định nghĩa một cách rõ ràng, ngắn go ̣n nhất Trong công trình này, tác giả Tạ Văn Tác định

nghĩa khái niệm nghi lễ như sau : “Nghi lễ có ý nghĩa rất rộng , bao trùm

hành vi, thái độ, tín ngưỡng, văn hóa, ngôn ngữ, phong cách của con người trong xã hội Trong nghĩa he ̣p thì nghi lễ là hình thức hành lễ tụng niê ̣m mang tính thờ phụng của một tôn giáo” [104; Tr.9]

Khái niệm Công giáo, nghi lễ Công giáo

Công giáo là một trong bốn dòng chính của Kitô giáo, là dòng gốc của Kitô giáo có trung tâm ở Rôma Ở Việt Nam, Công giáo còn có những tên gọi khác như: đạo Gia tô, đạo Cơ Đốc vì khi dịch qua tiếng Hán tên của Đấng Cứu Thế Jesus Christ là Gia tô Cơ Đốc Công giáo còn được gọi bởi cái tên đạo Thiên Chúa hay Thiên Chúa giáo vì tôn giáo này thờ phượng Thiên Chúa Hiện nay, trong các văn tự chính thức đều gọi là Công giáo, những tên gọi như đạo Gia tô, đạo Cơ Đốc hay Thiên Chúa giáo rất ít khi dùng

Để hiểu về nghi lễ Công giáo trước tiên cần phải hiểu thế nào là Phụng vụ Danh từ Phụng vụ có nguồn gốc tiếng Hy Lap: Leiturgia, được

ghép bởi hai chữ: Laos nghĩa là dân chúng và Ergon là công việc Theo

nghĩa đó, phụng vụ chỉ công việc của dân chúng có tính công ích Phụng vụ không những để chỉ nghi lễ tôn thờ Thiên Chúa, mà còn là việc rao giảng Tin Mừng và thực thi bác ái Vì thế, Phụng vụ có hai mục tiêu rõ rệt : vừa phục vụ Thiên Chúa, vừa phục vụ con người Công đồng Vatican II xác định: “Phụng vụ là việc thi hành chức năng tư tế của Chúa Kitô và Giáo Hội” [15, PV7] Chính vì vậy, Phụng vụ là việc thờ phượng chính thức của Hội Thánh được thừa tác viên hợp pháp cử hành đúng nghi thức và cử hành nhân danh toàn thể Hội Thánh

Như vậy, nghi lễ Công giáo là biểu hiện của Phụng vụ Kitô giáo

Trang 17

Nghi lễ Công giáo hay nghi lễ Roma “là thể thức cử hành thánh lễ, cử hành bí tích và á bí tích, đọc kinh thần vụ và làm các việc khác của Hội Thánh như đã được phép làm ở thành phố và các giáo phận Roma"

[27, tr.41-42] Gọi là nghi lễ Roma nhằm phân biệt với các nghi lễ khác của Kitô giáo như nghi lễ Byzantin (Hội thánh Côngxtantinốp), nghi lễ Syria (được người Công giáo và Kitô hữu Đông phương ly khai sử dụng)

Khái niệm Biến đổi, biến đổi nghi lễ Công giáo

Khái niệm biến đổi : Từ điển các nền văn minh Tôn giáo định

nghĩa“Biến đổi là hình thức tồn tại phổ biến nhất của tất cả các sự vật và

hiê ̣n tượng Biến đổi bao hàm mọi sự vận động và sự tác động qua lại , sự chuyển hóa từ trạng thái này sang trạng thái khác Trong triết học, biến đổi luôn luôn đối lập với sự ổn đi ̣nh tương đối của những đặc tính , của cơ cấu hoặc những quy luật tồn tại của các vật thể Tuy nhiên, bản thân cơ cấu , những đặc tính và quy luật là kết quả của những tác động qua lạ i, bị chi phối bởi những mối liên hê ̣ khác nhau của các vật thể và do đó , được sản sinh ra bởi sự biến đổi của vật chất” [100; Tr.47]

Như vậy, từ sự lý giải về các khái niệm trên có thể thấy biến đổi nghi lễ Công giáo là điều tất yếu Đó không chỉ là sự biến đổi bên trong nội bộ Giáo hội Công giáo thông qua các thời kỳ lịch sử, qua các công đồng, văn kiện mà sự biến đổi còn tiếp diễn khi được truyền bá và phát triển ở mỗi quốc gia, mỗi châu lục Bởi một trong chức năng quan trọng nhất của tôn giáo là

“đền bù hư ảo”, vì thế tôn giáo phải thực sự gần với tín đồ, gần với cuộc sống

của họ như vậy tôn giáo mới thực hiện tốt được chức năng của mình

Trong thời gian đầu lập đạo, nghi lễ Công giáo chưa được hình thành dầy đủ, chủ yếu các tín đồ thực hành bẻ bánh tại tư gia và đền thờ Đây cũng là giai đoạn chưa có bản văn nhất định và thống nhất nên

Trang 18

những vị chủ tế tự do ứng khẩu trong buổi lễ nhưng vẫn phải giữ được những ý tưởng chính yếu và lời Chúa Giêsu đã đọc Chính vì thế hình thành nhiều nghi lễ khác nhau nhất là ở Phương Đông và Phương Tây

và được gọi là các gia đình Phụng vụ Gia đình Phụng vụ Phương Đông được phân làm hai nhóm chính là Syri hay Antiochia và Alexandria Gia đình Phụng vụ Tây Phương gồm những nghi lễ chính như nghi lễ Roma, nghi lễ Ambrosiano, nghi lễ Mozarable hay Wisigothique và nghi lễ Callacan

Nghi lễ Roma hình thành trong 3 thế kỉ đầu lập đạo và phát triển vào thời Giáo hoàng Grêgôriô giai đoạn 590 – 604 Từ đó, nghi lễ Roma phát triển theo 4 giai đoạn chính: “thế kỷ XII, nghi lễ Roma được dùng nơi nào sử dụng tiếng Latinh Thời Trung cổ, nghi lễ Roma chia ra nhiều nghi lễ khác nhưng khác nhau không đáng kể Đáng lưu ý

là năm 1474 cuốn Sách Lễ đầu tiên đã được phát hành Đến thế kỷ XVI, Giáo hoàng Piô V bãi bỏ hầu hết các nghi lễ phụ bằng việc in cuốn Sách lễ thứ hai Tuy nhiên, nghi lễ Roma lúc ấy đã chịu ảnh hưởng sâu đậm cũng như được bổ sung nhiều bởi nghi lễ Pháp và nghi

lễ Tây Ban Nha Thể kỷ XX Công đồng Vatican II đã thúc đẩy Giáo hội Công giáo La Mã duyệt, xét lại nghi lễ Roma một cách cơ bản Song những nghi lễ được duyệt, xét ấy không đi ngược lại nghi lễ Roma”[39,tr.177-178]

1.1.2 Nội dung nghi lễ Công giáo

1.1.2.1 Thánh lễ và cơ cấu tổng quát của Thánh lễ

Nghi lễ Công giáo là thể thức cử hành Thánh lễ nên trước tiên cần phải hiểu về Thánh lễ Có nhiều cách lý giải khác nhau về Thánh lễ Công đồng Trentô định nghĩa về Thánh lễ như sau: “Ngày xưa Đức Kitô đã tự hiến mình trên Thập giá, một bàn thờ nhuốm máu Ngày nay Người cũng

Trang 19

còn hiện diện và tự hiến nhưng không còn đổ máu nữa Bởi thế Thánh lễ là một hy tế đền tội thực sự, nghĩa là qua lễ tiến dâng hiến này Thiên Chúa nguôi giận ban ơn, đặc biệt hoán cải và đồng thời tha thứ những lầm lạc, tội lỗi, kể cả tội nặng vì trong cả hai trường hợp chỉ có một tế phẩm duy nhất và như nhau Ngày nay người đang làm lễ hiến dâng qua tác vụ của các Linh mục; còn ngày xưa Người hiến dâng chính bản thân mình trên Thập giá Chỉ khác nhau ở chỗ cách thức dâng hiến”[39,tr.180]

Theo quan niệm của Công giáo, Thánh lễ là hy tế Thánh thể, một hành vi thờ phượng chủ yếu của Giáo hội Công giáo Hay Thánh lễ là Hy

1.1.2.2 Lịch Phụng vụ

Lịch là một hệ thống đo thời gian cần thiết cho cuộc sống con người được phân chia thành năm, tháng, tuần, ngày Âm lịch thường được sử dụng phổ biển ở các nước phương Đông, một năm được tính là một vòng

Trang 20

quay của mặt trăng chung quanh trái đất, còn Dương lịch lấy một vòng quay của trái đất chung quanh mặt trời làm một năm Với người Roma, dương lịch được sử dụng khá sớm, từ thế kỷ VII trước thời của Chúa Giesu, nhưng khi

đó một năm chỉ có 304 ngày chia thành 10 tháng sau này Dương lịch mới được cải cách thành một năm có 365 ngày và 12 tháng

Hội Thánh Công Giáo có lịch riêng gọi là lịch Phụng vụ trong đó mọi sinh hoạt, những nghi lễ được tính theo Năm Phụng vụ Theo quan niệm của người Công giáo, trong chu kỳ một năm Giáo hội diễn giải toàn bộ màu nhiệm Chúa Kitô từ lúc Ngài sinh ra, truyền giáo, lập Giáo hội, chịu chết và Phục sinh; bên cạnh đó kính nhớ những ngày sinh trên trời của các Thánh Trong chu kỳ mỗi năm, Giáo hội chia ra các mùa khác nhau Năm Phụng Vụ được chia làm 5 mùa: mùa Vọng, mùa Giáng Sinh, mùa Chay, mùa Phục Sinh và mùa Thường Niên Mùa Thường Niên có 34 tuần, mùa Vọng có 4 tuần, mùa Giáng Sinh có 2 tuần, mùa Chay có 6 tuần và mùa Phục Sinh có 7 tuần

Mùa Vọng: là mùa hướng lòng về ngày Chúa Kitô sẽ lại đến trong vinh

quang để xét xử thế giới và con người, nhưng gần hơn cả là chuẩn bị tâm hồn và đời sống để mừng mầu nhiệm Chúa Giáng Sinh Mùa Vọng kéo dài

trong khoảng 4 tuần lễ, bắt đầu từ giờ kinh chiều I ngày Chúa nhật, nhằm

ngày 30/11 hoặc ngày nào gần nhất, kết thúc trước giờ kinh chiều I lễ Chúa Giáng sinh Trong suốt mùa Vọng, lễ phục mang màu tím nói lên sự hoán cải trông đợi ơn cứu độ của Thiên Chúa

Mùa Giáng Sinh: kéo dài khoảng hơn hai tuần, bắt đầu từ giờ kinh

chiều I lễ Chúa Giáng sinh cho đến Chúa nhật lễ Hiển linh hoặc Chúa nhật sau ngày 6 tháng giêng Lễ Vọng Giáng sinh cử hành vào chiều 24 tháng 12 trước hoặc sau giờ kinh chiều I Trong lễ Giáng sinh được cử hành 3 Thánh lễ: đêm, rạng đông và ban ngày Đây là lễ kỷ niệm Chúa Giêsu giáng thế làm người Mùa Giáng Sinh có tuần bát nhật Giáng Sinh nhưng không được

Trang 21

long trọng mừng kính cùng mức độ như tuần bát nhật Phục Sinh, vì các ngày trong tuần bát nhật Phục Sinh đều được mừng như lễ trọng

Mùa Chay: là mùa thống hối, trở về với Chúa để sửa soạn tâm hồn đón

mừng lễ Phục Sinh, một thời gian rất quan trọng cho đời sống thiêng liêng của Hội Thánh và của mỗi tín hữu Mùa Chay cũng là mùa chuẩn bị trực tiếp cho các dự tòng lãnh nhận các bí tích khai tâm Kitô giáo trong đêm Vọng Phục Sinh Mùa Chay bắt đầu từ thứ tư lễ Tro đến trước Thánh lễ Tiệc ly Các Chúa nhật mùa này được gọi là Chúa Nhật I,II,III,IV, V mùa Chay Chúa nhật thứ VI bắt đầu Tuần Thánh gọi là Chúa nhật lễ Lá, tưởng niệm cuộc thương khó của Chúa Giêsu

Chuyển tiếp giữa mùa Chay và mùa Phục Sinh là Tam Nhật Vượt Qua

Tam Nhật Vượt Qua bắt đầu từ Thánh lễ chiều thứ Năm tuần Thánh, tưởng niệm bữa tiệc Ly của Chúa Giêsu và kết thúc bằng giờ kinh chiều chúa nhật Phục sinh Trung tâm của Tam nhật là đêm Canh thức Vượt qua, được gọi là

mẹ của mọi lễ Canh thức

Mùa Phục Sinh: “Phục sinh không chỉ là một ngày lễ như bao lễ khác,

nhưng là ngày „lễ trên hết các lễ‟, cũng như Bí tích Thánh Thể là „bí tích trên

các bí tích‟ Mầu nhiệm Phục sinh, mầu nhiệm Đức Kitô toàn thắng sự chết,

đem lại cho thời gian già cỗi của chúng ta, sức sống mãnh liệt, cho đến khi mọi sự phải quy phục Đức Kitô”[93,GLHTCG 1169] Mùa Phục sinh kéo dài 50 ngày, bắt đầu từ Chúa Nhật Phục Sinh cho đến hết lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống, thời gian này được cử hành trong niềm hân hoan phấn khởi, và được coi như một ngày lễ duy nhất, hơn nữa như một Đại Chúa Nhật Các ngày thường trong tuần Bát nhật phục sinh được cử hành như lễ trọng kính Chúa (không đọc kinh Tin Kính), vì thế không được phép cử hành bất cứ thánh lễ ngoại lịch nào, ngoại trừ thánh lễ an táng

Mùa Thường Niên: Ngoài các mùa trên, các tuần còn lại thuộc mùa

Trang 22

thường niên Mùa thường niên gồm 34 tuần xen kẽ giữa mùa Giáng Sinh và mùa Chay (khoảng 8, 9 tuần), giữa mùa Phục Sinh và mùa Vọng (các tuần còn lại) Giáo Hội không cử hành một khía cạnh đặc biệt nào về mầu nhiệm Chúa Kitô, nhưng lại tôn kính chính mầu nhiệm Chúa Kitô trong toàn bộ Ngoài ra, trong Năm Phụng Vụ, Giáo hội còn dành một số tháng để các tín hữu kỷ niệm cách riêng như: Tháng Ba: Kính nhớ Thánh Giuse; Tháng Năm tháng hoa Đức Mẹ; Tháng sáu kính Trái tim Chúa Giêsu Năm Phụng

vụ còn được chia thành Năm A, Năm B và năm C Chia thành các năm như vậy vì Giáo hội mong muốn mỗi năm, phần Phụng vụ Lời Chúa đi sâu vào một trong ba Tin Mừng nhất lãm Năm A là Tin mừng theo thánh Mátthêu Năm B là Tin Mừng theo Thánh Máccô Năm C là Tin mừng theo Thánh Luca Sau đó lại quay lại chu kỳ năm A Riêng Tin mừng theo Thánh Gioan thì chia đều trong ba năm Năm 2017, là năm A nên phần Phụng vụ Lời Chúa sẽ đi sâu vào Tin mừng của Thánh Mátthêu

Mỗi mùa có những Chúa nhật và mỗi Chúa nhật lại có những ngày

Phụng vụ Ngày Phụng vụ kéo dài từ nửa đêm cho đến nửa đêm Nhưng việc

cử hành ngày chủ nhật và các ngày lễ trọng khác được bắt đầu từ chiều ngày hôm trước “Theo truyền thống tông đồ bắt nguồn từ chính ngày Chúa Kitô sống lại, Hội Thánh cử hành mầu nhiệm Phục sinh vào mỗi ngày thứ tám, ngày thật đáng được gọi là ngày của Chúa hay ngày Chúa Nhật‟ (15,PV

106) Vì vậy, Chúa nhật được coi là ngày lễ quan trọng nhất, Chúa nhật chỉ

nhường chỗ cho các lễ trọng và các ngày lễ kính Chúa Nhưng các Chúa nhật mùa Vọng, mùa Chay và mùa Phục sinh chiếm vị trí ưu tiên trên mọi

lễ kính Chúa và mọi lễ trọng Khi gặp các Chúa nhật này, các lễ trọng sẽ mừng vào ngày thứ Hai, trừ khi các lễ đó trùng với Chúa nhật Lễ Lá hay Chúa nhật Phục sinh

Lễ trọng là những ngày lễ lớn, những ngày đặc biệt trong năm phụng

Trang 23

vụ, mừng các mầu nhiệm cứu độ của Thiên Chúa, hay các chân lý đức tin, các đặc ân của Đức Maria hay những vị thánh có chỗ đứng quan trọng trong đời sống Giáo Hội

Tất cả mọi lễ trọng đều được bắt đầu từ kinh chiều I ngày hôm trước, nghĩa là ngày mừng lễ sẽ dài hơn một ngày bình thường 24 giờ Trong năm phụng vụ có hai lễ trọng đặc biệt là lễ Phục Sinh và lễ Giáng sinh, hai lễ này kéo dài trong tám ngày, được gọi là tuần Bát Nhật Phục sinh hay tuần bát nhật Giáng Sinh Tầm quan trọng của hai tuần lễ này khác nhau: tuần Bát Nhật Phục Sinh được cử hành như các ngày lễ trọng kính Chúa, do đó không được cử hành bất cứ lễ ngoại lịch nào trong tuần này, trừ lễ an táng; trong khi đó tuần bát nhật Giáng sinh chỉ đứng trên các lễ nhớ bắt buộc

Lễ kính: đứng dưới lễ trọng và chỉ mừng trong giới hạn một ngày

Lịch phụng vụ chung của Hội Thánh chia ba loại lễ kính như sau: 6 lễ kính Chúa, 2 lễ kính Đức Maria, 17 lễ kính các thánh Riêng Hội Thánh Việt Nam mừng thêm 2 lễ kính riêng: Thánh Têrêsa Hài đồng Giêsu ngày 1 tháng 10 và Thánh Phanxicô Xaviê ngày 3 tháng 12 Các lễ kính Đức Mẹ

và các thánh khi trùng với Chúa nhật thường niên thì năm đó bỏ luôn, trừ trường hợp được nâng thành lễ trọng riêng

Lễ nhớ: Lịch phụng vụ chung của Hội Thánh chia hai loại lễ nhớ:

buộc và tự do Lễ nhớ buộc đòi vị chủ tế phải cử hành đúng ngày lễ theo lịch phụng vụ đã ghi, trừ trường hợp gặp các lễ khác trùng vào lễ nhớ này

có quyền ưu tiên hơn, còn lễ nhớ tự do thì chủ tế được quyền chọn lựa có thể cử hành hay không tùy nhu cầu mục vụ

1.1.2.3 Bí tích và á bí tích

Bảy phép Bí tích được trình ở phần này với tư cách như những nghi

lễ Theo quan niệm của người Công giáo, bí tích do Chúa Giêsu lập ra, những bí tích này có ý nghĩa và vai trò quan trọng đến các giai đoạn của

Trang 24

đời người: sinh nở, lập gia đình, chịu chức linh mục, lỗi lầm, lìa đời … Những bí tích này không phải chỉ là những hình thức bên ngoài, nó thể hiện và truyền đến cho mỗi tín đồ ơn cứu rỗi của Chúa Kitô, cùng với hành vi, lời nói của Người như nguồn mạch của sự sống mới và ân sủng của Người Qua những dấu hiệu thường ngày như: nước, bánh và rượu, lời thú tội ….người Kitô hữu nắm bắt được sự hiện diện và hoạt động của Thiên Chúa trong thời hiện tại Có tất cả bảy phép Bí tích: Rửa tội, Thêm sức, Mình Thánh Chúa, Giải tội, Xức dầu, Truyền chức Thánh và Hôn phối

Bí tích rửa tội là vô cùng quan trọng Trong khi thực hiện bí tích, Linh mục hoặc người được ủy quyền dùng nước lã đã được truyền phép rảy lên

da đầu đứa trẻ Vừa rảy vừa đọc: “Ta rửa con, nhân danh Cha và Con và Thánh thần” Từ đây đứa trẻ mới chính thức là tín đồ Công giáo và mới được chịu các phép bí tích khác về sau này Bí tích này cũng được làm tương tự với những người lớn mới gia nhập đạo

Bí tích Thêm sức

Người Công giáo tin rằng, những ai được lãnh nhận bí tích Thêm sức

là người được nhận lĩnh, chịu ơn đức Chúa Thánh Thần cùng nhiều ơn thêm sức để mạnh đạo Bí tích thêm sức chỉ thực hiện đối với những trẻ

Trang 25

em bước vào tuổi thiếu niên sau khi đã chịu phép Rửa tội Nghi lễ được tiến hành bằng việc bôi dầu thảo mộc đã làm phép lên trán của người chịu

bí tích này và đọc lời kinh nguyện như quy định của Giáo hội Thông thường, bí tích Thêm sức do Giám mục thực hiện, tuy nhiên linh mục cũng

có thể thực hiện bí tích Thêm sức khi được sự ủy quyền của Giám mục

Bí tích Giải tội

Bí tích Giải tội nhằm tha thứ những tội lỗi mà bản thân mỗi người mắc phải Luật Giáo hội quy định, mỗi tín đồ Công giáo phải xưng tội ít nhất một lần trong năm Người mắc tội phải đến xưng tội một cách trung thực, thật tâm với niềm ăn năn hối lỗi Linh mục với tư cách thay mặt Thiên Chúa sẽ lắng nghe và tùy mức độ của tội mà luận xét tha tội hoặc có những hình thức răn đe, hay yêu cầu đền tội

Bí tích Thánh thể (Mình Thánh Chúa)

Bí tích Thánh thể là sự tái diễn việc Chúa Giesu đã hiến dâng thân thể cho sự nghiệp Cứu chuộc Bí tích này có nguồn gốc từ Bữa tiệc ly Trong bữa tiệc ly, Chúa Giêsu đã lấy bánh và rượu trao cho các môn đệ và nói rằng: “Tất cả các con hãy cầm lấy mà ăn, này là mình Thày sẽ bị nộp

vì các con Tất cả các con hãy cầm lấy mà uống, này là chén máu Thày, máu giao ước mới, giao ước vĩnh cửa sẽ đổ ra cho các con và mọi người được tha tội, các con hãy làm việc này mà nhớ đến Thày”[94,Mc 14, 22-25] Trong lúc cử hành bí tích, Giám mục hoặc linh mục đọc lời truyền phép để biến bánh và rượu thành Mình và Máu Chúa sau đó để các tín đồ rước lễ Tuy nhiên, chỉ có tín đồ sạch tội mới được rước lễ Những ai được lãnh nhận bí tích này nghĩa là đã được Thiên Chúa ngự trong họ

Bí tích Xức dầu Thánh

Đây là bí tích chỉ thực hiện với người ốm nặng sắp qua đời Mục đích của Bí tích này là để Thiên Chúa nâng đỡ, cứu vớt họ, chuẩn bị tinh thần

Trang 26

cho họ đón nhận cái chết Sau bí tích Sức dầu Thánh, thông thường bệnh nhân được chịu bí tích Mình Thánh, lấy đó làm “của ăn đường” để trở về với Chúa

Trong bảy phép bí tích, thông thường không có một tín đồ nào lãnh

đủ Bởi với Giáo sĩ sẽ không có bí tích Hôn phối và đối với tín đồ thì không được lãnh nhận bí tích Truyền chức Thánh Tuy nhiên, trường hợp một số ít Linh mục xuất tu lấy vợ là được lãnh đủ bảy phép bí tích

Ngoài bảy phép bí tích, nghi lễ Công giáo còn có các á bí tích Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo định nghĩa Á Bí tích “là những dấu hiệu linh thánh, phần nào giống như các Bí tích, nhờ đó các hiệu quả thiêng liêng được thông ban nhờ lời cầu nguyện của Giáo Hội Nhờ các Á Bí tích này, chúng ta được chuẩn bị để lãnh nhận hiệu quả của chính các bí tích”[93, GLHTCG 1667] Nói rõ hơn, Á Bí Tích là những dấu chỉ hay phương tiện

có liên hệ phần nào đến các bí tích hay thực tại thiêng liêng, đã được Giáo Hội thiết lập để xin ơn Chúa cho người hoặc để thánh hoá đồ vật dùng trong phụng vụ thánh như: Thánh giá, nước phép, nến, dầu thánh, tràng hạt, Kinh Thánh, sách kinh, sách lễ Tất cả đều là các Á Bí Tích mà

Trang 27

Giáo xứ Đại Ơn thuộc xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ, thành phố

Hà Nội Đại Ơn xưa là làng Đại An Tràng, vào thời nhà Lý (1010 – 1225) vùng này thuộc phủ Ứng Thiên, đạo Quốc Oai Theo văn bia cổ còn ghi lại, vào năm 1700, Đại An Tràng đã có các họ sống quây quần nhau như họ Trương Văn, Nguyễn Văn, Đặng Đình, Đào Bá toàn bộ làng theo lương

và hương khói đình chùa

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, đây cũng là thời kỳ chế độ phong kiến Việt Nam đi sâu vào giai đoạn khủng hoảng trầm trọng Trước tình hình chiến tranh, thanh niên trong làng Đại An phải

xa gia đình, quê hương đi phục vụ chiến trường Trong làng chủ yếu còn lại người già, phụ nữ và trẻ nhỏ Làng thuộc vùng đất chiêm trũng, quanh năm lụt lội, mất mùa; thêm vào đó là việc thiếu sức lao động nên quanh năm đói kém, nghèo nàn

Sau năm 1945, xã Đại An Tràng thuộc tổng Chúc Sơn, huyện Chương Đức, phủ Ứng Hòa, tỉnh Hà Đông Bốn thôn Đại Ơn nhập vào xã Ngọc Sơn huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông Năm 1958, sau cải cách ruộng đất, Ngọc Sơn chia làm hai xã Chương Bình và Chương Hòa, Đại Ơn thuộc xã Chương Bình Năm 1960, thành lập xã Ngọc Hòa gồm 4 thôn: Chúc Lý, Ngọc Giả, Đại Ơn và Non Nông Đại Ơn có 3 xóm: xóm Cầu, xóm Cả, xóm Núi Đìa thuộc huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Đông

1.2.1.2 Đặc điểm kinh tế

Trang 28

Giáo xứ Đại Ơn nằm trên địa phận xã Ngọc Hòa, là một xã thuộc vùng đồng bằng châu thổ Sông Hồng Nơi đây có truyền thống thâm canh nông nghiệp do có lợi thế đất đai phì nhiêu màu mỡ, hệ thống kênh tưới tiêu phân bổ đồng đều tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất và sinh hoạt của nhân dân

Bên cạnh nông nghiệp, hoạt động sản xuất phi nông nghiệp trong xã cũng khá đa dạng như: sản xuất hàng dệt may, giầy da và sản xuất vật liệu xây dựng Điều này đã giúp giải quyết việc làm cho lao động trong xã lúc nông nhàn Hiện nay, nhìn chung lao động trong xã đã chuyển phần lớn từ sản xuất nông nghiệp sang sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, việc chuyển đổi này tác động mạnh mẽ đến đời sống người dân và giúp nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống

Ngọc Hòa có vị trí thuận lợi cho việc khai thác vận chuyển hàng hóa Các mặt hàng nông lâm sản, thực phẩm, hàng tiêu dùng được lưu thông dễ dàng qua các tuyến đường liên huyện, liên xã, và đường quốc lộ 6A Cung cấp hàng hóa cho các khu dân cư trong và ngoài thành phố Xã Ngọc Hòa được huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội đưa vào diện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020 theo Quyết định số 491/QĐ-TT ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ

1.2.1.3 Đời sống văn hóa xã hội

Ở xã Ngọc Hòa phát triển giáo dục đào tạo luôn gắn liền với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, phát triển dạy nghề, đào tạo lao động lành nghề

Vì thế xã chú trọng sâu vào giáo dục Trong xã có một trường Trung học cơ

sở, một trường Tiểu học và nhiều trường mầm non Nhìn chung, các trường được xây dựng khang trang, cơ sở vật chất, dụng cụ dạy học tương đối hoàn chỉnh đều đã được công nhận trường chuẩn quốc gia giai đoạn một, đang phấn đấu xây dựng trường chuẩn quốc gia giai đoạn hai

Trang 29

Giáo dân giáo xứ Đại Ơn sống hòa hợp với cư dân trong xã, tham gia vào mọi hoạt động xã hội của địa phương như: đóng góp quỹ khuyến học, đền ơn đáp nghĩa, an ninh quốc phòng, quỹ xóa đói giảm nghèo, bảo trợ trẻ

em, bảo hiểm y tế, tham gia các câu lạc bộ, đoàn thể, hội Chữ Thập đỏ, gia đình văn hóa

1.2.2 Vài nét về quá trình hình thành và phát triển giáo xứ Đại Ơn

So với một số giáo xứ thuộc tổng giáo phận Hà Nội, giáo xứ Đại Ơn

có tuổi đời muộn hơn Thời điểm đánh dấu “Tin Mừng” đến với giáo xứ là vào dịp Mùa Chay, tháng 3 năm Canh Dần 1890 Năm này 10 gia đình lương dân chính thức gia nhập Công giáo

Nguyên nhân do dân làng chịu sưu cao, thuế nặng, không nộp đủ thuế, quan trên dự định xóa sổ tên làng, nhập Đại An vào các làng lân cận Văn bia Sử Cha già Điểm gắn ở cửa nhà thờ xứ viết về sự kiện này như sau:

Năm nay chẳng được đồng xu thuế nào Huyện quan liền bẩm giao ra tỉnh Tức khắc liền án định sấm vang Xóa tên xã Đại An Tràng Thổ liền gạt đến các làng xung quanh

Ấy thế là tan tành xác pháo Tận kỳ đồ vơ váo không đâu Cha nào con ấy lìa nhau Liêu siêu cơ cực gian lao tơi bời

Để giữ tên làng, giữ ruộng đất, 10 bô lão trong làng bàn nhau đến gặp linh mục Điểm chính xứ Thạch Bích cứu giúp, ấy là vào tháng 6 năm Kỷ Sửu 1889 Linh mục Điểm nhận lời hẹn sẽ can thiệp với cơ quan chính quyền Tháng 10 cùng năm, 10 bô lão làm đơn “từ lương nhập giáo” mở đầu cho sự kiện 10 gia đình nhập Công giáo (tháng 3 – 1890) Tháng 5 năm

Trang 30

1890, theo lời hứa, linh mục Điểm nộp đủ thuế cho dân Đại An Tràng vì vậy không bị xóa tên trong sổ bộ Cùng năm 1890 linh mục Điểm làm nhà giáo để giáo dân đọc kinh và dự lễ Theo tài liệu học viên thu thập đƣợc trong quá trình điền dã đƣợc biết năm 1893 linh mục Điểm dỡ chùa xóm Thổ dựng nhà phòng cho các linh mục về ở Đây chính là ngôi nhà thờ Tổ vẫn còn đến ngày nay Năm Bính Thân 1896 để tỏ lòng biết ơn linh mục và đạo, làng đổi tên thành Đại Ơn

Theo thời gian, số tín đồ ngày một đông, Đại Ơn thành một họ đạo lẻ thuộc giáo xứ Thạch Bích (xã Bích Hòa, huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội) Năm 1906, Đại Ơn đƣợc nâng lên thành phiên đạo xứ xép Năm này, Đại Ơn có khoảng 30 -40 gia đình theo Công giáo Linh mục Điểm chính

xứ Thạch Bích cử linh mục Phú về phụ trách phiên

Năm Giáp Dần 1914 linh mục Lại Ngọc Quán về Đại Ơn coi sóc bổn đạo cũng là năm Đại Ơn đƣợc nâng lên thành chính xứ

Giáo xứ Đại Ơn từ năm 1914 đến năm 1954

Linh mục Lại Ngọc Quán là linh mục chính xứ của giáo xứ Đại Ơn, đƣợc cử về coi sóc giáo xứ, linh mục dành ƣu tiên cho việc xây dựng cơ sở vật chất Năm 1918, nhà thờ giáo xứ Đại Ơn chính thức khởi công Năm

1930 nhà thờ đƣợc khánh thành Các thời linh mục tiếp sau linh mục Quán tiếp tục tu sửa nhà thờ, nhà kho, nhà khách, tổ chức sản xuất thu hoa lợi Đây là thời kỳ giáo xứ có nhiều biến động Năm 1954, linh mục Nguyễn Đức Tín cùng một số giáo dân giáo xứ Đại Ơn di cƣ vào Nam

Giáo xứ Đại Ơn từ năm 1954 đến nay

Sau năm 1954, một thời gian dài giáo xứ Đại Ơn không có linh mục trị sở Tòa Giám mục lần lƣợt cử một số linh mục kiêm nhiệm coi sóc giáo

xứ Đại Ơn

Ngày 20 tháng 8 năm 1988, Hồng Y Trịnh Văn Căn bài sai linh mục

Trang 31

Gioan Nguyễn Mạnh Hùng về làm linh mục chính xứ Đại Ơn Từ đây, giáo

xứ chấm dứt 35 năm không có linh mục trị sở Tuy nhiên, do thiếu linh mục nên linh mục Hùng phải kiêm nhiệm 7 giáo xứ

Lễ Giáng Sinh năm 1996, linh mục Giacôbê Nguyễn Văn Lý về nhận

xứ Đại Ơn thay linh mục Hùng Linh mục Lý kiêm nhiệm 4 giáo xứ Trong thời gian quản xứ, linh mục Lý một mặt lo củng cố đời sống đức tin của giáo xứ, mặt khác lo tu sửa nhà thờ giáo xứ

Tháng 3 năm 2007, linh mục Anphôngsô Nguyễn Ngọc Châu được cử

về coi sóc giáo xứ Đại Ơn và kiêm nhiệm 3 giáo xứ lân cận Tiếp sau đó, linh mục Vicentê Nguyễn Đăng Xuyên được cử về coi sóc giáo xứ từ năm

xứ là ngày 26 tháng 8 hàng năm

Hội đồng giáo xứ là tổ chức giúp việc cho linh mục chính xứ Hội đồng đương nhiệm được bầu vào tháng 7 năm 2013 Theo cách gọi truyền thống, chủ tịch hội đồng gọi là Chánh trương, hai phó chủ tịch (một phụ trách đối nội, một phụ trách đối ngoại) được gọi là phó trương 1 và phó trương 2 Ngoài ra còn có chức thủ quỹ và thư ký Trùm các họ đạo, quản giáo nam, quản giáo nữ, trưởng các hội đoàn là thành viên của Hội đồng Giáo xứ Thánh Quan Thày của Hội đồng giáo xứ là Thánh Antôn Đích Giáo xứ hiện có một số hội đoàn sau: Hội Thánh tâm; Hội Thánh Giuse (1-5); Hội Thánh Giuse (19-3); Hội Thánh Micae; Hội Thánh Anphôngsô; Hội theo Chúa; Hội Đức Mẹ lên trời; Hội Đức Mẹ mân côi;

Trang 32

Hội Bảy sự Đức Mẹ; Hội Têrêxa; Hội Thánh Antôn trùm Đích Ngoài ra, giáo xứ còn có một đội trống, một đội kèn đồng, hội con hoa, hội hát

Ngoài giáo họ Trị sở (họ nhà thờ) – giáo họ thôn Cả, giáo xứ còn có giáo họ như: giáo họ thôn Cầu, giáo họ Cao Sơn (thuộc xã Tiên Phương), giáo họ Đồng Nanh (thuộc xã Tiên Phương), giáo họ Đồng Du (thuộc xã Hợp Đồng)

Mỗi giáo họ đều có tổ chức Hội đồng giáo họ với các chức trùm họ, quản giáo nam, quản giáo nữ Ngoài 2 hội đoàn chung cho cả xứ: Hội Anphôngsô; Hội theo Chúa mỗi giáo họ lại có những hội đoàn khác Chẳng hạn giáo họ thôn Cầu có các hội: Hội Kitô vua; Hội Phaolô; Hội Thánh giá; Hội Truyền tin, Hội Nữ vương, 1 ca đoàn, 1 hội trống lớn Mỗi giáo họ đều có một nhà nguyện

và một Thánh Quan Thày giáo họ Giáo họ thôn Cầu, thánh Quan Thày là Giuse, nhà nguyên xây dựng năm 1929 đến năm 1998 làm lại

Giáo dân xứ Đại Ơn thực hiện sinh hoạt tôn giáo tuân theo đúng qui định mà Giáo hội Công giáo đề ra Với người Công giáo, mọi sinh hoạt được chia theo Năm Phụng vụ và trong chu kỳ một năm Giáo hội chia ra các mùa, mỗi mùa có những chúa nhật và mỗi chúa nhật có những ngày phụng vụ mà đã được trình bày rất kĩ trong phần 1.1 Tất cả điều này tạo nên bức tranh tổng quát về đời sống sinh hoạt đạo của giáo dân nơi đây Hơn 100 năm kể từ khi làng Đại Ơn gia nhập đạo, trải qua bao thăng trầm của lịch sử, Giáo xứ Đại Ơn vẫn giữ cho mình những nét riêng của một làng Công giáo với những sinh hoạt tôn giáo, văn hóa riêng biệt Các yếu tố văn hóa truyền thống dân tộc hòa quyện cùng với những lễ nghi Công giáo làm cho sinh hoạt tôn giáo không những không tách biệt với những hoạt động văn hóa mà còn trở nên phong phú và đặc sắc hơn Chính những sinh hoạt, hoạt động tôn giáo đó là những nét đẹp văn hóa của người Công giáo

xứ Đại Ơn nói riêng và của người Công giáo Việt Nam nói chung

Trang 33

TIỂU KẾT

Nghi lễ Công giáo là một nội dung quan trọng trong đời sống tôn giáo của Công giáo Nghi lễ Công giáo có quá trình hình thành, phát triển cùng với quá trình hình thành và phát triển của Công giáo Nghi lễ Công giáo là biểu hiện của Phụng vụ, là thể thức cử hành Thánh lễ Thánh lễ Công giáo

là Hy tế Thánh thể hay Hy lễ Tạ Ơn gồm hai phần: Phụng vụ lời Chúa và Phụng vụ Thánh thể Hai nội dung này liên kết chặt chẽ với nhau

Nghi lễ Công giáo được thực hiện theo quy định của lịch phụng vụ Lịch phụng vụ tính theo năm phụng vụ Trong chu kỳ mỗi năm, Giáo hội chia ra 5 mùa: mùa Vọng, mùa Giáng Sinh, mùa Chay, mùa Phục sinh và mùa Thường Niên với các hình thức cử hành nghi lễ khác nhau Mỗi mùa

có những Chúa nhật, mỗi Chúa nhật có ngày phụng vụ Giáo hội chia Thánh lễ thành Thánh lễ Chúa nhật, lễ trọng, lễ kính, lễ nhớ Nghi lễ Công giáo còn là việc thực hành Bí tích và Á Bí tích

Nghi lễ Công giáo được thiết định bởi Giáo hội, bởi quy định của công đồng chung, được tập hợp trong sách Giáo lý của Hội Thánh Công giáo đặc biệt là Sách Lễ Roma Thánh lễ của Công giáo được thực hiện ở bất cứ nơi đâu thuộc Công giáo La Mã đều như nhau Vì vậy, nghiên cứu

về thực hiện nghi lễ Công giáo ở một số giáo xứ cụ thể là nhận biết được

cơ bản nghi lễ Công giáo Xuất phát từ quan niệm đó, học viên chọn giáo

xứ Đại Ơn thuộc giáo hạt Thanh Oai, Tổng Giáo phận Hà Nội làm địa bàn nghiên cứu

Giáo xứ Đại Ơn có “tuổi đạo” muộn hơn nhiều giáo xứ thuộc Tổng Giáo phận Hà Nội, nguyên nhân cư dân gia nhập đạo buổi đầu không phải

là đức tin mà là cần sự giúp đỡ của nhà thờ Công giáo Quá trình hình thành giáo xứ về cơ bản giống với nhiều giáo xứ khác thuộc Tổng giáo phận Hà Nội Từ một số người gia nhập đạo ban đầu, số tín đồ dần dần

Trang 34

phát triển Một giáo họ được hình thành phụ thuộc vào một giáo xứ gần đó Tại giáo họ, có một số cơ sở được gọi là nhà giáo dùng làm nơi dạy kinh bổn cho tín đồ tân tòng cũng là nơi cầu nguyện của cộng đồng giáo họ Với Đại Ơn, khi có một lượng tín đồ nhất định, giáo hội thành lập phiên đạo xứ

xép một thời gian mới nâng lên thành giáo xứ

Làng Công giáo Đại Ơn là làng Công giáo toàn tòng Làng có 4 thôn thì 3 thôn cư dân gia nhập Công giáo, còn lại thôn Non Nông cư dân vẫn giữ tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống quen gọi là dân lương Như vậy việc gián tòng lương – giáo (người gia nhập Công giáo cư trú thành khu vực riêng tách khỏi người lương) ở Đại Ơn được thực hiện triệt để

Trong quá trình tồn tại và phát triển, giáo xứ Đại Ơn trải qua nhiều thăng trầm, tuy nhiên về cơ bản đời sống tôn giáo vẫn được giữ vững Bước vào công cuộc Đổi mới, giáo xứ Đại Ơn có điều kiện để củng cố đời sống tôn giáo và vận hành theo đường hướng “Sống Phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào” được Hội đồng Giám mục Việt Nam đề ra trong Thư Chung 1980

Trang 35

Chương 2 BIỂU HIỆN BIẾN ĐỔI NGHI LỄ CÔNG GIÁO QUA KHẢO SÁT

GIÁO XỨ ĐẠI ƠN 2.1 Nguồn gốc của Thánh lễ và biến đổi nghi lễ trong Thánh lễ Chúa/ Chủ nhật

2.1.1 Nguồn gốc của Thánh lễ Chúa nhật và Thánh lễ

2.1.1.1 Nguồn gốc của Thánh lễ Chúa nhật

Trong Sách Cựu Ước nhắc đến ngày Sabat nhưng với tín đồ Công giáo lại giữ ngày Chúa nhật, cần lưu ý để tránh sự nhầm lẫn giữa hai ngày

này Từ Sabat là do chữ Hêbơrơ mà ra, có nghĩa là nghỉ ngơi Trước khi

Chúa Giêsu phục sinh, ngày Sabat kỷ niệm ngày nghỉ ngơi của Thượng Đế sau khi Ngài đã hoàn tất Sự Sáng Tạo Ngày Sabat nhắc nhớ công trình tạo dựng và nhắc nhớ biến cố giải thoát dân Do Thái khỏi ách Ai Cập

Chúa nhật là ngày thứ nhất trong tuần, là ngày tưởng nhớ Đức Kitô Phục sinh và Ngài sống lại từ cõi chết vào ngày thứ nhất trong tuần Trong Phúc âm Marco, Chương XVI câu 1 đến câu 2 nói rất rõ về điều này “Vừa hết ngày Sabat, bà Maria Mácđala với bà Maria mẹ ông Giacôbê, và bà Salômê, mua dầu thơm để đi ướp xác Ðức Giêsu Sáng tinh sương ngày thứ nhất trong tuần, lúc mặt trời hé mọc, các bà ra mộ”[94,Mc 16, 1-2] (Theo lịch của người Do Thái, ngày Sabat được tính là thứ 7, từ 6 giờ chiều hôm trước cho đến 6 giờ chiều hôm sau.)

Như vậy, theo quan niệm Công giáo Chúa nhật là ngày tưởng nhớ Đức Kitô Phục sinh; ngày này cũng nhắc nhớ công trình tạo dựng, nhưng không chỉ là công trình tạo dựng lần thứ nhất mà là công trình tạo dựng mới; là ngày nhắc nhớ biến cố giải thoát nhưng không phải nhắc nhớ biến

cố giải thoát khỏi đất Ai Cập mà là một cuộc giải thoát mới trọn vẹn khỏi

nô lệ tội lỗi Ý nghĩa của ngày Chúa nhật có liên hệ với ngày Sabat nhưng

Trang 36

rộng lớn hơn, nó mở ra công trình tạo dựng mới, công trình giải thoát mới Chính điều này Sách Giáo lý Hội Thánh Công giáo đã khẳng định ngày của

Chúa hoàn thành ý nghĩa thiêng liêng của ngày Sabat trong Cựu Ước

Điểm cốt yếu trong ngày Chúa nhật là Thánh lễ Trong Giáo hội Công giáo, Thánh lễ Chúa nhật được coi là “trung tâm điểm của cộng đoàn tín hữu”, là “nguồn mạch và chóp đỉnh của tất cả đời sống Kitô giáo” và là

“nguồn mạch ơn thánh hóa cho con người và làm vinh danh Thiên Chúa”[15,PV 10] Giáo hội luôn nhấn mạnh tầm quan trọng và sự cao quý của thánh lễ Đến Công đồng Vatican II với đường hướng canh tân Phụng

vụ và những đổi thay trong thánh lễ khiến cho càng ngày tín đồ Công giáo càng ý thức sâu sắc hơn về ý nghĩa cũng như tầm quan trọng của thánh lễ Cho đến nay Giáo hội vẫn cử hành thánh lễ theo lệnh truyền của Đức Kitô:

“Thật vậy, điều tôi đã lãnh nhận từ nơi Chúa, tôi xin truyền lại cho anh em: trong đêm bị nộp, Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng tạ ơn, rồi

bẻ ra và nói: „Anh em cầm lấy mà ăn, đây là Mình Thầy, hiến tế vì anh em; anh

em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy‟ Cũng thế, cuối bữa ăn, Người nâng chén và nói: Đây là chén Máu Thầy, Máu đổ ra để lập Giao Ước Mới; mỗi khi uống, anh em hãy làm như Thầy vừa làm để tưởng nhớ đến Thầy Thật vậy, cho tới ngày Chúa đến, mỗi lần ăn Bánh và uống Chén này, là anh

em loan truyền Chúa đã chịu chết” [94,1Cr 11, 23-26]

2.1.1.2 Nguồn gốc của Thánh lễ

Thánh lễ Chúa nhật trước hết là một Thánh lễ với cơ cấu tổng quát gồm hai phần: Phụng vụ lời Chúa và Phụng vụ Thánh thể (như đã đề cập ở phần trên) Thánh lễ Công giáo có nguồn gốc ra đời và biến đổi theo một số mốc thời gian bởi sự quy định của một số công đồng chung

Xét về nguồn gốc của Thánh lễ, Giáo hội khẳng định trong Công đồng Vatican II và tái xác nhận trong Sách Giáo lý Công giáo:

Trang 37

“Trong Bữa tiệc Sau hết, đêm bị nộp, Đấng Cứu Chuộc chúng ta đã thiết lập Hy Tế Tạ Ơn bằng Mình Máu Người, để nhờ đó Hy Tế Khổ Giá kéo dài qua các thời đại cho đến khi Người lại đến, và cũng là để ủy thác cho Hiền Thê yêu quí của Người là Giáo hội việc tưởng nhớ cái Chết và sự Sống Lại của Người”.[15,PV 47]

Như vậy, Giáo hội thừa nhận nguồn gốc của Thánh lễ được khởi nguồn trong Bữa Tiệc ly Nhiều người cho rằng, Bữa Tiệc ly của Chúa Giêsu mang hình thức của một bữa tiệc Vượt qua của người Do Thái Trong Lễ Vượt qua, người Do Thái “ăn thịt chiên, bánh không men và rau đắng “Ngoài ra, họ còn uống với nhau bốn chén rượu là: Chén Khởi Ca; Chén Ký Sự; Chén Chúc Tụng; Chén Cảm Tạ Những chén rượu này được

vị chủ tọa chúc lành để kỉ niệm bốn lời hứa của Thiên Chúa với dân Do Thái: Ta sẽ đem các ngươi ra khỏi ách nô lệ Ai Cập; Ta sẽ giải thoát các ngươi khỏi cảnh làm tôi mọi chúng; Ta sẽ giương cánh tay mà chuộc lấy các ngươi; Ta chọn các ngươi làm dân riêng của Ta và Ta sẽ làm Thiên Chúa các ngươi”

Nhưng trong bữa Tiệc ly của Chúa Giêsu thay vì chỉ chúc tụng và cảm

tạ Thiên Chúa đã ban cho bánh, rượu và mọi điều hạnh phúc Ngài còn làm phong phú thêm bằng việc thiết lập Bí tích Thánh thể Chúa Giêsu cầm lấy bánh, dâng lời tạ ơn, bẻ ra và nói “Này là Mình Thày, chịu phó nộp vì các con: các con hãy làm việc này để tưởng nhớ đến Thày” Cũng vậy sau bữa

ăn Người cầm lấy chén rượu và nói: “Này là chén Máu Thầy, máu giao ước Từ đó, theo lời truyền dạy của Chúa các tông đồ đã làm lại việc Chúa Giêsu đã làm, điều này được ghi chép tản mạn qua các sách Tin Mừng cũng như trong Tân Ước

Bản chất của Thánh lễ từ ban đầu tới nay và sau này không hề thay đổi Thánh lễ luôn là trung tâm của đời sống Giáo hội, nhưng qua thời gian,

Trang 38

cách cử hành cũng có những thay đổi, thêm bớt

Trong thời gian đầu, vấn đề cử hành phụng vụ chưa được đề cập đến, trong Tân Ước thường dùng từ “hội họp” khi nói đến vấn đề này “Các Kitô hữu tại cộng đoàn Giêrusalem, trước thường hội họp và tham dự những giờ kinh truyền thống chung với người Do Thái trong đền thờ Nhưng dần dần họ đã bắt đầu tổ chức những buổi hội họp tại tư gia và như thế đền thờ không còn phải là nơi duy nhất để cử hành Phụng vụ nữa”[94,Cv 2,46; 3,1; 5,12.42; 22,17] Tại những buổi hội họp này các tín hữu thường tiến hành nghi thức bẻ bánh, ngoài ra họ vừa chia sẻ với nhau

đồ ăn vừa dâng lên Thiên Chúa những lời ngợi khen, chúc tụng và những lời cầu nguyện Đối với người Do Thái, phụng tự thường diễn ra tại hai nơi: hội đường và đền thờ Phụng tự tại hội đường gồm cầu nguyện và giảng dạy; phụng tự tại đền thờ gồm cầu nguyện và dâng hy lễ Chính nền phụng tự này đã ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc của Thánh lễ hiện nay Nhìn chung trong ba thế kỷ đầu, từ những tài liệu thu thập được bức tranh Phụng vụ bắt đầu được phác họa Trong giai đoạn sơ khởi này, nghi thức bẻ bánh đã được coi là nghi thức đặc biệt đơn giản Trước hoặc sau bữa tiệc thân hữu, vị chủ tọa đọc lời tạ ơn theo như lời Chúa Giêsu đã đọc trong Bữa tiệc ly rồi bẻ bánh chia cho mọi người hiện diện Vì giai đoạn này chưa có bản văn nhất định và thống nhất nên những vị chủ tế tự do ứng khẩu trong buổi lễ nhưng vẫn phải giữ được những ý tưởng chính yếu và lời Chúa Giêsu đã đọc Cũng từ rất sớm trong các buổi hội họp của tín hữu

đã được thêm vào những bài thánh ca, kinh nguyện và những bài đọc Kinh Thánh Vì không được quy định bằng một hình thức duy nhất nên mỗi cộng đoàn đều thể hiện những yếu tố tương tự đó dưới những hình thức khác nhau Tuy nhiên thời kỳ này cũng bắt đầu xuất hiện thói quen ghi chép lại những kinh nguyện, vào thế kỷ thứ IV, thế kỷ thứ V người ta đã thấy xuất

Trang 39

hiện những bộ sưu tập ghi lại nguyên văn hoặc có chỉnh sửa ít nhiều những kinh nguyện này

Thánh lễ Kitô giáo bắt đầu có những biến chuyển lớn sau sắc chỉ Milano năm 313 Sắc chỉ đánh dấu một bước chuyển mình lớn, Kitô giáo từ một tôn giáo bị bách hại trở thành tôn giáo được bảo trợ, tự do và đến năm

380 trở thành tôn giáo chính thức của đế quốc La Mã Chính sự kiện này đã làm biến đổi không chỉ đời sống tôn giáo của các tín hữu mà cả trong việc thực hành phụng vụ

Khi được tự do truyền giáo, Kitô giáo phát triển một cách nhanh chóng Qua thời gian và không gian truyền giáo khác nhau nên những hình thức cử thánh lễ cũng có phần khác nhau Điều quan trọng là vì thời gian này chưa có những qui định chuẩn mực, bắt buộc nên chủ tế tự do ứng khẩu kinh nguyện Thánh Hippolytô đã ghi chép lại như sau: “Đức giám mục tạ ơn như chúng tôi đã nói trên, nhưng không cần thiết ngài phải đọc nguyên văn như chúng tôi đã nói, như thể là ngài phải cố gắng đọc thuộc lòng khi tạ ơn Chúa Trái lại, mỗi vị cầu nguyện theo khả năng của mình Nếu vị nào có khả năng cầu nguyện dài hơn và đọc lên lời nguyện trọng thể thì là việc tốt Nhưng nếu vị nào, khi cầu nguyện, chỉ đọc một lời nguyện đơn sơ, thì cũng đừng ai cấm đoán ngài, miễn là ngài đọc một lời nguyện hợp với giáo lý chính thống” Một lí do nữa dẫn đến những cử hành thánh

lễ khác nhau là nhiều dân tộc khác nhau gia nhập Kitô giáo, họ khác nhau

về ngôn ngữ, văn hóa nên khó có thể thống nhất với nhau về nghi lễ phụng

tự Chính vì lẽ đó dần dần các kinh nguyện được qui định rõ ràng, không thay đổi và được chọn lọc kĩ lưỡng Nhưng không phải mọi nơi đều có quyết định trên trong cùng một lúc và cùng một hoàn cảnh Điều này dẫn đến sự khác biệt cơ bản giữa hai nền phụng vụ Đông – Tây

Thánh lễ vẫn biến đổi và phát triển theo dòng lịch sử cho đến khi có

Trang 40

những quyết định của công đồng Trentô (1545 – 1563) nhằm cải cách sâu rộng Giáo Hội trước những công kích của Tin Lành Thông qua 25 kỳ họp, Công đồng Trentô đã đưa cuộc cải cách về Phụng vụ với 3 nét chính: “tập trung thẩm quyền về phụng vụ vào Giáo hoàng và Giáo triều Roma nhằm hạn chế những cải cách mới mẻ đem vào phụng vụ do sáng kiến cá nhân và sửa lại những lạm dụng đang sôi sục trong thời kỳ này; Nhấn mạnh đặc biệt đến chữ đỏ để duy trì sự thống nhất về phụng vụ ở khắp nơi trong Giáo hội hoàn vũ; Mang chiều kích mục vụ khi bàn thảo đến các chủ đề như việc cho giáo dân rước lễ dưới hai hình và sử dụng tiếng bản xứ nhiều hơn trong Thánh lễ”[2, tr.91]

Đến lúc này Giáo hội thừa nhận phải cải cách, Sách Lễ Rôma của Giáo hoàng Piô V ra đời năm 1570 theo định hướng của công đồng Trentô Sách Lễ này vẫn tiếp tục được chỉnh sửa qua 4 thế kỷ tiếp theo nhưng vẫn được giữ nguyên những phần chính yếu

2.1.2 Công đồng Vatican II với cải cách Thánh lễ

Trong công đồng Vatican II, một trong những văn kiện ra đời sớm nhất là Hiến chế Phụng vụ Thánh Một trong những từ khóa của Hiến chế Phụng vụ là THAM DỰ Có thể nói sự tham dự tích cực của các tín hữu vào cử hành phụng vụ là mục tiêu của toàn bộ cuộc cải cách phụng vụ của Công đồng Vaticanô II đến độ tất cả 7 chương của Hiến chế Phụng vụ đều

sử dụng từ THAM DỰ và nó được nhắc đi nhắc lại đến 26 lần Những thay đổi trong Phụng vụ để lôi kéo các tín hữu tham dự một cách trọn vẹn và linh động đã được linh mục Giuse Phạm Đình Ái ghi lại rất rõ:

- Sử dụng tiếng mẹ đẻ trong phụng vụ Nhờ vậy, người tham dự không những dễ dàng hiểu được những gì diễn ra trong cử hành mà còn giúp họ có thể đáp lại và cầu nguyện chung với chủ tế Điều này

Ngày đăng: 28/12/2017, 16:43

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lm Giuse Phạm Đình Ái(2014), Cử hành Hy lễ Tạ Ơn Mục vụ Phụng vụ Thánh lễ, Nxb Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cử hành Hy lễ Tạ Ơn Mục vụ Phụng vụ Thánh lễ
Tác giả: Lm Giuse Phạm Đình Ái
Nhà XB: Nxb Phương Đông
Năm: 2014
2. Lm Giuse Phạm Đình Ái (2014), Thánh lễ qua dòng thời gian, Nxb Phương Đông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thánh lễ qua dòng thời gian
Tác giả: Lm Giuse Phạm Đình Ái
Nhà XB: Nxb Phương Đông
Năm: 2014
4. Đào Duy Anh (2010), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Thời đại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam văn hóa sử cương
Tác giả: Đào Duy Anh
Nhà XB: Nxb Thời đại
Năm: 2010
5. Đỗ Thị Ngọc Anh (2008), Quan hệ hôn nhân gia đình của người Công giáo Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Tôn giáo học, trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quan hệ hôn nhân gia đình của người Công giáo Việt Nam
Tác giả: Đỗ Thị Ngọc Anh
Năm: 2008
6. Đỗ Thị Ngọc Anh (2013), Tương đồng và khác biệt giữa hôn nhân của người Công giáo với người ngoài Công giáo ở Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo số 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo
Tác giả: Đỗ Thị Ngọc Anh
Năm: 2013
7. Mai Diệu Anh (2015), Ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu – Nam Định hiện nay, Luận án tiến sĩ Tôn giáo học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu – Nam Định hiện nay
Tác giả: Mai Diệu Anh
Năm: 2015
8. Mai Diệu Anh (2011), Một số vấn đề về hội nhập nghi lễ Công giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam hiện nay, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 12 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí nghiên cứu tôn giáo
Tác giả: Mai Diệu Anh
Năm: 2011
9. Toan Ánh (2005), Nếp cũ tín ngƣỡng Việt Nam, quyển thƣợng, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp cũ tín ngƣỡng Việt Nam
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2005
10. Toan Ánh (2005), Nếp cũ tín ngƣỡng Việt Nam, quyển hạ, Nxb Trẻ, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nếp cũ tín ngƣỡng Việt Nam
Tác giả: Toan Ánh
Nhà XB: Nxb Trẻ
Năm: 2005
11. Toan Ánh (1996), Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam, Nxb Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam
Tác giả: Toan Ánh
Năm: 1996
12. Phan Kế Bính (1995), Việt Nam phong tục, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Việt Nam phong tục
Tác giả: Phan Kế Bính
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1995
13. Trương Bá Cần (1996), Công giáo Việt Nam sau quá trình năm mươi năm (1945-1995), Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công giáo Việt Nam sau quá trình năm mươi năm (1945-1995)
Tác giả: Trương Bá Cần
Nhà XB: Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
Năm: 1996
14. Lê Thị Cúc (2014), Tang thức của người Việt Bắc Bộ là tín đồ Phật giáo và Công giáo, Luận án Tiến sĩ Tôn giáo học, Học viện Khoa học Xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tang thức của người Việt Bắc Bộ là tín đồ Phật giáo và Công giáo
Tác giả: Lê Thị Cúc
Năm: 2014
15. Công đồng Vatican II, Hiến chế - Tuyên ngôn - Sắc lệnh - Sứ điệp – Thông điệp (1969), Nxb Senatus Sài Gòn, thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công đồng Vatican II, Hiến chế - Tuyên ngôn - Sắc lệnh - Sứ điệp – Thông điệp
Tác giả: Công đồng Vatican II, Hiến chế - Tuyên ngôn - Sắc lệnh - Sứ điệp – Thông điệp
Nhà XB: Nxb Senatus Sài Gòn
Năm: 1969
16. Nguyễn Khánh Diệp, Những biểu hiện của văn hóa bản địa trong lễ tang của tín đồ Công giáo người Việt di cư năm 1954 tại giáo xứ Lộc Hòa, tỉnh Đồng Nai, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 3&4/2017 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo
17. Nguyễn Thị Dung (2011), Công đồng Vatican II và sự tác động của nó tới Công giáo ở Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công đồng Vatican II và sự tác động của nó tới Công giáo ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Dung
Năm: 2011
18. Jean - Baptiste Duroselle và Jean - Marie Mayeur (2004), Lịch sử đạo Thiên Chúa, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử đạo Thiên Chúa
Tác giả: Jean - Baptiste Duroselle và Jean - Marie Mayeur
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2004
19. Nguyễn Đăng Duy (2001), Các hình thái tín ngƣỡng tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các hình thái tín ngƣỡng tôn giáo ở Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb Văn hoá Thông tin
Năm: 2001
20. Nguyễn Đăng Duy (1996), Văn hóa tâm linh, Nxb Hà Nội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa tâm linh
Tác giả: Nguyễn Đăng Duy
Nhà XB: Nxb Hà Nội
Năm: 1996
21. Nguyễn Hồng Dương (1993), Hội nhập văn hóa Kitô giáo với văn hóa truyền thống Việt Nam trong lịch sử, tạp chí Đông Nam Á, số 1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nhập văn hóa Kitô giáo với văn hóa truyền thống Việt Nam trong lịch sử
Tác giả: Nguyễn Hồng Dương
Năm: 1993

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w