1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng tại công ty Cổ phần đường bộ I Thừa Thiên Huế.doc

73 1,2K 10
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 745 KB

Nội dung

Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng tại công ty Cổ phần đường bộ I Thừa Thiên Huế

Trang 1

PHẦN IĐẶT VẤN ĐỀI.1 Lý do chọn đề tài

Để đáp ứng nhu cầu xã hội ngày càng tăng cũng như để đáp ứng sự phát triển sảnxuất của doanh nghiệp mình, một trong những biện pháp được các nhà quản lý đặc biệtquan tâm hiện nay là công tác kế toán nói chung cũng như kế toán tập hợp chi phí sảnxuất(CPSX) và tính giá thành sản phẩm nói riêng.

Trong đó, hạch toán CPSX và tính giá thành được coi là một khâu trung gian củacông tác kế toán mở ra hướng đi đúng đắn cho các doanh nghiệp Thực chất CPSX làđầu vào của quá trình sản xuất, do vậy tiết kiệm CPSX là hạ giá thành sản phẩm, đồngthời đảm bảo đầu ra của quá trình sản xuất sao cho nó được xã hội chấp nhận và làmtăng lợi nhuận cho doanh nghiệp mình Hơn nữa mục đích cuối cùng của quá trình sảnxuất là tạo ra sản phẩm và giá thành sản phẩm chính là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phảnánh chất lượng toàn bộ các mặt hoạt động của doanh nghiệp Mặt khác, thông tin vềCPSX và giá thành sản phẩm có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhà quản lý trong vệcra quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh(SXKD) của công ty Xuất pháttừ vấn đề đó mức tính giá thành sản phẩm đòi hỏi phải tính đúng, tính đủ CPSX bỏ ratheo đúng chế độ của Nhà nước.

Hiện nay, trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theocơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, bên cạnh những mặt thuận lợi cũngkhông ít những mặt khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp Vì vậy, muốn đảmbảo ưu thế cạnh tranh thu lợi nhuận cao thì bên cạnh việc sản xuất ra sản phẩm có chấtlượng tốt, mẫu mã đẹp, hợp với thị hiếu người tiêu dùng, một yếu tố quan trọng kháclà sản phẩm đó phải có giá thành hạ phù hợp với sức mua của đa số nhân dân Hạ giáthành sản phẩm đã trở thành nhân tố quyết định sự tồn vong của mỗi doanh nghiệp.Đặc biệt trong ngành xây dựng cơ bản (XDCB) hạ giá thành sản phẩm đã được đặt ranhư một yêu cầu bức thiết, khách quan nhằm tạo tiền đề cho các ngành sản xuất trongnền kinh tế quốc dân cùng hạ giá thành sản phẩm Bởi vậy, XDCB nhằm trang bị tài

Trang 2

sản cố định(TSCĐ) cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân khác góp phần xây dựng cơsở vật chất kỹ thuật nâng cao năng lực sản xuất cho nền kinh tế.

Nhận thức được tầm quan trọng của công tác hạch toán CPSX và tính giá thànhsản phẩm của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp xây dựng nói riêng và vớimong muốn có thể áp dụng những kiến thức đã học để tìm hiểu thực tế, bổ sung, nâng

cao kiến thức, tôi quyết định chọn đề tài:”Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thànhsản phẩm xây dựng tại công ty Cổ phần đường bộ I Thừa Thiên Huế “ để hoàn

thành chuyên đề tốt nghiệp

I.2 Nội dung nghiên cứu

Chuyên đề gồm 3 phần:

Phần I: Đặt vấn đề

Phần II: Nội dung và kết quả nghiên cứu

Phần này được thiết kế thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Chương 2: Thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sảnphẩm tại công ty Cổ phần đường bộ I Thừa Thiên Huế.

Chương 3: Một số giải pháp cải thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giáthành sản phẩm xây dựng tại công ty Cổ phần đường bộ I Thừa Thiên Huế.

Phần III: Kết luận và kiến nghị

Trang 3

TRONG DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG

1.1 Tổng quan về kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trongdoanh nghiệp xây dựng

1.1.1 Đặc điểm của ngành xây dựng chi phối đến công tác quản lý chi phí sản xuất

Xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất mang tính chất công nghiệp cónhững đặc điểm riêng biệt khác với các ngành sản xuất khác, sự khác nhau đó có ảnhhưởng rất lớn đến công tác quản lý và hạch toán trong XDCB Để phát huy đầy đủ vaitrò là công cụ phục vụ quản lý kinh tế, công tác kế toán trong các doanh nghiệp xâydựng phải được tổ chức phù hợp với đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh, quytrình công nghệ sản xuất trong ngành XDCB và các chế độ thể lệ Nhà nước ban hành.

Sản phẩm xây dựng là các công trình, vật kiến trúc có quy mô lớn, kết cấu phứctạp, mang tính chất đơn chiếc, thời gian sản xuất lâu dài

Các điều kiện sản xuất như xe, máy móc thiết bị sản xuất thi công, người laođộng phải di chuyển theo địa điểm đặt sản phẩm Đặc điểm này chi phối đến việc tổchức quản lý và hạch toán kế toán nói chung và tổ chức công tác kế toán chi phí sảnxuất và tính giá thành nói riêng khác với các ngành khác Sự chi phối này được thểhiện như sau:

Thứ nhất: Sản xuất xây dựng là một loại sản xuất công nghiệp đặc biệt theo đơn đặthàng Sản phẩm xây dựng mang tính chất đơn chiếc riêng lẻ.

Mỗi một đối tượng xây dựng đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật, kết cấu, hình thức, địađiểm xây dựng thích hợp được xác định cụ thể trên từng thiết kế dự toán của từng đối

Trang 4

tượng xây lắp riêng biệt Vì vậy khi thi công xây dựng, các tổ chức phải luôn thay đổiphương thức tổ chức thi công, biện pháp thi công sao cho phù hợp với đặc điểm củatừng loại sản phẩm xây dựng, đảm bảo cho việc thi công mang lại hiệu quả kinh tế caonhất và sản xuất được liên tục.

Do tính chất đơn chiếc riêng lẻ, nên chi phí bỏ ra để thi công xây dựng các côngtrình có nội cung cấp và cơ cấu không đồng nhất như các loại sản phẩm công nghiệp.Từ đặc điểm này, kế toán phải tính đến việc hạch toán chi phí, tính giá thành và kếtquả thi công cho từng loại sản phẩm xây dựng riêng biệt (từng công trình, từng hạngmục công trình hoặc từng nhóm sản phẩm xây dựng nếu chúng được xây dựng theocùng một thiết kế mẫu và trên cùng một địa điểm nhất định).

Thứ hai: Đối tượng sản xuất XDCB thường có khối lượng lớn, giá trị lớn, thời gian thicông tương đối dài.

Kỳ tính giá thành sản phẩm xây dựng không xác định hàng tháng như trong xínghiệp công nghiệp, mà được xác định tuỳ thuộc vào đặc điểm kỹ thuật của từng loạicông trình, điều này thể hiện qua phương pháp lập dự toán và phương thức thanh toángiữa hai bên giao thầu và nhận thầu.

Cụ thể trong ngành xây dựng, do chu kỳ sản xuất dài nên đối tượng tính giá thànhcó thể là sản phẩm hoàn thành, cũng có thể là sản phẩm hoàn thành đến giai đoạn quyước (có dự toán riêng).

Do vậy việc xác định đúng đắn đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sẽđáp ứng yêu cầu quản lý kịp thời và chặt chẽ chi phí, đánh giá đúng đắn tình hình quảnlý và thi công trong từng thời kỳ nhất định, và còn tránh tình trạng căng thẳng vốn chodoanh nghiệp xây dựng.

Thứ ba: Sản xuất xây dựng thường diễn ra ngoài trời chịu tác động trực tiếp của cácyếu tố thuộc về điều kiện tự nhiên và do vậy việc thi công xây dựng mang trính thời vụ.

Các yếu tố môi trường có ảnh hưởng đến kỹ thuật thi công, tốc độ tiến độ thi

Trang 5

lại, thiệt hại ngừng sản xuất Những khoản thiệt hại này cần được tổ chức theo dõi chặtchẽ và phải có phương pháp hạch toán phù hợp với những nguyên nhân xảy ra.

Thứ tư: Sản xuất XDCB được thực hiện trên các địa điểm biến động Sản phẩm XDCBmang tính chất ổn định, gắn liền với địa điểm xây dựng, khi hoàn thành không nhậpkho như các ngành sản xuất vật chất khác.

Trong quá trình sản xuất thi công, các doanh nghiệp xây dựng phải thường xuyêndi chuyển địa điểm Do đó, sẽ phát sinh một số chi phí cần thiết khách quan như chiphí điều động công nhân, điều động MTC, chi phí xây dựng các CT tạm phục vụ côngnhân và việc thi công, chi phí chuẩn bị mặt bằng và dọn mặt bằng sau khi thi côngxong Kế toán phải phản ánh chính xác các chi phí này và tổ chức phân bổ hợp lý.

Mặt khác, sản phẩm xây dựng cố định, được thi công theo đơn đặt hàng của bên giaothầu, nên khi tiêu thụ chỉ qua thủ tục bàn giao giữa hai bên A và B trên cơ sở kiểm nhậnkhối lượng, chất lượng công việc theo đúng thiết kế dự toán đã qui định.

1.1.2 Nhiệm vụ của công tác quản lý hạch toán chi phí sản xuất và tính giáthành trong doanh nghiệp xây dựng

Công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm là công tác trung tâm của toànbộ công tác kế toán trong một đơn vị sản xuất kinh doanh.

Kế toán CPSX và tính giá thành có các nhiệm vụ:

- Ghi chép và phản ánh chính xác các khoản chi phí thực tế phát sinh trong quátrình sản xuất sản phẩm, cung cấp công trình lao vụ, dịch vụ Tức là, khi có các nghiệpvụ phát sinh phải ghi chép đầy đủ dựa trên các chứng từ hợp lệ.

- Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất ở từng bộ phận trong từngdoanh nghiệp, từng phân xưởng, tổ đội sản xuất, từng công trình nhằm đảm bảo việcsản xuất kịp thời, đúng kế hoạch đề ra.

- Đối chiếu so sánh giữa chi phí theo định mức ở từng khâu, từng bộ phận vớichi phí thực tế để tìm các nguyên nhân gây thiệt hại, lãng phí và kịp thời tìm các biệnpháp chấn chỉnh phòng ngừa để tiết kiệm chi phí trong sản xuất, thi công nhằm hạ giáthành sản phẩm xây dựng.

Trang 6

- Thúc đẩy thực hiện tiết kiệm hợp lý việc sử dụng các nguyên liệu, vật liệu, tậndụng hiệu năng sử dụng máy móc thiết bị, năng suất lao động, đồng thời phát huy cácsáng kiến để tạo ra các công trình(CT) có chất lượng tốt, kiến trúc đẹp, thời gian thicông được rút ngắn hơn so với dự kiến mới có thể cạnh tranh với các xí nghiệp khác.

- Tính toán đầy đủ, kịp thời và đúng đắn giá thành để làm cơ sở tính hiệu quảkinh tế của doanh nghiệp.

- Cung ứng đầu đủ các số liệu chính xác để phục vụ cho việc lập báo cáo quyếttoán về mặt phân tích tình hình thực hiện chi phí.

Với các nhiệm vụ trên, ta thấy rõ là giá thành sản phẩm phản ánh chất lượng củađơn vị sản xuất Trong điều kiện hiện nay, để thực hiện chế độ hạch toán kinh tế, mọichi phí đều phải tiết kiệm, phấn đấu để hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn làm tốt sảnphẩm để phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng, cạnh tranh được trên thị trường là mộtnhiệm vụ tất yếu của các đơn vị sản xuất kinh doanh.

1.1.3 Chi phí sản xuất trong các doanh nghiệp xây dựng1.1.3.1 Khái niệm chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là tổng số các hao phí lao động sống và lao động vật hóa đượcbiểu hiện bằng tiền phát sinh trong quá trình SXKD, bao gồm CPSX xây dựng vàCPSX ngoài xây dựng

1.1.3.2 Phân loại chi phí sản xuất

Tùy theo yêu cầu của công tác quản lý và hạch toán mà có nhiều cách phân loại : - Phân loại CPSX theo tính chất kinh tế

- Phân loại CPSX theo phương pháp tập hợp CPSX và mối quan hệ với đối tượngchịu chi phí

- Phân loại CPSX theo nội dung cấu thành của chi phí

- Theo cách phân loại CPSX theo mục đích và công dụng của chi phí, toàn bộCPSX phát sinh trong kỳ được chia ra làm các khoản mục chi phí sau:

Trang 7

(2) Chi phí nhân công trực tiếp(NCTT): Bao gồm chi phí về tiền công, tiền tríchBHXH, BHYT và KPCĐ của công nhân trực tiếp xây dựng, không tính vào khoảnmục này số tiền công và trích BHXH, BHYT và KPCĐ của công nhân sử dụng MTC,nhân viên SXC, nhân viên bán hàng và nhân viên quản lý

(3) Chi phí sử dụng MTC: Là chi phí sử dụng MTC để hoàn thành SPXD baogồm 6 điều khoản: Chi phí nhân công, Chi phí vật liệu, Chi phí dụng cụ sản xuất, Chiphí khấu hao MTC, Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí bằng tiền khác.

(4) Chi phí sản xuất chung(SXC): Là những chi phí dùng cho hoạt động SXC ởcác đội (phân xưởng) sản xuất ngoài 3 khoản mục đã nêu trên, bao gồm 6 khoản: Chiphí nhân viên phân xưởng (đội sản xuất), Chi phí vật liệu, Chi phí dụng cụ sản xuất,Chi phí khấu hao TSCĐ, Chi phí dịch vụ mua ngoài, Chi phí bằng tiền khác

1.1.3.3 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất

Đối tượng hạch toán CPSX là các loại chi phí được tập hợp trong một giới hạnnhất định nhằm phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích chi phí và giá thành sản phẩm.Giới hạn tập hợp CPSX có thể là nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, đội sản xuất, giaiđoạn công nghệ, vv ) hoặc có thể là đối tượng chịu chi phí (CT, HMCT, v.v ).

1.1.3.4 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất

Có 5 phương pháp hạch toán CPSX thường được áp dụng là:

(1) Phương pháp hạch toán CPSX theo chi tiết hoặc bộ phận sản phẩm (2) Phương pháp hạch toán CPSX theo nhóm sản phẩm

(3) Phương pháp hạch toán CPSX theo đơn đặt hàng (4) Phương pháp hạch toán CPSX theo đơn vị sản xuất

(5) Phương pháp hạch toán CPSX theo sản phẩm: Theo phương pháp này, các chiphí sản xuất phát sinh có liên quan đến sản phẩm nào sẽ được tập hợp và phân loại chiphí vào sản phẩm đó Khi sản phẩm hoàn thành, toàn bộ các chi phí phát sinh từ khikhởi công đến khi hoàn thành chính là giá thànhsản phẩm.

1.1.4 Giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp xây dựng1.1.4.1 Khái niệm

Giá thành sản phẩm xây dựng là toàn bộ các chi phí tính bằng tiền để hoàn thànhkhối lượng sản phẩm xây dựng.

Trang 8

1.1.4.2 Phân loại giá thành sản phẩm

Trong sản xuất xây dựng cần phân biệt các loại giá thành công tác xây dựng: - Giá thành dự toán

- Giá thành kế hoạch - Giá thành thực tế

Theo phạm vi tính toán giá thành, giá thành sản phẩm xây dựng chia làm 2 loại:Giá thành sản xuất còn gọi là giá thành công xưởng và giá thành toàn bộ của sản phẩmxây dựng.

1.1.4.3 Đối tượng và kỳ tính giá thành sản phẩm xây dựng

a, Đối tượng tính giá thành

Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, bán thành phẩm, công việc hoặc lao vụhoàn thành đòi hỏi phải xác định giá thành đơn vị.

b, Kỳ tính giá thành

Trong công tác tính giá thành, kế toán còn nhiệm vụ xác định kỳ tính giá thành.Kỳ tính giá thành là thời kỳ mà bộ phận kế toán giá thành cần tiến hành công việc tínhgiá thành cho các đối tượng tính giá thành Mỗi đối tượng tính giá thành phải căn cứvào đặc điểm tổ chức sản xuất và chu kỳ sản xuất của chúng để xác định cho thíchhợp Do đó kỳ tính giá thành mà các doanh nghiệp áp dụng là hàng tháng, hàng quý,hoặc hàng năm cũng có thể là thời kỳ kết thúc chu kỳ sản phẩm hay khi sản phẩmđược hoàn thành.

1.1.4.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm xây dựng

Để phù hợp với các phương pháp hạch toán chi phí, doanh nghiệp phải lựa chọncác phương pháp tính giá thành phù hợp Có 5 phương pháp tính giá thành thườngđược áp dụng trong XDCB là:

(1) Phương pháp tính giá thành giản đơn (trực tiếp): Được áp dụng phổ biến trongcác doanh nghiệp xây lắp vì sản phẩm mang tính đơn chiếc, đối tượng tập hợp CPSXphù hợp với đối tượng tính giá thành Công thức tính giá thành được thể hiện như sau:

Trang 9

thực tế SPXD đầu kỳ cuối kỳ giá thành (2) Phương pháp tổng cộng chi phí

(3) Phương pháp tính giá thành theo hệ số (4) Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ

(5) Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng.

1.1.5 Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm

CPSX và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình sản xuất, có mốiquan hệ chặt chẽ với nhau, giống nhau về chất vì đều là những hao phí về lao độngsống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã chi ra trong quá trình sản xuất, chế tạosản phẩm Tuy vậy, giữa CPSX và giá thành sản phẩm lại không giống nhau về lượng.

- Trong doanh nghiệp xây dựng, CPSX tập hợp theo từng giai đoạn nhất định,không gắn với số lượng và giá thành loại sản phẩm, cũng không phân biệt chi phí chosản phẩm hoàn thành hay SPDD, còn giá thành sản phẩm là CPSX tính cho một khốilượng của một loại sản phẩm nhất định đã hoàn thành.

- Giá thành không bao gồm chi phí thực tế của khối lượng xây dựng dở dang cuốikỳ, những chi phí không liên quan đến hoạt động sản xuất, những chi phí chi ra nhưngchờ phân bổ cho kỳ sau Nhưng CPSX bao gồm những CPSX kỳ trước chuyển sang,những chi phí trích trước vào giá thành nhưng thực tế chưa phát sinh.

Vậy nếu đối tượng tập hợp CPSX và đối tượng tính giá thành là một CT, HMCTđược hoàn thành trong kỳ thì CPSX và giá thành thống nhất nhau về mặt lượng Tứclà, toàn bộ các chi phí chi ra đều chuyển dịch vào các CT, HMCT và cấu thành nên giáthành các CT, HMCT đó.

1.2 Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng

1.2.1 Nội dung hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xâydựng

1.2.1.1 Kế toán khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp*Tài khoản sử dụng

Trang 10

Để tập hợp và phân bổ chi phí NVLTT, kế toán sử dụng tài khoản 621 – “Chi phínguyên liệu, vật liệu trực tiếp”, dùng để phản ánh các chi phí nguyên liệu, vật liệu sửdụng trực tiếp cho việc sản xuất sản phẩm xây dựng

*Phương pháp hạch toán

Trình tự hạch toán chi phí NVLTT được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp1.2.1.2.Hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp

trực tiếp sản xuất công vào giá thành

TK338 TK632 Các khoản trích theo lương Phần chi phí nhân công

vượt trên mức bình thường

Mua NVL chuyển thẳng vào sản xuất không qua kho

TK111,112,331Kết chuyển chi phí NVL

vào giá thành

TK632Phần chi phí vượt trên

mức bình thườngTK1331

VAT được k/trừ

Trang 11

1.2.1.3 Hạch toán khoản mục chi phí sử dụng máy thi công *Tài khoản sử dụng

- Nếu doanh nghiệp có tổ chức các đội MTC riêng biệt và có phân cấp hạch toáncho đội máy tổ chức hạch toán kế toán riêng thì các chi phí liên quan tới hoạt động củađộng MTC thì được tính vào các khoản mục chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phíSXC chứ không phản ánh vào khoản mục chi phí sử dụng MTC Sau đó các khoảnmục này được kết chuyển để tính giá thành cho 1 ca máy thực hiện và cung cấp chocác đối tượng xây dựng(CT, HMCT )

*Phương pháp hạch toán

Trường hợp 1: Nếu doanh nghiệp tổ chức đội MTC riêng biệt và có phân cấp quản lý

để theo dõi chi phí như một bộ phận độc lập Sơ đồ kế toán tổng hợp thể hiện như sau:

Sơ đồ1.3: Sơ đồ kế toán hạch toán chi phí sử dụng MTC khi có tổ chức đội MTC

riêng biệt và có tổ chức hạch toán riêng

Trường hợp 2: Nếu doanh nghiệp không tổ chức đội MTC riêng biệt, hoặc có tổ chức

đội MTC riêng biệt nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội MTC và thực hiệnphương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy thì các chi phí liênquan đến hoạt động của đội MTC được tính vào khoản mục chi phí sử dụng MTC Sauđó tính phân bổ chi phí sử dụng MTC thực tế cho từng CT, HMCT.

Trường hợp 3: Nếu doanh nghiệp không có đội MTC phải thuê ngoài thì các chi phí thuê

Kết chuyển chi phí để tính giá thành

Phân bổ CPSDMTC cho các đối

tượng xây lắp

Trang 12

* Phương pháp hạch toán

Trình tự hạch toán chi phí SXC được thể hiện qua sơ đồ sau:

TK334 TK627 TK111,112,138 Lương phải trả cho nhân viên Các khoản ghi giảm chi phí

quản lý phân xưởng sản xuất chung

Phân bổ công cụ, dụng cụ dùng cho phân xưởng

TK214

Trích khấu hao TSCĐ TK335,142, 242

Trích trước hoặc phân bổ dần chi phí sửa chữa lớn TSCĐTK111,112, 331

Chi phí liên quan đến thuê tài chính TK1331 VAT được khấu trừ TK352

Dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây dựng

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch toán chi phí sản xuất chung1.2.1.5 Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất

a) Kế toán thiệt hại phá đi làm lại

Trong quá trình xây dựng có thể phát sinh các khoản thiệt hại phá đi làm lại đểđảm bảo chất lượng công trình, nguyên nhân có thể do thiên tai, hoả hoạn, do lỗi củabên giao thầu (bên A) như sửa đổi thiết kế hay thay đổi một bộ phận thiết kế của côngtrình, hoặc có thể do bên thi công (bên B) gây ra do tổ chức sản xuất không hợp lý, chỉđạo thi công không chặt chẽ hoặc do các nguyên nhân khác từ bên ngoài Tuỳ thuộc

Trang 13

đi làm lại với giá trị vật tư thu hồi được Phương pháp hạch toán khoản thiệt hại phá đilàm lại được thể hiện qua sơ đồ sau:

TK 154 TK1381 TK632 Khoản thiệt hại phá đi làm lại Giá trị thiệt hại không

thể thu hồi đựơc

Khoản thu hồi được từ thiệt Bắt bồi thường hại phá đi làm lại

Sơ đồ 1.5 : Sơ đồ hạch toán khoản thiệt hại phá đi làm lại

b) Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất

Việc ngừng sản xuất có thể do thời tiết, thiên tai, do thời vụ hoặc do các nguyênnhân khác Ngừng sản xuất bất thường được kế toán sử dụng TK 1381 (chi tiết ngừngsản xuất ngoài kế hoạch) để theo dõi Hạch toán kế toán thiệt hại ngừng sản xuất đượcthể hiện qua sơ đồ sau:

TK 334,338 TK1381 TK 111,1388Tiền lương và các khoản trích Giá trị thiệt hại

theo lương thu hồi được

Chi phí vật liệu, dụng cụ trong Giá trị thiệt hại trừ vào giá thời gian ngừng sản xuất vốn, Quỹ dự phòng tài chính TK 214

Chi phí khấu hao TSCĐ

Sơ đồ 1.6 : Sơ đồ hạch toán kế toán thiệt hại ngừng sản xuất1.2.2 Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng

1.2.2.1 Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng*Tài khoản sử dụng

Tài khoản 154 – “Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang” dùng để tổng hợp CPSXkinh doanh phục vụ cho việc tính Z sản phẩm xây dựng Chỉ tập hợp vào tài khoản nàynhững loại chi phí sau: Chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí sử dụng MTC và chiphí SXC

*Phương pháp hạch toán

Trình tự tập hợp CPSX và tính giá thành thể hiện qua sơ đồ sau:

Trang 14

TK621 TK154 TK155 Cuối kỳ, kết chuyển chi phí Sản phẩm xây dựng chờ tiêu NVLTT thụ hoặc chưa bàn giao

Sơ đồ 1.7 : Sơ đồ kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

1.2.2.2 Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ trong doanh nghiệp xây dựng

SPDD là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang quá trình sản xuất, đã hoànthành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến tiếp mới trởthành thành phẩm Căn cứ vào phương thức giao nhận thầu giữa chủ đầu tư và đơn vịxây dựng, có các phương pháp đánh giá SPDD như sau:

- Trường hợp bàn giao thanh toán khi công trình hoàn thành toàn bộ, tổng cộngCPSX từ khi khởi công đến thời điểm xác định, chính là CPSX dở dang.

- Trường hợp bàn giao thanh toán theo từng giai đoạn hoàn thành, SPDD là các giaiđoạn xây dựng chưa hoàn thành Xác định CPSX dở dang cuối kỳ theo phương phápphân bổ chi phí thực tế căn cứ vào giá thành dự toán và mức độ hoàn thành như sau:Chi phí của Chi phí thực tế Chi phí thực tế Giá dự toánsản phẩm dở dang đầu kỳ phát sinh trong kỳ của giai đoạndở dang Giá dự toán của các giai Giá dự toán của giai đoạn xây dựng dởcuối kỳ đoạn xây dựng hoàn thành xây dựng dở dang cuối kỳ dang cuối kỳ

+

Trang 15

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BỘ I THỪA THIÊN HUẾ2.1 Giới thiệu tổng quan về công ty Cổ phần đường bộ I Thừa Thiên Huế

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty Cổ phần đường bộ I Thừa Thiên Huế là một trong 2 đơn vị trực thuộc sởGTVT Thừa Thiên Huế được giao nhiệm vụ quản lý duy tu, sửa chữa thường xuyên,sửa chữa và xây dựng cơ bản cầu đường bộ Trụ sở công ty đặt tại số 19 - ĐườngNguyễn Huệ - Thành Phố Huế.

Doanh nghiệp được chia tách từ Xí nghiệp quản lý và sửa chữa đường bộ I ThừaThiên Huế thuộc Sở GTVT Thừa Thiên Huế theo quyết định số 2775/TCCB ngày25/02/1992 của Bộ GTVT lập khu quản lý đường bộ IV Xí nghiệp quản lý và sửachữa đường bộ I Thừa Thiên Huế được chia làm 2 đơn vị: Một là đơn vị Phân khuquản lý đường bộ I Thừa Thiên Huế trực thuộc Khu quản lý đường bộ IV, một đơn vịlà Đoạn quản lý đường bộ I trực thuộc Sở GTVT tỉnh Thừa Thiên Huế theo Quyếtđịnh số 846/QĐ/UBND ngày 14/12/1992 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế-là một đơnvị sự nghiệp kinh tế Sau khi thực hiện Nghị định 50/CP ngày 28/08/1996 của Chínhphủ về việc thành lập, giải thể và phá sản doanh nghiệp Đơn vị đã được UBND Tỉnhra quyết định số 54/QĐ ngày 13/01/1999 chuyển đổi thành doanh nghiệp hoạt độngcông ích với tên gọi là Công ty Quản lý và sửa chữa đường bộ I Thừa Thiên Huế.

Ngày 11/10/2005 UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ra quyết định số 3510/QĐ- UBNDchuyển đổi công ty sửa chữa đường bộ I Thừa Thiên Huế thành công ty TNHH nhànước một thành viên quản lý, bảo trì và xây dựng đường bộ Thừa Thiên Huế.

Ngày 12/01/2007- UBND tỉnh Thừa thiên Huế ra quyết định 76/QĐ- UBND đổitên công ty TNHH nhà nước một thành viên bảo trì đường bộ Thừa Thiên Huế.

Thực hiện quyết định số 160/QĐ - UBND ngày 20/01/2009 của chủ tịch UBNDtỉnh vể việc phê duyệt kế hoạch sắp xếp DN nhà nước năm 2009.

Trang 16

Căn cứ QĐ số 1371/QĐ - UBND ngày 19/01/2010 về việc chuyển công tyTNHH nhà nước một thành viên bảo trì đường bộ Thừa Thiên Huế tàhnh công ty Cổ

phần đường bộ I Thừa Thiên Huế.

- Tên giao dịch : CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG BỘ I THỪA THIÊN HUẾ

- Tên giao dịch quốc tế : THUA THIEN HUE ROAD TRANSPORT STOCK COMPANY No.1

JOINT Tên viết tắt : ROTRACO

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty

Công ty Cổ phần đường bộ I Thừa Thiên Huế là một doanh nghiệp có chức năngvà nhiệm vụ sau :

- Duy tu, quản lý, sửa chữa và xây dựng các công trình giao thông vừa và nhỏ

- Sản xuất, lắp đặt, sửa chữa kết cấu thiêt bị, phương tiện phục vụ an toàn giao thông- Thiết kế các công trình giao thông vừa và nhỏ

- Sửa chữa máy móc thiết bị chuyên ngành giao thông

- Xây dựng các CT hạ tầng kỹ thuật, san lấp mặt bằng và sản xuất vật liệu xây dựng- Xây dựng các công trình giao thông, các công trình dân dụng

- SXKD khác phục vụ duy tu, bảo dưỡng cầu đường bộ

- Hoạt động kinh doanh : Hợp đồng ngoài các công trình và dịch vụ vận tải, ca máy.

2.1.3.Tổ chức bộ máy quản lý SXKD của công ty

Công ty Cổ phân đường bộ I Thừa Thiên Huế là một đơn vị vừa phục vụ sựnghiệp vừa kinh doanh vừa thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao, do đó khối lượng côngviệc là rất lớn Để quản lý tốt các hoạt động, duy trì và đảm bảo sự phát triển bềnvững, tăng khả năng cạnh tranh, công ty đã tổ chức bộ máy quản lý theo mô hình quanhệ trực tuyến - chức năng Với đặc trưng gọn nhẹ, quản lý theo chế độ thủ trưởng.Đứng đầu là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm chức giám đốc- người có quyền cao nhấtchịu trách nhiệm trước pháp luật và trước khách hàng Ban giám đốc lãnh đạo cácphòng tham mưu và các đơn vị trực thuộc, các phòng ban theo quy định về quyền hạn,

Trang 17

Trong đó: Quan hệ chức năngQuan hệ trực tuyến

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty

2.1.4 Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ chi phốiđến công tác tập hợp chi phí sản xuất và tình giá thành sản phẩm:

Là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XDCB, nhiệm vụ chính của Côngty là xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi nhằm phục vụ lợi ích cho quốc gia,đồng thời khảo sát thiết kế và lập dự toán xây dựng các công trình giao thông trong vàngoài tỉnh.

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

GIÁM ĐỐC

BAN KIỂM SOÁT

PHÓ GIÁM ĐỐCPHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNGKH - KT-

PHÒNGTC- HC

PHÒNGKT - TV

PHÒNG QLGT

QL&XDSỐ5

Trang 18

Ngoài ra công ty còn hoạt động trong một số ngành nghề kinh doanh như :+ Kinh doanh vật liệu xây dựng, vật tư và thiết bị.

+ Tư vấn giám sát kỹ thuật xây dựng giao thông, thuỷ lợi

Hiện nay công ty tổ chức sản xuất theo quy trình sản xuất xây dựng Có thể kháiquát quy trình đó theo sơ đồ :

Khảo sát - Thiết kế – Lập dự án – Thi công – Bàn giao – Thanh quyết toán

(trong đó đối với những công trình lớn khâu khảo sát, thiết kế, lập dự án được các cơquan chuyên doanh khác tiến hành) Sản phẩm của công ty mang những đặc tính chungcủa sản phẩm xây dựng, do đó yêu cầu của công tác tổ chức sản xuất kinh doanh đòi hỏiphải phù hợp với những đặc tính đó Và thực tế công ty đã tổ chức được 9 xí nghiệp xâydựng công trình linh hoạt và 1 xí nghiệp cơ giới với cơ chế quản lý rất thích hợp Đó làcơ chế khoán theo từng khoản mục chi phí.

Cụ thể : Khi đã ký kết được hợp đồng xây dựng, Công ty sẽ giao cho các xínghiệp tổ chức thi công thông qua hợp đồng giao khoán Việc giám sát về kỹ thuật vàchất lượng công trình đựơc Công ty tiến hành Công ty giao khoán cho các xí nghiệpxây dựng công trình theo phần trăm giá trị công trình với hình thức khoán mở sổ hạchtoán riêng và phân cấp quản lý tài chính Phần còn lại công ty giữ để trang trải cáckhoản chi phí, trích nộp cấp trên và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Việc giao khoán ở công ty đã phát huy được khả năng sẵn có trên nhiều mặt củacác xí nghiệp thi công công trình mở rộng quyền tự chủ của các xí nghiệp thi côngcông trình, gắn với lợi ích vật chất của người lao động buộc người lao động quan tâmđến chất lượng công trình

Trang 19

Sơ đồ 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất

Công tác chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật gồm có :

- Cán bộ phòng kỹ thuật và quản lý công trình xem xét thiết kế cũng như yêu cầukỹ thuật do bên chủ đầu tư ( bên A) cung cấp để lập giá trị dự toán theo từng CT,HNCT, từ đó lập hồ sơ dự thầu:

Giá trị dự toán Giá thành dự toán từng CT, HMCT CT, HMCT

- Giá trị dự toán cũng chính là giá trị dự thầu.

Sau khi lập dự toán thi công được bên A chấp nhận, Công ty (bên B) sẽ ký hợpđồng Tiếp theo bên B tiến hành khảo sát và thiết kế mặt bằng thi công.

Lập biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động

Tổ chức thi công được thực hiện sau khi bên A chấp nhận hồ sơ thiết kế mặtbằng thi công, biện pháp thi công và biện pháp an toàn lao động Sau khi CT, HMCThoàn thành hai bên tiến hành nghiệm thu, bàn giao và đưa vào sử dụng.

Mọi hoạt động sản xuất của công ty bắt đầu từ kế hoạch sản xuất của công tyđược giao, phối hợp với các xí nghiệp, đội lập kế hoạch tháng, quý, năm lập tiến độ thicông cho các công trình trúng thầu.

Chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật

Trang 20

Cuối tháng, quý kiểm tra nghiệm thu quyết toán khối lượng, sản lượng đạt đượcvà thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên theo cơ chế quản lý của công ty.

Về vật tư, công ty chủ yếu giao cho phòng kế hoạch vật tư và các xí nghiệp muangoài theo yêu cầu thi công

Về máy móc thiết bị thi công, chủng loại máy thi công của công ty rất phongphú mặc dù hệ số hao mòn cao nhưng vẫn đáp ứng tốt yêu cầu thi công Các đơn vịthông qua phòng kế hoạch để đăng ký điều phối MTC.

Về nhân công, công ty chủ yếu sử dụng nhân công của công ty chỉ thuê ngoàitrong trường hợp quá gấp rút hoặc nhân công của công ty không đảm đương được.

Khi kết thúc công trình xây dựng, công ty trực tiếp tổ chức quyết toán, thanh lýhợp đồng, bàn giao công trình, chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả và quátrình thực hiện hợp đồng, phối hợp với các đơn vị trực thuộc để thanh toán, thu hồicông nợ về tài khoản của công ty Các đơn vị trực thuộc trực tiếp tác nghiệp hoặc lậpthủ tục cho việc thanh quyết toán, tổng nghiệm thu thanh lý hợp đồng, bàn giao côngtrình, đồng thời chịu trách nhiệm chính trong việc thu hồi công nợ.

2.1.5 Tình hình cơ bản của công ty

2.1.5.1 Tình hình về lao động

Trong doanh nghiệp vấn đề hết sức quan trọng đó chính là nhân tố lao động Lao

động là một trong các yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Do đó,công ty rất quan tâm đến yếu tố này, ngoài việc nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụcho nhân viên, công ty còn chú trọng đế đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ CNV,thực hiện đầy đủ các chính sách đối với người lao động.

Trong những năm gần đây, công ty đã ký hợp đồng đầy đủ với 100% công nhânlao động; xây dựng kế hoạch bảo hộ lao động và trang bị đầy đủ về vấn đề bảo hiểmlao động; tổ chức khám sức khỏe định kỳ; xét nâng lương cho cán bộ đúng kỳ; thựchiện tốt các chế độ ốm đau, thai sản

Tổng số nhân viên hiện nay là 186 người, trong đó có 27 nhân viên nữ.

Trang 21

Bảng2.1: Tình hình lao động của công ty

2.Lao động nam 152 86.36 154 86.03 159 85.48 2 1.32 5 3.25III.Phân theo trình độ

1.Đại học và Cao đẳng 36 20.45 37 20.67 39 20.69 1 2.78 2 5.4

3.Công nhân bậc cao 72 40.9 73 40.78 76 40.86 1 1.39 3 4.114.Lao động phổ thông 38 21.6 39 21.79 10 21.51 1 2.63 1 2.56IV.Phân theo đối tượng

(Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính)

Qua bảng trên ta thấy, cơ cấu lao động phân bố hợp lý, ổn định Số lượng tăng lênchậm qua các năm, năm 2007 là 176 người, năm 2008 là 179 người và năm 2009 là186 người Chức tỏ công ty đang thực hiện đúng chính sách mỗi người mỗi việc, tránhtình trạng lãng phí lao động Xét về trình độ công ty có số công nhân bậc cao năm2008 chiếm 40.78%, tương ứng tăng 1.39% so với năm 2007, năm 2009 chiếm40.86%, tương ứng tăng 4.11% so với năm 2008 Chứng tỏ nhu cầu lao động của côngty chủ yếu là công nhân bậc cao Lao động có trình độ ĐH và CĐ năm 2008 là20.67%, tăng 2.78% so với năm 2007, năm 2009 là 20.69%, tăng 5.4% so với năm2008, con số này không lớn nhưng với trình độ đó cũng có điều kiện để ứng dụng

Trang 22

KHKT tiến bộ nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh Do đặc thù riêng chủ yếu là laođộng cơ bắp nên lao động nam chiếm tỷ lệ lớn Tuy vậy, hiện nay nữ cũng chiếm14.52%, tăng 4.17% so với năm 2007 và 8% so với năm 2008 chủ yếu là lao động giántiếp

2.1.5.2 Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty

Tài sản và nguồn vốn là những chỉ tiêu quan trọng để xem xét, đánh giá một cáchđầy đủ quy mô và hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp Cụ thể tình hình tài sản vànguồn vốn của công ty qua 2 năm 2008 - 2009 được thể hiện qua bảng sau :

Bảng 2.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty

Chỉ tiêuNăm 2008Năm 2009So sánh 2009/2008Giá trị (đồng)%Giá trị (Đồng)%+/-%

Tổng tài sản22.997.452.22510040.176.995.924100 +17.179.503.699 +74,701.TSLĐ và ĐTNH 19.941.046.46286,7135.182.533.973 87,57 +15.241.487.511+76,432.TSCĐ và ĐTDH 3.056.405.76313,294.994.421.951 12,43 +1.938.016.188+62,79

Tổng nguồn vốn22.997.452.22540.176.995.924

1.Nợ phải trả10.184.864.69744,2925.122.868.238 62,53 +14.938.003.541+146,.692.Nguồn vốn CSH 12.812.587.52855,7115.054.087.686 37,47 +2.241.500.158+17,49

(Nguồn: Phòng Kế toán - Tài vụ)Nhìn chung, tài sản và nguồn vốn của công ty năm 2009 tăng đáng kể so với năm2008 là hơn 17 tỷ đồng, tương ứng tăng 74,70% Về tài sản, nguyên nhân chủ yếu làdo sự tăng của cả tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn Năm 2009, do luồng tiền thu vàovà các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên gần 15 tỷ đồng làm cho tài sản ngắn hạn tăngđáng kể Đồng thời công ty mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm TSCĐ hữu hìnhlàm cho giá trị tài sản dài hạn tăng lên so với năm 2008 là 1,9 tỷ đồng Từ thực tế nàycho thấy năm 2009 công ty đã tiết kiệm được một khoản chi phí cố định so với năm2008, tuy nhiên khoản phải thu năm 2009 giảm tương đối nhiều so với năm 2008 là vìtình trạng ứ đọng vốn, chiếm dụng vốn của khách hàng Về nguồn vốn, nguyên nhânchủ yếu là do khoản nợ phải trả tăng lên, nhưng đây là khoản nợ do người mua trả tiềntrước và phải trả nội bộ, đây lại là dấu hiệu tốt nếu công ty hoàn thành tốt các sảnphẩm xây dựng và đúng tiến độ.

Trang 23

Tất cả các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đều phải thực sự quan tâm tớihiệu quả sản xuất kinh doanh của mình Để nắm bắt được tình hình hoạt động SXKD ởcông ty Cổ phần đường bộ I TTHuế qua 2 năm 2008-2009, tôi đã hệ thống lại một số chỉtiêu quan trọng qua bảng sau:

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động SXKD của công ty qua 2 năm 2008 - 2009

1.Tổng doanh thu 32.326.785.024 45.413.780.849 +13.086.995.825 40,482.Tổng chi phí 29.240.137.298 40.737.050.192 +11.496.912.894 39,323.Lợi nhuận trước thuế 812.087.337 2.151.607.171 +1.339.519.834 164,95

Về các tỷ số tài chính của công ty tuy không phải thấp nhưng cũng chưa phải làcao lắm Qua các tỷ suất tài chính năm 2009, ta thấy rằng công ty bỏ ra 100 đồng chiphí thì thu về được 111,48 đồng doanh thu và 5,28 đồng lợi nhuận, còn trong 100 đồngdoanh thu thu về thì có 4,74 đồng lợi nhuận Các tỷ số này không cao một phần cũngdo khách quan là lạm phát tăng cao, tuy nhiên công ty cần quản lý tốt chi phí hơn nữa,cắt giảm triệt để những chi phí không cần thiết để cải thiện tình hình Tuy vậy, các tỷsố tài chính năm 2009 đều cao hơn nhiều so với năm 2008 cho thấy công ty đã rấtphấn đấu, cải thiện và từng bước đang nâng cao được hiệu quả hoạt động SXKD.

Nhìn chung, cả hai năm công ty đều có lãi, tình hình kinh doanh có những chuyểnbiến theo hướng tích cực, năm 2009 tất cả các chỉ tiêu đều tăng cao hơn so với năm

Trang 24

2008 Tuy nhiên hiệu quả kinh doanh vẫn chưa cao, trong thời gian tới công ty cần cónhững chính sách đầu tư hiệu quả hơn để nâng cao hoạt động SXKD của mình và tăngtốc độ phát triển hơn nữa.

2.1.6 Tổ chức công tác kế toán tại công ty

2.1.6.1 Tổ chức bộ máy kế toán

Công ty Cổ phần đường bộ I TT Huế là đơn vị thực hiện phân cấp quản lý, dovậy bộ máy kế toán Công ty được tổ chức theo hình thức nửa tập trung nửa phân tán.Công ty có phòng tài vụ còn dưới các xí nghiệp trực thuộc có các kế toán CT gọichung là kế toán đơn vị Hiện nay Công ty có sử dụng máy vi tính để hỗ trợ cho côngtác kế toán.

Kế toán tại các xí nghiệp có trách nhiệm tập hợp các chứng từ ban đầu vì thế việctập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm xây dựng do các đơn vị trực thuộc thựchiện Bộ máy kế toán Công ty thực hiện ghi chép theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ kinhtế phát sinh trong quá trình hoạt động tại văn phòng công ty và tổng hợp số liệu từ cácđơn vị trực thuộc nộp lên vào cuối kỳ tính giá thành sản phẩm, xác định lỗ lãi cuốicùng toàn Công ty Do tình hình tổ chức bộ máy kế toán của Công ty nên các đơn vịtrực thuộc là nơi tập hợp chi phí, tổ chức hạch toán ghi chép ban đầu, lập chứng từ ghisổ theo các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách khoa học, đúng pháp luật và theohướng dẫn Định kỳ kế toán đơn vị tập hợp chứng từ gốc và các chứng từ sổ sách cóliên quan từ các chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ vào cuối tháng, sau đó lêncác sổ cái tài khoản chi phí Kế toán đơn vị tiến hành lập và gửi đúng kỳ hạn hoặc khicó yêu cầu các báo cáo quyết toán, báo cáo thống kê về phòng kế toán Công ty phụcvụ cho mục đích đối chiếu, kiểm tra số liệu Phòng tài chính kế toán công ty có tráchnhiệm tổng hợp phân loại số liệu phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí thuộc các CTdo các đội trực thuộc công ty thi công Căn cứ vào CPSX tập hợp được kế toán công tytiến hành tính giá thành cho các CT, HMCT khi hoàn thành toàn bộ Đồng thời phòngtài chính kế toán công ty còn có trách nhiệm tổng hợp các xí nghiệp và chi nhánh gửi

Trang 25

Do đặc thù của doanh nghiệp như vậy nên bộ máy kế toán của Công ty được tổchức theo sơ đồ sau:

Chú thích: Quan hệ chỉ đạo trực tiếp

Quan hệ đối chiếu giữa các bộ phận

Sơ đồ 2.3 : Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty

* Kế toán trưởng: Chỉ đạo trực tiếp công tác hạch toán kế toán trong Phòng, thammưu cho Ban giám đốc về các chế độ chính sách tài chính ban hành, chịu trách nhiệmtrước lãnh đạo về quản lý kinh tế tài chính của Đơn vị, cung cấp các số liệu cho banlãnh đạo nắm bắt để chỉ đạo kịp thời trong công tác điều hành sản xuất.

*Kế toán tổng hợp: Có trách nhiệm điều hành các bộ phận kế toán liên quan cungcấp các số liệu kịp thời phục vụ công tác quyết toán, tập hợp CPSX và tính giá thànhcông trình, tham mưu với kế toán trưởng chỉ đạo công tác quản lý cũng như công táchạch toán.

*Kế toán thanh toán khối lượng các xí nghiệp: chịu trách nhiệm tham gia cùnghội đồng nghiệm thu của Công ty để theo dõi về việc hạch toán khối lượng nghiệmthu, các khoản chi phí của các XN và theo dõi tình hình biến động TSCĐ và tính khấuhao TSCĐ.

*Kế toán vật tư: chịu trách nhiệm về việc theo dõi quá trình xuất nhập vật tư, tínhgiá vật tư nhập xuất, theo dõi nhập xuất vật tư cho từng công trình và phụ tùng xe máy.*Kế toán thanh toán, ngân hàng, công nợ: trực tiếp theo dõi việc thanh toán chitiêu trong toàn đơn vị : tiền lương, bảo hiểm xã hội, các chi phí khác phục vụ hoạt

KẾ TOÁN TRƯỞNG

KẾ TOÁNTHANH

TOÁN KL-TSCĐ

KẾ TOÁNTHANH

TOÁNNGÂNHÀNGCÔNG NỢ

THỦ QUỸ

CÁC XÍNGHIỆP

Trang 26

động của đơn vị, theo dõi tình hình thanh toán khối lượng công trình hoàn thành và cáckhoản công nợ trong toàn bộ đơn vị.

*Thủ quỹ: chịu trách nhiệm quản lý và nhập xuất quỹ tiền mặt Hằng ngày thủquỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế đối chiếu với số liệu sổ quỹ tiền mặt vàsổ kế toán tiền mặt, nếu có chênh lệch kế toán và thủ quỹ phải kiểm tra lại để tìmnguyên nhân và từ đó có biện pháp xử lý chênh lệch.

*Kế toán các xí nghiệp: là người trực tiếp theo dõi quá trình chi tiêu của XNmình để chi trả các khoản như vật liệu, nhân công, chi phí hoạt động của XN trên cơsở Biên bản nghiệm thu khối lượng hòan thành đã được công ty nghiệm thu, cuốitháng cùng kế toán thanh toán khối lượng đối chiếu và thu hồi chứng từ để hạch toánchi phí.

Trang 27

-Bảng thanh toán khối lượng

-Hợp đồng giao khoán và biên bản thanh lý hợp đồng giao khoán-Bảng thanh toán tiền thuê ngòai

-Bảng kê trích nộp các khoản theo lương-Bảng phân bố tiền lương và bảo hiểm xã hội*Chỉ tiêu tài sản cố định:

- Hợp đồng kinh tế

-Biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng-Bảng khấu hao tài sản cố định

*Chỉ tiêu tiền tệ:-Hóa đơn

-Bảng kê chi tiết tiền mặt-Biên bảng đối chiếu công nợ

c,Hình thức sổ và hệ thống sổ

Căn cứ vào đặc điểm, tính chất và quy mô hoạt động, công ty đã lựa chọn hìnhthức tổ chức công tác kế toán tại đơn vị theo hình thức Chứng từ ghi sổ với sự trợ giúpcủa phần mềm máy tính Microsoft Excel và hạch tóan hàng tồn kho theo phương phápkê khai thường xuyên Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1 đến 31/12 cùng năm.

Chứng từ gốc

Sổ, Thẻ kế toán chi tiếtChứng từ ghi sổ

Sổ cáiBảng cân đối số

Bảng tổng hợp chi tiết

Trang 28

Chú thích: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu kiểm tra

Sơ đồ 2.4 : Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán

Theo hình thức này, trình tự ghi sổ kế toán được tiến hành như sau:

Hằng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán, Kế toán tiến hành phân loại chứng từ vàlên các Bảng kê chi tiết, sau đó lên các Chứng từ ghi sổ, tiếp theo căn cứ vào chứng từghi sổ cuối quý kế toán ghi vào sổ cái, mọi chứng từ đều được đánh số thứ tự và liêntục từ tháng đầu tiên cho đến tháng cuối cùng trong năm kế toán Các chứng từ kế toánsau khi làm căn cứ lập Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ, Thẻ kế toán chi tiếtcó liên quan.

Cuối tháng, khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trêncác Sổ chi tiết, cộng dồn lũy kế Định kỳ, kế toán tính ra tổng số tiền phát sinh nợ,tổng số tiền phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái Sau khi đối chiếukhớp đúng số liệu trên sổ cái và tổng hợp chi tiết căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đốiphát sinh, cuối quý kế toán nộp tài liệu lên phòng kế toán công ty để lập BCTC.

d,Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán

-Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, Bảng cân đối kế toán

2.2 Thực trạng công tác kế toán CPSX và tính giá thành sản phẩm tại

Trang 29

Căn cứ vào quyết định chỉ định thầu, hồ sơ đấu thầu, hợp đồng, dự toán của Chủđầu tư với công ty, quy chế khoán nội bộ của công ty, Phòng Kế hoạch làm Hợp đồnggiao việc để khoán cho các Xí nghiệp thi công công trình.

Thông thường, khi công ty giao khoán, các đơn vị xí nghiệp được hưởng là:1/ Phần chi phí trực tiếp: XN được hưởng 95% theo nghiệm thu giữa Công ty vớiChủ đầu tư.

2/ Phần chi phí chung: XN được hưởng 70% giá trị chi phí chung theo nghiệm thugiữa Công ty với Chủ đầu tư.

3/ Phần đảm bảo giao thông + láng trại: XN được hưởng 50% theo nghiệm thu giữaCông ty với Chủ đầu tư.

4/ Phần 1,5% trực tiếp chi phí khác: XN được hưởng 100% theo nghiệm thu giữaCông ty với Chủ đầu tư.

Vì thời gian thực tập có hạn nên tôi chọn tính giá thành công trình nâng cấp ĐườngTỉnh 4 (Bạch Yến - Bao Vinh)do xí nghiệp Xây Dựng Công trình I thi công làm ví dụminh họa cho thực trạng kế toán CPSX và tính giá thành của công ty

2.2.1 Đối tượng và phương pháp kế toán CPSX tại công ty2.2.1.1 Đối tượng tập hợp CPSX tại công ty

Tại Công ty Cổ phần đường bộ I TT Huế, xuất phát từ đặc điểm sản phẩm củacông ty là sản phẩm XDCB, sản xuất theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư thông qua hợpđồng giao khoán, đối tượng hạch toán CPSX có thể là CT, HMCT hay các giai đoạncông việc của HMCT, đối tượng tính giá thành là CT, HMCT hoàn chỉnh.

2.2.1.2 Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại công ty

Công ty Cổ phần đường bộ I TT Huế là đơn vị xây dựng nên CPSX là toàn bộchi phí về lao động sống và lao động vật hoá phát sinh trong quá trình sản xuất và cấuthành nên giá thành của sản phẩm xây dựng Vì vậy phương pháp tập hợp CPSX ởcông ty là chi phí trực tiếp, các chi phí phát sinh ở CT, HMCT nào hạch toán trực tiếpvào CT, HMCT đó.

CPSX của công trình xây dựng thường có giá trị lớn, đòi hỏi kế toán phải theodõi, ghi chép số liệu một cách đầy đủ, chính xác, đảm bảo cho việc tính giá thành sảnphẩm xây dựng được đúng, đủ không thiếu sót.

Trang 30

Sản phẩm xây dựng là những công trình xây dựng, vật kiến trúc có quy mô lớn,kết cấu phức tạp, thời gian sản xuất sản phẩm xây dựng lâu dài, đòi hỏi công ty phảilập dự toán theo từng hạng mục chi phí Để có thể so sánh, kiểm tra CPSX sản phẩmxây dựng thực tế phát sinh với dự toán, CPSX xây dựng được phân loại theo: Chi phíNVLTT, Chi phí NCTT, Chi phí sử dụng MTC, Chi phi SXC.

- Chi phí NVLTT bao gồm: Chi phí vật liệu chính, chi phí vật liệu phụ, vật kếtcấu, giá trị thiết bị kèm theo vật kiến trúc

- Chi phí NCTT bao gồm: Chi phí tiền lương chính, lương phụ, phụ cấp lươngcủa công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm xây dựng.

- Chi phí sử dụng MTC: Là chi phí cho MTC nhằm thực hiện khối lượng côngtác xây dựng bằng máy: chi phí nhiên liệu chạy máy, chi phí thuê máy

- Chi phí SXC :

+ Tiền lương chính, phụ, phụ cấp lương và các khoản trích theo lương của nhânviên quản lý XN.

+Chi phí khấu hao TSCĐ.

+Chi phí dịch vụ mua ngoài, văn phòng phẩm.+Chi phí bằng tiền khác.

* Trình tự hạch toán CPSX tại Công ty:

Do địa bàn kinh doanh trải rộng, để phát huy tính chủ động, sáng tạo trong khi thicông, linh hoạt trong xử lý các tình huống phát sinh, Công ty đã áp dụng mô hìnhkhoán xuống các xí nghiệp xây dựng.

Cũng từ đặc điểm trên của Công ty ta thấy việc tập hợp chi phí và tính giá thành sảnphẩm xây dựng lại do các xí nghiệp thực hiện (công ty áp dụng hình thức báo sổ)

Trang 31

2.2.2.2 Phương pháp tính giá thành

Công ty áp dụng phương pháp tính giá thành trực tiếp cho từng CT, HMCT.Toàn bộ chi phí phát sinh thực tế cho từng CT, HMCT trình từ khi khởi công xây dựngcho đến khi hoàn thành bàn giao chính là giá thực tế của CT, HMCT đó.

Giá thành thực tế của sản phẩm xây dựng được xác định như sau: Giá thành thực tế Chi phí sản xuất dở dang sản phẩm hoàn thành = thực tế trong kỳ trong kỳ được nghiệm thu

2.2.2.3 Kỳ tính giá thành

Xuất phát từ đặc điểm của nghành xây dựng và của sản phẩm xây dựng nên đểđáp ứng cho công tác quản lý, kỳ tính giá thành của Công ty được xác định theo từnghạng mục công trình hoàn thành và khi công trình hoàn thành.

2.2.3 Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành công trình nâng cấp ĐườngTỉnh 4 (Đoạn Bạch Yến - Bao Vinh)

2.2.3.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Tại công ty Cổ phần đường bộ I TT Huế, chi phí NVL thường chiếm khoảng từ60% - 70% gía thành sản phẩm vì vậy việc tập hợp đúng và đủ các khoản mục chi phi

này có tầm quan trọng trong việc xác định lượng vật liệu tiêu hao cho CT là tiết kiệm

hay lãng phí.

Khoản mục chi phí NVLTT trong sản xuất xây dựng của công ty bao gồm: - Nguyên vật liệu chính : cát, đá các loại, xi măng, sắt, thép, nhựa đường

- Vật liệu phụ: gỗ, ván khuôn, chất phụ gia

Do các CT nằm rải rác nhiều nơi và do công ty đã giao khoán cho các xí nghiệptheo hợp đồng “giao khoán nội bộ” nên để đáp ứng nhanh chóng nhu cầu về vật tư thicông, tránh tình trạng vận chuyển tốn kém công ty đã để cho các đội tự cung ứng vậttư Điều này khiến cho nhu cầu về nguyên vật liệu phục vụ thi công được đảm bảo kịpthời nhưng cũng có điểm bất lợi là do các công trình xây dựng thường kéo dài nên sẽcó nhiều biến động về chi phí NVL do có sự biến động của giá cả thị trường.

Trang 32

Vì vậy khi xuất kho để xác định và tính toán được giá thực tế xuất kho cho cácđối tượng khác nhau công ty phải sử dụng phương pháp tính toán thống nhất cho tấtcả các công trường là giá nhập trước xuất trước.

Căn cứ vào dự toán được lập và tiến độ kế hoạch thi công CT, cán bộ kỹ thuật hoặcngười phụ trách cung tiêu sẽ tập hợp bảng vật tư cần mua để ban giám đốc duyệt Saukhi nhận được giấy uỷ quyền của công ty thì các xí nghiệp chủ động mua vật tư về nhậpkho công trình Khi vật tư được mua về, thủ kho công trình cùng với người phụ tráchcung tiêu hoặc người giao những vật liệu sẽ xác định chính xác số lượng và kiểm trachất lượng vật liệu nhập kho Căn cứ vào hoá đơn thu mua và phiếu thanh toán vậnchuyển, thủ kho sẽ lập phiếu nhập kho.

Phiếu nhập kho được lập thành hai liên: một liên thủ kho giữ để ghi vào thẻ kho,một liên giữ cho kế toán xí nghiệp cùng với hoá đơn kiêm phiếu nhập kho để thanhtoán tiền mua vật tư.

a) Trình tự luân chuyển chứng từ

7) Sổ cái TK621 6) Chứng từ ghi sổ 5) Sổ chi tiết công nợ 4) Phiếu chi 3) Bảng kê chi tiết xuất vật tư 2) Phiếu xuất kho 1) Giấy đề nghị cấp vật tư

Cán bộ kỹ thuật XN Giám đốc XN Kế toán XN

b) Tài khoản sử dụng

Để tập hợp và phân bổ chi phí NVLTT, kế toán sử dụng tài khoản 621 “Chi phíNVL trực tiếp”.TK 621 phản ánh toàn bộ chi phí NVLTT cho việc thi công Tài khoảnnày được mở chi tiết cho từng CT, HMCT TK 152 “nguyên liệu, vật liệu” Ngoài ra

Trang 33

Vật liệu ở công ty bao gồm nhiều loại, chủ yếu là công ty mua ngoài theo giá thịtrường Vì vậy khi XN có nhu cầu mua vật tư sử dụng cho thi công thì các XN sẽ gửihợp đồng mua vật tư, dự toán công trình, kế hoạch cung cấp vật tư của tháng hoặc quýtrước hết về phòng kế hoạch Phòng kế hoạch căn cứ vào dự toán được lập và kế hoạchvề tiến độ thi công của từng CT để lập kế hoạch cung cấp vật tư và giao nhiệm vụ sảnxuất thi công cho các đội CT, ở từng CT dựa vào tiến độ sản xuất thi công, kế hoạchcung cấp vật tư cho CT và nhu cầu vật liệu cho từng giai đoạn thi công cụ thể, chủnhiệm CT (hoặc đội trưởng) được phép ủy quyền của công ty chủ động đi mua vật tưvề nhập kho CT Cán bộ vật tư dựa trên Hoá đơn GTGT do bên bán cấp để nhập kho

Sau đây là PNK:

Biểu số 2.1:

Đơn vị: Xí nghiệp XDCT1 PHIẾU NHẬP KHO Mẫu số: 01 - VT

Trang 34

Địa chỉ: 19 Nguyễn Huệ - Huế ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC Ngày 27 tháng 05 năm 2009

Nợ TK 152 97.528.600 Nợ TK 133 625.432

Có TK 331 103.780.032 Họ, tên người giao hàng: Phạm Xuân Vang

Theo Hoá đơn GTGT số 53990 ngày 21 tháng 12 năm 2009 Nguyễn Thị Hoà

Nhập tại kho: Xí nghiệp XDCT1 Địa điểm: 346 Phan Bội Châu-TP Huế

STTTên hàng hoá, dịch vụĐVTlượngSốĐơn giáThành tiền

Trang 35

Căn cứ vào các PNK, cuối quý tình hình vật liệu nhập kho được kế toán tổnghợp ở Bảng kê chi tiết Nhập vật liệu quý 2/2009 Quá trình nhập kho như sau:

Nợ TK 152 97.528.600 Nợ TK 133 6.251.432

Xí nghiệp áp dụng phương pháp ghi trực tiếp để tập hợp và phân bổ chi phíNVLTT, chi phí phát sinh cho công trình nào theo dõi chi tiết cho công trình đó Giátrị nguyên vật liệu xuất dùng ở xí nghiệp XDCT1 được tính theo phương pháp thực tếđích danh, đối với giá vật liệu tồn kho thì được tính theo phương pháp nhập trước xuấttrước Công trình nâng cấp Đường Tỉnh 4 do được thi công và hoàn thành trong quýnên giá vật liệu xuất kho được tính theo phương pháp thực tế đích danh Căn cứ vàotiến độ thi công từng công trình, hạng mục công trình, cán bộ kỹ thuật sẽ viết Giấy đềnghị cấp vật tư, sau khi được Giám đốc xí nghiệp ký duyệt, kế toán sẽ tiến hành viếtPhiếu xuất kho Phiếu xuất cũng được lập thành 2 liên, liên 1 lưu tại phòng kế toán xínghiệp còn liên 2 kẹp với chứng từ nộp lên cho công ty.

Biểu số 2.2:

Đơn vị: Xí nghiệp XDCT1 PHIẾU XUẤT KHO Mẫu số: 02-VT

Trang 36

Công ty CP ĐB I TTHuế Theo QĐ: 15/2006/QĐ-BTCĐịa chỉ: 19 Nguyễn Huệ - Huế Ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng BTC

Ngày 15 tháng 05 năm 2009Số:11

ĐVTthực xuấtSố lượng Đơn giáThành tiền

Ngày đăng: 16/10/2012, 17:05

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w