1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài tập cuối chương

3 380 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 45,5 KB

Nội dung

Ngày soạn : 10/03/09 Ngày dạy : 14/03/09 Lớp dạy : 11/10 SVTT : Nguyễn Văn Triển GVHD : Hoàng Khánh Châu BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG I. Mục tiêu: 1. Về kiến thức: Củng cố các kiến thức về: - Kiểu dữ liệu mảng: Cách khai báo, cách nhập mảng, một số phép toán đơn giản về mảng - Kiểu xâu: cách khai báo, các thao tác xử lý xâu bằng các bài toán cụ thể. - Kiểu dữ liệu bản ghi: cách khai báo, cách gán giá trị, các thao tác nhập, xuất bản ghi minh họa bằng bài toán. 2. Về kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng khai báo kiểu dữ liệu có cấu trúc (với Pascal, sử dụng thành thạo các từ khoá Var, Type). - Sử dụng thành thạo các thao tác vào/ ra và các phép toán trên các thành phần cơ sở. II. Chuẩn bị: - GV: Giáo án, SGK, Máy chiếu. - HS: Chuẩn bị bài tập về nhà. III. PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG TIỆN: 1.Phương pháp: - Kết hợp phương pháp giảng dạy như: Thuyết trình, vấn đáp. 2.Phương tiện: - SGK, máy tính, máy chiếu, bảng viết. IV. TIẾN TRÌNH 1.Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số. 2.Kiểm tra bài cũ. - Viết chương trình nhập 2 số a, b và đưa ra màn hình số nhỏ nhất. 3.Nội dung bài giảng: Nội dung Hoạt động của GV và HS Bài tập 1: Viết chương trình nhập mảng số nguyên và in ra màn hình phần tử nhỏ nhất của mảng số nguyên đó. Program timMin; GV: Đọc bài toán, đưa ra các yêu cầu của bài toán HS: Học sinh quan sát bài toán và chú ý nghe yêu cầu của bài toán. GV: Gọi học sinh nêu thuật toán tìm phần tử nhỏ nhất. HS: Trả lời câu hỏi Uses crt; Var A: array[1 100] of integer; Min,i, N : integer; Begin Write('So phan tu cua mang: '); Readln(N); For i:=1 to N do Begin Write(' A[', i,']= '); Readln(A[i]); End; Min:=A[1]; For i:=2 to N do if A[i] < Min then Min:= A[i]; Writeln(' Gia tri nho nhat cua mang la:',Min); Readln; End. Bài tập 2: Nhập một xâu từ bàn phím và đưa ra màn hình : - Độ dài của xâu là bao nhiêu? - In ra xâu đã bị xóa đi kí tự đầu của xâu? - In ra xâu đã bị xóa đi kí tự cuối? Chương trình bài tổng quát: Program xoasau; Uses crt; Var a:string; n,vt,k:integer; Begin clrscr; write('Nhap vao mot xau '); readln(a); write('Nhap vi tri muon xoa '); readln(vt); write('Nhap so luong ki tu muon xoa '); readln(n); k:=length(a); delete(a,vt,n); writeln(' Do dai cua xua la:', k); writeln('Xau ket qua sau khi xoa la:',a); readln; End. Bài tập 3: Viết chương trình nhập từ bàn phím thông tin của học sinh: Hoten, diachi, diemtoan, diemvan, diemtin. In ra màn hình những thông tin sau: GV: Gọi học sinh khác nhận xét và tổng kết lại cho đúng. GV: Hướng dẫn học sinh giải bài toán trên GV: Cho học sinh xem chương trình bài toán và chạy chương trình cho học sinh thấy. Và yêu cầu học sinh về nhà làm lại vào vở HS: Quan sát bài toán để về nhà có thể tự làm được GV: Yêu cầu học sinh nêu cách giải quyết bài toán trên theo từng ý nhỏ? HS: Trả lời câu hỏi GV: Để lấy độ dài của xâu ta dùng hàm gi? HS: Dùng hàm Length(s); GV: Để xóa kí tự ta dùng thủ tục gì? HS: Delete (st, vt, n); GV:Bây giờ ta muốn xóa đi kí tự đầu ta sẽ sử dụng thủ tục Delete như thế nào? HS: Delete(st, 1,1); GV: Bây giờ ta muốn xóa kí tự cuối của xâu? HS: Delete( st,x,1) { x= length(st)} GV: Tương tự như vậy bây giờ ta có thể làm bài toán xóa bất kí thự thứ mấy, bao nhiêu kí tự của xâu? - Ta sẽ nhâp vị trí muốn xóa - Nhập số lượng kí tự cần xóa Sau đó ta in ra xâu kết quả GV: Cho học sinh xem chương trình và chạy chương trình để học sinh thấy được, sau đó hướng dẫn học sinh về nhà tự làm bài vào vở. HS: Quan sát chương trình và nghe giảng để về nhà hoàn thành bài tập vào vở. GV: Đọc nội dung bài toán đưa ra các yêu cầu mà bài toán đặt ra HS: Chú ý quan sát bài toán và tìm cách giải quyết GV: Chia nhỏ từng phần của bài toán: khai báo, nhập, xử lý, xuất dữ liệu ra màn hình. - Hoten, diachi, diemtoan, diemvan, diem tin - Xep loai: + Loai gioi: Nếu tổng điểm 3 môn >=24 + Loại khá : Nếu tổng nhỏ hơn 24 và lớn hơn 21 + Trung binh: Nếu tổng nhỏ hơn 21 và lớn hơn 15 + Loai yếu : Nếu tổng nhỏ hơn 15 GV: Gọi một học sinh lên khai báo HS: Lên bảng khai báo GV: Gọi một học sinh lên viết chương trình nhập HS: Lên bảng làm bài GV: Gọi học sinh lên bảng xử lý thông tin HS: Lên bảng làm bài GV: Gọi học sinh lên viết phần xuất dữ liệu HS: Lên bảng làm bài Sau đó giáo viên gọi học sinh lên nhận xét và cuối cùng tổng kết lại những gì chưa đúng. GV: Cho học sinh xem chương trình bài toán và chạy chương trình cho học sinh xem. Hướng dẫn học sinh để học sinh tự về nhà làm bài. HS: Chú ý nghe giảng để về nhà hoàn thành chương trình một cách hoàn chỉnh. V. CỦNG CỐ- DẶN DÒ : -Củng cố: nhắc lại một số kiến thức về: + Kiểu mảng: cách khai báo, cách truy cập, in mảng. + Kiểu xâu : Cách khai báo, thao tác xử lý xâu. + Kiểu bản ghi: Cách khai báo, các thao tác với bản ghi - Dặn dò: + Các em về xem lại lý thuyết về Kiểu mảng, kiểu xâu và kiểu bản ghi để tiết sau chúng ta học bài ôn tập. . VI.RÚT KINH NGHIỆM: . . . . Đà Nẵng, ngày 06 Tháng 3 năm 2009 BCĐTTSP GVHD SVTT Kí duyệt Kí duyệt Kí ghi rõ họ và tên . tra bài cũ. - Viết chương trình nhập 2 số a, b và đưa ra màn hình số nhỏ nhất. 3.Nội dung bài giảng: Nội dung Hoạt động của GV và HS Bài tập 1: Viết chương. giảng để về nhà hoàn thành bài tập vào vở. GV: Đọc nội dung bài toán đưa ra các yêu cầu mà bài toán đặt ra HS: Chú ý quan sát bài toán và tìm cách giải

Ngày đăng: 28/07/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w