1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

GDCN Tong ket 5 nam phan luong sau Trung hoc co so

32 128 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 298 KB

Nội dung

GDCN Tong ket 5 nam phan luong sau Trung hoc co so tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn...

Trang 1

Phần thứ nhất ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ 5 NĂM THỰC HIỆN PHÂN LUỒNG SAU THCS

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nghị định 75/2006/NĐ-CP, ngày 02/8/2006 của Chính phủ xác định: “ Phânluồng trong giáo dục là biện pháp tổ chức hoạt động giáo dục trên cơ sở thực hiệnhướng nghiệp trong giáo dục, tạo điều kiện để học sinh tốt nghiệp THCS, THPT tiếptục học ở cấp học hoặc trình độ cao hơn, học trung cấp, học nghề hoặc lao động phùhợp với năng lực, điều kiện cụ thể của cá nhân, nhu cầu xã hội; góp phần điều tiết cơ cấungành nghề của lực lượng lao động phù hợp với nhu cầu phát triển của đất nước ”

Như vậy, phân luồng học sinh sau THCS là việc lựa chọn, sắp xếp mang tính

xã hội để học sinh sau khi tốt nghiệp tiếp tục được giáo dục và đào tạo theo nhữngkhuynh hướng và ngành học khác nhau phù hợp với nguyện vọng, năng lực học sinh

và nhu cầu xã hội hoặc tham gia lao động sản xuất

I TÌNH HÌNH CHUNG VỀ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

1 Hệ thống trường học, các cơ sở giáo dục

Năm 2013, hệ thống cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, dạy nghề, hướngnghiệp, giáo dục thường xuyên của tỉnh được quy hoạch, đã và đang được sắp xếp lạimột cách khoa học vừa đảm bảo yêu cầu huy động tối đa số học sinh các cấp đếntrường vừa đảm bảo quy mô của từng trường để nâng cao chất lượng giáo dục toàndiện và nâng cao hiệu quả đầu tư

- Mầm non: Có 266 trường, 2.456 nhóm, lớp, 65.215 cháu

- Tiểu học: Có 264 trường, 3.836 lớp, 97.527 học sinh

- THCS: Có 158 trường, 2.494 lớp; 76.291 học sinh

- THPT: Có 44 trường, 1.228 lớp; có 51.643 học sinh

Giáo dục chuyên nghiệp:

- Đại học: 1 trường, 8.100 sinh viên (trong đó có: 5.500 ĐH, 2.000 CĐ, 600 TCCN);

- Cao đẳng: 2 trường, 2.273 sinh viên (trong đó CĐ Y tế có: 581 CĐ, 1454 TC;

CĐ VH-TT-DL có: 152 ĐH hệ VH-VL, 86 TCCN);

Trang 2

- Trung cấp chuyên nghiệp: 2 trường, Trường Trung cấp NN&PTNT có 573 sinh viên(đến tháng 11/2013, Trường Trung cấp NN&PTNT sáp nhập vào Trường Đại học Hà Tĩnh).

- Trung tâm dạy nghề: 2 trung tâm Thạch Hà và Hương Khê (sáp nhập năm 2014)

Giáo dục TX và Giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp:

- Cấp tỉnh có 1 trung tâm BDNVSP - GDTX tỉnh;

- Cấp huyện có 12 Trung tâm DN-HN-GDTX, 4 trung tâm ngoại ngữ - tin học;

- Cấp xã có 262 trung tâm học tập cộng đồng (mỗi xã, phường, thị trấn có 1 trung tâm);Tổng cộng toàn tỉnh có trên 300 nghìn học sinh, sinh viên, chiếm hơn 1/4 dân số cảtỉnh (chưa kể sinh viên đi học ở các trường ngoại tỉnh)

2 Đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Toàn tỉnh có 24.564 cán bộ, giáo viên các cấp học, ngành học Trong đó, THCS:6913; DN- HN-GDTX: 269; Trường Đại học Hà Tĩnh có 336 cán bộ, giảng viên (trong đó

có 1 GS.TS, 1 PGS.TS, 15 TS, 21 NCS, 130 ThS), Trường Cao đẳng nghề Việt - Đức:

127 người (trong đó có 1 PGS-TS, 7 ThS, 26 đang học ThS, 45 ĐH); Trường Cao đẳngnghề Công nghệ Hà Tĩnh: 140 người (trong đó có 5 ThS, 30 ĐH); Trường Cao đẳng Vănhóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Du: 42 người (trong đó có 6 ThS, 24 ĐH); Trường TCNghề Hà Tĩnh: 100 người (trong đó có 3 ThS, 40 ĐH); Trường TC Kỹ nghệ có 52 người(trong đó có 2 ThS, 20 ĐH)

II NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN TRONG CÔNG TÁC PHÂN LUỒNG 1.Thuận lợi

- Công tác phân luồng đã được Đảng, Nhà nước, Chính phủ xác định là nhiệm

vụ quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội, được cụ thể hóa bằng nhiều Nghịquyết, Chỉ thị, hướng dẫn:

- Nghị quyết số 41/2000/NQ-QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội khóa X, Chỉthị số 61/CT-TƯ ngày 28/12/2000 của Bộ Chính trị về việc thực hiện phổ cập trunghọc cơ sở; Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày 22/11/2001 của Chính phủ về việcthực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở giai đoạn 2000-2010; Chỉ thị số10-CT/TW ngày 05/12/2011 của Bộ chính trị về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5tuổi, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ sở và Kết luận số 51-KL/TWngày 29/10/2012 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI;Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 27/3/2012 của UBND tỉnh Hà Tĩnh, về việc:

"Phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2011 - 2020"

- Tại Hà Tĩnh: Công tác phân luồng học sinh sau THCS đã nhận được sự quan

Trang 3

Chỉ thị 48-CT/TU “Về triển khai phổ cập trung học gian đoạn 2005-2010”; Quyếtđịnh số 919 QĐ/UB về phê duyệt "Đề án thực hiện công tác phổ cập trung học giaiđoạn 2005 - 2010”; Nghị quyết 05 /CT-TU ngày 20/12/2011 của Tỉnh ủy về pháttriển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đến năm 2015 và những năm tiếp theo;

Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 08/02/2014 về thực hiện chương trình việc làm dạynghề năm 2014 và những năm tiếp theo

- Sự quan tâm chỉ đạo, phối hợp của các cấp ủy Đảng, chính quyền các banngành, đoàn thể, sự phối hợp của các lực lượng xã hội trong việc thực hiện công tácphân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp THCS

- Chủ trương phân luồng sau THCS nhận được sự ủng hộ, phối hợp của các cơquan thông tấn báo chí góp phần tạo sự chuyển biến về nhận thức của toàn xã hội vềviệc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS

- Các Phòng Giáo dục - Đào tạo thường xuyên quan tâm chỉ đạo các trườngTHCS thực hiện việc phân luồng HS cuối cấp

- Đội ngũ cán bộ giáo viên đảm nhiệm công tác giáo dục hướng nghiệp, tư vấnhướng nghiệp và phân luồng học sinh tại các trường THCS nhiệt tình với công việc

- Các trường TCCN, TCN đã chủ động đưa ra nhiều giải pháp hỗ trợ ngườihọc, tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng học sinh phân luồng sau THCS tiếp tục họcnghề và học liên thông lên CĐ, ĐH

- Trong những năm qua, kinh tế Hà Tĩnh có những bước phát triển mạnh mẽ,các khu kinh tế, khu công nghiệp đòi hỏi nguồn nhân lực lớn, nhiều học viêncủa các

cơ sở đào tạo nghề sau khi tốt nghiệp có việc làm ngay… điều đó tạo cho học sinh cóđộng lực tham gia học nghề sau khi tốt nghiệp THCS và THPT

2 Khó khăn:

- Nhận thức của người dân, nhà trường và xã hội đối với công tác phân luồngchưa đầy đủ; thông tin về thị trường lao động còn nghèo nàn Tâm lý thích làm thầy,ngại làm thợ ăn sâu trong tiềm thức của người dân Hà Tĩnh, nhiều bậc cha mẹ khôngmuốn con em mình mưu sinh qua con đường học nghề mà phải học lên THPT đề điđại học, cao đẳng Tâm lý trọng bằng cấp trong việc lựa chọn tuyển dụng của nhiềungành đã gây khó khăn cho chủ trương phân luồng học sinh sau THCS của nhà nước

- Qua kết quả khảo sát nguyện vọng của học sinh và phụ huynh đối với việcchọn trường sau khi tốt nghiệp THCS cho thấy hầu hết học sinh đều mong muốn saukhi tốt nghiệp THCS được tiếp tục học văn hóa THPT hoặc BTTHPT (chiếm88,83%) và cha mẹ học sinh đều mong muốn con mình sau khi tốt nghiệp THCSđược tiếp tục học văn hóa THPT hoặc BTTHPT (87,96%) Số còn lại rất ít (11,17%học sinh) và (12,04% cha, mẹ học sinh) mong muốn bản thân con mình vào học nghề,trung cấp chuyên nghiệp, hoặc trực tiếp lao động sản xuất Điều đó thể hiện sự mâuthuẫn rất lớn giữa yêu cầu phân luồng sau THCS và nguyện vọng của học sinh, phụhuynh; mâu thuẫn với mục tiêu đào tạo nghề mà Chiến lược phát triển Giáo dục

Trang 4

2011-2020 đã nêu: "Đến năm 2020, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có đủ khả năngtiếp nhận 30% số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở".

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ cho học viên TCN hết sức eo hẹp so với kinh phí đào tạonghề cần phải có, học viên học nghề phần lớn yếu về văn hóa, khó khăn về kinh tế gia đình

- Công tác giáo dục hướng nghiệp trong nhà trường phổ thông thực hiện chưa tốt,

do thiếu đội ngũ cán bộ giáo viên am hiểu tâm lý học nghề nghiệp cũng như nhu cầu laođộng các ngành nghề nghiệp vụ chuyên môn về tư vấn hướng nghiệp phân luồng học sinhcủa giáo viên phụ trách còn hạn chế cũng gây trở ngại cho việc phân luồng học sinh

- Quy mô và điều kiện của các cơ sở dạy nghề, chưa đáp ứng nhu cầu phân luồnghọc sinh Chương trình đào tạo trong các trường dạy nghề và khả năng liên thông giữagiáo dục nghề nghiệp với các bậc học khác; nhất là lên cao đẳng, đại học còn bất cập

-Trường Đại học và các trường CĐ, TCCN đang trong quá trình xây dựng cơ sở vậtchất nhưng nguồn vốn đầu tư còn khó khăn nên tiến độ chậm, chưa phát huy được hiệu quả;phương tiện và điều kiện nghiên cứu khoa học không đồng bộ, chất lượng hạn chế; thiếu cơ

sở thực hành đào tạo nghề, nhất là nghề bậc cao

- Chính sách khuyến khích đối với học sinh THCS học nghề; khuyến khích các trườngnghề tuyển hệ tốt nghiệp THCS còn thiếu, trong khi đó các thông tin về ngành nghề lạithường không đầy đủ và thiếu tính cập nhật Đặc biệt, vấn đề việc làm cho những người họcnghề, học trung cấp chuyên nghiệp hạn chế cũng là một nguyên nhân quan trọng

- Chất lượng đầu ra của một số cơ sở đào tạo nghề còn thấp, sức thuyết phụcđối với doanh nghiệp và xã hội còn hạn chế Sự phối hợp giữa đơn vị sử dụng nhânlực và đào tạo nhân lực chưa chặt chẽ nên dẫn đến tình trạng một số ngành nghề đàotạo theo “ cung” chứ không theo “ cầu”

- Sự quan tâm đồng bộ và tạo điều kiện trong các cấp QLGD, các cơ sở giáodục, các cơ sở đào tạo nghề trong việc thực hiện công tác phân luồng học sinh sauTNTHCS còn bất cập

III ĐÁNH GIÁ 5 NĂM THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÂN LUỒNG SAU THCS

1 Công tác chỉ đạo và xây dựng kế hoạch phân luồng sau TN THCS

- Sở đã tổ chức học tập, quán triệt triển khai thực hiện đầy đủ nội dung của các chỉthị, nghị quyết, kế hoạch của Đảng, Nhà nước, Ngành GDDT cho CBQL, GV toàn ngành;

- Sở Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnhthành lập BCĐ về công tác giáo dục hướng nghiệp cấp tỉnh, tham mưu với Tỉnh ủy,HĐND, UBND Tỉnh để có những chủ trương đúng đắn phù hợp với thực tiễn của địaphương về công tác phân luồng sau TNTHCS Trong 5 năm từ 2009-2013, Sở đãtham mưu cho Tỉnh ủy, UBND Tỉnh, ra nhiều văn bản chỉ đạo về định hướng pháttriển giáo dục Hà Tĩnh giai đoạn từ 2010-2020;

- Sở và các Phòng Giáo dục Đào tạo Chỉ đạo các trường thành lập BCĐ vềcông tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng học sinh; tổ chức rà soát, phân loại đốitượng học sinh, xây dựng kế hoạch cụ thể sát thực theo từng tháng, năm, từng giai

Trang 5

dạy nghề, cung cấp đầy đủ các thông tin về chủ trương và kế hoạch phân luồng củaĐảng và nhà nước, của địa phương cho học sinh, phụ huynh biết.

- Sở và các phòng Giáo dục đã chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc Chươngtrình giáo dục hướng nghiệp ở THCS, riêng học sinh lớp 9 được thực hiện dạy 9 tiết/lớp(1tiết/lớp/tháng) theo các chủ đề được Bộ GDĐT quy định Nội dung các chủ đề tập trungvào vấn đề như: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp; Thanh niên với với học tập, rèn luyện vì

sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; Thanh niên với xây dựng và bảo vệ TổQuốc… Ngoài ra, các trường THCS còn tổ chức thêm nhiều hình thức ngoại khóa cung cấpthêm cho học sinh nhiều thông tin về hướng nghiệp, tuyển sinh

- Các phòng Giáo dục và Đào tạo đều tích cực tham mưu cho Huyện ủy, HĐND,UBND các huyện thành lập BCĐ về công tác giáo dục hướng nghiệp, phân luồng họcsinh sau TNTHCS trên địa bàn huyện, tham mưu với BTV Huyện ủy, HĐND, UBNDhuyện để có những chủ trương phù hợp với thực tiễn của từng địa phương về công tácphân luồng sau TNTHCS (Chẳng hạn: Phòng giáo dục Can Lộc tham mưu cho Huyện ủy

ra Chỉ thị 18, Kết luận số 337 của BTV Huyện ủy về tập trung phát triển toàn diện giáodục và đào tạo, Nghị quyết số 13, 20 của HĐND huyện.)

- Ban chỉ đạo công tác hướng nghiệp chủ động phối hợp với các cơ quan banngành, tăng cường công tác tuyên truyền về chủ trương phân luồng sau TNTHCS;

thông qua hệ thông truyền thanh, truyền hình cung cấp thông tin về các trường THPT,

trường trung cấp chuyên nghiệp, trường đào tạo nghề để các em học sinh có lựa chọnhướng đi sau THCS

- Lãnh đạo phòng GDĐT, trường THPT, trung tâm DN-HN-GDTX quan tâmđúng mức đến công tác hướng nghiệp, coi công tác giáo dục hướng nghiệp và phânluồng học sinh là nhiệm vụ cần tập trung quan tâm chỉ đạo của phòng, triển khai đồng

bộ nhiều hình thức, nhiều kênh tư vấn hướng nghiệp, tuyển sinh để nâng cao nhậnthức trong giáo viên, học sinh và cha mẹ các em về ý nghĩa của công tác phân luồng.Các đơn vị tiêu biểu trong công tác tư vấn phân luồng là các phòng GD&ĐT: CanLộc, Thạch Hà, Cẩm Xuyên, Kỳ Anh

- Các phòng giáo dục đào tạo đã xây dựng đề án “Phân luồng học sinh sauTHCS-THPT”; tổ chức các hội thảo, hội nghị chuyên đề nhằm đưa ra các giải phápthực hiện công tác phân luồng như: Hội thảo về “Các hướng đi của học sinh sau

TNTHCS”(Phòng giáo dục đào tạo Can Lộc, Đức Thọ, Kì Anh…) Các phòng giáo

dục đã tổ chức tập huấn công tác GDHN, phân luồng học sinh TNTHCS, tuyển sinhTCCN cho CBQL, GVCN lớp 9

- Thực hiện nhiệm vụ năm học 2013 -2014, các phòng Giáo dục và Đào tạo đã

tổ chức thành công các hội nghị tổng kết 5 năm (2009-2013) công tác phân luồng sauTHCS cấp huyện, thị xã, thành phố

2 Kết quả 5 năm phân luồng sau THCS

Kết quả phân luồng sau THCS trong 5 năm 2009 - 2013 được thể hiện trong các

Trang 6

Bảng 1: Tổng hợp phân luồng học sinh THCS trong 5 năm

HS vào THPT BTTHPT

Khác (đi làm, không TN )

Thực trạng trên không chỉ riêng địa bàn Hà Tĩnh mà mang tính chất phổ biếntrên địa bàn toàn quốc Một điều tra của Bộ GD&ĐT cho thấy: "Nguyên nhân họcsinh chọn nghề chưa đúng là do 46,2% học sinh thiếu kiến thức và điều kiện để hiểu

rõ bản thân và nghề nghiệp, gần 37% học sinh chỉ quan tâm tới việc thi đỗ đại học bất

Trang 7

kể ngành đó có phù hợp với mình hay không, và một số lượng không nhỏ (23,1%)chưa quan tâm và có kế hoạch cụ thể cho tương lai.

Chỉ có 17,3% học sinh xác định được thời gian thích hợp cho việc định hướngnghề nghiệp là giai đoạn học THCS (lớp 7-9), có tới gần 70% HS cho rằng lên bậcTHPT mới bắt đầu định hướng nghề nghiệp"

Bảng 2: Thống kê phân bố học sinh hằng năm từ 2009 đến 2013

tốt nghiệp THCS đi học các loại hình

Số lượng Tỷ lệ

Số lượng Tỷ lệ

Số lượngTỷ lệ

Số lượng Tỷ lệ

Số Lượng Tỷ lệ

Khác 3112 11,3 2953 10,0 2149 8,2 2116 8,2 1804 8,3 11978 9,9 Tổng 27.745 100 27039 100 23700 100 21719 100 20428 100 120609 100

Nhận xét về két quả thống kê:

-Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT năm 2009 là 75,9 %, tỉ lệ này năm

2013 là 79,9%

-Tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học BTTHPT,TCN năm 2009 là 5,4%, tỉ

lệ này năm 2013 giảm xuống còn 3,9 %

- Số học sinh tốt nghiệp THCS vào TCN và TCCN đạt tỉ lệ 7,2 % năm 2009,sau 5 năm tỉ lệ này là 7,3 %; Số học sinh sau TNTHCS lao động tự do chiếm tỉ lệ từ8-10%

- Kết quả thống kê cho thấy, sau 5 năm triển khai công tác phân luồng sauTHCS, tỷ lệ học sinh vào học trong các cơ sở dạy nghề và TCCN hầu như chưachuyển biến và vẫn còn rất thấp (12%) so với chỉ tiêu 15% năm 2014 theo Kế hoạch41/KH - UBND

- Tỉ lệ học sinh vào học các trường nghề và các trường TCCN giữa các địaphương có sự chênh lệch khá rõ, các huyện Thạch Hà 10,32%; Kì Anh 8,1%; CanLộc 7,85%; Lộc Hà 10,27%; trong khi đó tỉ lệ này của Đức Thọ là 2,39%; TX HồngLĩnh là 3,4%

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS không tiếp tục học từ 9-10% vẫn còn cao

Trang 8

Một bộ phận học sinh học lực yếu kém vẫn quyết tâm theo đuổi trung học phổthông (THPT) như học lại, thi lại, một số theo học giáo dục thường xuyên (khoảng 4%).

3 Những tồn tại, hạn chế trong công tác phân luồng sau TNTHCS.

Sau 5 năm thực hiện công tác phân luồng sau TNTHCS, mặc dù đã có sự triểnkhai tích cực, chủ động của toàn ngành, sự phối hợp thực hiện của các cấp uỷ Đảng,chính quyền, các ban ngành, đoàn thể, song đến nay, công tác này còn bộc lộ nhiềutồn tại, hạn chế:

- Công tác tuyên truyền về công tác hướng nghiệp, phân luồng sau TNTHCScho học sinh, phụ huynh chưa được các cấp, các ngành, các địa phương thực sự đượcquan tâm đầu tư đúng mức

- Nhận thức của một bộ phận CBQL, GV,chính quyền địa phương, phụ huynh,học sinh về công tác hướng nghiệp, phân luồng còn hạn chế

- Một bộ phận cha mẹ học sinh nhận thức về công tác phân luồng còn đangmang nặng tâm lý muốn con em học lên THPT và tiếp tục con đường học tập bằngcách thi vào các trường đại học mà không dựa vào năng lực và khả năng của con emmình; chưa thấy hết được nhiều con đường định hướng việc học và nghề nghiệp chocon em trong tương lai; họ chưa thực sự quan tâm đến vấn đề hướng nghiệp để cónhững lựa chọn hướng đi phù hợp cho con em Một bộ phận còn mặc cảm khi chocon học ở các trường nghề, TCCN

- Học sinh sau TNTHCS còn ngại, tự ti không muốn đi học nghề hay vào cáctrường TCCN

- Công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ hướng nghiệp, phânluồng chưa quyết liệt

- Công tác Giáo dục hướng nghiệp, phân luồng chưa hiệu quả Tỉ lệ học sinhTNTHCS đi vào các trường nghề, TCCN còn thấp

- Hệ thống thông tin thị trường lao động nghèo nàn Công tác giáo dục hướngnghiệp trong các trường THCS chưa được chú trọng và quan tâm đúng mức, quy mô

và điều kiện các cơ sở dạy nghề và TCCN chưa đáp ứng được nhu cầu phân luồng họcsinh Chương trình đào tạo trong trường TCCN và khả năng liên thông còn hạn chế…

- Chất lượng đào tạo nghề của của các TTHN-DN-GDTX và các trường nghềtrên địa bàn tỉnh chưa cao, chưa thu hút được học sinh Đầu ra cho học sinh còn khó khăn

- Sự phối hợp giữa đơn vị sử dụng nhân lực và đào tạo nhân lực chưa chặt chẽnên dẫn đến tình trạng một số ngành nghề đào tạo theo “ cung” chứ không theo “ cầu”

- Công tác hướng nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho HSTHCS chưa đượcthực hiện đồng bộ, triệt để Chương trình, nội dung, hình thức giáo dục hướng nghiệpcòn mang tính hình thức, nặng lí thuyết

Trang 9

- Sự quan tâm đồng bộ và tạo điều kiện trong các cấp QLGD, các cơ sở giáodục, các cơ sở đào tạo nghề trong việc thực hiện công tác phân luồng học sinh sauTNTHCS còn bất cập.

- Nghiệp vụ chuyên môn về tư vấn hướng nghiệp phân luồng học sinh của giáoviên phụ trách còn hạn chế

Kết luận chung:

Sau 5 năm triển khai thực hiện, công tác phân luồng của tỉnh ta bước đầu đãtạo ra những chuyến biến tích cực trong nhận thức của phụ huynh và học sinh về việcchọn trường, chọn nghề, chọn hướng đi sau TNTHCS Tuy nhiên, tỉ lệ phân luồngvào các trường TCN, TCCN, BT THPT-TCN vẫn còn thấp (12%) so với mục tiêu đặt

ra (15% năm 2014) Để phân luồng có hiệu quả cần có sự vào cuộc của toàn xã hội,không chỉ thể mình ngành Giáo dục Đây là một bài toán mang tính tổng thể vĩ mô

Vì vậy cần có sự phối hợp giữa ngành giáo dục với các cấp ủy Đảng chính quyền,đoàn thể xã hội đồng thời kèm theo là những cơ chế chính sách ưu tiên hỗ trợ về họcphí, việc làm, cơ chế tuyển dụng thì công tác phân luồng mới thực sự có hiệu quả

Trang 10

Phần thứ hai PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÂN

LUỒNG SAU THCS TRONG THỜI GIAN TỚI

I PHƯƠNG HƯỚNG

Quán triệt các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, Chỉ thị 10-CT/TW ngày05/12/2011 của Bộ chính trị về Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, củng cố kết quảphổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, tăng cường phân luồng học sinh sau trung học cơ

sở và xóa mù cho người lớn; Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 20/12/2011 của Ban chấp hànhĐảng bộ tỉnh về phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đến năm 2015 và nhữngnăm tiếp theo; Kế hoạch số 41/KH-UBND ngày 08/02/2014 về thực hiện chương trìnhviệc làm dạy nghề năm 2014 và những năm tiếp theo

Nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục các bậc học, đảm bảo để mọi đối tượng đượcphát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, có nhữnghiểu biết về kỹ thuật và hướng nghiệp, thực hiện tốt việc phân luồng sau THCS

II MỤC TIÊU

- Giúp học sinh điều chỉnh động cơ chọn nghề phù hợp trình độ, năng lực, điềukiện của bản thân, nhu cầu nhân lực của xã hội Nhằm phát huy tốt năng lực sởtrường, năng khiếu của bản thân, đáp ứng tốt nhu cầu nguồn nhân lực của tỉnh nhàtrong thời kì đẩy mạnh CNH - HĐH và nhu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong thời

III NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

Công tác phân luồng sau THCS là một trong những nội dung quan trọng thựchiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo Phân luồng là vấn đề lớn và khó.Thực hiện phân luồng phải cần có sự vào cuộc của toàn xã hội, không thể chỉ mìnhngành Giáo dục Chính vì vậy, Chính phủ đã giao cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, BộLao động - Thương binh và Xã hội, nghiên cứu, đề xuất chính sách thực hiện phânluồng UBND tỉnh Hà Tĩnh trong kế hoạch 41/KH-UBND ngày 08/02/2014 cũng đãgiao trách nhiệm cho Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch thực hiện công tác

Trang 11

phân luồng cho học sinh sau tốt nghiệp THPT THCS, với chỉ tiêu năm 2014 phấn đấu

15 % học sinh tốt nghiệp THCS vào học nghề

Để thực hiện được nhiệm vụ này cần thực hiện một số giải pháp cơ bản sau:

1 Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban

ngành, đoàn thể Xác định phổ cập giáo dục là nhiệm vụ chính trị của các cấp, nằmtrong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và chiến lược phát triển giáodục và đào tạo nói riêng Mặt trận Tổ quốc và các ban, ngành, đoàn thể cần xem đây

là nội dung quan trọng trong chương trình hoạt động

2 Làm tốt công tác tuyên truyền, tư vấn - hướng nghiệp, nâng cao nhận thức

trong các tầng lớp nhân dân về chủ trương phân luồng sau THCS và THPT, giúp cácbậc phụ huynh, học sinh định hướng nghề nghiệp đúng đắn, chọn nghề phù hợp vớinhu cầu thực tế và năng lực của bản thân

3 Xây dựng kế hoạch tư vấn hướng nghiệp cho học sinh sát đúng với thực tế

trên cơ sở đội ngũ giáo viên, CSVC, thiết bị dạy học, nguyện vọng của học sinh vànhu cầu của xã hội, của địa phương, Tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạtđộng ngoại khóa về tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu nghề nghiệp Phối hợp với cácTTHN-DN, trường TCN,CĐN, các doanh nghiệp trên địa bàn để cùng định hướngnghề nghiệp và tìm kiếm đầu ra cho học sinh học nghề

4 Đổi mới công tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo đổi mới phương pháp giảng dạy

nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác tuyển sinh, công tác HN-DN

5 UBND tỉnh cần có cơ chế chính sách đối với đối tượng tham gia học nghề,

đặc biệt là việc giải quyết việc làm sau khi tốt nghiệp nghề

6 Sở GD-ĐT quy định chỉ tiêu phân luồng học sinh THCS theo tỉ lệ học sinh

cuối cấp THCS với số học sinh vào lớp 10 THPT

7 Sở GD-ĐT chỉ đạo các trung tâm giáo dục thường xuyên phải có chương

trình giới thiệu nghề cho học sinh các trường trong Tỉnh và có chương trình dạy nghềphổ thông cho học sinh sau khi tốt nghiệp THCS mà không vào được THPT

8 Đầu tư CSVC, nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo của các trường nghề

trên địa bàn toàn tỉnh Phát triển chương trình liên thông giữa các hệ trường trung cấpchuyên nghiệp với cao đẳng và đại học

9 Tổ chức tập huấn nghiệp vụ hướng nghiệp, dạy nghề cho giáo viên phụ trách

hướng nghiệp, dạy nghề phổ thông

10 Thực hiện chính sách ưu đãi cho học sinh học nghề, học TCCNhọc sinh các

trường TCCN và TC Nghề

11 Thống kê nhu cầu việc làm trong tỉnh để định hướng cho các cơ sở dạy

nghề tổ chức dạy các nghề phù hợp với nhu cầu xã hội.Có dự báo về nhu cầu xã hộitrong đào tạo nghề từ đó tăng quy mô và có cơ cấu hợp lý

IV KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

1 Đối với nhà nước và Bộ Giáo dục và Đào tạo

Trang 12

Xây dựng kế hoạch tổng thể về công tác phân luồng sau THCS, đưa chỉ tiêuchung về nhiệm vụ phân luồng phù hợp với nhu cầu nhân lực của đất nước từ nay đếnnăm 2020 và những năm tiếp theo.

Xây dựng chế độ chính sách khuyến khích học sinh học nghề sau tốt nghiệpTHCS THPT, tăng cường đầu tư cac cơ sở dạy nghề ở các địa phương nhằm đảm bảochất lượng, quy mô đào tạo

2 Đối với UBND tỉnh Hà Tĩnh

Chỉ đạo các cấp ủy Đảng, HĐND, UBND các địa phương đặt công tác phânluồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, THPT là nhiệm vụ trọng tâm nhằm thực hiệnnhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong tỉnh

Đưa công tác hướng nghiệp, phân luồng cho học sinh vào kế hoạch hằng năm

và kế hoạch từng giai đoạn của các cấp, các ngành, xem nhiệm vụ này là của toàn xãhội, đưa vào đánh giá thi đua, đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cáccấp, các đoàn thể, các ngành trong tỉnh

Tăng cường đầu tư cho các cơ sở dạy nghề, các trường nghề, các trung tâmDN-HN và GDTX trong tỉnh

Xây dựng chế độ chính sách khuyến khích cho công tác hướng nghiệp, phânluồng cho học sinh tốt nghiệp sau THCS, THPT

Chỉ đạo Sở GDĐT xây dựng kế hoạch tuyển sinh THPT hằng năm theo tỷ lệphù hợp để vừa đảm bảo công bằng xã hội, đảm bảo điều kiện nâng cao chất lượngTHPT, vừa tạo thuận lợi cho phân luồng sau THCS

3 Đối với các cấp các ngành, các huyện, thị ,thành phố

Xác định nhiệm vụ phân luồng sau THCS là quan trọng, lâu dài và khó khăn, là tráchnhiệm của cả hệ thống chính trị, của toàn xã hội, từ đó chỉ đạo các tổ chức đoàn thể, các cơquan, các địa phương đưa nhiệm vụ phân luồng vào kế hoạch hoạt động, kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội của địa phương; đưa tiêu chí hoàn thanh nhiệm vụ công tác phân luồng vàođánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ chính trị của cơ quan, tổ chức

Chỉ đaọ Phòng Giáo dục và Đào tạo là lực lượng chủ đạo, xung kích trongcông tác phân luồng; tăng cường công tác truyên truyền, triển khai nhiệm vụ hướngnghiệp, phân luồng trong các cơ sở giáo dục; chỉ đạo các trung tâm DN-HN vàGDTX của địa phương thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ; có chính sách nâng cấpmọi mặt để các trung tâm, các cơ sở đào tạo nghề nâng cao chất lượng đào tạo./

Nơi nhận: KT GIÁM ĐỐC

- Giám đốc, Phó Giám đốc; PHÓ GIÁM ĐỐC

- Đại biểu dự hội nghi;

Trang 13

DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ ĐƯỢC KHEN THƯỞNG CÔNG TÁC

PHÂN LUỒNG SAU THCS (Giai đoạn 2009-2013)

1 Trung tâm DN-HN và GDTX Hương Sơn Huyện Hương Sơn

2 Trung Tâm DN-HN và GDTX Cẩm Xuyên Huyện Cẩm Xuyên

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 14

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÂN LUỒNG SAU THCS

Phòng GD & ĐT Can Lộc

I Thực trạng công tác phân luồng sau THCS ở huyện Can Lộc

1 Đặc điểm tình hình của địa phương huyện Can Lộc

1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Can Lộc là một huyện đồng bằng bán sơn địa gồm 23 xã và Thị trấn, trong đó

có 9 xã thuộc vùng núi thấp với dân số 52.245 người, vùng đồng bằng 14 xã với tổngdân số 73.954 người Là một vùng đất “ địa linh nhân kiệt”, giàu truyền thống cáchmạng, truyền thống hiếu học, học giỏi Những năm qua dưới sự lãnh đạo của Huyện

ủy, HĐND, UBND huyện, Can Lộc từng bước phát triển mạnh mẽ toàn diện về kinh

tế, văn hóa- xã hội và ANQP Đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao

1.2 Hệ thống giáo dục trên địa bàn

Hệ thống giáo dục trên địa bàn huyện Can Lộc phát triển khá toàn diện Toànhuyện có 23 trường Mầm non, 24 trường Tiểu học, 16 trường THCS, 4 trườngTHPT, 1 Trung tâm DN-HN-GDTX, 1 trường Trung cấp Nghề Lý Tự Trọng đóngtrên địa bàn và 23 TTHTCĐ Trong đó có 38 trường đạt chuẩn Quốc gia; là mộttrong những địa phương có truyền thống hiếu học và học giỏi Trong những năm quaGiáo dục Can Lộc luôn đạt được những thành tích toàn diện, xuất sắc trên nhiều lĩnhvực, là một trong những đơn vị nằm tốp đầu của giáo dục Hà Tĩnh Đặc biệt nămhọc 2012-2013 Giáo dục Can Lộc gặt hái được nhiều thành tích xuất sắc là đơn vịdẫn đầu toàn tỉnh

2 Thực trạng của công tác phân luồng sau THCS.

2.1 Thuận lợi:

Điều kiện, kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương có bước phát triển mạnh mẽ

Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của HU, HĐND, UBND huyện, của các cấp, cácngành, của chính quyền các địa phương trên địa bàn

Nhận thức về nghề nghiệp, định hướng nghề nghiệp cho con em của nhân dân

- Thời gian giành cho hoạt động tư vấn, hướng nghiệp ít, điều kiện để thựchiện hoạt động tư vấn hướng nghiệp chưa đảm bảo Các mô hình, các doanh nghiệp,

Trang 15

các nghề nghiệp ở địa phương phát triển chưa mạnh, chưa có sức thuyết phục đối vớiphụ huynh, học sinh.

- Chất lượng đào tạo, đầu ra của các trường nghề còn khó khăn nên chưa thuhút được học sinh đi vào các trường nghề

- Cán bộ làm nhiệm vụ tư vấn trường học, tư vấn hướng nghiệp chủ yếu làgiáo viên kiêm nhiệm, chưa được bồi dưỡng về nghiệp vụ tư vấn, thiếu kinh nghiệm,thiếu hiểu biết về nghề nghiệp nên hiệu quả tư vấn không cao

2.3 Kết quả công tác phân luồng sau THCS

Trong 5 năm thực hiện chủ trương phân luồng sau THCS đã tạo nên nhữngchuyến biến tích cực trong nhận thức của phụ huynh và học sinh về việc chọn trường,chọn nghề, chọn hướng đi sau THCS cho con em mình Tỉ lệ học sinh tốt nghiệpTHCS hằng năm vào THPT đạt tỉ lệ từ 70-80%, vào BTTHPT, TCN đạt tỉ lệ 4,84%;

đi vào các trường nghề đạt tỉ lệ 7,84%, TCCN đạt tỉ lệ từ 2- 3% ; Số học sinh sauTHCS lao động tự do chiếm tỉ lệ từ 7-11%

2.4 Tồn tại, hạn chế:

- Công tác tuyên truyền về công tác hướng nghiệp, phân luồng sau THCS chohọc sinh, phụ huynh chưa được các cấp, các ngành, các địa phương, các nhà trườngthực sự được quan tâm đầu tư đúng mức

- Nhận thức của một bộ phận CBQL, GV, chính quyền địa phương, phụhuynh, học sinh về công tác hướng nghiệp, phân luồng còn hạn chế,

- Công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nhiệm vụ hướng nghiệp, phânluồng chưa quyết liệt Hiệu quả của công tác Giáo dục hướng nghiệp, phân luồng sauTHCS chưa cao Tỉ lệ học sinh THCS đi vào các trường nghề, TCCN còn thấp

II Một số giải pháp về công tác phân luồng sau THCS

1 Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho CBGV, học

sinh, phụ huynh, nhân dân về chủ trương phân luồng, ý nghĩa của công tác phânluồng sau THCS Nâng cao nhận thức về nghề nghiệp

2 Tham mưu với cấp ủy, chính quyền các cấp có cơ chế chính sách phù hợp,khuyến khích được học sinh đi học nghề, đi vào các trường đào tạo nghề

3 Xây dựng kế hoạch tư vấn hướng nghiệp cho học sinh sát đúng với thực tếtrên cơ sở đội ngũ giáo viên, CSVC, thiết bị dạy học, nguyện vọng của học sinh vànhu cầu của xã hội, của địa phương

4 Tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động ngoại khóa về tư vấnhướng nghiệp, giới thiệu nghề nghiệp Phối hợp với các TTHN-DN, trườngTCN,CĐN, các doanh nghiệp trên địa bàn để cùng định hướng nghề nghiệp và tìmkiếm đầu ra cho học sinh học nghê

5 Đổi mới công tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo; đổi mới phương pháp giảngdạy, nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác tuyển sinh, công tác HN-DN

Trang 16

6 Quy định chỉ tiêu phân luồng học sinh THCS theo tỉ lệ học sinh cuối cấpTHCS với số học sinh vào lớp 10 THPT Phối hợp hài hòa giữa KH tuyển sinh THPTvới TS học nghề, TCCN….

7 Giao chỉ tiêu cụ thể cho từng địa phương xã, Thị trấn về tỉ lệ học sinh sauTHCS vào các trường đào tạo nghề, các trường TCCN Đưa tiêu chí phân luồng sauTHCS vào đánh giá thi đua hàng năm đối với các trường THCS, vào đánh giá tổ chức

cơ sở đảng đối với từng địa phương

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN CẨM XUYÊN

VỚI VIỆC PHÂN LUỒNG HỌC SINH SAU TRUNG HỌC CƠ SỞ

Phòng GD& ĐT Cẩm Xuyên

1 Đặc điểm tình hình

Huyện Cẩm Xuyên nằm ở phía nam tỉnh Hà Tĩnh có 25 xã và 2 thị trấn Diệntích tự nhiên toàn huyện có 63.555,46 ha, trong đó có 6 xã miền núi, 4 xã vùng biểnngang Tổng dân số có 145.320 người và duy nhất dân tộc kinh, trong đó có 11.140người theo Đạo Thiên chúa, với tổng số 40.288 hộ được phân bố đồng đều ở cácvùng miền Nhân dân Cẩm Xuyên chủ yếu sống bằng sản xuât nông nghiệp và chănnuôi nhỏ lẻ, thu nhập hàng năm nhờ vào nông nghiệp do vậy đời sống nhân dânkhông cao và không đồng đều ở các vùng nhất là ở các xã miền núi và vùng biểnngang, thu nhập bình quân đầu người 15.000.000 đ/ người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo theotiêu chí mới toàn huyện là 15,8%

* Quy mô phát triển GD của huyện năm học 2013 - 2014.

- Mầm non: Có 27 trường, 258 nhóm lớp và có 7305 cháu

- Tiểu học: Có 27 trường, 426 lớp và có 11014 học sinh

- Trung học cơ sở: Có 17 trường, 303 lớp và có 9459 học sinh Có 2399 họcsinh lớp 9, dự kiến chỉ tiêu tuyển của các trường THPT (HHT, CX, NĐL, CB) 1940

em, còn lại 459 em (tỷ lệ 19%), chưa kể trường THPT Phan Đình Giót

- Trung học phổ thông: Có 5 trường

- Trung tâm HN Dạy nghề - GDTX: 1 trung tâm

a.Thuận lợi:

- Sự nghiệp giáo dục đào tạo nói chung và công tác phổ cập giáo dục nói riêngluôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm chỉ đạo, đặc biệt là quan tâm chỉđạo công tác phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS, xem đây là một trong nhữngnhiệm vụ trọng tâm của chiến lược phát triển Kinh tế – Xã hội, Quốc phòng - Anninh

- Huyện Cẩm Xuyên nằm cạnh khu công nghiệp nước sâu cảng Vũng Áng, lànơi đã, đang và sẽ có nhu cầu rất lớn về nguồn nhân lực lao động, hơn nữa điều kiện

Ngày đăng: 17/12/2017, 07:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w