1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP BẰNG MÃ VẠCH

79 615 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 2,37 MB
File đính kèm File code đồ án.rar (472 KB)

Nội dung

XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP BẰNG MÃ VẠCHXÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP BẰNG MÃ VẠCHXÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP BẰNG MÃ VẠCHXÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP BẰNG MÃ VẠCHXÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP BẰNG MÃ VẠCHXÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP BẰNG MÃ VẠCHXÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP BẰNG MÃ VẠCHXÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP BẰNG MÃ VẠCHXÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP BẰNG MÃ VẠCHXÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP BẰNG MÃ VẠCH

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

CHUYÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG

THÁI NGUYÊN, NĂM 2012

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG

Giáo viên hướng dẫn: TS PHẠM ĐỨC LONG

Thái Nguyên, năm 2012

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáotrong trường Đại học Công nghệ thông tin và truyền thông – Đại học TháiNguyên nói chung và các thầy cô giáo trong Khoa Công nghệ Tự động hóa nóiriêng đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm quýbáu trong suốt thời gian qua

Đặc biệt tôi xin gửi lời cảm ơn tới thầy PHẠM ĐỨC LONG, thầy đã tận

tình giúp đỡ, trực tiếp chỉ bảo, hướng dẫn trong suốt quá trình làm đồ án tốtnghiệp Trong quá trình làm việc với thầy, tôi không ngừng tiếp thu thêm nhiềukiến thức bổ ích mà còn học tập được tinh thần làm việc, thái độ nghiên cứu khoahọc nghiêm túc, hiệu quả, đây là những điều rất cần thiết cho tôi trong quá trìnhhọc tập và làm việc sau này

Sau cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã động viên, góp ý,

và giúp đỡ trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đồ án tốt nghiệp

Do thời gian hoàn thành đồ án có giới hạn, chắc chắn rằng đồ án khôngtránh khỏi những thiếu sót nên tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của quýthầy cô và các bạn để đồ án tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2012

Sinh viên thực hiệnHoàng Công Thuận

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi – Hoàng Công Thuận - cam kết ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP là công trìnhnghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng dẫn của TS Phạm Đức Long

Các kết quả nêu trong ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP là trung thực, không phải làsao chép toàn văn của bất kỳ công trình nào khác, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàntrách nhiệm và chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2012

Người cam đoan

Hoàng Công Thuận

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

LỜI CAM ĐOAN 2 MỤC LỤC 3

MỞ ĐẦU 5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MÃ VẠCH 6

1.1 Giới thiệu về mã vạch 6

1.1.1 Lịch sử ra đời 6

1.1.2 Ứng dụng 7

1.2 Mã vạch 8

1.2.1 Định nghĩa mã vạch 8

1.2.2 Nhận diện mã vạch 8

1.2.3 Quy chuẩn mã vạch 9

1.2.4 Một số mã thông dụng 12

1.2.5 Mã quốc gia 20

1.2.6 Chuẩn mã hàng hóa Việt Nam 21

1.3 Máy quét mã vạch 23

1.3.1 Cấu tạo cơ bản của máy quét barcode quang học 23

1.3.2 Nguyên lý hoạt động của máy quét mã vạch quang học 23

1.3.3 Phân loại mã quét mã vạch quang học 24

1.4 Máy in mã vạch 29

1.4.1 Nguyên lý hoạt động của máy in mã vạch 29

1.4.2 Một số loại máy in mã vạch 29

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ THÉP CUỘN BẰNG MÃ VẠCH 32 2.1 Thiết kế mã vạch trên access 2007 và phần mềm ActiveBarcode 5.58 Bilingual 32

2.2 Xây dựng chương trình quản lý thép cuộn bằng mã vạch 37

Trang 6

2.2.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu mã vạch trên SQL server 37

2.2.2 Xây dựng chương trình quản lý thép cuộn trên Visual C # 38

2.2.3 Sử dụng chương trình 39

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MẠCH ĐẾM THÉP THANH 41 3.1 Giới thiệu chung 41

3.2 Giới thiệu các linh kiện có trong mạch 42

3.2.1 Giới thiệu vi điều khiển AT89C52 42

3.2.2 Sơ đồ chân vi điều khiển 89C52 42

3.2.3 Tổ chức bộ nhớ trong vi điều khiển 89C52 45

3.2.4 LED 7 đoạn 47

3.2.5 IC ổn áp 7805 49

3.2.6 Cặp LED thu phát hồng ngoại 51

3.2.7 Một số linh kiện khác 51

3.3 Thiết kế phần cứng 54

3.3.1 Sơ đồ khối tổng quát 54

3.3.2 Phân tích từng khối 54

3.3.3 Sơ đồ nguyên lý 57

3.3.4 Sơ đồ mạch in 58

3.4 Chương trình điều khiển 59

3.4.1 Lưu đồ thuật toán mạch đếm thép thanh 59

3.4.2 Kết quả 60

KẾT LUẬN 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 PHỤ LỤC 63 Phụ lục 1: Code được sử dụng cho chương trình quản lý sản phẩm bằng mã vạch 63

Phụ lục 2: Code được sử dụng cho mạch đếm thép thanh 72

Phụ lục 3: Danh mục hình vẽ 75

Phụ lục 4: Danh mục bảng 77

Phụ lục 5: Nội dung đĩa CD kèm theo 78

Trang 7

MỞ ĐẦU

Ngày nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, các sản phẩm côngnghệ được ứng dụng vào sản xuất đã đem lại các hiệu quả không chỉ về số lượng,chất lượng mà nó còn đem lại hiệu quả trong việc quản lý hàng hóa Ứng dụng

mã vạch vào thực tiễn là một bước tiến lớn trong quản lý hàng hóa, nó đem lạithông tin chính xác đến cho chúng ta Thông tin trên một mã vạch cho ta biếtnguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, thời gian sản xuất, hạn sử dụng, hàng hóathuộc chủng loại mặt hàng nào, thời gian sản xuất, nơi sản xuất, hạn sử dụng, têndoanh nghiệp, kích thước sản phẩm, khối lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm…vv

Và ứng dụng của mã vạch trong nhà máy thép nói riêng và trong côngnghiệp nói chung mang lại những hiệu quả to lớn trong việc quản lý sản phẩm

Nó giúp người dùng quản lý được các vấn đề như nhập hàng, xuất hàng, vậnchuyển , thanh toán… một cách đơn giản, linh hoạt, chính xác mà chi phí đầu tưlại ít tốn kém Chính vì thế mã vạch được sử dụng rộng rãi trong các ngành côngnhiệp và nhiều lĩnh vực của cuộc sống hiện đại ngày nay

Xuất phát từ thực tiễn trên, tôi đã chọn đề tài “XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP BẰNG MÃ VẠCH” để làm đồ án

tốt nghiệp

Nội dung của đồ án gồm phần mở đầu, 3 chương và kết luận

Phần mở đầu: Giới thiệu để tài, xác định mục tiêu, nội dung và phạm vi thực hiệncủa đồ án tốt nghiệp

Chương 1 – Tổng quan về mã vạch: Giới thiệu về mã vạch, máy quét mã vạch,máy in mã vạch

Chương 2 – Xây dựng chương trình quản lý thép cuộn bằng mã vạch: Thiết kế 1

mã vạch, xây dựng cơ sở dữ liệu mã vạch, xây dựng chương trình quản lý thépcuộn

Chương 3 – Xây dựng mạch đếm thép thanh: Giới thiệu về mạch, các linh kiện

có trong mạch, thiết kế phần cứng và chương trình điều khiển cho mạch

Kết luận

Trang 8

“điểm đen” của mã vạch với các vòng tròn đồng tâm Họ đã gửi đến cơ quanquản lý sáng chế Mỹ 2,612,994 ngày 21 thàng 10 năm 1949 công trìnhClassifying Apparatus and Method ( thiết bị và phương pháp phân loại ) để lấybằng sáng chế Bằng sáng chế đã được phát hành ngày 7 tháng 10 năm 1952.Thiết bị đọc mã vạch đầu tiên được thiết kế và xây dựng bởi Woodland (khi đóđang làm việc cho IBM) và Silver năm 1952 Nó bao gồm một đèn dây tóc 500W

và một ống chân không nhân quang tử được sản xuất bởi RCA cho các phim có

âm thanh (nó để in theo phương pháp quang học lên trên phim) Thiết bị này đãkhông được áp dụng trong thực tế : để có dòng điện đo được bằng các nghiệmdao động (oscilloscope) thì đèn công suất 500W gần như đã làm cháy giấy cómẫu mã vạch đầu tiên của họ Nó đã không được sản xuất đại trà Năm 1962 , họbán sáng chế này cho công ty Philips, sau đó Philips lại bán cho RCA Phát minh

ra tia laser năm 1960 đã làm cho các thiết bị đọc mã vạch trở nên rẻ tiền hơn và

sự phát triển của mạch bán dẫn (IC) làm cho việc giải mã các tín hiệu thu được từ

mã vạch có ý nghĩa thực tiễn Đáng tiếc là Silver đã mất năm 1963 ở 38 tuổitrước khi có bất kỳ những gì thực tiễn thu được từ sáng chế này

Năm 1972, cửa hàng Kroger ở Cincinnati thử nghiệm việc sử dụng đầu đọc

mã vạch đen rất dễ nhòe khi in, và thử nghiệm đã không thu được thành công nàođáng kể Cùng thời gian đó, Woodland ở IBM đã phát triển mã vạch tuyến tínhđược chấp nhận vào ngày 3 tháng 4 năm 1973 như là mã sản phẩm chung (tiếngAnh : Universal Product Code, hay UPC) Vào ngày 26 tháng 6 năm 1974, sản

Trang 9

phẩm bán lẻ đầu tiên (gói 10 thanh kẹo cao su Juicy Fruit của Wrigley) đã đượcbán bằng cách sử dụng đầu đọc mã vạch tại siêu thị Marsh ở Troy bang Ohio Năm 1992, Woodland đã được trao tặng huy chương công nghệ quốc giabởi Tổng thống George H.W.Bush.

Năm 2004, Nanosys Inc sản xuất mã vạch nano (nanobarcode) – sợi dâykích thước nano (10-9m) chứa các phần khác nhau của Si và GexSi1-x

1.1.2 Ứng dụng

Mã vạch được sử dụng ở những nơi mà các đồ vật cần phải đánh số với cácthông tin liên quan để các máy tính có thể xử lý Thay vì việc phải đánh mộtchuỗi dữ liệu vào phần nhập liệu của máy tính thì người thao tác chỉ cần quét mãvạch cho thiết bị đọc mã vạch Chúng cũng làm việc tốt trong điều kiện tự độnghóa hoàn toàn, chẳng hạn như trong luân chuyển hành lý ở các sân bay…

Các dữ liệu chứa trong mã vạch thay đổi tùy theo ứng dụng Trong trườnghợp đơn giản nhất là một chuỗi số định danh được sử dụng như là chỉ mục trong

cơ sở dữ liệu trong đó toàn bộ các thông tin khác được lưu trữ Các mã EAN-13

và UPC tìm thấy phổ biến trên hàng bán lẻ làm việc theo phương thức này

Trong các trường hợp khác, mã vạch chứa toàn bộ thông tin về sản phẩm,

mà không cần cơ sở dữ liệu ngoài Điều này dẫn tới việc phát triển mã vạchtượng trưng mà có khả năng biểu diễn nhiều hơn là các chỉ số thập phân, có thể

là bổ sung thêm các ký tự hoa và thường của bảng chữ cái cho đến toàn bộ bảng

mã ký tự ASCII và nhiều hơn thế Việc lưu trữ nhiều thông tin hơn đã dẫn đếnviệc phát triển của các ma trận mã (một dạng của mã vạch 2D), trong đó khôngchứa các vạch mà mà là một lưới các ô vuông Các mã vạch cụm là trung giangiữa mã vạch 2D thực thụ và mã vạch tuyến tính, và chúng được tạo ra bằng cáchđặt các mã vạch tuyến tính truyền thống trên các loại giấy hay các vật liệu có thể

in ấn mà cho phép có nhiều hàng

Trang 10

1.2.2 Nhận diện mã vạch

Trong các hệ thống sản xuất tự động, người ta có thể nhận dạng được cácchi tiết phần động cũng như trong các hệ thống phân loại và kiểm định hàng hóangày nay thường sử dụng mã vạch (barcode)

Có nhiều loại mã vạch khác nhau, mỗi loại có những ưu điểm riêng nhưngphổ biến nhất là mã sản phẩm thông dụng UPC (Universal Product Code) vàOCR (Optical Charater Recognition)

Hệ thống quét mã vạch bao gồm các thành phần chính sau đây :

- Bộ giao diện chuyển mã ASCII về máy tính PC để xử lý tiếp

Mã vạch là những vạch đậm hoặc mảnh được dùng để mã hóa số hay chữcái Mã vạch thường được in trực tiếp hoặc in riêng và dán lên sản phẩm

-Hai loại mã thường gặp nhất là :

+ Vạch đen là 1, hoặc trắng là 0

+ Mã vạch n từ m phần tử : Vạch đen hay trắng rộng là 1, vạch đen haytrắng hẹp là 0

Trang 11

Hình 1.1 Các loại mã vạch

1.2.3 Quy chuẩn mã vạch

Mã vạch UPC gồm 12 chữ số được ngăn cách bởi hai vạch mảnh ở giữa(hình 1.2) Bên phải và bên trái cũng có hai vạch mảnh như thế để xác định giớihạn của mã

Hình 1.2 Mã vạch UPC

Số đầu tiên bên trái xác định loại mã, 5 chữ số tiếp theo là mã của ngườisản xuất Mã sản xuất được khai báo và lưu trữ tại UPC Distribution Data Bank ởWashington Năm chữ số tiếp theo là mã sản phẩm và chữ số cuối cùng để kiểmtra lỗi

Mỗi quốc gia có chuẩn mã riêng Mỗi chữ số của mã được thể hiện bằng 7vạch, mỗi vạch có thể trắng hoặc in đen tương ứng với 1 bit Ký tự 7 bit được mã

Trang 12

hóa theo chuẩn ASCII cơ sở Hiện nay, trong thương mại trên toàn thế giới chủyếu áp dụng hai hệ thống mã số hàng hóa sau:

- Hệ thống UPC (Universal Product Code) là hệ thống thuộc quyền quản lýcủa Hội đồng mã thống nhất Mỹ UCC (Uniform Code Council, Inc) được sửdụng từ năm 1970 và hiện vẫn đang sử dụng ở Mỹ và Canada

- Hệ thống EAN (European Article Number) được thiết lập bởi các sáng lậpviên là 12 nước châu Âu với tên gọi ban đầu là Hội EAN (European ArticleNumbering Association) được sử dụng từ năm 1974 ở Châu Âu và sau đó pháttriển nhanh chóng , được áp dụng ở hầu hết các nước trên thế giới Chính vì lý donày nên từ năm 1977 EAN trở thành một tổ chức quốc tế với tên gọi EAN quốc

tế (EAN International)

Trong hệ thống mã số EAN cho sản phẩm bán lẻ có hai loại, một loại sửdụng có 13 con số (EAN-13) và loại kia sử dụng 8 con số (EAN-8)

Mã số EAN-13 gồm 13 con số có cấu tạo như sau : từ trái sang phải

+ Mã quốc gia : hai hoặc ba con số đầu

+ Mã doanh nghiệp : có thể gồm từ bốn, năm hoặc sáu con số

+ Mã mặt hàng : có thể là năm, bốn, hoặc ba con số tùy thuộc vào mãdoanh nghiệp

+ Số cuối cùng là số kiểm tra

Mã vạch thể hiện mã số EAN gọi là mã vạch EAN Trong mã vạch EAN,mỗi con số được thể hiện bằng hai vạch và hai khoảng trống theo ba phương ánkhác nhau (set A, B, C) Mỗi mã vạch hay khoảng trống có chiều rộng từ 1 đến 4môđun Như vậy mã vạch EAN thuộc loại mã đa chiều rộng, mỗi môđun cóchiều rộng tiêu chuẩn là 0.33 mm

Mã vạch EAN là loại mã vạch sử dụng riêng để thể hiện mã số EAN Mãvạch EAN có những tính chất sau :

+ Chỉ thể hiện các con số (từ 0 đến 9) với chiều dài cố định (13 đến 8 consố)

+ Là mã đa chiều rộng, tức là mỗi vạch (hay khoảng trống) có thể có chiềurộng từ 1 đến 4 môđun Do vậy, mật độ mã hóa cao nhưng độ tin cậy tương đốithấp, đòi hỏi có sự chú ý đặc biệt khi in mã

Trang 13

+ Mã vạch EAN có cấu tạo như sau: Kể từ bên trái, khu vực để trốngkhông ghi ký hiệu nào cả, ký hiệu bắt đầu, ký hiệu dãy số bên trái, ký hiệu phâncách, ký hiệu dãy số bên phải, số kiểm tra, ký hiệu kết thúc, sau đó là khoảngtrống bên phải Toàn bộ khu vực mã vạch EAN-13 tiêu chuẩn có chiều dài là37,29 mm và chiều cao là 25,93 mm.

+ Mã vạch EAN-8 có cấu tạo tương tự nhưng chỉ có chiều dài tiêu chuẩn

là 26,73mm và chiều cao là 21,31 mm

Mã EAN tương thích với UPC, cả hai không phụ thuộc vào chiều quét

Mã này gồm 1 (UPC) hoặc 2 (EAN) số prefix, 5 số ký hiệu của người sản xuất, 5

số ký hiệu sản phẩm và một số kiểm tra lỗi Bên trái được đánh dấu bằng (101),bên phải được đánh dấu (101), giữa phần phải và trái được ngăn bằng (01010)

Mã phía bên phải và bên trái được mã hóa khác nhau để máy quét nhận biết đượcchiều quét

Mã số bên phải có tổng các số 1 là chẵn và còn mã số bên trái có tổng các

số 1 là số lẻ Ta có bảng liệt kê mã UPC và EAN

Trang 14

Hình 1.3 Bộ mã UPC và EAN

Kiểm tra lỗi

Kiểm tra lỗi là con số thứ 12 cùng với 11 chữ số còn lại được cộng vớinhau để phát hiện lỗi Ví dụ mã EAN là 9780340606582 thì kết quả kiểm tra phải

là một số chia hết cho 10

Hình 1.4 Kiểm tra lỗia.Mã vạch b Tính kiểm tra lỗi

1.2.4 Một số mã thông dụng

a UPC-A hay EAN.UCC-12

Mã vạch UPC-A hay EAN-12 là loại mã vạch sử dụng phở biến ở Bắc Mỹ(Mỹ và Canada) cho đến nay, mặc dù từ ngày 1 tháng 1 năm 2005 người ta bắtđầu chuyển sang sử dụng EAN-13 để phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế Mã vạchUPC-A có thể tìm thấy trên rất nhiều chủng loại hàng hóa tiêu dùng trong cácsiêu thị hay cửa hàng cũng như trên sách, báo, tạp chí Do vậy đôi khi người tagọi chúng là “mã vạch UPC” Điều này thực ra không chính xác do các loại mãvạch UPC khác cũng tồn tại (chẳng hạn UPC-E, UPC bổ sung 2 số, UPC bổ sung

5 số v.v) UPC-A mã hóa dữ liệu là một chuỗi 11 số (có giá trị từ 0 đến 9) và cómột số kiểm tra ở cuối tạo ra một chuỗi số mã vạch hoàn chỉnh là 13 số Do vậymới có từ EAN.UCC-12

Trang 15

Một mã vạch UPC-A bao gồm các phần sau :

- Số hệ thống, nằm trong khoảng từ 0 đến 9 Ý nghĩa của các số này nằm trongbảng 1

- Mã nhà sản xuất: Gồm 5 số từ 00000 đến 99999 Việc cấp mã nhà sản xuất dohội đồng UCC cấp cho các công ty hay nhà sản xuất có mặt hàng sử dụng loại mãvạch UPC Tuy nhiên, trên thực tế không phải công ty hay nhà sản xuất nào cũng

có tới 100.000 mặt hàng nên UCC đã quyết định sử dụng mã nhà sản xuất dàihơn 5 số Mã này tên gọi đầy đủ của nó là “mã nhà sản xuất độ dài biến đổi”

(tiếng Anh: variable-length manufacturer code) Điều này đồng nghĩa với mã sản

phẩm bị hạn chế hơn

- Mã sản phẩm: Gồm 5 số từ 00000 đến 99999 Với việc áp dụng mã nhà sảnxuất dài hơn 5 số thì mã sản phẩm bị hạn chế Tuy nhiên, nếu một nhà sản xuấtnào đó có hơn 100.000 mặt hàng khác nhau thì họ có thể xin UCC cấp thêm mãnhà sản xuất khác

- Số kiểm tra, được tính như EAN-13 với bổ sung thêm một số 0 vào trước chuỗi

số của mã vạch UPC-A

Trang 16

Đặc trưng kỹ thuật

Như đã nói trên đây, thực tế UPC-A là một tập con của EAN-13 với số 0 dẫnđầu Ví dụ chuỗi số “123456789012” của UPC-A thực tế hoàn toàn đồng nhấtvới chuỗi số “0123456789012” của EAN-13 Do vậy, mọi quy tắc trong mã hóacủa UPC-A là các quy tắc mã hóa của EAN-13 ( tính số kiểm tra, các giá trị bitcủa các số được mã hóa cũng như của các vạch bảo vệ trái, phải, trung tâm )được áp dụng cho chuỗi : “0” + chuỗi UPC-A

In ấn

Tuy nhiên, việc in ấn hay thể hiện bên ngoài thì hơi khác một chút Người takhông in số 0 dẫn đầu như trong EAN-13 mà ở vị trí đó người ta in số hệ thống.Xem xét giá trị bit của các số được mã hóa theo EAN-13 ta thấy rằng mỗi số khi

mã hóa sẽ bao gồm 2 khoảng trắng và 2 vạch có độ rộng thay đổi ( nhưng tổng

độ rộng không đổi ) xen kẽ nhau (trắng-vạch-trắng-vạch - ở bên trái của các vạchbảo vệ trung tâm hoặc vạch-trắng-vạch-trắng - ở bên phải của các vạch bảo vệtrung tâm)

Trong khoảng giữa các vạch bảo vệ trái và bảo vệ trung tâm, người ta mã hóa

số hệ thống + 5 số mã nhà sản xuất, trong đó mã hóa của số hệ thống được in ra

có chiều cao như các vạch bảo vệ, các vạch của mã nhà sản xuất được in ngắnhơn lấy chỗ cho việc in các số của mã này Do vậy ở đầu của mã vạch UPC-Anói chung nhìn thấy có 4 vạch dài hơn các vạch thông thường

Trong khoảng giữa các vạch bảo vệ trung tâm và bảo vệ phải, người ta mãhóa mã sản phẩm + số kiểm tra, trong đó mã hóa của số kiểm tra được in ra cóchiều cao như các vạch bảo vệ, các vạch của mã sản phẩm được in ngắn hơn lấychỗ cho việc in các số của mã này Do vậy ở cuối của mã vạch UPC-A nói chungnhìn thấy có 4 vạch dài hơn các vạch thông thường Số kiểm tra được in bênngoài các vạch bảo vệ phải như trong hình minh họa

Trang 17

 Lấy tổng của các số ở vị trí chẵn (2, 4, 6, 8,10) được một số B.

 Lấy tổng (A + B) và xét tính chia hết cho 10 Nếu chia hết thì sốkiểm tra bằng 0 Nếu không chia hết (số dư khác 0) thì lấy phần bù(10- số dư) làm số kiểm tra

Quy tắc này phù hợp với quy tắc tính số kiểm tra của EAN-13 do sau khithêm số 0 vào đầu chuỗi UPC-A thì các vị trí chẵn của UPC-A đổi thành vị trí lẻcủa EAN-13 và ngược lại

b EAN-13 hay EAN.UCC-13

EAN-13 hay EAN.UCC-13 hoặc DUN-13 là một loại mã vạch trước đâythuộc quyền quản lý của Hệ thống đánh số sản phẩm châu Âu (The EuropeanArticle Numbering system, viết tắt: EAN), ngày nay thuộc quyền quản lý củaEAN-UCC Trước đây ở Mỹ người ta sử dụng một hệ thống đánh số sản phẩmcùng nguyên lý như EAN nhưng chỉ có 12 hoặc 8 số, gọi là Mã sản phẩm chung(tiếng Anh:Universal Product Code, viết tắt: UPC) Nhưng kể từ tháng 1 năm

2005, người Mỹ đã chuyển sang sử dụng EAN

Hệ thống đánh số sản phẩm Nhật Bản (The Japanese Article Numbering,viết tắt: JAN) là một phiên bản của EAN-13, điểm khác duy nhất là nó bắt đầu

với cụm số 49.

Gọi là EAN-13 vì trong chuỗi mã hóa của nó có đúng 13 số, trong đó sốcuối cùng là số kiểm tra Cũng giống như UPC (EAN.UCC-8 hay EAN.UCC-12), nó là loại mã vạch liên tục sử dụng 4 loại kích thước các vạch

Hình 1.6 EAN-13

 EAN-13 sử dụng 2 (hoặc 3) ký tự đầu tiên làm mã quốc gia hay mã loạihình sản phẩm (tồn kho, báo chí ) Các số này không thay đổi theo từngquốc gia và do tổ chức EAN quốc tế quy định Các loại mã vạch thuộc

Trang 18

UPC trên thực tế là một tập con của EAN-13 Các máy quét đọc được các

mã vạch EAN có thể đọc rất tốt các mã vạch UPC Tuy nhiên, các máyquét UPC không nhất thiết phải đọc được các mã vạch EAN

 Năm (nếu có 2 số chỉ mã quốc gia) hoặc bốn (nếu có 3 số chỉ mã quốc gia)chữ số tiếp theo chỉ mã của nhà sản xuất Các số này do tổ chức EAN tạiquốc gia mà mã EAN được in cấp cho nhà sản xuất với một lệ phí nhỏ

 Năm số tiếp theo đó là mã sản phẩm của nhà sản xuất, do nhà sản xuất tựđiều chỉnh Thông thường để dễ quản lý, người ta hay đánh mã sản phẩm

từ 00000 đến 99999 Như vậy có thể có tới 100.000 chủng loại sản phẩmkhác nhau đối với một nhà sản xuất

 Số cuối cùng là số kiểm tra, phụ thuộc vào 12 số trước nó

Quy tắc tính số kiểm tra

Số kiểm tra là số thứ 13 của EAN-13 Nó không phải là một số tùy ý mà phụthuộc vào 12 số đứng trước đó và được tính theo quy tắc sau:

 Lấy tổng tất cả các số ở vị trí lẻ (1,3,5,7,9,11) được một số A

 Lấy tổng tất cả các số ở vị trí chẵn (2,4,6,8,10,12) Tổng này nhân với 3được một số (B)

 Lấy tổng của A và B được số A+B

 Lấy phần dư trong phép chia của A+B cho 10, gọi là số x Nếu số dư nàybằng 0 thì số kiểm tra bằng 0, nếu nó khác 0 thì số kiểm tra là phần bù(10-x) của số dư đó

Số kiểm tra được thêm vào cuối chuỗi số có 12 chữ số ban đầu tạo ra chuỗi sốEAN-13 có 13 chữ số Tuy nhiên, trong thực tế sản xuất mã vạch, số này đã đượcthêm vào cuối chuỗi, nhưng các phần mềm in ấn mã vạch nên có phần kiểm tra lại sốnày trước khi in, nhằm tránh các sai lầm do sai sót dữ liệu

Cấu trúc mã vạch

Quy ước: Các bit có giá trị 1 được in bằng mực đen thành một đường thẳngđứng, các bit có giá trị 0 không được in (hoặc được in bằng mực trắng) thành mộtđường thẳng đứng có cùng độ rộng với bit có giá trị 1

Cấu trúc

Các vạch bảo vệ trái - 6 số kể từ số thứ hai đến số thứ bảy - các vạch bảo vệ

Trang 19

trung tâm - 5 số tiếp theo (8-12)- số kiểm tra - các vạch bảo vệ phải

Phía trước các vạch bảo vệ trái và phía sau các vạch bảo vệ phải luôn luôn cócác khoảng lặng trắng để tránh cho máy quét không bị đọc sai

Các vạch bảo vệ trái và phải có giá trị bit là 101 Các vạch bảo vệ trungtâm có giá trị bit là 01010

Cách in

Khi in ấn, các vạch bảo vệ này được in dài hơn so với các vạch của dữ liệu

về phía dưới Số đầu tiên được in bên ngoài và phía dưới của vạch bảo vệ trái.Sáu số tiếp theo được in phía dưới các vạch của chúng trong khoảng các vạchbảo vệ trái và các vạch bảo vệ trung tâm Sáu số cuối được in phía dưới các vạchcủa chúng trong khoảng các vạch bảo vệ trung tâm và các vạch bảo vệ phải.Chiều rộng của mã vạch quyết định mật độ in ấn cũng như khả năng đọc chuẩnxác cao hay thấp của máy quét Chiều cao của các vạch không ảnh hưởng đếnviệc này nhiều lắm Tuy nhiên, thông thường chiều cao của mã vạch được in với

độ rộng khoảng 1 đến 2,5 cm là chủ yếu

Công nghệ in ấn sử dụng hai phương pháp như sau:

- Sử dụng các true type font chữ đặc biệt tạo sẵn Các font chữ này thựcchất là tổ hợp các vectơ của các hình chữ nhật - được các nhà tạo font chữ bánvới giá khoảng 300 đến 500 USD một bộ Các font chữ này được lưu trữ dướidạng vectơ nên ít bị ảnh hưởng khi hiển thị trên màn hình máy tính cũng như khi

in ra

- Sử dụng các lệnh đồ họa trong các ngôn ngữ lập trình để vẽ các đườngthẳng Cách này đơn giản hơn nhưng khi hiển thị trên các thiết bị màn hình có độphân giải thấp bị ảnh hưởng nhiều (do các đường được vẽ theo đơn vị pixel - làkhá lớn so với độ rộng của các vạch) Tuy nhiên khi gửi lệnh in trực tiếp đến máy

in thì không bị ảnh hưởng nhiều do được in theo từng điểm in (dot)

d Một số loại mã khác

 Maxicode

Trang 21

chứ nó không nhất thiết phải là xuất xứ của sản phẩm.

Hình 1.8 Mã quốc gia

Trang 22

1.2.6 Chuẩn mã hàng hóa Việt Nam

Hình 1.9 Mẫu mã vạch theo tiêu chuẩn Việt Nam

- Để tạo thuận lợi và nâng cao năng suất, hiệu quả trong bán hàng và quản

lý kho người ta thường in trên hàng hoá một loại mã hiệu đặc biệt gọi là mã số

mã vạch của hàng hoá Mã số mã vạch của hàng hoá bao gồm hai phần: mã sốcủa hàng hoá và mã vạch là phần thể hiện mã số bằng vạch để cho máy đọc.Mã

số của hàng hoá là một dãy con số dùng để phân định hàng hoá, áp dụng trongquá trình luân chuyển hàng hoá từ người sản xuất, qua bán buôn, lưu kho, phânphối, bán lẻ tới người tiêu dùng Nếu thẻ căn cước giúp ta phân biệt người nàyvới người khác thì mã số hàng hoá là “thẻ căn cước” của hàng hoá, giúp ta phânbiệt được nhanh chóng và chính xác các loại hàng hoá khác nhau

Mã số của hàng hoá có các tính chất sau:

- Nó là con số duy nhất đặc trưng cho hàng hoá Mỗi loại hàng hoá đượcnhận diện bởi một dãy số và mỗi dãy số chỉ tương ứng với một loại hàng hoá

Trang 23

- Bản thân mã số chỉ là một dãy số đại diện cho hàng hoá, không liên quanđến đặc điểm của hàng hoá Nó không phải là số phân loại hay chất lượng củahàng hoá, trên mã số cũng không có giá cả của hàng hoá.

Để đảm bảo tính thống nhất và tính đơn nhất của mã số, mã quốc gia phải

do tổ chức mã số vật phẩm quốc tế cấp cho các quốc gia là thành viên của tổchức này Mã số quốc gia của Việt Nam là 893 Mã doanh nghiệp do tổ chức mã

số vật phẩm quốc gia cấp cho các nhà sản xuất là thành viên của họ ở Việt Nam,

mã doanh nghiệp do EAN-VN cấp cho các doanh nghiệp thành viên của mình

Mã mặt hàng do nhà sản xuất quy định cho hàng hoá của mình Nhà sản xuấtphải đảm bảo mỗi mặt hàng chỉ có một mã số, không được có bất kỳ sự nhầm lẫnnào Số kiểm tra C là một con số được tính dựa vào 12 con số trước đó, dùng đểkiểm tra việc ghi đúng những con số nói trên

Trang 24

1.3 Máy quét mã vạch

1.3.1 Cấu tạo cơ bản của máy quét barcode quang học

Một máy quét barcode quang học cơ bản và đầy đủ gồm 3 thành phần:

Bộ phận quét mã vạch: phát ra 1 chùm tia sáng vào ký hiệu mã vạch để

lấy thông tin

Bộ phận truyền tín hiệu: phát ra các xung điện tượng trưng cho các vạch

và các khoảng trống thu được từ bộ phận quét Thường bộ phận quét và bộphận truyền được tích hợp trên cùng 1 board mạch

Bộ phận giải mã: nhận tín hiệu xung điện từ bộ phận truyền và giải mã

theo dạng thức của loại mã vạch được lập trình sẵn trong bộ nhớ Nếu giải

mã thành công, 1 tiếng kêu “bíp” sẽ phát ra và tín hiệu được giải mã sẽxuất hiện trên màn hình của phần mềm đang sử dụng

1.3.2 Nguyên lý hoạt động của máy quét mã vạch quang học

Các máy quét barcode bắn ra 1 chùm tia sáng, thường là màu đỏ Nếu nórơi vào 1 vùng sáng, thì 1 con số 0 sẽ được đọc Còn nếu nó rơi vào 1 vùng tối,thì máy sẽ nhận dạng là con số 1 Như vậy, việc quét mã vạch sẽ phát ra 1 chuỗigồm những con số 0 và 1 Chuỗi này sẽ tượng trưng cho các ký tự hoặc ký số đãđược mã hoá và được truyền vào bộ giải mã Bộ giải mã có thể là phần cứng (bộphận giải mã) có firmware, hoặc cũng có thể là phần mềm được cài vào máy tính.Khi chuỗi 0 và 1 đưa vào bộ giải mã được nhận dạng là 1 loại mã vạch nào đó,thì nó sẽ được biên dịch thành mã số ban đầu và 1 tiếng “bíp” sẽ báo hiệu Cònbằng ngược lại thì máy sẽ không báo hiệu gì cả và không có mã số nào được hiểnthị vì tín hiệu thu được không nằm trong các loại mã vạch được lập trình sẵntrong firmware của phần cứng hoặc trong software của phần mềm

Thông thường hầu hết các loại barcode scanner có mặt trên thị trường đều

có sẵn bộ giải mã bên trong và ta không cần phải lập trình để giải mã mã vạch

Đặc điểm của scanner quang học là các vạch càng cao thì góc quét cànglớn và khả năng đọc mã vạch càng cao Vạch càng thấp thì chùm tia sáng đập vào

nó càng ít (tức góc quét càng thấp) và khả năng đọc mã vạch càng thấp

Trang 25

1.3.3 Phân loại mã quét mã vạch quang học

a Phân loại theo công nghệ

CCD Scanner:Các máy quét theo công nghệ CCD nói chung đáng tin cậy

và rất bền Khuyết điểm chủ yếu của nó là chỉ quét được mã vạch trên bềmặt phẳng với cự ly gần, không quét được mã vạch theo chiều cong nhưcác loại mã vạch dán trên chai, nhưng bù lại giá thành của CCD scanner rẻhơn nhiều so với loại laser scanner

Laser Scanner:

Các máy quét mã vạch dùng tia sáng laser cho ra tia sáng rất mạnh cắtngang bề mặt mã vạch Ưu điểm của các máy quét dùng tia laser là quét rất nhạy,chính xác, có thể quét mã vạch trên bề mặt cong và có khả năng quét tầm xa.Nhược điểm: không bền bằng máy quét CCD vì máy quét laser dùng mắt đọc tialaser Sau 1 thời gian đọc có giới hạn, mắt đọc có thể bị yếu đi sinh ra hiện tượng

“kén mã vạch” giống như hiện tượng kén đĩa của đầu đĩa hình và có thể bị hưhẳn

b Phân loại theo công dụng

Linear Barcode Scanner (Máy quét barcode tuyến tính hay 1-D):

Quét được các loại barcode 1-D thông dụng và 1 số không thông dụng.Thường đây là loại barcode cầm tay (handheld scanner) phát ra tia sáng thẳngnằm ngang Linear Scanner quét được bao nhiêu loại barcode 1-D cần phải tracứu ở sách hướng dẫn sử dụng, điều này có nghĩa là có 1 số loại ký hiệu barcode1-D mà máy không quét được

2-D Barcode Scanner (máy quét barcode 2-D):

Còn gọi là Barcode Imager là loại máy quét hay máy đọc mã vạch 2-Dnhư PDF-417, Data Matrix, MaxiCode, v.v và lẽ dĩ nhiên cũng có thể đọc đượccác loại mã vạch 1 chiều Barcode Imager có thể là loại cầm tay hoặc để bàn nhưtrong siêu thị thường dùng

Máy quét mã vạch 2-D dùng tia laser sau đó phản xạ bằng 1 hệ thống lăngkính để tạo thành 1 chùm sáng phủ trên mọi góc độ của ký hiệu mã vạch Chính

vì vậy, khi quét loại mã vạch 1-D bằng máy quét mã vạch 2D, ta có thể quét theobất cứ chiều nào cũng được, trong khi đó nếu dùng máy quét 1- D, ta phải bắn tia

Trang 26

sáng cắt ngang qua toàn bộ mã vạch Đó cũng là lý do các siêu thị lớn thườngchọn máy quét để bàn 2-D để quét tính tiền các món hàng cho mau lẹ.

c Phân loại theo cổng giao tiếp

Loại dùng cổng Keyboard (còn gọi là Keyboard Wedge):

Với cổng giao tiếp này, khi kết nối với máy tính, ta phải rút dây bàn phím

ra khỏi máy tính Sau đó ghim dây của scanner vào vị trí của bàn phím, rồi ghimdây của bàn phím vào đầu còn lại của dây scanner

Đặc điểm của máy quét mã vạch dùng cổng keyboard là sau khi được giải

mã, các tín hiệu sẽ theo cổng keyboard để hiển thị mã số ngay tại vị trí của connháy, tương tự như khi ta gõ mã số bằng bàn phím Do đó ta chỉ cần dùng 1 phầnmềm văn bản thông dụng như Nodepad, Word hay Excel cũng có thể quét được

mã vạch Thường các máy quét cầm tay hay sử dụng cổng Keyboard vì nó tiênlợi, dễ sử dụng và không cần driver gì cả

Loại dùng cổng RS-232

Máy quét mã vạch sử dụng giao diện RS-232 thường phải cung cấp thêm

1 nguồn điện 5VDC từ bên ngoài và phải dùng phần mềm đặc biệt kèm theo máy

để setup Loại RS-232 cũng sử dụng một chương trình giải mã mã vạch bên trongtuy nhiên ta không thu được tín hiệu dạng văn bản từ giao diện RS-232 Nếu sửdụng 1 máy quét qua cổng COM để quét mã vạch mà không có phần mềm gì đặcbiệt, ta chỉ nghe một tiếng “bíp” và không thu được gì cả Điều này làm chonhiều người lầm tưởng rằng máy chưa có phần mềm để giải mã mã vạch Nhưngthực ra là máy quét đã giải mã rồi (bởi thế mới có tiếng “bíp” phát ra) Vấn đề làtín hiệu thu được từ cổng COM không xuất ra được dưới dạng văn bản để có thểhiển thị được mã số Do đó trong trường hợp này, một chương trình chuyển đổitín hiệu sẽ được viết Nếu bạn là nhà lập trình thì đây chính là công đoạn mà bạncần phải thực hiện Thường các loại máy quét để bàn hay sử dụng cổng RS-232

Loại dùng cổng USB

Cũng giống như dùng cổng keyboard, máy quét mã vạch dùng cổng USBkhông cần dùng nguồn điện phụ trợ 5VDC từ bên ngoài, mà nguồn điện nàyđược lấy trực tiếp từ cổng nối USB với cường độ dòng điện lên đến 500mA.Dùng cổng USB có thể cắm thẳng thiết bị vào máy tính mà không cần phải

Trang 27

shutdown máy, tốc độ truyền dữ liệu nhanh và dữ liệu quét cũng có thể đưa thẳngvào các phần mềm văn bản thông dụng như trường hợp máy quét dùng cổngkeyboard.

d Phân loại theo cấu tạo

Dạng cầm tay (Handheld Scanner):

Dạng cầm tay thường được sử dụng trong các cửa hàng bán lẻ, trong nhàsách, dùng để kiểm tra khi in mã vạch Dạng cầm tay có cả 2 dạng là CCD

scanner và laser scanner và thường là loại tuyến tính Tuy nhiên cũng vẫn có dạng cầm tay 2-D có thể quét được mã vạch 2 chiều Đa số các loại handheld

scanner đều có kèm theo chân đứng và giá đỡ, do đó dạng cầm tay vẫn có thể đểbàn được như thường Dạng cầm tay là loại scanner rẻ tiền nhất trong số tất cảcác chủng loại barcode scanner

Hình 1.10 Máy quét mã vạch cầm tay

Dạng để quầy hay để bàn (In-counter Scanner):

Dạng để bàn là loại 2-D barcode scanner sử dụng chùm tia sáng laser quétvới tốc độ rất cao, có thể quét lên đến tốc độ 2000 scans/second Với tốc độ này,máy quét rất nhạy và có thể quét được các loại mã vạch kém chất lượng Dạng

máy quét để bàn thường được dùng trong các siêu thị hay các trung tâm thương

mại cỡ lớn Kết hợp với hệ thống POS tạo thành điểm bán hàng mang tínhchuyên nghiệp và hiện đại

Dạng Desktop (Desktop Scanner):

Là loại scanner nhỏ gọn được kết nối thường xuyên với máy vi tính giốngnhư là 1 thiết bị ngoại vi Dạng desktop thường chỉ quét được barcode 1-D và

được sử dùng cho các công việc văn phòng, các cơ quan hành chánh có nhu cầu

quét mã vạch trên giấy tờ tài liệu

Trang 28

Dạng không dây “Mẹ bồng con” (Wireless Scanner)

Tựa như loại điện thoại “mẹ bồng con”, loại máy này gồm 2 phần: 1 phầnnối với máy tính (coi như máy mẹ) và phần kia là scanner không dây sử dụng pinsạc Loại scanner này dùng để quét mã vạch trên các món hàng lớn mà ta khôngthể “bê” nó về quầy tính tiền được Thí dụ: quét mã vạch trên 1 cái “tủ lạnh”.Chắc chắn ta phải dùng loại scanner này vì ta không thể mang tủ lạnh đến quầytính tiền được

Hình 1.11 Máy quét mã vạch không dây

Dạng máy quét công nghiệp (Industrial Barcode Scanner)

Dạng máy quét công nghiệp dùng để kiểm tra hàng hoá sản xuất ngay tạiđầu ra của băng chuyền Từ đó biết được chính xác số lượng, mã mặt hàng củamỗi sản phẩm, tiết kiệm được nhân lực và thời gian dùng để kiểm tra sản phẩm.Dạng này có độ chính xác rất cao, được thiết kế treo giống như đèn sân khấu.Chùm tia sáng phát ra có miền quét rất sâu và phủ rộng, có thể quét cùng lúcnhiều loại mã vạch trong vùng phủ sáng Được sử dụng chủ yếu cho các khucông nghiệp, các xí nghiệp sản xuất hàng hoá trên băng chuyền Loại máy quétnày cũng có thể được bố trí trong kho như hình bên phải Khi đó mỗi 1 kiện hàngđược mang ra đều phải qua vùng phủ sáng của máy quét và do đó thông tin trênkiện hàng được ghi nhận Được sử dụng trong vận chuyển, giao nhận hàng

Trang 29

Hình1.12 Máy quét mã vạch công nghiệp

Dạng kéo thẻ (Barcode Slot Reader).

Dạng kéo thẻ mã vạch cùng với thẻ từ và thẻ thông minh được ứng dụngtrong công nghệ nhận dạng tự động như hệ thống access control dùng để mở cửa,

hệ thống time attendence dùng để chấm công, quản lý nhân sự Sự khác nhaugiữa 1 máy barcode slot reader và 1 máy quét barcode thông thường là ở chỗ khikéo thẻ mã vạch, mã số được đưa vào máy đọc sẽ tác động 1 hiệu ứng điện và cơhọc để làm mở cửa, mở khoá (access control), hoặc mã số được đưa vào 1 phầnmềm quản lý nhân sự nhằm mục đích chấm công, quản lý nhân viên

Hình 1.13 Máy quét mã vạch kéo thẻ

Trang 30

1.4 Máy in mã vạch

1.4.1 Nguyên lý hoạt động của máy in mã vạch

Máy in mã vạch là một loại máy in chuyên dụng, thường được kết nối vớimáy tính, như một thiết bị ngoại vi để in mã vạch Các máy in này thường được

hỗ trợ bằng phần mềm để người dùng lựa chọn kiểu dáng nhãn mã vạch, nộidung kèm theo, độ phân giải, loại và kích thước mã vạch cần in

Máy in mã vạch theo hai phương pháp: Sử dụng nhiệt trực tiếp tác độnglên giấy cảm nhiệt để tạo ra vệt in, hoặc dùng nhiệt làm nóng chảy sáp (wax)hoặc nhựa (resin) trên ruy băng (ribbon) để tạo ra vệt in Việc lựa chọn máy in

mã vạch thường phụ thuộc các yêu cầu về công suất in ấn, điều kiện làm việc của

máy in mã vạch, chất lượng mã vạch để phù hợp với mục đích sử dụng.

Trong công nghệ in truyền nhiệt, đầu in là một khối cố định gồm nhiềuđiểm nóng còn gọi là các phần tử in, còn giấy hoặc các vật liệu in thì di chuyển điqua đầu in trong quá trình in Để in được lên vật liệu in, máy in nhãn sử dụngmột loại mực đặc biệt gọi là mực nhiệt (thermal ink) Mực nhiệt được phủ trên 1lớp film rất mỏng gọi là lớp film nền (base film) Trong quá trình in, một mặt củabase film (không có mực) sẽ áp vào đầu in để nhận nhiệt lượng từ các phần tử in,còn mặt kia có phủ mực được áp sát vào vật liệu in Nhiệt lượng sẽ truyền từ cácphần tử in qua lớp base film để làm chảy mực ở phía bên kia và in lên vật liệu in

1.4.2 Một số loại máy in mã vạch

- Máy in mã vạch Tec của hãng Toshiba, tiêu biểu là loại máy thuộc

Series 570 Chức năng tự động nhận dạng ribbon, tự động chỉnh nhiệt độ.firmware sử dụng theo 3 cách: dùng các phím Toggle trên mặt máy, dùng phầnmềm và 1 phần dùng DIP switch bên trong thùng máy Máy in mã vạch Tecthuộc series 570 có các bộ phận cơ khí khá phức tạp, không có chức năng cânchỉnh đầu in, nhưng in rất tốt đối với loại ribbon wax/resin hoặc resin Nhiệt độcân chỉnh trong phạm vi từ 0-10 (level) Khi mất cấu hình phải chỉnh bằng chứcnăng threshold

Trang 31

Hình 1.14 Máy in mã vạch Tec

- Máy in mã vạch Zebra 105-SL của hãng Zebra, chức năng tự động

nhận dạng ribbon, tự động hoặc chỉnh bằng tay (manual) nhận dạng giấy Phần

cơ khí đơn giản, thay đầu in dễ dàng, cân chỉnh đầu in bằng lò xo áp lực Sử dụngfirmware theo 2 cách: bằng các phím toggle (setup đầy đủ) và bằng phần mềm(setup cơ bản) Máy in mã vạch Zebra 105-SL sử dụng tốt đối với hầu hết cácloại ribbon và các loại giấy nhãn (labels) Khi mất cấu hình phải cân chỉnh bằngchức năng manual calibration khá dễ dàng Nhiệt độ cân chỉnh trong phạm vi từ 0-30 (level), nhiệt độ chuẩn 12 (đối với máy mới)

Hình 1.15 Máy in mã vạch Zebra 105-SL

Trang 32

- Máy in mã vạch Sato CL-408e của hãng Sato, chức năng tự động nhận

dạng ribbon, tự động hoặc chỉnh bằng tay (manual) nhận dạng giấy Phần cơ khíđơn giản, thay đầu in dễ dàng nhưng chỉnh áp lực đầu in bằng cách trượt Firmware sử dụng theo 3 cách giống như Tec Khi mất cấu hình phải chỉnh bằngchức năng threshold level Trong điều kiện bình thường, máy Sato 408e cũng khá

dễ chịu, không kén mực, không kén giấy Nhiệt độ cân chỉnh từ 0 - 5 (level)

Hình 1.16 Máy in mã vạch Sato CL-408e

Trang 33

CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ

THÉP CUỘN BẰNG MÃ VẠCH

2.1 Thiết kế mã vạch trên access 2007 và phần mềm ActiveBarcode 5.58 Bilingual

- Cài đặt phần mềm ActiveBarcode 5.58 Bilingual

- Khởi động Access và tạo một cơ sỡ dữ liệu mới hoặc đã có dữ liệu màbạn muốn thêm một mã vạch

Hình 2.1 Tạo cơ sở dữ liệu AccessTrong đó có 2 trường là ID và Mavach với Mavach là khóa chính

Hình 2.2 Tạo khóa chính

Trang 34

-Tiếp theo tạo 1 “Report” mới

Hình 2.3 Tạo Report-Ở mục “Table Design” chọn “Design View”

Hình 2.4 Chuyển sang cửa sổ thiết kế-Chọn “Design” trên thanh công cụ Click vào nút “Insert ActiveXcontrol” từ hàng “Controls”

Trang 35

Hình 2.5 Kết nối Access với phần mềm Activebarcode

-Chọn “ActiveBarcode” ở đây và nhấn OK Bây giờ các đối tượng mãvạch sẽ hiện lên trong “report” của bạn Đây là 1 tiêu chuẩn của mã vạch EAN-

128

Hình 2.6 Biến đổi mã vạch theo yêu cầu-Bây giờ bạn có thể biến đổi mã vạch này Bạn có thể thay đổi loại, vănbản, màu sắc v.v Để làm điều này “click” vào bên trong các mã vạch bằng cáchnhấn chuột phải Một “pop up” sẽ hiện ra

-Chọn “ActiveBarcode-Object” và sau đó chọn tiếp “properties…” Cáchộp thoại của “ActiveBarcode” sẽ mở ra Ở đây bạn có thể biến đổi các mã vạchnhư bạn mong muốn Ví dụ bạn có thể thay đổi loại cho bất kỳ loại mã vạch nàođược hỗ trợ bởi “ActiveBarcode”: Codabar, Code 25 Industrial, Code 25 Interleaved,Code 39, Code 39 Extended, Code 93, Code 93 Extended, Code 128, Data Matrix,DUN-14, EAN-2, EAN-5, EAN-8, EAN-13, EAN-14, EAN-18, EAN-99, EAN 128,EAN-Velocity, GS1-128, GTIN, Identcode, ISBN-10, ISBN-13, ISBN-13 Dual,Bookland, ISSN, ISMN, ITF-14, JAN, Leitcode, MSI, NVE, PDF417, PostNet,PZN, Royal Mail SCC-14, SSCC-18, UCC-128, UPC-A and UPC-E…vv

Trang 36

-Bây giờ đóng chế độ “Design” và xem kết quả

Hình 2.7 Xem lại thiết kế

Trang 37

- Kết quả

Hình 2.8 Mã vạch sau khi thiết kế

Trang 38

2.2 Xây dựng chương trình quản lý thép cuộn bằng mã vạch 2.2.1 Xây dựng cơ sở dữ liệu mã vạch trên SQL server

- Mở chương trình Microsoft SQL Server Management Studio Express

- Thêm 1 Database với tên là Cosodulieu

- Thiết kế các trường và các kiểu dữ liệu như hình sau :

Hình 2.9 Tạo cơ sở dữ liệu trên SQL Server

- Trong đó trường Mavach là khóa chính (Primary Key)

- Sau đó ta nhập dữ liệu vào các bảng theo hình sau :

Hình 2.10 Nhập dữ liệu vào bảng

Trang 39

2.2.2 Xây dựng chương trình quản lý thép cuộn trên Visual C #

- Lưu đồ thuật toán

Thông báo

lỗi

Thông báo

thiếu k.lượng

Ngày đăng: 16/12/2017, 20:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[6]. Các website đã tham khảo tài liệu : http://masomavach.vnhttp://tailieu.vn Link
[1]. Phạm Hữu Khang, Lập trình hướng đối tượng C# 2005, Nhà xuất bản Lao động và xã hội, 2006 Khác
[2]. Nguyễn Mạnh Giang, Cấu trúc, lập trình, ghép nối và ứng dụng vi điều khiển, Nhà xuất bản Lao động và xã hội, 2005 Khác
[3]. Tống Văn On, Hoàng Đức Hải, Họ vi điều khiển 8051, Nhà xuất bản Lao động và xã hội, 2006 Khác
[4]. Nguyễn Trường Kha, Kỹ thuật điện tử và mạch điện kỹ thuật số, Nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2005 Khác
[5]. Đỗ Huy Giác, Phạm Đình Cường, Phân tích mạch điện tử, Nhà xuất bản Khoa học và kỹ thuật, 2004 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w