1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH SỮA

19 346 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 282,16 KB

Nội dung

1.Tổng quan về ngành sản xuất sữa Như chúng ta đã biết, sữa là nguồn dinh dưỡng có giá trị, phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai. Sữa cung cấp nhiều chất bổ dưỡng và năng lượng cần thiết cho quá trình hoạt động của cơ thể. Ngày nay, khi mức sống ngày được nâng cao thì các sản phẩm sữa ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam tạo điều kiện cho ngành sản xuất sữa ngày càng phát triển hơn.1.1. Trên thế giớiLượng sữa được sản xuất trên thế giới tăng 49% trong 3 thập kỷ qua, năm 1983 là 500 triệu tấn và năm 2013 là 747 triệu tấn.Theo tổ chức FAO, vào năm 2013 thì top 10 nước sản xuất sữa nhiều nhất trên thế giới lần lượt là India(18%), Mỹ(12%), Brazil và Trung Quốc(5%), Russian Federation và Germany (4%), France và NewZealand( 3%), Turkey và Pakistan (2%). Các nước này chiếm gần 60% lượng sữa của cả thế giới. Trong công nghiệp sản xuất sữa thì bơ và các sản phẩm từ bơ chiếm 23,1%, sữa tươi và các thức uống khác chiếm 42,9%, phô mai chiếm 25,2 %, sữa bột nguyên chất chiếm 3,7% và sữa bột tách kem chiếm 5,1%.(http:www.fao.orgresourcesinfographicsinfographicsdetailsenc273893)Ngành sản xuất sữa toàn cầu đang đối mặt với thách thức của việc nhu cầu sữa đang tăng với tốc độ nhanh trong thập kỷ tới. Trong thập kỷ qua việc buôn bán sữa bột trên toàn cầu khá ổn định, nhưng kể từ 2006 đã tăng tốc với mức 8% mỗi năm tính về khối lượng, do điều kiện thắt chặt hơn, nên thị trường vốn đã được thắt chặt. Thương mại trong năm 2011 tăng trưởng 10% .Tăng trưởng thương mại đã được đáp ứng bằng việc sản xuất sữa mạnh hơn và tăng trưởng xuất khẩu bởi các nhà xuất khẩu lớn, và việc đáp ứng cho giá cả đang cải thiện để trả cho người sản xuất.

Trang 1

BÀI TIỂU LUẬN : XỬ LÝ NƯỚC THẢI NGÀNH SỮA – Nhóm 6

1 Tổng quan về ngành sản xuất sữa

Như chúng ta đã biết, sữa là nguồn dinh dưỡng có giá trị, phù hợp với mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em, người lớn tuổi và phụ nữ mang thai Sữa cung cấp nhiều chất bổ dưỡng và năng lượng cần thiết cho quá trình hoạt động của cơ thể Ngày nay, khi mức sống ngày được nâng cao thì các sản phẩm sữa ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thế giới cũng như ở Việt Nam tạo điều kiện cho ngành sản xuất sữa ngày càng phát triển hơn

I.1 Trên thế giới

- Lượng sữa được sản xuất trên thế giới tăng 49% trong 3 thập kỷ qua, năm 1983 là

500 triệu tấn và năm 2013 là 747 triệu tấn

- Theo tổ chức FAO, vào năm 2013 thì top 10 nước sản xuất sữa nhiều nhất trên thế

giới lần lượt là India(18%), Mỹ(12%), Brazil và Trung Quốc(5%), Russian

Federation và Germany (4%), France và NewZealand( 3%), Turkey và Pakistan (2%) Các nước này chiếm gần 60% lượng sữa của cả thế giới Trong công nghiệp sản xuất sữa thì bơ và các sản phẩm từ bơ chiếm 23,1%, sữa tươi và các thức uống khác chiếm 42,9%, phô mai chiếm 25,2 %, sữa bột nguyên chất chiếm 3,7% và sữa bột tách kem chiếm 5,1%

(http://www.fao.org/resources/infographics/infographics-details/en/c/273893/)

- Ngành sản xuất sữa toàn cầu đang đối mặt với thách thức của việc nhu cầu sữa

đang tăng với tốc độ nhanh trong thập kỷ tới Trong thập kỷ qua việc buôn bán sữa bột trên toàn cầu khá ổn định, nhưng kể từ 2006 đã tăng tốc với mức 8% mỗi năm tính về khối lượng, do điều kiện thắt chặt hơn, nên thị trường vốn đã được thắt chặt Thương mại trong năm 2011 tăng trưởng 10% Tăng trưởng thương mại đã được đáp ứng bằng việc sản xuất sữa mạnh hơn và tăng trưởng xuất khẩu bởi các nhà xuất khẩu lớn, và việc đáp ứng cho giá cả đang cải thiện để trả cho người sản xuất

Trang 2

Biểu đồ: Diễn biến nhu cầu xuất khẩu sữa thế giới (ngàn tấn) từ năm 2001-2012.

Ghi chu: Infant Powder (Bột sữa trẻ con), Whey Powder (Bột váng sữa), SMP - Skim

milk Powder (Bột sữa nghèo bơ); WMP - Whole milk powder - (Bột sữa toàn phần)

Biểu đồ: Diễn biến nhập khẩu sữa bột ở một số quốc gia (ngàn tấn) từ năm 2001-2012

- Theo OECD - FAO cho đến năm 2020 sản lượng sữa dự kiến của toàn cầu sẽ tăng

ở mức 2% mỗi năm

- Cơ hội cho sự tăng trưởng nhu cầu về sữa ở các nước đang phát triển là đáng kể Tại đô thị do tăng di cư sẽ đẩy tăng trưởng nhu cầu sữa nhanh hơn ở một số vùng khác, vì dân chúng làm việc tại thành phố sẽ kiếm được nhiều tiền hơn và vì thế sẽ tìm kiếm một chế độ dinh dưỡng tốt hơn và đa dạng trong bữa ăn của họ

- Sự tăng trưởng mạnh mẽ dự kiến trong nền kinh tế châu Á và các nước Đông Bắc Phi (MENA) sẽ tạo cơ hội lớn nhất cho việc mở rộng thị trường sữa Ngành sữa

Trang 3

cũng sẽ được hình thành như là một yếu tố quan trọng trong việc tạo nên bữa ăn giàu protein ở các khu vực này

- Các hợp tác xã lớn mong đợi tăng trưởng mạnh mẽ từ các nhà cung cấp cạnh tranh của họ Trong năm 2012 Rabobank đưa ra dự báo dự kiến có thêm 9 tỷ lít sữa có

từ EU từ năm 2010 đến năm 2016

I.2 Việt Nam

- Cũng như các ngành công nghiệp khác, trong những năm gần đây, ngành công nghiệp chế biến sữa của Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ Các sản phẩm sữa được sản xuất tại Việt Nam được bày bán và tiêu thụ khắp nơi Chương trình phát triển sữa còn gắn liền với các chương trình dinh dưỡng học đường, chương trình chống suy dinh dưỡng, cải thiện chiều cao của người Việt Nam…

- Sữa và các sản phẩm từ sữa đã gần gũi hơn với người dân Nếu trước những năm

1990 chỉ có 1-2 nhà sản xuất, phân phối sữa, chủ yếu là sữa đặc và sữa bột( nhập ngoại) thì hiện nay, thị trường sữa Việt Nam đã tăng lên 72 doanh nghiệp

- Ngành sản xuất chế biến sữa gồm : sữa chua, sữa bột, sữa đặc, sữa nước, kem, phô mai

Nguồn: Euromonitor International, VPBS

Trang 4

- Trong nhiều năm trở lại đây, nhu cầu sử dụng sữa tại Việt Nam tăng lên đáng kể Theo Thống kê từ Hiệp hội Thức ăn gia súc Việt Nam, nhu cầu sữa tươi nguyên liệu tăng khoảng 61% , từ 500 triệu lít (năm 2010) lên đến 805 triệu lít (năm 2015) Các nhà chuyên môn đánh giá rằng tiềm năng phát triển của thị trường sữa tại Việt Nam vẫn còn rất lớn

- Là một quốc gia đông dân và mức tăng dân số cao khoảng 1.2%/năm, thị trường sữa tại Việt Nam có tiềm năng lớn Tỷ lệ tăng trưởng GDP 6-8%/năm, thu nhập bình quân đầu người tăng 14.2%/năm, kết hợp với xu thế cải thiện thiện sức khỏe

và tầm vóc của người Việt Nam khiến cho nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm sữa luôn giữ mức tăng trưởng cao Năm 2010, trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ khoảng 15 lít sữa/năm, 18 lít sữa/năm vào năm 2013 và năm 2014 là 19 - 20 lít sữa/người/năm Dự báo đến năm 2020, con số này sẽ tăng gần gấp đôi, lên đến 28 lít sữa/năm/người Trong những năm tới, ngành sữa vẫn có tiềm năng lớn khi nhu cầu tiêu thụ được dự báo tăng trưởng 9%/năm

Nguồn: Euromonitor International, VPBS

- Theo đánh giá của Euromonitor International, Công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu, năm 2014 doanh thu ngành sữa Việt Nam đạt 75.000 tỷ đồng, tăng trưởng 20% và năm 2015 ước đạt 92.000 tỷ đồng, tăng trưởng 23%

Trang 5

Nguồn: Euromonitor International, VPBS

- Được biết, hai mảng chính dẫn dắt sự tăng trưởng của ngành sữa trong nước là 2 mặt hàng đóng vai trò quan trọng nhất gồm sữa nước và sữa bột với tổng giá trị thị trường là 74%

- Khi có điều kiện khai thác nguyên liệu tại chỗ, ngành công nghiệp chế biến sữa của Việt Nam sẽ có đủ các điều kiện thuận lợi để phát triển hơn nữa

- Bên cạnh những đóng góp đáng kể về mặt kinh tế và là những sản phẩm dinh dưỡng cần thiết cho cuộc sống của con người, công nghiệp chế biến sữa còn tạo ra nhiều chất thải làm ô nhiễm môi trường sống tự nhiên của chúng ta

- Nhiều nhà máy không chú trọng và đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải đã gây ra

ô nhiễm môi trường trầm trọng cho những khu vực xung quanh Điều này thúc đẩy đầu tư, lựa chọn, áp dụng kỹ thuật xử lý chất thải phù hợp để hạn chế và loại trừ các tác động xấu đến môi trường xung quanh

(http://baocongthuong.com.vn/nganh-sua-2014-mot-nam-ngot-ngao.html)

2 Áp lực trong ngành sản xuất sữa

2.1 Các áp lực từ môi trường vĩ mô trong ngành sản xuất và chế biến sữa 2.1.1 Từ các yếu tố kinh tế

Đối với các doanh nghiệp nói chung cũng như đối với ngành sản xuất và chế biến sữa của Việt Nam nói riêng yếu tố kinh tế luôn là yếu tố đầu tiên quan trọng nhất trong việc kinh

Trang 6

doanh của doanh nghiệp Dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê (GSO), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam năm 2014 tính theo giá hiện hành đạt 3.937.856 tỷ đồng, tương đương 184 tỷ USD, tính theo tỷ giá của Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước vào ngày 31/12/2014 là 21.400 đồng/USD.Dựa trên quy mô dân số 90,73 triệu người của năm

2014 (cũng theo số liệu do GSO công bố), GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm

2014 đạt 2.028 USD, tương đương 169 USD/tháng Đây là mức sống thấp ,nên chỉ một

bộ phận dân cư có thu nhập khá mới tiêu dùng sữa thường xuyên

2.1.2 Từ các yếu tố chính trị pháp luật

Việc ổn định chính trị hay ra quyết định các chính sách trong vấn đề kinh doanh của doanh nghiệp sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Ở Việt Nam chính sách của nhà nước về nhập khẩu sữa trong những năm qua chưa thúc đẩy được phát triển sữa nội địa Trước hết do giá sữa nhập khẩu tăng trong khi sản lượng sữa sản xuất chỉ đáp ứng 20-22% nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy Mặt khác nhà nước tham gia vào ngành sữa với sự góp mặt của rất nhiều cơ quan,các kênh cung cấp dịch vụ trùng lặp và mối quan hệ cực kỳ phức tạp của các bên tham gia Điều này dẫn đến một môi trường không thuận lợi cho sự phát triển hợp tác giữa khu vực nhà nước và tư nhân trong ngành sữa Ngoài ra sự chồng chéo giữa chức năng quản lý nhà nước và hoạt động thương mại cũng là một nguy cơ bóp chết sự tham gia của khu vực tư nhân vào việc cung cấp đầu vào và việc cung cấp dịch vụ trong ngành sữa

2.1.3 Từ các yếu tố văn hóa xã hội và dân cư

Văn hóa cũng là một yếu tố cần nói đến Trong kinh doanh cần có văn hóa đẻ ứng xử thỏa đáng với khách hàng

2.1.4 Từ các yếu tố công nghệ

Công nghệ là yế tố quan trọng trong việc sản xuất một doanh nghiệp nếu muốn cạnh tranh được với đối thủ thì cần có dây chuyền sản xuất tốt , trang bị hiên đại sẽ giúp doanh nghiệp giảm đi chi phí sản xuất , nâng cao chất lượng sản phẩm ,tăng sản lượng sản xuất 2.1.5 Từ các yếu tố tự nhiên

Sự biến động của các yếu tố tự nhiên tác động gián tiếp đến ngành sản xuất và kinh doanh sữa ở Việt Nam thông qua tác động lên đàn bò sữa được chăn nuôi tại các nông trại trong nước

2.1.6 Từ các yếu tố toàn cầu hóa

Trang 7

Toàn cầu hoá là điều kiện tạo ra 1 thị trường chung cho các doanh nghiệp được tự do thông thương buôn bán, là cơ hội cạnh tranh mang tính quốc tế.Các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh sữa ở trong nước sẽ không chỉ cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với các thương hiệu khác trên Thế giới Đây chính là điều kiện để cải tạo, hoàn thiện sản phẩm và cũng đồng thời là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong nước

do sản phẩm nước ngoài đa dạng hơn và có nhiều ưu điểm hơn

2.2 Các yếu tố vi mô

2.2.1 Áp lực cạnh tranh từ khách hàng

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp tới sự hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.Khánh hàng của doanh nghiệp bao gồm người tiêu dùng và các nhà phân phối sản phẩm của doanh nghiệp Khách hàng luôn tạo ra áp lực về giá cả, chất lượng sản phẩm, dịch vụ đi theo của doanh nghiệp

Áp lực từ khách hàng và nhà phân phối thể hiện ở những điểm sau:

-Vị thế mặc cả: khách hàng có thể so sánh sản phẩm cùng loại của nhiều công để từ đó tạo áp lực về giá đối với nhà sản xuất

-Số lượng người mua: ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu

-Thông tin mà người mua có được

-Tính đặc trưng của nhãn hiệu hàng hóa

-Tính nhạy cảm đối với giá

-Sự khác biệt hóa sản phẩm

-Mức độ tập trung của khách hàng trong ngành

-Mức độ sẵn có của hàng hóa thay thế

-Động cơ của khách hàng

 Cả nhà phân phối lẫn người tiêu dùng đếu có vị thế cao trong quá trình điều khiển cạnh tranh từ các quyết định mua hàng của họ

2.2.2 Áp lực cạnh tranh từ các sản phẩm thay thế

Ngày nay, các sản phẩm có khả năng thay thế này ngày càng phong phú và đa dạng với chất lượng khá tốt mà giá cả lại tương đối rẻ hơn Đó là thức uống thay thế sữa và những thức uống trung gian như sữa đậu nành, các loại nước hoa quả, các thức uống được chế

Trang 8

biến từ các loại ngũ cốc ; hay các sản phẩm có thể cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết như sữa và các sản phẩm từ sữa mà giá cả lại tương đối rẻ và dễ thay đổi khẩu vị như bánh mỳ, nước cam, đậu hạt, cá mòi

Các yếu tố cạch tranh của sản phẩm thay thế thể hiện :

- Giá cả

- Chất lượng

- Văn hóa

- Thị hiếu

2.2.3 Áp lực cạnh tranh từ nhà cung cấp

Hiện quy mô nhà cung câp sữa trong nước hiện nay còn nhỏ lẻ và chỉ đáp ứng được 20% nguyên liệu đầu vào cho ngành sữa đến 80% nguồn nguyên liệu nhập ngoại từ các nước

Úc, Newziland, Mĩ, Ấn Độ…

2.2.4 Áp lực cạnh tranh trong nội bộ ngành

Doanh nghiệp cạnh tranh nhau để dành giật thị trường , bằng cách đưa ra những chiến dịch cho sản phẩm của mình: quảng cáo, khuyến mại, chính sách ưu đại dành cho nhà phân phối…

2.2.5 Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn

Các đối thủ tiềm ẩn chính là các doanh nghiệp hiện chưa tham gia vào ngành nhưng có thể ảnh hưởng đến ngành trong tương lai

Đối thủ tiềm năng ít hay nhiều,áp lực họ gây ra cho ngành mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố sau sức hấp dẫn của ngành và các rào cản xâm nhập ngành

 Sức hấp dẫn của ngành:

-Ngành chế biến sữa hiện đang là ngành có tỉ suất lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng cao và được đánh giá là thị trường nhiều tiềm năng

-Có thể duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới do mức độ tiêu thụ sữa bình quân đầu người ở Việt Nam hiện đang ở mức thấp

 Các rào cản xâm nhập ngành như

-Vốn

- Khoa học kỹ thuật

Trang 9

-Hệ thống thương mai bao gồm hệ thống phân phối,hệ thống khách hàng, thương hiệu -Các nguồn lực mang tính đặc thụ như bằng sáng, nguyên vật liệu bị hạn chế, nguồn nhân lực, tính bảo hộ của nhà nước…

3 Ảnh hưởng của sản xuất sữa tới môi trường.

Sản xuất sữa ảnh hưởng tới môi trường chủ yếu do nước thải

Nếu loại trừ nước thải sinh hoạt,thành phần gây ô nhiễm chính trong quá trình sản xuất sữa là sữa và các sản phẩm từ sữa với hàm lượng BOD, COD,SS, chất béo rất cao

Sữa cũng chứa cả nito phôt pho là thức ăn cho thực vật gây nên phú dưỡng nguồn nước Các nhà máy chế biến sữa thường nằm gần hoặc trong khu vực dân cư, chưa có hệ thống

xử lý nước thải sản xuất do đó nước thải sản xuất chưa qua xử lý được trộn lẫn với nước thải sinh hoạt trước khi đi vào hệ thống cống thoát chung, gây ô nhiễm môi trường cho các khu vực xung quanh

4 Hiện trạng quản lý nước thải ngành sản xuất sữa.

Công cụ luật pháp và chính sách

 Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn chất lượng nước theo QCVN 40:2011 BTNMT

 Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B (TCVN5945 – 2005) TCVN5945-2005 Nước thải công nghiệp – tiêu chuẩn thải quy định giá trị giới hạn các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong sản xuất công nghiệp Tiêu chuẩn nước thải loại B TCVN5945 - 2005

Trang 10

Công cụ kinh tế

Nộp phí xả thải theo Nghị định số 25/2013/NĐ-CP về phí bảo vệ môi trường (BVMT) đối với nước thải

Công cụ kỹ thuật quản lý

 Kiểm soát và giám sát chất lượng môi trường nước

 Nâng cao kết cấu hạ tầng

 Quan trắc môi trường:

 Đánh giá chất lượng môi trường

 Cảnh báo nguy cơ ô nhiễm môi trường

 Xây dựng cơ sở dữ liệu chất lượng môi trường nước

 Các nhà máy sản xuất sữa hầu hết đều có hệ thống xử lý nước thải trước khi thải

ra môi trường nước thải qua hệ thống cống được tập trung tại bể gom nước thải để

xử lý

Ví dụ : nhà máy sữa Nghệ An thuộc Công ty Cổ phần Sữa VN (Vinamilk) được trang bị hệ thống xử lý nước thải của Singapore công suất xử lý 500 m3/ngày ( nguồn cualo.vn )

 Tuy nhiên có nhiều nhà máy không chú trọng và đầu tư cho hệ thống xử lý nước thải

Ví dụ : nhà máy sữa Thống Nhất, trực thuộc công ty cổ phần sữa Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh không xử lý nước thải mà thải trực tiếp ra kênh Bình Thái

Trang 11

(nguồn: tinvancanbiet.blogspot.com ; vfs.vn)

 Có rất nhiều công ty môi trường xử lý nước thải ngành sản xuất sữa như :công ty môi trường thái an, công ty môi trường etc, công ty môi trường ngọc lân, công ty môi trường xuyên việt …

trong đó công ty môi trường etc việt nam là đơn vị xử lý nước thải chế biến sữa số

1 tại việt nam

Công cụ phụ trợ

- Nâng cao nhận thức của cán bộ và công nhân trong các nhà máy, công ty sản xuất

sữa

- Nâng cao nhận thức của người tiêu dung.

II CÁC ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI NGÀNH SẢN XUẤT SỮA

1 Nguồn gốc nước thải

Nước thải ngành chế biến sữa nói chung là sự pha loãng của sữa và các sản phẩm từ sữa

do sự rơi vãi từ các công đoạn chế biến,hoặc do sự rò rỉ đượ phép của thiết bị công

nghệ,cùng với các hóa chất tẩy rửa,dầu mỡ dùng để vệ sinh thiết bị cũng như các dụng

cụ lưu trữ…

Dựa vào quy trình công nghệ sản xuất sữa,ta thấy nước thải chung của nhà máy sữa bao gồm :

 Nước thải sản xuất :

Ngày đăng: 16/12/2017, 14:49

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w