1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

DSpace at VNU: So sánh chế định giao kết hợp động theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ

6 219 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 298,69 KB

Nội dung

Trên cơ sở đánh giá những điểm khác và tương đồng giữa pháp luật hai nước về chế định này, nhận xét và đưa ra quan điểm bình luận về tính tiến bộ và khả thi của mỗi quy định khác nhau, k

Trang 1

So sánh chế định giao kết hợp động theo pháp

luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ

Nguyễn Thị Mai Hương

Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 50

Người hướng dẫn: TS Ngô Huy Cương

Năm bảo vệ: 2009

Abstract:Nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến giao kết hợp đồng, các quy định của hai nước

về các điều kiện và trình tự giao kết hợp đồng và các nội dung khác có liên quan chặt chẽ đến quá trình giao kết hợp đồng như hình thức và nội dung của hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Trên cơ sở đánh giá những điểm khác và tương đồng giữa pháp luật hai nước về chế định này, nhận xét và đưa ra quan điểm bình luận về tính tiến bộ và khả thi của mỗi quy định khác nhau, kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng

Keywords: Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam; Pháp luật Hoa Kỳ; Hợp tác quốc tế

Content:

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong nền kinh tế thị trường, xu hướng hội nhập mọi mặt kinh tế - xã hội đã làm phát triển các giao dịch với quy mô ngày càng mở rộng và tính chất phức tạp, đa dạng Các giao dịch thể hiện dưới hình thức hợp đồng ngày càng phố biến không chỉ trong phạm vi quốc gia mà còn

mở rộng ra khỏi khu vực và thế giới Pháp luật Hợp đồng Việt Nam đã và đang được hoàn thiện

để phù hợp và đáp ứng với nhu cầu điều chỉnh các giao dịch đó Sự phát triển của luật hợp đồng

ở Việt Nam đã thể hiện sự cố gắng và nỗ lực của nền lập pháp Việt Nam trên cơ sở kế thừa những thành tựu đạt được trong lịch sử phát triển về luật hợp đồng ở Việt Nam cũng như là kết quả tiếp thu những giá trị tiến bộ của luật hợp đồng một số nước trên thế giới Chế định hợp đồng là một chế định trọng tâm và chủ yếu trong hệ thống các chế định của pháp luật dân

Trang 2

sự Việt Nam Việc xác lập quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng là cơ sở cho sự điều chỉnh của luật về hợp đồng Chính vì vậy, tác giả nhận thấy các quy định về giao kết hợp đồng là cơ sở quan trọng cho việc hình thành và phát triển các quan hệ hợp đồng Trong phạm vi nghiên cứu của chương trình đào tạo cao học, tác giả chọn đề tài “So sánh chế định giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ” vì những lý do sau đây:

Thứ nhất, khi bắt đầu được tìm hiểu các quy định về giao kết hợp đồng trong Bộ luật dân

sự Việt Nam năm 2005, tác giả đã thực sự cảm thấy quan tâm và nghĩ đến việc nghiên cứu đi sâu tìm hiểu các quy định về giao kết hợp đồng ở Việt Nam

Thứ hai, sự hiểu biết và kinh nghiệm của tác giả về giao kết hợp đồng ở Việt Nam chưa vững vàng nhưng trong thực tiễn tác giả thấy hàng ngày, hàng giờ biết bao giao dịch được diễn

ra mà cũng chưa thể hình dung hết được tính phức tạp chúng khi được điều chỉnh theo các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

Thứ ba, việc chọn đề tài “So sánh chế định giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ” sẽ là cơ hội tốt nhất giúp tác giả nghiên cứu sâu hơn về chế định giao kết hơp đồng của Việt Nam trên cơ sở đối chiếu, so sánh với pháp luật Hoa Kỳ về các quy định tương ứng và các quy định khác biệt Việc tìm hiểu pháp luật Hoa Kỳ sẽ giúp tác giả hiểu biết sâu sắc hơn về đặc trưng của hệ thống pháp luật của nước này cũng như pháp luật thông lệ về hợp đồng Đặc biệt, tác giả nghĩ rằng sau khi nghiên cứu sẽ mang lại cho tác giả vốn kiến thức về ngoại ngữ

và có thể nói đây cũng chính là một trong những mục tiêu mà tác giả muốn phấn đấu để có được phương tiện nghiên cứu và thực hành nghề luật một cách tốt hơn

2 Tình hình nghiên cứu về so sánh chế định giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ

Đề tài nghiên cứu “so sánh chế định giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ” theo tác giả là một đề tài mới nhưng đang là xu hướng nghiên cứu chung của ngành khoa học pháp lý Hiện nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu mang tính chất so sánh trên cơ sở lý luận cơ bản của môn học luật so sánh mới được đưa vào Việt Nam trong những năm gần đây Đã có một số công trình nghiên cứu so sánh pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa

Kỳ, trong đó có lĩnh vực hợp đồng và có giá trị khoa học trong nghiên cứu và phát triển luật học,

Trang 3

đầu tiên phải kể đến sách tham khảo “Tìm hiểu pháp luật Hoa Kỳ trong điều kiện Việt Nam hội

nhập kinh tế khu vực và thế giới” do TS Phạm Duy Nghĩa (2001) cùng một số nhà khoa học khác

viết (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội) Vấn đề pháp luật hợp đồng theo pháp luật Hoa Kỳ được nghiên cứu và so sánh với pháp luật Việt Nam, qua đó thấy được đặc trưng cơ bản của giao kết hợp đồng theo pháp luật Hoa Kỳ Ngoài ra, một số luận án, bài viết, một số sách và giáo trình khi viết về giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam có so sánh với pháp luật các nước trong đó có Hoa Kỳ, như luận án tiến sỹ luật học của Nguyễn Vũ Hoàng (2008) với đề tài “Pháp luật Việt

Nam về giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài” hoặc sách “Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam” của TS Nguyễn Ngọc Khánh (2007), NXB Tư

pháp, Hà Nội…v.v Tuy nhiên, với phạm vi so sánh rộng hoặc chỉ dừng lại ở một số quy định tiêu biểu nên hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào chuyên sâu về so sánh giữa Việt Nam và Hoa Kỳ về giao kết hợp đồng Đồng thời, tác giả thấy một số phân tích so sánh về giao kết hợp đồng chưa rõ ràng hoặc còn chung chung Như vậy, để có cái nhìn tổng quan và chuyên sâu hơn về chế định giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam với pháp luật Hoa Kỳ, tác giả hy vọng rằng bằng công sức đóng góp của mình sẽ giải quyết được những vấn đề còn bỏ ngỏ trên

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Như tác giả đã trình bày, mục tiêu để có cái nhìn tổng quan và cụ thể hơn về chế định giao kết hợp đồng của pháp luật Việt Nam trên cơ sở nghiên cứu so sánh pháp luật của Hoa Kỳ, nhận diện những mặt tiến bộ và phù hợp của pháp luật Việt Nam để tiếp tục duy trì và phát huy, đồng thời kiến nghị, đề xuất các điểm mới tiến bộ theo pháp luật Hoa Kỳ và vận dụng một cách phù hợp trong điều kiện pháp luật Việt Nam hiện nay

Với mục tiêu như trên, tác giả tập trung nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến giao kết hợp đồng, các quy định của hai nước về các điều kiện và trình tự giao kết hợp đồng và các nội dung khác có liên quan chặt chẽ đến quá trình giao kết hợp đồng như hình thức và nội dung của hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng Trên cơ sở đánh giá những điểm khác và tương đồng giữa pháp luật hai nước về chế định này, nhận xét và đưa ra quan điểm bình luận về tính tiến bộ và khả thi của mỗi quy định khác nhau, tác giả kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giao kết hợp đồng Với mục đích và phạm vi nghiên cứu trên, tác giả quyết tâm đi sâu nghiên cứu bằng hết khả năng của mình Tuy nhiên, vì lần đầu tiên tác

Trang 4

giả tiếp cận nghiên cứu theo một hướng mới còn khó khăn, trong khi điều kiện về thời gian

và trình độ còn hạn chế, nên luận văn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, bất cập và hạn chế Chính vì vậy, tác giả rất mong nhận được mọi ý kiến phê bình và đóng góp của các chuyên gia

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1 Bộ luật dân sự năm Việt Nam năm 2005

2 Bộ luật lao động Việt Nam

3 Ts Ngô Huy Cương (2008), “Tự do ý chí và sự tiếp cận tự do ý chí trong pháp luật Việt Nam

hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp (115)

4 TS Đỗ Văn Đại (2009), Luật Hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận bản án, Nhà

xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội

5 Phạm Hoàng Giang (2007), “Ảnh hưởng của điều kiện hình thức hợp đồng đến hiệu lực hợp

đồng”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật (03), tr 47

6 Học viện Tư pháp (2007), Giáo trình luật dân sự, NXB Công an nhân dân, Hà Nội

7 TS Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam,

NXB Tư pháp, Hà Nội

8 PGS.TS Hoàng Thế Liên (2009), Bình luật khoa học Bộ luật dân sự năm 2005, tập II, phần thứ ba: Nghĩa vụ dân sự và hợp đồng dân sự, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

9 Luật thương mại Việt Nam năm 2005

10 Luật giao dịch điện tử năm 2005

11 TS Lê Đình Nghị (2009), Giáo trình Luật Dân sự Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam,

Hà Nội

12 TS Phạm Duy Nghĩa (2001), Tìm hiểu pháp luật Hoa Kỳ trong điều kiện Việt Nam hội

nhập kinh tế khu vực và thế giới, NXB Chính trị Quốc gia, Hà nội

13 GS.TS Nguyễn Thị Mơ (2006), Cẩm nang pháp luật về giao kết hợp đồng điện tử, NXB,

Lao động – xã hội, Hà Nội

14 PGS.TS Phạm Như Phát (2008), Giáo trình luật kinh tế, NXB Thống kê, Hà Nội

Trang 5

15 ThS Đinh Thị Mai Phương (2005), Thống nhất Luật Hợp đồng ở Việt Nam, NXB Hà

Nội

16 Phạm Thái Việt (1993), Những quy định chung của luật hợp đồng ở Pháp, Đức, Anh, Mỹ

(bản dịch), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội

17 Rene David (2003), Những hệ thống pháp luật chính trong thế giới đương đại NXB

Thành phố Hồ Chí Minh

Tiếng Anh

18 Bryan A Gorner (1990), Black ’ s law Dictionary, West publishing Co 7 th Edition, DeLuxe

19 E.Allan Farnsworth (1991), United States Contract law, Transnational Juris Publications,

Inc, New York

20 Gordon W.Brown, Paul A.Sukys (2001), Business law with UCC applications, 10th

edition, Glencoe Mcgraw-Hill, New York

21 G.H Treitel (1975), The law of contract, London Steven & Sons, fourth edition, London

22 Samuel Willistion (1957), A treaties on the law of contracts, Vol 8 3d ed, Welter H.E

Jeager

23 The American Law Institute - UCC 2007 Edition (Official Text with Comments)

24 The American Law Institute (1981), the statement (second) of contracts

Các trang web:

25 http://en.wikipedia.org/wiki/Offer_and_acceptance

26 www.lexinter.net

27 http://vietnamese.vietnam.usembassy.gov/

Ngày đăng: 15/12/2017, 11:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w