George D. Zgourides, Bác Sĩ. Christie S. Zgourides, Thạc Sĩ. Dịch viên: Nguyễn Hồng Trang
Các Mối Quan Hệ Yêu Đương George D. Zgourides, Bác Sĩ. Christie S. Zgourides, Thạc Sĩ. Dịch viên: Nguyễn Hồng Trang Trong chương này, chúng tôi trình bày những học thuyết và sự đa dạng của tình yêu, bóc trần những chuyện hoang đường phổ biến về tình yêu, và khám phá nguyên nhân bắt đầu và kết thúc cuả tình yêu. Chúng tôi cũng trình bày một số nguyên tắc cơ bản để có hiệu quả giữa các cá nhân. TÌNH YÊU Một trong những vấn đề cố hữu liên quan đến việc định nghĩa tình yêu là có rất nhiều loại tình yêu: tình yêu của cha mẹ dành cho con cái, tình yêu giữa những người bạn, tình yêu lãng mạn của trai gái -- tất cả chúng có điểm chung vì đều là các quan hệ yêu thương, nhưng yêu ở đây là theo rất nhiều cách khác nhau. Người Hy Lạp cổ sử dụng nhiều từ khác nhau để phân biệt sự đa dạng của tình yêu agape là từ dùng để chỉ tình yêu vị tha, không ích kỷ; eros là từ dùng để chỉ tình yêu lãng mạn và mang tính tình dục; philia là từ dùng để chỉ tình yêu bạn bè; pragma là từ dùng để chỉ tình yêu lý trí; và storge là từ dùng để chỉ tình yêu trìu mến. Đối với người Hy Lạp, một từ không đủ để chỉ sự đa dạng của tình yêu. Không còn nghi ngờ gì nữa, những người nói tiếng Anh cảm thấy khó khăn để giải thích tình yêu bằng việc sử dụng chỉ một từ để miêu tả sự phúc tạp và nhiều mẩu của tình yêu. Nói rằng đặc trưng của tình yêu là cảm giác vui sướng mãnh liệt trong một mối quan hệ, đặc biệt khi có sự xuất hiện của đối tượng được yêu liệu có đủ không? Đó mới chỉ là điểm bắt đầu thôi. Tình yêu còn là hành động, khao khát, sự liên quan, niềm tin v.v. -- danh sách này còn kéo dài dài. Tuy nhiên, dù có ở dạng nào đi nữa thì tình yêu cũng gồm một hoặc hơn, ba nhân tố căn bản sau: sự thân mật (gần gũi), sự đam mê (hưng phấn), và sự quyết định/ràng buộc (nghĩa vụ và sự liên tục). Tất cả sự đa dạng của tình yêu liên quan đến những pha trộn khác nhau của các yếu tố này. Nói đến tình yêu cần phải liệt kê ít nhất một vài chuyện hoang đường mang tính xã hội. Trong cuốn sách Tình Dục Không Có Tội (1966)20 của mình, Albert Ellis đã trình bày một số quan niệm sai lầm phổ biến: • Tình yêu là một điều bí ẩn và không ai biết nó là cái gì. • Có tồn tại cái gọi là tình yêu "chân chính" hay "thực sự". • Khó có thể nói được khi nào thì một người yêu. • Tình yêu và hôn nhân luôn đi cùng với nhau. • Một người chỉ có thể yêu duy nhất một người ở một thời điểm. • Khi một người yêu một người, người đó sẽ không có ham muốn tình dục với bất kỳ người nào khác mà người đó không yêu. • Một người yêu người được yêu của mình sẽ yêu mãi mãi hay yêu suốt đời.(trang 153-157) Nhiều người tin rằng những điều này và những quan niệm tương tự thường gây hại cho mối quan hệ của họ. Phụ nữ trẻ, những người tin rằng có cái gọi là tình yêu "thực sự" có thể sẽ thất vọng với những cuộc hẹn đủ loại trong khi đợi "Chàng hoàng tử quyến rũ" đến gõ cửa nhà mình. Tuy nhiên, trong cuộc sống thật sự, chàng hoàng tử sẽ không bao giờ xuất hiện, còn cô ấy thì dể lỡ rất nhiều cơ hội gặp gỡ và hẹn hò với nhiều chàng trai trẻ khác, những người mặc dù có sai lầm và không hoàn hảo, nhưng có thể sẽ là người chồng yêu thương suốt đời của cô ta. Cuộc sống tình yêu của cô phải trải qua đau khổ vì cô cứ chọn cách giữ nguyên những kỳ vọng vô lý liên quan đến việc tình yêu lãng mạn là phải như thế này; không còn nghi ngờ gì nữa, đó chính là kết quả của niềm tin hoang đường phổ biến và những khuôn mẫu về tình yêu. Suy Nghĩ Cá nhân Bạn đã nhận được những thông điệp gì khi còn bé liên quan đến việc yêu thương bản thân mình và người khác? Những thông điệp đó giúp ích hay cản trở khả năng yêu thương của bạn? Những người nào trong cuộc sống của bạn, giúp bạn hình thành nên thái độ về tình yêu? Đâu là những điều hoang đường về tình yêu mà bạn tin hay bạn biết người khác tin? CÁC HỌC THUYẾT VỀ TÌNH YÊU Trước thập niên 70, chỉ có một vài nhà khoa học nghiên cứu về bản chất của tình yêu lãng mạn. Thượng nghị sĩ William Proxmire (người đã được trao giải "Huân Chương Hiệp Sĩ Vàng" vì "làm tốn" ngân quỹ liên bang cho việc ngiên cứu tình yêu lãng mạn cho hai nhà tâm lý học Ellen Berscheid và Elaine Hatfield năm 1977), nhà tâm lý và xã hội học, hiện tại đang theo đuổi và nghiên cứu chủ đề này. Bên cạnh mục đích hiểu hơn về một trong những lĩnh vực quan trọng của con người, các nhà nghiên cứu còn hy vọng sẽ phát hiện ra cách hạn chế những bất hạnh về tình cảm xuất hiện ở nhiều mối quan hệ. Bất chấp "Giải thưởng Hiệp Sĩ Vàng" của thượng nghị sĩ Proxmire thì hai nhà nghiên cứu Berscheid và Hatfield đã khám phá ra được điều gì về tình yêu lãng mạn? Về căn bản, họ đã tìm ra được sự phân biệt hữu ích giữa tình yêu say đắm vàtình yêu thương. Tình yêu say đắm gồm các cảm giác mãnh liệt, ám ảnh, và tương tư, đây là lý do tại sao mọi người thường sử dụng những từ như "mối tình trẻ con", "yêu điên dại," và "phải lòng" khi nói về tình yêu say đắm. Tình yêu thương là tình cảm nồng ấm, trìu mến, thân mật, gắn bó và ràng buộc. Berscheid và Hatfield đã khám phá ra các trải nghiệm và hưng phấn tình cảm, sinh lý của một người với người khác trước khi yêu. Có nghĩa là khi một người gán cho hưng phấn sinh lý/tâm lý của họ cái mác tình yêu lãng mạn, thì anh ta hay cô ta xây dựng các cảm xúc yêu thương hướng tới người kia. Những khám phá của các nhà nghiên cứu này có thể giải thích, ít nhất là một phần, lý do tại sao các cá nhân có cùng trải nghiệm mạnh liệt về tình cảm (dễ chịu hoặc không dễ chịu) lại rất có khả năng sẽ yêu nhau. Một học thuyết ban đầu về tình yêu gây được sự chú ý của cộng đồng các chuyên gia là học thuyết bánh xe tình yêu của Ira Reiss. Theo Reiss, tình yêu tăng lên khi sự giao tiếp, tự bộc lộ mình, và sự phụ thuộc lẫn nhau tăng lên, và khi nhu cầu cá nhân của cả hai người được đáp ứng. Tình yêu giảm đi khi sự giao tiếp và phụ thuộc giảm đi, liên lạc bị phá vỡ và các nhu cầu không được đáp ứng. Các chuyên gia khác cho rằng con người phải học cách yêu. Khả năng yêu và xây dựng những mối quan hệ yêu đương bị ảnh hưởng rất lớn bởi học vấn và những trải nghiệm trong quá khứ của các cá nhân. Những người có trải nghiệm yêu thương và trìu mến khi còn bé có xu hướng trải qua những điều tương tự như vậy trong các mối quan hệ bạn bè và các mối quan hệ khác khi lớn lên. Thậm chí cách mà trẻ em được nuôi dưỡng và hòa nhập với xã hội cũng quyết định cách nhìn và cách tiếp cận của trẻ với tình yêu và quan hệ yêu đương. Sự hòa nhập xã hội không những giúp ích trong việc truyền dẫn những giá trị và thái độ lành mạnh cho trẻ mà nó còn duy trì các khuôn mẫu lành mạnh về tình dục và tình yêu. Suy Nghĩ Cá nhân Đâu là những ảnh hưởng trong cuộc sống mà những ảnh hưởng đó giúp bạn học cách yêu thương người khác? Gần đây, các nhà tình dục học đã rất quan tâm đến học thuyết tam giác tình yêu của Robert Sternberg (1986)21. Sternberg cho rằng tình yêu bao gồm 3 yếu tố cơ bản: sự đam mê, sự quyết định/ràng buộc, và sự thân mật. Đam mê là từ dùng để nói đến những cảm giác mạnh liên quan đến sự hưng phấn sinh lý và tình trạng bị kích thích (đặc biệt là những cảm giác liên quan đến tình dục) xuất hiện trong một quan hệ yêu đương. Sự quyết định/ràng buộc là từ dùng để chỉ quyết định yêu và duy trì quan hệ đó. Sự thân mật là từ dùng để chỉ sự gần gũi và cảm giác ấm áp trong mối quan hệ yêu đương, nó cũng bao gồm mong muốn được tự bộc lộ và giúp đỡ người yêu. Con người thể hiện sự thân mật theo ba cách: (1) thân mật về mặt thể chất, liên quan đến việc cho và nhận cảm xúc yêu thương, bao gồm cả hoạt động tình dục; (2) thân mật về mặt tâm lý, liên quan đến việc chia sẽ những suy nghĩ và cảm giác; và (3) thân mật về mặt xã hội, liên quan đến những người bạn chung và hưởng thụ cùng loại giải trí. Những sự đa dạng của tình yêu, được miêu tả dưới đây, bao gồm các cấp độ khác nhau của những yếu tố này. Ví dụ, tình yêu lãng mạn thường liên quan đến sự đam mê và thân mật, nhưng không có sự ràng buộc. Suy Nghĩ Cá nhân Thân mật có nghĩa như thế nào với bạn? Bạn thể hiện sự thân mật trong cuộc sống như thế nào? CÁC DẠNG TÌNH YÊU Ba yếu tố của tình yêu - sự đam mê, thân mật, và quyết định/ràng buộc - kết hợp với nhau theo nhiều cách khác nhau tạo nên sự đa dạng của tình yêu. Đó là không yêu, tình bạn, si đắm, tình-yêu-trống-rỗng (empty love), tình yêu lãng mạn, tình yêu ngu ngốc, tình-yêu-tình-bạn, và tình yêu tuyệt vời. Không yêu Dạng đầu tiên của tình yêu là không yêu chút nào hết. Không yêu là không có đam mê, sự thân mật hay ràng buộc. Rất nhiều mối quan hệ, chẳng hạn như những mối quan hệ quen biết thông thường, mang bản chất không yêu. Tình bạn Dạng tình yêu đầu tiên mà hầu hết mọi người bắt gặp ngoài gia đình của họ là tình bạn hay sự ưa thích, đặc điểm của loại tình cảm này là sự thân mật nhưng không có niềm đam mê hay sự rằng buộc. Nói cách khác, có sự hiện diện của sự gần gũi và nồng ấm nhưng không có cảm giác hưng phấn đam mê và tình dục. Những người bạn thường cùng đi chơi, cùng ở với nhau, có cùng mối quan tâm và thường tương đồng về trình độ. Qua thời gian, bạn bè có thể thân thiết với nhau hơn và tình bạn phát triển sâu đậm hơn. Sự si đắm Dạng tình yêu này thường chỉ gồm mỗi yếu tố đam mê. Người bị si đắm thường có các cảm giác mạnh, mong mỏi người kia, liên tục nghĩ đến anh ta hay cô ta, "sùng bái" anh ta hay cô ta. Sự âu yếm, vui vẻ, chán nản, lo lắng, căng thẳng, ham muốn tình dục, tất cả cũng thể có xuất hiện ở tình yêu này. Tình yêu si đắm còn được gọi là “tình yêu trẻ con” hay “yêu từ cái nhìn đầu tiên,” tình yêu si đắm thường là tình yêu nông cạn và nó có thể kết thúc đột ngột như khi nó bắt đầu. Những người yêu nhau có thể chuyển từ tình yêu si đắm sang dạng tình yêu ràng buộc hơn. Tình-yêu-trống-rỗng (empty love) Tình yêu ràng buộc thiếu đi sự đam mê và thân mật được gọi là tình-yêu-trống-rỗng (empty love). Đây là dạng tình yêu có thể được thấy ở những cuộc hôn nhân đã kéo dài hàng thập kỷ mà những cuộc hôn nhân này uể oải, trì trệ, thiếu sự vận động và phát triển. Có lẽ những cặp vợ chồng đó đã từng say đắm và thân mật với nhau trong quá khứ, nhưng những cảm giác đó đã chết từ lâu rồi. Tất cả những gì còn lại đối với hai vợ chồng chỉ là sự ràng buộc phải ở với nhau. Nếu như ở những nước Phương Tây, tình-yêu-trống-rỗng (empty love) thường là sự chấm dứt của một mối quan hệ lãng mạn, thì ở những nước khác, chẳng hạn như những nước mà hôn nhân có sự sắp đặt, thì kiều tình yêu này lại là điểm bắt đầu của một quan hệ dài lâu. Tình yêu Lãng mạn Tình yêu lãng mạn là loại tình yêu có cả sự đam mê lẫn thân mật, nhưng nó không có sự ràng buộc. Nó cũng giống với tình yêu si đắm, trừ điểm hai người yêu nhau có sự thân mật, gần gũi về mặt thể xác cũng như tinh thần. Một chuyện tình bắt đầu từ kỳ nghỉ hè là ví dụ cho loại tình yêu này. Nó thật mãnh liệt và say mê, nhưng nó cũng nhanh chóng kết thúc khi mỗi người đi một đường. Tình yêu Ngu ngốc Một ví dụ về Tình yêu Ngu ngốc là kiểu tình yêu như một cơn lốc, tán tỉnh theo kiểu các sao ở Hollywood. Hai người gặp nhau. Một tuần sau đó họ đính hôn. Một tháng sau đó họ kết hôn. Dạng tình yêu này có sự đam mê và ràng buộc nhưng không có sự thân mật. Mối quan hệ theo kiểu tình yêu ngu ngốc hiếm khi kéo dài. Tình-yêu-tình-bạn Tình-yêu-tình-bạn bao gồm cả sự thân mật lẫn ràng buộc, nhưng nó thiếu sự đam mê. Một mối quan hệ lâu dài mà sự đam mê đã hết là một ví dụ tiêu biểu cho dạng tình yêu này. Một dạng khác của tình yêu này là tình bạn dài lâu và đặc biệt. Tình yêu Tuyệt vời Tình yêu bao gồm cả ba yếu tố - đam mê, sự thân mật và ràng buộc - được gọi là tình yêu tuyệt vời, có nghĩa là tình yêu “trọn vẹn”. Dạng tình yêu này là tình yêu hết lòng, không ích kỷ và thường gắn với những quan hệ lãng mạn. Khi mọi người nói về việc tìm kiếm tình yêu “lý tưởng”, là họ thường nói đến tình yêu tuyệt vời. Thật không may, như Sternberg nói, xây dựng tình yêu tuyệt vời cũng giống như với việc làm giảm cân: Bắt đầu thì dễ nhưng duy trì lâu dài thì khó hơn rất nhiều. SỰ BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC: TIẾN TRÌNH CỦA TÌNH YÊU LÃNG MẠN Hầu hết những người yêu nhau sẽ nói với bạn rằng tình yêu lãng mạn thay đổi theo thời gian. Dạng tiêu biểu của quan hệ lãng mạn bắt đầu bằng sự đam mê bỏng cháy, nguội dần trong một thời gian tương đối ngắn. Tuy nhiên, các yếu tố quan trọng khác của tình yêu lại phát triển qua thời gian. Mặc dù sự đam mê lên đến đỉnh điểm sớm, suy giảm nhanh, nhưng sự thân mật và ràng buộc lại tiếp tục phát triển dần dần qua quan hệ lâu dài. Có rất nhiều điều xảy ra sau khi bắt đầu một mối quan hệ. Tại sao mọi người yêu nhau ở lần gặp đầu tiên? Tại sao họ lại hết yêu? Hai vợ chồng có thể làm gì để khiến cho cuộc hôn nhân của họ kéo dài? Tại sao các mối quan hệ lãng mạn lại bắt đầu? Giải thích tại sao con người yêu cũng khó như việc định nghĩa tình yêu vậy. Không chỉ các nhà nghiên cứu thấy khó, mà hầu hết những người yêu nhau cũng không thể giải thích được. Khi được hỏi tại sao họ yêu một ai đó, mọi người thường có cùng một số dạng trả lời cũ rích. (Ví dụ như “Vì cô ấy xinh”, hay “Vì anh ấy hiểu biết”). Nghiên cứu đã đưa ra một số hiểu biết sâu sắc, lý thú về việc tại sao con người yêu. Nó cho thấy yếu tố đóng vai trò chủ yếu trong quá trình này là sự hấp dẫn giữa các cá nhân với nhau, hay ý nghĩa của sự hấp dẫn chung giữa hai người. Các quá trình chính xác mà bởi đó hai người trở nên hấp dẫn và yêu nhau vẫn chưa được hiểu hoàn toàn, nhưng có vẻ như nó có liên quan đến đặc điểm cá nhân và các yếu tố tương tác. Hầu hết mọi người đều có ý thức về cái mà họ đang tìm kiếm ở một người yêu lãng mạn tiềm năng hay người bạn đời. Có nghĩa là họ có những quan niệm nhận thức trước liên quan đến những phẩm chất hay các đặc điểm mà người yêu “lý tưởng” của họ nên có. Những thuộc tính đáng ao ước có thể khác nhau từ việc phải có khiếu hài hước đến việc phải giàu có hay có nước da rám nắng – đó thực sự là vấn đề liên quan đến sự lựa chọn cá nhân. Cần nhớ rằng định nghĩa về đặc điểm đáng ao ước giữa những người, những nền văn hóa và thời đại khác nhau là khác nhau. Hiện nay, người Mỹ nói chung đánh giá cao sự mỏng manh, thon thả, đặc biệt đối với phụ nữ. Nhưng đối với những người Pháp ở thế kỷ 16 thì phụ nữ đẫy đà lại đại diện cho chuẩn mực của cái đẹp và đáng được ao ước. Thậm chí ngày nay, nhiều xã hội không phải xã hội phương Tây vẫn coi những phụ nữ to béo hấp dẫn hơn những phụ nữ bé nhỏ. Người Mỹ nói chung đánh giá cao các đặc điểm cá nhân nào? Một lần nữa, nó cũng còn tùy sự lựa chọn của từng người, tuy nhiên cũng có thể thấy một số kiểu mẫu chung. Đầu tiên, có sự khác biệt giữa hai giới khi nói về những đặc điểm đáng được mong ước đối với những gắn bó mang tính lãng mạn, mặc dù những khác biệt này là ít hơn so với những gì một người lúc đầu có thể nghĩ. Nam giới Mỹ có xu hướng đánh giá những hấp dẫn hình thể cao hơn phụ nữ, còn phụ nữ có xu hướng đánh giá khả năng kiếm tiền cao hơn nam giới. Thứ hai, cả hai giới đều xếp những đặc điểm khác (ví dụ như lòng tốt, sự hiểu biết và thông minh) cao hơn những đặc điểm về hình thức và tiền bạc khi họ muốn tạo lập những quan hệ lâu dài. Còn đối với những mối quan hệ mang tính tình dục thông thường thì sự hấp dẫn về hình thể có vẻ như là đặc điểm được khao khát nhiều nhất đối với cả hai giới. Suy Nghĩ Cá nhân Điều gì ở người bạn đời tương lai của bạn khiến bạn thấy hấp dẫn? Bạn sẽ làm thế nào để khiến cho người khác biết bạn thấy họ hấp dẫn? Một số nhân tố quan trọng đối với việc khởi đầu một mối quan hệ có thể đúng với người này nhưng không đúng với người khác. Thay vào đó, nó liên quan đến những gì xảy ra giữa hai người và cách mà họ tương tác với nhau. Những nhân tố tương tác phổ biến nhất là sự gần gũi, sự hiểu biết, sự tương đồng, sự công bằng, và sự tự bộc lộ. Sự gần gũi, hay việc ở cùng một nơi tại cùng một thời điểm, chắc chắn là một trong những yếu tố tương tác quan trọng nhất. Hãy thử nghĩ xem sẽ khó khăn như thế nào đối với hai người để họ trở nên bị hấp dẫn và yêu nhau nếu như họ không bao giờ cùng gặp nhau ở một nơi nào đó. Tất nhiên, sự gần gũi trong tương tác không phải sẽ đảm bảo chắc chắn cho việc hai người sẽ hấp dẫn nhau, nhưng rõ ràng là nó có giúp đỡ việc đó xảy ra. Ví dụ, việc sống trong cùng một tầng ở khu chung cư hay căn hộ làm tăng khả năng giao tiếp xã hội, nhưng nó không đảm bảo là chuyện sẽ diễn ra theo chiều hướng tích cực. Liên quan đến sự gần gũi là sự hiểu biết, từ này dùng để chỉ mức độ giao tiếp thường xuyên giữa hai người và việc họ bắt đầu trở nên hiểu về nhau. Cả sự gần gũi lẫn hiểu biết đều rất cần thiết đối với sự xuất hiện của việc bị hấp dẫn lẫn nhau, nhưng nó cũng không đảm bảo rằng việc đó sẽ xảy ra. Bởi vì hai người làm cùng với nhau ở một văn phòng không có nghĩa là quan hệ của họ sẽ nhất thiết trở thành cái gì khác ngoài quan hệ quen biết thông thường. Một nhân tố quan trọng khác đối với việc hấp dẫn giữa cá nhân với nhau là sự tương đồng, hay mức độ mà cả hai người cùng có chung những đặc điểm như hình thể, cảm xúc, quan điểm và xã hội. Những câu thành ngữ dường như đưa đến cho chúng ta các thông điệp mâu thuẫn với nhau liên quan đến sự tương đồng: “Trái dấu thì hút nhau” và “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”. Câu nào là đúng? Các nhà khoa học xã hội chắc chắn sẽ ủng hộ câu sau; trên thực tế, những cặp vợ chồng sống với nhau lâu bền có xu hướng giống nhau về mặt nhân khẩu học liên quan đến tuổi tác, trình độ học vấn, sự thông minh, tầng lớp xã hội, chủng tộc, tôn giáo và sức khỏe thể chất. Họ cũng có xu hướng tương đồng về thái độ, tính khí, nhân cách và sự hấp dẫn hình thể. Tại sao giống nhau lại hấp dẫn? Có thể giải thích rằng sự tương đồng giữa hai người là sự khẳng định và đảm bảo cho việc tự nhận thức và quan điểm của họ đối với người khác và đối với thế giới. Có thể nói rằng “những người giống nhau” tìm thấy sự công nhận liên ứng, hay sự ủng hộ lẫn nhau đối với thái độ và hành vi ứng xử. Một giải thích nữa liên quan đến việc tìm kiếm người yêu “lý tưởng”. Đặc biệt, khi chờ đợi hay tìm kiếm một người đặc biệt, con người thường đưa ra những tính cách mà họ ngưỡng mộ nhất – nó giống với tính cách của chính họ. Những người khác bị hấp dẫn bởi cả “sự tương đồng” lẫn “trái ngược”, có lẽ ở một chừng mực nào đó họ hy vọng sự tương đồng sẽ khẳng định những đặc điểm tích cực của họ, trong khi đó sự trái ngược là để bù đắp cho những thiếu sót trong nhân cách của họ. (TQ hiệu đính: 1. Mỗi người đều có 2 tính trái ngược nhau trong chính mình. Tính tò mò và tính an phận. Với tính tò mò, con người muốn tìm hiểu cái gì mới, cái gì khác lạ. Tính an phận, con người muốn tiến đến sự tương đồng để chung sống an phận. 2. Ở xã hội đa phần như Hoa Kỳ, khi các nhà nghiên cứu nhìn vào các cặp vợ chồng sống hạnh phúc không ly dị sau mấy chục năm, họ thấy rằng trong các cặp sống hạnh phúc đó, họ có những mẫu số chung. Càng có nhiều mẫu số chung, càng ít cơ hội mâu thuẫn và sẽ ít hơn tỷ lệ ly dị. 3. Trở lại vấn đề Việt Nam, lời dạy “môn đăng hậu đối” tính ra có lý trong sự nghiên cứu về yêu đương. “Môn đăng hậu đối” đây cần phải hiểu từ quan điểm rộng hơn, như tương đồng về tư tưởng, văn hoá, giáo dục và tài chánh. Tài chánh – giàu nghèo – chỉ là một biến số trong các yếu tố của sự tương đồng.) Sự bình đẳng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành sự hấp dẫn giữa cá nhân với nhau. Một quan hệ bình đẳng là một quan hệ mà ở đó không có ai là người thống trị cả -- cả hai đều hưởng lợi từ sự đóng góp của họ đối với mối quan hệ đó. Những người ở trong mối quan bình đẳng tin rằng những lợi ích họ thu được từ mối quan hệ có giá trị hơn nhiều so với những phí tổn liên quan. (TQ hiệu đính: sự bình đẳng đây không nhất thiết là sự bình đẳng tuyệt đối, như “anh rữa chén, tôi quét nhà.” Bình đẳng tuyệt đối đôi khi dẫn đến sự so đo và ganh tỵ. Có những kinh tế gia, điển hình như kinh tế gia Nobel Gary Becker đã nghiên cứu rằng, khi hai bên cảm thấy rằng có lợi từ cuộc hôn nhân nhiều hơn hại, thì họ chung sống với nhau hạnh phúc. Ví dụ, bà có lợi khi ông chồng biết sữa xe ô-tô, và ông có lợi khi có bà lo cơm nước. Hai bên đều có lợi trong cuộc giao dịch “hôn nhân”. Bình đẳng theo lợi thế so sánh (comparative advantage) là điều mà kinh tế gia nghiên cứu.) Nhân tố cuối cùng, sự tự bộc lộ, hay chia sẻ những thông tin thân mật, cá nhân, là cơ sở hình thành nên sự tin tưởng lẫn nhau trong tất cả các mối quan hệ thân mật. Theo như học thuyết thâm nhập xã hội, sự hấp dẫn và sự tự bộc lộ tăng lên khi mối quan hệ phát triển. Đặc biệt, những người mới gặp nhau lần đầu thường mới chỉ chia sẻ những thông tin bề mặt của bản thân. Tuy nhiên, cùng với thời gian, họ dần dần tiết lộ nhiều hơn, có thể là bởi vì sự hấp dẫn và thoải mái với người kia tăng lên. Càng bộc lộ nhiều ở giai đoạn đầu của mối quan hệ thường làm tăng sự hài lòng và mối quan hệ rất có thể sẽ lâu bền. Suy Nghĩ Cá nhân Đâu là những ý kiến ủng hộ và phản đối thái độ cho rằng “tình yêu có thể vượt qua tất cả” khi bắt đầu một mối quan hệ yêu đương? Tại sao các mối quan hệ lãng mạn lại chấm dứt Hiện nay, có khoảng 50% trong số những cuộc hôn nhân ở Mỹ kết thúc bằng việc ly dị, thời gian chung sống trung bình của các cặp vợ chồng ly hôn này là vào khoảng 7 năm. Còn đối với những cặp vợ chồng còn chung sống, hạnh phúc trong hôn nhân chưa hẳn đã là yếu tố chủ yếu. Tại sao các cuộc hôn nhân lại tan vỡ, và liệu vợ và chồng có thể làm gì để khiến cho quan hệ của họ phát triển? Khi thảo luận về sự tan vỡ và ly hôn, hãy nhớ rằng không có mối quan hệ nào giống mối quan hệ nào. Và cũng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tan vỡ cũng giống như sự đa dạng của các mối quan hệ. Ở một số trường hợp, lý do là vì người bạn đời thay đổi và đơn giản họ phát triển một cách độc lập. Ở những trường hợp khác, hai người không hợp với nhau, và chia tay xảy ra từ ngày đầu của mối quan hệ. Hôn nhân hiếm khi kết thúc chỉ bởi những khó khăn xuất hiện từ một phía; xung đột, các vấn đề, mà việc không còn yêu nữa rõ ràng là liên quan đến cả hai người. Như đã đề cập ở trước, diễn biến của tình yêu thay đổi theo thời gian. Đối với hầu hết các cặp vợ chồng, điều này có nghĩa là sự đam mê phai nhạt đi trong khi sự thân mật và ràng buộc phát triển. Có phải điều này có nghĩa là những cảm giác đam mê tuyệt vời đã chết, và nó chắc chắn sẽ phải phai tàn? Câu trả lời có vẻ như là đúng vậy trong nhiều trường hợp. Tuy nhiên, không phải tất cả đều là như vậy, hay không phải những thay đổi đó dẫn đến sự chấm dứt của một mối quan hệ. Ngược lại, nhiều cặp vợ chồng có những cách hiệu quả để đốt lại ngọn lửa đam mê, làm tăng cảm giác thân mật, tăng cường khả năng giao tiếp và cùng nhau phát triển đến suốt cuộc đời. Hiểu và dự đoán được sự phát triển giữa hai người qua năm tháng là điều có ý nghĩa. Đối với nhiều người, sự kết thúc của đam mê là dấu hiệu của sự kết thúc cuộc hôn nhân. Một số người quá ham thích cảm giác đam mê đến nỗi họ không thể tiếp cận mối quan hệ của mình với các kỳ vọng thực tế. Điều này thực sự đúng đối với những người mà hôn nhân của họ được xây dựng dựa trên sự si mê hay hình thành dựa trên giả thuyết cho rằng tình yêu thực sự có thể vượt qua mọi trở ngại. Khi ngọn lửa đam mê của họ nguội lạnh hay gặp gió, những người này cảm thấy rằng đã đến lúc phải ra đi. Hôn nhân cũng có xu hướng tan vỡ khi hai người kết hôn vội vàng, chẳng hạn như sau một thời gian biết và hẹn hò khoảng vài tuần hay vài tháng. Trong trường hợp của tình yêu ngu ngốc, hai người chưa có đủ thời gian để hiểu biết về nhau. Khi cảm giác xúc động và kích thích lắng xuống, rất nhiều người thấy rằng họ không còn quan tâm hay thậm chí không còn thích người kia nữa. Những bất đồng giữa hai cá nhân thường gia tăng khi họ trở nên quen thuộc và thân mật hơn với nhau. Những người không biết cách thể hiện những nhu cầu, mong muốn, và những quan tâm của họ với bạn đời, hay không biết cách giải quyết các xung đột rất có thể sẽ gia nhập đội ngũ những người ly hôn hoặc chia tay. Rất nhiều cặp vợ chồng cãi nhau, bất đồng quan điểm nhưng có rất ít người biết cách giải quyết xung đột một cách hiệu quả. (Chủ đề về sự bất đồng, cãi nhau, xung đột và ly thân, vấn đề nghiêm trọng đe dọa một số cặp vợ chồng như bạo lực, lạm dụng và cưỡng hiếp trong các mối quan hệ sẽ được thảo luận chi tiết ở Chương 18.) Tại sao những mối quan hệ lãng mạn lại kéo dài Cái gì là yếu tố quyết định việc một mối quan hệ yêu đương sẽ tiếp tục hay kết thúc? Những quan hệ lâu dài thường có một số điểm chung, bao gồm cả việc hai người thể hiện tình yêu, sự ngưỡng mộ, đánh giá cao về nhau bằng cả lời nói lẫn hành động; họ coi mối quan hệ là quan trọng, là sự ràng buộc dài lâu; họ coi nhau như những người bạn thân; và hỗ trợ nhau về mặt tinh thần. Nhưng có lẽ yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng và sức mạnh duy trì mối quan hệ là sự giao tiếp hiệu quả, nó liên quan đến việc nói chuyện và lắng nghe một cách có chất lượng. Bên trên bề mặt của sự trao đổi thông tin, giao tiếp là phương tiện thiết lập và nuôi dưỡng sự thân mật cho mối quan hệ. Giao tiếp giúp mọi người hiểu biết nhau hơn và liên hệ với nhau. Giao tiếp giúp cho họ cảm thấy ấm áp, gần gũi và có sự liên hệ. Giao tiếp tạo nên bầu không khí hợp tác lẫn nhau và ở đó việc giải quyết các vấn đề có thể sẽ diễn ra. Khả năng giao tiếp hiệu quả và thực tế là nền tảng của một mối quan hệ lành mạnh và thỏa mãn. Nói chuyện về các vấn đề liên quan đến tình dục là điều đặc biệt khó đối với nhiều người. “Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi lúng túng?”, “Tôi phải sử dụng từ gì?”, “Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi gây tổn thương đến người người bạn đời của mình?” Nhiều người đơn giản chỉ không thích nói về những khía cạnh riêng tư hơn về cuộc sống của họ, bao gồm cả vấn đề tình dục. Kết quả là tình dục là một trong những điểm gây rắc rối cho hôn nhân. Thật thú vị, các vấn đề liên quan đến tình dục thường là chất chỉ thị của những gì xảy ra liên quan đến những lĩnh vực khác của mối quan hệ - các vấn đề trong phòng ngủ làm hại lây đến những vấn đề ngoài phòng ngủ và ngược lại. Chắc chắn là các vấn đề của mối quan hệ bắt đầu khi việc nói chuyện với nhau chấm dứt, vậy nên đó là lý do khiến các cặp vợ chồng nên học, luyện tập và nắm vững các kỹ năng giao tiếp. Một chuyện hoang đường phổ biến là cho rằng tình yêu thực sự có nghĩa là không bao giờ xảy ra sự cãi cọ hay bất đồng. Bất kỳ ai đã và đang ở trong một mối quan hệ đều có thể chứng thực rằng đây là một ý kiến sai lầm. Khi hai người có quan hệ với nhau, bất đồng chắc chắn sẽ nảy sinh, một số bất đồng sẽ chuyển thành sự tranh luận. Những tranh luận không thường xuyên là tốt cho một mối quan hệ, vì nó giúp cả hai người làm sáng tỏ vấn đề và cùng nhau giải quyết những xung đột. Luyện tập việc giao tiếp có hiệu quả có thể giúp giảm thiểu đến mức thấp nhất những tổn thương mà tổn thương đó có thể là một trong những thách thức to lớn nhất đối với bất kỳ mối quan hệ nào. Dưới đây là 10 gợi ý giúp các cặp vợ chồng biết các chiến lược hiệu quả nhằm giải quyết các bất đồng 22: • Vợ chồng cần nhận biết được vấn đề trong quan hệ của mình và thống nhất cùng nhau giải quyết chúng bằng cách thực hành các giao tiếp có hiệu quả. • Chịu trách nhiệm một cách chủ động trong việc tìm kiếm giải pháp. Tránh những vấn đề và mâu thuẫn chỉ khiến mọi việc trở nên tồi tệ thêm về lâu dài. • Đánh giá lại những kỳ vọng của mình đối với mối quan hệ. Kỳ vọng quá nhiều hoặc quá ít từ người bạn đời hay bản thân có thể là nguyên nhân chính gây nên xung đột đối với cả hai người. • Quyết định xem bạn muốn điều gì ngoài mối quan hệ, nhưng cũng cần tôn trọng sự tự do quyết định của người bạn đời của mình về điều mà anh ta hay cô ta muốn ngoài mối quan hệ. • Cần khoan dung. Không có ai là hoàn hảo, bởi vậy tại sao bạn lại khó chịu khi bạn hay người bạn đời của mình mắc lỗi? Hãy nhớ hai nguyên tắc của cuộc sống – Nguyên tắc #1: Đừng đổ mồ hôi vì những chuyện vặt vãnh; Nguyên tắc #2: Tất cả đều là những chuyện vặt vãnh! • Nhắc nhở bản thân rằng, cho dù chúng ta dễ dàng tập trung vào những điều tiêu cực mà mọi người làm nhưng sẽ rất hữu ích nếu chúng ta xây dựng nhiều điều tích cực. Nói cách khác, hãy giữ triển vọng thực tế về tất cả mọi việc. [...]... mối quan hệ thường làm tăng sự hài lòng và mối quan hệ rất có thể sẽ lâu bền. Suy Nghĩ Cá nhân Đâu là những ý kiến ủng hộ và phản đối thái độ cho rằng “tình yêu có thể vượt qua tất cả” khi bắt đầu một mối quan hệ yêu đương? Tại sao các mối quan hệ lãng mạn lại chấm dứt Hiện nay, có khoảng 50% trong số những cuộc hôn nhân ở Mỹ kết thúc bằng việc ly dị, thời gian chung sống trung bình của các. .. một biến số trong các yếu tố của sự tương đồng.) Sự bình đẳng đóng một vai trị quan trọng trong quá trình hình thành sự hấp dẫn giữa cá nhân với nhau. Một quan hệ bình đẳng là một quan hệ mà ở đó khơng có ai là người thống trị cả cả hai đều hưởng lợi từ sự đóng góp của họ đối với mối quan hệ đó. Những người ở trong mối quan bình đẳng tin rằng những lợi ích họ thu được từ mối quan hệ có giá trị hơn... sao các cuộc hôn nhân lại tan vỡ, và liệu vợ và chồng có thể làm gì để khiến cho quan hệ của họ phát triển? Khi thảo luận về sự tan vỡ và ly hơn, hãy nhớ rằng khơng có mối quan hệ nào giống mối quan hệ nào. Và cũng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tan vỡ cũng giống như sự đa dạng của các mối quan hệ. Ở một số trường hợp, lý do là vì người bạn đời thay đổi và đơn giản họ phát triển một cách... mê. Một mối quan hệ lâu dài mà sự đam mê đã hết là một ví dụ tiêu biểu cho dạng tình yêu này. Một dạng khác của tình yêu này là tình bạn dài lâu và đặc biệt. Tình yêu Tuyệt vời Tình yêu bao gồm cả ba yếu tố - đam mê, sự thân mật và ràng buộc - được gọi là tình u tuyệt vời, có nghĩa là tình yêu “trọn vẹn”. Dạng tình yêu này là tình u hết lịng, khơng ích kỷ và thường gắn với những quan hệ lãng mạn.... gian tương đối ngắn. Tuy nhiên, các yếu tố quan trọng khác của tình yêu lại phát triển qua thời gian. Mặc dù sự đam mê lên đến đỉnh điểm sớm, suy giảm nhanh, nhưng sự thân mật và ràng buộc lại tiếp tục phát triển dần dần qua quan hệ lâu dài. Có rất nhiều điều xảy ra sau khi bắt đầu một mối quan hệ. Tại sao mọi người yêu nhau ở lần gặp đầu tiên? Tại sao họ lại hết yêu? Hai vợ chồng có thể làm gì... người đi một đường. Tình yêu Ngu ngốc Một ví dụ về Tình u Ngu ngốc là kiểu tình yêu như một cơn lốc, tán tỉnh theo kiểu các sao ở Hollywood. Hai người gặp nhau. Một tuần sau đó họ đính hơn. Một tháng sau đó họ kết hơn. Dạng tình u này có sự đam mê và ràng buộc nhưng khơng có sự thân mật. Mối quan hệ theo kiểu tình yêu ngu ngốc hiếm khi kéo dài. Tình -yêu- tình-bạn Tình -yêu- tình-bạn bao gồm cả sự... sao các mối quan hệ lãng mạn lại bắt đầu? Giải thích tại sao con người yêu cũng khó như việc định nghĩa tình u vậy. Khơng chỉ các nhà nghiên cứu thấy khó, mà hầu hết những người u nhau cũng khơng thể giải thích được. Khi được hỏi tại sao họ yêu một ai đó, mọi người thường có cùng một số dạng trả lời cũ rích. (Ví dụ như “Vì cơ ấy xinh”, hay “Vì anh ấy hiểu biết”). nuôi dưỡng sự thân mật cho mối quan. .. các mối quan hệ thân mật. Theo như học thuyết thâm nhập xã hội, sự hấp dẫn và sự tự bộc lộ tăng lên khi mối quan hệ phát triển. Đặc biệt, những người mới gặp nhau lần đầu thường mới chỉ chia sẻ những thông tin bề mặt của bản thân. Tuy nhiên, cùng với thời gian, họ dần dần tiết lộ nhiều hơn, có thể là bởi vì sự hấp dẫn và thoải mái với người kia tăng lên. Càng bộc lộ nhiều ở giai đoạn đầu của mối. .. nhau, và chia tay xảy ra từ ngày đầu của mối quan hệ. Hôn nhân hiếm khi kết thúc chỉ bởi những khó khăn xuất hiện từ một phía; xung đột, các vấn đề, mà việc khơng cịn u nữa rõ ràng là liên quan đến cả hai người. Tình u lãng mạn là loại tình u có cả sự đam mê lẫn thân mật, nhưng nó khơng có sự ràng buộc. Nó cũng giống với tình u si đắm, trừ điểm hai người yêu nhau có sự thân mật, gần gũi về mặt... tình yêu “lý tưởng”, là họ thường nói đến tình u tuyệt vời. Thật khơng may, như Sternberg nói, xây dựng tình u tuyệt vời cũng giống như với việc làm giảm cân: Bắt đầu thì dễ nhưng duy trì lâu dài thì khó hơn rất nhiều. SỰ BẮT ĐẦU VÀ KẾT THÚC: TIẾN TRÌNH CỦA TÌNH YÊU LÃNG MẠN Hầu hết những người yêu nhau sẽ nói với bạn rằng tình u lãng mạn thay đổi theo thời gian. Dạng tiêu biểu của quan hệ lãng . phản đối thái độ cho rằng “tình yêu có thể vượt qua tất cả” khi bắt đầu một mối quan hệ yêu đương? Tại sao các mối quan hệ lãng mạn lại chấm dứt Hiện nay,. không có mối quan hệ nào giống mối quan hệ nào. Và cũng có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sự tan vỡ cũng giống như sự đa dạng của các mối quan hệ. Ở một