Một trong những vấn đề của sinh viên mới ra trường bước vào công việc chính thức đầu tiên của mình là tạo dựng mối quan hệ. Hầu hết các nhà quản trị giỏi,
Tạo dựng mối quan hệ - Vấn đề của SV trong môi trường mới Một trong những vấn đề của sinh viên mới ra trường bước vào công việc chính thức đầu tiên của mình là tạo dựng mối quan hệ. Hầu hết các nhà quản trị giỏi, những người có “năng khiếu” xây dựng và duy trì các mối quan hệ hữu dụng quan niệm việc không xây dựng được các mối quan hệ đồng nghĩa với sự thất bại - cả trong công việc lẫn sự nghiệp. Dưới đây là một số kỹ năng tạo dựng 3 mối quan hệ cần thiết để có được sự khởi đầu tốt nhất cho công việc mới 1. Với cấp trên - Điều đầu tiên, hãy xác định điều gì quan trọng nhất trong suy nghĩ của sếp: Quan điểm, cách nhìn nhận và đánh giá của sếp về con người bạn rất quan trọng. Bạn không cần phải đồng ý với mọi mệnh lệnh cấp trên đưa ra bởi một khi bạn nắm chắc vấn đề và có lập trường rõ ràng, sự bất đồng ý kiến có thể sẽ được đánh giá rất cao. Nhiều khi, nó có vai trò quyết định trong việc tạo dựng sự tín nhiệm và khiến bạn sẽ nhận được sự ủng hộ của các nhà quản lý . - Đặt câu hỏi: “Liệu vấn đề này có ý nghĩa và nhận được sự quan tâm của sếp không?” trước khi đề xuất ý tưởng Trước khi bạn trình bày một ý tưởng nào đó với sếp, hãy tự đặt câu hỏi trên và suy nghĩ xem bằng cách nào hành động của bạn sẽ đi xa hơn mục tiêu và kỳ vọng mà sếp đã đưa ra với bạn. Khi mà bạn biết cách kết nối các hoạt động với lợi ích của sếp, bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn trong việc nhận sự ủng hộ và trợ giúp tất cả những gì mà bạn cần từ sếp. - Biến những lời cam kết, hứa hẹn thành những kết quả đáng kinh ngạc. Bạn nên thận trọng với những gì mà bạn cam kết, hứa hẹn thực hiện. Khuynh hướng tự nhiên của con người là muốn gây ấn tượng và làm hài lòng người khác bằng cách tạo ra những cam kết hay hứa hẹn chắc như đinh đóng cột. Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như bạn hoàn thành được cam kết đó như đúng những lời hứa hẹn của mình. Song một khi bạn không đáp ứng được sự mong đợi mà bạn đã tạo ra với người khác, thì không gì có thể cứu vãn được uy tín của bạn. - Đừng chỉ đơn thuần tập trung vào những vấn đề cần giải quyết Chắc chắn, sếp của bạn là người rất bận rộn. Vì vậy, trong những khoảnh khắc may mắn khi được làm việc với sếp, hãy cố gắng thảo luận về những vấn đề tích cực. - Đưa ra các giải pháp Đừng bao giờ đưa ra một vấn đề với sếp lại không đi kèm đồng thời theo nó một giải pháp. Điều này sẽ tạo cho bạn cơ hội để chứng tỏ năng lực giải quyết vấn đề. Việc đưa ra cách nhìn nhận và đánh giá vấn đề dưới nhiều góc độ khác nhau cũng sẽ rất có lợi cho bạn khi muốn tìm kiếm sự tín nhiệm của sếp. - Biết cách thu nhận và xử lý các thông tin phản hồi một cách hiệu quả Cần phải thu nhận những ý kiến phản hồi đóng góp từ cấp trên một cách thường xuyên. Nếu như bạn không làm được điều này, nhiều khả năng bạn sẽ phải chịu rủi ro khi sếp tỏ ra ngạc nhiên vì bạn đã thực hiện công việc hoàn toàn không đúng như yêu cầu và mục tiêu mà sếp đã đưa ra. Không cần phải nói, quan hệ với cấp trên là một trong những mối quan hệ quan trọng nhất mà bạn nên tạo dựng và phát triển Bạn thành công hay thất bại, bạn thăng tiến hay ở nguyên vị trí điều đó phụ thuộc rất nhiều vào cấp trên của bạn. Một người sếp có thể đào tạo, hướng dẫn, động viên, tư vấn cho bạn những điều bổ ích, cần thiết cho công việc hiện tại và cả sự nghiệp sau này. Bạn nên khéo léo “tranh thủ” sự ủng hộ, giúp đỡ của sếp. Hãy tạo mối quan hệ thật tốt với sếp và hãy chứng tỏ với sếp năng lực làm việc của bạn. 2. Với khách hàng Theo các kết quả nghiên cứu, để tìm một khách hàng mới bạn phải tốn gấp 6 lần khi đầu tư giữ trái tim khách hàng cũ. 4 bí quyết sau đây sẽ giúp bạn tạo dựng một mối quan hệ bền vững với khách hàng của mình: - Tìm ra phương pháp để trở nên khác biệt: Chỉ có sự khác biệt mới tạo nên điều đặc biệt đó là nguyên tắc cơ bản của nghề dịch vụ khách hàng. Để khách hàng luôn nhớ đến bạn, sản phẩm của bạn, chất lượng dịch vụ của bạn và chính bạn phải tạo được sự khác biệt so với phần còn lại. - Xây dựng môi trường làm việc thân thiện với khách hàng: Một môi trường tiếp xúc thân thiện, thoải mái và nhiệt tình mà bạn xây dựng sẽ tạo ra sự hưng phấn và cảm giác hài lòng cho mỗi khách hàng mỗi khi bạn tiếp đón. - Thiết lập chiến lược dịch vụ khách hàng: Một chất lượng dịch vụ hoàn hảo, một mối quan hệ bền vững với khách hàng không phải là một công việc ngày một ngày hai và bạn có thể thực hiện tùy tiện mà cần có một chiến lược ngay từ đầu. Dù bạn sử dụng chiến lược dịch vụ nào bạn hãy nên nhớ “dịch vụ từ tâm” là nguyên tắc để sản phẩm của bạn, doanh nghiệp bạn luôn được khách hàng yêu quý. - Học cách ứng xử với khách hàng khó tính: Trước những khách hàng khó tính, bạn đừng để cảm xúc của mình chạy theo những cơn bực bội. Hãy bình tĩnh và nghĩ một cách lạc quan: Cảm ơn khách hàng vì đã cho bạn cơ hội để bạn có thể hoàn thiện sản phẩm và chất lượng dịch vụ của bạn hơn. Mỗi khi gặp khách hàng khó tính, bạn hãy áp dụng quy trình ứng xử với những khách hàng đặc biệt này: “Bình tĩnh – Lắng nghe – Đặt câu hỏi thu thập thông tin – Xác định nguyên nhân – Tư vấn giúp khách hàng giải pháp thay thế” . Tạo dựng mối quan hệ - Vấn đề của SV trong môi trường mới Một trong những vấn đề của sinh viên mới ra trường bước vào công việc chính thức đầu tiên của. không xây dựng được các mối quan hệ đồng nghĩa với sự thất bại - cả trong công việc lẫn sự nghiệp. Dưới đây là một số kỹ năng tạo dựng 3 mối quan hệ cần thiết