Bài 23. Mùa xuân nho nhỏ tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả các lĩnh vực kin...
Trang 2-Hình tượng của con cừu trong thơ ngụ ngôn của LA-PHÔNG-TEN ? -Hình tượng của chó sói trong thơ ngụ ngôn của LA-PHÔNG –TEN ?
Trang 3Quan sát các bức tranh
Cho biết các bức tranh thể hiện chủ đề gì?
Trang 4=>Các bức tranh cùng thể hiện chủ đề mùa xuân
Mùa xuân là một đề tài muôn thuở trong thơ, ca, nhạc, họa Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu một bài thơ viết về chủ đề này, đó là bài “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải
Tiết 113+114- Văn bản:
(Thanh Hải)
Trang 5Tiết 116- Văn bản:
(Thanh Hải) I- Tìm hiểu chung:
1- Tác giả, tác phẩm:
Trang 6Nêu những hiểu biết của em về tác giả, tác phẩm.
- Thanh Hải (1930-1980) tên khai sinh là
Phạm Bá Ngoãn, quê ở Thừa Thiên- Huế Ông là một trong những cây bút có công xây dựng nền văn học cách mạng Miền Nam từ những ngày đầu
- Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” được viết
cuối năm 1980, trong những ngày cuối đời của tác giả
Trang 7Tâm sự của nhà thơ Thanh Hải:
“Tôi luôn có cái ám ảnh của một người đau bệnh hiểm nghèo,
rằng không biết mình sẽ nằm xuống vào lúc nào, để rồi không
dậy được nữa Lúc đó để lại bao nhiêu
chuyện dở dang trong đó
Trang 8Những tập thơ của Thanh Hải
Trang 10Hướng dẫn đọc: Giọng điệu biến đổi theo mạch cảm xúc:
-Giọng điệu say sưa, trìu mến ở phần đầu khi diễn tả cảm xúc về mùa xuân của đất trời
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Trang 11Hướng dẫn đọc: Giọng điệu biến đổi theo mạch cảm xúc:
Giọng điệu nhanh, hối hả, phấn chấn khi nói về mùa xuân của đất nước.
Mùa xuân người cầm súng.
Lộc dắt đầy trên lưng.
Mùa xuân người ra đồng.
Lộc trãi dài nương mạ.
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Đất nước bốn nghìn năm.
Vất vả và gian lao.
Đất nước như vì sao.
Cứ đi lên phía trước”
Trang 12Hướng dẫn đọc: Giọng điệu biến đổi theo mạch cảm xúc:
Giọng điệu thiết tha trầm lắng khi bày tỏ ước nguyện dâng hiến và hòa nhập
Ta làm con chim hót.
Ta làm một cành hoa.
Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến
Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Mùa xuân ta xin hát
Câu Nam ai, Nam bình.
Nước non ngàn dặm mình.
Nước non ngàn dặm tình.
Nhịp phách tiền đất Huế”
Trang 14Hoa súng Chim chiền chiện Lộc biếc
Trang 16Tìm hiểu mạch cảm xúc trong bài thơ.
=>Cảm xúc được khơi nguồn từ vẻ đẹp và sức sống của mùa xuân thiên nhiên
Từ đó mở rộng ra thành hình ảnh mùa xuân của đất nước, của cách mạng Từ cảm xúc về thiên nhiên, về đất nước Mạch thơ chuyển sang những suy nghĩ và ước nguyện của nhà thơ được dâng hiến và hòa nhập với bản hòa ca chung của cuộc đời
Từ việc nhận ra mạch cảm xúc, hãy nêu bố cục của bài thơ.
=>Ba đoạn:
- Đoạn 1: “Mọc giữa dòng sông xanh…Tôi đưa tay tôi hứng ”: =>Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của thiên nhiên:
- Đoạn 2: “Mùa xuân người cầm súng…Cứ đi lên phía trước”:
=>Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân của đất nước
- Đoạn 3: “Ta làm con chim hót…Nhịp phách tiền đất Huế”: =>Ước nguyện dâng hiến và hòa nhập của tác giả
Trang 18Tiết 116- Văn bản:
(Thanh Hải)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc- hiểu văn bản:
1- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân
của thiên nhiên:
Trang 19Đọc lại đoạn 1:
Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng.
Mùa xuân được gợi tả qua những hình ảnh cụ thể nào?
=>Dòng sông xanh;bông hoa tím biếc; tiếng hót chim chiền chiện.
Em cảm nhận như thế nào về các hình ảnh đó?
=>Dòng sông xanh là dòng sông nước ăm ắp đôi bờ, tỏa chiếu bầu trời xuân
trong sáng Trên dòng nước mênh mang ấy, nổi bật một bông hoa tím biếc, bông hoa bé nhỏ nhưng là điểm nhấn của cảnh, làm cho cảnh thêm sinh động Với từ
“mọc” ta cảm nhận được bông hoa bé nhỏ ấy có một sức sống bền vững Tiếng chim chiền chiện lảnh lót, vui tai như một khúc nhạc xuân rộn rã.
Trang 20Tiết 116- Văn bản:
(Thanh Hải)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc- hiểu văn bản:
1- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân
của thiên nhiên:
- Một bức tranh xuân tươi vui sống động
được gợi tả qua những hình ảnh thân
quen: dòng sông xanh, bông hoa tím
biếc, tiếng hót của chim chiền chiện
Những hình ảnh ấy trong khổ thơ tạo nên một bức tranh xuân như thế
Trang 21Tác giả cảm nhận thiên nhiên bằng những giác quan nào?
⇒Thị giác (nhìn thấy dòng sông, bông hoa, con chim), thính giác (nghe thấy tiếng chim hót)
Tác giả cảm nhận cảnh vật không chỉ bằng thính giác, thị giác, mà còn cảm nhận bằng xúc giác qua hình ảnh nào?
=> Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng
Em hiểu “giọt long lanh” ở đây là gì?
⇒Có thể hiểu đó là giọt sương, giọt mưa xuân, giọt nắng chiếu Nhưng nếu hiểu theo mạch cảm xúc của các câu liên tiếp trong đoạn thì đó là giọt âm thanh của tiếng chim.
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào khi dùng hình ảnh “giọt long lanh”
để miêu tả tiếng chim chiền chiện? Phân tích giá trị biểu cảm của chi tiết đó.
Đây là nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, vừa diễn tả âm thanh trong trẻo
của tiếng chim, vừa thể hiện sự nâng niu, quí trọng của tác giả
Trang 22Tiết 116- Văn bản:
(Thanh Hải)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc- hiểu văn bản:
1- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân
của thiên nhiên:
- Một bức tranh xuân tươi vui sống động
được gợi tả qua những hình ảnh thân
quen: dòng sông xanh, bông hoa tím
biếc, tiếng hót của chim chiền chiện
-Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác,
thể hiện cảm xúc ngây ngất, say sưa của
tác giả trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên
nhiên và tình yêu thiết tha cuộc sống.
Qua phân tích, em cho biết cảm xúc của nhà thơ được thể hiện như thế nào trong đoạn thơ này?
Trang 23Tiết 116- Văn bản:
(Thanh Hải)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc- hiểu văn bản:
2- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân
của đất nước:
Hai khổ thơ tiếp theo là cảm xúc của tác giả trước vẻ đẹp mùa xuân của đất nước của cách mạng Em hiểu thế nào là mùa xuân của đất nước, của cách mạng?
=>Đó những ngày tươi đẹp của đất nước, của cách mạng.
Trang 24Đọc hai khổ thơ:
Mùa xuân người cầm súng.
Lộc dắt đầy trên lưng.
Mùa xuân người ra đồng.
Lộc trải dài nương mạ.
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Đất nước bốn nghìn năm.
Vất vả và gian lao.
Đất nước như vì sao.
Cứ đi lên phía trước”
Mùa xuân của đất nước của cách mạng gắn liền với những con người nào? Họ đại diện cho lực lượng nào trong xã hội?
=>người cầm súng: lực lượng chiến đấu; người ra đồng: lực lượng lao động.
Vì sao hình ảnh họ gắn liền với mùa xuân của đất nước?
=> Vì mùa xuân của đất nước đã làm đẹp cho họ và chính họ đã sinh thành, tái tạo, gìn giữ mùa xuân vĩnh hằng cho đất nước Chính những con người ấy đã tạo ra nhịp điệu cuộc sống khẩn trương, náo nức để dựng xây và đổi mới
Trang 25Tiết 116- Văn bản:
(Thanh Hải)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc- hiểu văn bản:
2- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân
của đất nước:
- Mùa xuân của đất nước gắn liền với lực
lượng chiến đấu, lực lượng lao động, vì
họ đã sinh thành, tái tạo, gìn giữ mùa
xuân muôn đời cho đất nước
Trang 26Đọc hai khổ thơ:
Mùa xuân người cầm súng.
Lộc dắt đầy trên lưng.
Mùa xuân người ra đồng.
Lộc trãi dài nương mạ.
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Đất nước bốn nghìn năm.
Vất vả và gian lao.
Đất nước như vì sao.
Cứ đi lên phía trước”
Hình ảnh đất nước được miêu tả qua những câu thơ nào? Qua đó tác giả phản ánh hiện thực gì của đất nước?
“Đất nước bốn nghìn năm.
Vất vả và gian lao.
Đất nước như vì sao.
Cứ đi lên phía trước”
Đất nước đã trãi qua bao gian lao, thử thách suốt bốn ngàn năm nhưng vẫn
vững vàng, kiên định, thể hiện vẻ đẹp lung linh ngời sáng, sức sống bất diệt
Trang 27Tiết 116- Văn bản:
(Thanh Hải)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc- hiểu văn bản:
2- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân
của đất nước:
-Mùa xuân của đất nước gắn liền với lực
lượng chiến đấu, lực lượng lao động, vì
họ đã sinh thành, tái tạo, gìn giữ mùa
xuân muôn đời cho đất nước
- Đất nước đẹp lung linh ngời sáng với
sức sống bất diệt
Trang 28Đọc hai khổ thơ:
Mùa xuân người cầm súng.
Lộc dắt đầy trên lưng.
Mùa xuân người ra đồng.
Lộc trãi dài nương mạ.
Tất cả như hối hả
Tất cả như xôn xao
Đất nước bốn nghìn năm.
Vất vả và gian lao.
Đất nước như vì sao.
Cứ đi lên phía trước”
Hai khổ thơ đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật đặc sắc nào? Gía trị biểu
đạt của các biện pháp nghệ thuật đó.
=>Biện pháp điệp ngữ và những chi tiết đối ứng sóng đôi, hình ảnh thơ đẹp, sinh động, khổ thơ như một điệp khúc ngợi ca mùa xuân của đất nước, của cách
mạng.
Qua hai khổ thơ, tác giả đã thể hiện cảm xúc gì?
=> thể hiện sự tự hào và niềm tin yêu của tác giả đối với đất nước và con người Việt Nam.
Trang 29Tiết 116- Văn bản:
(Thanh Hải)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc- hiểu văn bản:
2- Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân
của đất nước:
* Biện pháp điệp ngữ và những chi tiết
đối ứng sóng đôi, hình ảnh thơ đẹp, sinh
động, hai khổ thơ như một điệp khúc
ngợi ca mùa xuân của đất nước, của
cách mạng, thể hiện sự tự hào và niềm
tin yêu của tác giả đối với đất nước và
con người Việt Nam.
Trang 30Tiết 116- Văn bản:
(Thanh Hải)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc- hiểu văn bản:
3- Ước nguyện của tác giả:
Trang 31Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Mùa xuân ta xin hát.
Câu Nam ai, Nam bình.
Nước non ngàn dặm mình.
Nước non ngàn dặm tình.
Nhịp phách tiền đất Huế”
Ước nguyện của tác giả là gì?
=> Ước nguyện được làm con chim, làm bông hoa, làm một nốt nhạc trầm trong bản hòa ca
Phân tích ý nghĩa của những hình ảnh đó.
=>con chim dâng cho đời tiếng hót, bông hoa dâng cho đời hương sắc, nốt nhạc trầm tạo giai điệu xao xuyến cho bản hòa ca, thể hiện ước nguyện bình dị mà cao đẹp của tác giả là hòa nhập và dâng hiến cho đời
Trang 32Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc
Mùa xuân ta xin hát.
Câu Nam ai, Nam bình.
nước «Dù là tuổi hai mươi- Dù là khi tóc bạc
Trang 33Tiết 116- Văn bản:
(Thanh Hải)
I- Tìm hiểu chung:
II- Đọc- hiểu văn bản:
3- Ước nguyện của tác giả:
-Tác giả bày tỏ ước nguyện được hòa
nhập và dâng hiến cho cuộc đời chung
một cách chân thành, khiêm tốn.
-Sự hòa nhập và dâng hiến của tác giả
được thể hiện cụ thể: gắn bó với quê
hương xứ Huế bằng sự tự hào và tình
yêu tha thiết.
Sự hòa nhập và dâng hiến đó được tác giả thể hiện cụ thể như thế nào?
=>Sự hòa nhập và dâng hiến của tác giả được thể hiện cụ thể ngay trên quê hương xứ Huế của mình :
«Mùa xuân ta xin hát.
Câu Nam ai, Nam bình.
Nước non ngàn dặm mình.
Nước non ngàn dặm tình.
Nhịp phách tiền đất Huế”
Trang 34Một số cảnh đẹp của xứ Huế
Cầu Trường Tiền trên Sông Hương Đại nội
Chùa Thiên Mụ
Trang 36Nêu những nét chính về nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa bài thơ.
-Nội dung:Bài thơ thể hiện những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất nước và khát vọng được cống hiến cho đất nước, cho cuộc đời.
-Nghệ thuật: Bài thơ theo thể 5 tiếng, có nhạc điệu tha thiết, trong sáng, gần gũi với dân ca, nhiều hình ảnh đẹp, giản dị gợi cảm, có những so sánh và ẩn dụ
sáng tạo
-Ý nghĩa: Bài thơ là tiếng lòng tha thiết của nhà thơ, yêu mến và gắn bó với đất nước với cuộc đời, thể hiện một lí tưởng sống cao đẹp: sống hòa nhập và dâng hiến cho đời.
Trang 39Câu 2: (SGK/58) Bình một khổ thơ trong bài mà em thích
Khổ thơ đầu của bài thơ là một bức tranh xuân thiên nhiên được gợi tả
bằng những hình ảnh gần gũi thân quen của làng quê Việt Nam:
“Mọc giữa dòng sông xanh.
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”
Dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, tiếng hót chim chiền chiện gợi ra một
không gian cao rộng từ mặt đất đến bầu trời với những sắc màu tươi tắn, êm dịu, trong sáng Những âm thanh vang vọng, tha thiết Tất cả tạo nên một bức tranh xuân bình dị, đơn sơ mà tràn đầy sức sống Cảm xúc của tác giả trước mùa xuân còn được miêu tả ở chi tiết rất tạo hình :
“Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng ”
Trang 40Hình ảnh thơ lung linh, đa nghĩa: từ "giọt" có thể được hiểu theo rất nhiều
nghĩa: có thể là giọt nắng, giọt mưa xuân, giọt sương sớm hay giọt âm thanh của tiếng chim thật trong trẻo, lảnh lót,vang ngân giữa không gian, đọng lại
thành từng giọt có hình khối long lanh như hạt ngọc Những hình ảnh đó góp phần diễn tả trọn vẹn niềm say sưa, ngây ngất của tác giả trước vẻ đẹp của
thiên nhiên, của trời đất vào xuân Đây chính là bút pháp sáng tạo hình ảnh độc đáo của nhà thơ Sự chuyển đổi cảm giác: từ nhìn thấy, nghe thấy, rồi nhận
thấy, kết hợp với một câu thơ giàu sức gợi tả “Tôi đưa tay tôi hứng”, diễn tả tác giả đón nhận và hòa nhập với thiên nhiên bằng tất cả tâm hồn và sự nâng niu trân trọng
Trang 41Câu 1: Em hiểu gì về nhan đề bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”
Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” là một sự sáng tạo độc đáo của nhà thơ
Thanh Hải “Mùa xuân” là một khái niệm về thời gian đã được tác giả cụ thể
thành hình khối “nho nhỏ” Từ đó, nhà thơ đẫ cụ thể hóa những quan niệm
những lí tưởng sống cao đẹp qua các hình ảnh quen thuộc, bình dị : dòng sông, bông hoa, con chim là những mùa xuân nho nhỏ góp phần tạo nên mùa xuân lớn cho thiên nhiên; người cầm súng, người ra đồng tạo nên mùa xuân lớn cho đất nước, cho cách mạng Như vậy “Mùa xuân nhỏ nhỏ” là chỉ về một cuộc sống
đẹp, sống cống hiến và hòa nhập với cuộc đời chung Và tác giả nguyện ước làm một mùa xuân như vậy
Câu 2: Phát biểu cảm nghĩ về bài thơ
(Xem bài mẫu trong tài liệu)
Trang 42Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay hứng về
Mùa xuân người cầm súng
Lộc giắt đầy trên lưng
Mùa xuân người ra đồng
Lộc trải dài nương lúa
Tan biến thành hoà ca
Mùa xuân mùa xuân Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời
Mùa xuân mùa xuân Mùa xuân tôi xin hát Khúc Nam ai, Nam bằng Nước non ngàn dặm tình Nước non ngàn dặm mình Đất Huế nhịp phách tiền Mùa xuân mùa xuân
Một mùa xuân nho nhỏ Lặng lẽ dâng cho đời
Mùa xuân mùa xuân Mùa xuân tôi xin hát Khúc Nam ai, Nam bằng Nước non ngàn dặm tình Nước non ngàn dặm mình Đất Huế nhịp phách tiền