1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

BẢO TỒN TRÙNG TU CHÙA MỘT CỘT

6 1,8K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 851,82 KB

Nội dung

ĐỨC Chùa Một Cột - Kiến trúc văn hóa độc đáo lâu đời Tọa lạc ở phố Chùa Một Cột quận Ba Đình - Hà Nội, ngay gần Bảo tàng Hồ Chí Minh, cùng với Khuê Văn Các, Chùa Một Cột là một trong nhữ

Trang 1

ĐỨC

Chùa Một Cột - Kiến trúc văn hóa độc đáo lâu đời

Tọa lạc ở phố Chùa Một Cột (quận Ba Đình - Hà Nội), ngay gần Bảo tàng Hồ Chí Minh, cùng với Khuê Văn Các, Chùa Một Cột là một trong những di tích lịch sử văn hóa lâu đời, là biểu tượng của Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Chùa Một Cột

Chùa Một Cột có kiến trúc độc đáo với kết cấu hình vuông, nằm trên một trụ đá, phía trên gồm một hệ thống những thanh gỗ tạo thành bộ khung sườn kiên cố đỡ cho ngôi chùa dựng bên trên, giống như một đóa hoa sen vươn thẳng lên từ mặt

hồ

Trang 2

GIÁ TRỊ CỦA CHÙA MỘT CỘT:

- Chùa Một Cột được nhiều người coi là niềm tự hào của dân tộc, thậm chí coi đó như một biểu tượng gắn với sự tồn tại của bản sắc văn hóa dân tộc

- Là di tích lịch sử văn hóa lâu đời, mang đậm linh hồn của đô thành Thăng Long xưa.

- Ngày 10/11/2012, tại Faridabad (Ấn Độ), Tổ chức Kỉ lục châu Á đã xác nhận Chùa Một Cột là "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất châu Á", sau nửa thế kỉ ngôi chùa được xếp hạng Di tích Lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia (1962), sau 6 năm chùa được ghi danh trong sách kỉ lục Guiness Việt Nam "Ngôi chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam"

LÝ DO TRÙNG TU:

a LỊCH SỬ TRÙNG TU:

Chùa Diên Hựu được vua Lý Thái Tông cho khởi công xây dựng vào tháng Mười Âm lịch năm 1049 Năm 1106 (57 năm sau), chùa được vua Lý Nhân Tông cho trùng tu mở rộng, trở thành một quần thể kiến trúc lớn Đến đầu thời Trần, năm 1249, chùa tiếp tục trải qua một lần trùng tu và vẫn được giữ nguyên kiến trúc Sau thời kỳ Trung Hưng của nhà Lê, cùng với sự suy tàn của viên lâm, chùa hư hỏng dần.

Theo ghi chép của Phạm Đình Hổ thì chùa Diên Hựu lúc đó lợp bằng tranh tre, ao sen hoang tàn, hành lang đổ nát, chỉ còn cây cột, trên đỉnh cột có tòa lầu nhỏ, trong thờ tượng Phật Quan Âm nghìn mắt nghìn tay và một cây cầu vồng lợp mái cong phía trước.

Đến năm Ất Sửu niên hiệu Gia Long (1805), dấu tích kiến trúc thời Lý của chùa Một Cột gần như không còn Theo sách Lịch sử Thủ đô Hà Nội (Trần Huy Liệu chỉ biên- NXB Sử học, 1960) thì chùa tiếp tục được trùng tu vào khoảng những năm 1840-1850 dưới thời Nguyễn, không rõ lần trùng tu này

ra sao Đến ngày 11-9-1954, trước khi rút khỏi Hà Nội, thực dân Pháp đã cho đặt mìn, phá chùa, khi đó "chùa chỉ còn lại cây cột đá với mấy cây xà" Chùa Diên Hựu- Một Cột ngày hôm nay được phục dựng vào năm

1954-1955 do KTS Nguyễn Bá Lăng thiết kế theo nguyên mẫu cũ Từ đó cho đến

Trang 3

nay, chùa cũng đã qua nhiều lần tu sửa vào các năm 1977, 1988, 1997 Đợt

tu bổ chùa gần đây nhất là năm 2010 nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long-

Hà Nội.

b LÍ DO TRÙNG TU:

- Do ảnh hưởng của thời tiết như mưa dột, ngập lụt gây mất mĩ quan di tích.

- Tường bao quanh xây bằng sân gạch, đường bằng xi măng không tương xứng là một công trình kiến trúc độc đáo.

- Thấm dột phần giao mái,bật thang, lang can, điều kiện ăn ở cho tăng ni nhà chùa xuống cấp trầm trọng.

- Cảnh quan xung quanh chùa quá đơn điệu và tệ hại.

- Lộn xộn trong việc quy hoạch các phần phụ trợ với phần chùa chính.

- Thừa thải không gian sử dụng.

- Điều kiện vệ sinh không đáp ứng đủ tiêu chuẩn.

GIÁ TRỊ CỦA QUÁ TRÌNH TRÙNG TU:

- Chùa Một Cột là niềm tự hào to lớn của người dân Hà Nội Với nét đẹp độc đáo trong kiến trúc Dựa trên hình tượng bông sen để xây dựng ngôi chùa

Đó là điểm ấn tượng mà không một nơi nào có được Là ngôi chùa thanh tịnh giữa lòng thủ đô bộn bề sôi động Là điểm dừng chân lý tưởng cho những người muốn thư giãn để tâm hồn được tĩnh lại một chút Trùng tu và bảo tồn Chùa Một Cột là trùng tu và bảo tồn biểu tượng cho sự phát triển văn hóa, tôn giáo của người Việt, kiến trúc mang giá trị lịch sử to lớn, niềm

tự hào của người dân Việt Nam

- Giải quyết được tình trạng ngập úng và cảnh quan khu vực.

Trang 4

PHƯƠNG HƯỚNG TRÙNG TU:

Theo đánh giá của đơn vị tư vấn thiết kế thì hiện trạng công trình phần kết cấu

gỗ còn khá tốt Hạng mục xuống cấp ở chùa Một Cột cần phải tu bổ chính là bậc thang xây gạch vồ và lan can thành bậc, bị phong hóa mài mòn do thời gian Phần móng lan can và móng của bậc lên do thời gian dài ngâm trong nước, các mạch vữa đã bị long, lõm, tạo thành các khe trú ẩn của các sinh vật trong hồ Một trong những điều khiến nhiều người quan tâm là khả năng tiêu thoát nước mỗi khi mưa lớn tại chùa, tuy nhiên sau quá trình cải tạo vào năm

2010, hệ thống thoát nước đã cơ bản được đảm bảo, không còn tình trạng úng ngập mỗi khi mưa to.

Trong quá trình tu bổ vẫn sẽ giữ nguyên cốt nền sân hiện nay Các hạng mục chính gồm: Tu bổ tôn tạo tòa Tam Bảo và nhà Tổ, nhà mẫu, Tam quan với hình thức kiến trúc như nguyên trạng Hạ giải, làm mới hệ móng, tường bao, thay thế các cấu kiện gỗ đã mục hỏng, lợp lại mái ngói mũi hài Hạng mục được xây mới duy nhất là nhà Tăng ở phía sau, bên phải của Tam Bảo Nhà Tăng được xây với vật liệu cùng hình thức kiến trúc truyền thống, đảm bảo phù hợp với cảnh quan chung của chùa Bên cạnh đó, lần tu bổ này cũng chú trọng đến việc phòng chống mối mọt, chống ẩm mốc, chống cháy nổ Đối với Liên Hoa

Trang 5

đài, việc tu bổ được tiến hành cẩn trọng các hạng mục, các cấu kiện gỗ hư hỏng sẽ được thay thế Tận dụng tối đa ngói cũ, nếu thiếu thì thay thế bằng ngói phục chế nguyên mẫu.

Vấn đề được đặt lên hàng đầu trong Dự án Tu bổ tôn tạo chùa Diên Hựu- Một Cột là chất lượng công trình, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về trùng tu di tích Tổng kinh phí trên 18 tỷ đồng, từ 2 nguồn vốn ngân sách và xã hội hóa.

Trang 6

1 YÊU CẦU TRÙNG TU:

Tôn tạo hạ tầng kỹ thuật, ưu tiên số một.

Đảm bảo cảnh quan không gian không bị phá vỡ khi tôn tạo Tu bổ vẫn giữ nguyên các giá trị gốc.

Ngày đăng: 12/12/2017, 22:24

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w