1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Chính sách bảo vệ môi trường biển từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam (tt)

26 372 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 758,93 KB

Nội dung

Nhưng một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường biển tại Quảng Nam là do việc thiếu chính sách bảo vệ môi trường biển, việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển chư

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

PHẠM NGỌC HÀ NY

CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN

TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Luật hiến pháp và Luật hành chính

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại

Học viện Khoa học Xã hội

Người hướng dẫn khoa học: TS LÊ THỊ THANH HÀ

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại Học viện khoa học xã hội giờ ngày tháng năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại Thư viện Học viện Khoa học Xã hội

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Biển và đại dương được các nhà khoa học công nhận là cội nguồn của sự sống trên Trái đất Không có biển và đại dương, cuộc sống như được biết hôm nay có thể không tồn tại (Seibol và Berger, 1989) Bởi lẽ, biển và đại dương có nhiều chức năng quan trọng liên quan tới sự sống của Trái đất Nó hoạt động với tư cách là một "cỗ máy điều hoà nhiệt độ" và "cỗ lò sưởi" khổng lồ có tác dụng điều chỉnh cân bằng các cực trị nhiệt độ thịnh hành trên Trái đất và làm dịu các ảnh hưởng khốc liệt của thời tiết như mưa bão, lũ, lụt, khô hạn, Thiếu biển và đại dương, các đại lục sẽ trở thành các sa mạc khô cằn, môi trường sống của loài người trên Trái đất sẽ khắc nghiệt hơn.Trong bối cảnh loài người đang phải đối mặt và nỗ lực ứng phó với những tác động khôn lường của biến đổi khí hậu, thì biển và đại dương một lần nữa lại chứng tỏ vai trò quan trọng toàn cầu của nó

Theo Công ước của Liên Hợp quốc về Luật biển năm 1982 thì nước Việt Nam ngày nay không chỉ có phần lục địa "hình chữ S" mà còn có cả vùng biển rộng trên 1 triệu km2, chiếm khoảng 30% diện tích Biển Đông, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền.Biển Việt Nam nằm ở

vị trí có nhiều tuyến đường biển quan trọng của khu vực cũng như của thế giới Từ các hải cảng ven biển của Việt Nam thông qua eo biển Malắcca để đi đến Ấn Độ Dương, Trung Đông, châu Âu, châu Phi; qua eo biển Ba-si có thể đi vào Thái Bình Dương đến các cảng của Nhật Bản, Nga, Nam Mỹ và Bắc Mỹ; qua các eo biển giữa Philippin, Inđônêxia, Singapo đến Ôxtrâylia và Niu Di Lân Đây là điều kiện rất thuận lợi để ngành giao thông vận tải biển nước ta phát triển, thúc đẩy giao lưu kinh tế, văn hoá giữa nước ta với các nước khác trong khu vực và trên thế giới Dọc bờ biển có trên l00 địa điểm có thể xây

Trang 4

dựng cảng, trong đó, một số nơi có khả năng xây dựng cảng quy mô tương đối lớn, kể cả cấp trung chuyển quốc tế Tiềm năng tài nguyên biển của nước ta tuy không được coi là vào loại giàu có của thế giới, nhưng cũng rất đáng kể và có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của đất nước

Biển, đảo Việt Nam là địa bàn quan trọng trong phát triển kinh

tế đất nước Hiện nay có trên 31% dân số cả nước sinh sống ở 28 tỉnh, thành phố ven biển Đa số các thành phố, thị xã đều nằm ở ven sông, cách biển không xa, nhất là các thành phố, thị xã ở Trung Bộ nằm sát ven biển, có đường quốc lộ 1A chạy qua Khu vực ven biển cũng là nơi tập trung các trung tâm công nghiệp lớn Các tỉnh, thành phố ven biển có các cảng, cơ sở sữa chữa, đóng tàu, đánh bắt hoặc chế biến hải sản, làm muối… thu hút hơn 13 triệu lao động, giải quyết công ăn việc làm, góp phần to lớn vào việc ổn định tình hình kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh quốc phòng

Ý thức rõ vai trò to lớn của biển đối với sự sống cũng như phát triển kinh tế - xã hội của nước ta, trong những năm đổi mới, Ðảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp quan trọng nhằm quản lý, khai thác biển, phát triển kinh tế từ biển, đảo và bảo vệ môi trường biển Ngày 06-5-1993, Bộ Chính trị đã ra Nghị

quyết 03-NQ/TW về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển Chỉ thị

399, ngày 05-8-1993, về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt; Chỉ thị 171/TTg năm 1995 triển khai Nghị

quyết 03-NQ/TW Ngày 22-9-1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số

20-CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, một loạt

kế hoạch về phát triển kinh tế biển đã được thông qua, như: Chiến lược phát triển thủy sản 2010; Chiến lược phát triển du lịch 2010; Chiến lược phát triển giao thông vận tải 2010…Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp

Trang 5

hành Trung ương Đảng Khóa X đã thông qua Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 (Nghị quyết 09-NQ/TW, ngày 09-

02-2007)

Tuy nhiên, thời gian gần đây, trước sức ép của tốc độ gia tăng dân số ngày càng nhanh, nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đất liền ngày càng cạn kiệt, càng đẩy mạnh khuynh hướng tiến ra biển, khai thác biển, làm giàu từ biển Nhưng đi kèm với việc tăng cường khai thác tài nguyên biển lại là các phương thức thiếu tính bền vững Các hoạt động khai thác chủ yếu chỉ tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh tế để đạt được lợi nhuận tối

đa, trong khi xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường Đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu với các biểu hiện chính là sự gia tăng mực nước biển và nhiệt độ của trái đất tăng cao đang làm cho nhiều nguồn tài nguyên biển bị khai thác cạn kiệt, hệ sinh thái biển bị

đe dọa nghiêm trọng, môi trường biển nhiều nơi trở nên ô nhiễm đến mức báo động

Tỉnh Quảng Nam có 125 km bờ biển với nhiều bãi tắm đẹp lý tưởng như: Hà My, An Bàng, Cửa Đại, Bình Minh, Tam Thanh, Biển Rạng nơi đâu cũng hoang sơ, tràn đầy gió và ánh nắng mặt trời Các bãi tắm ở Quảng Nam đều có bãi cát trắng, mực nước nông, có độ mặn vừa phải và quanh năm trong xanh Thống kê của Sở TN&MT tỉnh Quảng Nam, lượng nước thải từ các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) ước khoảng 23.600m3/ngày đêm, nhưng chỉ có KCN Điện Nam – Điện Ngọc, Bắc Chu Lai và CCN Trường Xuân có

hệ thống xử lý nước thải tập trung với tổng công suất thiết kế khoảng 7.100m3/ngày đêm Lượng nước thải còn lại chưa qua xử lý đổ xuống sông suối, môi trường xung quanh.Vùng biển Cửa Đại, ngoài hiện tượng nước biển dâng cao, xâm thực đất liền, còn tiếp nhận nguồn nước ô nhiễm từ sông Vu Gia - Thu Bồn Hoạt động khai thác, chế

Trang 6

biến khoáng sản sử dụng kim loại nặng và các hóa chất độc hại trên thượng nguồn và một lượng nước thải không nhỏ xả ra từ các nhà máy

ở khu, cụm công nghiệp… là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường biển rất cao Nguồn nước phía hạ lưu Thu Bồn bị đe dọa bởi tốc độ phát triển công nghiệp, đô thị Sông Vĩnh Điện có nồng độ dầu mỡ ở mức cao, sông Hoài chảy qua Hội An, qua kết quả quan trắc các năm cho thấy, ngoài chất rắn lơ lửng còn có nhiều thông số dầu mỡ, hàm lượng Sắt, Amoni Photphat và vi sinh Coliform bị ô nhiễm từ sự phân bố dân

cư đông đúc cùng hệ thống nhà hàng, khách sạn ven sông dày đặc Nước biển khu vực cảng Cửa Đại, Cửa Lở có hàm lượng sắt đều vượt giới hạn bình thường

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam thuộc Bộ TN&MT kiểm

kê tải lượng thải từ đất liền ra vùng biển ven bờ Quảng Nam - Đà Nẵng cho thấy tổng lượng ô nhiễm hàng năm khoảng 92,6 nghìn tấn COD, 22,4 nghìn tấn BOD (Biochemical oxygen Demand- nhu cầu oxy sinh hoá) là lượng oxy cần thiết để vi sinh vật oxy hoá các chất hữu cơ ), hơn 428 nghìn tấn tổng chất rắn lơ lửng, gần 83 tấn hóa chất bảo vệ thực vật và khoảng 430 tấn kim loại nặng các loại Theo dự báo, nước biển ven bờ sẽ chịu sự tác động nặng nề hơn do thu hút đầu tư xây dựng và đưa vào khai thác các dự án du lịch ven biển

Nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm môi trường biển cả nước nói chung và biển Quảng Nam nói riêng có nhiều Nhưng một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường biển tại Quảng Nam là do việc thiếu chính sách bảo vệ môi trường biển, việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển chưa nghiêm, chính sách khi triển khai thực hiện còn nhiều bất cập chưa phù hợp với thực tiễn Vì

vậy, học viên chọn đề tài “Chính sách bảo vệ môi trường biển từ thực

tiễn tỉnh Quảng Nam” làm luận văn chính sách công

Trang 7

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến luận văn

Trong những năm qua, có rất nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước đã nghiên cứu về bảo vệ môi trường (BVMT) biển và chính sách bảo vệ môi trường biển Tiêu biểu có các công trình sau:

2.1 Các công trình nghiên cứu về bảo vệ môi trường biển

2.2 Các công trình nghiên cứu về bảo vệ môi trường biển ở Quảng Nam và việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển ở Quảng Nam

Nhìn chung các công trình đề cập đến việc bảo vệ môi trường biển, một số chính sách bảo vệ môi trường biển và đây là nguồn tài liệu quý giá để học viên kế thừa và phát triển Việc nghiên cứu chính sách bảo vệ môi trường biển qua thực tế tỉnh Quảng Nam sẽ làm phong phú thê nguồn tài liệu tham khảo và góp phần vào bức tranh chung bảo

vệ môi trường biển - vấn đề đang gây nhức nhối ở nước ta hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận

về chính sách bảo vệ môi trường và khảo sát, đánh giá thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển ở tỉnh Quảng Nam, trên cơ sở

đó luận văn đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thực hiện hiệu quả chính sách bảo vệ môi trường biển ở tỉnh Quảng Nam hiện nay

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của chính sách bảo vệ môi trường

- Phân tích thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ môi trường

ở tỉnh Quảng Nam trong những năm gần đây

- Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Nam hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 8

- Luận văn nghiên cứu việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường ở tỉnh Quảng Nam hiện nay dưới góc độ chính sách công

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu việc thực hiện chính sách bảo vệ môi trường của tỉnh Quảng Nam từ năm 2010 đến nay

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1 Cơ sở lý luận: Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý

luận của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và chính sách pháp luật bảo vệ môi trường biển của Nhà nước Việt Nam, của tỉnh Quảng Nam hiện nay

5.2 Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng các phương

pháp nghiên cứu định tính và định lượng:

+ Phương pháp phân tích và tổng hợp: được sử dụng để phân tích thực trạng và đánh giá kết quả thực hiện chính sách bảo vệ môi trường;

+ Phương pháp thống kê: được sử dụng để tập hợp thành các chuỗi số liệu phản ảnh thực trạng, phục vụ cho việc phân tích và đánh giá kết quả thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển

+ Phương pháp quan sát thực địa: được sử dụng nhằm kiểm nghiệm thực tế môi trường Biển ở địa bàn để nghiên cứu như một

chứng cứ về kết quả thực hiện chính sách ở địa bàn

6 Những đóng góp mới về khoa học của luận văn

6.1 Ý nghĩa lý luận

- Đề tài này có ý nghĩa về mặt lý luận, người học nghiên cứu và biết vận dụng các kiến thức về đánh giá chính sách công để đánh giá thực hiện chính sách bảo vệ môi trường nói chung và môi trường biển nói riêng

- Kết quả nghiên cứu đề tài minh chứng cho việc vận dụng lý luận về đánh giá chính sách công trong quá trình triển khai thực hiện

Trang 9

nhằm phát hiện các vấn đề bảo vệ môi trường biển và định hướng cho việc giải quyết

6.2 Ý nghĩa thực tiễn

- Các phân tích, đánh giá về thực hiện chính sách bảo vệ môi trường tại vùng biển Quảng Nam giúp nhìn nhận rõ hơn những kết quả, những tồn tại và qua đó gợi ý, kiến nghị những giải pháp thúc đẩy cũng như khác phục tồn tại

- Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp những luận cứ từ thực tiễn ở vùng Biển Quảng Nam liên quan đến các giải pháp quản lý môi trường, thực hiện chính sách bảo vệ môi trường Biển

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu 3 chương, 6 tiết

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách bảo vệ môi trường biển

Chương 2 Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển ở Quảng Nam hiện nay – Thực trạng và nguyên nhân

Chương 3 Một số giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách bảo

vệ môi trường biển ở tỉnh Quảng Nam hiện nay

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN

1.1 Một số khái niệm cơ bản

1.1.1 Khái niệm bảo vệ môi trường

Vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường chưa bao giờ nhân loại nhắc đến nhiều như hiện này bởi nhân loại đang phải chứng kiến nhiều thảm họa môi trường, sự cố môi trường, biến đổi khí hậu và những tác

Trang 10

hại của ô nhiễm môi trường gây ra cho con người trong thời gian gần đây Trước tình hình đó on người buộc phải bảo vệ môi trường Ở Việt Nam thuật ngữ bảo vệ môi trường được sử dụng lần đầu tiên trong Pháp lệnh Bảo vệ rừng năm 1972 Nhưng do Việt Nam là nước phải khắc phục nhiều ảnh hưởng của chiến tranh, là nước có nền kinh tế chậm phát triển nên thời kỳ đó vấn đề bảo vệ môi trường chưa đặt ra và ưu tiên giải quyết như những vấn đề khác Đến năm 1998, trước tình hình đất nước bị ô nhiễm môi trường do tác động của quá

trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Đảng ta đã ra Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25/6/1998 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Nhưng do Việt

Nam là nước phải khắc phục nhiều ảnh hưởng của chiến tranh, là nước

có nền kinh tế chậm phát triển nên thời kỳ đó vấn đề BVMT chưa đặt

ra và ưu tiên giải quyết như những vấn đề khác Đến năm 1998, trước tình hình đất nước bị ô nhiễm môi trường do tác động của quá trình

CNH, HĐH đất nước Đảng ta đã ra Chỉ thị số 36/CT-TW ngày 25/6/1998 về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước Chỉ thị khẳng định “Bảo vệ

môi trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính chất xã hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo của mỗi nước với cuộc đấu tranh vì hòa bình và tiến

bộ trên phạm vi thế giới”

1.1.2 Khái niệm chính sách bảo vệ môi trường biển

1.1.2.1 Chính sách bảo vệ môi trường

1.1.2.2 Chính sách bảo vệ môi trường biển

1.2 Yêu cầu và các yếu tố bảo đảm chính sách bảo vệ môi trường biển

1.2.1 Yêu cầu chính sách bảo vệ môi trường biển

Chính sách bảo vệ môi trường biển của nước ta hiện nay phải

Trang 11

đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau:

Một là, chính sách bảo vệ môi trường biển phải là sự thể chế hóa chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng về công tác bảo vệ môi trường

Hai là, chính sách bảo vệ môi trường biển phải bám sát thực trạng môi trường của đất nước

Ba là, chính sách bảo vệ môi trường biển đóng vai trò quyết định cho sự phát triển bền vững của quốc gia

1.2.2 Các yếu tố đảm bảo xây dựng chính sách bảo vệ môi trường biển

Một là, hệ thống pháp luật, chính sách bảo vệ môi trường biển Hai là, ý thức, nhận thức của người dân và các chủ cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường biển

Ba là, bộ máy tổ chức quản lý năng lực và trình độ của đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển

Bốn là, sự phối hợp của các bên liên quan

1.3 Các bước thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển

Quá trình tổ chức thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển diễn ra trong thời gian dài và có liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân

vì thế, để chính sách bảo vệ môi trường biển mang lại kết quả và hiệu quả như mong muốn thì quá trình tổ chức thực hiện cần phải được thực hiện thoe một quy trình khoa học, hợp lý và phù hợp với những điều kiện khách quan của chính sách Cụ thể các bước như sau:

Bước 1: Xây dựng chính sách bảo vệ môi trường biển trên cơ

sở chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước và thực tiễn của địa phương

Bước 2: Lập kế hoạch về quản lý môi trường biển

Bước 3 Phổ biến, tuyên truyền chính sáchbảo vệ môi trường biển Bước 4, Thực hiện và điều hành chính sách bảo vệ môi trường

Trang 12

biển

Bước 5: Kiểm tra và hành động khắc phục

Bước 6: Tổng kết việc thực hiện chính sách và rút bài học kinh nghiệm

CHƯƠNG 2 THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG BIỂN Ở

QUẢNG NAM HIỆN NAY – THỰC TRẠNG VÀ

NGUYÊN NHÂN

2.1 Điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội Quảng Nam tác động tới môi trường biển

2.1.1 Điều kiện tự nhiên

2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

2.2 Thực trạng thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển

ở tỉnh Quảng Nam hiện nay

2.2.1 Định hướng chính sách bảo vệ môi trường biển Quảng Nam

Trên cơ sở định hướng chính sách bảo vệ môi trường biển Quảng Nam dự kiến sẽ thực hiện như sau: Gắn kết, lồng ghép phát triển kinh tế, quy hoạch xây dựng, các quy hoạch ngành và quy hoạch môi trường, thực hiện quản lý chất thải rắn tổng hợp, xây dựng các đầu mối xử lý chất thải các cụm động lực, các đô thị, vùng sản xuất; Xây dựng hệ thống quan trắc toàn vùng, tại các khu vực nhậy cảm, các lưu vực sông Định kỳ quan trắc, phân tích, đánh giá kết quả tổng hợp, lập bản đồ môi trường toàn vùng Quản lý, giám sát, cảnh báo và xây dựng chương trình bảo vệ môi trường; Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, quản lý môi trường các dự án, các khu vực nhạy cảm nhằm giảm thiểu hoặc không xây dựng các dự án ảnh hưởng tới vùng sinh thái đặc thù, vùng bảo tồn thiên nhiên

Trang 13

2.2.2 Thực trạng chính sách bảo vệ môi trường biển của tỉnh Quảng Nam

Một là, thực trạng xây dựng chính sách BVMT biển ở Quảng Nam

Thời gian qua, Quảng Nam đã có một số chính sách nhằm bảo

vệ môi trường của tỉnh nói chung và môi trường biển nói riêng Được thể hiện trong một số văn bản sau:

Bảng 2.1 Các Văn bản chủ trương chính sách bảo vệ môi trường

biển của tỉnh Quảng Nam

ban hành

Cơ quan ban hành

1

Phê duyệt quy hoạch mạng lưới quan trắc

môi trường tỉnh quảng nam giai đoạn 2016

-2020

Số UBND ngày 24/11/2015

4510/QĐ-UBND tỉnh

2

Quyết định về việc Phê duyệt Chiến lược

BVMT tỉnh Quảng Nam đến năm 2015 và

định hướng đến năm 2020

Số UBND ngày 17/5/2010

1571/QĐ-UBND tỉnh

3

Quyết định về ban hành kế hoạch hành động

kiểm soát ô nhiễm môi trường trên địa bàn

tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2010-2015

Số UBND ngày 23/7/2010

2302/QĐ-UBND tỉnh

4

Quyết định về việc phê duyệt Quy hoạch

chất thải rắn tỉnh Quảng Nam giai đoạn

2011-2020

Số 154 /QĐ-UBND ngày 12/01/2011

UBND tỉnh

5

Chỉ thị v/v tăng cuờng công tác bảo vệ môi

trường tại các khu dân cư tập trung, các

vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh

Số 30/CT-UBND ngày 28/9/2011

UBND tỉnh

6

Quyết định phê duyệt kế hạch hành động Đa

dạng sinh học tỉnh Quảng Nam đến năm

2015 và định hướng đến năm 2020

Số UBND ngày 09/11/2011

3603/QĐ-UBND tỉnh

3260/QĐ-UBND tỉnh

(Nguồn tổng hợp của tác giả)

Quyết định số 1571/QĐ-UBND ngày 17/5/2010 của UBND tỉnh Quảng Nam về việc Phê duyệt Chiến lược BVMT tỉnh Quảng

Ngày đăng: 12/12/2017, 15:15

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w