phát sinh các đột biến của các cá thể trong loài Câu 8: Nguyên nhân làm cho quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình là: A.. loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, th
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM
MÔN SINH HỌC
Thời gian làm bài: phút;
(30 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 152
Họ, tên thí sinh:
Số báo danh:
Câu 1: Giả thuyết trong một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền, tần số tương đối của các
Tần số tương đối của các alen qui định nhóm máu là bao nhiêu ?
A p = 0,3; q = 0,4; r = 0,3 B p = 0,2; q = 0,7; r = 0,1
C p = 0,5; q = 0,3; r = 0,2 D p = 0,4; q = 0,3; r = 0,4
Câu 2: Một quần thể ban đầu có thành phần kiểu gen: 0,1AA:0,8Aa:0,1aa Sau 3 thế hệ tự phối bắt
buộc, tần số tương đối của các alen trong quần thể đó là:
A p(A) = 0,6; q (a) = 0,4 B p(A) = 0,5; q (a) = 0,5
C p(A) = 0,35; q (a) = 0,75 D p(A) = 0,4; q (a) = 0,6
Câu 3: Các nhân tố tiến hóa không làm phong phú vốn gen của quần thể là
A giao phối không ngẫu nhiên, chọn lọc tự nhiên
B đột biến, di – nhập gen
C đột biến, biến động di truyền
D di – nhập gen, chọn lọc tự nhiên
Câu 4: Trong quần thể tự phối, yếu tố nào sau đây được duy trì không đổi qua các thế hệ?
A số lượng cá thể B số lượng các alen C tần số các alen D tần số các kiểu gen Câu 5: Theo Đácuyn, nguyên liệu chủ yếu cho chọn giống và tiến hóa là:
A biến đổi đồng loạt hay xác định
B những biến đổi đồng loạt tương ứng với điều kiện ngoại cảnh
C biến dị cá thể hay biến dị không xác định
D biến dị cá thể hay biến dị xác định
Câu 6: Tác động của chọn lọc vận động diến ra ở con đường hình thành loài nào ?
C con đường sinh thái D con đường đa bội khác nguồn
Câu 7: Theo Đácuyn, thực chất của chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa khả năng:
A biến dị của các cá thể trong loài
B sống sót giữa các cá thể trong loài
C sinh sản giữa các cá thể trong loài
D phát sinh các đột biến của các cá thể trong loài
Câu 8: Nguyên nhân làm cho quần thể đa hình về kiểu gen và kiểu hình là:
A quá trình giao phối ngẫu nhiên B giao phối không ngẫu nhiên
Câu 9: Sự hình thành loài mới theo Đácuyn như thế nào ?
A loài mới được hình thành nhanh chóng dưới tác động của sự thay đổi tập tính của động vật
B loài mới được hình thành nhanh chóng dưới tác động của ngoại cảnh
C loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian, thông qua việc tích lũy các biến đổi
nhỏ trong một thời gian tương ứng với sự thay đổi của ngoại cảnh
D loài mới được hình thành từ từ qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên,
theo con đường
Câu 10: Phân li tính trạng trong chọn lọc nhân tạo giải thích sự hình thành:
A các nhóm phân loại trên loài B các nhóm phân loại dưới loài
C các loài từ một tổ tiên chung D các giống vật nuôi cây trồng mới
Câu 11: Nghiên cứu sự di truyền nhóm máu MN trong 4 quần thể người, người ta xác định được cấu
trúc di truyền của mỗi quần thể như sau:
Trang 1/3 - Mã đề thi 152
Trang 2- quần thể I: MM – 25%; NN – 25%; MN- 50%
- quần thể II: MM – 39%; NN – 6%; MN- 55%
- quần thể III: MM – 4%; NN – 81%; MN- 15%
- quần thể IV: MM – 64%; NN – 32%; MN- 0,04%
Những quần thể nào ở trạng thái cân bằng di truyền ?
A quần thể I và II B quần thể I và IV C quần thể I và III D quần thể II và IV Câu 12: Quan niệm của Lamac về sự hình thành các đặc điểm thích nghi là:
A kết quả của một quá trình lịch sử chịu sự chi phối của 3 nhân tố: đột biến, giao phối, CLTN
B ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sinh vật có khả năng biến đổi kịp thời để thích nghi và trong
tự nhiên không có loài nào bị đào thải
C quá trình tích lũy những biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của CLTN
D kết quả của quá trình phân li tính trạng dưới tác dụng của CLTN
Câu 13: Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh
A sự tiến hoá song hành B sự tiến hoá phân li.
C phản ánh nguồn gốc chung D sự tiến hoá đồng quy.
Câu 14: Thường biến không phải là nguyên liệu trực tiếp cho tiến hóa vì
A thường hình thành các cá thể mất khả năng sinh sản
B tỉ lệ các cá thể mang thường biến ít
C thường hình thành các cá thể só sức sống kém
D không di truyền được
Câu 15: Một đột biến có hại có thể bị loại trừ ra khỏi quần thể chỉ sau một thế hệ khi nó là:
C đột biến trội có hại D thể đồng hợp lặn có hại
Câu 16: Một quần thể có 600 cá thể mang kiểu gen AA, 600 cá thể mang kiểu gen Aa và 300 cá thể
mang kiểu gen aa Tỉ lệ kiểu gen của quần thể khi đạt trạng thái cân bằng là:
A 0,16AA: 0,48Aa:0,36aa B 0,64AA: 0,32Aa:0,049aa
C 0,36AA: 0,48Aa:0,16aa D 0,09AA: 0,42Aa:0,49aa
Câu 17: Thuyết Kimura đề cập tới nguyên lí có bản của sự tiến hóa ở cấp độ
Câu 18: Cho biết tỉ lệ kiểu gen của quần thể như sau: 1%AA: 64%Aa: 35%aa Xác định cấu trúc di
truyền của quần thể sau 4 thế hệ tự phối ?
Câu 19: Trong một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng, người ta thấy ở thế hệ thứ nhất (F1) có
50% các cá thể có kiểu gen Aa Ở thế hệ F3, số cá thể có kiểu gen mang kiểu gen Aa sẽ là:
Câu 20: Vai trò chủ yếu của chọn lọc quần thể là:
A làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi nhất trong nội bộ quần thể
B làm tăng những cá thể thích nghi hơn trong nội bộ quần thể
C làm tăng số lượng loài giữa các quần xã
D hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể
Câu 21: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do một có 2 alen qui định: A qui định hoa đỏ trội hoàn toàn
so với a qui định hoa trắng Quần thể nào dưới đây ở trạng thái cân bằng Hacdi- Vanbec
A 25% hoa trắng
B 100% hoa đỏ có kiểu gen AA và Aa với tỉ lệ bất kỳ
C 100% hoa đỏ có kiểu gen Aa
D 100% hoa trắng
Câu 22: Một cá thể có kiểu gen AaBbCc sau một thời gian thực hiện giao phối gần, số dòng thuần
xuất hiện:
Câu 23: Công thức nào sau đây là chưa chính xác ? ( biết quần thể có cấu trúc di truyền là;
xAA+yAa+zaa=1)
Trang 2/3 - Mã đề thi 152
Trang 3A q= q2 B q=z+y/2 C p+q=1 D p=x+y/2
Câu 24: Phát biểu nào dưới đây về tác động của CLTN là không đúng ?
A CLTN thường hướng tới sự bảo tồn cá thể hơn là quần thể khi mâu thuẫn nảy sinh giữa lợi ích
cá thể và quần thể thông qua sự xuất hiện các biến dị di truyền
B dưới tác dụng của CLTN, các quần thể có vốn gen thích nghi hơn sẽ thay thế những quần thể
kém thích nghi
C chọn lọc cá thể làm tăng tỉ lệ những cá thể thích nghi hơn trong nội bộ quần thể
D chọn lọc quần thể hình thành những đặc điểm thích nghi tương quan giữa các cá thể về mặt
kiếm ăn, tự vệ sinh sản
Câu 25: Một quần thể giao phối ở trạng thái cân bằng di truyền , xét 1 gen có 2 alen (A và a), người
ta thấy số cá thể đồng hợp trội nhiều gấp 16 lần số cá thể đồng hợp lặn Tỉ lệ % số cá thể dị hợp trong quần thể này là:
Câu 26: Từ quần thể cây 2n, người ta tạo ra được quần thể cây 4n Quần thể cây 4n có thể xem là lòai
mới vì :
A Quần thể cây 4n không thể giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n.
B Quần thể cây 4n có sự khác biệt với quần thể cây 2n về số lượng nhiễm sắc thể.
C Quần thể cây 4n có đặc điểm hình thái lớn hơn hẳn các cây 2n.
D Quần thể cây 4n giao phấn được với các cây của quần thể cây 2n cho ra cây lai 3n bất thụ Câu 27: Quần thể luôn đạt trạng thái can bằng Hacdi – Vanbec là quần thể
Câu 28: Người và tinh tinh khác nhau, nhưng thành phần axit amin ở chuỗi β Hb như nhau chứng tỏ
cùng nguồn gốc thì gọi là:
A bằng chứng địa lí sinh học B bằng chứng sinh học phân tử.
C bằng chứng giải phẫu so sánh D bằng chứng phôi sinh học.
Câu 29: Thực chất của quá trình hình thành loài mới là
A sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới,
ban đầu theo hướng đa hình, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc
C sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể ban đầu theo hướng thích nghi, tạo ra hệ gen mới,
cách li sinh sản không hoàn toàn với quần thể gốc D sự cải biến thành phần kiểu gen của quần thể
ban đầu theo hướng cân bằng, tạo ra hệ gen mới, cách li sinh sản với quần thể gốc
Câu 30: Dấu hiệu nào không phải của tiến bộ sinh học;
A khu phân bố mở rộng và liên tục.
B phân hóa nội bộ ngày càng đa dạng và phong phú
C số lượng cá thể giảm dần , tỉ lệ sống sót ngày càng cao.
D số lượng cá thể tăng dần , tỉ lệ sống sót ngày càng cao.
- HẾT
Trang 3/3 - Mã đề thi 152