1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

Chu ky song san pham

17 593 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 177,5 KB

Nội dung

So với vòng đời sản phẩm quốc gia NPLC: national product life cycle, giữa IPLC và NPLC cũng có điểm chung nhất, đó là khoảng thời gian tồn tại của sản phẩm trên thị trường NPLC chia kho

Trang 1

ĐỀ TÀI : Nội dung và ý nghĩa học thuyết chu kỳ sống sản phẩm quốc tế Phân tích sự tác động và vận dụng học thuyết đó đối với các nước đang phát triển như Việt nam.

*********************************

A CƠ SỞ LÝ LUẬN NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA CHU KỲ SỐNG SẢN PHẨM QUỐC TẾ

I Lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm quốc tế (IPLC: international product life cycle)

Lý thuyết về IPLC là một trong những nội dung cơ bản của lý thuyết thương mại quốc tế (TMQT) về lợi thế so sánh Lý thuyết IPLC đề cập xu hướng chuyển dịch sản xuất và trao đổi sản phẩm từ nước này đến nước khác trên cấp độ toàn cầu, được áp dụng phổ biến cho các sản phẩm công nghiệp, đặc biệt là các sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao (như sản phẩm điện

tử, bán dẫn, ô tô, vi tính…)

Theo lý thuyết về marketing: “Vòng đời sản phẩm quốc tế là khoảng thời gian tồn tại của sản phẩm trên thị trường, kể từ khi sản phẩm thâm nhập thị trường cho đến khi bị loại bỏ khỏi thị trường nước ngoài”

So với vòng đời sản phẩm quốc gia (NPLC: national product life cycle), giữa IPLC và NPLC cũng có điểm chung nhất, đó là khoảng thời gian tồn tại của sản phẩm trên thị trường ( NPLC chia khoảng thời gian tồn tại này thành 4 giai đoạn: thâm nhập, phát triển, chín muồi, suy thoái) Tuy vậy, ở IPLC, phạm vi thị trường nước ngoài mở rộng về địa lý và văn hóa, gồm tất cả các thị trường nước ngoài mục tiêu ở những cấp độ khác nhau, điển hình là thị trường toàn cầu Thứ hai, thời gian tồn tại của IPLC là rất dài, bởi nó di chuyển từ nước này tới nước khác theo phạm vi hoạt động về không gian địa lý và văn hóa của bản thân công ty quốc tế hay công ty toàn cầu Thứ ba, hiệu quả kinh doanh mang lại từ IPLC là rất lớn so với NPLC Thứ

tư, đối tượng nghiên cứu của IPLC là sản phẩm mới trên phạm vi thị trường toàn cầu diễn ra theo các nhóm nước

Theo Raymon Vernon : Chu kì sống của sản phẩm có 4 giai đoạn:

- GĐ 1: giai đoạn bắt đầu

- GĐ 2: giai đoạn phát triển

- GĐ 3: giai đoạn chín muồi

Trang 2

Raymond Vernon (1966) lại cho rằng khi sản xuất một sản phẩm đạt tới giai đoạn chuẩn hóa trong chu kỳ phát triển của mình cũng là lúc thị trường sản phẩm này có rất nhiều nhà cung cấp Ở giai đoạn này, sản phẩm ít được cải tiến, nên cạnh tranh giữa các nhà cung cấp dẫn tới quyết định giảm giá và do đó dẫn tới quyết định cắt giảm chi phí sản xuất Đây là lý do để các nhà cung cấp chuyển sản xuất sản phẩm sang những nước cho phép chi phí sản xuất thấp hơn

Akamatsu Kaname (1962) cho rằng sản phẩm mới đầu được phát minh và sản xuất ở nước đầu tư, sau đó mới được xuất khẩu ra thị trường nước ngoài Tại nước nhập khẩu, ưu điểm của sản phẩm mới làm nhu cầu trên thị trường nội địa tăng lên, nên nước nhập khẩu chuyển sang sản xuất để thay thế sản phẩm nhập khẩu này bằng cách chủ yếu dựa vào vốn, kỹ thụât của nước ngoài Khi nhu cầu thị trường của sản phẩm mới trên thị trường trong nước bão hoà, nhu cầu xuất khẩu lại xuất hiện Hiện tuợng này diễn ra theo chu kỳ và do đó dẫn đến sự hình thành FDI

Hình vẽ Lý thuyết về vòng đời quốc tế của sản phẩm

Trong kinh doanh quốc tế, các thị trường khác nhau sẽ có chu kỳ sống khác nhau, nếu có thương mại quốc tế thì sẽ kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm ra và có lợi hơn

1 Giai đoạn 1: Giai đoạn bắt đầu

- Tính đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu đã được nhận ra

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Nước phát minh

Nước phát triển

Nước đang phát triển

Trang 3

- Sự xuất khẩu của các nước đổi mới

- Sự tiến triển của sản phẩm

- Tính đổi mới, việc sản xuất, bán hàng trong cùng một nước

Lý thuyết về TMQT và thực tiễn đã chỉ ra Mỹ là trung tâm lớn nhất về kinh tế, tài chính

và cũng thường là nước tiên phong trong việc đổi mới sản phẩm Nguyên nhân là Mỹ có sức cầu của thị trường nội địa rất lớn, cũng như họ có một khả năng sản xuất đủ đáp ứng sức cầu

ấy, với một đội ngũ lao động ở trình độ kĩ thuật rất cao, kinh nghiệm quản lý hiện đại Cụ thể

hơn, với GDP: 13860 tỷ USD; GDP/người: 44700 USD; dân số: 310 triệu (số liệu năm 2010, nguồn IMF); có thể nói xã hội Mỹ là xã hội tiêu thụ, luôn đòi hỏi sản phẩm mới, chất lượng

cao Trong khi đó, về khả năng tài chính (vốn đầu tư), từ sau Thế chiến thứ hai, Mỹ đã chiếm tới 70% lượng dữ trự vàng thế giới; về công nghệ, Mỹ đứng đầu thế giới về đội ngũ các nhà khoa học lớn và ngân sách dành cho nghiên cứu Họ sở hữu một số lượng bằng độc quyền sáng chế khổng lồ và hàng năm, lượng “chảy máu chất xám” đổ về Mỹ từ khắp nơi trên thế giới cũng rất lớn

Ban đầu, các sản phẩm mới được nghiên cứu, sản xuất và tung ra tiêu thụ trên thị trường

Mỹ, tuy vậy lúc này, lượng cung chưa thể đáp ứng ngay được lượng cầu nội địa đang tăng cao

Vì mức giá cao và suất lợi nhuận hấp dẫn khiến các nhà sản xuất ráo riết mở rộng quy mô sản xuất, làm tổng cung tăng với tốc độ nhanh chóng Trong giai đoạn đầu tiên này, chi phí SX vẫn còn cao, sản xuất trong nước Mỹ chỉ để đáp ứng kịp cầu nội địa, không có sản phẩm dư thừa, không có xuất nhập khẩu Cuối giai đoạn, khi cầu trong nước đã được bắt kịp, tiến tới bão hòa, nhưng cung thì vẫn liên tục tăng, tất yếu dẫn đến việc cần phải xuất khẩu sản phẩm sang các thị trường nước ngoài

Bước thứ nhất là phác thảo ý tưởng của sản phẩm mới Những ý tưởng như thế có thể bắt nguồn từ nhiều nơi khác nhau (như người bán hàng, nhân viên, đối thủ cạnh tranh, chính phủ, hãng nghiên cứu marketing, khách hàng v.v…)

Bước thứ hai là kiểm tra ý tưởng Cần xem xét và nghiên cứu tính khả thi của ý tưởng Để

có quyết định đúng, chỉ cần trình bày qua về sản phẩm mới đối với những người sử dụng tiềm năng hay đưa ra những quảng cáo dựa trên sản phẩm đó từ đó có thể biết được phản ứng thật của họ Thông thường, các công ty luôn định trước những mục tiêu mà phải sản phẩm mới phải thoả mãn

Bước thứ ba là phân tích tính kinh tế để dự đoán đặc trưng sản phẩm, chi phí, nhu cầu và lợi nhuận

Ba bước đầu có thể ghép vào với nhau và được gọi là giai đoạn bắt đầu Nói chung giai đoạn này ít được quan tâm như là giai đoạn phát triển sản phẩm và thương mại hoá chúng Tuy nhiên ngày nay nhiều công ty đã bắt đầu nhận ra rằng họ cần quan tâm hơn nữa đến giai đoạn

Trang 4

chuẩn bị và trong mười năm gần đây, chi phí cho việc đưa ra một sản phẩm mới đã tăng từ 10-20% trong khi đó chi tiêu cho giai đoạn phát triển vẫn không đổi còn giai đoạn thương mại hoá thì giảm từ 60 xuống 40% Sự thay đổi tỉ lệ phần trăm trong chi phí đã phản ánh nhu cầu xác định kẻ thắng ngay từ đầu (tức là trong giai đoạn chuẩn bị) hơn là sau đó mới phí tiền vào những hoạt động nghèo nàn trong giai đoạn thương mại hoá

2 Giai đoạn 2: Giai đoạn phát triển

- Sự gia tăng trong xuất khẩu của nước đổi mới

- Nhiều cạnh tranh hơn

- Vốn tăng lên rất nhiều

- Quá trình sản xuất diễn ra ở những nước khác

Bước thứ tư là phát triển sản phẩm, bao gồm các việc tiến hành các thí nghiệm, kiểm tra

kĩ thuật đồng thời sản xuất thí điểm với số lượng nhỏ Trong giai đoạn này, sản phẩm thường được làm bằng tay hoặc trên các loại máy móc sẵn có hơn là trên một dây chuyền máy móc riêng Do có các công ty nghiên cứu marketing ở nước ngoài chuyên điều tra hành vi người tiêu dùng nên các công ty Mỹ thường không cần bám sát thị trường Còn các công ty Nhật thì ngược lại, họ đến tận nhà khách hàng, xác định các vấn đề về sản phẩm, đưa lại những thông tin phản hồi từ khách hàng và nhà phân phối

Mỹ tiến hành xuất khẩu sản phẩm mới và đẩy mạnh quảng cáo quốc tế ở các thị trường xuất khẩu mục tiêu Kể từ giai đoạn này, IPLC kéo dài hơn và mang lại hiệu quả kinh doanh cao hơn so với NPLC Quy mô sản xuất mở rộng, chi phí sản xuất giảm và lợi nhuận tăng cao Thị trường mục tiêu trong giai đoạn này của Mỹ là các nước phát triển tương đồng với Mỹ về kinh tế- văn hóa- xã hội, đặc biệt là các nước nói tiếng Anh như Úc, Canada, Anh…Lượng xuất khẩu tới khu vực này chiếm hơn một nửa tổng lượng xuất khẩu của Mỹ trong giai đoạn này Xuất khẩu ngày càng mở rộng hơn, sang các nước khác như Đức, Ý, Pháp Nhật và hầu hết các nước phát triển khác

3 Giai đoạn 3: Giai đoạn chín muồi

- Sự giảm xuất khẩu ở nước đổi mới

- Sản phẩm được tiêu chuẩn hóa nhiều hơn

- Sử dụng nhiều vốn hơn

- Cạnh tranh về giá gia tăng

- Bắt đầu sản xuất ở những nước đang phát triển

Trang 5

Bước thứ năm bao gồm kiểm nghiểm sản phẩm về mặt marketing để biết marketing tiềm năng và chiến lược marketing mix tối ưu

Cuối cùng, nếu mọi việc đều diễn ra tốt đẹp thì công ty cần sẵn sàng để thương mại hoá sản phẩm với quy mô lớn bằng cách hoàn thành sản xuất và marketing trên diện rộng

Cùng với sự gia tăng cầu ở các thị trường mục tiêu, xuất khẩu của Mỹ tăng với tốc độ tối

đa, tiến nhanh tới điểm bão hòa và ổn định ở mức đó một thời gian, chi phí sản xuất giảm tới mức thấp nhất Trong giai đoạn này, các nước nhập khẩu phát triển, do cũng có ưu thế về vốn

và quản lý, cũng như vì mục tiêu lợi nhuận, bắt đầu tiến hành sản xuất sản phẩm mới để một phần thay thế nhập khẩu Lẽ tất nhiên là sẽ có một dòng nhập khẩu công nghệ từ Mỹ sang nhóm nước nhập khẩu phát triển này Sản xuất tại các nước này sẽ theo 3 hình thức phổ biến là: cấp giấy phép, liên doanh và sao chép sản phẩm, trong đó 2 hình thức đầu là phổ biến hơn cả Chính phủ của họ cũng sẽ tìm cách hạn chế nhập khẩu, thúc đẩy sản xuất nội địa bằng cách đưa

ra hạn ngạch nhập khẩu hay đánh thuế nhập khẩu cao…

Đến cuối cuối giai đoạn này, Mỹ tiến hành xuất khẩu sản phẩm mới sang nhóm nước đang phát triển Mức chi tiêu đầu người tại các nước này tuy thấp, nhưng với dân số đông, gấp gần 5 lần tổng dân số nhóm nước phát triển, thì tổng cầu tiềm năng tại đây là không nhỏ Như vậy, cuối giai đoạn này, Mỹ thâm nhập thị trường toàn cầu, đồng thời lượng xuất khẩu của Mỹ vào nhóm nước phát triển đạt bão hòa

4 Giai đoạn 4: Giai đoạn suy thoái

- Tập trung sản xuất ở những nước đang phát triển

- Nước đổi mới là nước thuần nhập khẩu

Lý thuyết chu kỳ sống của sản phẩm được mở rộng thêm bằng lý thuyết về sự phát triển của thị trường, lý thuyết này khẳng định rằng: Những thị trường mới xuất hiện một sản phẩm

được tạo ra nhằm thoả mãn nhu cầu chưa được đáp ứng Người đổi mới thường thiết kế một sản phẩm cho thị trường đại chúng Các đối thủ cạnh tranh xâm nhập thị trường tương tự làm cho thị trường phát triển Nhịp độ phát triển cuối cùng sẽ chậm lại và thị trường bước vào giai đoạn sung mãn Thị trường bị phân chia càng nhỏ cho tới khi một công ty nào đó tung ra một thuộc tính mới có tác dụng to lớn hơn hợp nhất thị trường lại thành một số ít khúc thị trường hơn, nhưng lớn hơn Giai đoạn này không kéo dài được lâu, bởi vì các đối thủ cạnh tranh sẽ sao chép các thuộc tính mới có tác dụng to lớn kéo dài được lâu hơn Cứ như vậy diễn ra sự luân phiên nhau giữa các quá trình hợp nhất thị trường do đổi mới và quá trình phân chia thị trường do cạnh tranh và những công nghệ mới tốt hơn Các công ty phải cố gắng dự đoán được những thuộc tính mà thị trường mong muốn, lợi nhuận sẽ dồn vào những người nào sớm tung ra nhũng lợi ích mới và có giá trị Việc tìm kiếm những thuộc tính mới có thể dựa trên cơ sở thăm

dò khách hàng, trực giác, lập luận biện chúng hay lập luận về thứ bậc của nhu cầu Marketing thành công đòi hỏi phải hình dung được một cách sáng tạo tiềm năng phát triển của thị trường

Trang 6

Việc sản xuất sản phẩm mới được tiến hành ngay cả tại các nước đang phát triển, trước tiên

là nhóm nước có nền công nghiệp chuyển đổi NICs Cũng sẽ có một dòng xuất khẩu công nghệ thứ 2 từ Mỹ sang những nhóm nước này Trong khi đó, đối với các nước nhập khẩu phát triển ban đầu, sau khi cầu nội địa của họ đã bão hòa và cung thì tăng nhanh, họ tiến hành xuất khẩu sang các nước đang phát triển, cạnh tranh với Mỹ, thậm chí họ còn xuất khẩu ngược lại vào thị trường nội địa của Mỹ Trong giai đoạn này, xuất khẩu của Mỹ giảm rõ rệt, điều này dẫn đến quy mô sản xuất của họ bị thu hẹp và giá thành sản phẩm tăng lên Cùng với đó, việc tham gia sản xuất của các nước đang phát triển cũng là nguyên nhân làm chi phí sản xuất bình quân trên thế giới tăng

Mỹ không còn xuất khẩu nữa, vì các cả nhóm nước phát triển và nhóm nước đang phát triển đã đủ khả năng sản xuất để phục vụ cầu trong nước của họ Ngay cả nhóm nước đang phát triển, họ còn đủ sức xuất khẩu ngược lại, không chỉ nội bộ trong nhóm nước đang phát triển,

mà ngay cả nhóm nước phát triển và Mỹ Một sự cạnh tranh gay gắt sẽ diễn ra giữa nhóm nước ĐPT và nhóm nước phát triển ngoài Mỹ Trong khi đó, Mỹ sẽ từ bỏ sớm sản phẩm mới này để chuyển sang sản phẩm mới khác nhằm thu lợi nhuận cao nhất Đó là tư tưởng chủ đạo của họ trong chiến lược kinh doanh quốc tế do có lợi thế về công nghệ, tài chính và quản lý Lẽ tất nhiên, Mỹ sẽ tiến hành nhập khẩu trở lại sản phẩm mới trước đây, vì cầu trong nước vẫn còn trong khi cung đã giảm mạnh đến mức 0

Vòng đời sản phẩm là lý thuyết nổi tiếng được biết đến trong Marketing Nhưng trong Marketing quốc tế, lý thuyết vòng đời quốc tế của sản phẩm (IPLC) chưa được biết đến nhiều

Lý thuyết này đã được xây dựng và xác nhận bởi các nhà kinh tế để giải thích cho thương mại quốc tế trong phạm vi lý thuyết lợi thế tương đối ,nó đã được đúc kết khá ngắn gọn bởi một số nhà kinh tế và nhà marketing quốc tế và một số tờ báo marketing

Tính hiệu lực của IPLC

Một vài sản phẩm phải tuân theo những đặc thù được miêu tả bởi IPLC Quá trình sản xuất chất bán dẫn đã bắt đầu ở Mỹ trước khi lan truyền đến Anh., Pháp , Tây Đức, và Nhật Bản Hiện nay, điều kiện sản xuất thuận lợi đã được hình thành ở Hồng Kông, Đài loan, cũng như các nước Đông Nam á khác Cũng như vậy, xưa kia, Mỹ đã từng là nước xuất khẩu máy chữ.và máy đếm tiền Nhưng thời gian trôi qua, giờ đây, những chiếc máy đơn giản này ( vd máy chữ) lại được nhập khẩu, trong khi các doanh nghiệp của Mỹ chỉ xuất khẩu các kiểu máy điện tử tinh

vi Một số sản phẩm khác đã trải qua một vòng đời sản phẩm quốc tế hoàn chỉnh là: sợi tổng hợp, sản phẩm hoá dầu, da thuộc, sản phẩm cao su, và giấy Ngành điện tử, một ngành đóng góp tích cực cho cán cân thương mại của Mỹ trong một thời gian dài, đã tụt dốc lần đầu tiên vào năm 1984 với khoản thâm hụt nghiêm trọng là 56,8 tỉ USD Một việc tương tự cũng xảy ra

Trang 7

cùng thời điểm đó đối với các thiết bị thông tin, do sự xuất hiện của chất bán dẫn vào năm 1982

Lý thuyết IPLC đã đưa ra một vài cách giải thích hợp lý đối với trường hợp của Mỹ, Nhật Bản, và Anh, Tây Đức Lý thuyết này dự đoán, những sản phẩm không phổ dụng với tiềm năng phát triển cao thường có sự tăng lên trong lượng xuất khẩu, trong khi những sản phẩm ở giai đoạn bão hoà trong vòng đời của mình và đã trở nên phổ dụng lại có xu hướng đối mặt với sự cạnh tranh do nhập khẩu Lý thuyết IPLC này có thể không áp dụng được cho tất cả các loại hàng hoá- kinh nghiệm cho thấy, đôi khi, theo cách dự đoán này, hàng hoá không tuân theo quy luật

Lý thuyết IPLC có thể thích hợp hơn với những sản phẩm áp dụng một công nghệ mới Những sản phẩm mới này có thể mang lại những tiện ích thực tế hơn là giá trị thẩm mỹ Hơn thế nữa, những sản phẩm này có thể thoả mãn những nhu cầu cơ bản , những nhu cầu chung phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới Lấy một ví dụ, người giặt quần áo thuê sẽ phù hợp với lý thuyết này hơn là người phơi khô Máy rửa bát đĩa không hữu dụng cho những nước có nguồn lao động nhiều và rẻ, và lý luận trong lý thuyết IPLC sẽ hầu như không xảy ra

Một sản phẩm mới được phát minh đầu tiên ở một nước có nền công nghệ

h àn g đ ầu v í d ụ nh ư M ỹ , h ọ s ả n x uấ t sả n ph ẩ m nà y b a n đ ầu đ ể p h ụ c v ụ c h o

t h ị trường nội địa và sau đó xuất khẩu sang các nươc khác, họ là những người xuất khẩu ròng sản phẩm Ở giai đoạn sản phẩm trưởng thành và được tiêu chuẩn hóathì sản phẩm đã được sản xuất rộng rãi ở nhiều nước khác và sự cạnh tranh ngàycàng cao hơn với công nghệ sản xuất sản phẩm đã được lan truyền và mô phỏng rộng rãi ở nhiều nước, lượng xuất khẩu ròng của nước phát minh sản phẩm sẽ ngày càng giảm Cuối cùng, việc sản xuất sản phẩm sẽ được diễn ra ở các nước đang phát triển và xuất khẩu ngược trở lại các nước phát triển và nước đã phát minh ra sản phẩm (thông qua quá trình đầu tư trực tiếp của các nước phát triển vào cácnước đang phát triển), nước phát minh ra sản phẩm cũng như các nước phát triểnkhác trở thành những nước nhập khẩu ròng sản phẩm này

Trang 8

Vernon và Hirsch lập luận rằng các nhân tố cần thiết cho việc sản xuất một hàng hóa, sản phẩm sẽ thay đổi theo vòng đời của sản phẩm đó Việc phát minh một sản phẩm mới là một công việc tốn kém và nhiều rủi ro, cần những công nhân có trình độ chuyên môn cao và có lẽ chỉ có những người có thu nhập cao mới cókhả năng tiêu thụ nên việc sản xuất sản phẩm trong giai đoạn đầu tập trung tại các nước giàu có, phát triển Khi bản thân sản phẩm và qui trình sản xuất dần được chuẩn hóa, cũng như khi thời hạn của các bằng phát minh sáng chế đã hết hiệu lựcthì các nước khác cũng bắt đầu gia nhập thị trường nếu họ có lợi thế trong việc sảnxuất sản phẩm này so với nước sản xuất đầu tiên, ví dụ về mặt chi phí sản xuấtchẳng hạn Khi công nghệ sản xuất đã được hoàn toàn chuẩn hóa và có thể sử dụng lao động phổ thông thì chúng ta có thể trông đợi vào việc địa điểm sản xuất sẽđược chuyển sang các nước đang phát triển là những nước có lợi thế về nguồn nhân công rẻ, dồi dào

Chúng ta có thể khái quát lại nội dung của lý thuyết IPLC bằng mô hình sau:

Trình tự các bước xuất khẩu sản phẩm trong lý thuyết IPLC

II Ý nghĩa chu kỳ sống sản phẩm quốc tế :

- Dự đóan những sản phẩm không phổ dụng với tiềm năng phát triển cao thường có sự tăng lên trong lượng xuất khẩu, trong khi những sản phẩm ở giai đoạn bão hòa trong vòng đời của mình có xu hướng đối mặt với sự cạnh tranh do nhập khẩu

- Xác định được chu kỳ sống của sản phẩm ở từng thời kỳ tại mỗi quốc gia khác nhau

- Xây dựng, điều chỉnh chiến lược phù hợp cho từng thời kỳ tại mỗi quốc gia

- Xác định giá bán cho sản phẩm ở mỗi quốc gia

- Biết được giai đoạn nào cuối của sản phẩm ở quốc gia nào

- Tập trung nghiên cứu phát triển sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ tại mỗi quốc gia khác nhau

6

Mỹ

Các nước đang phát triển

Các nước phát triển khác

1

4 3 5

2

Trang 9

- Lý thuyết IPLC có thể thích hợp hơn với những sản phẩm áp dụng một công nghệ mới những sản phẩm này có thể mang lại những tiện ích thực tế hơn là giá trị thẩm mỹ

B VÒNG ĐỜI SẢN PHẨM XE Ô TÔ FORD

I Sơ lược về ngành sản xuất ô tô tại Việt Nam:

- Cho đến nay ở Việt Nam đã có 11 liên doanh sản xuất ôtô được cấp giấy phép với tổng vốn đầu tư trên 875 triệu USD, vốn cố định 400 triệu USD, trong đó vốn thực hiện giai đoạn đầu là 270 triệu USD với công suất thiết kế 185.000 xe/năm, sản xuất 28 kiểu xe

- Đối tác nước ngoài của các dự án liên doanh ôtô chủ yếu là các nhà công nghệ gốc của

Mỹ, Nhật, Tây Âu, công nghệ lắp ráp (hiện chỉ có lắp ráp) ở trình độ tiên tiến của thế giới

II Lịch sử công ty Ford Motor:

- Ford Motor do Henry Ford sáng lập vào năm 1903 tại Mỹ

- Khởi đầu với dòng xe A và sau đó là các dòng xe với những cái tên đặc thù trong bảng chữ cái Alphapet

- Mua lại công ty ô tô Lincoln vào năm 1925

- Loại xe nổi tiếng nhất của Ford trong loạt xe này là dòng xe loại T được sản xuất từ năm

1908 đến năm 1927

- Năm 1979, Ford Motor nắm giữ 25% cổ phần của nhà sản xuất ô tô Nhật Bản qua thương hiệu Mazda- Ford

- Mua lại phân nhánh sản xuất xe con của Volvo vào năm 1999 và Land Rover vào năm 2000

- Công ty Ford Việt nam thuộc tập đoàn ô tô Ford được thành lập năm 1995

- Năm 2004, Ford Việt nam đã vươn lên vị trí thứ 2 trên thị trường với 14% thị phần Chúng ta tiến hành xem xét sản phẩm :

Xe ô tô Ford Escape ( Tiêu chuẩn Euro 2 )

Theo giới chuyên môn, hiện nay hãng Ford sẽ phải “đau đầu” nhiều trong tương lai gần vì

Mỹ và châu Âu sẽ còn tiếp tục tăng các tiêu chuẩn khí thải Vì dòng xe này đều sử dụng động

cơ V-6 có khả năng gây ô nhiễm cao, khiến việc đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải mới đòi hỏi đầu tư lớn về công nghệ và thiết kế vì vậy để giải quyết vấn đề “đau đầu” trên nhà sản xuất đã tiến hành cho lắp xe ở các nước đang phát triển, cụ thể là Việt Nam là những nơi mà yêu cầu về các tiêu chuẩn khí thải ở nước sở tại qui định còn thấp

III Vòng đời sản phẩm xe ô tô Ford Escape ( tiêu chuẩn Euro 2):

Trang 10

Ngày nay xu thế toàn cầu hóa mãnh mẽ đã khiến cho thị trường tiêu thụ sản phẩm trở nên khắc nghiệt Như chúng ta thấy trong phần vòng đời sản phẩm quốc tế thì xuất khẩu là xu hướng tất yếu của thị trường, vì vậy các nhà sản xuất không chỉ phải cạnh tranh với các đối thủ nội địa mà còn phải chịu sức ép rất lớn từ các doanh nghiệp nước ngoài Bài toán cạnh tranh luôn đặt các nhà sản xuất đứng trước khó khăn để lựa chọn những phương án sản xuất tối ưu nhất sao cho:

- Rút ngắn thời gian thiết kế và chế tạo sản phẩm

- Ổn định và nâng cao chất lượng

- Chú trọng tính thẩm mỹ

- Hạn chế chi phí sản xuất

- Giá thành rẻ

Từ đây có thể nhận thấy, đổi mới và áp dụng các công nghệ để phát triển sản phẩm xe là một trong những giải pháp tối ưu

Vòng đời sản phẩm xe ôtô cũng giống vòng đời sản phẩm quốc tế Tuy nhiên, nó diễn ra nhanh hơn, các công nghệ lỗi thời với chu kỳ ngày càng ngắn Đặc biệt, ngày nay do quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ và sự bành trướng của các tập đoàn đa quốc gia nên một sản phẩm như xe ô tô nhanh chóng xuất hiện trên thị trường thế giới Việc sản xuất sản phẩm để xuất khẩu sang nước phát minh được diễn ra nhanh hơn, tuy nhiên các nước phát minh vẫn là nước nắm trong tay các công nghệ xe ôtô quan trọng

Hiện nay, vòng đời của sản phẩm xe ôtô khỏang chỉ 1 – 2 năm Đây là một yếu tố quan

trọng để các công ty xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý, đặc biệt là trong khâu xây dựng thương hiệu

 Giai đoạn 1 ( Pha 1)

- Hãng Ford đưa ra dòng xe Ford Escape với mẫu mã đẹp với nhiều đổi mới nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng

- Sản phẩm xe Ford Escape đã được xuất khẩu qua các nước Châu Âu và Châu Mỹ

- Việc đưa ra dòng xe Ford Escape bước đầu thành công, được thị trường chấp nhận

- Sự đổi mới trong công nghệ, mẫu mã dẫn đến việc sản xuất, bán hàng trong cùng một nước diễn ra thuận lợi

 Giai đoạn 2 ( Pha 2)

- Gia tăng xuất khẩu xe Ford Escape đến các nước phát triển

Bắt đầu đưa ra thị trường các loại xe có cùng tính năng như : Toyota Zace, Misubisi Zolie, Isuzu Hiace…

Ngày đăng: 11/12/2017, 22:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w